Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Vietnam! Vietnam!




Vietnam! Vietnam!
( Bộ phim về cuộc chiến Bắc Nam Việt Nam bị dấu kín
và quên lãng trong gần 40 năm qua được phụ đề tiếng Việt ) 
Trong những ngày qua bộ phim Vietnam! Vietnam!” do đạo diễn nổi tiếng của Hoa Kỳ trong thập niên 60, ông John Ford, thực hiện vào đầu năm của thập niên 1970 được nhắc lại trong cộng đồng blogs. Từ lúc hoàn tất, tập phim này không được phép trình chiếu rộng rãi tại Hoa Kỳ vì chính quyền Nixon sợ ảnh hưởng xấu đến kế hoạch rút quân và bỏ rơi miền Nam Việt Nam. Tập phim Vietnam! Vietnam!” đã đi vào lãng quên từ đó.
Tập phim nay đã được phổ biến trên youtube cách đây vài năm và vừa mới được trang nhà Thùy Linh (www.buudoan.com) giới thiệu lại nhân cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” của tác giả Huy Đức ra đời viết về cuộc chiến này, và được một số blogs khác trong nước nhanh chóng điểm tin về bộ phim này với bạn đọc người Việt.
Chúng tôi xin đóng góp một tay, gởi đến bạn đọc trong và ngoài nước những clip video của bộ phim này vừa được phụ đề tiếng Việt để quí vị biết rõ hơn những chi tiết được đề cập đến trong bộ phim.
Xin gởi đến quí bạn toàn bộ 8 tập của phim “ Vietnam! Vietnam! ”.
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam
 
 
                            * Việt Nam! Việt Nam! Tập 1/8
                                       http://www.youtube.com/watch_popup?v=Vuc6frI553w
 
                            * Việt Nam! Việt Nam! Tập 2/8
                                       http://www.youtube.com/watch_popup?v=nkBCGa_MfB4
 
                            * Việt Nam! Việt Nam! Tập 3/8                               http://www.youtube.com/watch_popup?v=wN4DwEVpf_w
                            * Việt Nam! Việt Nam! Tập 4/8
                               
http://www.youtube.com/watch_popup?v=s-wGchg2Iew
 
                            * Việt Nam! Việt Nam! Tập 5/8
                               
http://www.youtube.com/watch_popup?v=FstwbKGsCps
 
                            * Việt Nam! Việt Nam! Tập 6/8                                       http://www.youtube.com/watch_popup?v=f5mDxBpcUaE
 
                            * Việt Nam! Việt Nam! Tập 7/8
                                       http://www.youtube.com/watch_popup?v=OIKFIF3LpKI
 
                            * Việt Nam! Việt Nam! Tập 8/8                                                    http://www.youtube.com/watch_popup?v=UcbfLE45XvQ
 
 Source Internet.



Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Người Mẹ Của Biên Giới Sống Và Chết



Đây là câu chuyện được cha Nguyễn Tầm Thường, Dòng Tên, thuật lại nhân kỷ niệm 5 năm ngày Mẹ Têrêsa Calcutta qua đời 1997 – 2002...
 
