Nguyễn Hưng QuốcÚc là nơi có khoảng 250.000 người Việt sinh sống nhưng với người Việt Nam ở những nơi khác, kể cả ở Việt Nam, đó vẫn là một đất nước khá xa lạ. Một lần, một người cháu của tôi ở Mỹ hỏi tôi: “Ở Úc, người ta nói tiếng gì hả bác?” Mà không phải chỉ người Việt Nam. Một sinh viên của tôi, người Úc, sau khi tốt nghiệp, sang Mỹ làm việc một năm; về, anh kể: một số đồng nghiệp của anh, người Mỹ, ngạc nhiên hỏi: “Mày học tiếng Anh từ bao giờ mà nói tiếng Anh giỏi quá vậy?”.
Nhân dịp chính phủ Úc vừa công bố kết quả cuộc điều tra dân số toàn quốc được thực hiện vào năm 2011, tôi nghĩ cũng nên giới thiệu với bạn đọc xa gần ít nét về quê hương thứ hai của 250.000 đồng bào người Việt.
Úc, Australia, xuất phát từ từ australis trong tiếng Latin, nghĩa là phía nam. Trước, người Tây phương xem Úc như một vùng đất vô danh ở phía nam (Terra Australis Incognita); sau, từ đầu thế kỷ 19, khi người Anh phát hiện ra Úc, họ mới bỏ chữ “vô danh” ấy đi, chỉ còn lại vùng đất phương nam (Terra Australis); và, cuối cùng, nó thành Australia.
Úc, thật ra, là cả một lục địa. Với diện tích 7.617.930 cây số vuông, đó là lục địa nhỏ nhất trên thế giới. Nhưng nếu xem nó chỉ là một hòn đảo thì đó lại là hòn đảo lớn nhất trên thế giới. Các nhà nghiên cứu thường gọi Úc là một lục địa – đảo (island continent). Với tư cách một nước, Úc có diện tích lớn đứng hàng thứ sáu, chỉ sau Nga (16.995.800 cây số vuông), Trung Quốc (9.326.410 cây số vuông), Mỹ (9.161.923 cây số vuông), Canada (9.093.507 cây số vuông) và Brazil (8.514.215 cây số vuông).
Dân số Úc, tính vào cuối tháng 3 năm 2012, có 22.596.500 người. Ở Úc có sáu tiểu bang và hai vùng lãnh thổ. Dân số ở từng nơi như sau:
New South Wales 7 272.800 Victoria 5 603.100 Queensland 4 537.700 South Australia 1 650.600 Western Australia 2 410.600 Tasmania 512.100 Northern Territory 233.300 Australian Capital Territory 373.100 Australia (tổng cộng) 22 596.500Mật độ dân cư trung bình trên mỗi cây số vuông, như vậy, là 2.9. Nhìn chung, Úc là nơi có mật độ dân cư thấp đứng hàng thứ hai trên thế giới (chỉ trên Mông Cổ và Western Sahara: cả hai đều có 2 người/km2). (Trong bảng xếp hạng mật độ dân số, Việt Nam được xếp vào hạng thứ 36, nơi có 268 người/km2.)
Tuy nhiên, phần lớn người Úc sinh sống ngoài rìa lục địa (chính giữa là sa mạc, khí hậu oi bức, hiếm khi có mưa, rất ít người ở; có nơi, như ở Northern Territory chỉ có 0.2 người/km2) nên mật độ dân số ở các thành phố cũng khá cao. Ví dụ, ở Canberra, thủ đô Úc, mật độ dân số vào năm 2008 là 147 người/cây số vuông. Ở Sydney, thành phố lớn nhất nước Úc, mật độ dân số, ở miền đông, lên đến 8.800 người/km2; ở miền tây, 7.900 người/km2, tức là cao hơn cả Paris (3.550 người/km2), London (5.100) và Los Angeles (2.750).
Nhìn vào các yếu tố vừa nhắc, chúng ta thấy ngay Úc có khá nhiều nghịch lý:
Thứ nhất, đất rộng nhưng người thì ít.
Thứ hai, trên diện tích mênh mông như vậy, người Úc lại thích sống chen chúc vào nhau trong các thành phố lớn khiến, một, mức độ đô thị hóa ở Úcrất cao (khoảng 90% dân số sống ở thành phố); và hai, mật độ dân cư trong các thành phố ấy cũng thuộc loại cao nhất thế giới.
