Sự tinh diệu trong nghệ thuật thơ Đường
Đào Thái Sơn
Trong bậc thang tiến hóa của nền văn minh thế giới đã để lại nhiều dấu ấn khó phai. Trên bình diện văn hóa tinh thần, Đường thi của một thời rực rỡ, biểu tượng hết sức huy hoàng của nhân loại đã đạt đến đỉnh điểm của sự thăng hoa, rất nhiều bài thơ cho đến nay vẫn còn làm say mê, xúc động lòng người. Có thể nói một điều là trong văn chương nói chung và thơ ca nói riêng có lẽ thể loài thơ Đường là có sức sống mãnh liệt nhất. Lịch sử đã trãi qua bao sự hưng vong, quốc gia đã bao lần đổi chủ nhưng không vì lẽ đó mà làm mờ đi hồn tính của thơ Đường. Sự tồn tại bao giờ cũng lý do nhất định của nó, với thơ Đường và thơ Đường luật đó chính là sự tinh diệu trong nghệ thuật được nhào nặn, chắt lọc của những ngòi bút tài hoa qua nhiều thế hệ. Trong bài viết ngắn này chúng tôi không thể trình bày đầy đủ các vấn đề của hơn 1000 năm lịch sử mà chỉ xin trình bày một vài đặc điểm nghệ thuật có thể gọi là cơ bản của thơ Đường
Các nhà thơ đời Đường sử dụng hai thể thơ chính là Cổ thể (gồm cổ phong và nhạc phủ) và Kim thể (hay cận thể ,gồm luật thơ và tuyệt cú). Thơ cổ thể không bị hạn chế về số câu, số chữ, không bị hạn chế về niêm luật, cách gieo vần, do đó có khả năng biểu hiện được nhiều sắc thái tiønh cảm cũng như phản ánh những vấn đề xã hội rộng lớn. Thơ kim thể còn gọi là thơ Đường luật, thể thơ này tuy bị gò bó về niêm luật, song nó cũng có ưu điểm cấu trúc chặt chẽ, cân đối , hài hòa, "bát cú" là dạng chính của thơ Đường luật, từ nó có thể suy ra các dạng khác như "tuyệt cú" và "bài luật", ở Việt Nam ta chủ yếu sử dụng thể này.
Thơ Đường là thể loại thơ mà có thể nói sống đúng nghĩa với hai chữ " trữ tình". Tình cảm, cảm xúc trở thành mạch nối vô hình để hàn kết các hình ảnh, ý tưởng, nhạc điệu tạo nên sự vận động của ý thơ trên con đường tạo nên cấu tứ. Ta hãy thử cảm nhận cái không khí mênh mang, u tịch trong bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
Thử địa không dư Hoàng hạc lâu
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Tạm dịch :Người xưa đã cỡi hạc vàng bay đi mất, chỉ còn trơ lại Lầu Hoàng hạc tại mảnh đất này. Hạc vàng một đi không trở lại, ngàn năm mây trắng vẫn bay dằng dặc, hàng cây đất Hán Dương rực rỡ bên dòng sông tạnh, cỏ thơm bãi Anh Vũ vẫn tốt tươi. Lúc trời chiều đứng trông về làng cũ tự hỏi : Quê hương ở chốn nào ? Khói sóng mịt mờ trên sông nước Khiến cho người nổi mối ưu sầu .
Tác giả đặt tâm hồn miønh vào khoảng thời gian và không gian vô tận. Nỗi sầu từ sự ý thức giữa cái hữu hạn của kiếp người và cái vô cùng của tạo vật đã thành mạch chảy suốt bài thơ. Người xưa đi mất, quanh đây chỉ còn mây trắng bay. Cái buổi chiều là ảo tưởng xa xôi nhưng cũng hết sức cận kề. YÙ thức về sinh ký tử quy của tác giả như hòa vào khói sóng đìu hiu và rồi tất cả chỉ còn đọng lại trong một chữ " sầu" trĩu nặng ở cuối bài thơ.
Những tác giả của thơ Đường thường lựa chọn và miêu tả những khoảnh khắc dồn nén trong tâm hồn, đó cũng chính là bản chất của quá trình đời sốngcon người. Đó là những khỏanh khắc đặc biệt của hiện thực được nhiøn qua lăng kính của tâm trạng, những khỏanh khắc thăng hoa, bột phát trong thế giới của tâm linh. Có khi đó là khỏanh khắc lúc chia li, là khi lên cao, là màn đêm yên tĩnh nhìn trăng mà da diếc nhớ về quê hương, là khỏanh khắc khi đối mặt với cái chết, hay chỉ là một thoáng mờ của giấc chiêm bao...
Thệ tảo Hung nô bất cố thân
Ngũ thiên điêu cẩm táng Hồ trần
Khả liên Vô Định hà biên cốt
Do thị xuân khê mộng lý nhân !
Lũng tây hành -Trần Đào
Tạm dịch : ra đi thề quét sạch rợ Hung nô không tiếc thân miønh, năm ngàn binh sỹ vùi thây nơi cát bụi đất Hồ, nắm xương bên sông Vô Định đã tàn lâu lắm rồi, nhưng vẫn còn là người trong mộng của những thiếu phụ chốn khuê phòng
Đây tuy là một kiệt tác phản chiến nhưng cái hay không nằm ở tinh thần phản chiến mà là ở chỗ cái giấc mộng đoàn viên giữa những người thiếu phụ chốn khuê phòng và những nắm xương trắng vùi nông bên dòng Vô Định, một giấc chiêm bao không bao giờ có thực nhưng nó vẫn là niềm hi vọng dù rất xót xa
Cái độc đáo nhất của thơ Đường là dồn nén biểu cảm để đạt tới sự tập trung cao độ và trở thành tính khái quát, triết lí. Thơ Đường thường gợi chứ không tả.Từ những khoảng trống, khoảng trắng, nốt lặng vô hiønh trong kết cấu, trong các tương quan, trong các " nhãn tự", người đọc tự khám phá về thế giới tâm hồn của nhà thơ được dồn nén vào trong đó.
Tự quân chi xuất hỷ
Bất phục lý tàn ky
Tư quân như nguyệt mãn
Dạ dạ giảm quang huy
Tự quân chi xuất hỷ - Trương cửu Linh
Tạm dịch : từ ngày chàng bước chân ra đi, cái khung cửi tàn thiếp không sửa lại, nhớ chàng như mảnh trăng tròn trên trời, đêm đêm ánh sáng bị giảm đi
Con người Trung Quốc nói riêng và con người phương Đông nói chung đặc biệt mẫn cảm với triết lí về thế giới về cuộc đời con người. Viø vậy các nhà thơ Đường gửi gắm vào thơ những quan điểm triết lí nhân sinh. Những quan điển này thường được biểu hiện thông qua các cặp phạm trù đối lập: quá khứ- hiện tại, tình- cảnh, sống- chết, thực - mộng, động-tĩnh...Các cặp phạm trù đã gợi cho người đọc nét bản chất, một quy luật chân lí của đời sống. Chính viø vậy thơ Đường đã đạt tới cái "thần lí","diệu lí" như các nhà nghiên cứu đã nhận xét.
Nhân nhàn quế hoa lạc
Dạ tĩnh không sơn khâu
Nguyệt xuất kinh sơn điểu
Thời minh xuân giản trung
Điểu minh giản- Vương Duy
Tạm dịch : người nhàn hoa quế rụng, đêm yên tĩnh trong núi vắng, trăng lên làm cho chim ngủ giật mình, cất tiếng kêu trong khe xuân
Bài thơ gợi lên một không gian tĩnh mịch, cảnh vật dường như bất động. Mặt trăng ló ra làm chim phải giật mình cất tiếng kêu nhỏ trong khe núi. Trong cái tĩnh có cái động, cái động làm tăng thêm cái tĩnh và từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của tâm hồn hồn nhiên cao khiết, thanh nhàn.
Thơ Đường đặc biệt là luật thơ, có cấu trúc hòan thiện. Nó là sự hài hòa giữa bằng trắc, âm dương,đối xứng và phi đối xứng. Nó lại nhất quán từ đề tài, mở đề tới kết luận. Nó là sự kết hợp giữa thực từ và hư từ, giữa lời nói và không phải lời nói. Ta thử nghe bài Thu hứng của Đỗ Phủ một bài thơ tiêu biểu thắm đượm tình quê, sầu thương da diếc, kín đáo
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm
Vu Sơn, Vu Giáp khí tiêu sâm
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng
Tái thượng phong vân tiếp địa âm
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ
Cô chu nhất hệ cố viên tâm
Hàn y xứ xứ thôi đao xích
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm
Tạm dịch : sương móc làm tiêu điều rừng cây phong, Vu Sơn, Vu Giáp hơi thu hiu hắt, giữa dòng sông sóng tung lên tận trời, trên cửa ải gió mây như sà sát mặt đất, khóm cúc hai lần nở làm tuông rơi dòng lệ những ngày qua, con thuyền lẻ loi buộc chặt với với nỗi lòng nhớ vườn cũ, nơi nơi rộn ràng kéo thước may áo rét, chiều tà tiếng chày đập áo trên thành Bạch Đế càng nghe vội vã.
Thơ Đường tập trung nghệ thụât tinh tế, diệu xảo.Thơ Đường lựa chọn những chi tiết đặc sắc,điển hiønh đạt đến độ tinh xảo giàu sức gợi, giàu sức khái quát, mọi ý tứ thăng trầm, sâu sắc được tóat lên từ những gợi ý này. Thơ Đường thường dồn nén những ẩn dụ tượng trưng. Những ẩn dụ tượng trưng này có sức bùng nổ lượng thông tin lớn. Cái ưu thế của nghệ thuật tinh tế, diệu xảo được tạo ra bởi "ngôn hữu hạn, ý vô cùng", nhờ sự lựa chọn và tổ chức hình ảnh mang tính ẩn dụ cao.
Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất kiến lai giả
Niệm thiên địa chi du du
Độc thương nhiên nhi lệ hạ
Đăng U châu đài ca - Trần Tử Ngang
Tạm dịch : Trông lại trước không thấy người xưa, trông lại sau không thấy ai đến, nghĩ trời đất lâu dài vô cùng, một mình lệ rơi đau xót
Bài thơ là sự tương phản giữa cái vũ trụ vô cùng và đời người hữu hạn. Đó là nỗi lòng của kẻ sỹ cô đơn giữa cõi đời tầm thường ô trọc.
Thơ Đường hết sức coi trọng việc sử dụng ngôn ngữ. Ngôn ngữ thơ Đường và ngôn ngữ khái quát so với ngôn ngữ thơ ca đời trước. Mặt khác ngôn ngữ thơ đường còn là ngôn ngữ tinh luyện và chính xác, cô động và hàm súc.Cũng như thơ nói chung, thơ Đường sử dụng rộng rãi phép tĩnh lược và đảo trang.Tất cả những yếu tố trên đã hợp thành chỉnh thể nghệ thuật, tạo nên cái tinh tế, diệu xảo để chuyển tải nội dung một cách tốt nhất.
Thiên sơn điểu phi tuyệt
Vạn kính nhân tông diệt
Cô thuyền thôi lạp ông
Độc điếu hàn giang tuyết
Giang tuyết - Liễu Tông Nguyên
Tam dịch : Ngàn núi chim bay mất, muôn nẻo đường không dấu chân người, ông già đội nón lá, mặc áo tơi ngồi trên chiếc thuyền lẻ loi ,câu cá một mình trên sông tuyết lạnh lẽo
Thơ Đường nói chung và thơ đường luật nói riêng không chỉ la thành tựu riệng của thơ Trung Quốc mà còn là một thành tựu nổi bật trong thơ ca nhân lọai. Nói đến những đặc trưng cơ bản của thơ không thể không nói đến tính chất cổ điển trong thơ Đường. Và cũng chính vì lẽ đó mà thơ Đường nói chung và thơ Đường luật nói riêng có một sức sống mãnh liệt cho tới ngày nay. Và ai dám bảo thơ Đường luật ngày nay không còn có mật ! Xin hãy lắng lòng cùng Đinh Vũ Ngọc , một thi sỹ tài hoa của đất Quảng Nam
Cách trở mười năm em với ta
Mười năm mà ngỡ mới hôm qua
Em chưa chải hết sầu trên tóc
Ta đã chôn rồi mộng dưới hoa
Vẫn nhớ vẫn thương mà cách trở
Dẫu cười dẫu khóc cũng chia xa
Con tim vô tội chưa ngừng đập
Thì chút tình xưa mãi thiết tha
Mùa xuân năm Tân Mão
ĐÀO THÁI SƠN
Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011
Hoa Kỳ bóp chết trong trứng nước mưu đồ thỏa hiệp Nam-Bắc VN 1963 .
Căn nguyên ( phần 4 )
Hoa Kỳ bóp chết trong trứng nước mưu đồ thỏa hiệp Nam-Bắc VN 1963 .
Anh-Huy
( phần 4 )
Vào những năm 1961/62, Tổng Thống J.F.Kennedy đã giải quyết các vấn
đề sôi bỏng trên thế giới với những quyết định táo bạo. Vụ phi cơ CU2 bị
Liên Sô bắn hạ, tiếp đến vụ Vịnh Con Heo, rồi xảy ra vấn đề Liên Sô toan
thiết bị nhiều dàn hỏa tiển mang đầu đạn nguyên tử trên đảo quốc CuBa
của Fidel Castro, sát nách lục địa Hoa Kỳ, hăm dọa trực tiếp nền an ninh
Hợp Chúng Quốc.
Tối hậu thư của TổngThống Kennedy buộcTrùm đỏ Liên Sô Khrouchtchev
tháo gở tức thì nếu không là chiến tranh khai hỏa, khiến nhân loại sống
trong lo âu thắc thỏm suốt thời điểm đó. Cũng may, Chủ tịch Khrouchtchev
nhượng bộ, chấp nhận tháo gở toàn bộ dàn hỏa tiển đem về nước. Thế giới
thoát qua một cuộc chiến tranh nguyên tử trong đường tơ kẻ tóc.
Vấn đề Việt Nam, dưới thời Tổng Thống Kennedy là tiếp tục kế hoạch và
đường lối của hai vị Tổng Thống tiền nhiệm Truman và Eisenhower. Như
đã trình bày, sau hiệp định Genève 1954 đến 1963 tình trạng Việt Nam
không khác gì thời gian 15 phút nghỉ giải lao dứt hiệp đầu của một trận túc
cầu.
Thượng Nghị Sĩ Kennedy đắc cử Tổng Thống vào tháng 11.1960, cũng
trong thời gian đó MTGPMN được Cộng Sản BắcViệt dựng lên, rồi 11.11.
1960 cuộc đảo chánh của Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương
Văn Đông với sự tiếp tay của vài Chánh đảng Quốc gia. Dù thất bại. nhưng
đó là một trong những biến cố gây chấn động cho nền Đệ Nhất Cộng Hòa
Việt Nam của Gia đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
MTGPMN từ lúc thành lập cho đến cuối năm 1961, về hoạt động quân sự
chỉ những trận đánh du kích lẻ tẻ nhắm vào những tiền đồn hẻo lánh, đấp
mô, phá cầu, pháo kích vào ấp chiến lược, phục kích những đoàn công xa.
Quân đội VNCH tảo thanh, càn quét vào những chiến khu khiến quân Chủ
Lực Miền đào thoát, tránh né những cuộc đụng độ. Đồng thời, lực lượng an
ninh tình báo VNCH thanh lọc, tiểu trừ và làm tê liệt phần lớn những cơ sở
hạ tầng đặc công nằm vùng của Việt Cộng từ cấp ấp xã cho đến quận tỉnh.
Cho nên vào năm 1962, tinh thần Việt Cộng từ khu 5 đến khu 9 miền Tây
sa sút trầm trọng đến mức độ Hà Nội phải xét lại nhân sự và kế hoạch của
Trung Ương Cục Miền Nam thì bất ngờ khu 8 cứu nguy cho phe Nguyễn
Chí Thanh và Lê Duẫn qua trận Ấp Bắc, một trận đánh làm lung lay chế độ
Đệ Nhất VNCH Ngô Đình Diệm và cả Tòa Bạch Ốc Hoa Kỳ.Nhìn cục bộ
thì là một trận nhỏ nhưng vào giửa một tình huống chính trị quốc tế khi cuộc
chiến tranh Lạnh leo thang đến cùng độ, cơ hồ tạo thành cuộc chiến tranh
Nóng. Bởi vậy, trận ấp Bắc bổng nhiên đã làm sôi động trên chính trường
thế giới.
