Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Cha mẹ và con cái

From: V O Diep
Date: 2011/8/29
Subject: Cha mẹ và con cái

       
 
Cha mẹ và con cái
 
Bài nên đọc để hiểu rằng mình chỉ nên lo cho con cái xong bổn phận rồi thì đừng bao giờ trông cậy ở chúng điều gì.  Mình hãy sẵn sàng khi già không còn làm việc nổi thì vào nursing home như vậy thì mình sẽ bớt khổ.  Đời sống này ai cũng giống như vậy mà thôi! Mình cũng còn có phúc hơn rất nhiều người là bên này mình được hưởng trợ cấp dù có làm việc hay không cũng được và có cả housing nữa vậy thì chả nên bi quan mà nên chấp nhận những gì cuộc đời đã dành sẵn cho mình rồi!..  Không chừng tới khi già lại cùng các bạn đồng tuổi vào ở chung một nursing home thì lại còn vui nữa đấy!
Mời quí vị đọc và nhớ để đời  hai thân già bớt khổ.....!!!!!
Quí vị thấy những cặp vợ chồng có 9,10 người con ,dù là kỹ sư,bác sĩ,họ vẫn khổ vì con cái bạc bẽo!!!  Nói chi quí vị chỉ có 4 hay 5 con!     
Chính bản thân tôi đã gặp  nhiều cha mẹ khổ vì sự bạc bẽo của con cái ở xứ Mỹ này!con họ là những người có học,giầu có,nhưng họ vẫn phải đi "share" phòng hay "get line" sau lưng tôi để xin nhà "low income"...     
Bài đọc sau rất chính xác và thiết thực.
Xin quí vị đọc và nhớ dùm tôi cho đời mình bớt khổ vì chính những đứa con mà mình đã suốt đời hy sinh cho chúng nên nguời.     
 
Tôi đã đọc được 1 bài rất hay:
Nếu lỡ sanh con thì: vui với con khi chúng còn nhỏ. Lo cho chúng hoc hành nên người,và khi chúng trưởng thành,có gia đình rồi thì quên chúng đi để sống.
Và,đây là điều quan trọng: Đừng trông mong chúng báo hiếu, kẻo thất vọng nặng nề...!!!!???(sách nói nhé).    
Chính vì biết rõ điều này nên bản thân tôi, đã 73 xuân xanh, ngày ngày đi phòng "gym" 3 tiếng để  tập thể dục, bơi lội... vì bà xã đã bịnh rồi, tôi bịnh nữa là chỉ còn nước dắt nhau vào "nursing home" thôi???     
Thân chào và chúc quí vị nhiều sức khỏe . 
 +++++++++++++++++++++                       
 
Trong truyện cổ, người ta có kể chuyện một ông phú hộ và bốn người con trai. Khi bốn người con này lớn lên lập gia đình, ông phú hộ này đem một phần gia tài chia cho bốn người con, phần còn lại vợ chồng ông giữ để dưỡng già. Mấy năm sau khi vợ ông qua đời, mấy người con sợ rằng ông sẽ tìm vợ mới, lúc có con, gia tài này phải chia cho những đứa con khác. Chúng bàn với nhau thuyết phục cha, về ở với mình, săn sóc cha thật chu đáo, sung sướng để ông không cảm thấy cô đơn, khỏi cần phải tục huyền. Ðược ít lâu, chúng thuyết phục ông phú hộ chia hết tài sản cho chúng. Bùi tai và thấy không cần giữ riêng cho mình một tài khoản nào, ông đồng ý đem gia tài chia hết cho bốn đứa con. 
 
 Sau đó ông đến ở với đứa con thứ nhất, nhưng đứa con này nghe vợ, chỉ được ít hôm, bảo ông đến ở nhà đứa em kế. Cứ như thế, không ở được với đứa con nào. Không một đồng xu dính túi, người cha bị bỏ rơi, phải đi khất thực từng nhà. Bấy giờ cây gậy cũng còn có ích hơn là những đứa con. Cây gậy đó có thể giúp ông già xua đuổi những con chó, dò dẫm trên đường, tránh những vũng nước và giúp ông những lúc yếu chân sắp ngã.
  
Câu chuyện này sao giống câu chuyện của một bà mẹ ở Quận Cam. Sau Tháng Tư 1975, hai vợ chồng đem một đàn con vượt biển sang Mỹ. Trong nhiều năm, ông bà vừa nuôi con khôn lớn, ăn học thành tài, dựng vợ gả chồng cho con, vừa tậu được một căn nhà khang trang trong vùng Bolsa. Sau khi người chồng qua đời ít lâu, bà vợ được con cái thuyết phục nên bán ngôi nhà đi, chia đều cho các con rồi về ở với con cháu cho đỡ cô đơn. Bà nghe theo, và cũng lần lượt ở với nhiều đứa con, chịu cảnh bạc đãi và cuối cùng bà quyết định phải rời khỏi nhà những đứa con ấy. May thay, trên đất Mỹ, bà già cô đơn này còn có chỗ nương tựa, đó là một món trợ cấp nhỏ và ngôi nhà “housing” mà chính phủ đã đành cho bà. Nếu ở một xứ sở khác, chắc bà cũng cần đến một cây gậy.
 