Năm 2000, tôi tới giúp tĩnh tâm cho cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở Oakland, miền bắc California. Hôm ấy, cuối nhà thờ có người gọi tôi. Quay lại nhìn, ngờ ngợ, ai ngờ đâu tôi gặp lại người đàn ông tôi đang muốn tìm từ lâu... 
Sáu năm làm việc tại trại tỵ nạn Palawan, Philippines 1989 – 1995, tôi gặp ông ở đấy. Một người đàn ông im lặng, ít nói. Ông lúc nào cũng như có chuyện khổ tâm. Ngày ngày ngồi tráng bánh ở một góc đường trong khu trại tỵ nạn. Ngâm gạo đêm trước, dậy tráng bánh từ hai giờ sáng bên vỉa đường. Mỗi ngày vài chục pesos. Ngày ấy,1 US dollar được 25 pesos tiền Philippines. 
Hoàn cảnh tỵ nạn bấy giờ nhiều người túng cực. Ông phải đùm bọc hai người gốc Chàm không người quen với bốn em bé không thân nhân. Mấy người sống chung với nhau trong căn nhà tỵ nạn. Kẻ xách nước, người kiếm củi, ông tráng bánh. Khoảng ba tháng ông góp được hai chục đô la, lại nhờ cha Crawford, một cha già người Mỹ trước ở Việt Nam, sau qua trại tỵ nạn giúp đồng bào, gởi qua trại tỵ nạn Hongkong cho vợ. 
Ông rời cửa biển Cam Ranh ngày 2.9.1988 vào đất Philippines. Một năm sau, tháng 9 năm 1989 ghe của vợ ông rời Vạn Ninh, Nha Trang được hai ngày bị bể máy. Ghe lênh đênh trên biển đông, rồi lâm nạn. Vợ ông đem theo ba con nhỏ. Hết lương thực, nhờ mưa gió có nước uống mới sống sót. Sau nhiều ngày bão táp, một chủ ghe đánh cá người Tầu ở đảo Hải Nam bắt gặp chiếc ghe lâm nạn này. Ông ta chỉ đồng ý tiếp tế gạo, cho nước và kéo ghe ra khỏi vùng lâm nạn san hô với điều kiện cho ông ta bé cháu trai trên ghe. Cháu bé chính là con của người đàn ông này. 
Kể từ ngày rời bờ biển Vạn Ninh đến khi gặp chiếc ghe người Tầu rồi cập được vào đất liền là 25 ngày. Nước Tầu hạn chế sinh sản. Ông chủ ghe người Tầu mong một cháu trai mà không được. Cuộc mặc cả là xé ruột gan người mẹ. Trước biên giới sống và chết, họ phải chọn sống. Vấn đề ở đây là sự sống của toàn thể 44 người trên chiếc ghe. Nếu không mất đứa bé, toàn ghe có thể chết. 
Chiếc ghe đánh cá người Tầu mang theo cháu bé rồ máy chạy vội vã biến mất hút về phía Trung Quốc. Rồi tin ấy đưa đến cho người đàn ông này ở Palawan. Mỗi ngày ông cứ lặng lẽ tráng bánh, kiếm ăn gởi qua cho vợ ở trại tỵ nạn Hongkong. Ðau thương vì mất con. Con tôi trôi giạt nơi đâu ? Vợ chồng mỗi người một ngả.. Ðứa con mất tích sẽ ra sao? Dáng ông buồn lắm. Cháu bé lúc đó mới hơn ba tuổi.
Cha Crawford kể cho tôi câu chuyện này. Không biết người đàn ông đã nhờ cha già gởi tiền cho vợ như thế bao lâu rồi. Theo ông kể lại, vì không là người Công Giáo, ông đâu có tới nhà thờ. Một hôm có mấy người vào cha xin tiền mua tem gởi thư. Ông cũng đi theo. Rồi một linh cảm nào đó xui khiến ông gặp cha. Ông kể cho cha già nghe chuyện ông mất con. 
Một trong những ý định qua trại tỵ nạn làm việc của tôi là thu lượm những mẩu đời thương đau của người tỵ nạn. Tôi tìm gặp ông ta để hỏi chuyện.
Câu chuyện bắt đầu. 
Sau khi chiếc ghe được kéo vào đảo Trung Quốc, một nửa số người quá sợ hãi, đi đường bộ trở về Việt Nam. Số còn lại kết hợp với ít người đã trôi dạt vào đảo trước đó, sửa ghe tìm đường qua Hongkong. Người đàn ông tưởng chừng vợ đã chết trên biển vì hơn ba tháng sau mới nhận được mấy lời nhắn tin viết vội bằng bút chì từ trại tỵ nạn Hongkong. Ông đưa miếng giấy nhàu với nét bút chì mờ cho tôi. Sau khi ông rời trại tỵ nạn, mất liên lạc, tôi chỉ còn giữ tấm giấy như một kỷ niệm quý hơn chục năm nay. 
Ðó là lá thư thứ nhất ông nhận được. Những lần giảng trong Thánh Lễ về tình nghĩa vợ chồng, tôi lại nghĩ đến ông.. Một người đàn ông cặm cụi tráng bánh để rồi ba tháng trời dành được 20 đô la gởi tiếp tế cho vợ. 
Ông tâm sự với tôi là ông dự tính một ngày nào đó được đi định cư, dành dụm tiền rồi đi Trung Quốc dò hỏi tin con. Nghe ông nói vậy, tôi thấy ngao ngán cho ông. Bao giờ ông mới được định cư ? Rồi định cư xong, biết bao giờ ông mới thực hiện được mơ ước ? Tình trạng tỵ nạn lúc này quá bi đát. Mười người vào phỏng vấn may ra đậu được ba. Ðất Trung Quốc rộng mênh mông như thế biết đâu tìm ? Bao nhiêu khó khăn như tuyệt vọng hiện ra trước mặt. Tôi thấy ý nghĩ mơ ước đi tìm con của ông như cây kim lặng lờ chìm xuống lòng đại dương.
 