Tình báoVNCH cho tin một lực lượng Việt Cộng tập trung tại ấp Bắc, một
ấp nhỏ thuộc xã Tân Phú, quận Cai Lậy, Tỉnh Định Tường, cách Mỹ Tho
20 Km. Đại-tá Bùi Đình Đạm lúc bấy giờ là Tư Lệnh Sư đoàn 7 Bộ Binh,
theo chỉ thị của Thiếu tướng Huỳnh văn Cao, Tư Lệnh Quân Khu IV huy
động đại lực lượng tấn công và do Paul Vann, Trung tá Hoa Kỳ, Cố vấn
Sư đoàn 7 BB điều động trực thăng vận UH-IA và CH-21, gồm cả Thiết
vận xa M-113, Tiểu đoàn 8 Nhảy dù, 2 Đại đội Biệt Động Quân và Bảo
An với quân số khoảng 2500 người.
Trong khi đó Việt Cộng chỉ có 400 quân gồm một Đại đội thuộc Tiểu đoàn
261 Chủ lực quân khu 8, một Đại đội Địa phương Tỉnh, một Trung đội Địa
phương Huyện và một Trung đội Trợ chiến.
Trận ấp Bắc, Việt Nam Cộng Hòa bị thảm bại, " Nhảy xuống đầu Việt
Cộng, bị Việt Cộng lao lên chém ", rồi từng lớp nhảy tăng viện đều phải
đương đầu với trận cận chiến mà Việt Cộng ở thế thuận lợi nhất. Trận chiến
kéo dài từ 06 giờ sáng đến 17 giờ chiều với 5 đợt tấn công, 3 Cố vấn Hoa
Kỳ tử thương, 10 bị thương, quân VNCH hy sinh 65 người, 100 bị thương.
Theo tài liệu Cộng sản : Quân đội VNCH chết và bị thương 450 người. Tất
nhiên phía Việt Cộng như thông lệ không bao giờ nêu con số thiệt hại của
họ. Bộ Quốc Phòng VNCH thông cáo: Việt Cộng chết 101 người, Cố vấn
Hoa Kỳ tổng kết thì Việt Cộng bỏ lại 41 xác chết tại trận địa .
Chiến thắng ấp Bắc chỉ là một chiến thắng chính trị thu lượm được
của MTGPMN nhưng thực tế nó không khỏa lấp được nỗi lo âu to lớn
và càng ngày càng hiện rõ ở Hà Nội về hiện tình kinh tế , chính trị,
quân sự và nội bộ đảng Lao Động ( tức Đảng CS trá hình ).
Tranh chấp giữa hai phe mỗi ngày một trấm trọng, mỗi phe đều dựa vào
thế lực Cộng sản ngoại bang giữa Liên-Sô và Trung Cộng. Sau " Chiến
thắng Chính trị " ấp Bắc của MTGPMN ( Công cụ của CS Bắc Việt ),
Bộ Chính Trị CSBV đã nhìn thấy rõ ảnh hưởng của Bắc Kinh đang ăn sâu
trong Trung Ương Cục Miền Nam và những thành phần chưa là Cộng sản
như Nguyễn Hữu Thọ và nhất là Khmer Đỏ đã bắt đầu thanh trừng các
thành phần " thân CS BV ". Nhóm Pol Pot xích lại gần Trung Cộng và ly
khai Cộng sản VN mà trước đây Khmer Đỏ chỉ là một bộ phận trực thuộc
Trung Ương Cục R.
Chiến thắng trận ấp Bắc hay thảm bại trận ấp Bắc đều là khởi điểm cho 2
phe toan tính thay đổi sách lược nhằm mở rộng cuộc chiến tranh hay mưu
tìm một nền hòa bình cho Việt Nam.
Đầu năm 1963, cả hai miền Nam Bắc đều thắm mệt, đều nghĩ đến một nền
hòa bình cho quê hương , đều cố tạo điều kiện trao đổi và gặp gở ngõ hầu
thoát ra khỏi gọng kềm của ngoại bang đang đè nặng cả hai miền Nam Bắc
qua 2 hình thức : "Chống Quốc Tế Cộng Sản " của bên này, " Chống Đế
Quốc Tư Bản " của bên kia .
Hậu quả của trận ấp Bắc, đối với ngoại bang trợ lực hoàn toàn khác với
cái nhìn của VNCH và CS Bắc Việt . Hoa Kỳ yểm trợ và cố vấn VNCH.
CS Bắc Việt thì được trợ lực và chỉ đạo bởi Trung Cộng và Liên Sô.
Nhưng, Trung Cộng và Liên Sô không cùng một chiến lược trù định cho
Đông Dương .
Đằng khác, xuyên qua trận ấp Bắc, càng về lâu về dài, MTGPMN sẽ
thoát khỏi tầm tay giựt dây điều khiển của CS Bắc Việt. Mưu toan của
Trung Cộng mãi cho đến ngày 30.04.1975 là chủ trương ngắt Miền Nam
VN thành hai, vùng I & II ( VNCH ) tức là liên khu 5,6 và một phần liên
khu 7( CSVN ) để thành lập lãnh thổ cho MTGPMN vì Trung Cộng đang
từng bước cố nắm được quyền chỉ đạo MTGPMN.
Thực hiện được toan tính này Việt Nam chia thành 3 :
1/ Bắc Việt tay sai Liên Sô.
2/ Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam / MTGPMN( vùng I &II ) chư hầu TC.
3/ VNCH ( vùng III & IV ) ảnh hưởng Hoa Kỳ ( hoặc Pháp thay thế )
Trung Cộng không chấp nhận Việt Nam thống nhất và lệ thuộc Liên Sô,
cho nên muốn tạo trái độn chắn giửa hai miền Nam Bắc VN với một chánh
quyền thân Trung Cộng, như thế ngăn chặn được làn sóng Đệ Tam Quốc
Tế Liên Sô qua tay CS Bắc Việt tràn xuống Đông Nam Á, cùng lúc phá vở
Liên Phòng Đông Nam Á, sách lược Domino của Hoa Kỳ và Đồng minh.
Sự thảm bại trong trận ấp Bắc tạo cho Hoa Kỳ mạnh dạn đặt điều kiện đổ
quân trực tiếp tham chiến vào VN. Bởi sự thảm bại trận ấp Bắc đã đủ lý
do để chánh quyền Ngô Đình Diệm không còn bào chữa khả năng thích
ứng của Quân Đội VNCH khi lâm trận địa chiến từ cấp Trung đoàn.
Mặc khác, việc đổ quân Mỹ vào VN còn có tác dụng đặt CS Bắc Việt
vào tư thế phải nhúng tay chính trị thật sự của mình để chỉ đạo MTGPMN,
đồng thời xua quân Bắc Việt xâm nhập vào Nam để trực tiếp đối đầu chiến
tranh Đông Dương lần thứ 2. Mục tiêu tối hậu là dồn Trung Cộng và Liên
Sô vào bí thế, buộc phải cùng trợ lực CS Bắc Việt chống trả lại Hoa Kỳ
trong cuộc chiến tranh cục bộ này .
Đương thời, Hồ Chí Minh vẫn còn thực quyền lãnh đạo Miền Bắc, thuộc
hạ lúc bấy giờ phần đông đi vào con đường phục vụ Liên Sô. Cho nên,
trận ấp Bắc tạo tiếng vang cho MTGPMN, mở đường cho Trung Cộng lấn
sâu vào đầu nảo và chỉ đạo MT phục dịch cho mưu đồ chia 3 Việt Nam là
điều Hà Nội thẳng thừng không chấp nhận.
Để phá vỡ kế hoạch đem quân Hoa Kỳ vào Việt Nam, bẻ gảy tham vọng
của Trung Cộng vói tay vào bàn cờ Đông Dương, Hồ Chí Minh bèn gửi
vào Sài Gòn tặng Tổng Thống Ngô Đình Diệm một cành Đào mang nhiều
ý nghĩa đồng tình.
Giáo sư Mieczlaw Maneli, Trưởng phái bộ Ba Lan trong Ủy Hội Quốc Tế
Đình Chiến tại VN, ông thường đi lại giữa Hà Nội và Sài Gòn. Ông tiếp
xúc với các nhân vật chủ yếu của Nam Bắc từ Ngô Đình Nhu đến Phạm
Văn Đồng, Xuân Thủy, Võ Nguyên Giáp và Hà Văn Lâu ( Trưởng phái
đoàn VNDCCH cạnh Uỷ Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến ).
Tại SàiGòn, Ông Maneli lại thân thiết với Khâm sứ Tòa Thánh Vatican
Salvatore d'Asta, Đại sứ Italie Grovanni Orlandi, Đại sứ Goburdhum,
Trưởng phái bộ Ấn Độ Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến ...
Giáo Sư Maneli trở thành sứ giả, con thoi giữa SàiGòn và Hà Nội và từ
đó được biết vào giữa năm 1962 và đầu năm 1963: Hồ Chí Minh sẳn sàng
thương thuyết với Chánh quyền Ngô Đình Diệm để trực tiếp giải quyết vấn
đề Nam Bắc Việt Nam.
Nhân dịp đầu xuân từ SàiGòn ra Hà Nội, Đại sứ Ấn Độ Goburdhum đến
thăm Chủ Tịch Hồ Chí Minh, họ Hồ vờ ngây thơ hỏi ở SàiGòn có gì lạ
không, lại còn hỏi thăm sức khỏe Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Lúc Đại sứ
từ biệt ra về, Hồ Chí Minh ân cần dặn dò :
" Khi nào gặp Tổng Thống Diệm nhờ ông bắt tay ông Diệm dùm tôi ".
Cuối tháng 02.1963, Maneli đi Hà Nội mang theo " kế hoạch hòa bình "
của Pháp do Đại sứ Pháp Lalouette trao tay.
Tháng 04.1963, tình báo Trung Hoa Dân Quốc tiết lộ : qua sự trung gian
của Pháp, một cuộc gặp gở giữa Cố Vấn Ngô Đình Nhu và Đặc sứ Hà
Nội tại một ngôi biệt thự ở Đà Lạt.
Trước đó lại có tin đồn một cuộc họp mật giữa Cố Vấn Ngô Đình Nhu
và Ủy Viên Bộ Chính Trị CSBV Phạm Hùng trong rừng lá Tánh Linh.
Theo Giáo Sư Maneli, trong chuyến đi Hà Nội gặp Phạm Văn Đồng và
Xuân Thủy thì 2 ngày sau Maneli được giới lãnh đạo Hà Nội chính thức
trả lời :
"Hồ Chủ Tịch đã tuyên bố từ lâu nay rằng, chính phủ sẵn sàng
vào bất cứ lúc nào công khai hay bí mật để bắt đầu thương thảo
giữa đôi bên "
Căn cứ vào tài liệu " War of the Vanquished " của Đại sứ Ba Lan Gs M.
Maneli cộng thêm tài liệu " Les deux guerres du Vietnam "của G.Chaffard,
đối chiếu thêm những thiên hồi ký của nhiều nhân vật trong cuộc và có
thẩm quyền thì cuộc thương thuyết dự định giữa hai miền Nam Bắc đã
thành sự thật, khởi đầu từ giữa năm 1962 ở Quai d'Orsay, Paris tức Trụ
sở Bộ Ngoại Giao Pháp.
Nguyên do, có lẽ Chủ Tịch Hồ Chí Minh sợ cái giây thòng lọng sẽ siết cổ
mình từ Bắc Kinh quăng tới, cùng lúc chuỗi giây xích cột chặt đôi chân già
của mình trì kéo gãy lọi bởi Mạc Tư Khoa, ngược lại Tổng Thống Ngô
Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu cũng đang khốn đốn, lo âu, hoảng
sợ trước áp lực Hoa Kỳ qua bóng dáng Sát thần CIA, chẳng khác gì đang
bị đẩy xô đến bờ hang sâu vực thẵm.
Lời cáo buộc của Tướng CIA Lansdale :
" Quả thực Ngô Đình Nhu chứ không phải Ông Diệm đã toan tính
thương thuyết với Hà Nội và đó là cuộc thương thuyết sẽ tệ nhất nếu
thành hình "
Hàm ý Hoa Kỳ không dung thứ, một khi chánh quyền của Gia đình Ngô
Đình Diệm ương ngạnh đi ngược lại chủ trương của Hoa Kỳ .
Cũng nên biết rằng Tướng CIA Lansdale, vị Tướng lãnh Hoa Kỳ đãm
nhiệm trách vụ trong thập niên 1950 là vun bồi , bảo trợ cho chế độ Ngô
Đình Diệm được đâm chồi nẩy lá đứng vửng tại Miền Nam với sự ủng hộ
cuồng nhiệt của 1 triệu đồng bào miền Bắc di cư giữa 20 triệu đồng bào
miền Nam thật thà chất phác.
Tìm được thế dựa của Pháp với chủ trương" Trung Lập Hóa Đông Dương"
qua Đại sứ Lalouette. Tin tưởng vào sự trung thành của đa số Tướng lãnh,
Sĩ quan thân cận nắm giử quyền hành then chốt, từ đầu não Bộ Tổng
Tham Mưu, Tư lệnh các Quân đoàn, các Quân Binh Chủng cho đến tận
phạm vi Tiểu khu địa phương. Đoan chắc, Đảng Cần Lao Nhân Vị sau 9
năm gầy dựng đã trở thành một lực lượng chính trị mạnh mẽ sẵn sàng hậu
thuẫn mình. Quyết đoán, hai triệu Đồng bào Thiên Chúa giáo Vatican là
một thực thể nhân dân bảo vệ và phòng ngự chính quyền Ngô Đình Diệm
bền vững trước mọi sóng gió chính trị bất cứ từ đâu đưa đến. Cho nên,
Cố Vấn Ngô Đình Nhu trở nên cứng rắn đối với Hoa Kỳ.
Thời gian trước, Ông Cố Vấn còn do dự khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm
phản đối Hoa Kỳ đề nghị đem quân chiến đấu vào Việt Nam thì nay Cố
Vấn Ngô Đình Nhu tán đồng và còn quyết liệt hơn .
Từ khi bang giao VNCH- Pháp được cải thiện, tình báo Pháp thường
xuyên liên lạc và thông báo những tin mật : Hoa kỳ đang toan tính lật đổ
chế độ Ngô Đình Diệm sau khi Tổng Thống Kennedy bổ nhiệm Ông
Henry Cabot Lodge làm Đại sứ Hoa Kỳ tại SàiGòn.
Tháng 05.1963, Cố Vấn Ngô Đình Nhu chống Hoa Kỳ quyết liệt hơn khi
tuyên bố với báo Washington Post, hãng thông tấn UPI và báo NewYork
Times, đại ý, VNCH muốn Hoa Kỳ rút bớt một số cố vấn quân sự :
" Ông không nghĩ rằng người Mỹ có cái khả năng cho người
Việt Nam chúng tôi những lời khuyên về chiến tranh cách mạng ".
Thâm thúy, Ông Nhu còn sâu xa hơn :
" Người Hoa Kỳ rất tiến bộ trong các lãnh vực như không gian, còn
những vấn đề nho nhỏ trên trái đất này, tôi nghĩ người Mỹ chẳng
hơn gì chúng tôi"
Áp lực của Hoa Kỳ đè nặng lênVNCH buộc Chánh quyền Ngô Đình
Diệm phải chấp nhận Hoa Kỳ đổ quân chiến đấu vào Việt Nam. Bởi vì,
thời gian 15 phút nghỉ giải lao sau hiệp đầu của trận đấu Túc cầu đã chấm
dứt. Có nghĩa là 9 năm sau Hiệp định Genève 1954, thời lượng để hai miền
Nam Bắc rèn quân chỉnh cán hoàn tất. Bây giờ là thời điểm khai mào cho
cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai.
Cuộc chiến tranh cục bộ phải diễn ra trên đất nước Việt Nam nằm trong
chiến lược toàn cầu, bằng mọi cách Hoa Kỳ phải thực hiện cho kỳ được
để kết thúc cuộc " Chiến tranh Lạnh " trong chiến thắng !
Tháng 05.1963, tại Vũ Hán, Bộ Đối Ngoại Trung Cộng tổ chức một cuộc
họp quan trọng giữa hai Ban Lãnh Đạo Đảng CS Bắc Việt và Đảng CS
Trung Quốc.
