Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Đâu là nơi duy nhất người Việt Nam không bị khinh?

Nhân đọc bài viết của một người Nhật nhận xét về người Trung Quốc mà phần bình luận đăng trên Bauxite Việt Nam có liên hệ với đặc tính của người Việt Nam hiện nay, tôi muốn góp nhặt mấy mẩu chuyện tai nghe mắt thấy sau đây.


Năm 2006, một công ty của người gốc Việt ở Mỹ thuê tôi về Việt Nam làm một nghiên cứu cho một dự án đầu tư kinh tế. Vài người quen đưa tôi đi làm việc với chính quyền một vài tỉnh để tìm hiểu các kế hoạch kinh tế của địa phương. Đi đến đâu, tôi cũng nhận được một lời khuyên tương tự là, tôi nên đưa theo một người Mỹ trắng, dù người đó là một nhân viên bảo vệ hay là một lao công cho công ty tôi ở Mỹ, miễn sao người đó nói "xí bô xí ba" gì đó, rồi tôi dịch ra tiếng Việt, thì tôi mới được tiếp đón nồng hậu và nhiệt tình!

Trở lại thành phố Sài Gòn, gặp một cậu "Việt kiều" 26 tuổi, sinh ở Mỹ, tốt nghiệp Cao học Anh ngữ tại Đại học Los Angeles (UCLA). Với nguyện vọng tha thiết được làm việc tại Việt Nam, cậu xin vào dạy tại một trung tâm Anh ngữ trực thuộc một trường Đại học lớn của Việt Nam. Ở đây, người ta trả lương theo giờ cho cậu ít hơn ba lần so với mấy người Tây ba lô. Họ nói, cho dù anh có trình độ và khả năng hơn hẳn mấy người Tây đó, nhưng vì anh là người "gốc Việt" nên không có... giá cao!

Bản thân tôi, trong một lần trú tại một khách sạn của công ty Du lịch Tp Hồ Chí Minh, có hôm tôi gọi tiếp tân yêu cầu cử người giúp sửa đường dây internet, gọi đến lần thư ba vẫn chỉ hứa hẹn. Sau đó, khi tôi gọi và nói chuyện bằng tiếng Anh, thì cô tiếp tân rối rít "Yes, sir" và vài phút sau, một nhân viên xuất hiện! Tương tự, vài lần đi máy bay Vietnam Airlines từ Đài Loan về Việt Nam, tôi đã rút được kinh nghiệm là phải sử dụng tiếng Anh nếu muốn được phục vụ tốt và lịch sự!

Hết biết! Người Việt tự kỳ thị nhau và bị kỳ thị ngay chính ở Việt Nam!

Thế còn người nước ngoài, họ nghĩ gì về Việt Nam?

Một người tôi quen, là cán bộ lãnh đạo của một cơ quan văn hóa thành phố Hồ Chí Minh. Trong một bữa "nhậu," ông ấy vừa nhai ngồm ngoàm cái đùi ếch, vừa thuyết trình với anh bạn người Mỹ bên cạnh tôi (tất nhiên tôi là thông dịch viên bất đắc dĩ), rằng Việt Nam tuy còn nghèo nhưng nhờ có độc lập nên giữ được phẩm giá. Ông lấy ví dụ, vừa rồi, trong một chuyến du lịch ở Mỹ, trong lúc ông bị lạc khi tham quan Hollywood, ông đã được hai viên cảnh sát Mỹ "hết sức lể phép, trân trọng, và nhiệt tình" giúp ông tìm đường. Họ luôn gọi ông bằng "sir," tức là "ngài." Ông kết luận, vì họ biết ông là cán bộ của Việt Nam, nên họ đã đối xử với ông một cách trọng thị như vậy!

Anh chàng Mỹ ngồi bên cạnh tôi tròn mắt và... không nói gì cả!

Nghe ông cán bộ này nói, tôi nhớ lại ba câu chuyện:

Năm 2005, tôi đưa cậu con trai 4 tuổi, trên đường về thăm Việt Nam, ghé lại tham quan và nghỉ ngơi ở Nhật ba ngày. Chúng tôi trú tại một khách sạn ở Tokyo. Thấy hai cha con chúng tôi trao đổi qua lại bằng tiếng Anh, hầu như tất cả nhân viên làm việc ở đây đều cư xử với chúng tôi một cách hết sức thân tình và trân trọng. Họ nghĩ chúng tôi là người Mỹ gốc Nhật. Thế nhưng, khi nghe tôi cải chính lại là người Việt Nam, thì thái độ họ thay đổi hẳn!

Một anh bạn tôi là một nhà giáo và một nhà báo nghiệp dư ở vùng Vịnh San Francisco kể rằng: Trong chuyến đi du lịch vùng Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc, Nga... anh luôn gặp rắc rối vì cái hộ chiếu Việt Nam của vợ anh. Lúc nào vào ra cửa khẩu của các nước này, thì cả đoàn du lịch 20 người có passport Mỹ đều cho qua một cách thoải mái, chỉ duy nhất vợ anh với hộ chiếu Việt Nam là bị tách ra vào phòng riêng xét hỏi. Lần nào anh cũng phải viết giấy bảo lãnh! Mà mấy nước này vốn là "anh em xã hội chủ nghĩa" của Việt Nam mấy năm trước đây!

Chuyện thứ ba, trong một lần du lịch tại Jakarta, Indonesia, tôi đi với một người bạn địa phương vào một câu lạc bộ khiêu vũ (dancing). Mấy cô vũ nữ nghe tôi nói chuyện bằng tiếng Anh thì vồ vập và tò ra rất tình cảm. Thế nhưng, khi nghe tôi nói là "người Việt Nam", thì mấy cô dần dần lảng ra! Trời, ngay cả mấy cô... bán hoa mà cũng... đối với người Việt Nam như vậy!

Tôi định kể cho ông bạn cán bộ nghe ba câu chuyện này, nhưng lại thôi vì e là ông cũng không hiểu, và nếu hiểu ra thì không khéo ông lại qui cho tôi tội "theo đuôi đế quốc, xúc phạm dân tộc" thì mệt lắm!

Còn người Việt Nam xem người ngoại quốc thế nào?

Vợ chồng người bạn khác của tôi tại Hà Nội đều là "trí thức", thuộc gia đình quyền thế và khá giả tham vấn tôi về kế hoạch mở một trường Mẫu giáo cao cấp, trong đó có qui định là chỉ nhận con em của người nước ngoài da trắng. Tôi hỏi lại vài lần chữ "da trắng" và xin được giải thích thêm. Họ nói rằng, ở Việt Nam đã có hai trường như vậy và đã tồn tại nhiều năm (?!), nói rõ là chỉ nhận học sinh người "da trắng." Người ngoại quốc mà da màu cũng không được, thậm chí ngay cả con cái cán bộ Việt Nam cao cấp hoặc đại gia cũng không được nhận. Vợ chồng anh bạn này khẳng định, tiền bạc chỉ là một vấn đề nhỏ, điều anh chị muốn là thể hiện "đẳng cấp" của anh chị, và của cơ sở do anh chị thành lập!

Tôi sống ở Mỹ, một đất nước do người da trắng thành lập và xây dựng nên, thế nhưng trên cả nước Mỹ, không nơi nào có một trường học với qui định như vậy cả! Nếu ai đó ở Mỹ mà có cái ý tưởng như vậy, thì có lẽ trước khi bị lôi ra tòa án cho phá sản, chắc chắn là sẽ bị dư luận ném xuống loại "đẳng cấp" man rợ! Tôi không biết thật sự ở Việt Nam đang có kiểu trường "quốc tế" như vậy không, nhưng chỉ riêng thái độ tận tụy phục vụ người "da trắng" của hai vị trí thức trẻ và quyền lực Hà Nội cũng đủ để nhận ra một thế hệ "quí tộc" Việt vô cùng... quái đản!

Kề lại những câu chuyện này, một người bạn của tôi nói rằng, trên thế giới hiện nay chỉ có duy nhất một nơi mà người Việt Nam không bị khinh rẻ, đó là nước Mỹ!

Thật mỉa mai, nhưng đó là sự thật! Tôi sống ở Việt Nam 30 năm, 15 năm ở Mỹ, và đi đây đó khoảng chục nước, tôi công nhận điều anh bạn này nói. Ít ra, đây cũng là điều an ủi cho những kẻ "tha hương" – người Việt ở Mỹ như chúng tôi. Và đó cũng là lý do, mà tôi đã bỏ ý định trở lại quê hương Việt Nam sau khi học hành xong ở Mỹ, như kế hoạch của tôi ngày ra đi!
Khánh Hưng
Source Internet.

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Suy gẫm …



Description: Description: cid:1.3212093247@web193302.mail.sg3.yahoo.com
 Description: Description:                                             cid:2.3212093247@web193302.mail.sg3.yahoo.com


 Description: Description:                                            

 cid:5.3212093247@web193302.mail.sg3.yahoo.com




Description: Description:                                             cid:11.3212093247@web193302.mail.sg3.yaho                                             o.com


Description: Description: cid:17.3212093247@web193302.mail.sg3.yahoo.com


Description: Description: cid:20.3212093247@web193302.mail.sg3.yahoo.com

 

Description: Description: cid:21.3212093247@web193302.mail.sg3.yahoo.com


 

Description: Description: cid:23.3212093247@web193302.mail.sg3.yahoo.com


 

Description: Description:

 http://a2.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash3/528403_388014394550236_134179156600429_1419662_2117579554_n.jpg

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

4 nghiêm cấm cần nhớ khi uống thuốc

1. Thuốc kháng sinh khắc với sữa bò, nước hoa quả
Có nhiều bạn hay có thói quen uống thuốc kháng sinh (các loại như terramycin, tetracyline, penicillin…vv ) kèm với sữa bò cho đỡ đắng, hoặc trong khoảng thời gian ngắn trước và sau khi uống thuốc mà bạn uống sữa thì thật không tốt chút nào. Vì khi đó sữa bò sẽ hình thành chất hỗn hợp làm giảm sự hấp thụ của thuốc, hạ thấp hiệu quả, tác dụng của thuốc, thậm chí có thể làm cho thuốc mất hoàn toàn tác dụng.

4 nghiêm cấm cần nhớ khi uống thuốc
Bạn cũng không nên uống nước hoa quả, ăn hoa quả trước hoặc sau khi uống thuốc kháng sinh vì trong hoa quả chứa nhiều chất chua làm tăng nhanh sự dung giải của thuốc kháng sinh. Không chỉ làm giảm hiệu quả của thuốc mà chúng còn có thể sinh ra những chất trung gian có hại. Trong đó, có một số loại thuốc kháng sinh quá nhạy cảm, phản ứng đặc biệt là đối với cam, quýt, bưởi làm cho tâm luật thất thường, thậm chí làm cho tâm thất rung lên có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Thế khi sử dụng thuốc kháng sinh, bạn muốn dùng hoa quả hoặc sữa bò thì hãy dùng ít nhất là trước hoặc 2h nhé.
2. Vitamin C, B, B6 khắc với gì?
Your browser may not support display of this image.Trước và sau khi uống Vitamin C khoảng 2 giờ, bạn không nên ăn tôm, gan lợn vì những món này chứa nhiều chất đồng sẽ làm oxy hóa Vitamin C làm cho nó mất hiệu lực. Đồng thời, trong tôm có thành phần arsonium 5 làm cho vitamin C phản ứng trở thành arsonium 3 có chất độc.
Khi uống Vitamin B hỗn hợp kiêng uống với trà, vì trong trà có chất tanin làm cho Vitamin B phản ứng mà mất đi hiệu lực của thuốc.
Trong Vitamin B6 có 3 chất là piridoxol, piridoxal, pirodoxamine. Ba chất này đều dễ bị trực tràng vị hấp thụ. Sau khi hấp thụ piridoxal, piridoxamine chuyển hóa thành piridixol, cả ba cùng chuyến hóa lẫn nhau. Về sau, do tác dụng của axit baric mà sinh thành vật hóa hợp. Vì cà, bí ngô, củ cải ...chứa nhiều boric, khi ăn những chất này vào bụng mà gặp Vitamin B6 thì sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu B6, làm giảm hiệu quả của thuốc.
4 nghiêm cấm cần nhớ khi uống thuốc
3. Vừa uống thuốc Đông y vừa dùng đường
Một số bạn thường cho nhiều đường vào thuốc Đông y vì sợ đắng. Thực ra, uống thuốc Đông y không được lạm dụng đường, vì đường có thể ức chế một số hiệu quả của thuốc, làm đảo lộn việc hấp thu chất khoáng và sinh tố trong cơ thể.

Một số thuốc loại thuốc dựa vào vị đắng để kích thích tuyến tiêu hóa, thúc đẩy dịch tiêu hóa phân tiết mà đạt được mục đích điều trị. Ngoài ra, thành phần hóa học của Đông dược rất phức tạp, trong đó chất protein, chất tanin, đặc biệt là chất sắt, chất calci. Chất đường đỏ có nhiều tạp chất có thể gây phản ứng hóa học, khiến một số thành phần trong thuốc đông cứng lại, lắng xuống, biến chất.

Như vậy, uống thuốc Đông y cho đường không chỉ ảnh hưởng tới hiệu lực của thuốc mà còn có thể nguy hại đến sức khỏe.
4. Dùng chung thuốc Tây và thuốc Đông y
Your browser may not support display of this image.Theo đà phát triển của y học, việc sử dụng hỗn hợp thuốc Đông – Tây để chữa bệnh ngày một phổ biến và đã thu được hiệu quả điều trị. Điều này khiến nhiều bạn tự ý kết hợp mà không hỏi ý kiến của thầy thuốc, vì cho rằng thuốc Đông y rất lành.

Tuy nhiên, các nhà chuyên môn phát hiện, có một số thuốc Đông y, Tây y dùng chung sẽ sinh ra tác dụng phụ rất lớn, nếu nghiêm trọng có thể dẫn tới mất mạng. Vì vậy, khi bạn muốn dùng thuốc Đông – Tây kết hợp thì cần tuân theo lời chỉ dẫn của thầy thuốc, không nên dùng tùy tiện, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Source Internet.

Quái chiêu ngoại tình của các cô vợ Samurai

Hi!Hai đọc & minh họa

Dù làm vợ các võ sĩ đạo với quan niệm trinh tiết tột cùng hà khắc, nhiều phụ nữ Nhật vẫn có đủ trăm phương ngàn kế để… ngoại tình.

Cho đến tận ngày nay, khi nhắc tới Nhật Bản, người ta luôn ấn tượng bởi sự nghiêm khắc. Ấy thế nhưng từ mấy trăm năm trước, ở thời đại mà tinh thần võ sỹ đạo được coi là tối thượng, quan niệm trinh tiết đã đi đến điểm tột cùng về sự hà khắc thì những người phụ nữ Nhật vẫn có đủ trăm phương ngàn kế để… ngoại tình.

               http://www.yeudulich.vn/userfiles/7-2012/27-07/Huy%E1%BB%81n%20tho%E1%BA%A1i%20Samurai%20x%E1%BB%A9%20s%E1%BB%9F%20hoa%20anh%20%C4%91%C3%A0o/3.jpg
Số phận hẩm hiu của những cô vợ Samurai
Vào thời kỳ phát triển và thống trị của tầng lớp Samurai, quan niệm về trinh tiết của phụ nữ ngày một khắt khe. Với đàn ông, ngoại tình là cách đưa những thứ ô uế ra khỏi cơ thể. Nhưng nếu người vợ ngoại tình thì chỉ là “tiếp nhận” những thứ bẩn thỉu.
Do vậy, vợ có tình nhân là điều không thể chấp nhận đối với những người đàn ông Nhật luôn sùng thượng sự cao quý và lòng trung thành. Hơn nữa, bằng những kinh nghiệm của bản thân, họ biết rằng một người đàn ông khi ngoại tình thì có thể không có tình yêu. Tuy nhiên, phụ nữ khi đã trao thân thể mình cho người đàn ông khác thì chắc chắn phải rất yêu kẻ đó. Vì thế, đàn ông Nhật Bản thời xưa cho rằng, một khi vợ đã ngoại tình thì cả tinh thần lẫn thể xác cô ta không còn thuộc về mình nữa.