Thứ ba, tuy dân số ít (đứng hàng thứ 52 trên thế giới), nhưng kinh tế của Úc lại khá mạnh (được xếp hàng thứ 13 trên thế giới, tính theo chỉ số GDP); chỉ số phát triển con người (human development index) lại càng cao (đứng hàng thứ 2 trên tổng số 187 quốc gia được tính trên thế giới; chỉ sau Đan Mạch).
Suốt cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong suốt gần một thập niên vừa qua, Úc là quốc gia ổn định nhất: tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức khoảng 5%, tốc độ phát triển trung bình trong suốt cả 21 năm vừa qua là trên 3% (cao nhất trong tất cả các nước phát triển).
Thứ tư, kinh tế của nước Úc khá cao nhưng đời sống của dân chúng thì cũng khá chật vật. Theo sự xếp hạng của Economist Intelligence Unit vào đầu năm 2012, hai thành phố lớn nhất của Úc, Sydney và Melbourne đều nằm trong danh sách các thành phố đắt đỏ nhất thế giới (Sydney hạng 7 và Melbourne hạng 8), chỉ sau Zurich (Thụy Sĩ), Tokyo (Nhật), Geneva (Thụy Sĩ), Osaka Kobe (Nhật), Oslo (Na Uy) và Paris (Pháp). Trong vòng 10 năm qua, giá một ổ bánh mì ở Sydney tăng gần gấp đôi, giá xăng tăng gấp ba, và giá gạo tăng gấp bốn lần. Vật giá ở Sydney, nói chung, cao hơn ở thành phố New York 50% (cách đây 10 năm, nó chỉ bằng 25% ở New York!) Các thành phố lớn khác ở Úc, tuy không đắt đỏ bằng Sydney và Melbourne nhưng cũng nằm ở những hạng rất cao trên thế giới, ví dụ, Perth: thứ 12, Brisbane: thứ 13; và Adelaide: 17.
Tiền điện các gia đình Úc trả hàng tháng trong năm 2011 cao hơn hẳn ở Nhật, Cộng đồng Âu châu, Mỹ và Canada. Ở Úc, giá điện mỗi tiểu bang mỗi khác. Ở tiểu bang Nam Úc, giá mỗi kilowatt điện là 28.6 cents, mắc hàng thứ ba trên thế giới, chỉ sau Đan Mạch (31.4 cents) và Đức (28.7 cents). Đứng ngay sau Nam Úc là các tiểu bang New South Wales (thứ 4), Victoria (thứ 5) và Tây Úc (thứ 6):
Các nhu yếu phẩm khác cũng vậy. Úc trồng thật nhiều chuối nhưng giá chuối ở Úc lại mắc hơn ở New Zealand, Anh, Pháp, Mỹ và ngay cả Đức, nơi không hề có kỹ nghệ trồng chuối. Giá một chiếc Mercedes loại sang ở Úc là 360.000 đô la trong khi cũng chiếc xe ấy, ở Anh chỉ có 110.000 đô la. Với số tiền mua một căn hộ (apartment) nhỏ ở Sydney hay Melbourne, người ta có thể mua một ngôi nhà khang trang ở Berlin, Houston hay Barcelona. Giá một cuốn Harry Potter (tập 7) bìa mềm ở Úc là 21.95 đô la; ở Canada chỉ có 6.95 đô la.
Điều may mắn, như một đền bù cho chuyện đặt đỏ ấy, là, theo cuộc điều tra về sự sinh động toàn cầu (Global Liveability Survey) cũng do Economist Intelligence Unit thực hiện, trong số 10 thành phố được xem là sinh động nhất thế giới (most liveable cities), có đến bốn thành phố thuộc nước Úc:
1. Melbourne, Úc.
2. Vienna, Áo.
3. Vancouver, Canada.
4. Toronto, Canada.
5. Calgary, Canada.
5. (đồng hạng) Adelaide, Úc.
7. Sydney, Úc.ac
8. Helsinki, Phần Lan.
9. Perth, Úc.
10. Auckland, New Zealand.
Bảng xếp hạng được dựa trên cơ sở đối chiếu 140 thành phố trên thế giới theo 30 tiêu chuẩn thuộc năm hạng mục: sự ổn định (về chính trị và xã hội), sức khỏe, văn hóa và môi trường, giáo dục và cơ sở hạ tầng. Điểm được cho từ 1 đến 100. Melbourne đạt số điểm gần như tuyệt đối: 97.5.