Tài liệu CS lưu trữ còn ghi :
" Tại Vũ Hán năm 1963, ban lãnh đạo Trung Quốc thuyết phục ban
lãnh đạo Việt Nam chống Liên Sô và tham gia " Quốc Tế Mới " gồm
11 đảng Cộng Sản trên Thế giới do Bắc Kinh thành lập và chỉ huy.
Đặng Tiểu Bình hứa sẽ viện trợ cho CS Việt Nam 01 tỷ "Nhân dân tệ"
nếu CS Việt Nam không nhận viện trợ của Liên Sô. Mãi 15 năm sau
(1978), Hà Nội mới lên tiếng tố cáo về sự kiện trên rằng : " Trong
thời kỳ 1954-1964, vì lợi ích dân tộc ích kỷ của họ, vì đánh giá quá
cao Đế Quốc Mỹ và sợ Mỹ, Mao Trạch Đông và đồng bọn đã nhiều
lần ngăn cản ta đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang chống Đế
Quốc Mỹ. Trên thực tế, họ ép ta phải nhận sự chia cắt đất nước.
Đồng thời, lúc đó, Đặng Tiểu Bình đang giử chức Tổng Bí Thư Đảng
CSTQ còn thòng thêm một câu hăm dọa :
" Dùng lực lượng vũ trang để thống nhất nước nhà sẽ có hai khả
năng : một là thắng và một khả năng nữa mất cã Miền Bắc ".
Ba áp lực nặng nề đè xuống hai miền Nam Bắc :
1/ Áp lực Hoa Kỳ trói buộc Miền Nam.
2/ Áp lực Liên Sô và Trung Cộng đối chọi nhau để khống chế Miền Bắc.
Đó chính là "căn nguyên "mà cả hai Miền Nam Bắc tìm kiếm và tạo dựng
lại điểm chính trị đồng quy hợp lý thuận tình dân tộc.
Chủ trương tách rời khỏi qũy đạo Hoa Kỳ của Cố Vấn Ngô Đình Nhu
cũng phải được dọ ý qua Đức Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục, Khâm Sứ
Tòa Thánh Vatican ngài Salvatore d'Asta. Có nghĩa là Đức Giáo Hoàng
Paul VI không hề thống trách phương sách thương thuyết với Cộng Sản
Bắc Việt của Gia đình Tổng Thống Ngô Dình Diệm, một Thế gia vọng tộc
Thiên Chúa giáo Vatican ngoan đạo lâu đời.
Kinh nghiệm thỏa hiệp Quốc Cộng 1945 vẫn còn in dấu, hẳn nhiên Ông
Cố Vấn Ngô Đình Nhu không thể nào quên. Nhưng, chính quyền VNCH
hiện hữu không phải hình thành từ sự phối hợp của các đảng phái Quốc gia
mà thật sự được tạo dựng từ Hoa Kỳ và Tòa Thánh Vatican qua sách lược
Domino nhằm thành lập một tiền đồn chống Cộng Sản tại Miền Nam VN.
Sự sắp xếp lại đội ngũ, chiến thuật, trong thời gian 15 phút nghĩ giải lao
trước khi tiếp tục hiệp nhì của trận túc cầu hoàn toàn do quyết định của
Huấn luyện viên.
Cũng như chuyển đổi " Quốc Gia Việt Nam " thành VNCH, thay thế Quốc
Trưởng ( cựu Hoàng Đế ) Bảo Đại bằng Tổng Thống ( cựu Thượng Thư )
Ngô Đình Diệm, gián tiếp hay trực tiếp phải có ưng thuận hổ trợ của Đồng
minh Hoa Kỳ.
Trên bốn vùng chiến thuật VNCH, màn lưới CIA đặt dầy dặt khắp mọi nơi,
nên hành vi toan tính phản bội của Chánh quyền Ngô Đình Diệm nhất là
mọi cử động của Cố Vấn Ngô Đình Nhu Hoa Kỳ đều biết rõ.
Thể diện một Đại Siêu Cường, Hoa Kỳ không thể đột ngột, thẳng thừng
lật đổ Chế độ Ngô Đình Diệm bằng lý do đơn thuần mù mờ : Toa rập với
Cộng Sản BắcViệt trù tính việc hiệp thương hai miền Nam Bắc, phản bội
lại chính sách của Hoa Kỳ.
Hành động như thế sẽ gặp phản ứng đối kháng của những thành phần ủng
hộ chánh quyền gia đình Ngô đình Diệm, nhất là thực thể chính trị lớn mạnh
của hơn 2 triệu đồng bào Thiên Chúa giáo Vatican sẽ gây bất lợi cho Hoa
Kỳ. Khi mà, Hoa Kỳ cần thiết về lâu về dài sự hợp tác của thực lực Tôn
giáo này trong trận chiến Đông Dương lần thứ hai.
Không phải ngẩu nhiên xảy ra vấn đề cấm treo cờ Phật giáo vào ngày lễ
Phật đản tại Huế. Không phải vô tình vô ý chế độ Ngô Đình Diệm thiếu
tinh tế chính trị để cho phong trào đấu tranh Phật giáo bùng nổ khắp toàn
quốc, ngay thời điểm toan tính hiệp thương giữa Cố Vấn Ngô Đình Nhu
và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã chín mùi, hẳn nhiên phải hiểu sự việc trên do
bàn tay lông lá chủ động để chuyển biến thế cờ .
Điều cần ghi nhận, nếu Thượng tọa Trí Quang là cán bộ Cộng sản BV thì
tại sao ở giai đoạn này, Thượng tọa không tìm phương cách giải quyết ổn
thỏa Phong trào Phật giáo với Chánh quyền Ngô Đình Diệm. Vì như thế sẽ
tạo điều kiện thuận lợi để Chủ tịch Cộng sản BV Hồ Chí Minh dể dàng
tiến hành chuyện hiệp thương với VNCH.
Đứng trước thực trạng nghiêm trọng do bàn tay CIA tạo ra để có lý do
chánh đáng xúi dục Quân đội VNCH lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm,
bẻ gãy mưu toan tống xuất thế lực ngoại bang ra khỏi VN nhằm tiến tới
thỏa hiệp hai miền Nam Bắc, thực hiện đúng đòi hỏi của Hà Nội từ 9 năm
qua. Ngược lại, vai trò của Thượng Tọa Trí Quang hầu như tiếp tay, tiếp
sức cho Đại sứ Hoa Kỳ Henry Cabot Lodge. Hệ thống truyền thông Mỹ
đồng loạt tuyên truyền tạo căm phẩn sâu đậm trong chánh giới và công luận
Hoa Kỳ về tình trạng kỳ thị và đàn áp Phật giáo của Chánh quyền Gia đình
Ngô Đình Diệm, một thế gia vọng tộc Thiên Chúa giáo Vatican.
Từ thời Pháp thuộc đến Đệ nhất VNCH, Phật giáo không thụ đắc đúng vai
trò của một tôn giáo gắn liền với Tổ quốc Dân tộc gần 2000 năm qua,có
80% tín đồ trong quần chúng, bị kìm hãm và chi phối bất công bởi Dụ số10,
phong tỏa Phật giáo trong quy chế giới hạn của hiệp hội tương tế. Chánh
quyền thuộc địa với sự hợp tác thủy chung của những quan chức Nam
Triều, phần đông là tín đồ Thiên Chúa giáo Vatican thuần hành đã đè nén
Phật giáo vào thế im hơi lặng tiếng, bất động trước thảm cảnh nước mất
nhà tan gây ra bởi thế lực cường quyền quốc tế.
Sự đối xử bất công,chèn ép Phật giáo vẫn tiếp tục dưới thời Đệ nhất Việt
Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm.
Hệ thống tình báo CIA Hoa Kỳ đã từ lâu nghiên cứu và trù liệu " Lá bài
Phật giáo " và chưa từng dịp sử dụng từ đầu thập niên 1950 đến nay.
Cho nên, khi CIA Hoa Kỳ đưa " Lá bài Phật giáo " ra trong thời điểm này
thật là ngoạn mục, hổ trợ bởi lực lượng truyền thông báo chí quốc tế thần
sầu quỷ khóc, Tổng thống Ngô Đình Diệm và Gia đình bị Công luận Thế
giới và Hoa Kỳ kết án kỳ thị , tàn ác, trắng trợn đàn áp Phật giáo đồ.
Hoa Kỳ đã tạo dựng điều kiện ắt có và đủ để danh chánh ngôn thuận hạ
lệnh cho Quân đội VNCH dưới quyền điều khiển của các Tướng lãnh liên
hệ, thực hiện cuộc đảo chánh lật đổ Chánh quyền Gia đình Tổng Thống
Ngô Đình Diệm.
" Lá bài Phật giáo ", Hoa Kỳ tung ra bằng chưởng lực thâm hậu của Đại
Siêu Cường Quốc đốn ngã Đệ Nhất VNCH của Tổng Thống Ngô Đình
Diệm, bóp chết trong trứng nước mưu đồ thỏa hiệp Nam Bắc giữa Cố vấn
Ngô Đình Nhu và Chủ tịch CS Bắc Việt Hồ Chí Minh, đồng thời ung dung
đưa Việt Nam đi vào Bát quái trận đồ máu lửa Đông Dương lần thứ hai !
Anh-Huy
Hoa Kỳ bóp chết trong trứng nước mưu đồ thỏa hiệp Nam-Bắc VN 1963 .
Anh-Huy
( phần 4 )
Vào những năm 1961/62, Tổng Thống J.F.Kennedy đã giải quyết các vấn
đề sôi bỏng trên thế giới với những quyết định táo bạo. Vụ phi cơ CU2 bị
Liên Sô bắn hạ, tiếp đến vụ Vịnh Con Heo, rồi xảy ra vấn đề Liên Sô toan
thiết bị nhiều dàn hỏa tiển mang đầu đạn nguyên tử trên đảo quốc CuBa
của Fidel Castro, sát nách lục địa Hoa Kỳ, hăm dọa trực tiếp nền an ninh
Hợp Chúng Quốc.
Tối hậu thư của TổngThống Kennedy buộcTrùm đỏ Liên Sô Khrouchtchev
tháo gở tức thì nếu không là chiến tranh khai hỏa, khiến nhân loại sống
trong lo âu thắc thỏm suốt thời điểm đó. Cũng may, Chủ tịch Khrouchtchev
nhượng bộ, chấp nhận tháo gở toàn bộ dàn hỏa tiển đem về nước. Thế giới
thoát qua một cuộc chiến tranh nguyên tử trong đường tơ kẻ tóc.
Vấn đề Việt Nam, dưới thời Tổng Thống Kennedy là tiếp tục kế hoạch và
đường lối của hai vị Tổng Thống tiền nhiệm Truman và Eisenhower. Như
đã trình bày, sau hiệp định Genève 1954 đến 1963 tình trạng Việt Nam
không khác gì thời gian 15 phút nghỉ giải lao dứt hiệp đầu của một trận túc
cầu.
Thượng Nghị Sĩ Kennedy đắc cử Tổng Thống vào tháng 11.1960, cũng
trong thời gian đó MTGPMN được Cộng Sản BắcViệt dựng lên, rồi 11.11.
1960 cuộc đảo chánh của Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương
Văn Đông với sự tiếp tay của vài Chánh đảng Quốc gia. Dù thất bại. nhưng
đó là một trong những biến cố gây chấn động cho nền Đệ Nhất Cộng Hòa
Việt Nam của Gia đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
MTGPMN từ lúc thành lập cho đến cuối năm 1961, về hoạt động quân sự
chỉ những trận đánh du kích lẻ tẻ nhắm vào những tiền đồn hẻo lánh, đấp
mô, phá cầu, pháo kích vào ấp chiến lược, phục kích những đoàn công xa.
Quân đội VNCH tảo thanh, càn quét vào những chiến khu khiến quân Chủ
Lực Miền đào thoát, tránh né những cuộc đụng độ. Đồng thời, lực lượng an
ninh tình báo VNCH thanh lọc, tiểu trừ và làm tê liệt phần lớn những cơ sở
hạ tầng đặc công nằm vùng của Việt Cộng từ cấp ấp xã cho đến quận tỉnh.
Cho nên vào năm 1962, tinh thần Việt Cộng từ khu 5 đến khu 9 miền Tây
sa sút trầm trọng đến mức độ Hà Nội phải xét lại nhân sự và kế hoạch của
Trung Ương Cục Miền Nam thì bất ngờ khu 8 cứu nguy cho phe Nguyễn
Chí Thanh và Lê Duẫn qua trận Ấp Bắc, một trận đánh làm lung lay chế độ
Đệ Nhất VNCH Ngô Đình Diệm và cả Tòa Bạch Ốc Hoa Kỳ.Nhìn cục bộ
thì là một trận nhỏ nhưng vào giửa một tình huống chính trị quốc tế khi cuộc
chiến tranh Lạnh leo thang đến cùng độ, cơ hồ tạo thành cuộc chiến tranh
Nóng. Bởi vậy, trận ấp Bắc bổng nhiên đã làm sôi động trên chính trường
thế giới.
Tình báoVNCH cho tin một lực lượng Việt Cộng tập trung tại ấp Bắc, một
ấp nhỏ thuộc xã Tân Phú, quận Cai Lậy, Tỉnh Định Tường, cách Mỹ Tho
20 Km. Đại-tá Bùi Đình Đạm lúc bấy giờ là Tư Lệnh Sư đoàn 7 Bộ Binh,
theo chỉ thị của Thiếu tướng Huỳnh văn Cao, Tư Lệnh Quân Khu IV huy
động đại lực lượng tấn công và do Paul Vann, Trung tá Hoa Kỳ, Cố vấn
Sư đoàn 7 BB điều động trực thăng vận UH-IA và CH-21, gồm cả Thiết
vận xa M-113, Tiểu đoàn 8 Nhảy dù, 2 Đại đội Biệt Động Quân và Bảo
An với quân số khoảng 2500 người.
Trong khi đó Việt Cộng chỉ có 400 quân gồm một Đại đội thuộc Tiểu đoàn
261 Chủ lực quân khu 8, một Đại đội Địa phương Tỉnh, một Trung đội Địa
phương Huyện và một Trung đội Trợ chiến.
Trận ấp Bắc, Việt Nam Cộng Hòa bị thảm bại, " Nhảy xuống đầu Việt
Cộng, bị Việt Cộng lao lên chém ", rồi từng lớp nhảy tăng viện đều phải
đương đầu với trận cận chiến mà Việt Cộng ở thế thuận lợi nhất. Trận chiến
kéo dài từ 06 giờ sáng đến 17 giờ chiều với 5 đợt tấn công, 3 Cố vấn Hoa
Kỳ tử thương, 10 bị thương, quân VNCH hy sinh 65 người, 100 bị thương.
Theo tài liệu Cộng sản : Quân đội VNCH chết và bị thương 450 người. Tất
nhiên phía Việt Cộng như thông lệ không bao giờ nêu con số thiệt hại của
họ. Bộ Quốc Phòng VNCH thông cáo: Việt Cộng chết 101 người, Cố vấn
Hoa Kỳ tổng kết thì Việt Cộng bỏ lại 41 xác chết tại trận địa .
Chiến thắng ấp Bắc chỉ là một chiến thắng chính trị thu lượm được
của MTGPMN nhưng thực tế nó không khỏa lấp được nỗi lo âu to lớn
và càng ngày càng hiện rõ ở Hà Nội về hiện tình kinh tế , chính trị,
quân sự và nội bộ đảng Lao Động ( tức Đảng CS trá hình ).
Tranh chấp giữa hai phe mỗi ngày một trấm trọng, mỗi phe đều dựa vào
thế lực Cộng sản ngoại bang giữa Liên-Sô và Trung Cộng. Sau " Chiến
thắng Chính trị " ấp Bắc của MTGPMN ( Công cụ của CS Bắc Việt ),
Bộ Chính Trị CSBV đã nhìn thấy rõ ảnh hưởng của Bắc Kinh đang ăn sâu
trong Trung Ương Cục Miền Nam và những thành phần chưa là Cộng sản
như Nguyễn Hữu Thọ và nhất là Khmer Đỏ đã bắt đầu thanh trừng các
thành phần " thân CS BV ". Nhóm Pol Pot xích lại gần Trung Cộng và ly
khai Cộng sản VN mà trước đây Khmer Đỏ chỉ là một bộ phận trực thuộc
Trung Ương Cục R.
Chiến thắng trận ấp Bắc hay thảm bại trận ấp Bắc đều là khởi điểm cho 2
phe toan tính thay đổi sách lược nhằm mở rộng cuộc chiến tranh hay mưu
tìm một nền hòa bình cho Việt Nam.
