Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2018

Kiến Thức - Trí Tuệ - Giác Ngộ

   Ngày nay khoa học về trí tuệ có diễn đạt trí tuệ như là sự hiểu biết thế giới sự vật bằng cách kế thừa thông qua sự học hỏi. Rộng hơn, đó là khả năng tự tìm mới sự hiểu biết về thế giới sự vật. Vì thế, có thể tạm xem trí tuệ như là khả năng tổng hợp thụ động và chủ động của kiến thức và sáng suốt (thông minh) về sự vật ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tiến trình trí tuệ có thể diễn đạt như sau:








Dữ liệu (Data) --> Thông tin (Information) --> Kiến thức (Knowledge) --> Trí tuệ (Wisdom).


Từ những dữ liệu (data: chưa có phân loại và định hướng), ta thu thập được  thông tin (information: dữ liệu có phân loại và định hướng). Thông tin phát triển thành kiến thức (knowledge), kiến thức luôn có yếu tố niềm tin (belief) đi kèm, tức yếu tố chủ quan. Kiến thức phát triển sâu rộng, phù hợp với chân lý khoa học khách quan, tạo thành trí tuệ (wisdom).

Do đó, có thể viết lại: bản ngã = ego tỉ lệ thuận với kiến thức (knowledge), và tỉ lệ nghịch với tuệ (wisdom). Thông thường ta có thể hiểu như sau:
- Kiến thức (knowledge) # Nhận thức (consciousness) = Tâm thức = Hệ thống 6 thức (Nhãn thức, ..., Ý thức).
       - Trí tuệ (wisdom) trong khoa học tương cận với Trí tuệ trong nguyên tắc đạo đức Từ bi-Trí tuệ của đạo Phật, Còn để diễn đạt tính nguyên lý nơi Tuệ giác, người ta dùng chữ enlightenment thay vì dùng wisdom.




Huy Thai

Source Internet.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.