Bạn đọc có thể thắc mắc: Tại sao những thành phố lớn và đầy những nơi giải trí thú vị như New York, Paris hay London…không có trong bảng danh sách trên? Ban tổ chức trả lời: Những thành phố ấy lớn thì có lớn, vui thì có vui, nhưng lại rất khó khăn trong vấn đề di chuyển và đặc biệt, thiếu an toàn!
Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013
Bức tranh Úc: Đất nước
Chương trình Thơ Nhạc - Bích Huyền thực hiện trên đài VOA
9-Feb-2013
Mới thêm 16-Apr-2013 (có thể trùng với bên trên)
Source http://ndclnh-mytho-usa.org/Audiobook.htm
Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013
KHÔNG SỢ & CHỈ SỢ ...
Mấy tuần trước, khi ghé thăm một vị võ sư & võ đường của Ông, thấy trên tường có dán câu nói của một vị Tổ Sư người Nhật đại loại: "Tôi không sợ người tập 1000 đòn mà tôi chỉ sợ người tập 1 đòn 1000 lần ...". Thấy câu này liên hệ đến những gì mình đã trải qua, xin viết vài dòng mong chia sẻ với những ai đồng cảnh ngộ.
Có lẽ đa số những người đã từng học & tập võ đều đồng ý với câu nói trên, nhưng nói thì dễ mà thực hiện mới khó. Có nhiều yếu tố để một người luyện võ có thể thực hiện được điều này, chẳng hạn:
- Có một niềm đam mê muốn đạt đến cao độ những gì mình đang học.
- Được học từ một hệ thống đòn thế hợp lý.
- Được chân sư phụ truyền dạy v.v.
Kỹ thuật & hệ thống đòn thế của một môn phái hết sức quan trọng. Một hệ thống kỹ thuật hợp lý phải giúp được người học võ có căn bản vững, và có phương pháp để người học càng học càng tiến xa. Ví như trong toán học, người học bắt đầu từ cộng, trừ, nhân, chia rồi phát triển đến lũy thừa, đạo hàm, tích phân v.v. Trên thế giới chưa có một "Hàn Lâm Viện" về võ thuật, bởi thế ai cũng có thể lập môn phái. Ngoại trừ những người có một số kiến thức căn bản hoặc được hướng dẫn, việc chọn một môn phái, hay một thầy giỏi có lẽ cũng tùy duyên.
Bên cạnh một hệ thống đòn thế hay, việc cần một vị sư phụ giỏi cũng không thể thiếu. Không có một vị thầy giỏi, việc học & tập sẽ rất khó khăn, & việc tập luyện 1 đòn nhiều lần rất dễ bị nhàm chán. Hơn nữa, dẫu người tập có đam mê & kiên trì, việc tập một đòn nhiều lần không đúng cách có khi không mang lại lợi ích mà còn có hại đến sức khỏe.
Xin lấy thêm một ví dụ toán học, một thầy giỏi toán phải là người dạy cho học sinh mình hiểu được nguyên lý toán học. Người học sẽ từ 1 nguyên lý mà có thể khai triển ra để giải hàng trăm biến thể của chúng. Ngược lại, người học có thể được học cả trăm bài toán nhưng gom lại vẫn không hiểu ra được cái nguyên lý cốt lõi của nó. Võ học cũng như toán học & nhiều ngành học khác, nếu hiểu được nguyên lý của những kỹ thuật chúng ta học được, một đòn có thể biến ra nhiều đòn, ngược lại dẫu có học thật nhiều đòn gom lại chắc mấy đòn đã hữu dụng.
Ngoài nguyên lý, các căn bản ban đầu cũng hết sức quan trọng. Nếu những kỹ thuật căn bản không được học/tập đúng cách, thì người học sẽ chẳng tiến xa. Ví như một căn nhà muốn được xây nhiều tầng, cái móng của tầng đầu tiên hết sức quan trọng. Ngôi nhà có thể xây lên cao bao nhiêu tùy thuộc vào cái móng chịu được bao nhiêu.