Đầu năm 1963, cả hai miền Nam Bắc đều thắm mệt, đều nghĩ đến một nền
hòa bình cho quê hương , đều cố tạo điều kiện trao đổi và gặp gở ngõ hầu
thoát ra khỏi gọng kềm của ngoại bang đang đè nặng cả hai miền Nam Bắc
qua 2 hình thức : "Chống Quốc Tế Cộng Sản " của bên này, " Chống Đế
Quốc Tư Bản " của bên kia .
Hậu quả của trận ấp Bắc, đối với ngoại bang trợ lực hoàn toàn khác với
cái nhìn của VNCH và CS Bắc Việt . Hoa Kỳ yểm trợ và cố vấn VNCH.
CS Bắc Việt thì được trợ lực và chỉ đạo bởi Trung Cộng và Liên Sô.
Nhưng, Trung Cộng và Liên Sô không cùng một chiến lược trù định cho
Đông Dương .
Đằng khác, xuyên qua trận ấp Bắc, càng về lâu về dài, MTGPMN sẽ
thoát khỏi tầm tay giựt dây điều khiển của CS Bắc Việt. Mưu toan của
Trung Cộng mãi cho đến ngày 30.04.1975 là chủ trương ngắt Miền Nam
VN thành hai, vùng I & II ( VNCH ) tức là liên khu 5,6 và một phần liên
khu 7( CSVN ) để thành lập lãnh thổ cho MTGPMN vì Trung Cộng đang
từng bước cố nắm được quyền chỉ đạo MTGPMN.
Thực hiện được toan tính này Việt Nam chia thành 3 :
1/ Bắc Việt tay sai Liên Sô.
2/ Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam / MTGPMN( vùng I &II ) chư hầu TC.
3/ VNCH ( vùng III & IV ) ảnh hưởng Hoa Kỳ ( hoặc Pháp thay thế )
Trung Cộng không chấp nhận Việt Nam thống nhất và lệ thuộc Liên Sô,
cho nên muốn tạo trái độn chắn giửa hai miền Nam Bắc VN với một chánh
quyền thân Trung Cộng, như thế ngăn chặn được làn sóng Đệ Tam Quốc
Tế Liên Sô qua tay CS Bắc Việt tràn xuống Đông Nam Á, cùng lúc phá vở
Liên Phòng Đông Nam Á, sách lược Domino của Hoa Kỳ và Đồng minh.
Sự thảm bại trong trận ấp Bắc tạo cho Hoa Kỳ mạnh dạn đặt điều kiện đổ
quân trực tiếp tham chiến vào VN. Bởi sự thảm bại trận ấp Bắc đã đủ lý
do để chánh quyền Ngô Đình Diệm không còn bào chữa khả năng thích
ứng của Quân Đội VNCH khi lâm trận địa chiến từ cấp Trung đoàn.
Mặc khác, việc đổ quân Mỹ vào VN còn có tác dụng đặt CS Bắc Việt
vào tư thế phải nhúng tay chính trị thật sự của mình để chỉ đạo MTGPMN,
đồng thời xua quân Bắc Việt xâm nhập vào Nam để trực tiếp đối đầu chiến
tranh Đông Dương lần thứ 2. Mục tiêu tối hậu là dồn Trung Cộng và Liên
Sô vào bí thế, buộc phải cùng trợ lực CS Bắc Việt chống trả lại Hoa Kỳ
trong cuộc chiến tranh cục bộ này .
Đương thời, Hồ Chí Minh vẫn còn thực quyền lãnh đạo Miền Bắc, thuộc
hạ lúc bấy giờ phần đông đi vào con đường phục vụ Liên Sô. Cho nên,
trận ấp Bắc tạo tiếng vang cho MTGPMN, mở đường cho Trung Cộng lấn
sâu vào đầu nảo và chỉ đạo MT phục dịch cho mưu đồ chia 3 Việt Nam là
điều Hà Nội thẳng thừng không chấp nhận.
Để phá vỡ kế hoạch đem quân Hoa Kỳ vào Việt Nam, bẻ gảy tham vọng
của Trung Cộng vói tay vào bàn cờ Đông Dương, Hồ Chí Minh bèn gửi
vào Sài Gòn tặng Tổng Thống Ngô Đình Diệm một cành Đào mang nhiều
ý nghĩa đồng tình.
Giáo sư Mieczlaw Maneli, Trưởng phái bộ Ba Lan trong Ủy Hội Quốc Tế
Đình Chiến tại VN, ông thường đi lại giữa Hà Nội và Sài Gòn. Ông tiếp
xúc với các nhân vật chủ yếu của Nam Bắc từ Ngô Đình Nhu đến Phạm
Văn Đồng, Xuân Thủy, Võ Nguyên Giáp và Hà Văn Lâu ( Trưởng phái
đoàn VNDCCH cạnh Uỷ Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến ).
Tại SàiGòn, Ông Maneli lại thân thiết với Khâm sứ Tòa Thánh Vatican
Salvatore d'Asta, Đại sứ Italie Grovanni Orlandi, Đại sứ Goburdhum,
Trưởng phái bộ Ấn Độ Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến ...
Giáo Sư Maneli trở thành sứ giả, con thoi giữa SàiGòn và Hà Nội và từ
đó được biết vào giữa năm 1962 và đầu năm 1963: Hồ Chí Minh sẳn sàng
thương thuyết với Chánh quyền Ngô Đình Diệm để trực tiếp giải quyết vấn
đề Nam Bắc Việt Nam.
Nhân dịp đầu xuân từ SàiGòn ra Hà Nội, Đại sứ Ấn Độ Goburdhum đến
thăm Chủ Tịch Hồ Chí Minh, họ Hồ vờ ngây thơ hỏi ở SàiGòn có gì lạ
không, lại còn hỏi thăm sức khỏe Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Lúc Đại sứ
từ biệt ra về, Hồ Chí Minh ân cần dặn dò :
" Khi nào gặp Tổng Thống Diệm nhờ ông bắt tay ông Diệm dùm tôi ".
Cuối tháng 02.1963, Maneli đi Hà Nội mang theo " kế hoạch hòa bình "
của Pháp do Đại sứ Pháp Lalouette trao tay.
Tháng 04.1963, tình báo Trung Hoa Dân Quốc tiết lộ : qua sự trung gian
của Pháp, một cuộc gặp gở giữa Cố Vấn Ngô Đình Nhu và Đặc sứ Hà
Nội tại một ngôi biệt thự ở Đà Lạt.
Trước đó lại có tin đồn một cuộc họp mật giữa Cố Vấn Ngô Đình Nhu
và Ủy Viên Bộ Chính Trị CSBV Phạm Hùng trong rừng lá Tánh Linh.
Theo Giáo Sư Maneli, trong chuyến đi Hà Nội gặp Phạm Văn Đồng và
Xuân Thủy thì 2 ngày sau Maneli được giới lãnh đạo Hà Nội chính thức
trả lời :
"Hồ Chủ Tịch đã tuyên bố từ lâu nay rằng, chính phủ sẵn sàng
vào bất cứ lúc nào công khai hay bí mật để bắt đầu thương thảo
giữa đôi bên "
Căn cứ vào tài liệu " War of the Vanquished " của Đại sứ Ba Lan Gs M.
Maneli cộng thêm tài liệu " Les deux guerres du Vietnam "của G.Chaffard,
đối chiếu thêm những thiên hồi ký của nhiều nhân vật trong cuộc và có
thẩm quyền thì cuộc thương thuyết dự định giữa hai miền Nam Bắc đã
thành sự thật, khởi đầu từ giữa năm 1962 ở Quai d'Orsay, Paris tức Trụ
sở Bộ Ngoại Giao Pháp.
Nguyên do, có lẽ Chủ Tịch Hồ Chí Minh sợ cái giây thòng lọng sẽ siết cổ
mình từ Bắc Kinh quăng tới, cùng lúc chuỗi giây xích cột chặt đôi chân già
của mình trì kéo gãy lọi bởi Mạc Tư Khoa, ngược lại Tổng Thống Ngô
Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu cũng đang khốn đốn, lo âu, hoảng
sợ trước áp lực Hoa Kỳ qua bóng dáng Sát thần CIA, chẳng khác gì đang
bị đẩy xô đến bờ hang sâu vực thẵm.
Lời cáo buộc của Tướng CIA Lansdale :
" Quả thực Ngô Đình Nhu chứ không phải Ông Diệm đã toan tính
thương thuyết với Hà Nội và đó là cuộc thương thuyết sẽ tệ nhất nếu
thành hình "
Hàm ý Hoa Kỳ không dung thứ, một khi chánh quyền của Gia đình Ngô
Đình Diệm ương ngạnh đi ngược lại chủ trương của Hoa Kỳ .
Cũng nên biết rằng Tướng CIA Lansdale, vị Tướng lãnh Hoa Kỳ đãm
nhiệm trách vụ trong thập niên 1950 là vun bồi , bảo trợ cho chế độ Ngô
Đình Diệm được đâm chồi nẩy lá đứng vửng tại Miền Nam với sự ủng hộ
cuồng nhiệt của 1 triệu đồng bào miền Bắc di cư giữa 20 triệu đồng bào
miền Nam thật thà chất phác.
Tìm được thế dựa của Pháp với chủ trương" Trung Lập Hóa Đông Dương"
qua Đại sứ Lalouette. Tin tưởng vào sự trung thành của đa số Tướng lãnh,
Sĩ quan thân cận nắm giử quyền hành then chốt, từ đầu não Bộ Tổng
Tham Mưu, Tư lệnh các Quân đoàn, các Quân Binh Chủng cho đến tận
phạm vi Tiểu khu địa phương. Đoan chắc, Đảng Cần Lao Nhân Vị sau 9
năm gầy dựng đã trở thành một lực lượng chính trị mạnh mẽ sẵn sàng hậu
thuẫn mình. Quyết đoán, hai triệu Đồng bào Thiên Chúa giáo Vatican là
một thực thể nhân dân bảo vệ và phòng ngự chính quyền Ngô Đình Diệm
bền vững trước mọi sóng gió chính trị bất cứ từ đâu đưa đến. Cho nên,
Cố Vấn Ngô Đình Nhu trở nên cứng rắn đối với Hoa Kỳ.
Thời gian trước, Ông Cố Vấn còn do dự khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm
phản đối Hoa Kỳ đề nghị đem quân chiến đấu vào Việt Nam thì nay Cố
Vấn Ngô Đình Nhu tán đồng và còn quyết liệt hơn .
Từ khi bang giao VNCH- Pháp được cải thiện, tình báo Pháp thường
xuyên liên lạc và thông báo những tin mật : Hoa kỳ đang toan tính lật đổ
chế độ Ngô Đình Diệm sau khi Tổng Thống Kennedy bổ nhiệm Ông
Henry Cabot Lodge làm Đại sứ Hoa Kỳ tại SàiGòn.
Tháng 05.1963, Cố Vấn Ngô Đình Nhu chống Hoa Kỳ quyết liệt hơn khi
tuyên bố với báo Washington Post, hãng thông tấn UPI và báo NewYork
Times, đại ý, VNCH muốn Hoa Kỳ rút bớt một số cố vấn quân sự :
" Ông không nghĩ rằng người Mỹ có cái khả năng cho người
Việt Nam chúng tôi những lời khuyên về chiến tranh cách mạng ".
Thâm thúy, Ông Nhu còn sâu xa hơn :
" Người Hoa Kỳ rất tiến bộ trong các lãnh vực như không gian, còn
những vấn đề nho nhỏ trên trái đất này, tôi nghĩ người Mỹ chẳng
hơn gì chúng tôi"
Áp lực của Hoa Kỳ đè nặng lênVNCH buộc Chánh quyền Ngô Đình
Diệm phải chấp nhận Hoa Kỳ đổ quân chiến đấu vào Việt Nam. Bởi vì,
thời gian 15 phút nghỉ giải lao sau hiệp đầu của trận đấu Túc cầu đã chấm
dứt. Có nghĩa là 9 năm sau Hiệp định Genève 1954, thời lượng để hai miền
Nam Bắc rèn quân chỉnh cán hoàn tất. Bây giờ là thời điểm khai mào cho
cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai.
Cuộc chiến tranh cục bộ phải diễn ra trên đất nước Việt Nam nằm trong
chiến lược toàn cầu, bằng mọi cách Hoa Kỳ phải thực hiện cho kỳ được
để kết thúc cuộc " Chiến tranh Lạnh " trong chiến thắng !
Tháng 05.1963, tại Vũ Hán, Bộ Đối Ngoại Trung Cộng tổ chức một cuộc
họp quan trọng giữa hai Ban Lãnh Đạo Đảng CS Bắc Việt và Đảng CS
Trung Quốc.
Tài liệu CS lưu trữ còn ghi :
" Tại Vũ Hán năm 1963, ban lãnh đạo Trung Quốc thuyết phục ban
lãnh đạo Việt Nam chống Liên Sô và tham gia " Quốc Tế Mới " gồm
11 đảng Cộng Sản trên Thế giới do Bắc Kinh thành lập và chỉ huy.
Đặng Tiểu Bình hứa sẽ viện trợ cho CS Việt Nam 01 tỷ "Nhân dân tệ"
nếu CS Việt Nam không nhận viện trợ của Liên Sô. Mãi 15 năm sau
(1978), Hà Nội mới lên tiếng tố cáo về sự kiện trên rằng : " Trong
thời kỳ 1954-1964, vì lợi ích dân tộc ích kỷ của họ, vì đánh giá quá
cao Đế Quốc Mỹ và sợ Mỹ, Mao Trạch Đông và đồng bọn đã nhiều
lần ngăn cản ta đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang chống Đế
Quốc Mỹ. Trên thực tế, họ ép ta phải nhận sự chia cắt đất nước.
Đồng thời, lúc đó, Đặng Tiểu Bình đang giử chức Tổng Bí Thư Đảng
CSTQ còn thòng thêm một câu hăm dọa :
" Dùng lực lượng vũ trang để thống nhất nước nhà sẽ có hai khả
năng : một là thắng và một khả năng nữa mất cã Miền Bắc ".
Ba áp lực nặng nề đè xuống hai miền Nam Bắc :
1/ Áp lực Hoa Kỳ trói buộc Miền Nam.
2/ Áp lực Liên Sô và Trung Cộng đối chọi nhau để khống chế Miền Bắc.
Đó chính là "căn nguyên "mà cả hai Miền Nam Bắc tìm kiếm và tạo dựng
lại điểm chính trị đồng quy hợp lý thuận tình dân tộc.
Chủ trương tách rời khỏi qũy đạo Hoa Kỳ của Cố Vấn Ngô Đình Nhu
cũng phải được dọ ý qua Đức Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục, Khâm Sứ
Tòa Thánh Vatican ngài Salvatore d'Asta. Có nghĩa là Đức Giáo Hoàng
Paul VI không hề thống trách phương sách thương thuyết với Cộng Sản
Bắc Việt của Gia đình Tổng Thống Ngô Dình Diệm, một Thế gia vọng tộc
Thiên Chúa giáo Vatican ngoan đạo lâu đời.
Kinh nghiệm thỏa hiệp Quốc Cộng 1945 vẫn còn in dấu, hẳn nhiên Ông
Cố Vấn Ngô Đình Nhu không thể nào quên. Nhưng, chính quyền VNCH
hiện hữu không phải hình thành từ sự phối hợp của các đảng phái Quốc gia
mà thật sự được tạo dựng từ Hoa Kỳ và Tòa Thánh Vatican qua sách lược
Domino nhằm thành lập một tiền đồn chống Cộng Sản tại Miền Nam VN.
Sự sắp xếp lại đội ngũ, chiến thuật, trong thời gian 15 phút nghĩ giải lao
trước khi tiếp tục hiệp nhì của trận túc cầu hoàn toàn do quyết định của
Huấn luyện viên.
Cũng như chuyển đổi " Quốc Gia Việt Nam " thành VNCH, thay thế Quốc
Trưởng ( cựu Hoàng Đế ) Bảo Đại bằng Tổng Thống ( cựu Thượng Thư )
Ngô Đình Diệm, gián tiếp hay trực tiếp phải có ưng thuận hổ trợ của Đồng
minh Hoa Kỳ.
Trên bốn vùng chiến thuật VNCH, màn lưới CIA đặt dầy dặt khắp mọi nơi,
nên hành vi toan tính phản bội của Chánh quyền Ngô Đình Diệm nhất là
mọi cử động của Cố Vấn Ngô Đình Nhu Hoa Kỳ đều biết rõ.
