Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Lãnh Thổ Việt Nam Qua Các Thời Kỳ



Khi nghiên cứu về lịch sử, ranh giới lãnh thổ của quốc gia qua từng giai đoạn là phần không thể thiếu mà chúng ta cần phải biết. Trong bài này mình sẽ chia sẻ với các bạn về ranh giới lãnh thổ của Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử khác nhau từ thời Vua Hùng dựng nước đến nay.

Giai đoạn 1: Nhà nước Văn Lang của các vị Vua Hùng, tồn tại từ năm 2879 TCN đến năm 258 TCN.

Nhà nước Văn Lang của người Lạc Việt, được các vị vua Hùng Vương lên ngôi năm 2879 TCN, đặt hiệu nước là Văn Lang và chia nước làm 15 bộ để quản lý. 

Theo Đại Việt sử ký toàn thư chép: lãnh thổ Văn Lang, Đông giáp Nam Hải (Biển Đông), Tây đến Ba Thục, Bắc đến hồ Động Đình (nước Âu Việt), Nam giáp nước Hồ Tôn, tức Chiêm Thành (Quảng Nam ngày nay).

Theo sách Lĩnh Nam Chích Quái 15 bộ là: Giao Chỉ (nay là Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên), Chu Diên(nay là Sơn Tây), Phú Lộc (nay là Bắc Ninh), Việt Thường (nay là từ Hải Lăng-Quảng Trị đến Điện Bàn-Quảng Nam),  Ninh Hải (nay là Quảng Yên), Dương Tuyền (nay là Hải Dương), Lục Hải (nay là Lạng Sơn), Vũ Ninh (nay là Cao Bằng, Thái Nguyên), Hoài Hoan (nay là Nghệ An), Cửu Chân (nay là Thanh Hóa), Tân Hưng (nay là Tuyên Quang), còn 2 bộ Bình Văn và Cửu Đức đều khuyết ghi.

Giai Đoạn 2: Nhà nước Âu Lạc, do An Dương Vương lập nên. Âu Lạc là nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam, tồn tại gần 30 năm từ năm 208 TNc đến năm 179 TCN.


Lãnh thổ nhà nước Âu Lạc mở rộng hơn so với thời Văn Lang vì vua An Dương Vương là thủ lĩnh của bộ tộc Âu Việt, hàng xóm của Văn Lang. Sau khi đánh bại Vua Hùng, An Dương Vương sát nhập lãnh thổ của Văn Lang và Âu Việt, lập ra nước Âu Lạc.

Giai Đoạn 3: Từ năm 179 TCN đến 111 TCN. An Dương Vương bị Triệu Đà, là một viên quan nhà Tần ở Quảng Đông- Trung Quốc đánh bại và sát nhập.


Giai Đoạn 4: Từ năm 111 TCN đến 39 SCN. Đây là giai đoạn chúng ta bị nhà Hán xâm lược và đô hộ.

Đất Nam Việt cũ được chia thành 6 quận: Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô, Hợp Phố, Giao Chỉ, và Cửu Chân. Quận Nhật Nam được sát nhập thêm sau khi nhà Tây Hán chiếm thêm được vùng đất phía nam quận Cửu Chân.

Giai Đoạn 5: Từ năm 40 đến năm 43 SCN. Thời kỳ Hai Bà Trưng, hai Bà dành độc lập cho Giao Chỉ xen giữa thời kỳ Bắc thuộc 1 và thời kỳ Bắc thuộc 2. Hai Bà lập ra quốc gia và lấy kinh đô ở Mê Linh, lấy hiệu là Trưng Vương. 
 
Sau khi khởi nghĩa thành công, Hai Bà Trưng lấy được 3 quận từ nhà Hán, là quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Hợp Phố. Tuy nhiên giai đoạn này duy trì được không lâu, quân Đông Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đã đánh bại Hai Bà, và Hai Bà đã gieo mình xuống sông Hát Giang để tuẫn tiết. Lãnh thổ của chúng ta lại tiếp tục bị nhà Hán đô hộ.

Giai đoạn 6: Nhà nước Vạn Xuân, từ năm 544 đến năm 602, do nhà Tiền Lý làm chủ.