- Tại sao không nhờ Cao Ủy Tỵ Nạn, nhờ Hội Chữ Thập Ðỏ Hongkong ?
Người đàn ông này sợ lên tiếng như thế gia đình Tầu kia biết tin sẽ trốn mất. Chi bằng cứ âm thầm tìm kiếm. Tôi thấy dự tính của ông khó khăn quá. Những năm làm việc bên cha già, tôi biết một đặc tính của ngài là thương kẻ nghèo. Ngài thương họ vô cùng, ngài sẽ làm bất cứ gì có thể. Tôi đề nghị cha già cứ viết thư khắp nơi, kêu cầu tứ chiếng. 
Các thư được viết đi. Ngài cầu cứu Cao Ủy Ti Nạn, Hội Hồng Thập Tự, cơ quan từ thiện dịch vụ tỵ nạn Công Giáo, từ Manila đến Bangkok, Thailand. Ðợi chờ mãi mà năm tháng cứ bặt tin. Tôi vẫn thấy người đàn ông cứ dáng điệu buồn bã ngồi bên đường tráng bánh. Trời nhiệt đới nắng và nóng, mỗi khi xe chạy qua, bụi đường bay mờ người. Hàng ngày lên Nhà Thờ, tôi lại hình dung bóng hình ông. Chỗ ông ngồi không xa tháp chuông Nhà Thờ bạc vôi sơn và tiếng chuông mỗi chiều là bao.
Mỗi chiều dâng lễ, tôi lại nhìn thấy cây Thánh Giá trên nóc Nhà Thờ đã nghiêng vì gỗ bị mục. Cây thánh giá trải qua nhiều mùa mưa nắng quá rồi. Bức hình Mẹ Maria bế Chúa Hài Nhi trên tấm ván ép dưới cây Thánh Giá cũng bạc nước sơn. Những người tỵ nạn đã bỏ một vùng đất rất xa. Quê hương của họ bên kia bờ biển mặn. Nhiều người cứ chiều chiều ra biển ngồi. Ðêm về sóng vỗ ì ầm. Biết bao người đã không tới bến.. Họ đến đây tìm an ủi trong câu kinh. 
Giữa tháng ngày cằn cỗi ấy, rồi một chiều bất ngờ tin vui đến.. Hội Hồng Thập Tự Hongkong báo tin về Manila. Manila điện xuống báo cho cha Crawford biết người ta đã tìm được cháu bé. 
Lúc bắt cháu bé, người Tầu trên ghe đánh cá kia đã lanh trí che tất cả số ghe.Không ngờ trời xui khiến, trong lúc thương lượng bắt cháu, trên chuyến ghe tỵ nạn Việt Nam có kẻ lại ghi được mấy chữ Tầu ở đầu ghe bên kia vào một chiếc áo. Không ngờ chiếc áo này lại là chính chiếc áo của cháu bé bỏ lại. Quả thật là chiếc áo định mệnh. Nguồn gốc nhờ mấy số ghe đó mà sau này người ta mới phanh phui ra được gốc tích chiếc ghe. Ðó là một thuyền đánh cá ở đảo Hải Nam. 
Tìm được cháu rồi, bây giờ lại đến phần gia đình người Tầu đau khổ. Cháu không còn nói được tiếng Việt, vì hơn một năm liền mọi sinh hoạt trong gia đình kia là của cháu. Hồi bị bắt cháu còn bé quá, mới hơn ba tuổi. Bà mẹ người Tầu cũng khóc, biết mình sẽ mất đứa con mà họ đã nuôi. Họ nhất định không trả. Cao Ủy phải can thiệp nhiều lắm. Gia đình ở đảo Hải Nam kia dựa lý do là cháu đang được nuôi nấng tử tế, còn ở trại tỵ nạn cháu thiếu thốn đủ thứ, họ không chịu mất con. Nhưng Cao Ủy bắt phải trả cháu về cho bố mẹ ruột. 
Ðể thỏa mãn điều kiện kia, Sở Di Trú Mỹ liền cho bà mẹ bị bắt con quyền định cư tại Mỹ, dù đã đến trại sau ngày thanh lọc. Trong lúc đó người đàn ông này đã bị Mỹ từ chối tại Philippines. Ông buồn lắm. Cha Crawford bảo tôi rằng vợ người đàn ông đã được vào Mỹ, nên cơ quan Cao Ủy Tỵ Nạn tại Philippines yêu cầu cho ông cũng được vào Mỹ theo. Vì nhân đạo, sở di trú Hoa Kỳ đồng ý. Tin vui như vậy mà ông cứ đứng như trời trồng không tin chuyện có thể xảy ra như thế. 