Thể diện một Đại Siêu Cường, Hoa Kỳ không thể đột ngột, thẳng thừng
lật đổ Chế độ Ngô Đình Diệm bằng lý do đơn thuần mù mờ : Toa rập với
Cộng Sản BắcViệt trù tính việc hiệp thương hai miền Nam Bắc, phản bội
lại chính sách của Hoa Kỳ.
Hành động như thế sẽ gặp phản ứng đối kháng của những thành phần ủng
hộ chánh quyền gia đình Ngô đình Diệm, nhất là thực thể chính trị lớn mạnh
của hơn 2 triệu đồng bào Thiên Chúa giáo Vatican sẽ gây bất lợi cho Hoa
Kỳ. Khi mà, Hoa Kỳ cần thiết về lâu về dài sự hợp tác của thực lực Tôn
giáo này trong trận chiến Đông Dương lần thứ hai.
Không phải ngẩu nhiên xảy ra vấn đề cấm treo cờ Phật giáo vào ngày lễ
Phật đản tại Huế. Không phải vô tình vô ý chế độ Ngô Đình Diệm thiếu
tinh tế chính trị để cho phong trào đấu tranh Phật giáo bùng nổ khắp toàn
quốc, ngay thời điểm toan tính hiệp thương giữa Cố Vấn Ngô Đình Nhu
và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã chín mùi, hẳn nhiên phải hiểu sự việc trên do
bàn tay lông lá chủ động để chuyển biến thế cờ .
Điều cần ghi nhận, nếu Thượng tọa Trí Quang là cán bộ Cộng sản BV thì
tại sao ở giai đoạn này, Thượng tọa không tìm phương cách giải quyết ổn
thỏa Phong trào Phật giáo với Chánh quyền Ngô Đình Diệm. Vì như thế sẽ
tạo điều kiện thuận lợi để Chủ tịch Cộng sản BV Hồ Chí Minh dể dàng
tiến hành chuyện hiệp thương với VNCH.
Đứng trước thực trạng nghiêm trọng do bàn tay CIA tạo ra để có lý do
chánh đáng xúi dục Quân đội VNCH lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm,
bẻ gãy mưu toan tống xuất thế lực ngoại bang ra khỏi VN nhằm tiến tới
thỏa hiệp hai miền Nam Bắc, thực hiện đúng đòi hỏi của Hà Nội từ 9 năm
qua. Ngược lại, vai trò của Thượng Tọa Trí Quang hầu như tiếp tay, tiếp
sức cho Đại sứ Hoa Kỳ Henry Cabot Lodge. Hệ thống truyền thông Mỹ
đồng loạt tuyên truyền tạo căm phẩn sâu đậm trong chánh giới và công luận
Hoa Kỳ về tình trạng kỳ thị và đàn áp Phật giáo của Chánh quyền Gia đình
Ngô Đình Diệm, một thế gia vọng tộc Thiên Chúa giáo Vatican.
Từ thời Pháp thuộc đến Đệ nhất VNCH, Phật giáo không thụ đắc đúng vai
trò của một tôn giáo gắn liền với Tổ quốc Dân tộc gần 2000 năm qua,có
80% tín đồ trong quần chúng, bị kìm hãm và chi phối bất công bởi Dụ số10,
phong tỏa Phật giáo trong quy chế giới hạn của hiệp hội tương tế. Chánh
quyền thuộc địa với sự hợp tác thủy chung của những quan chức Nam
Triều, phần đông là tín đồ Thiên Chúa giáo Vatican thuần hành đã đè nén
Phật giáo vào thế im hơi lặng tiếng, bất động trước thảm cảnh nước mất
nhà tan gây ra bởi thế lực cường quyền quốc tế.
Sự đối xử bất công,chèn ép Phật giáo vẫn tiếp tục dưới thời Đệ nhất Việt
Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm.
Hệ thống tình báo CIA Hoa Kỳ đã từ lâu nghiên cứu và trù liệu " Lá bài
Phật giáo " và chưa từng dịp sử dụng từ đầu thập niên 1950 đến nay.
Cho nên, khi CIA Hoa Kỳ đưa " Lá bài Phật giáo " ra trong thời điểm này
thật là ngoạn mục, hổ trợ bởi lực lượng truyền thông báo chí quốc tế thần
sầu quỷ khóc, Tổng thống Ngô Đình Diệm và Gia đình bị Công luận Thế
giới và Hoa Kỳ kết án kỳ thị , tàn ác, trắng trợn đàn áp Phật giáo đồ.
Hoa Kỳ đã tạo dựng điều kiện ắt có và đủ để danh chánh ngôn thuận hạ
lệnh cho Quân đội VNCH dưới quyền điều khiển của các Tướng lãnh liên
hệ, thực hiện cuộc đảo chánh lật đổ Chánh quyền Gia đình Tổng Thống
Ngô Đình Diệm.
" Lá bài Phật giáo ", Hoa Kỳ tung ra bằng chưởng lực thâm hậu của Đại
Siêu Cường Quốc đốn ngã Đệ Nhất VNCH của Tổng Thống Ngô Đình
Diệm, bóp chết trong trứng nước mưu đồ thỏa hiệp Nam Bắc giữa Cố vấn
Ngô Đình Nhu và Chủ tịch CS Bắc Việt Hồ Chí Minh, đồng thời ung dung
đưa Việt Nam đi vào Bát quái trận đồ máu lửa Đông Dương lần thứ hai !
Anh-Huy
Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011
Cánh Cửa Thứ Chín
Trần Thùy Mai
Nghề nghiệp của anh buộc anh phải đi rất nhiều nơi, còn cuộc sống của tôi lại luôn ở đây: những ngày rất dài trong khu vườn lặng lẽ.
Một ngày, một giờ, một khoảnh khắc nào đó, đột nhiên hai cuộc đời riêng rẽ bỗng đi chéo qua nhau. Đó là một ngày cuối năm, ngày khởi đầu của tiết lập xuân. Anh gọi điện nhầm đến nhà tôi. Mặc dù biết đã nhầm, anh không gác máy. Và chúng tôi nhận ra nhau.
Sau đó ít lâu, chồng tôi bảo: "Bệnh của Quyên dạo này khỏi rồi sao?". Tôi chỉ cười lặng lẽ. Chứng thống kinh hành hạ tôi hơn hai năm nay. Những cơn đau khiến cơ thể tôi lạnh giá. Sau nhiều tễ thuốc đắng không chút kết quả, ông lang già cuối cùng đã khuyên tôi tìm tới sự tập luyện của tâm linh.
Buthayoga, đó là thứ nghệ thuật làm nóng cơ thể từ sự khởi động của cái tâm thường bị vùi sâu che khuất. Trong bốn bức tường rêu này tôi có đủ thời gian và sự tĩnh lặng để làm việc đó. Nhưng linh hồn tôi không tĩnh, tôi không phải là đạo sĩ. Tôi chỉ là một người đàn bà.
Giờ đây, tôi dần dần ra khỏi cơn đau. Nhờ một sự tình cờ. Một giọng nói. Đó là anh.
Có lần nào đó, tình cờ anh nhắc đến ngày lập xuân ấy. "Quyên có biết vì sao anh không gác máy không? Vì bỗng nhiên anh nghe trong giọng nói tưởng như bình thường của em một điều gì đấy, giống như tiếng kêu cứu của một người tù".
Còn tôi, ngược lại. Từ giọng nói anh, tôi thấy mầu xanh và những đám mây. Sau này tôi mới nhớ ra, đó là cảm giác khi thấy đường chân trời. Tôi đã có cảm giác ấy một lần, thuở còn bé, khi về thăm quê ngoại.
"Không... - Anh cười, như thể đang nhìn thấy vẻ mặt ngơ ngác của tôi. - Chỉ vì hôm nay anh đang ở Hà Tiên. Nơi đây biển ở phía tây đất liền, thế thôi". Trong tiếng anh cười, như có tiếng sóng biển, có ánh hoàng hôn cháy rực trên sóng và phản quang của một vùng đất xa rất xa - Nơi tôi chưa từng thấy bao giờ. Tôi có thể thấy gì, ngoài khu vườn nhỏ bị che kín. Nhưng ở đây, mặt trời, biển và sóng đang hiện ra trong bốn bức tường của tôi: Tôi đi bên anh, trên bờ cát. Nắng buổi chiều rất tươi đổ bóng chúng tôi trên những làn sóng mịn. Rồi cả hai cùng ngồi trên chiếc thuyền con, rẽ sóng về phía hòn Phụ Tử. Tóc tôi bay rối tung, trong khi anh chỉ cho tôi những hòn núi đá nhấp nhô trong vịnh Thái-lan. Tất cả đều nhuốm mầu mặt trời chiều, mặt trời đỏ au đang từ từ lặn sâu vào sóng biển.
Ngoài cổng, Hòa đã về. Tôi ra mở cửa cho chồng. Chiếc Chaly trắng nổ máy xành xạch. Như mọi lần đi làm về, Hòa hỏi, giọng bình thản:
- ở nhà có việc gì không?
Cũng như mọi lần tôi trả lời:
- Không, chẳng có việc gì.
Tôi lấy nước cho Hòa rồi vào bếp sửa soạn bữa cơm. Hòa thả người xuống xích đu đọc báo. Làm sao Hòa biết, tôi vừa từ vịnh Thái-lan trở về, và giờ này trong tâm trí tôi vẫn chói rực một mặt trời trên biển tây.
Anh là người đầu tiên giúp tôi biết người ta có thể sử dụng điện thoại để san sẻ cuộc sống với nhau, chứ không phải chỉ để trao đổi những thông tin ngắn gọn. "Hôm nay Quyên có gì vui không?". Tôi cố lục tìm trong ngày dài của mình một điểm sáng nào đó. Những cuộn len. Những tấm áo đan dở. Sự mưu sinh tủn mủn...". A, nhớ ra rồi, trước nhà em có một cái ao, sáng nay có một bông súng hồng vừa nở". "Hôm nay, người hàng xóm đến cho một con mèo mầu lam đẹp lắm. Anh có tin có một con mèo mầu lam không?". Có hôm anh gọi cho tôi đúng vào lúc nấu xong bữa ăn chiều. "Quyên vừa nấu những gì, nói cho anh biết, cho anh thèm". Tôi kể cho anh nghe: canh mít nấu tôm, cá bống kho tiêu, rau muống luộc... Anh hít hà trong điện thoại. Tôi rủ: "Đến đây ăn cơm". "ừ, nhớ để phần anh nghe".
Dần dần tôi bắt đầu tập cách thổ lộ những gì đã nén quá sâu trong tâm trí, điều trước đây tôi chưa hề quen. Tôi nói với anh về thời thơ ấu, khi mẹ đã bỏ đi và cha tôi đùm bọc đàn con trong một tình thương mà tôi linh cảm có lẫn lộn cả oán thù. Mỗi lần có lỗi, tôi bị đánh mà không được khóc. Giờ đây trước những nỗi đau, tôi đã quen với lối khóc không trào lệ. Tôi đã câm nín như thế cả vào ngày đứa con trai lên mười được người em chồng đưa về San Diego làm con nuôi. Tôi ôm con vào ngực trước khi trao cho Hoành, bây giờ ngực tôi còn mãi hơi ấm nóng của đứa trẻ, khiến những phần còn lại của cơ thể tôi mãi mãi lạnh giá.
Chồng tôi thỏa mãn. Một căn nhà hương hỏa, một công việc ổn định, một người vợ hiền, một đứa con trai may mắn được đỡ đầu và chắc chắn sẽ thành đạt. Hòa bảo tôi: "Vợ chồng mình sẽ sinh thêm đứa nữa". Nhưng tôi không sinh nở. Chứng thống kinh hành hạ tôi. Mỗi tháng một lần, cơn đau bắt tôi cắn răng, không rên rỉ. Mỗi lần ngồi tập môn Buthayoga, tôi thành khẩn nguyện cho mình khỏi bệnh. Những ngón tay, theo đà thúc đẩy của một thứ ký ức siêu nhiên nào đó cứ xoa mãi trên bụng, trên thắt lưng tôi. Nhưng cánh cửa tâm linh không hề mở. Những ngón tay chịu không chạm nổi vào những vùng khuất trong tôi.
Nhưng bây giờ, trong bốn bức tường rêu đã có cả biển trời. Những cơn đau đã dịu xuống. Đã dứt.
"Alô, Quyên đó hả? Hôm nay có gì vui?". "Hôm nay là ngày rằm, người ta gánh hoa sen đến bán. Quyên mua hai bó hoa vừa trắng vừa hồng. Mua hạt sen để trưa nay nấu cháo chay". "Ngày rằm, Quyên ăn chay, còn anh đang ở rừng Xuyên Mộc. Người ta làm thịt thú rừng chiêu đãi, giết hai con nhím, một con cheo". "Ghê quá!". "ừ, lúc nãy sắp bị giết, con cheo cứ ứa nước mắt. Nhìn thấy thương quá, không ăn được miếng nào. Thôi, Quyên hãy tới đây đi. ở đây có một dòng suối nước nóng, ngâm chân xuống thì uống bao nhiêu rượu cũng không say. Anh sẽ chỉ cho Quyên cây dầu lớn, có hoa rụng trắng xóa cả bãi cỏ". Tôi cùng anh lang thang trên bãi hoa dầu trắng phau, rồi đi ra suối Bang mắc võng trên dòng nước. Tiếng suối chảy lúc trong vắt, lúc trầm đục đủ cung bậc. Trên đầu tôi, trời cao và xanh bao la.
"Quyên ơi, em đã đến đây thì cũng có thể bay lên trời với anh được". Chợt tôi thấy mình vút lên trời xanh. Tôi thấy anh ở bên tôi. Chúng tôi đang bay lên, và đang lơ lửng trước vực thẳm.
° ° °
Đó là ngày anh không chịu dừng lại ở tưởng tượng để chỉ đòi ăn canh mít non và cá bống kho tiêu qua đường điện thoại. Anh nói với tôi huyền thoại về chín cánh cửa. "Ngày xưa có người lạc vào sơn động và kết duyên với chúa Tiên. Một hôm chúa Tiên đi chầu Trời, giao cho chàng một xâu chín chiếc chìa khóa và dặn chàng mở cửa nào tùy thích, chỉ trừ cánh cửa thứ chín. Trong tám ngày chàng lần lượt mở tám cửa, mỗi khung cửa dẫn vào một cảnh giới tuyệt vời như trên thiên đường... chỉ còn cánh cửa thứ chín, chàng trai tự nhủ, mình không mở ra. Nhưng...".
Cánh cửa thứ chín. Cánh cửa biết mở ra là tai họa mà mọi người cuối cùng đều đã mở. "Quyên ơi, Quyên hiểu anh muốn nói gì không?". "Em hiểu. Em thấy sợ".
"Tại sao?". Tôi không biết làm sao giải thích nỗi sợ hãi của mình. Dường như đã đến lúc tôi có thể nhận diện thứ tình cảm trong lòng mình: Đấy chính là tình yêu đang mỗi lúc một lớn lên, và tôi linh cảm cuộc đời tôi sẽ sụp đổ dưới sức nặng của tình yêu ấy.
Một ngày cuối hè, anh lại đi qua phố cổ. Anh muốn gặp tôi. Tôi ấp úng, cố gắng diễn tả cho anh biết rằng người ta thường khuyên đừng đùa với lửa. Đùa với lửa, sẽ bỏng tay, và tôi tự biết mình không chịu nổi xót xa.
Nhưng anh hứa không làm tôi bỏng. Không phải những hồi chuông điện thoại làm rối tâm tư tôi. Làm rối linh hồn tôi, chính là nỗi khát khao được nhìn thấy, dù trong một chút, cuộc đời bao la mà trước nay tôi mới chỉ nhìn trong tưởng tượng.
Chín giờ tối, đúng vào đêm hạ chí, tôi ra khỏi nhà, qua cánh cổng gỗ cũ xưa, rồi đi men theo bờ hồ trước mặt. Hoa sen cuối mùa lan tỏa mùi thơm trong ánh trăng. Anh đang chờ tôi bên kia hồ, dưới gốc cây xà cừ. Bóng đêm lẫn bóng trăng bao trùm thân thể tôi. Hai chân run run, tôi lúng túng, hoảng hốt, cảm thấy thất thố vì đã đến một nơi quá bất lợi cho mình. Nhưng ngay lúc ấy tôi cũng không kiềm chế được mong muốn lao sâu vào khám phá một thế giới - Anh, anh cũng là một thế giới.