Chính vì thế, ngoài những cuộc chiến tranh giành quyền lực thì việc nghĩ kế ngăn chặn sự lăng nhăng của những kẻ dưới trướng với vợ mình là công việc không thể coi nhẹ của những tướng quân và samurai.
Trong số các tầng lớp đàn ông trong xã hội Nhật thì samurai là những kẻ có ham muốn chiếm hữu lớn nhất. Họ chính là những người đầu tiên trong xã hội tạo ra mẫu gia đình gia trưởng phụ quyền. Dưới thời kỳ Edo (từ năm 1603 đến năm 1868) một cuốn sách gồm 100 điều về luật gia đình có quy định rất rõ rằng, những người vợ mắc tội thông dâm sẽ bị xử tử, kẻ gian phu cũng phải chịu tội chết. Trong trường hợp này, các samurai có quyền giết chết người vợ và tình địch ngay tại hiện trường, không cần xét hỏi.
Quy định hà khắc như vậy là để răn đe người vợ, đảm bảo sự ổn định trong gia đình các samurai, giúp họ yên tâm xung phong nơi trận mạc nguy hiểm mà không phải ngay ngáy lo về những cô vợ trẻ đẹp, phơi phới của mình. Chính vì thế, ở thời kỳ này, người Nhật thường ví chuyện ngoại tình với việc ăn cá nóc: tuy ngon nhưng dễ chết người, khi ăn cứ phải phấp phỏng lo âu.
Vợ của các samurai thường phải chịu thiệt thòi. Ngoài việc sinh con, giữa họ và chồng thường không có cái gọi là quan hệ tình ái thực sự. Hơn nữa, samurai là tay chân đắc lực của các tướng quân, thường xuyên phải thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm nhất ở bên ngoài. Chính vì thế, vợ họ gần như không có đời sống ân ái tối thiểu. Và con người dù giỏi kìm nén đến mấy cũng khó kiềm chế được sự hiếu kỳ và ham muốn của mình một khi nó đã trỗi dậy, chứ đừng nói gì một người phụ nữ.

                http://m.f9.img.vnexpress.net/2011/04/20/Koyuki_The_last_Samurai-1345756438_480x0.jpg
Những chiêu ngoại tình có một không hai  
Có cung thì ắt có cầu, xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ cũng có đủ các hình thức phục vụ cho nhu cầu tình cảm của các cô vợ samurai. Vào thời điểm ấy, vợ của các samurai được người đời kính trọng như quý bà. Do vậy, việc nghĩ cách phục vụ các quý bà này là chuyện hoàn toàn bình thường.
Thuộc tầng lớp thượng lưu, vợ các samurai đều có người hầu. Những người hầu này đôi khi cũng có nhiệm vụ giám sát nhất cử nhất động của các phu nhân. Mọi việc làm, đi đâu, gặp ai, vào lúc nào của nữ chủ nhân sẽ được họ báo cáo lại với các nam chủ nhân của mình. Chính vì vậy, để có những cuộc tình vụng trộm, trở ngại lớn nhất của các quý bà không phải ông chồng samurai mà chính là những người hầu luôn theo sát bên mình. Tuy nhiên, dù là thân cận đến mức nào, những cô hầu ranh mãnh này cũng không thể theo nữ chủ nhân vào… nhà vệ sinh được.
Chính vì thế, thời ấy người ta đã xây dựng những nhà vệ sinh công cộng đặc biệt với những con đường ngầm thông đi tứ phía. Một khi vào căn nhà vệ sinh này, các phu nhân samurai sẽ tha hồ tình tự với người tình mà không sợ bất cứ ai nghi ngờ.

Quái chiêu ngoại tình của các cô vợ Samurai - 2
Vợ của các samurai thường phải chịu thiệt thòi (Ảnh minh họa)

Nhà tắm cũng là nơi các quý bà có khoảng thời gian quý báu để ở một mình. Vì vậy, người ta đã thiết kế ra một thiết bị đặc biệt gọi là “cầu thang xếp” trong các nhà tắm. Đây là một loại thiết bị ngụy trang cực kỳ hiệu quả và “tinh tế”. Nhìn bề ngoài thì dù là một chiếc thùng nước cũng khó có thể lọt vào căn phòng tắm này. Tuy nhiên, một khi các người hầu đã giúp bà chủ cởi bỏ hết y phục, bước vào bên trong và khóa cửa lại thì chỉ một cái lật tay, từ trên trần nhà sẽ trả xuống một chiếc cầu thang bằng dây thừng rất nhỏ bé nhưng chắc chắn. Chiếc cầu thang này sẽ dẫn lên một căn phòng đặc biệt, là nơi cặp tình nhân đã hẹn gặp từ trước. Sau khi ái ân đã thỏa thê, các quý bà lại theo chiếc thang dây thừng tụt xuống căn phòng tắm của mình.
Tuy dù là cách an toàn và rẻ tiền nhưng vào nhà vệ sinh công cộng để gặp tình nhân không phải là cách tao nhã gì cho lắm. Vì vậy, người ta đã nghĩ ra những căn phòng nhà trọ có kết cấu đặc biệt nhằm ngăn ngừa sự phát hiện của đức ông chồng đáng kính trước cuộc tình vụng trộm. Đầu tiên là “chiếc tủ ẩn trốn”. Bên trong chiếc tủ này, người ta thiết kế một con đường ngầm dẫn tới căn phòng khác. Đầu tiên, người đàn ông sẽ đi vào con đường này rồi đợi ở đó. Tình nhân của anh ta sẽ đến sau thông qua cánh cửa bí mật. Khi có cánh cửa phía sau “chiếc tủ ẩn trốn” thì mọi việc của chủ nhà trọ coi như hoàn tất. Chỉ có trời mới biết một cặp tình nhân làm gì trong căn phòng bí mật ấy.
Tuy nhiên, “chiếc tủ ẩn trốn” không phải là một phương pháp có thể cứu nguy trong những trường hợp cặp tình nhân vụng trộm bị bắt quả tang. Khi đức ông chồng vũ dũng với thanh kiếm sắc bén sẵn sàng chém anh thành trăm mảnh vì tội quyến rũ vợ của hắn thì các anh chàng đa tình chỉ có phép độn thổ mới mong thoát chết. Và câu nói cửa miệng ấy là một gợi ý tuyệt vời cho giới chủ nhà trọ. Họ đã thiết kế ra những “chiếc chiếu biết chạy”.

Quái chiêu ngoại tình của các cô vợ Samurai - 3
Các quý bà Nhật thời này đã nghĩ ra trăm mưu ngàn kế để ngoại tình (Ảnh minh họa)

Đó là một loại sàn giường đặc biệt có gian phòng bí mật ở ngay bên dưới. Khi những cuộc ân ái đang đến thời điểm cao trào mà có bất cứ động tĩnh nào, người đàn ông có thể trốn ngay xuống căn phòng bí mật bên dưới sàn giường. Nhiều nhà trọ còn xây đường ngầm từ căn phòng bí mật này để thông ra bên ngoài nhằm giúp các quý ông hay quý bà ra được an toàn khi bị phát hiện…
Trong nhiều trường hợp, để những cuộc tình vụng trộm diễn ra an toàn mà không bị phát hiện, ở trong các căn phòng của nhà trọ, người ta chỉ khoét một lỗ rất nhỏ thông giữa hai phòng rồi ngụy trang rất khéo. Thông qua cái “lỗ tình nhân” bé xíu này, các cặp tình nhân tha hồ tình tự, thậm chí ân ái mà không hề sợ người ta phát hiện. Vì thực tế hai người vẫn ở hai căn phòng hoàn toàn khác nhau.
Những cách ngoại tình ngoài sức tưởng tượng này không phải hiếm trong xã hội Nhật Bản thời bấy giờ. Các sử gia đã bỏ mất khá nhiều thời gian để tìm hiểu, thống kê, phân loại và rút cuộc, họ tổng kết được rằng có đến 48 cách để các cô vợ samurai ngoại tình mà không bị phát hiện.
Tuy nhiên, không phải cô vợ samurai nào cũng tìm cách ngoại tình và cũng chẳng phải cuộc tình vụng trộm nào cũng “đầu xuôi đuôi lọt”. Sử sách Nhật Bản đã ghi chép không ít cuộc trả thù cực kỳ tàn nhẫn vào người vợ và tình địch của samurai. Dù ranh mãnh đến thế nào, những cách thức mà các quý bà samurai nghĩ ra để ngoại tình chỉ chứng tỏ rằng, trong xã hội nam quyền thời bấy giờ, người duy nhất thiệt thòi chỉ là những người phụ nữ
(Theo PNTD)

Ngậm đắng nuốt cay

Lữ Giang
Hôm 15.10.2012 cựu hoàng Norodom Sihanouk của xứ Chùa Tháp đã qua đời tại Bắc Kinh. Di hài của ông được đưa về Phnom Penh hôm 17.10.2012 và được đặt ở Hoàng cung trong ba tháng trước khi hỏa táng. Chính phủ Kampuchia ra lệnh treo cờ rũ, còn dân chúng đeo băng đen với gương mặt đẫm lệ.
THÂN PHẬN NHƯỢC TIỂU
Có thể nói cuộc đời của cựu hoàng Sihanouk là biểu tượng cho thân phận của những nhà lãnh đạo của các nước nhược tiểu, bị các cường quốc biến thành con bài.
Nhưng Sihanouk khác với Nguyễn Văn Thiệu và Dương Văn Minh của Việt Nam. Sihanouk thấy rõ những chuyện sẽ xẩy đến cho đất nước ông và ông đã tìm mọi cách để thoát nạn, nhưng cuối cùng phải chấp nhận thân phận bi thảm của một nước nhược tiểu. Một vài câu chuyện chúng tôi sẽ kể lại dưới đây, cho thấy rõ điều đó.
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng bị Mỹ biến thành một con bài để thực hiện chính sách từng giai đoạn của Mỹ tại Đông Dương. Nhưng điều đáng buồn là ông Thiệu chẳng biết Mỹ và Việt Cộng đang làm gì trên đất nước mình, nên thường đưa ra những quyết định sai lầm. Khi thấy miền Nam không còn phương thức cứu chửa, Mỹ đã ép buộc ông từ chức và dụ Tướng Dương Văn Minh lên để đầu hàng, nhưng ông không hay biết điều đó và còn hỏi Đại Sứ Martin: “Nếu tôi từ chức, viện trợ Mỹ có đến không?”
Đại Sứ Martin đã nhờ Đại Sứ Mérillon của Pháp thuyết phục Đại Tướng Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống để tuyên bố đầu hàng bằng cách nói với ông ta rằng chỉ có một mình ông ta mới có thể nói chuyện với “phía bên bia” được. Đại sứ Mérillon cho biết ông đã liên lạc với Hà Nội và họ đồng ý bàn với Dương Văn Minh về một giải pháp trung lập hòa miền Nam. Nghe bùi tai, Dương Văn Minh chấp nhận. Nhưng sau khi tuyên bố nhận chức, Dương Văn Minh cho người đi tìm Đại Sứ Mérillon thì ông ta đã biến mất rồi. Thất vọng, ông quay lại với Thích Trí Quang. Trong suốt đêm 29.4.1975 ông ngồi đợi Thích Trí Quang đưa người “phía bên kia” đến nói chuyện, nhưng ông bị cho leo cây nên phải tuyên bố đầu hàng!
Sihanouk không rơi vào tình trạng hoang tưởng như hai tướng Nguyễn Văn Thiệu và Dương Văn Minh, nhưng ông bị thời cuộc đưa đẩy, phải chấp nhận thân phận đắng cay.
Trước hết chúng tôi xin nói qua tiểu sử của ông, sau đó nói về những biến cố đã đưa đất nước Kambuchia và cuộc đời ông vào những ngày bị thảm để người Việt có thể rút kinh nghiệm.
VÀI DÒNG TIỂU SỬ
Quốc vương Norodom Sihanouk sinh 31.10.1922 tại Phnom Penh, con của quốc vương Norodom Suramarit và vương hậu Sisowath Kossamak. Thủa nhỏ ông học tiểu học ở École François Baudoin rồi học trung học tại Lycée Chasseloup Laubat (nay là Trường Lê Quý Đôn) ở Sài Gòn. Khi ông ngoại ông là quốc vương Sisowath Monivong băng hà, ngày 23.4.1941 Hội đồng Tôn tộc đưa ông lên làm vua. Ông đăng quang tháng 11 năm 1941. Vì Pháp đô hộ Kampuchia từ 1863 nên tuy ông là vua, mọi việc đều do Pháp lo liệu hết. Sau đó, ông được đi học về quân sự tại trường Saumur ở Pháp. Sau năm 1945, ông liên tục đòi Pháp trao trả độc lập. Ngày 9.11.1953 ông lên nắm chính quyền, nhưng đến năm 1955 ông nhường  ngôi lại cho cha ông. Năm 1960 cha ông qua đời, ông trở lại làm quốc vương.
THẤY TRƯỚC MÀ BƯỚC KHÔNG QUA
Năm 1960, Việt Cộng chính thức dùng lãnh địa Kampuchia làm sào huyệt tấn công Việt Nam Cộng Hòa. Sihanouk chắc chắn không ưa Cộng Sản rồi, vì Cộng Sản lúc nào cũng chờ cơ hội để lật ông và cướp chính quyền. Nhưng Việt Cộng không phải là kẻ thù duy nhất. Sihanouk đã tạo cho ông đến ba kẻ thù cùng một lúc: Đế quốc Mỹ, Việt Cộng và VNCH. Việt Cộng thì ngang nhiên chiếm đất Miên như chỗ không người, lại còn thành lập các tổ chức Miên Cộng để làm công cụ. Nhưng chuyện Việt Cộng thì hạ hầu phân giải. Trước mắt Sihanouk, Đế quốc Mỹ là kẻ thù nguy hiểm nhất, luôn âm mưu đảo chánh để lập chính quyền tay sai.
Năm 1970, khi tình thế xoay chiều, Sihanouk thấy rõ thế nào Mỹ và VNCH cũng sẽ hành quân qua Miên để phá sào huyệt của Việt Cộng, nên ông đi vận động Trung Quốc, Liên Hiệp Quốc và các nước Âu Châu nhờ đuổi Việt Cộng giúp. Đợi cho Sihanouk lên đường đi thuyết khách, Mỹ dùng Tướng Lon Nol làm đảo chánh ngày 18.3.1970 và lật đổ Sihanouk. Thế là VNCH mở hành quân qua Kampuchia như trên đất mình!
ĐÀNH ÔM NHAU HÔN THẮM THIẾT.
Lúc đó Sihanouk đang ở Pháp, ông chửi Mỹ rất ỏm tỏi. Nước Pháp, mặc dầu đã yểm trợ Sihanouk từ đầu, nhưng khi thấy tình thế như vậy, đã báo cho Sihanouk rằng không thể dùng đất Pháp làm võ đài đánh võ tự do được. Sihanouk đành phải dọt qua Bắc Kinh. Tại đây, Sihanouk lại gặp những tên đang ôm “mối cựu thù” với ông, tức những tên Miên Cộng đã từng bị ông lột trân truồng ra giữa ba quân thiên hạ mà tẩm quất, đó là Khieu Samphan, Hou Nim, Hou Youn và Saloth Sâr, tức Pol Pot! Nhóm này đã lập Đảng Nhân Dân (Pracheachon), nhờ Trung Cộng và Việt Cộng giúp “giải phóng” Kampuchia! Nhưng trước cái cảnh tha phương cầu thực này, cả hai bên đành tạm quên mối cựu thù, ôm nhau hôn rất là thắm thiết. Sau đó, cùng nhau lập cái gọi là Mặt Trận Liên Hiệp (FUNC) và Chính Phủ Liên Hiệp (GRUNC) để chống đế quốc Mỹ và tay sai Lon Nol!
LIÊN MINH ÂM PHỦ
Tháng 3 năm 1973, Khmer Đỏ đem Sihanouk về thăm “vùng tự do” ở Kampuchia. Sihanouk phải chấp nhận chuyến đi đầy nguy hiểm này để chứng minh cho thế giới rằng chính ông là người lãnh đạo kháng chiến chống Mỹ kíu nước, chớ không phải bọn Pol Pot. Nhưng sau đó Sihanouk lại trở chứng, tuyên bố sẽ từ chức khi chiến thắng. Lời tuyên bố này làm Khmer Đỏ chới với. Mao Trạch Đông phải can thiệp bằng cách nhắc khéo Sihanouk: “Nầy! Nầy! Chớ quên rằng những gì đã thỏa thuận giữa hai bên còn quan trọng hơn những bất hòa đó nghe!"
Ngày 17.4.1975, nhờ Việt Cộng đánh giúp, Khmer Đỏ đã chiếm được Phnom Penh. Không thấy bóng dáng Sihanouk đâu cả! Nhưng tới tháng 9, Khmer Đỏ lại lôi Sihanouk về đi họp Liên Hiệp Quốc! Ấm ức trong bụng lắm, nhưng quan thấy Trung quốc bảo đi sủa thì phải đi sủa thôi. Sủa xong, Sihanouk quay về Phnom Penh và sống tủi nhục ở đó hơn ba năm, cho đến ngày 6.1.1979, khi Việt Cộng đã chiếm Phnom Penh, ông được một máy bay Trung Quốc đưa về Bắc Kinh.
CHƠI TRÒ CẠO ĐẦU
Trong truyện ký “Norodom Sihanouk - Prisonnier des Khmers Rouges” (Norodom Sihanouk - Tù nhân của Khmer Đỏ), Sihanouk đã cho chúng ta thấy thân phận của một Quốc Trưởng chính phủ liên hiệp quốc cộng như thế nào.
Sihanouk và gia đình được đưa đến ở lâu đài sang trọng Khemarin dành cho một vị Quốc Trưởng và không phải làm việc gì cả. Ông tự gọi mình là “Quốc Trưởng thất nghiệp”. Một hôm, nhân được đưa đi thăm đền Ankkor, Sihanouk mới có dịp được thấy những cảnh điêu tàn của quê hương. Buồn quá, ông làm đơn từ chức gởi lên Angkar, cơ quan quyền lực tối cao của Khmer Đỏ, viện lý do đau ốm. Cả hai Phó Thủ Tướng là Khieu Samphan và Son Sann phải đến gặp Sihanouk để trấn an. Khiêu Samphan bảo đảm Khmer Đỏ sẽ không giết ông và ông vẫn là Quốc Trưởng muôn năm...
Mới đầu tháng 4 năm 1976, phái đoàn Quốc Hội đến trình diện Sihanouk, thế mà đến ngày 17.4.1976, khi thấy mọi cơ chế đã vững vàng, Khiêu Samphan đột nhiên tuyên bố Sihanouk là một nhà yêu nước, sau đó trình Quốc Hội chấp thuận một quyết định gồm ba điểm:
1.- Chấp nhận đơn xin từ chức của Sihanouk.
2.- Xây dựng một tượng Sihanouk ở PhnomPenh.
3.- Cấp cho Sihanouk 8000 Mỹ kim một năm.
Khieu Samphan lên làm Quốc Trưởng. Sihanouk xin đi chữa bệnh ở Trung Quốc, nhưng Khieu Samphan từ chối, viện lý do: “Chủ nghĩa đế quốc Mỹ, đặc biệt là CIA, đang tìm cách tách ông ra khỏi chúng tôi.”
Bắt chước Thủ Tướng Vũ Văn Mẩu của ta, Sihanouk cạo đầu và tiến hành một cuộc kháng cự thụ động. Kể từ đây, Sihanouk không còn được ra khỏi lâu đài của ông, một lâu đài được ông mô tả như một cái chuồng bò.
Kiểm điểm lại gia đình, ông giựt mình nhận ra rằng 5 đứa con, 14 đứa cháu và cha mẹ của chúng đã bị Khmer Đỏ đưa đi mất tích.
KHI CON QUẠ SỔ LỒNG
Chiều 3.1.1979 Khieu Samphan báo cho Sihanouk biết ông được giao sứ mệnh đi Liên Hiệp Quốc để bảo vệ chính nghĩa của dân tộc Khmer và tố cáo Việt Nam xâm lược. Ông nghĩ thầm: “Thế là con quạ sắp sổ lồng rồi!” Nhưng rồi ông nghĩ lại liền: “Khmer Đỏ đúng hay sai, cũng là dân tộc ta. Việt Nam mới là kẻ thù truyền kiếp”. Do đó, ông quyết định sẽ giúp Khmer Đỏ trong việc tố cáo Việt Nam xâm lược.
Nhưng ngày 6.1.1979, một phi cơ Trung Quốc đến Nam Vang chở Sihanouk và gia đình qua Bắc Kinh. Ngày 7.1.1979, khi Sihanouk đang dự tiệc mừng hội ngộ thì nghe tin Việt Cộng đã chiếm Phnom Penh. Ngày 8.1.1979, Trung Quốc đưa Sihanouk ra họp báo để tố cáo bọn bá quyền Việt Nam xâm lược.
Cuối tháng 1 năm 1979, Hội Đồng Liên Hiệp Quốc họp, Trung Quốc lấy dây xỏ mũi kéo Sihanouk đi theo. Được Trung Quốc lên dây cót, Sihanouk hát y chang như đã thu vô. Ông tố cáo Việt Nam đủ điều và cương quyết bảo vệ “chính nghĩa Kampuchia dân chủ.”
ĐÀNH VỀ QUÊ HƯƠNG THỨ HAI!
Lợi dụng cơ hội ngàn năm một thủa này, Sihanouk vào xin Mỹ tị nạn chính trị, Mỹ tiếp rất tử tế, nhưng lắc đầu lia lịa về cái chuyện xin tỵ nạn. Sihanouk buồn lắm. Thấy thế, Đặng Thiệu Bình bồi thêm:
“Anh đã từng nói anh coi Trung Quốc là ‘quê hương thứ hai’, tại sao anh phải đi tìm nơi nào khác mà không chọn ‘quê hương thứ hai’ này?”
Còn có nơi nào chịu chứa chấp đâu mà chọn? Sihanouk đành trở lại “quê hương thứ hai”!
Ngày 22.6.1982, Trung Quốc dẫn Sihanouk đến Kuala Lumpur, Mã Lai, ký với Son Sann và Khieu Samphan (Khmer Đỏ) thành lập cái gọi là “chính phủ liên hiệp” quốc cộng lần thứ hai để chống bọn bá quyền Việt Nam và tay sai là Heng Samrin. Ký xong, mực chưa ráo, Sihanouk nói với các ký giả:
“Đó là một sự liên hiệp nhục nhã! Một sự liên hiệp không trông sạch và cũng không có gì vẽ vang. Một sự liên hiệp đáng ghê tởm. Một hiệp ước với quỷ sứ!...”
Năm 1982, Sihanouk trở thành Chủ tịch bù nhìn của Chính Phủ Liên Hiệp Kampuchia Dân Chủ gồm có Đảng Funcinpec, Mặt trận giải phóng Kampuchia của Son Sann và Khmer Đỏ. Quân Việt Nam rút khỏi Campuchia năm 1989, để lại chính phủ thân Việt Nam do Thủ tướng Hun Sen lãnh đạo.
Với Hiến Pháp mới. Kampuchia đã chọn một chế độ được Son Sann mô tả là một chế độ “quân chủ lập hiến”, vua chỉ trị vì chớ không cai trị. Ngày 14.11.1991, Sihanouk trở về Kampuchia sau 13 năm lưu vong. Năm 1993, Sihanouk lại trở thành quốc vương Kampuchia và con trai ông, thái tử Norodom Ranariddh làm thủ tướng đầu tiên.
Do bệnh tật, ông phải đi lại chữa trị ở Bắc Kinh nhiều lần. Tháng 1 năm 2004, ông sang sống lưu vong tại Bình Nhưỡng rồi Bắc Kinh. Ngày 7.10.2004, lấy lý do sức khỏe kém, ông tuyên bố thoái vị. Ngày 14.10.2004, Hội đồng Tôn Tộc bầu Norodom Sihamoni, một trong những người con trai của Sihanouk, lên làm quốc vương mới. Sihanouk qua đời tại Bắc Kinh lúc 2 giờ 25 ngày 15.10.2012, thọ 90 tuổi. Bản tin ngày 17.10.2012 của đài RFI cho biết:
“Thủ đô Cam Bốt treo đầy những bức chân dung khổng lồ cựu vương đang tươi cười, và những người dân mặc đồ tang trắng, cầm quốc kỳ ùn ùn kéo về thành phố. Phát ngôn viên chính phủ Khieu Kanharith cho biết đã có trên 100.000 người trên các đường phố Phnom Penh, và nhiều người khác đang tiếp tục đổ về.
Thân phận của Sihanouk và đất nước Kampuchia quả đúng là thân phậm ngậm đắng nuốt cay. Nhưng Sihanouk vẫn được đa số quần chúng mộ mến vì ông đã trở thành huyền thoại. Một người dân Kampuchia tên là Sam Sivorn, 58 tuổi, nói với hãng thông tấn Pháp AFP: “Tôi sẽ nhớ Ngài. Tôi đến đây để khóc và giải tỏa nỗi buồn. Dưới sự trị vì của Ngài, chúng tôi đã sống hạnh phúc. Ngài chưa từng làm hại ai cả.”
Ngày 18.10.2012
Lữ Giang
Source Internet.