Cách đây không lâu tôi được một người em chỉ cho cách bắn cung. Cây cung mà em tôi có là loại cung Mông Cổ, rất dài và cứng, mũi tên (hiện đại) làm bằng loại nhôm nhẹ. Tôi được cậu em chỉ cho một vài kỹ thuật bắn cung, đúng là "thấy thì dễ mà làm không dễ". Nói chuyện bắn cung để liên hệ sang chuyện luyện võ. Người luyện võ mà ham tập nhiều đòn thường là những người mới bắt đầu & thiếu kinh nghiệm. Nếu một người đã tập võ lâu năm mà vẫn ham học nhiều đòn thay vì "ham" tinh luyện những gì mình đã học có lẽ họ chưa "ngộ" hoặc chưa có duyên gặp một vị "chân sư phụ" chăng?
Khi luyện một đòn mà không có mục tiêu cũng như làm một việc mà không có mục đích, sự nhàm chán khó mà tránh khỏi. Mục đích càng rõ ràng, lý tưởng càng cao, hành động sẽ càng say mê. Bởi thế có những người dành cả cuộc đời mình để theo đuổi một lý tưởng hay thực hiện một mục đích nào đó.
Tranh biếm họa nữ cựu Thủ Tướng Úc (Julie Gillard) Ông lãnh tụ đối lập (Tony Abbott) bởi họa sĩ Alan Moir |
Trong võ thuật, việc tập thật nhiều đòn và việc tập một đòn nhiều lần cũng ví như cách tập bắn cung. Giả sử cách tập bắn cung có những bước sau:
- Tập các kỹ thuật căn bản như: cách đứng đúng thế, cách cầm cung, cách nhắm mục tiêu
- Tập bắn vào mục tiêu ở khoảng cách gần rồi ở khoảng cách xa,
- Thâu nhỏ dần mục tiêu & tăng dần khoảng cách cho đến khi mục tiêu ngày càng nhỏ & khoảng cách ngày càng xa.
- Tập bắn mục tiêu khi đang di chuyển, cưỡi ngựa v.v.
Người "ham" tập nhiều đòn ví như người tập bắn cung mà tự thỏa mãn ở những bước đầu tiên. Thay vì đặt những mục tiêu cao hơn mình có thể đạt được thì chỉ "ham" được bắn nhiều tên còn việc bắn có trúng đích hay không thì không cần thiết (hoặc không nhận ra). Việc không biết rõ mục tiêu cần đạt được, đôi lúc làm cho người tập tưởng rằng những điều mình học & tập được là đủ rồi và nếu muốn học thêm chỉ có cách học thêm đòn mới.
Tâm lý chung, chúng ta hay coi thường những điều mình không hiểu hoặc không hiểu sâu. Lấy ví dụ về tấn pháp, không phải ngẫu nhiên mà lối dạy võ ngày xưa bắt môn sinh phải tập tấn pháp ít nhất hai năm trước khi học đòn thế. Ai đã có dịp luyện tấn có thể nhìn thấy bao điều quan trọng nằm trong bộ tấn. Ngoài việc sử dụng chân tấn để tấn công & phòng thủ, tất cả những kỹ thuật như điều khiển khoảng cách, vận tốc, xử dụng tổng lực, kể cả việc phát lực từ đan điền (kết hợp với nội công) v.v. đều liên hệ đến tấn pháp.
Để tập 1 đòn nhiều lần không nhàm chán, khi tập hãy thử đặt ra được những mục tiêu mình cần đạt đến, những câu hỏi cần được trả lời, chẳng hạn:
- Phải di chuyển làm sao để tạo cơ hội trước khi ra đòn?
- Làm sao vô hiệu hóa đối phương trước khi ra đòn?
- Làm sao để chặn đòn khi đối phương phản công?
- Chân: góc độ chân (mũi chân, gót chân, gối, đùi) , trọng lượng dồn lên chân, khoảng cách chân có hợp lý không?
- Tay: góc độ tay (cánh tay, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay) thế nào ?
- Thân: góc độ thân (hông, lưng, cổ, đầu, vai) ra sao?
- Có chuẩn bị đầu đuôi tiếp ứng cho nhau không?
- Thở làm sao, hét thế nào, cương & nhu khi nào?
- Làm sao để tăng tối đa vận tốc, vận dụng bao nhiêu công lực .v.v.
Tiếc thay cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn, người học võ thường không có thời gian hoặc thiếu kiên nhẫn để luyện tập kỹ càng những bước căn bản & để tinh luyện những gì mình đã học được. Bao nhiêu môn phái, võ đường phải canh tân lối dạy để phù hợp với nhu cầu của đời sống hiện nay. Việc canh tân này có thể hiểu được, nhưng không ít võ đường dạy võ chỉ mang tính thương mại.