Anh bước lại bên tôi, hay tôi đang chạy đến với anh, tôi không biết nữa. Rồi tôi cảm thấy tay anh, mắt anh, môi anh, tất cả rất giản dị, rõ nét và rất giống hình ảnh trong trí tưởng tượng của tôi. Anh rất ấm, và rất dịu dàng.
Đúng như lời hứa, anh đã không làm tôi bỏng.
Tôi không bỏng. Tôi cháy.
Trời mờ sáng, tôi ra sân, đi lảo đảo như người mộng du. Vượt qua cánh cổng, vượt qua cây xà cừ, vượt qua con đường sương trắng, tôi như người điên đập cửa căn phòng lạ.
Người đàn ông của tôi hiện ra trước mặt.
Trong lúc đi trên đường, bên tai tôi cứ lùng bùng những điều định nói cùng anh. Tôi sẽ nói rằng tôi không thể tiếp tục sống trong bốn bức tường lạnh lẽo. Tôi sẽ nói muốn cùng anh đi vớt mặt trời trên biển tây. Tôi sẽ chịu bỏng, chịu cháy, để được đau đớn, được yêu thương. Tôi muốn chịu đựng mọi thứ trên đời, ngoại trừ sự tẻ lạnh.
Nhưng lúc này, dưới ánh sáng quá rõ của ban ngày, anh hiện ra rất xa lạ với hình ảnh anh trong bóng trăng. Một người đàn ông đến từ một cõi đời khác... Tôi thấy mình đứng trên hành lang, trước người đàn ông này một cách vô lý, ngớ ngẩn và trơ tráo. Kêu lên một tiếng, tôi đâm đầu chạy ra đường. Có tiếng xe đâu đó thắng gấp...
Không hiểu sao lúc đó tôi không biết sợ. Mãi đến lúc ngồi trên xích lô qua đường phố dài, cả người tôi mới bắt đầu run lên, cơn run rẩy không cưỡng được của người suýt chết.
Hòa đang cho chim ăn trước hiên nhà. "Em đi đâu sớm thế?". Giọng Hòa bình thản như mọi câu nói vào mọi giờ, mọi ngày khác. Tôi gắng gượng thốt lên một lời nói dối qua loa rồi bước vào nhà.
"Sáng nay anh đi làm sớm, em cho anh ăn mì với hai quả trứng". Hòa bảo, không ngoái lại. "Vâng, bánh mì với hai quả trứng". Tôi vào bếp với đôi chân chưa hết run. Hòa không biết nấu ăn, cũng không hề có thói quen ăn tiệm. Anh không thể nào xoay xở được nếu không có tôi. "Ngày mai là ngày hiệp ky, nhớ chuẩn bị đồ lễ đưa sang từ đường". "Vâng, em nhớ". Tôi trả lời, những câu trả lời như tiếng vang không âm sắc.
Khi chiếc Chaly trắng xành xạch đi rồi, tôi để rơi mình xuống ghế. Cơn đau chợt quặn thắt, mồ hôi rịn ra ướt cả hai tay tôi.
Một hồi chuông reo.
"Quyên ơi, em nghe đây: một người tù hèn nhát thì sẽ mãi mãi là một người tù".
Tôi không dám nghe. Tay tôi run rẩy tháo rời dây điện thoại. Anh đã nói đúng, nhưng rất có thể chính anh cũng có bốn bức tường, hai cánh cổng ở đâu đó, và dù đi khắp nơi trên thế gian anh cũng không ra khỏi những thành trì, như tôi...
Cả tuần sau, máy điện thoại tắt ngấm. Tôi hiểu thế nào là sự trống rỗng của lặng im. Căn phòng lạnh, yên lặng đè lên tim tôi như một khối nặng trịch vô hình. Sự yên lặng khắc khoải, đau nhói âm thầm trong lúc đi, đứng, nói cười, cố sống cuộc đời bình thường.
Vẫn biết chân trời là nơi không đến được, nhưng dù sao tôi cũng phải có một chân trời.
Đến ngày thứ tám, tôi nối lại đường dây. Nhưng chiếc máy không hoạt động nữa. Chồng tôi đã trả số thuê bao. "Anh thấy nó chẳng có lợi lộc gì mà nhiều khi lại thêm mất ngủ. Chưa bao giờ anh thấy khỏe như tuần qua, khi máy hư". Tôi lặng lẽ nhìn chồng tôi với đôi mắt của người chết đuối. Cơn đau hành hạ tôi. Tôi âm thầm chịu, không rên rỉ.
Đêm ấy tôi nằm mơ thấy một con nai trúng tên, nằm khắc khoải chờ chết trong một xó rừng.
Sáng sớm hôm sau, trong lúc tập Buthayoga, hai tay tôi chợt rời thắt lưng, tự hướng về phía đầu, xoa mãi vào huyệt bách hội. Chợt như có dòng nước lũ xoáy mạnh làm vỡ cả con đập chắn ngang. Hoàn toàn không ngờ trước, tôi bỗng òa khóc, khóc tức tưởi, không sao cưỡng được. Những giọt lệ trào ra từ khóe mắt, những cơn rền rĩ thoát ra từ lồng ngực. Tôi khóc to, khóc thảm thiết, một thứ khóc vô thức kỳ lạ, giữa lúc tâm trí phiêu bồng như đang chìm giữa sương mù.
Cơn khóc dừng khi tôi chìm vào giấc ngủ mê. Khi tỉnh dậy, tôi biết Buthayoga lần đầu tiên đã chạm đến điều gì trong linh hồn tôi.
Chứng thống kinh của tôi đã dứt.
Những hồi chuông điện thoại đã tắt. Không còn mây trời, biển và rừng trong bốn bức tường xây kín. Không còn gì nữa, và tôi cũng không còn đợi.
Tôi cam tâm dừng mình lại trong hai cánh cổng: Cánh cửa thứ chín của mỗi đời người.
Tối hôm sau, trong bữa ăn, chồng tôi bảo:
- Sáng hôm qua mình tập cái môn dưỡng sinh quỷ quái gì mà cứ rền rĩ y như có ai chết không bằng.
Tôi lặng yên. Làm sao nói cho Hòa hiểu được, một thế giới vừa bị lấp vùi. Tôi đã tự chôn mình cùng với thế giới ấy, và giờ đây tôi đang khóc tôi.
Nghề nghiệp của anh buộc anh phải đi rất nhiều nơi, còn cuộc sống của tôi lại luôn ở đây: những ngày rất dài trong khu vườn lặng lẽ.
Một ngày, một giờ, một khoảnh khắc nào đó, đột nhiên hai cuộc đời riêng rẽ bỗng đi chéo qua nhau. Đó là một ngày cuối năm, ngày khởi đầu của tiết lập xuân. Anh gọi điện nhầm đến nhà tôi. Mặc dù biết đã nhầm, anh không gác máy. Và chúng tôi nhận ra nhau.
Sau đó ít lâu, chồng tôi bảo: "Bệnh của Quyên dạo này khỏi rồi sao?". Tôi chỉ cười lặng lẽ. Chứng thống kinh hành hạ tôi hơn hai năm nay. Những cơn đau khiến cơ thể tôi lạnh giá. Sau nhiều tễ thuốc đắng không chút kết quả, ông lang già cuối cùng đã khuyên tôi tìm tới sự tập luyện của tâm linh.
Buthayoga, đó là thứ nghệ thuật làm nóng cơ thể từ sự khởi động của cái tâm thường bị vùi sâu che khuất. Trong bốn bức tường rêu này tôi có đủ thời gian và sự tĩnh lặng để làm việc đó. Nhưng linh hồn tôi không tĩnh, tôi không phải là đạo sĩ. Tôi chỉ là một người đàn bà.
Giờ đây, tôi dần dần ra khỏi cơn đau. Nhờ một sự tình cờ. Một giọng nói. Đó là anh.
Có lần nào đó, tình cờ anh nhắc đến ngày lập xuân ấy. "Quyên có biết vì sao anh không gác máy không? Vì bỗng nhiên anh nghe trong giọng nói tưởng như bình thường của em một điều gì đấy, giống như tiếng kêu cứu của một người tù".
Còn tôi, ngược lại. Từ giọng nói anh, tôi thấy mầu xanh và những đám mây. Sau này tôi mới nhớ ra, đó là cảm giác khi thấy đường chân trời. Tôi đã có cảm giác ấy một lần, thuở còn bé, khi về thăm quê ngoại.
° ° °
A lô, Quyên đấy hả? Này, có phải em thường nghe người ta tả mặt trời mọc trên biển không? Vậy mà bây giờ anh đang nhìn thấy mặt trời lặn trên biển "Sao thế? Vậy là mặt trời lặn ở phía đông?"."Không... - Anh cười, như thể đang nhìn thấy vẻ mặt ngơ ngác của tôi. - Chỉ vì hôm nay anh đang ở Hà Tiên. Nơi đây biển ở phía tây đất liền, thế thôi". Trong tiếng anh cười, như có tiếng sóng biển, có ánh hoàng hôn cháy rực trên sóng và phản quang của một vùng đất xa rất xa - Nơi tôi chưa từng thấy bao giờ. Tôi có thể thấy gì, ngoài khu vườn nhỏ bị che kín. Nhưng ở đây, mặt trời, biển và sóng đang hiện ra trong bốn bức tường của tôi: Tôi đi bên anh, trên bờ cát. Nắng buổi chiều rất tươi đổ bóng chúng tôi trên những làn sóng mịn. Rồi cả hai cùng ngồi trên chiếc thuyền con, rẽ sóng về phía hòn Phụ Tử. Tóc tôi bay rối tung, trong khi anh chỉ cho tôi những hòn núi đá nhấp nhô trong vịnh Thái-lan. Tất cả đều nhuốm mầu mặt trời chiều, mặt trời đỏ au đang từ từ lặn sâu vào sóng biển.
Ngoài cổng, Hòa đã về. Tôi ra mở cửa cho chồng. Chiếc Chaly trắng nổ máy xành xạch. Như mọi lần đi làm về, Hòa hỏi, giọng bình thản:
- ở nhà có việc gì không?
Cũng như mọi lần tôi trả lời:
- Không, chẳng có việc gì.
Tôi lấy nước cho Hòa rồi vào bếp sửa soạn bữa cơm. Hòa thả người xuống xích đu đọc báo. Làm sao Hòa biết, tôi vừa từ vịnh Thái-lan trở về, và giờ này trong tâm trí tôi vẫn chói rực một mặt trời trên biển tây.
Anh là người đầu tiên giúp tôi biết người ta có thể sử dụng điện thoại để san sẻ cuộc sống với nhau, chứ không phải chỉ để trao đổi những thông tin ngắn gọn. "Hôm nay Quyên có gì vui không?". Tôi cố lục tìm trong ngày dài của mình một điểm sáng nào đó. Những cuộn len. Những tấm áo đan dở. Sự mưu sinh tủn mủn...". A, nhớ ra rồi, trước nhà em có một cái ao, sáng nay có một bông súng hồng vừa nở". "Hôm nay, người hàng xóm đến cho một con mèo mầu lam đẹp lắm. Anh có tin có một con mèo mầu lam không?". Có hôm anh gọi cho tôi đúng vào lúc nấu xong bữa ăn chiều. "Quyên vừa nấu những gì, nói cho anh biết, cho anh thèm". Tôi kể cho anh nghe: canh mít nấu tôm, cá bống kho tiêu, rau muống luộc... Anh hít hà trong điện thoại. Tôi rủ: "Đến đây ăn cơm". "ừ, nhớ để phần anh nghe".
Dần dần tôi bắt đầu tập cách thổ lộ những gì đã nén quá sâu trong tâm trí, điều trước đây tôi chưa hề quen. Tôi nói với anh về thời thơ ấu, khi mẹ đã bỏ đi và cha tôi đùm bọc đàn con trong một tình thương mà tôi linh cảm có lẫn lộn cả oán thù. Mỗi lần có lỗi, tôi bị đánh mà không được khóc. Giờ đây trước những nỗi đau, tôi đã quen với lối khóc không trào lệ. Tôi đã câm nín như thế cả vào ngày đứa con trai lên mười được người em chồng đưa về San Diego làm con nuôi. Tôi ôm con vào ngực trước khi trao cho Hoành, bây giờ ngực tôi còn mãi hơi ấm nóng của đứa trẻ, khiến những phần còn lại của cơ thể tôi mãi mãi lạnh giá.
Chồng tôi thỏa mãn. Một căn nhà hương hỏa, một công việc ổn định, một người vợ hiền, một đứa con trai may mắn được đỡ đầu và chắc chắn sẽ thành đạt. Hòa bảo tôi: "Vợ chồng mình sẽ sinh thêm đứa nữa". Nhưng tôi không sinh nở. Chứng thống kinh hành hạ tôi. Mỗi tháng một lần, cơn đau bắt tôi cắn răng, không rên rỉ. Mỗi lần ngồi tập môn Buthayoga, tôi thành khẩn nguyện cho mình khỏi bệnh. Những ngón tay, theo đà thúc đẩy của một thứ ký ức siêu nhiên nào đó cứ xoa mãi trên bụng, trên thắt lưng tôi. Nhưng cánh cửa tâm linh không hề mở. Những ngón tay chịu không chạm nổi vào những vùng khuất trong tôi.
Nhưng bây giờ, trong bốn bức tường rêu đã có cả biển trời. Những cơn đau đã dịu xuống. Đã dứt.
"Alô, Quyên đó hả? Hôm nay có gì vui?". "Hôm nay là ngày rằm, người ta gánh hoa sen đến bán. Quyên mua hai bó hoa vừa trắng vừa hồng. Mua hạt sen để trưa nay nấu cháo chay". "Ngày rằm, Quyên ăn chay, còn anh đang ở rừng Xuyên Mộc. Người ta làm thịt thú rừng chiêu đãi, giết hai con nhím, một con cheo". "Ghê quá!". "ừ, lúc nãy sắp bị giết, con cheo cứ ứa nước mắt. Nhìn thấy thương quá, không ăn được miếng nào. Thôi, Quyên hãy tới đây đi. ở đây có một dòng suối nước nóng, ngâm chân xuống thì uống bao nhiêu rượu cũng không say. Anh sẽ chỉ cho Quyên cây dầu lớn, có hoa rụng trắng xóa cả bãi cỏ". Tôi cùng anh lang thang trên bãi hoa dầu trắng phau, rồi đi ra suối Bang mắc võng trên dòng nước. Tiếng suối chảy lúc trong vắt, lúc trầm đục đủ cung bậc. Trên đầu tôi, trời cao và xanh bao la.
"Quyên ơi, em đã đến đây thì cũng có thể bay lên trời với anh được". Chợt tôi thấy mình vút lên trời xanh. Tôi thấy anh ở bên tôi. Chúng tôi đang bay lên, và đang lơ lửng trước vực thẳm.
° ° °
Đó là ngày anh không chịu dừng lại ở tưởng tượng để chỉ đòi ăn canh mít non và cá bống kho tiêu qua đường điện thoại. Anh nói với tôi huyền thoại về chín cánh cửa. "Ngày xưa có người lạc vào sơn động và kết duyên với chúa Tiên. Một hôm chúa Tiên đi chầu Trời, giao cho chàng một xâu chín chiếc chìa khóa và dặn chàng mở cửa nào tùy thích, chỉ trừ cánh cửa thứ chín. Trong tám ngày chàng lần lượt mở tám cửa, mỗi khung cửa dẫn vào một cảnh giới tuyệt vời như trên thiên đường... chỉ còn cánh cửa thứ chín, chàng trai tự nhủ, mình không mở ra. Nhưng...".
Cánh cửa thứ chín. Cánh cửa biết mở ra là tai họa mà mọi người cuối cùng đều đã mở. "Quyên ơi, Quyên hiểu anh muốn nói gì không?". "Em hiểu. Em thấy sợ".
"Tại sao?". Tôi không biết làm sao giải thích nỗi sợ hãi của mình. Dường như đã đến lúc tôi có thể nhận diện thứ tình cảm trong lòng mình: Đấy chính là tình yêu đang mỗi lúc một lớn lên, và tôi linh cảm cuộc đời tôi sẽ sụp đổ dưới sức nặng của tình yêu ấy.
Một ngày cuối hè, anh lại đi qua phố cổ. Anh muốn gặp tôi. Tôi ấp úng, cố gắng diễn tả cho anh biết rằng người ta thường khuyên đừng đùa với lửa. Đùa với lửa, sẽ bỏng tay, và tôi tự biết mình không chịu nổi xót xa.