Sau khi đánh bài quân Lương, Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương) lên ngôi vua, lãnh thổ gồm 3 quận là Giao Chỉ, Cửu Chân và Hợp Phố. 20 năm sau, Lý Phật Tử từ phía Nam kéo quân ra cướp ngôi. Năm 603, quân Tùy kéo quân sang đánh chiếm Vạn Xuân và đô hộ thêm lần nữa.

Giai đoạn 7: Từ năm 905 đến 930, nhà họ Khúc giữ quyền tự chủ lãnh thổ nước ta.


Khúc Thừa Dụ là một hào trưởng người Việt dưới thời nhà Đường, ông đã nhân cơ hội chiếm lấy thành Đại La, tự xưng là Tiết Độ Xứ và lãnh thổ nước ta gọi là Tĩnh Hải Quân. Sau Khúc Thừa Dụ, con trai ông là Khúc Hạo cũng đã cai trị vững vàng, bảo toàn sự tự chủ của đất nước. Tuy nhiên đến đời cháu là Khúc Thừa Mỹ đã bị quân Nam Hán đánh bại.

Giai Đoạn 8: Năm 930, Dương Đình Nghệ là một bộ tướng của Khúc Hạo, vẫn giữ được một phần lãnh thổ như hình dưới.

 Giai đoạn 9: Năm 931, Dương Đình Nghệ dẫn quân đánh đuổi tường Nam Hán là Lý Tiến, dành lại thành Đại La và xưng làm Tiết Độ Sứ. Lấy lại được vùng lãnh thổ trước kia của nhà họ Khúc


Giai Đoạn 10: Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại cướp quyền và xưng là Tiết Độ Sứ. họ Kiếu chiếm lấy một phần rộng lớn. Phần phía Nam còn lại do con rể của Dương Đình Nghệ là Ngô Quyền đang cai quản.


Giai Đoạn 11: Năm 938, Ngô Quyền dẫn quân từ Ái Châu ra trả thù cho Dương Đình Nghệ, đánh Kiều Công Tiễn và chiếm thành Đại La. Kiều Công Tiễn sang nhờ quân Nam Hán nhưng cũng bị Ngô Quyền đánh cho đại bại trên sông Bạch Đằng.


Giai Đoạn 12: Năm 944, Ngô Quyền mất. Các tướng lĩnh nhà Ngô và hào trưởng địa phương đua nhau nổi dậy tạo nên thời kỳ loạn 12 sứ quân.


Giai Đoạn 13: Từ năm 966 - 967, thủ lĩnh ở Hoa Lư là Đinh Bộ Lĩnh, kết hợp với sứ quân Trần Lãm đánh dẹp các sứ quân còn lại.



Giai Đoạn 14: Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân, lên làm vua xưng hiệu Đinh Tiên Hoàng. Lấy tên nước là Đại Cồ Việt. Chấm dứt 102 năm của Tĩnh Hải Quân. 


Giai Đoạn 15: Nhà Tiền Lê, từ năm 980 đến 1009. Sau khi Đinh Tiên Hoàng qua đời, con là Đinh Liễn bị sát hạt, triều đình nhà Đinh tranh giành quyền lực. Quân Tống nhân cơ hội mang quân sang cướp nước, quần thần và thái hậu Dương Vân Nga đã quyết định đưa Lê Hoàn lên làm vua, lấy hiệu Lê Đại Hành.


Vì sự thay đổi lãnh thổ, triều đại của đất nước ta có nhiều biến động, khối lượng tài liệu lớn nên mình chia ra làm nhiều phần. Trên đây mình đã giới thiệu cho các bạn phần một. Hy vọng những gì mình chia sẻ mang đến cho các bạn những kiến thức bổ ích.
Hình ảnh mình sưu tầm trên internet, rất cảm ơn tác giả của những bức ảnh này đã vẽ lại tỉ mỉ và công phu. Dẫn chứng lịch sử thu thập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Tập hợp và biên soạn bởinguyenthanh-nvt.

Source: http://www.thanhnvt.com/2016/07/lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky-phan-1.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.