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Đúng Giờ


Có một cặp tình nhân hẹn gặp nhau ở một công viên tĩnh mịch.



Nàng tới đúng giờ, ngồi đợi. Hai phút trôi qua rồi năm phút, rồi mười phút… “Chẳng thấy bóng anh đâu”. Mà chỉ có một trai lạ, thấy nàng một mình, xà vào làm quen. Thì may mắn, xe chàng lao tới…



Thế là một màn giận hờn đấm lưng, tức tưởi nước mắt mắng vốn. Và chàng cúi đầu nhận lỗi…Hai người đã hẹn hò nhưng một người đã trễ hẹn.



Ta thường nói đùa với nhau rằng đúng giờ không có trong văn hóa giao thiệp của người mình. Vì thói quen cố cựu của ta là như vậy. Nhưng đây cũng là tật của nhiều sắc dân khác. Như dân Pháp. Cho nên một du khách ngoại quốc đã chữa thẹn “tôi trở thành người Pháp vì tôi đã không tới đúng giờ”, khi tới trễ một bữa ăn.



Đúng giờ là đặc tính có thể hoàn tất một cam kết trước hoặc ngay vào thời điểm đã định.



Đúng giờ không những là một bổn phận mà còn là một phần của tư cách con người. Thành công trong đường đời, tạo được uy tín hay không, có trở nên người hữu dụng, đáng tin cậy hay không, cũng nhờ phần nào ở sự đúng giờ.



Văn hóa mỗi quốc cho phép một giới hạn co giãn thời gian với hẹn, trên dưới mươi phút còn có thể chấp nhận được.



Lord Horatio Nelson có tâm sự, “Tôi thành công trong đời sống là nhờ ở việc bao giờ tôi cũng tới trước giờ hẹn 15 phút”.



Đi xa hơn, nhà cải cách Anh Samuel Smiles nói, “Mất của cải có thể thay thế bằng kỹ nghệ; mất kiến thức bằng học hỏi; mất sức khỏe bằng sự điều độ hoặc thuốc men chứ mất thời gian là nó đi luôn”.



Trong khi đó, theo Williams Shakespeare: “Không tôn trọng sự đúng giờ rõ ràng là một hành động không lương thiện Vì ta đã lấy cả tiền lẫn thì giờ của người khác”.



Và nhà tu hành Richard Cecil kết luận: “Một hẹn đã hứa trở thành món nợ. Nếu tôi đã hẹn với ai tôi nợ người đó sự đúng giờ. Tôi không có quyền làm phí thì giờ của người đó, nếu tôi phí thời giờ của tôi” .



Do đó, thường xuyên trễ hẹn sẽ khiến người khác cho rằng mình:



- Vô tổ chức và cẩu thả, không biết tự sắp đặt để đúng hẹn;



- Là người ích kỷ khiến thiên hạ phải cắm rễ mất thời giờ chờ đợi;



- Là người nói dối, hẹn xong việc ngày mai mà tuần sau mới làm và



- Ngớ ngẩn nếu luôn luôn chỉ nêu ra một lý do lỡ hẹn, “xin lỗi, nhiều việc quá nên quên”.



Quá bận thì chia xẻ công việc với người khác, ôm đồm làm chi!!!



Bác sĩ Nguyễn Ý Đức


Source Internet.

Socrates và nghệ thuật đối thoại


Bùi Văn Nam Sơn


Ông là người thầy của phương pháp làm triết học và khoa học. Hơn thế, ông là tượng đài lẫm liệt của nhân cách: nhân cách của người trí thức đích thực. Vậy là, ngay từ buổi bình minh của triết học, phương Tây đã được thừa hưởng hai bảo vật vô giá: cách làm triết học và cách sống triết học.



Socrates (khoảng 470 – 399 trước Công nguyên) con nhà nghèo: cha làm đồ gốm, mẹ là bà mụ. Nghề của mẹ (và chắc cũng của cha nữa) thường được ví với phong cách sống của ông: làm người “đỡ đẻ” và hun đúc cho việc đi tìm chân lý. Học vấn uyên bác và đã từng là một chiến binh dũng cảm, nhưng rút cục ông thấy công việc “hộ sinh tinh thần” mới thực là sứ mệnh đáng cho ông dâng hiến trọn đời. Socrates không triết lý trong tháp ngà. Ông lang thang giữa chợ Athens (Hy Lạp) để bàn thảo, tranh luận với thanh niên, với những người “học thật” và “học… giả”.


Tới 50 tuổi mới cưới vợ: bà Xanthippe, nổi danh (và đồng nghĩa) với hình ảnh một bà vợ hung dữ, khó tính. Không phải không có lỗi của ông: chẳng mang được đồng xu nào về nhà! Khác với những biện sĩ đương thời bán trí khôn kiếm tiền, ông dứt khoát dạy miễn phí. Không rõ bà hay cãi cọ có phải vì ông cương quyết không chịu… thương mại hoá giáo dục hay không, nhưng “chân lý” sáng giá được ông khám phá là: “Nên lấy vợ! Gặp vợ hiền, bạn được hạnh phúc; gặp vợ dữ, bạn thành… triết gia; đàng nào cũng có lợi!”

Phương pháp giảng dạy

Các bài dạy của ông thường được chia làm hai phần dựa trên sự đối thoại:

Phần thứ nhất: Phần hỏi và trả lời cho đến khi người đối thoại nhận thức là mình sai.

Phần thứ hai: Đây là phần lập luận: Ông giúp cho người đối thoại hiểu và tự tìm lấy câu trả lời. Ông nói: “Mẹ tôi đỡ đẻ cho sản phụ, còn tôi đỡ đẻ cho những bộ óc”

Tư tưởng

“Hãy tự biết lấy chính mình.”

“Con người không hề muốn hung ác tàn bạo.”

“Việc gọi là tốt khi nó có ích.”

“Đạo đức là khoa học là lối sống.”

“Hạnh phúc có được khi nó dung hòa với đạo đức.”

“Điều bị bắt buộc phải làm cũng là điều hữu ích.”

Câu nói nổi tiếng

“Tôi biết rằng tôi không biết gì cả” (Hy Lạp cổ: ἓν οἶδα ὅτι οὐδὲν οἶδα hen oída hoti oudén oída; tiếng Latin: scio me nihil scire hay scio me nescire)

Source Internet.



Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Những Bí Quyết Giúp Trẻ Chịu Khó Làm Bài Tập (Homework)

Tác giả : Trịnh Thanh Thủy

Mùa hè vui chơi đã qua. Các em học sinh trở lại trường và bắt đầu bận rộnvới niên học mới cùng thầy, cô, bạn bè, bài vở. Thói quen thức khuya, dậymuộn, chơi đùa của những ngày nghỉ còn vương vất trong người, làm các emthấy mệt mỏi. Áp lực của học trình mới, bài học mới đi kèm với những bàitập đem về nhà phải làm, khiến các em có cảm giác nặng nề và chán nản. Mấyem có hứng thú làm bài tập ?

Trong khi các bậc phụ huynh thì lúc nào cũng lo âu với trọng trách Làm thếnào để con mình học được giỏi, thành công và đỗ đạt hơn người”. Do đó việctheo dõi việc học của con song song với việc giám sát trẻ làm bài tập đãkhiến nhiều phụ huynh bận tâm và phiền lòng không ít. Nhu cầu phải hoànthành nhiệm vụ giúp trẻ thành công, thúc đẩy các cha mẹ nôn nóng đi đếnquyết định lúc nào cũng bắt trẻ làm bài tập, nếu thấy chúng sao nhãng, ngồikhông, chơi game, hoặc coi TV. Tuy nhiên, trẻ em vẫn là trẻ em, bản chấtcủa chúng là ham chơi hơn học. Chúng sẽ không bao giờ làm đúng với những gìcha mẹ ước vọng. Chúng sẽ bắt đầu phản kháng lại để thực hiện cho được điềuchúng muốn. Ngược lại, các phụ huynh lại nôn nóng thực hiện việc làm củamình là kiểm soát tất cả giờ giấc, hành động của con trẻ. Thế là cả haicùng ngấm ngầm tạo ra một cuộc chiến tranh ngay trong gia đình.

Đối với các em bé ngoan, hoặc dễ dàng nghe lời, sẽ không có gì xảy ra nhưngvới các em bướng bỉnh, chúng cảm thấy bị xâm phạm và khó chịu. Nếu chú tâmtheo dõi, bạn sẽ thấy, các em sáng tạo ra những lối phản kháng riêng đểchống lại sự cưỡng bách của cha mẹ. Có em thì nói dối không có bài tập haygiả vờ quên làm bài tập. Em thì làm cẩu thả, bôi bác cho xong. Có em tay đểtrên bài tập mà mắt và óc bay nhảy tận đâu đâu, hoặc làm bài mà chẳng chịuđọc hay học bài kỹ. Khi ấy bạn sẽ vô cùng tức giận và không để chúng quamặt, bạn bắt đầu đe doạ, trừng phạt, la mắng và bực bội hơn có thể quăngsách vở, giấy bút bay vút vào khoảng không trước mặt. Trận chiến lúc đó lênđến cao độ và bài tập thì như bướm bay tơi tả.

Có bậc cha mẹ chịu thua và giải quyết tiêu cực hơn bằng cách làm dùm chocon luôn.