Tâm lý của không ít phụ huynh khi đưa con em đi tập võ chỉ nhìn vào kết quả con mình học được bao nhiêu bài quyền thi lên được bao nhiêu đai v.v. Nắm được tâm lý đó nên không ít môn phái / võ đường cho môn sinh học rất nhiều đòn, tổ chức nhiều cuộc thi lên đai. Tuy nhiên chúng ta cũng cần đặt câu hỏi ngược lại. Giả sử những võ đường này không làm thế liệu họ có thể tồn tại được hay chăng?
Qua những điều chia sẻ trên, hy vọng một số phụ huynh khi cho con em đi học/tập võ sẽ có thêm một vài suy nghĩ...
Qua những điều chia sẻ trên, hy vọng một số phụ huynh khi cho con em đi học/tập võ sẽ có thêm một vài suy nghĩ...
Võ học là một môn nghệ thuật, đến một mức độ nào đó "Võ" trở thành "Đạo", bởi thế chúng ta vẫn thường nghe đến hai từ "Võ Đạo". Một trong những niềm đam mê cao đẹp của người học võ phải chăng là để khám phá cái giới hạn của chính mình. Để thực hiện được việc đó sự lập đi lập lại là cần thiết. Hơn nữa, còn gì thú hơn khi có thể lập đi lập lại những điều mình thích mà vẫn không thấy chán!
LÀNG NAM
06/2013.
Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013
Đo Huyết-áp đúng cách.
Huyết áp là áp xuất
của máu vào thành động mạch. Huyết áp trung bình là dưới 120/80 mmHg.
Trên số này sau ba lần đo là bị Cao huyết áp.
Cao Huyết áp vẫn được coi là Tên Sát Nhân Thầm Lặng-Silent Killer-, vì có khả năng giết người mà không báo trước.
Người bị cao huyết áp cần được điều trị lâu dài.
Bệnh nhân cần tham dự và hợp tác với bác sĩ trong việc điều trị này.
Một trong những hình thức hợp tác rất quan trọng là sự tự đo huyết áp.
Sau đây là mục đích của tự đo huyết áp :
-Biết
huyết áp của mình cao thấp là bao nhiêu, để thay đổi nếp sống, giữ gìn
ăn uống và coi xem thuốc hạ huyết áp có công hiệu hay không;
-Cho bác sĩ hay kết quả đo huyết áp để bác sĩ điều chỉnh dược phẩm, duy trì huyết áp ở mức độ chấp nhận được;
-Để
phòng tránh các hậu quả trầm trọng khi huyết áp đột nhiên lên cao, như
tai biến não, heart attack, suy thận, khiếm thị do tổn thương võng mạc…
Do đó, bệnh nhân bị cao huyết áp cần phải thường
xuyên đo huyết áp ở nhà một cách đều đặn. Việc này tưởng như giản dị,
nhưng cũng có nhiều điều cần lưu ý, để kết quả được chính xác.
Xin nhắc lại là huyết áp thay đổi tùy theo sự hoạt động của cơ thể và tùy theo thời gian trong ngày.
Huyết áp thấp nhất vào ban đêm trong khi ta ngủ,
cho tới khi ta thức dậy vào buổi sáng. Ngay sau khi ta đứng dậy rời
khỏi giường và bắt đầu sinh hoạt thì huyết áp bắt đầu nhích lên tới cao
độ vào buổi trưa. Tới nửa chiều thì huyết áp xuống dần cho tới tối.
Nếu vào buổi sáng mà huyết áp lên cao và tiếp tục
cao suốt ngày thì có thể là ta bị cao huyết áp. Nên đo và ghi số kết
quả trong vài ngày và cho bác sĩ hay để xác định bệnh.
Một
số thắc mắc thường được nêu ra là khi nào đo huyết áp? Đo bao nhiêu lần
trong ngày? Tại sao khi đi bác sĩ thì huyết áp cao hơn là khi đo ở nhà?
Tại sao kết quả đo không giống nhau sau khi đo hai ba lần? Máy đo huyết
áp nào tốt?…
Xin lần lượt tìm hiểu.
1-Bao giờ thì đo và đo mấy lần trong ngày?
Tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, bác sĩ gia đình sẽ cho ta hay là phải đo bao nhiêu lần trong ngày.
Thường thường có thể đo vào buổi sáng trước khi uống thuốc hạ huyết áp hoặc ăn điểm tâm.