Ngày trao trả cháu bé, báo chí Hongkong đăng hình cháu khóc thảm thiết. Cháu đẩy mẹ ruột ra, đòi về với mẹ nuôi. Người mẹ nuôi khóc vì thương nhớ cháu. Mẹ ruột cũng khóc vì thấy lại con mà con không biết mình. Tất cả ai cũng khóc. Cao Ủy Tỵ Nạn bồi thường lại phí tổn nuôi nấng cháu bé cho gia đình người Tầu kia. Chuyến bay rời Hongkong mang theo bao tình cảm nhân loại của con người với con người. 
Thời điểm bấy giờ không biết bao chuyện thương tâm xảy ra. Hàng trăm ngàn người chết trên biển, ăn thịt nhau vì chết đói. Hải tặc Thái Lan tung hoành bắt người nhốt ngoài đảo, hãm hiếp, chặt răng vàng, giết. Ðối với thế giới chuyện cháu bị bắt cóc chỉ là chuyện nhỏ. Vậy vì đâu họ ra sức đi tìm ? 
Ðây là lý do:
Câu chuyện thương tâm của người mẹ mất con đến tai Mẹ Têrêsa Calcutta. Ấn Ðộ là thuộc địa cũ của người Anh. Mẹ Têrêsa viết cho chính phủ Anh xin can thiệp chuyện này. Từ London, chính phủ Anh xin Bộ Ngoại giao Bắc Kinh điều tra tìm chiếc ghe mang số như thế. 
Bên ngôi mộ Mẹ Têrêsa ở Calcutta, ngày 14.5.2001 tôi kể chuyện này cho Sơ Bề Trên Dòng. Sơ yêu cầu tôi viết lại cho sơ làm tài liệu. Trong những ngày này, nhân viên Tòa Thánh đang ở Calcutta điều tra để xúc tiến hồ sơ phong thánh cho Mẹ Têrêsa. Một Linh Mục ngồi nghe chuyện tôi kể, ngài nói:
- Tâm hồn Mẹ Têrêsa rất bao dung. Mẹ thương người nghèo. Mẹ là người của biên giới giữa sống và chết. 
Nghe câu nói đó của cha. Tôi hiểu ý là Mẹ luôn đứng bên lề sự sống kéo kẻ chết về phía mình. Chính vì thế tôi đặt tên cho bài viết này là: Người Mẹ của biên giới sống và chết. 
Nghe tiếng người đàn ông gọi. Quay lại nhìn, không ngờ chính người đàn ông mất con, ngồi tráng bánh ở trại Palawan ngày xưa, tôi mừng lắm. Sau lễ chiều, tôi tới nhà ông dùng cơm. Ông rời trại tỵ nạn Palawan tháng 6, lên Bataan rồi vào Mỹ tháng 12 năm 1990. Không ngờ mười năm sau tôi gặp lại. 
Cháu bé bây giờ lớn rồi. Chuyện đã hơn cả chục năm qua. Cháu chẳng nhớ gì. Riêng cha mẹ thì nhớ lắm, nhất là những gì đau thương vì con cái thì trong trái tim cha mẹ không bao giờ quên. Còn tôi, đấy là một kỷ niệm đẹp trong những ngày làm việc bên trại tỵ nạn. 
Không ngờ có ngày tôi gặp lại người đàn ông này. Không ngờ có ngày tôi ngồi bên mộ Mẹ Têrêsa trên đất Ấn. Một vùng đất rất xa với chỗ ngồi tráng bánh của người đàn ông mất con. Không ngờ tôi lại là kẻ chứng kiến những chuyện tình này, để rồi nối kết khung trời này với khung trời kia. Không ngờ vào ngày Lễ Phục Sinh năm 1999 ông đã nhận lãnh Bí Tích Rửa Tội, nếu ông không đi lễ ở Nhà Thờ Oakland hôm đó, làm sao tôi gặp lại. 
Tại vùng đất Vạn Ninh, chỉ có một ngôi Nhà Thờ nhỏ miền quê độc nhất. Ðêm Noel năm 1985 sau khi đến Nhà Thờ về, em bé chào đời đúng ngày 25 tháng 12 năm 1985. Người đàn ông kể cho tôi ngày sinh nhật của em thật đặc biệt. Còn tôi, tôi thấy ngày em mới hơn ba tuổi phải hy sinh để cứu chuyến ghe là hình ảnh thế mạng sống chuộc thay cho người khác. 
Trong câu chuyện này cả ba người đàn bà đều có những tấm lòng rất đỗi đáng yêu. Người mẹ sinh cháu bé, bao yêu thương và xót xa. Mẹ Têrêsa với tấm lòng hiểu nỗi thương đau của những người mẹ. Bà mẹ nuôi người Tầu đã săn sóc em khi ông chồng đánh cá đem cháu về. Tất cả là tấm lòng bao dung của những bà mẹ. 
Tôi viết dòng này, cha già Crawford đã chết rồi. Mẹ Têrêsa cũng chết rồi.
Ngày mai, giữa biên giới của sự sống và chết, còn những chuyện không ngờ nào sẽ xảy đến nhỉ ? 