Thực ra, bạn không thể bắt buộc chúng nếu chúng thực sự không muốn. Thay vìcưỡng bách, bạn nên tìm cách giúp các em vượt qua cơn chán ghét làm bàitập, giúp các em thay đổi lối cư xử. Đừng tập trung vào hành động xấu cácem đã làm do thái độ bất mãn mà ra.

Trong trường hợp ấy, cách tốt nhất chỉ là, chính mình kiểm soát lấy mình.Bình tĩnh lại, quán sát và tự nhủ “Đứa bé ấy không phải là con ta, ta khôngbiết nó, ta không thể bắt nó làm bất cứ điều gì mà nó không muốn”. Hãy tựvấn lương tâm với câu hỏi “Có cái gì sai đến nỗi sự thể xảy ra tệ đến thế.Đừng để sự lo lắng, thất vọng, quan tâm về bài tập chiếm hữu tâm tư bạn quáđáng.

Hướng dẫn con trẻ - Đừng cố gắng kềm chế các em.

Nhiều phụ huynh nghĩ rằng con mình không tận lực làm bài tập. Thực ra cácem cũng có cố gắng đấy nhưng chúng cố gắng theo lối của chúng, chứ khôngphải lối mà cha mẹ chúng muốn.

Dưới đây là một số bí quyết giúp các bạn khiến con trẻ làm bài tập mà khôngphải đe nẹt, la mắng hay đánh đập các em.

 - Tự hỏi trong quá khứ những gì đã xảy ra. Ôn lại trong quá khứ, lúc mà cácem làm bài tập một cách tốt đẹp không gặp mọi trở ngại. Sự khác nhau ở chỗnào?. Cái gì đã khiến các em hăng hái như vậy? Hỏi các em, gợi ý cho các emnhớ và tin những gì các em nói. Nhận xét xem động lực nào đã thúc đẩy cácem làm bài nhanh và thành công đến thế?

 - Ngừng ngay cuộc chiến hay xung đột mỗi tối. Nếu sự xung đột giữa bạn vàcon trẻ xảy ra mỗi tối, thì lần này nên ngưng ngay. Ngừng chiến và tìmnhững phương cách khác. Dẹp bài tập qua một bên. Hãy tập trung vào côngviệc của bạn là giúp đỡ con trẻ, chứ không phải mắng mỏ chúng.

 - Nghỉ một lát. Nếu bạn cảm thấy bạn đang nóng giận, hãy nghỉ một lát đừngnên tiếp tục dạy dỗ. Tình trạng áp huyết máu tăng cao vì giận dữ có hại chobạn. Nghỉ 5 hay 10 phút cho cơn nóng giảm xuống và cũng để con trẻ nghỉngơi. Bầu không khí sẽ đỡ ngột ngạt căng thẳng hẳn ra.

 - Đặt một thời khoá biểu hay thói quen cố định. Đặt ra thời lượng và giớihạn trong việc làm bài tập. Sau đây là vài điều mà nhiều gia đình áp dụngđã có hiệu quả:
* Giờ làm bài tập mỗi tối đều cố định như nhau.
* Bài tập của các em được làm ở một nơi không phải là phòng riêng, nghĩa làở phòng họp gia đình(family room) hoặc nơi nào mà bạn có thể lúc nào cũngtheo dõi các em được.
* Báo cáo điểm số bị tụt hạng hay quá tệ, thì các em không được hưởng đặcân xem TV, chơi games hay các thiết bị điện tử nữa.
* Đặt ra những điều luật như, nếu không làm xong bài tập hay làm bài khôngtốt thì những sinh hoạt vào ngày cuối tuần sẽ bị cấm. Bài vở là ưu tiên sốmột, không học hành, làm bài tập sẽ không có ngày cuối tuần chơi đùa vuivẻ.

- Tập cho trẻ tự có trách nhiệm về bài tập của chúng. Các phụ huynh nênbước ra khỏi đống bài tập của các em mà tập trung vào vai trò của mình làcố vấn và giúp đỡ chúng. Hãy để các em tự do với lựa chọn của chúng. Bạnnên lùi lại và trở về với nhiệm vụ của mình là nâng đỡ các em. Nếu bạn cốgắng điều khiển chúng làm theo ý mình, kết quả có thể đi ngược lại ý bạnmong đợi, và tận cùng sẽ là các em sẽ đối đầu với quyền lực của bạn. Rồibạn xem, bài tập sẽ được làm bằng thái độ qua quýt, vờ vịt, cho có và ngườithua cuộc không phải các em mà là bạn. Nếu suy nghĩ kỹ ai cũng hiểu mộtđiều là hành động tự nguyện bao giờ cũng có kết quả tốt đẹp hơn sự cưỡngbách. Nếu các em lựa chọn làm bài tập với tất cả nỗ lực, thành công sẽ thấyrõ. Bằng ngược lại, điểm số sẽ tụt hậu. Khi ấy bạn sẽ đến gần và hỏi em:

- Con có hài lòng với thành quả xấu con đạt được ở học kỳ vừa qua không?
- Nếu không, con muốn làm gì để thay đổi hoặc con có muốn đạt điểm cao hơnkhông?
- Ba(Mẹ) có thể giúp con bằng cách nào?

Bài tập có được làm tốt hay không tùy thuộc vào năng lực thật sự của cácem. Đó chính là ước vọng của cha mẹ. Khi bạn thấy các em thiếu cố gắng hoặckhông nỗ lực học và làm bài tập nữa, điểm hạng tụt xuống. lúc ấy bạn mớibắt đầu can thiệp. Bạn có thể nói “Cha mẹ đã để mặc con có chọn lựa riêng,tự con lo lấy bài tập của các con. Bây giờ con đã thất bại và đã đến lúccha mẹ bước vào giúp đỡ con làm bài tập tốt hơn.Cha mẹ sẽ thảo ra mộtchương trình giúp con, sẽ theo dõi và kiểm soát để chắc chắn con có thựchiện nó”. Cùng con trẻ ngồi xuống, bạn thảo ra một kế hoạch rõ ràng. Tỷ nhưnhững luật lệ mới phải được tôn trọng như làm bài tập nơi có cha mẹ nomchừng mà không phải phòng riêng. Xin gặp cô thầy giáo của các em để họp tayba, bàn thảo về những kỷ luật sẽ thi hành nếu các em còn tiếp tục tụt hạng.Có nghĩa là một mặt thì giúp, mặt khác thi hành một biện pháp kỷ luậtnghiêm minh cho đến khi các em trở lại mức học khá mới thả lỏng hơn. Tùytheo độ tuổi của các em mà bạn giúp các môn học như Toán và Anh Văn. Điềuquan trọng là phải xét và kiểm tra bài các em làm cẩn thận trước khi chocác em đứng dậy. Nhớ nhắc các em mỗi ngày sau giờ tan học ở trường, tìm đếnthầy cô xin giúp đỡ giảng dạy thêm những điều không hiểu.

Cũng có trường hợp các em không chịu học và làm bài tập vì khả năng học tậpcủa em kém và có vấn đề, các phụ huynh phải nhanh chóng nhận ra điều này đểnhờ nhà trường giúp đỡ thử nghiệm và cho em vào chương trình riêng dành chocác em khiếm khuyết khả năng học tập.

Trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái thật là to lớn. Dạy dỗ và hướng dẫncon cái trên con đường học tập là vai trò của các bậc phụ huynh. Nhưngchúng ta phải hiểu rằng hướng dẫn không có nghĩa là làm dùm bài tập chochúng để chúng đạt điểm cao. Đừng đi quá ranh giới của bạn mà vác ba lô làmbài tập lên vai mình. Tập cho chúng có trách nhiệm về việc học của chúng.Khi chúng cần giúp, bạn nhảy vào hướng dẫn, giảng dạy ân cần, tránh lamắng, nóng giận, đánh đập, thi hành quyền lực. Hãy tin tưởng các em, giaotrọn việc làm bài tập cho chúng chịu trách nhiệm, chỉ nhảy vào khi cầnthiết. Nếu bạn muốn dạy thêm Toán hay các môn mà chúng kém, đó là chuyệnkhác. Còn bài tập phải để tự chúng làm. Nhớ bảo các em rằng “Cha mẹ biếtcon có thể làm bài được mà. Cha mẹ tin con và để con tự quyết định lấytương lai cuộc đời của con”.

Trịnh Thanh Thủy

Tài liệu tham khảo -
The Homework Battle: *
https://store.empoweringparents.com/two-parents-one-plan.html utm_medium=relatedlinks&utm_source=eparticle&dsource=ep&utm_campaign=235*
https://store.empoweringparents.com/two-parents-one-plan.html?utm_medium=relatedlinks&utm_source=eparticle&dsource=ep&utm_campaign=235

Source http://vietbao.com/D_1-2_2-44_10-240_12-1/


Ngày mai đi nhận xác chồng...


LÊ THỊ Ý :" TƯỞNG NHƯ CÒN NGƯỜI YÊU".
Trần Áng Sơn
Lời dẫn:
              Em ruột thi sĩ Vương  Đức Lệ :   Lê Thị  Ý (  1939 - ) - con nhà gia thế -  cha của cô là  em trai  của phu nhân chủ bút Nam Phong , (còn là thượng thư Phạm Quỳnh ). Không hiểu chuyện tình đẹp như mơ, sao nửa đường đứt gánh, khoảng thập niên cuối 69- 70 , cô nàng bỏ nhà lên Pleiku buôn bán, để có nhiều tiền - bởi, nhà chồng chê  gia đình  nghèo thì phải? Chẳng cần giấu, người tình  yêu giấu cô bé là ai - đó là  Mai Trung Tĩnh - đại úy trong quân đội VNCH, trưởng ban chương trình Đài Tiếng  Quân Đội -  từng cùng Vương Đức Lệ ( anh ruột nàng) nhận chung giải thơ  Giải văn chương Toàn quốc Tổng thống Việt Nam Cộng hòa . Trở lại Ý, cô bé buôn bán giàu có ( chủ 1 căn nhà mặt tiền, 39 Nguyễn Thiện Thuật, Saigon 3), tiền bạc rủng rỉnh, vẫn không khiến cô bé được hạnh phúc?! Bởi, người nam mà cô yêu  đã   mất cha  sớm , lại  hiếu kính mẹ,  vâng lời  lập gia đình , đành quên tình cũ.
   Lê Thị  Ý dầu  làm thơ giỏi, hay, có 1 bài thơ ,đóng vai người tình là lính VNCH chết trận - (Tưởng như còn người yêu )- và bằng cách nào đó,  lọt vào mắt xanh " chàng phù thủy Nhạc sĩ phổ thơ" Phạm Duy - ca khúc tung ra, lời ca khúc  nổi tiếng  hơn thơ gốc Lê Thị Ý . Từ đó, khán, thính giả chỉ biết  Lê Thị Ý , qua ca khúc Phạm Duy  phổ nhạc.
  Lê Thị Ý hiện vẫn sống độc thân ở Virginia ( Hoa kỳ ) thì phải?
  Không còn nhớ rõ lắm, lần đầu, cô bé  Ý  đưa tập  bản thảo nhờ đọc, ấp úng nói lời gì đó - tôi tự biết , ai mới đáng là  người viết tựa  cho nàng- bèn nhờ nữ thi sĩ Tuệ Mai, đọc :
             " ... nếu  lọt  mắt xanh, bà cho cô bé ấy một lời tựa nhé"...
            Và lời nói sau này, còn  được nhắc lần 2  -  đối với tập thơ đầu tay Nguyễn Thị Thành (vợ , cố  thi sĩ Phan  Lạc Giang Đông, Nguyễn thị Thành, nay đã  đổi bút danh THƯ KHANH , từ khi sang định cư ở Huê Kỳ).
ĐƯỜNG BÁ BỔN
Saigon, Oct 7, 2012
----------
* Ngày mai đi nhận xác chồng  / Say đi để thấy  mình không  là mình ( thơ  Lê  Thị Ý  )
         Lê Thị Ý là cô em thứ 2  của Vương Đức Lệ, dáng người nhỏ nhắn, đôi mắt to đen, thiông minh.   Lê Thị Ý  tính tình nhu mì, nói năng nhỏ nhẹ, đôi lúc như thì thầm ...bên tai. Cô làm thơ không nhiều, cả đời chỉ có 1 tập thơ trình  làng. Đối với Lê Thị Ý không có tình yêu, không thơ; nghe như mâu thuẫn, nhưng đó là sự thực.   Rằng, thi sĩ hơi thiếu tình yêu.   Phải chăng vì thế, gắn trọn cuộc đời mới duy nhất, viết xong 1 tập thơ, góp nhặt từ mảnh tình, để tập thơ mang tên  CHÂN DUNG TÔI & CUỘC TÌNH .
              Những tưởng  Lê Thị Ý cứ lặng lẽ sống, lặng lẽ yêu. để lặng làm thơ;  nhưng rồi, tên ànng bỗng vụt bay bổng, khi chiến cuộc Việtnam ngày càng trở nên khốc liệt, tang tóc.   Cha mẹ mất con, vợ mất chồng, người yêu mất người yêu, nhìn đâu cũng thấy nước mắt rơi,  hết cô phụ này nước mắt vừa khô, đến  cô  phụ kia nước mắt đang đầm đìa,  xuân nữ kia vừa tiễn 1 người đi , nước mắt rồi sẽ rơi.
              Tất cả nói lên rằng: ' chúng ta đang mất nhau'. Trong bối cảnh như thế, bài thơ Tưởng như còn người yêu mê loạn  trong từng câu thơ, những tiếng nấc nghện ngào. Người ta có quá khứ, chỉ để khóc than :
                                               Ngày  mai đi nhận xác chồng
                                           Say đi dể thấy mình không là mình
                                           (TƯỞNG NHƯ CÒN NGƯỜI YÊU / LÊ THỊ Ý )
               Một bài thơ buồn thảm, đau xót tận cùng. Mỗi một câu, chữ trong bài thơ biến thành những tiếng nấc, và những tiếng nấc ấy càng hay càng  bay cao, vay xa - khi một con người nổi tiếng  là phù thủy âm thanh, đã phổ thành những nốt nhạc lung linh như ánh nến, chập chờn, như hồn oan:
                                                  Ngày mai đi nhận xác anh
                                            Cuồng si thuở ấy hiển linh bây giờ
                                                   Cao nguyên gió lạnh ơ hờ
                                            Thân con góa phụ mịt mủ vết son
                                                  Tình ta há chẳng vuông tròn
                                             Say đi để tưởng như còn người yêu .
                  Thế giới  góa phụ, ngoài tang tóc, còn là thế giới hồi tưởng, huyễn mộng:
                                                   Chao ôi  thèm nụ hôn quen
                                              Chong đèn hẹn sẽ đêm đêm đợi chờ
                    Có một  thời gian dài Sài Gòn, hoà bình như một lời cầu nguyện, không chỉ riêng có trong thánh đường, chùa chiền; mà vang lên ở bất cứ nơi nào có sự hiện diện của con người.  Ca khúc Tưởng  như còn người yêu trở thành  khúc tang lễ, ở bất cư nơi nào có con người khóc biệt nhau. Hình ảnh những ngọn nến thắp sáng trên nắp quan tài trở thành hình tượng cho những cuộc chia lìa, khỏi đi, từ khi người nam, người nữ đưa nhau vào thánh đường, giữa tiếng nhạc Oui devant Dieu. Người ta tìm được  hạnh phúc trong những nỗi đau.
                 Nhiều lần ngồi bên Lê Thị Ý, tôi muốn hỏi, làm sao cô có thể sáng tác được bài thơ, ở đó, nỗi đau tận cùng, kẻ ngoài cuộc chẳng thể có những cảm xúc thật đến thế ? 
 Phải chăng, Lê Thị Ý đã bước qua, là người trong cuộc, thì :
                                                  Mùi hương cứ tưởng hơi chồng
                                              Ôm mồ cứ tưởng ôm vòng người yêu
                  Bây giờ , thời tang tóc  ấy đã qua lâu rồi, nhưng thơ vẫn còn đó. Tôi gặp Lê thị Ý vẫn cô đơn.  Hình như cô vẫn cô đơn.  Không tìm người được thương yêu, hay không thể yêu được nữa ?  Có bao nhiêu người phụ nữ trở thành như thế ?
                   Những năm  cuối thập niên 70, tôi thường đến nhà Vương Đức Lệ - Lê Thị Ý ở với chị gái, những khi chúng tôi ghé thăm.  Lê Thị Ý luôn có mặt, đặc biệt những hôm có L.Đ cùng đi theo. Một chút biệt đãi nào đó, Lê Thị Ý dành cho l. Đ?  Có 1 điều cần nói cho rõ, từ khi bài thơ  Tưởng như còn người  yêu được phổ nhạc, trở nên nổi tiếng ( ... ) .
               Chúng ta hãy đọc 1 vài đoạn thơ cô làm, khu vừa đặt chân lên đất Mỹ :
                                              Nước Mỹ bao la em chẳng còn gì
                                              Nay khát vọng ngày đi giờ cũng tắt
                                              Từ đó xa quê sầu vây ngằn ngặt
                                              Lưu lạc phương trời đuổi bắt hư danh
                                              ( THƯ CHO NGƯỜI Ở LẠI / LÊ THỊ Ý  )
                 Có thể  cuộc sống vật chất ở xứ người sung túc, nhưng chưa đủ cho những người như Lê Thị Ý. Cái mà cô thiếu, không chờ cô ở nước Mỹ, dù bất cứ ở nơi đâu, nó vẫn ẩn mình nơi sâu thẳm, tận đáy tâm hồn cô: Thân côi khép kín trong tà áo đen .
                  Bây giờ  thơ đã là dĩ vãng, người cũng đã hạc nội mây ngàn. Những ai đã từng hơn 1 lần nghe ca khúc Tưởng như còn người yêu - đôi khi chợt nhớ lại, cũng chỉ để nhớ một thời xa khuất. Cuộc sống hiện tại, với những đổi thay cuồn cuộn, người ta dễ quên hơn.