Không dưới 1 giờ sau khi vận động cơ thể, hút thuốc lá hoặc uống cà phê.
Nên nhớ là cần ngồi nghỉ thoải mái khoảng 10 phút để cơ thể thích nghi với nhiệt độ trong phòng.
Không đặt máy đo ở cánh tay bị thương hoặc đang được truyền dịch tĩnh mạch.
Phụ nữ đã cắt bỏ một bên nhũ hoa bị bệnh, nên đo ở cánh tay phía bên kia;
Không đo huyết áp ngay sau khi vận động cơ thể hoặc đang trong tình trạng căng thẳng tinh thần
Ta có thể đo hai lần một ngày trong hai tuần rồi
một lần mỗi ngày trước khi uống thuốc. Khi máu đã tương đối bình thường
thì chỉ cần đo vài lần trong tuần.
2-Làm gì trước khi đo?
-Đi tiểu dốc hết bầu tâm sự trước khi đo;
-Ngồi nghỉ khoảng dăm ba phút, không nói chuyện trước khi đo;
-Ngồi thoải mái trên một cái ghế có dựa lưng và dựa tay, hai chân thoải mái để xuống sàn nhà, không bắt chéo cẳng chân;
-Vén tay áo, đặt cánh tay lên mặt bàn, ngang tầm trái tim, bàn tay ngửa;
-Nhẹ
nhàng quấn vòng bít (băng huyết áp) xung quanh phần trên của cánh tay
trần. Quấn vừa chặt để ta vẫn luồn được ngón tay vào giữa vòng và da;
-Nhớ đặt phần dưới của vòng khoảng ½ cm trên nếp gấp của khủyu tay;
3-Có mấy loại máy đo huyết áp
Có hai loại hiện đang rất phổ biến:
a-
Loại máy bơm bằng tay, có kim đồng hồ chỉ số huyết áp trong khi ta nghe
nhịp tim bằng ống nghe. Loại này dễ mang theo khi di chuyển, có sẵn ống
nghe nhịp tim, giá tiền vừa phải từ 20-30 mỹ kim. Nhưng máy có vài điểm
bất tiện là dễ hư, không chính xác, không thuận tiện cho người lãng tai
vì phải nghe nhịp tim bằng ống nghe. Mà lão niên thì cũng hay nghễnh
ngãng, kém nghe.
b-Máy digital hiện nay phổ thông hơn, dễ đọc vì con
số hiện trên màn ảnh, dễ sử dụng, tiện lợi cho người bị kém thính giác
vì không phải nghe nhịp tim. Một vài loại máy có thể in kết quả, nhờ đó
ta không phải ghi vào sổ tay. Máy có thể bơm căng bằng tay hay tự động,
xả hơi thì tự động.
Bất tiện của máy trước hết là đắt tiền hơn, từ 40
tới 100 mỹ kim; độ chính xác của máy thay đổi khi cơ thể cử động hay
khi nhịp tim không đều; máy cũng cần cục pin để điều hành.
Ít nhất mỗi năm một lần, mang máy đo huyết áp tới nhờ bác sĩ hoặc y tá kiểm soát coi xem máy còn hoạt động tốt hay không.
Máy đo với ống nghe:
-Mang ống nghe nhịp tim vào hai tai;
-Đặt đĩa nghe nhịp tim của ống nghe vào phía trong của nếp gấp khuỷu tay;
-Lẹ làng bơm vòng băng cho tới khi vượt quá huyết
áp tâm thu (S) thường lệ khoảng 30-40 điểm. Bơm quá chậm có thể làm số
đo sai lệch.
-Từ từ nhả van khoảng 2-3 mmHg/ 1giây để không khí thoát ra. Nhả quá nhanh ta sẽ không đọc được kết quả.
-Trong khi không khí bắt đầu thoát ra thì tai để ý
nghe nhịp tim xuất hiện. Khi nghe thấy tiếng đập đầu tiên thì đó là
huyết áp tâm thu.
-Tiếp tục từ từ thả không khí, khi không còn nghe tiếng tim đập thì lúc đó là huyết áp tâm trương.
-Ghi kết quả, huyết áp tâm thu trước rồi đến huyết áp tâm trương. Chẳng hạn 120/80 mmHg.
-Nếu muốn đo lại, nên đợi chừng vài ba phút rồi lại bơm hơi.