Lm. NGUYỄN TẦM THƯỜNG, Dòng Tên, 
trích trong sách “Những Trang Nhật Ký Của Một Linh Mục

Source 

http://www.ubmvgiadinh.org/?open=contents&display=2&id=3004

SƠ LƯỢC VỀ NHẬT BẢN VÀ TRUNG HOA



    Nhật Bản gần như là “khắc tinh” của Trung hoa trên con đường phát triển. Trung hoa từng có hai cơ hội bứt phá quan trọng, nhưng đều vì Nhật Bản mà “đứt gánh giữa đường”.
Hình ảnh vẽ lại về cuộc chiến trên biển giữa Trung - Nhật.

Xin giới thiệu bài viết của Mã Dũng, nhà nghiên cứu lịch sử cận đại (Viện Khoa học xã hội Trungcộng) đăng trên Hoàn cầu Thời báo và Tân Hoa xã:
Đây đang là lần thứ ba Trung hoa khởi động tiến trình hiện đại hóa. Trải qua 34 năm cải cách mở cửa, đất nước đông dân nhất thế giới đang bước vào một giai đoạn then chốt.
Dư luận đang đặt ra câu hỏi, liệu Trung cộng có “mất cả chì lẫn chài” lần nữa và tiến trình hiện đại hóa lần thứ 3 này có bị người Nhật chặn đứng hay không?
Tơi tả trong chiến tranh Thanh - Nhật
Năm 1861, sau khi trải qua hai cuộc chiến tranh nha phiến khốc liệt, cuối cùng Trung hoa đã tỉnh ngộ và bắt đầu học tập phương Tây, lịch sử Trung Quốc gọi đó là “phong trào Dương Vụ” hoặc “Đồng Quang trung hưng” (Đồng Quang: chỉ hai đời hoàng đế thứ 10 Đồng Trị và hoàng đế thứ 11 Quang Tự thời nhà Thanh).
Vài năm sau đó, kinh tế Trung hoa đã có sự thay đổi rõ rệt, nền tảng công nghiệp và giai cấp tư sản Trung hoa mới nổi từng bước trưởng thành, thể chế chính trị, đặc biệt là hệ thống luật pháp sau một thời gian điều chỉnh dần dần hội nhập với thế giới. Việc xây dựng một đất nước Trung hoa hoàn toàn mới có địa vị bình đẳng với các nước trên thế giới không phải là chuyện quá xa vời.
Chiến tranh Thanh - Nhật là cuộc chiến tranh giữa triều đình Mãn Thanh của Trung hoa và Nhật Bản diễn ra từ 1-8-1894 đến 17-4-1895. Cuộc chiến tranh này đã trở thành biểu tượng về sự suy yếu của nhà Thanh và chứng tỏ sự thành công của quá trình hiện đại hóa do công cuộc Minh Trị Duy Tân ở Nhật Bản mang lại so với phong trào Dương Vụ ở Trung hoa.
Tuy nhiên, trong lúc Trung hoa đang tiến bước theo lộ trình đã hoạch định, giai cấp sĩ đại phu, giới quân sự diều hâu bắt đầu có tư tưởng tự mãn, khinh địch.
Trung hoa đã thay đổi những chính sách bí mật đã định khi phong trào Dương Vụ tiến hành được 33 năm, vì tương lai của Triều Tiên mà khai chiến với Nhật Bản qua cuộc chiến tranh Thanh Nhật (hay còn gọi là chiến tranh Giáp Ngọ ).
Chỉ trong vòng mấy tháng ngắn ngủi, quân đội nhà Thanh đã bị đánh tơi tả,huyền thoại “Đồng Quang trung hưng” một đi không trở lại.
Sự thảm bại của hạm đội Bắc Dương đã khiến người Trung Quốc phải nén đau thương để suy nghĩ và tỉnh ngộ, và rất nhiều người cho rằng, đó là do quan điểm “Trung thể Tây dụng” (học lấy những tri thức hữu dụng của phương Tây, nhưng vẫn giữ lấy những giá trị bản thể cốt lõi của Trung Quốc) gây tai họa.
Và thế là, năm 1895, Trung Quốc đã thay đổi toàn bộ chiến lược đã phát triển mấy chục năm, hướng về phương Đông, bắt chước Nhật Bản và bước vào “thời kỳ Duy Tân”.
Sau đó, Duy Tân, Tân Chính, Quân Hiến, quân chủ lập hiến rồi lại Quân Hiến... tất cả đều đi theo vết xe của Nhật Bản.
Tàu chiến của hải quân Trung hoa trước đây.
Trượt dốc vì hung hăng
Hạm đội Bắc Dương là một trong bốn hạm đội tối tân  nhất của hải quân Trung hoa vào cuối thời nhà Thanh. Hạm đội này nhận được sự hậu thuẫn lớn từ Lý Hồng Chương, Tổng đốc Trực Lệ. Hạm đội Bắc Dương thống trị châu Á trước khi chiến tranh Trung Nhật lần thứ nhất xảy ra. Cuối những năm 1880, hạm đội Bắc Dương được coi là “mạnh nhất châu Á” và “mạnh thứ 8 thế giới”.
Cho đến nay, lịch sử vẫn chưa thể phán đoán sự chuyển hướng của Trung hoa năm 1895 là tốt hay xấu.
Tuy nhiên, hầu hết các học giả Trung hoa vẫn phải thừa nhận rằng, việc quốc gia này chấm dứt phong trào Dương Vụ là đáng tiếc.
