Thứ Ba, 19 tháng 1, 2010
NHỮNG NGUYÊN NHÂN ĐƯA ĐẾN TRUNG CỘNG XÂM LĂNG QUẦN ĐẢO HOÀNG SA NĂM 1974 QUẦN ĐẢO VÀ TRƯỜNG SA NĂM 1988 .
NHỮNG NGUYÊN NHÂN ĐƯA ĐẾN TRUNG CỘNG XÂM LĂNG QUẦN ĐẢO HOÀNG SA NĂM 1974 QUẦN ĐẢO VÀ TRƯỜNG SA NĂM 1988 .
Sau khi Hoa Kỳ rút quân ra khỏi VNCH, nối lại bang giao với Trung Cộng, những tranh chấp mỏ dầu dưới lòng biển Nam Trung Hoa bùng nổ trở lại . Trong số các quốc gia tranh chấp, Trung Cộng là nước có lực lượng hải quân mạnh hơn cả .
Nhưng những yếu tố quan trọng nhứt đã thúc đẩy Trung Cộng đưa lực lượng hải quân và TQLC xâm lăng Hoàng Sa, thôn tính luôn các hòn đảo trong nhóm Nguyệt Thềm, thuộc chủ quyền VNCH là:
- Giải pháp của Kissinger nhằm vãn hồi hoà bình ở Trung Đông đã thành hình. Ai Cập về với Do Thái . Đổi lại Hoa Kỳ nhượng bộ tối đa để đông dương lọt vào tay khối Cộng .
- Hoa Kỳ đã đi đêm với Trung Cộng sau khi nối lại bang giao, ngầm để cho Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa, khi Đô Đốc Zumwalt, cựu Trưởng Phái Bộ MACV và cũng là cựu CNO / US Navy của Hoa Kỳ đối với chính phủ VNCH, mở cuộc họp báo tại GUAM năm 1970. Ông tuyên bố đại ý:
" Người Mỹ chúng tôi đang thực thi chiến lược tiền đồn hải đảo song song với việc phát triển hải quân nổi (Destroyer, Aircraft carrier), nhưng Hoàng Sa và Trường Sa không đáp ứng nhu cầu hành quân biển bằng một hàng không mẫu hạm, nhất là lưu động tính . Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chỉ là đảo rada cố định, duy trì nó thật tốn kém . Tôi không phủ nhận, những nguồn tin tốt mà các đồng minh chúng ta trên các đảo này trao đổi với Đệ Thất Hạm Đội ."
Lời tuyên bố trên, hàm ý là Hoa Kỳ bật đèn xanh cho Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa .
- Hoàng Sa và Trường Sa nằm cạnh hải đảo quốc tế giữa Hồng Kông, Tân Gia Ba, Nhật Bổn, Mã Lai, Nam Dương, Thái Lan và Úc Đại Lợi .
- Về phương diện chiến lược, từ lúc CSVN ngã hẳn về Nga Sô và ký hiệp ước hổ tương quân sự với quan thầy Nga, CSVN trở thành 1 gọng kềm của Nga trong việc bao vây Trung Cộng ở phía Nam . Để có thể bẻ gãy gọng kềm này và đồng thời quan sát thường xuyên các hạm đội Nga ở Thái Bình Dương, ra vào các hải cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu và nhất là quân cảng chiến lược Cam Ranh, Trung Cộng bắt buộc phải chiếm Hoàng Sa . Nếu chiến tranh Nga Hoa sảy ra, lúc đó cạnh sườn phía Đông của Việt Nam bị hở, nên Hà Nội không thể dốc toàn lực tấn công Trung Cộng, mà không đề phòng Trung Cộng đưa quân từ hai quần đảo này cắt Việt Nam thành mảnh vụn và nghiền nát tên học trò lừa thầy phản bạn .
- Văn kiện bán nước do tên Phạm Văn Đồng ký ngày 14-9-1958, dâng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho quan thầy Trung Cộng .
- Về phương diện kinh tế, nền san hô lâu đời có trầm tích dầu hỏa dưới lòng đất là tài nguyên dồi dào cho quốc gia, nếu khai thác được mỏ dầu này . Ngoài ra trên mặt các đảo nhô ra khỏi mặt nước biển, cũng đều có phủ một lớp phân chim Hải âu, có thể khai thác và biến chế thành phân bón nông nghiệp . Theo tài liệu địa chất, có khoảng 11 triệu tấn phốt phát nơi đây .
Với những lý do chánh yếu trên đây, Trung Cộng đã đưa lực lượng xâm lăng quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và quần đảo Trường Sa năm 1988.
(TRÍCH TÀI LIỆU CỦA BÃO BIỂN ĐỆ NHỊ HẢI SƯ, THÁI VĂN A - HẠM ĐỘI HẢI QUÂN, QUÂN LỰC VNCH, HẢI CHIẾN HOÀNG SA - 1990)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.