Thứ Ba, 6 tháng 8, 2019

Thị tẩm, sủng hạnh, lâm hạnh ...


Thị tẩm, sủng hạnh, lâm hạnh đều là từ ngữ dùng để chỉ việc cung tần, mỹ nữ phục vụ chuyện chăn gối cho đế vương Trung Hoa xưa.

Nhắc tới hậu cung đông đảo của vua chúa Trung Hoa xưa, văn nhân cổ đại thường miêu tả bằng cụm từ "tam cung lục viện", "ba ngàn mỹ nữ".
Cũng bởi tần phi quá nhiều, đế vương lại chỉ chọn số ít, nên xung quanh việc thị tẩm (tạm hiểu là quan sát, ngắm nghía) của nhà vua thường có những bí mật khiến hậu thế không khỏi ngỡ ngàng.
Thị tẩm - "canh bạc" của cung tần mỹ nữ
Xúc xắc vốn là công cụ đánh bạc phổ biến từ thời xưa. Nhưng ít ai biết rằng, đồ vật bé nhỏ này đã từng có thời được dùng để quyết định việc thị tẩm của vua chúa.
Trong những năm Khai Nguyên dưới thời nhà Đường, xúc xắc đóng vai trò là "bà mối" của các phi tần nơi hậu cung. Lý do là bởi Hoàng đế không thích vì việc thị tẩm mà hao tâm tốn sức, liền cho các cung phi đổ xúc xắc để quyết định người được sủng hạnh.
Khó tin quá trình chọn người hầu hạ của Hoàng đế Trung Hoa - Ảnh 1.
Sau này, Hoàng đế phong lưu nổi tiếng Đường triều là Lý Long Cơ dùng phương pháp chọn lựa có tên là "điệp hạnh", cách thức thực hiện cũng không khác nhiều so với việc đổ xúc xắc. (Tranh minh họa).
Mặc dù lấy tên gọi hoa mỹ là "điệp hạnh", nhưng thực chất Lý Long Cơ chọn người thị tẩm bằng cách rất đơn giản:
Các phi tần trong cung cài hoa tươi lên đầu, sau đó người hầu của nhà vua sẽ thả bướm. Con bướm này đậu vào đóa hoa trên đầu ai thì người đó sẽ được Hoàng đế lâm hạnh.
Chưa dừng lại ở đó, Đường Huyền Tông còn nghĩ ra chiêu trò "đầu tiễn đổ tẩm". Theo đó, nhà vua sẽ ngẫu hứng ném một đồng tiền để các phi tần tranh nhau nhặt. Ai nhặt được đồng tiền ấy sẽ may mắn được Hoàng đế sủng hạnh một đêm.
Giống như việc tung xúc xắc, "điệp hạnh", "đầu tiễn đổ tẩm", những phương pháp lựa chọn như "huỳnh hạnh" (bắt đom đóm), "hương hạnh" (bắt túi thơm) cũng có bản chất tương tự.
Đó vốn là những cách thức chọn lựa có tính may rủi. Tuy nhiên, nhiều mỹ nhân ôm mộng đổi đời lại không chấp nhận xuôi theo số mệnh, liền dùng đủ mọi thủ đoạn để có được ân sủng của Hoàng đế.
Tống Văn Đế của Nam triều năm xưa từng dùng phương thức "dương xe vọng hạnh" để chọn mỹ nữ hầu hạ chuyện giường chiếu cho mình.
Khó tin quá trình chọn người hầu hạ của Hoàng đế Trung Hoa - Ảnh 2.
"Dương xa vọng hạnh" thực hiện bằng việc Hoàng đế sẽ cưỡi xe do dê kéo đi khắp hậu cung, chiếc xe dừng ở trước cửa cung của phi tần nào thì nhà vua qua đêm ở đó. (Tranh minh họa).
Bấy giờ, Văn Đế có phi tần Phan Thục phi vốn là người nhiều tâm kế. Để độc chiếm ân sủng của nhà vua, vị phi tần này đã thu hút xe dê bằng cách trồng trúc và rắc nước muối trước cửa cung.
Ngửi hai món khoái khẩu này, con dê kéo xe của Hoàng đế liên tục chạy thẳng tới của cung của Phan Thục phi. Văn Đế cũng vì vậy mà thường xuyên sủng hạnh nàng.
Nhận được ân trạch của Hoàng đế ắt sẽ có cơ hội đổi đời chỉ sau một đêm. Bởi vậy, không ít mỹ nữ, cung tần trong hậu cung ôm mộng "hóa phượng hoàng", tìm đủ mọi cách để tiếp cận nhà vua.
Năm xưa, Lý Thần phi của Tống Chân Tông vốn chỉ là một cung nữ hầu hạ Thái hậu. Có lần, Hoàng đế tới thỉnh an Thái hậu, đúng lúc muốn rửa tay, Lý thị liền tận dụng cơ hội này bưng nước tới.