Giả sử năm 1894, Trung hoa không vì tương lai của Triều Tiên mà khai chiến với Nhật Bản, giả dụ lúc đó Trung hoa nghe theo lý do phản đối chiến tranh của các đại thần nhà Thanh như Lý Hồng Chương, Tôn Dục Văn, nghe ý kiến đánh giá của các chính trị gia quốc tế về quan hệ Trung - Nhật, tìm mọi cách để né tránh chiến tranh, tiếp tục con đường “Trung thể Tây dụng” thì 20 năm sau đó, Trung hoa sẽ thế nào?
Khi mới bắt đầu phong trào Dương Vụ, Trung hoa chỉ học hỏi và phát triển khoa học kỹ thuật; 10 năm sau đó tập trung phát triển kinh tế đối ngoại, mở rộng đầu tư, chấp nhận các công ước quốc tế; 10 năm tiếp nữa, Trung hoa thảo luận tính khả thi của phong trào cải cách chính trị... Nếu đi theo lộ trình đó, e rằng Trung hoa sẽ không tụt hậu quá xa so với thế giới.
Tuy nhiên, lịch sử quá đỗi vô tình. Sau chiến tranh Thanh – Nhật, mọi thứ đều trở về con số không. Trung hoa lại trải qua 30 năm sóng gió, năm 1928 tái thiết thống nhất và bước vào công cuộc xây dựng hiện đại hóa mới.
Nếu đánh giá trong vòng 1 thập kỷ (1928 – 1937) là giai đoạn “hoàng kim” để Trung hoa phát triển chủ nghĩa tư bản có thể là hơi quá, nhưng đích thực đây là giai đoạn rất có tiềm năng để Trung hoa tiến hành hiện đại hóa.
Chiến tranh Trung Nhật, Chiến tranh Thế giới thứ hai đã làm thay đổi cục diện thế giới và thay đổi đất nước Trung hoa.
Khác với cuộc chiến Thanh – Nhật trên biển năm xưa, hầu hết học giả Trung hoa cho rằng, chiến tranh chống Nhật của Trung hoa là “không thể tránh khỏi”, nhưng cho dù thế nào thì đó cũng là lần thứ hai Nhật Bản chặn đứng tiến trình hiện đại hóa của Trung hoa, khiến “thời kỳ hoàng kim” của chủ nghĩa tư bản Trung hoa tan thành mây khói.
14 năm dài chờ đợi, 8 năm khổ chiến chống chọi, tiến trình hiện đại hóa mà Trung hoa phải trả giá rất đắt bằng sức người, sức của đã biến thành con số không tròn trĩnh.
Kỳ hạm Matsushima, tàu do Đô đốc Sukeyuki Ito chỉ huy trong trận hải chiến Hoàng hải 1894.
'Mồi lửa' chiến tranh
Hiện tại, Trung cộng lại bắt đầu bước vào thời kỳ phát triển then chốt. 34 năm cải cách mở cửa đã khiến Trung cộng có quyền được nói “không” nếu muốn.
Những tranh chấp về lãnh thổ trên vùng quần đảo mà Trung cộng gọi là Điếu Ngư và Nhật Bản gọi là Senkaku cùng mồi lửa chiến tranh có thể bùng phát bất cứ lúc nào đã khiến người Trung cộng thực sự phẫn nộ.
Mặc dù những năm tháng nghèo đói bần cùng đó đã trở thành quá khứ đối với người Trung hoa, nhưng hai lần Nhật Bản đập tan giấc mơ hiện đại hóa của quốc gia tỉ dân này là bài học khiến Trung hoa mãi mãi không thể quên.
Ngày nay, sự lớn mạnh đã khiến Trung cộng có nhiều không gian lựa chọn chiến lược hơn. Tuy nhiên, làm thế nào để không phải trả giá quá đắt, để những tranh chấp trên vùng quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) không thể trở thành tảng đá chặn đứng bước tiến của Trung cộng đang là một bài toán vô cùng đau đầu cho chính quyền Bắc Kinh, đồng thời cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho toàn Trung Hoa.
Sự phát triển của kinh tế Trung cộng trong vòng 34 năm qua đã khiến nội bộ Trung cộng nảy sinh ra hàng loạt vấn đề, nhiều học giả Trung cộng cho rằng nguyên nhân quan trọng khiến Nhật Bản “gây gổ” với Trung cộng là họ tin rằng: Nếu tiếp tục cho Trung cộng 20 năm hòa bình nữa, hàng loạt vấn đề nảy sinh trong nội bộ đất nước Trung cộng sẽ được giải quyết một cách ổn thỏa.
Đến lúc đó, Nhật Bản không thể sánh với Trung cộng về tổng GDP mà còn để mất đi thế mạnh vượt trội so với Trung cộng đã duy trì hơn một thế kỷ qua.
Giả dụ Trung cộng sẵn sàng khai hỏa đối đầu, kể cả giành chiến thắng trong cuộc chiến này, nhưng tiến trình hiện đại hóa lần thứ ba của Trung cộng rất có thể sẽ bị chặn đứng, mọi vấn đề đang tồn tại trong nội bộ xã hội Trung cộng không những không được giải quyết mà có thể sẽ bị kéo dài một cách vô thời hạn.
Trần Quỳnh Hương
(Theo Hoàn cầu thời báo)