Source NNS - Lá Thư Úc Châu

***

Lê Thị Ý: Tác giả ‘ngày mai đi nhận xác chồng’
 


 
 

Cuối thập niên 70, trong bối cảnh chiến tranh lên cao điểm, ca khúc “Tưởng Như Còn Người Yêu” do Phạm Duy phổ nhạc từ thơ của Lê Thị Ý gây xúc động lớn lao cho người nghe.Nhà thơ Lê thị Ý xuất thân trong một gia đình văn nghệ. Người anh lớn là nhà thơ Vương Ðức Lệ, người chị lớn là nhà văn Phượng Kiều và cô em gái là nhà văn Lê Thị Nhị.

Lê Thị Ý làm thơ rất sớm, từ lúc còn học trung học và viết đều hơn khi theo gia đình vào Nam năm 1954.

Nhân dịp từ Virginia đến California ra mắt tác phẩm mới tại phòng sinh hoạt Lê Ðình Ðiểu của nhật báo Người Việt, bà đã dành cho biên tập viên Ðinh Quang Anh Thái cuộc nói chuyện thân mật sau đây.

-ÐQAThái: Tình khúc “Tưởng Như Còn Người Yêu”, thơ của bà, Phạm Duy phổ nhạc; tựa đề khởi thủy của bài thơ là gì ạ?

-Nhà thơ Lê Thị Ý: Lúc bấy giờ vào năm 1970, tôi viết 10 bài thơ trong tập thơ “Mười Bài Thương Ca”; bài mà Phạm Duy phổ thành ca khúc là “Thương Ca 1”.

-ÐQAThái: Phải chăng chính bà là người góa phụ đi nhận xác chồng trong bài thơ?

-Nhà thơ Lê Thị Ý: (cười thoải mái) Không. Cho tới bây giờ tôi vẫn độc thân.

-ÐQAThái: Vậy, bà lấy cảm xúc từ đâu để viết nên bài thơ bất hủ này?

-Nhà thơ Lê Thị Ý: Lúc đó là năm 1970, tôi sống tại Pleiku. Thành phố nhỏ bé này vào giai đoạn chiến tranh khốc liệt, chỉ thấy lính, vợ lính, xe tăng, xe Jeep; hầu như không thấy gì khác nữa. Nhà tôi ở gần nhà xác của quân đội. Tôi chứng kiến cảnh biết bao các bà đi nhận xác chồng. Tôi thấy đàn bà, con nít đến lật cái poncho quấn xác để nhìn mặt người thân, cảnh đó khiến tôi đau đớn không chịu nổi. Rõ ràng nỗi đau của những người có chồng chết trận là nỗi đau của chính mình. Thành thật, tôi vô cùng xúc động và chính tôi sống bằng hình ảnh những người vợ lính, vợ sĩ quan khóc bên xác chồng. Nỗi buồn đau đó là nỗi buồn đau của mình.

-ÐQAThái: Bài “Thương Ca 1”, Phạm Duy phổ nhạc, ngay khi được phổ biến, đã chiếm tâm hồn người nghe. Nhưng cũng có người lên án bài này “phản chiến”; bà nghĩ sao ạ?

-Nhà thơ Lê Thị Ý: Khi tôi làm thơ, tôi xúc cảm thế nào thì tôi viết ra như thế. Thế thôi. Tôi không nghĩ gì khác cả. Bài thơ được phổ biến cũng là một sự ngẫu nhiên.

Một người bạn của anh Vương Ðức Lệ tôi đến nhà chơi, thấy bài thơ bèn đưa cho cụ Nguyễn Ðức Quỳnh - người trụ trì sinh hoạt “Ðàm Trường Viễn Kiến” ở nhà cụ tại Sài Gòn quy tụ rất nhiều văn nghệ sĩ, trí thức, nhà văn, nhà báo - Cụ Quỳnh đọc, thấy hay bèn đưa cho ông Phạm Duy phổ nhạc. Cho nên, bài thơ của tôi được mọi người thương hoặc cho là phản chiến thì cũng là việc tình cờ thôi, may mắn thôi, chứ tôi không chủ ý trước việc phổ biến bài thơ.

-ÐQAThái: Khi phổ thành ca khúc, hình như Phạm Duy có sửa vài lời trong bài thơ?

-Nhà thơ Lê Thị Ý: Ðúng vậy. Có lẽ ông Phạm Duy sửa vài chữ cho nó hòa hợp với âm điệu bài nhạc hơn. Có câu ông Phạm Duy cắt bớt. Thí dụ câu tôi viết, “Chiếc quan tài phủ cờ màu, hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng” thì Phạm Duy sửa thành “Bây giờ anh phủ mầu cờ” và cắt đi câu thơ kế tiếp.

-ÐQAThái: “Hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng”, tại sao lại phũ phàng ạ?

-Nhà thơ Lê Thị Ý: Khi đau đớn thì cái gì cũng phũ phàng cả. Phũ phàng là hình ảnh đau đớn, quằn quại.

-ÐQAThái: Khi nhạc sĩ Phạm Duy đổi chữ và cắt bớt câu thơ như vậy, là tác giả, bà có thấy mất đi nguyên ý khi cảm xúc sáng tác không?

-Nhà thơ Lê Thị Ý: Tôi không nghĩ gì và cũng không thắc mắc, không để ý chuyện đó, vì khi tôi làm thơ, tôi theo vần điệu của thơ, còn ông Phạm Duy làm nhạc thì ông cảm hứng theo nốt nhạc.

-ÐQAThái: Hỏi câu này bà thứ lỗi cho, bà có người yêu là lính không?

-Nhà thơ Lê Thị Ý: (ngập ngừng..., cười) Chắc cũng phải có chứ ạ!

-ÐQAThái: Bài thơ “Thương Ca 1” do bà sáng tác và Phạm Duy phổ nhạc, đã từ lâu trở thành của quần chúng. Nghĩa là, người ta hát say sưa mà không còn nhớ tới tên tác giả. Nếu tình cờ, ở một nơi chốn nào đó, bỗng nhiên nghe có người hát, có người nói tới bài thơ này, tâm trạng của bà sẽ ra sao?

-Nhà thơ Lê Thị Ý: Tôi vui chứ ạ. Vì tôi thấy tôi may mắn có người biết đến thơ của mình; mà thực sự khi làm thơ, tôi làm vì tôi thấy cần làm thôi, chứ không mang ước vọng có con mắt nào đó để ý đến thơ mình (cười).

-ÐQAThái: Bà có thể đọc cho nghe nguyên văn bài “Thương Ca 1”.

-Nhà thơ Lê Thị Ý:

“Ngày mai đi nhận xác chồng
Say đi để thấy mình không là mình
Say đi cho rõ người tình
Cuồng si độ ấy hiển linh bây giờ
Cao nguyên hoang lạnh ơ hờ
Như môi thiếu phụ nhạt mờ dấu son
Tình ta không thể vuông tròn
Say đi mà tưởng như còn người yêu
Phi cơ đáp xuống một chiều
Khung mây bàng bạc mang nhiều xót xa
Dài hơi hát khúc thương ca
Thân côi khép kín trong tà áo đen
Chao ơi thèm nụ hôn quen
Ðêm đêm hẹn sẽ chong đèn chờ nhau
Chiếc quan tài phủ cờ màu
Hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng
Em không thấy được xác chàng
Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong?
Mùi hương cứ tưởng hơi chồng
Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai.”

-ÐQAThái: Nếu dùng thơ để kết thúc cuộc phỏng vấn này, bà sẽ chọn những câu thơ nào?

-Nhà thơ Lê Thị Ý: Tôi muốn dùng hai câu thơ cuối của bài “Thương Ca 1” là “Mùi hương cứ tưởng hơi chồng, nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai”, để nói lên tâm trạng người góa phụ trong chiến tranh, trong nỗi đau tận cùng, cảm xúc như mình vẫn còn người mình yêu.

-ÐQAThái: Cám ơn bà đã nhắc nhớ lại một bài thơ bất hủ nói lên nỗi đau của con người và đất nước Việt Nam thời còn chinh chiến.
 
___________________
 
 
Ảnh: Tiếc Thương - Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Những điều cấm kị với giấc ngủ



Việc trùm đầu hay nằm ngửa trong giấc ngủ sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái căng thẳng và đau đầu khi thức dậy vào ngày hôm sau.



Ăn xong đi ngủ ngay

Con người sau khi đi vào giấc ngủ, hoạt động của các bộ phận có thể đều chậm lại và đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Nếu ăn xong đi ngủ ngay thì ruột và dạ dày lại phải hoạt động, tăng thêm gánh nặng cho các cơ quan này, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon mà còn tổn hại cho sức khỏe.



Nói chuyện trước khi đi ngủ.

Nói chuyện nhiều trước khi đi ngủ dễ khiến cho não bộ hưng phấn, tư duy hoạt bát, bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.



Hoạt động trí óc quá nhiều trước khi đi ngủ

Nếu phải học tập hoặc làm việc vào buổi tối, hãy làm từ sớm để trước khi ngủ, não bạn không căng thẳng. Làm việc quá khuya,não bạn sẽ rơi vào trạng thái hưng phấn, vì thế mà mặc dù đã nằm trên giường nhưng bạn khó có thể ngủ ngay. Lâu dần, sự khó ngủ này sẽ dẫn đến những đêm thức trắng.



Tinh thần quá xúc động

Cảm xúc hỉ nộ ái ố của con người đều rất dễ ảnhhưởng đến sự hưng phấn hoặc nhầm lẫn của hệ thần kinh trung ương, khiến bạn khó vào giấc ngủ, thậm chí mất ngủ. Do đó trước khi đi ngủ không nên quá vui hoặc quá buồn hoặc lo lắng tức giận, hãy để tinh thần thư thái, như thế bạn sẽ thấy ngủ ngon không khó.



Uống trà đặc hoặc cà phê

Trà đặc hay cà phê thuộc loại đồ uống có tính kích thích, chứa chất cafein khiến tinh thần của bạn tỉnh táo, không thể ngủ được.



Há miệng khi ngủ

Há miệng khi ngủ sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus trong không khí dễ dàng đi vào cơ thể, gây bệnh cho bạn. Việc này cũng dễ khiến phổi và dạ dày gặp phải sự kích thích của không khí lạnh và bụi bẩn, dẫn đến nhiều bệnh về hô hấp.



Trùm đầu khi ngủ

Người già hay sợ lạnh nên thích trùm chăn kín đầu khi ngủ. Làm như vậy cơ thể sẽ hít vào một lượng CO2 khá lớn do chính mình thở ra, đồng thời thiếu khí oxy bổ sung cho cơ thể, không hề có lợi cho sức khỏe.



Nằm ngửa để ngủ

Tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng về bên phải, như vậy xương và cơ toàn thân ở vào trạng thái thả lỏng tự nhiên, dễ dàng đi vào giấc ngủ. Nằm ngửa nghĩa là xương và cơ toàn thân vẫn ở trạng thái căng thẳng, không có lợi cho việc loại bỏ mệt mỏi sau một ngày làmviệc, còn rất dễ khiến bạn gặp ác mộng do cánh tay để lên ngực khi ngủ.



Để ánh đèn chiếu thẳng vào mắt

Khi ngủ dù mắt nhắm nhưng vẫn cảm giác được ánhsáng. Để đèn chiếu vào mắt khi ngủ rất dễ khiến tâm thần bất an, khóvào giấc ngủ sâu, hơn nữa rất dễ bị giật mình tỉnh giấc.



Để gió thổi trực tiếp vào người khi ngủ

Phòng ngủ nên đảm bảo không khí lưu thông thoángmát, nhưng không nên để gió thổi trực tiếp vào người. Khi vào giấc ngủ sâu, khả năng thích ứng của cơ thể con người đối với thế giới bên ngoài rất thấp. Nếu để gió thổi trực tiếp vào người, để lâu rất dễ gây cảm lạnh hoặc trúng gió.

Theo Giadinhtre



Source Internet.

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Chuyện Kể Thiếu Uý 9 Ngày

Phạm Văn Hùng SVSQVBĐL K28


Câu chuyện tôi sắp kể cũ xưa lắm rồi những gần 35 năm chớ ít gì. Ngày 30 tháng 4 năm 2010 tới là đánh dấu 35 năm tính từ ngày 30 tháng 4 năm 1975. Lẹ quá! Tôi có thằng bạn chung khóa tên Trần Hiệp về cùng Lữ Đoàn 1 Dù. Theo như lời nó nói, có 6 Thiếu úy về mỗi tiểu đoàn, chia đều 3 cho khóa 28 và 3 cho khóa 29. Khóa 28 có nó và Lê Phước Nhuận, còn thằng thứ ba tụi nó không nhớ ra ai, tôi nhận bừa, tôi chứ ai. Nhưng nếu là tôi, sao tôi không về Tiểu Đoàn 1 mà lọt chọt về Tiểu Đoàn 8/Đại đội 83. Như đúng lời nó nói, vậy Tiểu Đoàn 8 hẳn phải còn 2 ông khoá 28 nữa. Hai người đó là ai và còn người thứ ba bên Tiểu Đoàn 1. Chúng tôi tranh luận và bắt đầu ghi nhớ lại khởi điểm từ Núi Đất, Phước Tuy, với hy vọng quí niên trưởng và các bạn nào có góp mặt vào thời điểm ấy cho chúng tôi biết tin thêm.

Cám ơn! Như tôi nói biến chuyển thời cuộc đã qua 35 năm, mọi sai sót ắt phải có mong quí vị bỏ qua cũng như với cấp bậc Thiếu Úy mới ra trường, ăn chưa no lo chưa tới, xin quí vị thứ lỗi luôn. Phải bắt đầu như thế nào đây? Ừm, cho tôi nói về Trần Hiệp trước. Sau khi trưởng toán Lê Phước Nhuận trình diện các tân thiếu úy 28, 29 lên Tham Mưu Ban 3 Tiểu Đoàn 1 Dù, niên trưởng Thể K24 còn chấn chỉnh trưởng toán trình diện với quân phục không được gọn gàng, cũng may không bị hít đất. Sau đó cả toán được trình diện lên Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu Tá Ngô Tùng Châu K18.

May mắn cho tụi nó hôm đó la Thiếu Tá Châu có người nhà ra thăm nên được ưu ái đãi ăn một bữa cơm dã chiến gồm bánh hỏi và thịt heo quay trước khi ra đại đội trình diện. Hiệp nhà ta ra đại đội mừng húm gặp lại niên trưởng Thọ K25 đang làm đại đội trưởng. Chả là hồi ở trong trường hai người cùng chung Đại Đội H. Ngày vui không bao lâu, nó và đơn vị phải gian khổ mới kéo nhau về trình diện Vũng Tàu kể từ khi chân cầu Cỏ May bị giựt sập. Đơn vị nó được chỉ định đóng ở bãi sau Vũng Tàu. Chưa yên, qua ngày 29 tháng 4 bị ăn đạn pháo ở Bến Đá, Vũng Tàu, khi đơn vị nó định theo chân Lữ Đoàn rời về Vàm Láng, Gò Công. Vì đi ghe nhỏ, nó chậm chạp vào Gò Công ngày 30 tháng 4, chuyện tan đàn xảy nghé đã diễn ra tại đây và nó bơ vơ từ dạo đó.

Đúng là ngày vui qua mau, thời gian 9 ngày Thiếu Úy ray rứt nó mãi trong lao tù cộng sản. Tại sao ngày đó không đi tha phương để khỏi bị cảnh đày đọa ngay trên quê hương? Nó hối hận chọn lầm đường ở lại. Quay sang Lê Phước Nhuận, Thiếu Úy 9 ngày của nó thật oanh liệt. Nó về Đại Đội 15 thuộc Tiểu Đoàn 1, nắm chức Đại Đội Phó. Tối 25 tháng 4 được dự lễ khao quân ở tiểu khu Phước Tuy nhưng qua tối 26 lãnh trọn đêm đạn địch pháo kích, và ngày 27 bị địch quân vây hãm trong đồn Nhà Đá. Trung đội của nó phải mở đường máu thoát ra ngoài và nhờ liên lạc được với niên trưởng Thể mới tìm đường về Bến Đá vào ngày 28. Sau một đêm yên bình trên tàu đánh cá, ngày 29 chiếc tàu của nó lại phải chạy tránh né đạn pháo kích nơi này. Ngày 30 tàu nó vẫn còn lang thang trên biển không biết Lữ Đoàn 1 đã về Vàm Láng, Gò Công.

