Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Cố đô Huế - Còn mãi với thời gian


EVC
EVC
EVC
EVC
Được đặt làm Kinh đô nước Việt Nam từ năm 1802, Huế không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm văn hóa và tôn giáo dưới triều Nguyễn, cho đến năm 1945.
Sông Hương lặng lờ uốn khúc qua lòng thành phố, Cổ Thành, Tử Cấm Thành, Đại Nội, mang lại cho Huế cảnh núi sông trác tuyệt. Cổ Thành Huế được ghi nhận vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO năm 1993.
EVC
EVC

EVC
EVC

EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
EVC
Chùa Thiên Mụ được xây dựng tại nơi mà, theo truyền thuyết, một vị tiên nương quần lục áo đỏ đêm đêm đã xuất hiện và nói với dân chúng: "Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh. " Khi chúa Nguyễn Hoàng nghe được điều ấy, bèn cho xây chùa và đặt tên là chùa Thiên Mụ. Chùa xây năm 1601. Đến 1884 vua Thiệu Trị cho xây thêm tháp bát giác bảy tầng gọi là Tháp Từ Nhân, sau đổi thành Phước Duyên. Từ đó đến nay chùa thường được sửa sang và xây dựng thêm. Chùa Thiên Mụ là nơi được tôn kính nhất ở Huế.
EVC
Hổ Quyền còn đọc là Hổ Khuyên tọa lạc tại địa phận thôn Trường Đá, xã Thủy Biều, thành phố Huế; được xây dựng năm Minh Mạng thứ 11 (1830), là một chuồng nuôi hổ và là một đấu trường độc đáo. Dưới triều Nguyễn đây là đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ nhằm tế thần trong ngày hội và phục vụ nhu cầu giải trí tiêu khiển cho vua, quan lại và người dân.
EVC
Điện Voi Ré nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía Tây-Nam, cách Hổ Quyền khoảng 400m, trên địa phận thôn Trường Đá thuộc xã Thủy Biều, thành phố Huế. Tương truyền, dưới thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, nhân dân địa phương đã làm lễ an táng, xây mộ cho một con voi của một dũng tướng chết trận, gọi là mộ Voi Ré. Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho xây dựng bên cạnh mộ con voi một ngôi điện thờ với tên gọi là Long Châu Miếu để thờ các vị thần bảo vệ và miếu thờ bốn con voi dũng cảm nhất trong chiến trận của triều Nguyễn. Từ truyền thuyết và sự kiện lịch sử như vậy, dân gian quen gọi ngôi miếu này là điện Voi Ré.
EVC
Cầu dài 403 m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, do Pháp xây dựng năm 1905 tại vị trí cầu Thành Thái cũ (cầu gỗ xây dựng 1897-1899, bị đổ năm 1904), lúc đầu cầu mang tên cầu Clemenceau. Năm 1945 chính phủ Trần Trọng Kim đổi tên là cầu Nguyễn Hoàng. Tuy nhiên nhân dân vẫn gọi là cầu Trường Tiền, do cầu nằm cạnh xưởng đúc tiền cũ sát bờ sông Hương.
EVC
EVC
Hồ Sen Tịnh Tâm .
EVC
Người Yêu Huế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.