Source Internet.

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Bài học Israel

Ông Nguyễn Hiến Lê viết cuốn sách này năm 1968 chắc một điều ông không thể tưởng tượng là 7 năm sau đó những người Việt lưu vong bắt đầu xuất hiện trên khắp thế giới.

Đọc cuốn sách của Ông, những thế hệ lưu vong chúng ta không khỏi giật mình nghĩ lại thân phận của mình. Có lẽ những người Việt lưu vong lúc nào cũng quan tâm đến vận mệnh đất nước & cho sự tồn tại của Việt Nam đã có một viễn kiến rất xa cho tương lai chăng?

Thử hỏi người Do Thái đã sống gần 2 ngàn năm ở Châu Âu, và đã từng được bảo vệ bởi những nền luật pháp văn minh. Nhưng sự kiện gần đây nhất, cách đây chưa đầy một thế kỷ họ đã bị chính những con người văn minh ở Âu Châu dồn đến đường cùng & bị thảm sát dã man.

Chúng ta không quá bi quan nhưng chúng ta lấy gì bảo đảm những sự kiện tương tự không xảy ra với những người Việt lưu vong?  Chỉ cần một biến cố không may, một nhà lãnh đạo độc tài & tàn ác như Hitler kích động dân chúng ở một nước bản địa nào đó chúng ta đang cư ngụ, chuyện gì sẽ có thể xảy ra với chúng ta???