Nhưng anh hứa không làm tôi bỏng. Không phải những hồi chuông điện thoại làm rối tâm tư tôi. Làm rối linh hồn tôi, chính là nỗi khát khao được nhìn thấy, dù trong một chút, cuộc đời bao la mà trước nay tôi mới chỉ nhìn trong tưởng tượng.
Chín giờ tối, đúng vào đêm hạ chí, tôi ra khỏi nhà, qua cánh cổng gỗ cũ xưa, rồi đi men theo bờ hồ trước mặt. Hoa sen cuối mùa lan tỏa mùi thơm trong ánh trăng. Anh đang chờ tôi bên kia hồ, dưới gốc cây xà cừ. Bóng đêm lẫn bóng trăng bao trùm thân thể tôi. Hai chân run run, tôi lúng túng, hoảng hốt, cảm thấy thất thố vì đã đến một nơi quá bất lợi cho mình. Nhưng ngay lúc ấy tôi cũng không kiềm chế được mong muốn lao sâu vào khám phá một thế giới - Anh, anh cũng là một thế giới.
Anh bước lại bên tôi, hay tôi đang chạy đến với anh, tôi không biết nữa. Rồi tôi cảm thấy tay anh, mắt anh, môi anh, tất cả rất giản dị, rõ nét và rất giống hình ảnh trong trí tưởng tượng của tôi. Anh rất ấm, và rất dịu dàng.
Đúng như lời hứa, anh đã không làm tôi bỏng.
Tôi không bỏng. Tôi cháy.
° ° °
Lúc tôi trở về nhà, cánh cổng nặng khép hờ rên rỉ dưới tay tôi. Hòa đã ngủ say, tờ báo rơi trên ngực. Suốt đêm tôi như đang nằm duỗi trong một đám sương mù, lâng lâng, êm ái. Cũng trong đêm ấy, ước mơ được rực cháy suốt quãng đời còn lại chợt như một ám ảnh điên rồ thiêu đốt tâm trí tôi.Trời mờ sáng, tôi ra sân, đi lảo đảo như người mộng du. Vượt qua cánh cổng, vượt qua cây xà cừ, vượt qua con đường sương trắng, tôi như người điên đập cửa căn phòng lạ.
Người đàn ông của tôi hiện ra trước mặt.
Trong lúc đi trên đường, bên tai tôi cứ lùng bùng những điều định nói cùng anh. Tôi sẽ nói rằng tôi không thể tiếp tục sống trong bốn bức tường lạnh lẽo. Tôi sẽ nói muốn cùng anh đi vớt mặt trời trên biển tây. Tôi sẽ chịu bỏng, chịu cháy, để được đau đớn, được yêu thương. Tôi muốn chịu đựng mọi thứ trên đời, ngoại trừ sự tẻ lạnh.
Nhưng lúc này, dưới ánh sáng quá rõ của ban ngày, anh hiện ra rất xa lạ với hình ảnh anh trong bóng trăng. Một người đàn ông đến từ một cõi đời khác... Tôi thấy mình đứng trên hành lang, trước người đàn ông này một cách vô lý, ngớ ngẩn và trơ tráo. Kêu lên một tiếng, tôi đâm đầu chạy ra đường. Có tiếng xe đâu đó thắng gấp...
Không hiểu sao lúc đó tôi không biết sợ. Mãi đến lúc ngồi trên xích lô qua đường phố dài, cả người tôi mới bắt đầu run lên, cơn run rẩy không cưỡng được của người suýt chết.
Hòa đang cho chim ăn trước hiên nhà. "Em đi đâu sớm thế?". Giọng Hòa bình thản như mọi câu nói vào mọi giờ, mọi ngày khác. Tôi gắng gượng thốt lên một lời nói dối qua loa rồi bước vào nhà.
"Sáng nay anh đi làm sớm, em cho anh ăn mì với hai quả trứng". Hòa bảo, không ngoái lại. "Vâng, bánh mì với hai quả trứng". Tôi vào bếp với đôi chân chưa hết run. Hòa không biết nấu ăn, cũng không hề có thói quen ăn tiệm. Anh không thể nào xoay xở được nếu không có tôi. "Ngày mai là ngày hiệp ky, nhớ chuẩn bị đồ lễ đưa sang từ đường". "Vâng, em nhớ". Tôi trả lời, những câu trả lời như tiếng vang không âm sắc.
Khi chiếc Chaly trắng xành xạch đi rồi, tôi để rơi mình xuống ghế. Cơn đau chợt quặn thắt, mồ hôi rịn ra ướt cả hai tay tôi.
Một hồi chuông reo.
"Quyên ơi, em nghe đây: một người tù hèn nhát thì sẽ mãi mãi là một người tù".
Tôi không dám nghe. Tay tôi run rẩy tháo rời dây điện thoại. Anh đã nói đúng, nhưng rất có thể chính anh cũng có bốn bức tường, hai cánh cổng ở đâu đó, và dù đi khắp nơi trên thế gian anh cũng không ra khỏi những thành trì, như tôi...
Cả tuần sau, máy điện thoại tắt ngấm. Tôi hiểu thế nào là sự trống rỗng của lặng im. Căn phòng lạnh, yên lặng đè lên tim tôi như một khối nặng trịch vô hình. Sự yên lặng khắc khoải, đau nhói âm thầm trong lúc đi, đứng, nói cười, cố sống cuộc đời bình thường.
Vẫn biết chân trời là nơi không đến được, nhưng dù sao tôi cũng phải có một chân trời.
Đến ngày thứ tám, tôi nối lại đường dây. Nhưng chiếc máy không hoạt động nữa. Chồng tôi đã trả số thuê bao. "Anh thấy nó chẳng có lợi lộc gì mà nhiều khi lại thêm mất ngủ. Chưa bao giờ anh thấy khỏe như tuần qua, khi máy hư". Tôi lặng lẽ nhìn chồng tôi với đôi mắt của người chết đuối. Cơn đau hành hạ tôi. Tôi âm thầm chịu, không rên rỉ.
Đêm ấy tôi nằm mơ thấy một con nai trúng tên, nằm khắc khoải chờ chết trong một xó rừng.
Sáng sớm hôm sau, trong lúc tập Buthayoga, hai tay tôi chợt rời thắt lưng, tự hướng về phía đầu, xoa mãi vào huyệt bách hội. Chợt như có dòng nước lũ xoáy mạnh làm vỡ cả con đập chắn ngang. Hoàn toàn không ngờ trước, tôi bỗng òa khóc, khóc tức tưởi, không sao cưỡng được. Những giọt lệ trào ra từ khóe mắt, những cơn rền rĩ thoát ra từ lồng ngực. Tôi khóc to, khóc thảm thiết, một thứ khóc vô thức kỳ lạ, giữa lúc tâm trí phiêu bồng như đang chìm giữa sương mù.
Cơn khóc dừng khi tôi chìm vào giấc ngủ mê. Khi tỉnh dậy, tôi biết Buthayoga lần đầu tiên đã chạm đến điều gì trong linh hồn tôi.
Chứng thống kinh của tôi đã dứt.
Những hồi chuông điện thoại đã tắt. Không còn mây trời, biển và rừng trong bốn bức tường xây kín. Không còn gì nữa, và tôi cũng không còn đợi.
Tôi cam tâm dừng mình lại trong hai cánh cổng: Cánh cửa thứ chín của mỗi đời người.
Tối hôm sau, trong bữa ăn, chồng tôi bảo:
- Sáng hôm qua mình tập cái môn dưỡng sinh quỷ quái gì mà cứ rền rĩ y như có ai chết không bằng.
Tôi lặng yên. Làm sao nói cho Hòa hiểu được, một thế giới vừa bị lấp vùi. Tôi đã tự chôn mình cùng với thế giới ấy, và giờ đây tôi đang khóc tôi.
Nấu Ăn Chay
Veggie Cooking Club" Bò Kho Chay
Veggie Cooking Club: Avocado Roll
Veggie Cooking Club: Bánh Đúc Bột
Veggie Cooking Club: Bánh Ít Chay Nhân Mặn
Veggie Cooking Club: Bánh Khoai Mì Nướng
Veggie Cooking Club: Bì Chay
Veggie Cooking Club: Bún Chả Thì Là
Veggie Cooking Club: Bún Huế Chay
Veggie Cooking Club: Bún Riêu Chay
Veggie Cooking Club: Bún Xào Đại Hàn
Veggie Cooking Club: Cà Ri
Veggie Cooking Club: Cà Ri Xanh
Veggie Cooking Club: Cà Tím Kho Chay
Veggie Cooking Club: Cách Xào Rau
Veggie Cooking Club: Canh Bí Đỏ
Veggie Cooking Club: Canh Chua
Veggie Cooking Club: Caprese
Veggie Cooking Club: Chả Giò Chay
Veggie Cooking Club: Chả Lụa Chay
Veggie Cooking Club: Chả Trứng
Veggie Cooking Club: Cơm Gạo Lức
Veggie Cooking Club: Cơm Thân Ái
Veggie Cooking Club: Đậu Hũ Chiên Dòn
Veggie Cooking Club: Đậu Hũ Xào Xả Ớt
Veggie Cooking Club: Dinner Set 1
Veggie Cooking Club: Dinner Set 2
Veggie Cooking Club: Dinner Set 3
Veggie Cooking Club: Dinner Set 4
Veggie Cooking Club: Dồi Hỉ Xả
Veggie Cooking Club: Dumpling
Veggie Cooking Club: Gỏi Mít
Veggie cooking Club: Gỏi Rau Muống
Veggie Cooking Club: Gỏi Xoài
Veggie Cooking Club: Heo Quay Chay
Veggie Cooking Club: Hoa Sen Xúc Bánh Tráng
Veggie Cooking Club: Kapocha Soup
Veggie Cooking Club: Kho Tộ Chay
Veggie Cooking Club: Kiểm
Veggie Cooking Club: Lasagna
Veggie Cooking Club: Lẫu Thái
Veggie Cooking Club: Mì Quảng
Veggie Cooking Club: Mì Tiềm
Veggie Cooking Club: Mì Xào Chay
Veggie Cooking Club: Nấm Xào Nghệ Lá Quế
Veggie Cooking Club: Nước Soup Chay
Veggie Cooking Club: Pad Thái
Veggie Cooking Club: Paté Chay
Veggie Cooking Club: Phở Áp Chảo Chay
Veggie Cooking Club: Phù Chúc Roti
Veggie Cooking Club: Quinoa
Veggie Cooking Club: Ragu
Veggie Cooking Club: Rau Câu Đậu Hũ
Veggie Cooking Club: Salad & Pasta
Veggie Cooking Club: Sandwich Đa Dạng
Veggie Cooking Club: Soup Ngũ Sắc
Veggie Cooking Club: Veggie Burger
Veggie Cooking Club: Xôi Chợ Đêm
Veggie Cooking Club: Xôi Đậu Phộng
Veggie Cooking Club: Xôi Xoài
Veggie Cooking Club: Yogurt
Veggie CookingClub: Cháo Lòng Từ Bi
Uyen Thy's Cooking - Bun Bo Hue Chay Vegan
Uyen Thy's Cooking - Bún Riêu Chay - Mock Crab Noodle Soup
Uyen Thy's Cooking - Vegetarian Pho Noodle Soup
Uyen Thy's Cooking - Pho Ap Chao Chay
Uyen Thy's Cooking - Cari Chay Vegetable and Tofu Curry
Uyen Thy's Cooking - Mam Chung Chay
Uyen Thy's Cooking - Mam Thai Chay
Uyen Thy's Cooking - Soup Khoai Tay
Uyen Thy's Cooking - Canh Chua Ca Kho To Chay
Uyen Thy's Cooking - Egg Flower Soup Recipe
Uyen Thy's Cooking - Pickled Mustard Greens Dua Cai Chua
Uyen Thy's Cooking - Banh Bo Hap
Uyen Thy's Cooking - Banh Cam Recipe
Uyen Thy's Cooking - Banh Chocolate Chip Cookies
Uyen Thy's Cooking - Banh Chuoi Hap Recipe
Uyen Thy's Cooking - Banh Gan Nuong
Uyen Thy's Cooking - Banh It Nhan Dau Xanh
Uyen Thy's Cooking - Banh Men Recipe
Uyen Thy's Cooking - Banh Mi Chuoi Nuong
Uyen Thy's Cooking - Apple Pie Recipe
Uyen Thy's Cooking - Banh Bia Sau Rieng 1/2
Uyen Thy's Cooking - Banh Bia Sau Rieng 2/2
Uyen Thy's Cooking - Banh Tieu Tap 1/2
Uyen Thy's Cooking - Banh Tieu Tap 2/2
Uyen Thy's Cooking - Che Dau Trang va Che Bap
Uyen Thy's Cooking - Che Khoai Mon Sticky Taro Rice
Uyen Thy's Cooking - Che Thai Suong Sa Hat Luu
Uyen Thy's Cooking - Che Khoai Mon Sticky Taro Rice
Uyen Thy's Cooking - Che Thai Suong Sa Hat Luu
Uyen Thy's Cooking - Xoi La Dua
Uyen Thy's Cooking - Soi bap dau xanh
Uyen Thy's Cooking - Com Ruou Mien Nam
Uyen Thy's Cooking - Caramel Flan Recipe
Uyen Thy's Cooking - Vietnamese Yogurt
Uyen Thy's Cooking - Dessert Yogurt Fruits Cake
Uyen Thy's Cooking - Cup Cake Part 1
Uyen Thy's Cooking - Cup Cake Part 2
Uyen Thy's Cooking - Cup Cake Part 3
Bánh Chưng Chay
Bánh Cuốn Nhân Thịt Chay
Bánh Giò Chay
Bánh Khọt Chay
Bánh Khúc Chay
Bánh Mì Cua Nướng Chay
Bánh Paté Chaud Chay
Bánh Tét Thái Nhân Mít Dừa Non
Bánh Xèo Chay
Bào Ngư Xốt Cà Ri
Bì Chay 1
Bì Chay 2
Bò Bía Chay
Bò Nấu Tiêu Chay
Bông Cải Chiên
Bò Ngũ Vị Hương
Bún Bò Huế Chay
Bún Măng Chay
Bún Mọc Chay
Bún Riêu Chay
Bún Tằm Bì
Cá Chay Hấp Gừng
Cá Chiên Chay
Cá Chiên Dưa Chua
Cá Chiên Xù
Cá Hoa Cà Chua Ngọt
Cá Kèo Chay
Cá Kèo Kho Sauce Me
Cá Kho Tộ Chay
Cá Muối Chiên
Cá Thu Chiên Xả Ớt
Cà Tím Cuốn Chả Đậu Hũ Chiên
Cà Tím, Khổ Qua, Ớt, Nấm Dồn Th ịt Chay
Cà Tím Kho Tộ
Cà Tím Tẩm Hành
Cà Tím Tứ Xuyên