Sau cùng, nó được Mỹ vớt ngày 1 tháng 5 và từ đó nó bắt đầu cuộc đời lưu vong. Còn tôi, cũng Thiếu Úy 9 ngày nhưng không có lấy một ngày oanh liệt như bạn tôi, Lê Phước Nhuận. Và đây, câu chuyện của tôi. Ngày 21 tháng 4 năm 1975, khóa 28, 29 rủ nhau ra trường một lượt. Lễ mãn khóa với quân phục và nón sắt, chúng tôi hăm hở lên đường. Có điều trùng hợp, ngày lịch sử của hai khóa chúng tôi cũng là ngày lịch sử cho đất nước Việt Nam Cộng Hòa, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Ngày 24 tháng 4, toán Nhảy Dù chúng tôi ra trình diện Lữ Đoàn 1 tại Núi Đất, Phước Tuy sau nhiều ngày nằm chờ dài cổ ở trai Hoàng Hoa Thám, Sài Gòn. Tôi về Tiểu Đoàn 8, Đại Đội 83, Đại Úy Hiệu đại đội trưởng.

Đêm đó, theo lệnh cấp trên, Đại Úy Hiệu đưa đại đội lên ngọn đồi cao nhất của Phước Tuy trú đóng. Tôi chưa có chức vụ gì trong đại đội, chỉ theo sau lưng để quan sát lối hành quân của ông ta. Trời khá khuya, dưới ánh trăng mờ nhạt bỗng ai cũng nghe hai tiếng bịch, bịch rổi im lặng sau đó. Ổng đang đi ngon trớn, khựng lại hơi khòm xuống và hỏi nhanh về phía trước:
- Đ.M. cái gì đó? Chừng mươi giây sau có tiếng khàn khàn rất nhỏ vọng lại từ phía trước: - Dạ... thưa... có thằng hái đu đủ!

- Đ.M. kêu nó tới đây. Giọng ổng đanh lại và đứng thẳng người lên. Đằng trước có dáng dấp một người nhỏ con hơi lùn chạy lom khom đến và chuẩn bị trình diện thì bình, bịch, bình , bịch. Ổng, không nhiều tay, giơ chân đá hai ba cái lên thân hình người lính gây tội ấy:
- Đ.M. mầy muốn giết cả đám hả? Đã biểu im lặng mà. Những tiếng động mà ổng giáng xuống người lính, còn lớn hơn trái đu đủ rớt. Vậy mà ổng kêu im lặng. Tôi quì ở phía sau ở thế thủ nghĩ thầm. Mẹ, Nhảy Dù kỷ luật quá xá và đây là lần đầu tôi thấy sĩ quan đánh lính. Rồi thì cũng lên tới đồi, bây chừ ổng mới nói chuyện với tôi, đại khái đại đội tạm thời đang đầy đủ quân số, tôi cho thiếu úy một thằng lo ăn ngủ trước, sau đó sẽ tính. Tôi biểu thằng tà lọt trải poncho ngủ gần ổng. Ổng ngủ võng, tôi mới ra làm gì có võng. Cứ bám theo gần ổng, tuổi thọ của tôi biết đâu có thể nâng lên được một cấp!'

Sáng hôm sau, ngày 25 tháng 4, gần trưa có thượng sĩ phát lương từ Sài Gòn ra, ông ta phải trèo lên chỗ đóng quân mà phát lương. Thế ông ta từ Sài Gòn ra và lên ngọn đồi này bằng cách nào, tôi không biết! Ai cũng có phần, cũng có tiền nhưng tôi thì không. Mẹ, mới ra binh chủng Dù có một đêm làm gì có tên trong sổ quân đòi lương với phạn! Thấy tôi đứng xớ rớ gần đó, đại úy của tôi ngoắc lại hỏi còn tiền xài không? Tôi đang đói meo đây, ngày ra trường chọn về Nhảy Dù, hết mẹ nó tiền, chơi luôn chiếc nhẩn Võ Bị vào tiệm cầm đồ, mua ngay bộ đồ Dù và những thứ lỉnh kỉnh khác. Bây giờ đứng trước mặt ông, tôi chỉ có tờ giấy cầm đồ, giấy chứng nhận tại ngũ, bằng Dù, căn cước Sinh Viên Sĩ Quan, và thẻ lãnh lương củ rích của trường. Nói tới thẻ lãnh lương này mới ngán ngẫm, lương tháng nào ra cũng bị anh Ba Râu chủ câu lạc bộ trong trường thò bàn tay vào và ngắt đi hơn một nửa. Đại úy thấy tôi khổ sở ca bài con cá, bèn nói ông thượng sĩ phát lương, cho tôi mượn trước 5000 đồng.
Úi chà, Nhảy Dù số một, Đại Úy Hiệu của tôi ‘number one’!'

Có tiền, tôi và thằng đệ tử xuống ngay xóm dưới chân đồi mua sắm liền. Chẳng mua gì ngoài ba thứ như mì gói, tôm khô, thuốc lá. Thiếu gì thì thiếu chớ không thể thiếu được thuốc lá. Tối đó, tôi có một đêm huy hoàng. Mà lạ, kế bên chỗ tôi nằm có thằng đệ tử của Đai Úy Hiệu đào ngũ mất tiêu. Tôi quên nói Đại Úy Hiệu có tới ba bốn thằng đệ tử lận. Cái thằng tía lia tối qua nghe nó kể chuyện rất rành rọt về tiếng chim kêu, chim hót. Chỉ cần nghe tiếng con chim kêu hót là nó biết tỏng ngay con chim gì. Nó kể ra vanh vách tên những loại chim ở dưới quê của nó, thân thể, màu sắc, lông lá. Nó diễn tả qua tiếng huýt gió điêu luyện, nghe như có nhiều loại chim đang bay đậu quanh tôi, những con chim hót đêm khuya! Đúng hơn nó chính là chim, hôm nay chờ lãnh lương xong chim bay biền biệt. Tối nay tôi không còn nghe tiếng chim hót.

Ngày 26 tháng 4, trong ngày an lành, không có nhiệm vụ gì làm, tôi lang thang bên triền đồi. Đồi núi vắng lặng, gió hiu hiu, tôi muốn ngủ nhưng không dám ngủ. Tôi chợt nhớ về trường, về bè bạn. Giờ tôi cô đơn thật, không bạn bè chọc cho nó chưởi, cho nó cười.... Có mất đi nhưng sinh hoạt hằng ngày, đùng một cái thay đổi hoàn cảnh thấy luyến tiếc nhớ thương. Nhớ cô đào mà cách đây một tháng vẫn còn tay trong tay, nhớ da diết. Tối 26, cộng quân bắt đầu pháo kích đến trung tâm Vạn Kiếp, thị xã Phước Tuy và vào Trường Thiết Giáp. Tôi không biết trường này bị bao nhiêu trái nhưng tôi biết bị nhiều lắm, hình như Trường Thiếu Sinh Quân cũng bị lây.
Đạn pháo kích lẫn đại bác được bắn đi từ hướng Long Khánh. Cả đại đội, kẻ đứng người ngồi nhìn bất động. Tôi nghe được tiếng đạn xé gió rào rào đến mục tiêu, tôi không nghe tiếng ai kêu khóc chỉ nghe tiếng đạn bay, lằn chớp, tiếng nổ.

Sáng 27, đại đội lục đục kéo xuống quốc lộ. Sau hai ngày 'do not thing' và ngắm pháo bông tối qua, tới rã rời . Vừa tới quốc lộ bị ngay những tên cộng quân đóng chốt bắn loạn cào cào. Cũng may không ai bị thương, tôi cũng không biết trung đội nào ở phía trước đã bứng cái chốt ấy, như tôi đã nói, tôi chưa được giao nhiệm vụ gì ngoài đi theo sau lưng ông đại đội trưởng, nên không biết gì nhiều ngoài cái lưng của ổng. Băng qua quốc lộ, có những tiếng súng dồn dập, tôi không đoán được AK hay M16 và… ô hay, ông Đại Úy bùa hộ mạng của tôi biến đâu mất tiêu! Tôi nhìn thằng đệ tử (cũng may còn có nó) hỏi nó có thấy ổng ở đâu không? Nó nhìn tôi lắc đầu và lắc đầu. Tôi biết khuôn mặt tôi lúc bấy giờ chắc khó coi lắm cho nên nó cứ nhìn tôi mà lắc đầu hoài. Không biết ổng đã qua bên này chưa? Trở lại bên đó, eo ơi chắc bỏ mạng. Nhìn quanh tôi thấy ổng từ xa sau những gò đất. Mẹ, ổng lẹ thiệt! Mới đó rẹt rẹt băng qua quốc lộ, đã ở tuốt đàng xa. Tôi thật lờ quờ! Có những tiếng nổ lớn trên quốc lộ hướng về Vũng Tàu. Tôi được biết Thủy Quân Lục Chiến đã đánh sập cầu Cỏ May để chận tanks địch vào Vũng Tàu. Họ được lệnh ở đó chờ toán cuối cùng của Tiểu Đoàn 8 qua cầu rồi đánh sâp. Tiểu Đoàn 8 đi qua nhưng Đại Đội 83 thì không vì bị địch đóng chốt ngăn cản phải khựng lại lúc sang. Mon men đến chân cầu hy vọng có phương tiện nào đó còn sót lại để qua sông chợt thấy bóng dáng địch quân, mà là quân chính quy (chúng mặc đồng phục).

Đơn vị được lệnh tháo lui, địch quân cũng nhận ra sự có mặt của lính Dù không quên tiễn chúng tôi bằng những tràng đạn dòn tan. Chừ tôi đã phân biệt được đâu là AK và đâu là M16. Đơn vị lẩn nhanh vào cánh rừng sau lưng chạy dọc theo con sông (sông Cỏ May?). Cánh rừng có rất nhiều cây không lớn lắm, cành lá khẳng khiu, được cái rậm rạp đủ che chở cho đơn vị lẩn tránh. Giá như đơn vị giờ này chạy ra quốc lộ chắc chắn địch quân đang dàn hàng ngang chờ đợi. Có lẽ chúng cho rằng một con sông trước mặt nước chảy xiết, bên kia sông khu rừng sát, lính Dù không đường lựa chọn phải ra lại quốc lộ và đầu hàng. Đầu hàng lúc này đồng nghĩa với tự sát!

Do đó chúng 'enjoy' nằm chờ trên quốc lộ không thèm truy kíck chăng? Dọc theo con sông một lúc khá lâu khi biết khoảng cách đã rất xa với chân cầu Cỏ May, Đại Úy Hiệu ra dấu cho toán quân dừng lại sau khi tìm được chỗ thích hợp để qua sông. Bây giờ trời đã bắt đầu về chiều, ánh nắng không còn gay gắt soi mói chui vào lớp áo Dù ướt đẫm mồ hôi của tôi nữa. Tôi hờ hững nhìn dòng sông dưới chân, giờ tôi mới có dịp ngắm nó. Nó đục ngầu như hồ Than Thở nhưng không nhu mì hiền dịu. Nó mạnh bạo cuốn trôi những chiếc lá úa vàng và tàn nhẫn dập vùi vào lòng nước. Trong ngày chưa có cái gì vào bụng, tôi đói nhưng không muốn ăn mà cũng đâu có rảnh rỗi. Đại Úy Hiệu rất ít nói, lúc ổng nói thường kèm theo cái lệnh:
- Thiếu úy, coi chuẩn bị qua sông. Tối đến mình vào rừng sát.

Tôi “dạ” nhỏ rồi phóng nhìn khoảng cách giữa hai bờ, cũng không xa lắm, đôi bờ cách nhau mươi thước.

Chuyện nhỏ, tôi chuyển lời của đại úy lại cho thằng đệ tử, mặt nó xanh như tàu lá chuối run giọng:
- Phải bơi qua sông hả Thiếu Úy?
-Em… em không biết bơi!

- Cái gì? Mầy không biết bơi?

- Thôi chết, tôi chỉ biết bơi đại khái chớ đâu có giỏi. Quân đội của mình huấn luyện ở mỗi một người quân nhân phải biết học lăn lộn, bò trường, bắn đủ loại súng nhưng không dạy người quân nhân qua lấy một lần học bơi căn bản. Nó không biết bơi, mẹ nó, làm sao đây? Bài học vượt sông từ trường Võ Bị chợt đến, tôi áp dụng ngay: - Mầy mở ba lô lấy poncho trải ra, thêm cái của tao nữa cho chắc ăn, gom đồ bỏ hết trên đó. Mầy nhớ ôm túm đầu poncho cho chặt tao sẽ bơi kéo mầy qua sông. Nhớ ôm chặt đó! Thấy có nhiều người làm theo như tôi nhưng cũng có nhiều không làm. Họ tự mình ên lội chậm chạp mò mẫm qua sông. Nước khá sâu và chảy xiết.

Qua gần giữa giòng, trắc trở bắt đầu xảy ra. Vài người yếu sức la cầu cứu và sự hỗn loạn đã đến. Lên được bờ bên kia rồi tôi trở lại cứu thêm một hai người khác. Thật quái ác trên bờ sông bên này không có nhánh cây nào đủ dài để có thể đưa ra dòng sông cho họ nắm kéo vào. Tôi đuối sức nhìn những cánh tay tuyệt vọng từ từ chìm vào dòng nước... Tội nghiệp cho những người lính Dù tôi không biết tên đã vĩnh viễn nằm lại nơi nầy! Bên nầy sông là cánh rừng thưa, cây cối rất thấp. Đây rồi rừng sát, cây cao không quá đầu người, trời nước bao la, giang sơn của loài cò. Xa xa sau những hàng dừa xanh, vài căn nhà tranh lưa thưa dọc theo quốc lộ. Đơn vị phải đi vào chỗ chết tiệt này để tìm ra con đường sống sao đây. Đợi trời thật tối chúng tôi bắt đầu đi vào rừng sát, nước lúc đầu còn thấp chưa ngập quá giầy nhưng mau chóng cao dần. Những bước chân của tôi từ từ nặng nhọc, hai tay bắt đầu thấy mỏi và cây súng M16 trở nên nặng hơn, cuối cùng nó nằm trên nón sắt ngon ơ. Trời về khuya, mực nước cao hơn thêm có chỗ cao tới rún. Cuộc đời tôi không lẽ phải chấm hết nơi nầy!

Đại úy Hiệu cho dừng quân, mọi người tự tìm cho mình những thân cây và bám vào. Khổ nổi ở đây không có cây nào cao hết, cho dù có tìm được cũng không đủ cao mà ngồi rút chân ra khỏi nước. Tôi trông thấy Đại Úy Hiệu ngoắc thằng đệ tử của ổng lại gần và thấy nó đưa cho ổng chai rượu Cognac, ổng tu một hơi dài sảng khoái. Tôi không thèm rượu nhưng lúc này nếu được mời tôi cũng làm một ngụm cho ấm lòng, bỗng dưng tôi thèm một hơi thuốc, khói thuốc có lẽ sẽ tăng thêm nghị lực cho tôi trong hoàn cảnh này. Cái cảnh ở trong nước như thế này rõ thật chán, nằm không được ngồi cũng không xong mà đứng một chỗ sẽ bị lún. Cha mẹ ơi! Tân Khóa Sinh đã khổ, cảnh này còn khổ hơn!

Đêm thật tĩnh mịch! Chỉ có những tiếng động do lính Dù gây ra, nhưng sau đó nhanh chóng trả lại sự yên tĩnh. Có tiếng mái chèo khua đâu đây nhịp nhàng khuấy động, âm thanh của một con thuyền đang lướt trên nước. Thuyền ai đi trong khuya trên biển nước mênh mông này nhỉ? Dưới ngọn đèn bấc mù mờ treo đu đưa bên mạn thuyền, con thuyền từ từ hiện ra, tiếng mái chèo vẫn đều đều khua động trên nước. Người trên thuyền chưa biết có sự hiện diện của lính Dù đang trố mắt ngạc nhiên nhìn nó đến. Nó không đến vì chúng tôi, nó chỉ tình cờ đi ngang qua và tiếng mái chèo vẫn đều vang trên sóng nước. Tôi nhìn Đại Úy Hiệu thăm dò, chắc ổng đang suy nghĩ tính toán dử lắm, và ổng quyết định cho lính ra chận thuyền. Nếu là thuyền của dân sẽ nhờ họ đưa lính Dù vào bờ, thuyền nhỏ vô ra hai ba chuyến rồi cũng vận chuyển hết toán lính vào bờ. Nếu là thuyền của địch quân, tất nhiên lính Dù sẽ tấn chiếm thuyền và dùng thuyền làm sinh lộ. Đằng nào cũng phải có thuyền. Đang lúc khát nước gặp trời mưa, buồn ngủ gặp chiếu manh, đang lúc chết đuối có thuyền ra giúp. Ối giời! Đặc ân đó trời ban cho.