***







M
ột sinh viên Việt Nam học ở ngoại quốc viết thư cho tôi, bảo: “Người mình hồi trẻ học tinh thần của Do Thái, hồi già nên học tinh thần của Ấn Độ”.
Phải lắm. Về già nên có tinh thần Ấn Độ, tức tinh thần Phật giáo. Tôi thích tinh thần Lão giáo hơn. Khó tưởng tượng được Đức Thích Ca mà đặt một em bé trên đùi rồi vuốt ve mái tóc tơ, cặp má mịn của nó: còn Lão Tử thì rất có thể xốc nách một em tung tung nó lên cho nó cười sằng sặc, hoặc nắm tay nó mà giung giăng giung giẻ dưới bóng hoàng lan quanh một bãi cỏ. Nhưng Phật hay Lão thì cũng vậy.
Còn tuổi trẻ thì nên học tinh thần Israel, chứ không phải tinh thần Âu Mỹ, cũng phải tinh thần Nhật Bản. Nhật Bản bắt đầu canh tân cách đây đã một thế kỷ nên tôi không biết hiện tình nước ta ở vào cáì giai đoạn đã qua nào của họ, nhưng chắc là họ bỏ xa ta ít nhất sáu chục năm mả tinh thần của họ lúc này chẳng khác tinh thần Âu, Mỹ là mấy, sản xuất cho mạnh để vượt Pháp, Anh, đuổi kịp Mỹ, Canada. Bấy nhiêu cũng đáng quý đấy, nhưng chưa đủ và không hợp với hiện tình của ta, cho nên học Israel có lợi hơn là học Nhật Bản.
Tôi dùng tiếng học ở đây theo cái nghĩa của Khổng Tử: trạch kỳ thiện giả, kỳ bất thiện giả. Vì Israel không phải luôn luôn làm cho thế giới cảm phục. Tôi không ưa những trang sử năm 1956 của họ. Đành rằng Ai Cập vẫn thường khiêu khích Israel, coi họ là kẻ thủ, nhưng lúc đó Ai Cập chỉ lo hất chân Anh, Pháp ra khỏi kênh Suez mà Israel tự nguyện làm tay sai cho Anh Pháp, ngấm ngầm âm mưu với Anh Pháp để thừa lúc bất ngờ, ồ ạt tấn công Ai Cập thì của chiến thắng họ càng rực rỡ bao nhiêu, thế giới càng ghét họ bấy nhiêu. Nhưng lỗi của họ một phần thì lỗi của thực dân Anh Pháp tới ba.
Đó là một trong vài cái “bất thiện” của họ. Còn nhũng cái thiện của họ thì khá nhiều mà trong cuốn sách này tôi sẽ ráng trình bày với độc giả.
Họ có những tấm gương mạo hiểm, chiến đấu, kiên nhẫn, hy sinh cho ta noi: có nhiều kinh nghiệm về việc định cư, việc khuếch trương giáo dục, canh nông, về cách tổ chức các cộng đồng, cho ta học.
Nhưng đáng quí hơn hết là họ gián tiếp vạch cho ta thấy cát hại của thực dân và chứng tỏ cho ta tin rằng chỉ trên nửa triệu người cũng có thể thắng thực dân được. Họ bị cả thế giới coi là một bọn mất gốc, lang thang, ti tiện, vậy mà khi Herzl hô hào người Do Thái phải tự cứu lấy mình, thì họ đã biết tự cứu lấy họ.
Thực dân nào, bất kỳ Đông hay Tây, cũng chỉ nhắm cốt quyền lợi của họ trước hết: còn có lợi cho họ thì họ giúp, hếl lợi thì họ bỏ và đàn áp. Do Thái bị Anh bỏ rồi Nga bỏ, Ai Cập bị Mỹ bỏ rồi Nga bỏ; cả bán đảo Ả Rập là nơi họ tranh giành ảnh hưởng với nhau. Nhưng trên nửa triệu dân Do Thái đã quyết tâm phục hồi quốc gia thì thực dân Anh cũng phải chịu thua mà Nga cũng không dám ăn hiếp họ. Họ tự coi họ là một dân tộc thì thực dân đảnh phải nhận họ là một dân tộc.
Càng đọc lịch sử thế giới tôi càng thấy đi theo thực dân thì luôn luôn lợi bất cập hại. Phải là một dân tộc có thực lực, có bản lãnh cao, có tài chống đỡ giỏi thì mới có thể hỏi bị họ lợi dụng nhưng nếu lỡ mà gắn bó với họ thì không sớm thì muộn, thực nào cũng khốn đốn, điêu tàn với họ. Còn các nước nhược tiểu thì chỉ được đem thân ra làm quân tốt thì cho họ trên bàn cờ quốc tế. Có lẽ chính Israel cũng hiểu như vậy nên năm 1967 họ đòi trực tiếp thương thuyết với khối Ả Rập, không muốn Nga, Mỹ làm trung gian. Nội một điều này cũng đủ cho chúng ta suy nghĩ.
Từ sau thế chiến thứ nhì đến nay, cường quốc nào cũng đua nhau chế tạo võ khí cho thật tinh xảo, có sức mạnh tàn phá mỗi ngày một khủng khiếp.
Năm nào cũng có những phát minh mới, thành thử vũ khí nào tối tân nhất cũng chỉ ít năm hoá ra cổ lỗ. Vậy thì hàng núi vũ khí cũ họ dùng vào đâu? Họ có liệng xuống biển không, có phá huỷ không, hay phải tìm cách “tiêu thụ”, mà tiêu thụ ở đâu? Có ở trên đất họ không?
Cho nên cứ lâu lâu trên báo báo, ta được đọc những lời tuyên bố thực lạ lùng, hoặc nhiều nước lo hoà bình mà vãn hồi ở một nước khác thì kinh tế nước minh sẽ nguy, hoặc nuôi một ngưòi lính còn đỡ tốn hơn nuôi một người thợ thất nghiệp, hoặc nước nọ lâm chiến mà không muốn cho tướng của mình yhắng trận, cung cấp cho Đồng minh của mình toàn những khí giới cổ lỗ, đành rằng thân phận bi đát của các nước nhược tiểu chúng ta có khi do tình thế bắt buộc, không thể không đứng vào phe nảy hay phe khác, nhưng lắm lúc ta tự hỏi giá non một phần tư thế kỷ nay, dân tộc ta không bị lôi kéo vào phe nào cả, tự lực trồng lúa lấy mà ăn, dệt vải lấy mà bận, can đảm sống lối sống riêng của mình, hoà thuận nhau, bao dung nhau, không ai giàu quá, không ai nghèo quá, chẳng cần Ti vi, máy lạnh, những phim cao bồi, những nhạc bo bốp… thì lúc này đây, trên những đồng quê mơn mởn của chúng ta, tất vang lên tiếng hò, tiếng hát, chứ đâu có tan tành, hoang tàn, thấm đầy máu, vùi đầy xương như vầy!
Độc giả sẽ trách tôi là không tưởng. Tôi không dám cãi, nhưng dân Do Thái đã cho tôi thấy vài cái không tưởng trở thành hiện tượng, chỉ nhờ họ biết đoàn kết với nhau, hiểu rằng không thể tin gì ở thực dân. Ai cũng biết rằng đoàn kết thì việc gì cũng thành, thì thực dân nào cũng phảt ngán. Vậy thì sỡ dĩ chúng ta cho là “không tưởng” chỉ vì không biết đoàn kết chăng? Chính sự đoàn kết là “không tưởng” chăng?
Tôi lại nghiệm thấy có lãnh tụ tài ba, đức hạnh thì dân tộc nào cũng biết đoàn kết, thiếu lãnh tụ tài ta, đức hạnh thì dân tộc nào cũng tan rã. Trần Hưng Đạo cầm quân thì toàn quân như một, ai cũng căm sự tàn bạo của quân Nguyên; Lê LợI dấy binh thí toàn dân như một, ai cũng hận thói thâm hiểm của triều Minh. Tôi muốn trình với độc giả bài học của Do Thái mà vô tình trở về bài học của tổ tiên. Điều đó làm cho tôi phấn khởi.
Vậy rốt cuộc chỉ vì chúng ta thiếu lãnh tụ, mà vị nảo làm cho toàn dân hiểu được cái thảm hoạ của thực dân (bấl kỳ thực dân dân nảo) rồi đồng lòng tự lực sống đời sống của mình, không nhờ vả ai, dù phải gian lao chịu đựng hàng chục năm, vị đó sẽ được làm lãnh tụ dân tộc. Tôi cầu nguyện cho vị đó xuất hiện. Chỉ lúc đó, dân tộc ta mới có một tương lai sáng sủa vẻ vang, còn theo gót người thì không sao ngửng đầu lên được.
Sài gòn ngày 10-6-1968


Source http://vnthuquan.net