Cải Chua Trộn Chả Đậu Hũ Khìa
Cải Non Đông Cô
Canh Chua Chay
Canh Chua Thái Chay
Canh Chua Tôm Chay
Canh Chua Tôm & Tofu Chay
Canh Khổ Qua Chay
Canh Khổ Qua Dồn Đậu Hũ
Canh Mướp Nấu Nấm Rơm
Chả Cá Chay Chiên Mè
Chả Chay Khoai Môn
Chả Chưng Chay
Chả Giò Chay
Chả Lá Lốt
Chả Lụa Chay 1
Chả Lụa Chay 2
Chả Lụa Đậu Hũ Bún Tầu
Chả Nhật Nguyệt
Chả Tôm Chiên
Chân Giò Xào
Cháo Đậu Xanh
Chay La Hán Chao Đỏ
Chicken Orange Chay
Cơm Cháy Hầm Hạt Dẻ
Cơm Cháy Thập Cẩm
Cơm Hoa Hồi Trái Cây
Cơm Niêu Nấm Hương
Đậu Hũ Áp Chảo
Đậu Hũ Bắc Kinh
Đậu Hũ Cà Ri
Đậu Hũ Chiên Dòn Chay
Đậu Hũ Chiên Hành
Đậu Hũ Chiên Muối
Đậu Hũ Chiên với Nấm Xào Rau
Đậu Hũ Chưng Tương
Đậu Hũ Cuốn Chiên Dòn
Đậu Hũ Hấp Chao
Đậu Hũ Hấp Nấm Hương và Cà Rốt
Đậu Hũ Khai Ngộ
Đậu Hũ Ki Cuốn Nấm Hương
Đậu Hũ Nấm và Cải Xanh
Đậu Hũ Nhồi Củ Quả
Đậu Hũ Nhồi Ngó Sen
Đậu Hũ Và Ham Chay Chưng Nước Tương Gừng
Đậu Hũ Xào Chua Ngọt
Đậu Hũ Xào Hạnh Nhân
Đậu Hũ Xào Tứ Xuyên
Đậu Hũ Xốt Tương Đậu
Đậu Que Xào Chay
Đậu Xào Nấm Đông Cô
Gà Cam
Gà Chiên
Gà Chiên Giòn
Gà Chiên Giòn Nguyên Con & Nước Xốt
Gà Con Cuộn Ống
Gà Xào Xả Và Cà Ri (Vegetarian)
Gà Sốt Cam
Giò Long Phụng
Gỏi Ba Món
Gỏi Bao Tử Chay
Gỏi Cần Tây
Gỏi Cuốn Chay
Gỏi Mít Chay
Gỏi Thanh Tịnh
Hải Sâm
Hào Chay
Heo Nướng Chay
Heo Xào Chua Ngọt
Hoành Thánh Chay
Hủ Tiếu Nam Vang
Khô Chiên Phồng
Khổ Qua Sốt Cà Chua
Khoai Tây Xào Nấm
Kiểm Chay
Lasagna Chay 1
Lasagna Chay 2
Lẫu Chua Cay Chay
Lẫu Mắm Chay
Mắm Chưng Chay
Mắm Thái Chay 1
Mắm Thái Chay 2
Măng Kho 1
Măng Kho 2
Măng Nấu Nấm Hương
Mì Căn Hấp Lá Bắp Cải
Mì Căn Kho Ngũ Vị Hương
Mì Căn Nấu Súp
Mì Căn Non Hầm Đậu Phộng
Mì Căn Non Xốt Cà Chua
Mì Căn Xào Chua Ngọt 1
Mì Căn Xào Chua Ngọt 2
Mì Căn Xào Lá Quế
Mì Căn Xào Nấm và Măng
Mì Căn Xào Sả Ớt
Mì Căn Xào Xả Ớt Curry
Mì Chay
Mì Spaghetti Chay
Nấm Đông Cô Xào Lăn
Nấm Đuôi Phượng Chiên Giòn
Nấm Kho Tiêu Chay
Nấm Rơm, Bắp Non Hầm Đậu Hòa Lan
Nấm Rơm Xào Dầu Hào
Phở Bò Chay
Phở Chay
Ragout Thập Cẩm
Rau Củ Non Hấp Trộn Dầu Giấm
Rau Nấu Đông
Rau Muống Xào Chay
Ruột Gà Phá Lấu
Sò Chiên
Soup Măng Cua Chay
Sườn Chay Đại Hàn
Sườn Cốt Lếch Chay
Sườn Non Chiên
Sườn Ram Mặn Chay
Taco Miền Nam
Tầu Hũ Ky Cải Ngọt Hấp Với Chili
Tầu Hũ Ky Sauce Chua Ngọt
Thập Cẩm Hấp lá Gừng
Thịt Bò Chay Xào Cam
Thịt Kho Trứng Đậu Hũ Nước Dừa (Vegetarian)
Thịt Xá Xíu Chay Chiên
Tôm Chay
Tôm Chay Cuốn Mì Chiên & Nước Mắm Me
Tôm Chiên
Tôm Chiên Dòn Chay
Tôm Rim Chay
Tôm Sốt Cà Chua
Tôm Viên Chiên
Trứng Chay 1
Trứng Chay 2
Trứng Chay Chiên Dòn
Vi Cá Chay
Vịt Quay Chay
Vịt Quay Da Giòn
Xôi Đậu Phộng
Xôi Gà Chay
Xôi Lá Dứa
Xôi Nếp Than
Xôi Xoài
Xúc Xích Chay
http://bodetam.org/Vietnamese/TheGianPhap-NhungDieuNenBiet/NauAnChay/NauAnchay.html
http://www.sinhthuc.org/nauanchay/nauanchay.htm
Veggie Cooking Club: Avocado Roll
Veggie Cooking Club: Bánh Đúc Bột
Veggie Cooking Club: Bánh Ít Chay Nhân Mặn
Veggie Cooking Club: Bánh Khoai Mì Nướng
Veggie Cooking Club: Bì Chay
Veggie Cooking Club: Bún Chả Thì Là
Veggie Cooking Club: Bún Huế Chay
Veggie Cooking Club: Bún Riêu Chay
Veggie Cooking Club: Bún Xào Đại Hàn
Veggie Cooking Club: Cà Ri
Veggie Cooking Club: Cà Ri Xanh
Veggie Cooking Club: Cà Tím Kho Chay
Veggie Cooking Club: Cách Xào Rau
Veggie Cooking Club: Canh Bí Đỏ
Veggie Cooking Club: Canh Chua
Veggie Cooking Club: Caprese
Veggie Cooking Club: Chả Giò Chay
Veggie Cooking Club: Chả Lụa Chay
Veggie Cooking Club: Chả Trứng
Veggie Cooking Club: Cơm Gạo Lức
Veggie Cooking Club: Cơm Thân Ái
Veggie Cooking Club: Đậu Hũ Chiên Dòn
Veggie Cooking Club: Đậu Hũ Xào Xả Ớt
Veggie Cooking Club: Dinner Set 1
Veggie Cooking Club: Dinner Set 2
Veggie Cooking Club: Dinner Set 3
Veggie Cooking Club: Dinner Set 4
Veggie Cooking Club: Dồi Hỉ Xả
Veggie Cooking Club: Dumpling
Veggie Cooking Club: Gỏi Mít
Veggie cooking Club: Gỏi Rau Muống
Veggie Cooking Club: Gỏi Xoài
Veggie Cooking Club: Heo Quay Chay
Veggie Cooking Club: Hoa Sen Xúc Bánh Tráng
Veggie Cooking Club: Kapocha Soup
Veggie Cooking Club: Kho Tộ Chay
Veggie Cooking Club: Kiểm
Veggie Cooking Club: Lasagna
Veggie Cooking Club: Lẫu Thái
Veggie Cooking Club: Mì Quảng
Veggie Cooking Club: Mì Tiềm
Veggie Cooking Club: Mì Xào Chay
Veggie Cooking Club: Nấm Xào Nghệ Lá Quế
Veggie Cooking Club: Nước Soup Chay
Veggie Cooking Club: Pad Thái
Veggie Cooking Club: Paté Chay
Veggie Cooking Club: Phở Áp Chảo Chay
Veggie Cooking Club: Phù Chúc Roti
Veggie Cooking Club: Quinoa
Veggie Cooking Club: Ragu
Veggie Cooking Club: Rau Câu Đậu Hũ
Veggie Cooking Club: Salad & Pasta
Veggie Cooking Club: Sandwich Đa Dạng
Veggie Cooking Club: Soup Ngũ Sắc
Veggie Cooking Club: Veggie Burger
Veggie Cooking Club: Xôi Chợ Đêm
Veggie Cooking Club: Xôi Đậu Phộng
Veggie Cooking Club: Xôi Xoài
Veggie Cooking Club: Yogurt
Veggie CookingClub: Cháo Lòng Từ Bi
Uyen Thy's Cooking - Bun Bo Hue Chay Vegan
Uyen Thy's Cooking - Bún Riêu Chay - Mock Crab Noodle Soup
Uyen Thy's Cooking - Vegetarian Pho Noodle Soup
Uyen Thy's Cooking - Pho Ap Chao Chay
Uyen Thy's Cooking - Cari Chay Vegetable and Tofu Curry
Uyen Thy's Cooking - Mam Chung Chay
Uyen Thy's Cooking - Mam Thai Chay
Uyen Thy's Cooking - Soup Khoai Tay
Uyen Thy's Cooking - Canh Chua Ca Kho To Chay
Uyen Thy's Cooking - Egg Flower Soup Recipe
Uyen Thy's Cooking - Pickled Mustard Greens Dua Cai Chua
Uyen Thy's Cooking - Banh Bo Hap
Uyen Thy's Cooking - Banh Cam Recipe
Uyen Thy's Cooking - Banh Chocolate Chip Cookies
Uyen Thy's Cooking - Banh Chuoi Hap Recipe
Uyen Thy's Cooking - Banh Gan Nuong
Uyen Thy's Cooking - Banh It Nhan Dau Xanh
Uyen Thy's Cooking - Banh Men Recipe
Uyen Thy's Cooking - Banh Mi Chuoi Nuong
Uyen Thy's Cooking - Apple Pie Recipe
Uyen Thy's Cooking - Banh Bia Sau Rieng 1/2
Uyen Thy's Cooking - Banh Bia Sau Rieng 2/2
Uyen Thy's Cooking - Banh Tieu Tap 1/2
Uyen Thy's Cooking - Banh Tieu Tap 2/2
Uyen Thy's Cooking - Che Dau Trang va Che Bap
Uyen Thy's Cooking - Che Khoai Mon Sticky Taro Rice
Uyen Thy's Cooking - Che Thai Suong Sa Hat Luu
Uyen Thy's Cooking - Che Khoai Mon Sticky Taro Rice
Uyen Thy's Cooking - Che Thai Suong Sa Hat Luu
Uyen Thy's Cooking - Xoi La Dua
Uyen Thy's Cooking - Soi bap dau xanh
Uyen Thy's Cooking - Com Ruou Mien Nam
Uyen Thy's Cooking - Caramel Flan Recipe
Uyen Thy's Cooking - Vietnamese Yogurt
Uyen Thy's Cooking - Dessert Yogurt Fruits Cake
Uyen Thy's Cooking - Cup Cake Part 1
Uyen Thy's Cooking - Cup Cake Part 2
Uyen Thy's Cooking - Cup Cake Part 3
Bánh Chưng Chay
Bánh Cuốn Nhân Thịt Chay
Bánh Giò Chay
Bánh Khọt Chay
Bánh Khúc Chay
Bánh Mì Cua Nướng Chay
Bánh Paté Chaud Chay
Bánh Tét Thái Nhân Mít Dừa Non
Bánh Xèo Chay
Bào Ngư Xốt Cà Ri
Bì Chay 1
Bì Chay 2
Bò Bía Chay
Bò Nấu Tiêu Chay
Bông Cải Chiên
Bò Ngũ Vị Hương
Bún Bò Huế Chay
Bún Măng Chay
Bún Mọc Chay
Bún Riêu Chay
Bún Tằm Bì
Cá Chay Hấp Gừng
Cá Chiên Chay
Cá Chiên Dưa Chua
Cá Chiên Xù
Cá Hoa Cà Chua Ngọt
Cá Kèo Chay
Cá Kèo Kho Sauce Me
Cá Kho Tộ Chay
Cá Muối Chiên
Cá Thu Chiên Xả Ớt
Cà Tím Cuốn Chả Đậu Hũ Chiên
Cà Tím, Khổ Qua, Ớt, Nấm Dồn Th ịt Chay
Cà Tím Kho Tộ
Cà Tím Tẩm Hành
Cà Tím Tứ Xuyên
Cải Chua Trộn Chả Đậu Hũ Khìa
Cải Non Đông Cô
Canh Chua Chay
Canh Chua Thái Chay
Canh Chua Tôm Chay
Canh Chua Tôm & Tofu Chay
Canh Khổ Qua Chay
Canh Khổ Qua Dồn Đậu Hũ
Canh Mướp Nấu Nấm Rơm
Chả Cá Chay Chiên Mè
Chả Chay Khoai Môn
Chả Chưng Chay
Chả Giò Chay
Chả Lá Lốt
Chả Lụa Chay 1
Chả Lụa Chay 2
Chả Lụa Đậu Hũ Bún Tầu
Chả Nhật Nguyệt
Chả Tôm Chiên
Chân Giò Xào
Cháo Đậu Xanh
Chay La Hán Chao Đỏ
Chicken Orange Chay
Cơm Cháy Hầm Hạt Dẻ
Cơm Cháy Thập Cẩm
Cơm Hoa Hồi Trái Cây
Cơm Niêu Nấm Hương
Đậu Hũ Áp Chảo
Đậu Hũ Bắc Kinh
Đậu Hũ Cà Ri
Đậu Hũ Chiên Dòn Chay
Đậu Hũ Chiên Hành
Đậu Hũ Chiên Muối
Đậu Hũ Chiên với Nấm Xào Rau
Đậu Hũ Chưng Tương
Đậu Hũ Cuốn Chiên Dòn
Đậu Hũ Hấp Chao
Đậu Hũ Hấp Nấm Hương và Cà Rốt
Đậu Hũ Khai Ngộ
Đậu Hũ Ki Cuốn Nấm Hương
Đậu Hũ Nấm và Cải Xanh
Đậu Hũ Nhồi Củ Quả
Đậu Hũ Nhồi Ngó Sen
Đậu Hũ Và Ham Chay Chưng Nước Tương Gừng
Đậu Hũ Xào Chua Ngọt
Đậu Hũ Xào Hạnh Nhân
Đậu Hũ Xào Tứ Xuyên
Đậu Hũ Xốt Tương Đậu
Đậu Que Xào Chay
Đậu Xào Nấm Đông Cô
Gà Cam
Gà Chiên
Gà Chiên Giòn
Gà Chiên Giòn Nguyên Con & Nước Xốt
Gà Con Cuộn Ống
Gà Xào Xả Và Cà Ri (Vegetarian)
Gà Sốt Cam
Giò Long Phụng
Gỏi Ba Món
Gỏi Bao Tử Chay
Gỏi Cần Tây
Gỏi Cuốn Chay
Gỏi Mít Chay
Gỏi Thanh Tịnh
Hải Sâm
Hào Chay
Heo Nướng Chay
Heo Xào Chua Ngọt
Hoành Thánh Chay
Hủ Tiếu Nam Vang
Khô Chiên Phồng
Khổ Qua Sốt Cà Chua
Khoai Tây Xào Nấm
Kiểm Chay
Lasagna Chay 1
Lasagna Chay 2
Lẫu Chua Cay Chay
Lẫu Mắm Chay
Mắm Chưng Chay
Mắm Thái Chay 1
Mắm Thái Chay 2
Măng Kho 1
Măng Kho 2
Măng Nấu Nấm Hương
Mì Căn Hấp Lá Bắp Cải
Mì Căn Kho Ngũ Vị Hương
Mì Căn Nấu Súp
Mì Căn Non Hầm Đậu Phộng
Mì Căn Non Xốt Cà Chua
Mì Căn Xào Chua Ngọt 1
Mì Căn Xào Chua Ngọt 2
Mì Căn Xào Lá Quế
Mì Căn Xào Nấm và Măng
Mì Căn Xào Sả Ớt
Mì Căn Xào Xả Ớt Curry
Mì Chay
Mì Spaghetti Chay
Nấm Đông Cô Xào Lăn
Nấm Đuôi Phượng Chiên Giòn
Nấm Kho Tiêu Chay
Nấm Rơm, Bắp Non Hầm Đậu Hòa Lan
Nấm Rơm Xào Dầu Hào
Phở Bò Chay
Phở Chay
Ragout Thập Cẩm
Rau Củ Non Hấp Trộn Dầu Giấm
Rau Nấu Đông
Rau Muống Xào Chay
Ruột Gà Phá Lấu
Sò Chiên
Soup Măng Cua Chay
Sườn Chay Đại Hàn
Sườn Cốt Lếch Chay
Sườn Non Chiên
Sườn Ram Mặn Chay
Taco Miền Nam
Tầu Hũ Ky Cải Ngọt Hấp Với Chili
Tầu Hũ Ky Sauce Chua Ngọt
Thập Cẩm Hấp lá Gừng
Thịt Bò Chay Xào Cam
Thịt Kho Trứng Đậu Hũ Nước Dừa (Vegetarian)
Thịt Xá Xíu Chay Chiên
Tôm Chay
Tôm Chay Cuốn Mì Chiên & Nước Mắm Me
Tôm Chiên
Tôm Chiên Dòn Chay
Tôm Rim Chay
Tôm Sốt Cà Chua
Tôm Viên Chiên
Trứng Chay 1
Trứng Chay 2
Trứng Chay Chiên Dòn
Vi Cá Chay
Vịt Quay Chay
Vịt Quay Da Giòn
Xôi Đậu Phộng
Xôi Gà Chay
Xôi Lá Dứa
Xôi Nếp Than
Xôi Xoài
Xúc Xích Chay
http://bodetam.org/Vietnamese/TheGianPhap-NhungDieuNenBiet/NauAnChay/NauAnchay.html
http://www.sinhthuc.org/nauanchay/nauanchay.htm