Thế nhưng... trên thuyền có hai vợ chồng già và một xác chết đàn bà, họ nói đưa cái xác đó vào làng trước khi trời sáng nên họ phải rời nhà lúc giữa khuya và chỗ họ đi không phải chỗ chúng tôi đến. Đại úy Hiệu cho họ đi có lẽ vì xác chết kia chăng? Ổng không muốn bị dây dưa báo oán hay ổng tội nghiệp cho đôi vợ chồng già nọ. Tôi biết người lính trên chiến trường thường hay tin vào huyền bí của những người khuất mặt, khuất mày phù hộ họ, cho người còn sống được tai bay nạn khỏi. Chúng tôi cũng mau chóng rời địa điểm, đâu biết được nếu họ là người phía bên kia. Thủy triều hạ xuống khi trời gần sáng, đơn vị không gặp những trở ngại nào khác và bình yên vào Vũng Tàu trưa ngày 28 tháng 4. Vũng Tàu, thành phố lần đầu tôi đặt chân đến, cái tên thật bình dị, mộc mạc. Không khí chiến tranh chưa tràn đến, người dân vẫn sống, vẫn buôn bán, vẫn ăn uống nhưng chưa đến không có nghĩa không đến. Trên khuôn mặt mọi người ai cũng hoang mang, tin chiến sự nóng dồn dập trên những nẻo đường mà toàn tin bất lợi cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nhảy Dù cũng không thoát khỏi cảnh ngộ này. Lính Dù bị dồn nén co cụm không lối thoát khi đi vào Vũng Tàu, những cấp chỉ huy Dù chắc cũng thấy vậy nên hành động đầu tiên khi đến đây là kiểm soát hết tàu bè trong vùng. Địch quân chưa bao giờ kiểm soát được vùng biển, vùng duyên hải, họ không có khả năng đó. Đường bộ hầu như địch quân đã hoàn toàn kiểm soát, quốc lộ bị đứt đoạn, bầm dập chia từng mảnh nhỏ. Đường trên trời, coi như mộng tưởng, mọi trực thăng vận đang bận rộn cho những cuộc di tản hành trình ra hạm đội đâu có dư cho Nhảy Dù, nếu có chỉ một chiếc nhưng là'one way ticket'.

Tại sao lính Dù phải đi vào Vũng Tàu? Cho đến bây giờ tôi vẫn vương vấn hoài câu hỏi đó. Binh pháp ngàn xưa không bao giờ hành quân vào ngỏ cụt ngoài dụng tâm dụ địch hoặc có những phương kế thần sầu. Vũng Tàu, một ngày êm dịu nhưng cũng là điềm báo trước cho những ngày oi bức sắp tới. Tôi không có gì làm, lang thang trong bộ chỉ huy hoài cũng chán (đã nói tôi chưa có nhiệm vụ mà). Bộ chỉ huy tạm thời nằm trong một trường trung học, tên gì (?) không tài nào nhớ nổi. Đại đội tôi là đơn vị cuối cùng bị thất lạc một ngày một đêm trong rừng sát. Về muộn không có nơi cư ngụ nên được nằm gần Đại Bàng. Tôi và thằng đệ tử lẻn ra ngoài tìm đến các trại tạm cư cho những người ngoài Trung vào, nhất là những khu tạm cư người Đà Nẵng. Thời buổi tao loạn, ai đi tìm người thân cũng được những ánh mắt thiện cảm nhưng tiếp theo đó chỉ là những chuỗi lắc đầu. Họ được chỉ định tạm trú ở Vũng Tàu từ sau cuộc di tản kinh hoàng ngoài Đà Nẵng, những ai có thân nhân ở miền Nam họ đã sum hợp và tá túc nơi khác. Những người còn lại rất khổ nếu không nói là thê thảm, chính quyền lúc đó bề bộn bởi chiến cuộc cáng đáng nào xuể, cũng chẳng cơ quan từ thiện nào lưu tâm tới.

Không tìm ra một ai quen, tôi lững thững quay lại bộ chỉ huy, ngoài chuyện tìm thân nhân tôi chẳng có mục đích nào khác. Vũng Tàu quá mới mẻ với tôi, người trên đường ai cũng bước vội, dưới đường Honda ngược xuôi như mắc cửi chở đầy đồ đạc. Sắp sửa có di tản như tôi đã thấy từ Đà Lạt về Bình Tuy, ở đây quốc lộ đã bị cắt rồi, di tản cách nào khác hơn đường biển. Xa xa tôi nghe tiếng đại bác vọng về. Tối 28 tháng 4, nhiệm vụ đầu tiên của tôi là tuần tiểu. Chuyện dễ dàng, không phải tôi vẫn thường hay tuần tiểu trong trường ở năm thứ 3 khi lên ca trực hay sao! Đêm nay trời mưa dai dẳng, cùng đi tuần với tôi là một Hạ Sĩ Quan, mang lon trung sĩ, tôi không nhớ tên. Đến một vọng gác không thấy lính gác, tôi quay sang anh ta:
- Mày vô trong coi ai gác ở đây vậy?

Người trung sĩ cùng tuần tra với tôi chưa kịp nhón gót, từ trong phòng học của trường trung học nay lính Dù biến thành nơi ăn ngủ, phóng nhanh ra một dáng người hấp tấp chưa kịp đội nón sắt:
- Dạ thưa em...

Lúc này anh ta nheo mắt, không nhìn vào tôi nhưng nhìn vào cổ áo của tôi và lặp lại:
- Dạ thưa em, Thiếu Úy!

Tôi chưa nói câu nào, người trung sĩ xấn tới:
- Đ.M. ai cho mầy ngủ? Kế đó là những cú đấm đá tới tấp lên người lính gát chểnh mảng ấy. Tôi vội bước đi, vì tôi biết như thế người trung sĩ sẽ theo tôi và người lính gát kia đở bị đòn hơn. Thưa quí vị, tôi kể chuyện nhỏ nhặt này để thấy kỷ luật cứng rắn không kém phần tàn bạo trong binh chủng Dù, người lính Dù ngoài trận tuyến rất tuân thủ lệnh thương cấp, cho dù biết tuân lệnh đi vào chỗ hiểm có thể không còn mạng trở ra. Chẳng lẽ sau này tôi cũng trở nên thô bạo như vậy hay sao? Kỷ luật trong trường là hình phạt, ngoài chiến trường kỷ luật cho lính dưới quyền phải là những trận đòn ư? Hạ sĩ quan đã có quyền hạn của một võ sĩ thử hỏi người lính Dù nào dám cãi lệnh cấp trên. Oai hùng nào cũng có cái giá phải trả.

Sáng 29 tháng 4, Sài Gòn cho ra một trực thăng đậu trong sân trường, tôi thấy có trung tá nói chuyện qua máy bực dọc hơi lớn tiếng (có thể Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh, Lữ Đoàn Trưởng?). Người đối thoại bên kia máy là ai tôi không biết, chỉ nghe trung tá hằn học nói nhiều thứ lắm, tôi không thể nào nhớ hết được. Đại khái có câu quan trọng tôi nghe lõm bõm:
- ....tôi không thể bỏ đám con ở đây được... không... không phải đem đi hết... chúng tôi sẽ chết tại đây... tôi cho nó về còn tôi ở lại đây...

Tôi lặng người ngồi thừ ra mông lung suy nghĩ. Vậy là tử thủ, cuộc đời tôi đọc nhiều truyện hể có tử thủ trong đó, tôi sản khoái 'enjoy' đọc người hùng tử thủ, xem thử người hùng phải chết như thế nào. Có biết đâu lát nữa đây tôi sẽ là một trong những vai chính tử thủ chốn này.

Tử thủ! Ôi Phan Nhật Nam ơi! Chuyện của ông viết mùa hè năm nào, mùa hè năm này có tên tôi đó ông! Toàn thân nghe lạnh tôi biết tôi đang run cũng may tôi đương ngồi. Câu chuyện điện đàm của Trung Tá tôi có thể đoán già đoán non. Ổng không thể bỏ lại để ra đi một mình, một là bốc hết Lữ Đoàn về Sài Gòn, hai là tử thủ Vũng Tàu. Đường bộ coi như không thể nào. Giá như vài hôm trước thay vì rút vào Vũng Tàu, di chuyển toàn thể xuôi theo quốc lộ về Sài Gòn may ra còn kịp. Một khi đã vào Vũng Tàu, cầu Cỏ May mình không giựt sập, địch quân cũng giựt sập và an tâm nhốt Lữ Đoàn 1 trong Vũng Tàu. Vô hình chung địch quân đã loại Lữ Đoàn 1 ra khỏi cuộc chơi. Giờ thì địch quân rảnh tay dốc toàn lực tiến về thủ đô. Cho vài quân canh chừng bên kia cầu Cỏ May, không cần truy kích, vài hôm sau lính Dù sẽ tìm đường vượt biển và họ không động thủ cũng chiếm được Vũng Tàu như chiếm Đà Nẵng. Giây lát sau, chiếc UH1 bỏ đi mất hút sau những hàng cây xanh. Đây là chiếc trực thăng cuối cùng đến từ Sài Gòn. 'One way ticket' cho những ai đi trên đó và không bao giờ trở lại.

Vài giờ sau chúng tôi di chuyển ra Bến Đá bằng xe GMC. Bến Đá, cảnh tượng nhốn nháo ồn ào. Dân chúng bị chận lại từ phía ngoài, tôi thấy rõ vẻ hoảng hốt lo âu trên từng khuôn mặt. Tình cảnh này giống như mấy tháng trước, chúng tôi, những sinh viên sĩ quan từ Đà Lạt di tản về và được ưu tiên vào Bình Tuy. Tôi xót xa nhìn họ, đọc được những gì họ mong mỏi trong ánh mắt, họ mong được như chúng tôi, đi theo chúng tôi. Người ta gọi là Bến Đá, phải rồi đá nhiều quá nằm kế bên ngọn núi nhỏ cũng đá nhiều hơn cây, có những tảng đá lớn rải rác đây đó. Trên bờ ngổn ngang những xe quân đội, một ít xe tư nhân nằm bơ vơ hứng bụi. Chủ nhân của những chiếc xe ấy chắc đã đi rồi nếu không cũng loanh quanh đâu đây trên thuyền. Toàn thuyền đánh cá, lớn nhỏ có đủ, trên ghe có bóng dáng lính Dù. Bây giờ tôi đã biết, chuyện tử thủ hồi sáng là không có thật, ông Trung tá chỉ dùng nó hù người Sài Gòn. Mọi chuyện lui quân đã có chuẩn bị từ trước, nếu không được trực thăng bốc về cũng còn đường biển nên hai hôm trước Dù chận hết tất cả các tàu đánh cá nào còn sót lại trên Bến Đá, cho dầu nhớt đầy đủ và lính Dù ăn ngủ trên tàu với người tài công cũng như với gia đình của họ nếu có. Và họ chờ đợi cho ngày hôm nay. Chờ khi Lữ Đoàn kéo ra Bến Đá gần đầy đủ, địch quân bắt đầu chào mừng tới tấp những cơn mưa pháo.

Lần này đạn pháo không bay ngang đầu tôi như ba hôm trước mà nó rót xuống ngay trên đầu tôi. Trái nổ bên này, trái nổ bên kia. Phó thác cho ông bà phù hộ, tôi ôm nón sắt mà phóng không định hướng. Loáng thoáng thấy có cái gì trước mắt tôi nhào vô núp không suy nghĩ, và từ đó định thần quan sát coi có vật thể nào khá hơn mà thay đổi. Kia rồi có tảng đá lớn đàng xa, tôi như bay chạy tới. Nhiều tiếng la lớn:
- Có ‘đề lô’ trên núi.

Tôi ráng mắt nhìn lên núi, chả thấy ai, có lẽ bị lộ nên họ đã ẩn núp đâu đó. Tiếp theo lính Dù phản pháo. Nào súng cối, B40, M16 bắn túi bụi lên núi. Đằng sau những tảng đá lớn, đá nhỏ, thân cây lớn bé, chơi tuốt. Nhờ vậy pháo địch thưa dần, lính Dù được lệnh lên tàu và cấp tốc rời bến. Tôi lạc mất Đại Úy Hiệu từ đây. Chiếc tàu tôi và thằng đệ tử nhảy lên chỉ có một trung đội trưởng Thiếu Úy Thủ Đức, tôi không nhớ tên, anh ta cùng đại đội với tôi, ngoài ra toàn lính Dù và vài hạ sĩ quan. Thấy tôi tiến vào buồng lái, có anh lính Dù kề tai tôi nói nhỏ:
- Ở trỏng có một chuẩn úy Thủy Quân Lục Chiến, tôi đuổi hắn lên bờ nhưng hắn không chịu lên! Sau một hồi nói chuyện tôi biết anh ta đã bỏ ngũ muốn rời Vũng Tàu.

- Anh có biết chúng tôi đi đâu không mà đòi đi theo? Tôi nói thế chứ thật ra tôi cũng đâu biết Lữ Đoàn sẽ đi về đâu? Ở bộ chỉ huy được lệnh ra Bến Đá, tới Bến Đá chưa nhận chỉ thị gì bị ăn pháo tùm lum, rồi có lệnh lên tàu. Tàu hấp tấp rời bến, chiếc sau chạy theo chiếc trước, có những chiếc đã tự ý rời cảng lúc bị pháo kích thấy chúng tôi ra vội nhập đoàn. Tôi dặn ông chuẩn úy ngồi trong góc đừng có đi lộn xộn, cấp trên mà thấy giụt ông xuống biển ráng chịu, còn tôi quay ra bắt chuyện với lão tài công:
- Sao rồi, gia đình ông đâu?

- Mấy ông có cho tôi rời tàu đâu mà rước. Thì ra hai hôm trước Dù làm áp lực, giam lỏng lão tài công. Lão nói, lão năn nỉ quá trời nhưng họ không cho, sợ ông lên bờ rồi trốn biệt lấy ai lái tàu ra khơi. Trời về chiều, gió biển hiu hiu tôi thật sự thoải mái. Tay vịn thành tàu tôi nhìn lại Vũng Tàu. Tôi chỉ thấy Bến Đá, vẫn còn bóng dáng nhiều người qua lại trên bến, vẫn còn nhiều chiếc thuyền con chòng chành trên sóng biển và lưa thưa vài tàu đánh cá còn sót lại gật gù theo chiều gió. Có một lính Dù lân la đến gần tôi tươi cười:
- Chào Thiếu Úy, em cám ơn Thiếu Úy đã cứu em khi bơi qua sông, em đâu có ngờ quần áo mặc trên người thắm nước nặng chình chịch, bơi quải quá chịu không thấu.

Tôi không nhớ anh ta nhưng có nhớ trên sông Cỏ May thấy có người sắp sửa chết chìm, tôi thuận tay nắm cổ áo kéo anh ta vào bờ. Lần đầu tiên tôi ra tay nghĩa hiệp. Sáng 30 tháng 4 Tàu cập bến tôi cũng vừa thức dậy. Tôi hỏi lão tài công đây là đâu, ông ta cộc lốc trả lời Gò Công. Rảo mắt nhìn quanh, trên nước đủ loại lưới cá giăng mắc đó đây, có loại như những hàng rào trên bờ đứng xiêu vẹo, nghiêng ngã không theo một thứ tự nào, có loại là một mảnh lưới to lớn vuông vắn được treo trên mặt nước qua bốn góc bởi những cây sào tre dài, kế bên là một cái chòi có mái lưa thưa phủ rơm rạ, chắc nơi này dùng nơi hạ lưới hay kéo lưới lên sau một thời gian nào đó ngâm lưới sâu dưới nước. Đó đây một vài chiếc xuồng con, có chiếc neo gần bờ, có chiếc trên bờ nằm trơ trọi đưa lưng phơi nắng. Bước chân lên bờ tôi cảm thấy lạc lõng trong đám lính Dù.

Hôm qua ở Bến Đá Tiểu Đoàn 1, 8, 9, 3, Pháo Binh Dù và Đại Đội 1 trinh sát vì tình hình lộn xộn mạnh ai nấy lên tàu, bây giờ đang tìm nhau về điểm họp. Từ lúc theo Đại Đội 83 xuống núi Phước Tuy, ở mỗi thời khắc trôi qua là những biến chuyển lớn tôi phải đón nhận. Những người cùng chung đại đội tôi còn chưa nhận diện đầy đủ huống hồ nguyên cả Lữ Đoàn. Những tiếng động va chạm của vũ khí hòa lẫn với những tiếng bước chân, tiếng gọi nhau, những tiếng chưởi thề...

