Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Chuyện đau lòng về hơn 60 đôi giày ...


Chuyện đau lòng về hơn 60 đôi giày vô chủ bên bờ sông Danube xinh đẹp
Inline images 1

Chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc vào năm 1945, để lại con số thương vong trên toàn châu Âu là hơn 70 triệu người, trong đó 60% là dân thường. Những người này chết vì đói, bệnh dịch, tên rơi, đạn lạc. Nhưng đau xót hơn cả, 6 triệu người trong số đó chết vì họ là người… Do Thái. Hơn 70 năm đã trôi qua, nỗi đau ấy vẫn chưa thể nguôi ngoai.
Đi thuyền dọc dòng sông Danube thơ mộng trong thành phố Budapest cổ kính và đài các thuộc đất nước Hungary xinh đẹp, thả hồn theo nhịp valse lúc khoan thai, khi dồn dập, da diết từ tuyệt phẩm “Dòng Danube xanh” của nhà soạn nhạc nổi tiếng người Áo Johann Strauss II, cách tòa nhà quốc hội Hungary gần 100m, du khách bất chợt rùng mình khi nhìn thấy hàng chục đôi giày to, nhỏ, lớn, bé bằng sắt, đã rỉ sét, nằm lạnh lẽo hướng mũi ra mặt sông, như vẫn đang chờ đợi chủ nhân của chúng quay về. Lại gần, mới biết đó là khu tưởng niệm những nạn nhân người Do Thái đã bị giết hại trong chiến tranh thế giới thứ II.

alt

Khu tưởng niệm có chiều dài 40m, trưng bày 60 đôi giày các kích cỡ kiểu dáng khác nhau, là ý tưởng của đạo diễn điện ảnh người Hungary, ông Can Togay. Ông đã cùng nhà điêu khắc Gyula Pauer dựng lên chúng từ năm 2005. Bên cạnh đó là tấm biển ghi bằng 3 ngôn ngữ: Anh, Hungary và Do Thái.
“Để tưởng nhớ các nạn nhân bị bắn chết bên dòng sông Danube vào những năm 1944-45. Khởi công ngày 16/4/2005”.
Năm 1933, Adolf Hitler, quốc trưởng Đức đã vận động và cổ vũ chiến dịch bài trừ người Do Thái với lý do họ là căn nguyên khiến nước Đức không giành được chiến thắng trong Đại chiến thế giới lần thứ nhất và rằng, người Đức (tức là người Aryan), chủng tộc được coi là siêu đẳng nhất, muốn làm bá chủ toàn cầu, thì cần phải “đấu tranh”, “tiêu diệt” những dân tộc hạ đẳng, trong đó đầu tiên phải kể đến “chủng tộc Do Thái”.

alt

Hitler lấy học thuyết Darwin về Xã hội (Social-Darwinist Ideology) – một học thuyết chủ trương áp dụng máy móc nguyên lý đấu tranh sinh tồn trong thế giới hoang dã vào xã hội loài người làm cơ sở cho tội ác diệt chủng của mình. Học thuyết Darwin về Xã hội cho rằng, cũng như thế giới tự nhiên, xã hội loài người phải tiến hoá thông qua quá trình đấu tranh sinh tồn, trong đó chủng tộc nào thông minh hơn, khoẻ mạnh hơn, thích nghi với môi trường tốt hơn sẽ là chủng tộc có quyền tồn tại; chủng tộc nào dốt nát, ốm yếu, kém thích nghi với môi trường sẽ bị đào thải. Chính tư tưởng này đã khiến không biết bao nhiêu người phải bỏ mạng sống trên dòng sông xinh đẹp.

alt

Vào năm 1944, trong Thế chiến II, Đảng Mũi tên Chữ Thập (Arrow Cross) đã bắn chết vô số người dân Do Thái bên bờ sông Danube. Thi thể của những nạn nhân xấu số đều bị vứt xuống sông, duy chỉ có những đôi giày, thời đó là tài sản có giá trị, được giữ lại, vì chúng có thể được dùng hoặc được bán.
Mọi người ghé qua đây thường sẽ để lại nến và hoa, hoặc sẽ lưu lại đôi dòng trong mảnh giấy nhỏ gài vào những chiếc giày bên bờ sông, bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn đối với những linh hồn vô tội.

alt

150 năm đã qua kể từ ngày nhà soạn nhạc người Áo, bên dòng sông Danube vĩnh biệt mối tình trong mộng của mình, đạt đến tận cùng của cảm xúc, xuất thần sáng tác ra bản tình ca tuyệt mỹ “Dòng Danube xanh”, để ngày hôm nay, hàng triệu trái tim tìm được một nửa của mình trong điệu valse quyến rũ ấy.

alt

Chiến tranh đã chấm dứt hơn 70 năm. Nhưng nỗi đau và tàn tích của nó vẫn còn đó, ám ảnh, day dứt như những vết thương không bao giờ lành miệng.
Dòng Danube kia vẫn lặng lẽ, âm thầm chảy trôi và chứng kiến những buồn, vui, được mất của con người trong cả chiều dài lịch sử…

Tuệ Minh – An Nhiên

Source Internet.

Chanh ngón tay - Finger lime





Citrus australasica – Wikipedia tiếng Việt

Citrus australasica - Wikipedia, the free encyclopedia




VIDEO






        Chanh ngón tay (finger lime) có hình dáng thuôn dài giống ngón tay, loại chanh lạ này đã được những người thổ dân Aborigine ở Úc trồng cách đây mấy trăm năm. Ngày nay chúng được trồng nhiều ở Úc và có giá trị kinh tế rất cao; do đó giống chanh này ngày càng được nhân rộng hơn.
 
        Khoảng từ giữa thập niên 90, người Úc còn dùng chanh ngón tay để làm mứt. Từ năm 2000, Úc bắt đầu xuất khẩu chanh ngón tay qua các nước châu Á, châu Mỹ và các quốc gia khác. Nhận thấy giá trị kinh tế cao, nhiều chủ trang trại ở Mỹ cũng bắt đầu trồng loại cây ăn quả này để đáp ứng thị trường.
 
        Quả chanh ngón tay khá mọng nước, thường có màu xanh, tím, vàng, hồng, đỏ và đen. Tép bên trong quả chanh là những hạt nhỏ nhìn khá giống với trứng cá. Người dân ở xứ Úc thường dùng chanh ngón tay để trang trí thức ăn bởi nó có màu sắc bắt mắt.

        Cây chanh ngón tay cao từ 2-10 m, lá rất nhỏ, nhánh có nhiều gai. Cây có thể trồng bằng hạt hoặc chiết, ghép. Người dân Úc thường dùng gốc ghép của cây cam Troyer citrange với giống chanh ngón tay để cây phát triển nhanh và cho trái ngon hơn.
 
        Chanh ngón tay ra hoa quanh năm, hoa nhỏ, màu trắng. Trái chanh nhìn giống như ngón tay, dài khoảng 10cm, đường kính 3cm, da mỏng và rất bóng do chất dầu tiết ra. Thời điểm thu hoạch chính của chanh ngón tay là từ tháng 12 đến tháng 6 hàng năm.











Doc dao chanh ngon tay la mat de ra tien























































Source Internet.


Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018