Chân Tông thấy cung nữ bỗng dung đỏ mặt liền hỏi thăm. Lý thị nhân cơ hội đó kể về việc nàng nằm mộng thấy mình sinh con trai cho Hoàng đế.
Nối dõi tông đường là việc hệ trọng, hơn nữa Chân Tông lúc đó đang lo lắng vì chưa có con trai. Quả nhiên sau khi nghe xong câu chuyện, Hoàng đế mừng như bắt được vàng, nạp Lý thị vào hậu cung.
Từ ngày ấy, vận mệnh của Lý thị chẳng khác nào "một bước lên trời". Một năm sau đó, nàng sinh hạ con trai. Vị Hoàng tử ấy sau này chính là Tống Nhân Tông.
Nếu tự mình tranh sủng không được, nhiều vị phi tần sẽ tận dụng gia thế và các mối quan hệ khác để nhờ người tiến cử mình với Hoàng đế.
Sinh thời, Tống Huy Tông có hai sủng phi là Kiều Quý phi và Vi phi. Ít ai biết rằng, hai mỹ nhân này từng kết nghĩa chị em và hẹn ước rằng ai được Hoàng đế sủng hạnh trước thì sẽ tiến cử người còn lại.
Sau này, Kiều Quý phi may mắn được Huy Tông ân sủng, quả nhiên không quên hẹn ước năm xưa, liền tiến cử Vi phi với Hoàng đế.
Con đường gian nan để đến với long sàng
Hậu cung của đế vương các triều đại đều có một nơi gọi là Kính Sự phòng. Cơ quan này chịu sự quản lý của Phủ Nội vụ, chuyên phụ trách ghi chép, quản lý việc thị tẩm cung tần của nhà vua.
Mỗi lần có phi tần được sủng hạnh, thái giám của Kính Sự phòng đều ghi chép cẩn thận ngày tháng để đối chiếu, nghiệm chứng nếu vị phi tần ấy có diễm phúc mang long thai.
Sử sách ghi lại, quá trình chuẩn bị cho việc thị tẩm của phi tần cổ đại hết sức công phu và phức tạp.
Theo chế định của Thanh triều, vào thời gian sau bữa tối của mỗi ngày, thái giám Tổng quản sẽ dâng lên cho Hoàng đế một khay đựng các khối kim bài khắc tên những phi tần trong hậu cung.
Tuy vậy, việc lật thẻ bài hay không còn phụ thuộc vào tâm trạng của Hoàng đế. Nếu nhà vua không có hứng thú thị tẩm, khay kim bài ấy liền đặt về chỗ cũ. Ngược lại, nhà vua muốn sủng hạnh phi tần nào sẽ lật thẻ bài có tên mỹ nữ ấy.
Khó tin quá trình chọn người hầu hạ của Hoàng đế Trung Hoa - Ảnh 3.
Cung phi may mắn được Hoàng đế lựa chọn sẽ phải chuẩn bị tắm rửa, trang điểm kỹ càng, sau đó khỏa thân và được cuốn trong chăn. (Ảnh: phim Hậu cung Chân Hoàn truyện).
Tới giờ thị tẩm, thái giám sẽ cõng vị phi tử trong chăn chuyển tới "long sàng" của Hoàng đế. Từ cổ chí kim, việc quay lưng với đế vương bị coi là hành động bất kính. Ngay tới phi tần, sủng thiếp cũng không là ngoại lệ.
Bởi vậy, đứng trước long sàng, phi tần chỉ có cách bò lên giường, chui vào chăn để tránh phạm thượng. Lúc bấy giờ, Hoàng đế đã nằm sẵn trên giường, chăn đắp đến đầu gối, để lộ phần chân. Phi tử hầu hạ nhà vua cũng sẽ bắt đầu từ phần chân trước.
Sau khi lâm hạnh xong, các nàng lại phải bò giật lùi xuống giường, cuốn mình vào chăn để các thái giám đưa về cung của mình. Trong suốt thời gian Hoàng đế và phi tử giao hoan, Tổng quản thái giám sẽ túc trực bên ngoài "quỳ gối chờ lệnh".
Sau đêm ấy, nếu nhà vua nói "không lưu", thái giám tổng quản sẽ ấn và huyệt sau cổ của phi tần vừa rồi, khiến "long tinh" chảy ra khỏi thân thể.
Ngược lại, nếu Hoàng đế muốn "lưu" thai rồng, vị phi tử đó sẽ coi như may mắn được mang long ân. Ngày giờ thị tẩm cũng được Kính Sự phòng viết lại cẩn thận để đối chiếu sau này.

Source: https://soha.vn/kho-tin-qua-trinh-chon-nguoi-hau-ha-cua-hoang-de-trung-hoa-20160901133832983.htm


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.