Thường thường nên đo ba lần, cách nhau 5 phút.
Nên đo ở cả hai cánh tay, bên nào có số đo cao thì lấy số đó làm kết quả chính thức.
Máy digital
Máy có loại đo ở cổ tay hoặc cánh tay, đôi khi cũng đo được ở cổ chân.
-Đặt vòng bít vào cánh tay. Ấn nút điện khởi động máy.
-Bơm tự động sẽ bắt đầu đưa hơi vào vòng bít rồi từ từ nhả hơi.
-Đọc kết quả huyết áp trên màn hình và ghi kết quả.
-Muốn đo lại, đợi vài ba phút.
Nên
dè dặt với kết quả từ các máy đo công cộng ở siêu thị, không được chính
xác vì máy không được điều chỉnh và cũng vì vòng băng có thể không vừa
với cánh tay của mình.
Những yếu tố nào ảnh hưởng tới huyết áp?
Huyết áp có thể tạm thời thay đổi trong những hoàn cảnh sau đây:
-Khi
ta ở trong tâm trạng lo âu căng thẳng thì huyết áp tăng lên đáng kể và
sẽ trở lại bình thường sau khi ta thoải mái thư giãn. Vì thế khi đi
khám bệnh huyết áp thường hơi cao hơn khi đo ở nhà vì nhiều người lúc
đó cũng hơi emotion. Và cũng vì thế, nên nghỉ vài phút trước khi đo.
-Nghiên cứu cho hay trong khi đo mà ta nói chuyện
với người khác hoặc với nhân viên y tế, huyết áp cũng lên cao. Vì thế
nên giữ im lặng trong khi đo.
-Nhiệt độ xung quanh như phòng quá lạnh, mạch máu co lại cũng khiến cho huyết áp tạm thời nhích cao.
-Băng huyết áp quá nhỏ so với cánh tay có thể tăng huyết áp tới cả chục mmHg mà băng quá lớn lại cho số đo thấp hơn thường lệ.
-Khi
đo, nên để cánh tay trực tiếp với băng huyết áp, vì nếu mặc áo, huyết
áp có thể cao hơn thường lệ. Nhớ cất bỏ trang sức vướng víu cánh tay,
cổ tay
-Đo huyết áp khi không ngồi nghỉ mấy phút có thể khiến cho huyết áp tâm thu tạm cao tới 10-20mmHg.
-Vị
thế ngồi khi đo cũng quan trọng. Khi đo, nên ngồi hết sức thoải mái
trên ghế, dựa lưng vào thành ghế, để cánh tay trên chỗ dựa tay ngang
tầm trái tim, hai bàn chân chạm mặt đất, chân để thẳng không bắt chéo.
Chéo chân có thể làm huyết tăng vài ba độ; cánh tay thấp hơn tim tăng
huyết áp tới 2 độ mà thấp hơn cũng giảm vài ba độ.
-Hút thuốc lá trước khi đo huyết áp sẽ cao hơn, vì
chất nicotine trong thuốc là làm mạch máu co lại và sức ép của máu lên
động mạch tăng. Vậy thì đừng hút thuốc lá trước khi đo.
-Rượu và cà phê cũng làm tăng huyết áp, vậy ta nên tránh trước khi đo huyết áp.
-Ăn quá no huyết áp cũng hơi nhích cao, ví thể chỉ đo trước bữa ăn hoặc sau đó vài giờ;
-Và nhớ trút hết bầu tâm sự trước khi đo, vì bàng quang đầy nước tiểu cũng khiến cho huyết áp tâm thu tăng tới 10-15mmHg.
-Nhưng đừng đo huyết áp sau khi đại tiện, huyết áp sẽ cao vì đại tiện cũng là một activity.
-Một vài loại dược phẩm như thuốc chống cảm dị ứng, thuốc steroid, chữa viêm khớp, hen suyễn cũng khiến huyết áp lên cao.
Tóm lại, tự đo huyết áp cũng không lấy gì là khó,
quý thân hữu nhỉ. Chì cần để ý tới các điều kể trên là có kết quả chính
xác rồi.
Tuy nhiên, cũng xin đừng quên
hẹn tái khám với bác sĩ theo đúng ngày hẹn để được theo dõi bởi nhà
chuyên môn và cũng để tìm hiểu coi có biến chứng hay không.
Chúc quý thân hữu bình an, với huyết áp ở mức độ bình thường.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Source Internet.