Tất cả như đang tìm cách khuấy nhiễu cảnh vắng lặng buổi sáng trên miền đất Gò Công hiền hoà. Chung quanh chúng tôi không một người dân qua lại nhưng chắc chắn họ đang dán mắt theo dõi đoàn lính Dù này đằng sau tấm vách, sau khung cửa, từ trong những mái nhà tranh op ẹp và dĩ nhiên sẽ không thiếu những câu hỏi: Họ từ đâu đến, đến đây làm gì và sẽ đi đâu? Tôi nhìn những lối mòn đưa vào làng, những lối mòn uốn cong theo bờ mương, con rạch nhỏ dẫn đến những hàng cau xanh và mất hút sau dãy dừa nước chen lấn với những cây bần. Chừng ngần những thứ đó đang bao bọc, ấp ủ những mái nhà tranh bên kia, có người dân quê lam lũ qua nhiều năm vẫn còn lặn hụp trong chiến tranh.

Quê tôi ở gần đây, cách Gò Công một giòng sông sâu phải qua một lần phà, nước quanh năm chảy xiết chất chứa muôn vàn lục bình lúc nào cũng nhảy múa trên sóng nước. Cần Đước, quê tôi, cái tên nghe rất quen mà cũng thật xa lạ, chả là ba tôi tài xế công nhân hỏa xa bị đì đổi ra Đà Nẵng từ năm 1958. Tôi sống và lớn lên tại xứ Đà, Quảng Nam. Dạo trước khi vào Võ Bị, tôi có về quê nội Cần Đước đôi ba lần nhưng lần nào cũng sáng đi chiều về, vì lý do an ninh trong khu vực tôi không thể ở lại qua đêm. Nắng đã lên cao có thêm những chiếc tàu đánh cá từ Bến Đá chạy lạc chậm chạp tiến vào bờ. Khoảng trưa, theo chân thằng đệ tử về điểm tập họp của tiểu đoàn, tôi không gặp Đại Úy Hiệu chỉ thấy Thiếu Tá Thanh (Nguyễn Viết Thanh?) lên bục - bục, tiếng thường hay gọi trong Trường Võ Bị dùng ám chỉ người cán bộ tân khóa sinh đứng trên cao chấn chỉnh hành tội đám Tân Khóa Sinh phía dưới -

Thiếu Tá nói nhiều nhưng tôi không thể nào nhớ hết được. Giọng ông buồn pha lẫn xót xa, đằng sau ở những lời nói âm thanh nghe như nất nghẹn, thỉnh thoảng ông nhẹ ngước mặt lên cao như cố ngăn không cho đôi hàng nước mắt tuôn. Riêng tôi không biết tự lúc nào nước mắt tôi đã tuôn. Tôi không thể che dấu những giòng nước mắt tủi nhục đầu đời lính. Quanh tôi ai cũng sụt sùi, thằng đệ tử tôi rống to hơn bao giờ hết. Ôi! Việt Nam ai gây ra bao nhiêu điêu tàn, miền Nam Việt Nam chúng tôi ai gây tang thương! Dương Văn Minh, năm 63 tháng 11 ngày 2, trên làn sóng phát thanh Sài Gòn tuyên cáo chấm dứt nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa. Cũng ổng, hôm nay 30 tháng 4, khai tử nền Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa.

Chua chát thay! Sau giây phút xúc động, thiếu tá chậm rãi, Dương Văn Minh kêu gọi chúng ta buông súng nhưng chúng tôi thì không. Lữ Đoàn quyết định giao cho mọi người tự giải quyết, ai muốn đi đâu thì đi, về đâu thì về, cứ coi như chúng ta tan hàng. Riêng Lữ Đoàn sẽ về vùng 4 cùng Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam lập phòng tuyến cuối cùng. Ai ở lại sẽ cùng Lữ Đoàn rời nơi này vào chập tối. Tôi tìm một mô đất ngồi nghỉ chân. Tôi muốn ghi lại tất cả những gì nghe và thấy hôm nay nhưng không thể nào, đầu óc tôi vẫn còn đặc quánh lại bởi những chữ đầu hàng, mất nước. Chao ơi! Bi thảm quá, đời người có bao lần mất nước. Năm 54 miền Bắc di cư (di tản cũng thế thôi), họ còn cơ hội làm lại cuộc đời trong miền Nam. Bây giờ miền Nam cũng mất nốt, người của hai miền Bắc Nam mai này rồi cũng cùng chung một số phần.

Miên man suy nghĩ chưa tìm lối thoát, chợt thấy có thằng bạn cùng khóa đang khật khưởng đi ngang. Tôi biết nó cũng về Nhảy Dù nhưng không nhớ nó về đơn vị nào. Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh khất khưởng của nó ngày nào trong trường, ngồi trên bàn trong phòng ôm cây đàn chơi classic, nhìn những ngón tay của nó loáng thoáng bún nhẹ dây đàn, miệng ngậm ống vố phì phèo khói thuốc, trông như lãng tử nhân. Hôm nay phong độ ấy không thấy ở nơi nó nữa, tôi hấp tấp gọi tên nó:
-Ê Vinh, Vương Khắc Vinh.

Nó quay nhìn tôi, tôi nhìn nó, hai thằng nhìn nhau thay cho câu chào hỏi, nó chọn con đường về Sài Gòn. Ừ, thôi mày về. Ít ra mày cũng còn một gia đình để về, tao bây giờ con bà phước theo Dù về vùng 4. Chuyện mai sau hẳn tính. Tôi nhớ có gặp Nguyễn Văn Nghị (cũng bạn cùng khóa) sau đó nhưng không nhớ đã nói với nhau những lời nào. Mẹ, lúc đó đầu óc có còn tỉnh táo đâu mà hàn huyên tâm sự. Vậy là tôi dứt khoát theo Dù về vùng 4, thằng đệ tử cũng thế. Chờ đến tối khuya chưa thấy Lữ Đoàn nhúc nhích gì hết, tôi bàn với nó lên tàu đánh cá ngủ cho chắc ăn. Người tài công gặp lại tôi vội hỏi:
- Mấy ông đi Cần Thơ?

Tôi nhún vai ra chìu không biết, mà thiệt tôi đâu có biết đi chỗ nào, chỉ nghe nói về vùng 4. Tối nay những người còn lại chuẩn bị ra khơi không chia canh gác. Tôi chợp mắt ngủ được một lát chợt có nhiều tiếng bước chân lên tàu, tôi choàng tỉnh dậy và nghe giọng nói lớn:
- Ông tài ơi nhổ neo!

Lên tàu là một Thiếu Tá (tôi không nhớ tên, có thể là Hồng), một Đại Úy (Huệ?) và những lính Dù thân tín của mấy ổng. Tôi vội đứng lên chào tay nhưng không xưng danh. Vị thiếu tá mĩm cười chào lại nói nhỏ:
- Cám ơn! Và kể từ đó cho đến cuối cuộc hành trình ông không nói hay ra lệnh cho tôi làm chuyện gì cả. Còn tôi, tôi không có lý do gì để bắt chuyện với ông ta. Có một trục trặc nhỏ, khi tàu bắt đầu chạy vì trời còn tối, không thấy dàn lưới đánh cá của dân nên ủi sập, cũng may lưới cá không vướng chân vịt và đoàn tàu tiếp tục ra đi. Nhìn lại Gò Công, tối đen không một ánh đèn, vài con đom đóm lập loè trong đêm khuya. Tôi đâu ngờ đây là lần cuối nhìn Vàm Láng, Gò Công. Hình như ông trời đã sắp đặt những gì tôi đã và đang gặp từ đầu năm 75 đều là lần cuối, đều là chia tay.

Ngày 1 tháng 5 năm 75 Lênh đênh trên biển cho tới gần trưa, tôi thấy lạ, tàu không có biểu hiện gần bờ, cứ nối đuôi nhau mà chạy. Trời trong xanh không gợn áng mây, từ chân trời về hướng mủi tàu có một chấm đen, rồi hai chấm đen. Nhanh chóng hai chấm đen ấy nhắm chúng tôi bay tới và hiện ra hai chiến đấu cơ phản lực. Họ bay thật gần, dường như để quan sát, tôi thấy có hàng chữ Navy trên thân máy bay. Chúng tôi được lệnh hạ nòng súng không được chĩa lên máy bay hay lên trời. Sau khi bay qua đầu chúng tôi một khoảng xa họ quay trở lại, khi bay tới đoạn giữa của đoàn tàu chúng tôi, họ chuyển đường bay và bay đi hướng 10 giờ. Họ đến thật mau ra đi cũng thật lẹ, không lời từ biệt!

Tôi thấy chiếc tàu dẫn đầu chuyển hướng 10 giờ mà đi và tất cả những chiếc còn lại chạy theo. Hai chiếc phản lực cơ đến chỉ hướng ra hạm đội, thế còn vùng 4? Non hai giờ sau, quang cảnh tấp nập hiện ra trước mắt mọi người. Giữa biển khơi có chừng 5 chiếc tàu buôn to lớn chứa đầy người tị nạn, vài chiến hạm của Hải Quân Việt Nam (không nhớ ra HQ mấy) nhưng không còn giương cờ Việt Nam nữa, thay vào là cờ Hải Quân Hoa Kỳ, trên những chiến hạm này cũng đầy người tị nạn. Còn những chiến hạm của Mỹ không thấy bóng dáng tị nạn nhưng đầy lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ. Ngoài ra còn có vài tàu buôn của Việt Nam, có chiếc đầy người, có chiếc thưa. Vài chiếc xà lan không người lềnh bềnh trên nước. Nhiều tàu đánh cá không người lái cũng đang trôi nổi bềnh bồng chung quanh, họ đã di chuyển qua tàu lớn để lại trên boong, trên mui nhiều đồ hộp, thùng mì gói, nước uống... Có những tàu đánh cá, lớn có nhỏ có, ra muộn chở đầy người, già trẻ, đàn ông, đàn bà, con nít có đủ. Trên khuôn mặt mọi người ai tôi cũng thấy như họ vừa đến từ cõi chết. Tàu của họ chạy chậm ngang qua tàu chúng tôi, họ nhìn chúng tôi nhưng như không thấy chúng tôi, những con mắt không thần sắc, những con mắt đỏ hoe hết nước mắt, những gương mặt hốc hác, những thân người rã rời ngồi tựa bên những thân xác lạc hồn. Thật không còn cảnh ly tán nào bi thương hơn mà người dân miền Nam phải gánh chịu. Tàu nào vừa đến đều có ca nô Thủy Quân Lục Chiến Mỹ kè theo, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ lên tàu kiểm soát rồi hướng dẫn họ qua tàu buôn lớn của Mỹ. Cầu thang trên tàu lớn từ từ hạ xuống, mọi người tuần tự được mang hành trang lên tàu lớn nhưng đồ ăn thức uống phải bỏ lại, dĩ nhiên đàn bà con nít lên trước.

Riêng với đoàn tàu của Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đối xử cách khác. Họ không xua đuổi lính Dù nhưng cũng không cho lính Dù lên tàu lớn. Khi tàu chúng tôi tới gần tàu lớn, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trên tàu lớn xua tay đi ra và khi chúng tôi chạy vòng quanh tàu, họ ở trển cũng vòng quanh theo, súng trên tay họ lúc nào cũng chĩa vào tàu lính Dù. Chỉ cần một tiếng súng vô ý thức nào đó những Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trên kia cũng như bên chiến hạm của họ sẽ đưa chúng tôi đi tàu ngầm ngay tại chỗ. Thế này là thế nào, Navy hướng dẫn chúng tôi ra đây, đến rồi Thủy Quân Lục Chiến không 'welcome'? Chạy tới chạy lui thấy cũng không phải cách, tàu lính Dù dồn lại nằm gần bên nhau và cứ thế chúng tôi ngồi đó ngắm lưu thông trên biển. Vẫn còn nhiều tàu thường dân "hớt hải" chạy ra, một số do may mắn, một số do trực thăng Navy 'chỉ lối đưa đường'. Tôi nghĩ trên biển bây giờ chắc cũng có nhiều điểm tập trung như thế này để cứu vớt những người ra biển. Ít ra người Mỹ, họ vẫn còn một tấm lòng cho dù mọi chuyện bây giờ đang diễn ra cũng đều do phép biến hóa thần thông quảng đại của họ. Hậu quả miền Nam như bầy ong vỡ tổ, tấm lòng này không biết vì nhân đạo hay sám hối, mua chuộc phần nào lầm lỗi.
Bất cứ người nào ra ngoài hải phận, đều được Mỹ cứu vớt, ngoài Nhảy Dù. Tối đến mọi chuyện thưa dần rồi ngưng hẳn. Những chiếc ca nô của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ biến mất, trên biển chỉ còn lại chúng tôi với những chiếc tàu không người lái, chúng tôi tìm cách cột chung lại với nhau. Một ít lính Dù nhảy qua những tàu trống tìm đồ ăn. Đèn trên những tàu lớn bắt đầu cháy sáng, những ánh đèn pha từ trên tàu lớn cũng như bên chiến hạm đều rọi thẳng vào chúng tôi. Một đêm an bình có người rọi đèn cho ngủ.

Ngày 02/05/1975 Trời gần sáng chúng tôi được đánh thức qua một loa phóng thanh từ tàu lớn. Hồi đó tiếng Mỹ của tôi cũng hay quá... nghe ba chớp ba nháng, đại khái lính Dù muốn được lên tàu của họ phải quăng bỏ tất cả vũ khí xuống biển luôn cả nón sắt!

Chúng tôi nhìn nhau, tôi nhìn Thiếu Tá, ổng nhìn qua tàu bên kia. Không biết người nào chủ động quăng vũ khí xuống trước nhưng sau đó tất cả đều cho vào lòng biển.Tôi cầm cây M16 lưỡng lự vài giây, chưa một lần bắn từ khi lãnh nó, giờ thôi cũng đành. Còn cái nón nữa, tôi không quăng úp nó xuống biển, tôi cho nó nằm ngửa để nó được trôi và trôi mãi vào bờ. Ai kia nhận được coi như chứng tích chiến tranh Việt Nam còn sót lại. Ca nô đưa toán Thủy Quân Lục Chiến Mỹ lên tàu xem xét coi vũ khí, nón sắt đã quăng hết chưa và cho thêm tin mới. Ai muốn đi (đi đâu, không một ai biết lúc đó đi đến đâu) thì lên tàu lớn, còn như ai muốn về, họ sẽ cung cấp cho xăng dầu, đồ ăn cùng thức uống và những người quyết định đi về được tự chọn những chiếc tàu ở đây còn tốt mà lái về. Những chiếc khác còn lại sẽ bị đánh chìm. Mọi người trên tàu đều đồng lòng ra đi ngoại trừ lão tài công. Không phải Nhảy Dù đã cưỡng bức lão ta ra ngoài này hay sao? Được đi về còn được lựa tàu 'mới' nữa, lão mừng nhảy tưng tưng. Chúng tôi gom hết tiền bạc Việt Nam Cộng Hoà cho lão, không biết những số tiền nho nhỏ đó có giúp ích gì chăng? Lão cám ơn rối rít.
Lên trên tàu lớn, trời cũng vừa sáng. Bình minh trên biển thiệt đẹp. Mặt trời hồng chậm rãi vươn lên từ chân trời xa. Tôi như quên bao nhọc nhằn những ngày qua, đi một vòng quan sát, tôi quay dặn thằng đệ tử đừng đi đâu kẻo lạc và tôi rảo bước nhìn quanh. Tàu buôn của Mỹ lớn thật... nhưng mà... ơ kìa... những gian hầm tàu thay vì chứa hàng, tôi thấy toàn người với người. Hầm nào cũng đầy nhóc người, kẻ đứng người ngồi. Tiếng nói, tiếng cười pha lẫn tiếng la khóc con nít, âm thanh ồn ào vang vọng echo lên boong tàu. Những người lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ nhìn tôi thân thiện. Mới hôm qua nhìn nhau còn e ngại. Tàu chạy rồi tôi vẫn chưa hay, tàu lớn chạy êm quá.

Nhìn xuống dưới biển thấy nó đang nhẹ nhàng rẽ nước. Tôi ngồi bệt xuống boong tàu suy nghĩ. Thì ra những ngày qua tôi không biết gì hết! Người Mỹ đã sắp đặt hết tất cả. Từ tin đồn mất nước, tin đồn trại tị nạn bên Guam, bây giờ với những tàu hàng này tôi đã hiểu ra phần nào. Người Mỹ đặt 'order ' những tàu hàng trống trơn ít nhứt phải hơn một tháng về trước. Họ chuẩn bị cho tàu hàng ở ngoài khơi như tôi đang thấy ít ra cũng cả tuần lễ, có như vậy họ mới 'lai rai' nhận người di tản từ trước 30 tháng 4. Người nào đến trước xuống hầm tàu (tàu trống mà) và người nào lên sau cùng sẽ ở trên boong như chúng tôi. Chúng tôi là những người tị nạn chót lên tàu và nhổ neo đi tức thì. Tôi vịn thành tàu đứng dậy nhìn về Việt Nam, giơ tay chào vĩnh biệt trước con mắt ngỡ ngàng của những người lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ.

Source Internet.