Những đứa con mua nhà mới có thể đã không tính đến một chỗ cho cha mẹ già khi xế bóng, nhưng tôi biết nhiều bậc cha mẹ khi luống tuổi, con cái lập gia đình đi xa cả rồi, mà vẫn giữ cái nhà cũ nhiều phòng, với ý nghĩ dành cho con lúc trở về thăm viếng. Tôi có một người bạn được con trai bảo lãnh sang Mỹ, nhưng chỉ ít lâu sau cô con dâu muốn chồng bán căn nhà đang ở và đi mua lại một cái nhà nhỏ hơn, lấy lý do để tiết kiệm cũng là lý do để cha mẹ chồng phải dọn ra.
 
Cha mẹ đối với con lúc nào cũng hết lòng. Mẹ có thể lăn vào lửa để cứu con, cha có thể đổ mồ hôi nhọc nhằn để đứa con có được một nụ cười hạnh phúc, nhưng những đứa con, khi đã có gia đình riêng của mình, không giữ được sự chăm sóc, lo lắng cho đời sống của cha mẹ. Người mẹ nào cũng mỗi đêm kéo chăn đắp cho con, sờ trán con, hạnh phúc theo từng nụ cười của con, nhưng bây giờ con ở xa, thời giờ dùng để gọi về thăm mẹ đôi khi cũng hiếm hoi.
 
Ông Chu Dung Cơ nói về mối liên hệ giữa cha mẹ già và con cái:
  “Cha mẹ thương con là vô hạn, con thương cha mẹ là có hạn.
  Con bệnh cha mẹ buồn lo. Cha mẹ bệnh con đến nhòm một cái, hỏi vài câu thấy là đủ.
  Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái, cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào.
  Nhà của cha mẹ là của con. Nhà của con không phải là nhà cha mẹ.
  Ốm đau trông cậy vào ai? Nếu ốm đau dai dẳng có đứa con hiếu nào ở bên giường đâu (cứu bệnh sàng tiền vô hiếu tử)”.
  
Và lời khuyên đối với các bậc cha mẹ là: “Khác nhau là như vậy! Người hiểu đời coi việc lo cho con là nghĩa vụ, là niềm vui không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.”
 
Cũng có nhiều con cái nuôi cha mẹ. Luận Ngữ chép, Tử Du hỏi về đạo hiếu. Khổng Tử đáp: “Ngày nay người ta cho nuôi cha mẹ là hiếu, nhưng đến chó ngựa kia, người ta cũng nuôi, nếu nuôi mà không kính hiếu cha mẹ thì có khác chi!”  Người già không khác những đứa trẻ, nhiều khi hay tủi thân, hờn dỗi và dễ phiền muộn, con cái có thể cho cha mẹ ăn uống, hầu hạ cha mẹ khuya sớm nhưng rất khó biết đến nỗi buồn của cha mẹ lúc về già.
 
Người thợ hớt tóc cho tôi biết về con cái của ông, cả hai đứa con đều có nhà riêng, cùng ở trong quận Cam, nhưng không mấy khi chúng điện thoại hỏi thăm ông. Tháng trước, ông bệnh, nằm nhà một tuần lễ mà cũng chẳng đứa con nào ghé qua thăm. Ông nói thêm: “Chỉ trừ lúc nào chúng cần nhờ đến ông việc gì đó”, và buồn bã kết luận: “Ở Mỹ này, có chín đứa con, cha mẹ già bệnh cũng phải vào nursing home thôi!”
 
Tuy vậy, nursing home ở Âu Mỹ, mang tiếng là văn minh, hiện đại nhưng liệu rằng đây có phải là nơi yên ổn cho những ngày cuối cùng của tuổi già không? Tại các viện dưỡng lão trên đất Mỹ mỗi năm có hàng chục nghìn trường hợp khiếu nại vì cách đối xử của nhân viên như bỏ bê, đánh đập, đại tiểu tiện, ói mửa mà không dọn dẹp, không cho uống nước, hiếp dâm, sờ mó, tệ hại nhất là đối với những bệnh nhân Alzheimer. Năm ngoái, phúc trình của Bộ Y Tế Minnesota cho ta thấy chỉ trong vòng 5 tháng đã có 15 trường hợp bệnh nhân mất trí nhớ bị hành hạ, trong đó có những vụ như bị chọc ghẹo liên tục, bị nhổ nước bọt vào miệng, bị bóp ngực hay hạ bộ. Phải chăng nhà dưỡng lão, chặng cuối đời của người già là chốn địa ngục có thật trên trần gian như thế!
 
Vậy thì con cái có hiếu tâm, xin cầu nguyện cho các đấng sinh thành sớm ra đi trước khi họ trở thành những người mất trí lú lẫn, nằm suốt ngày một chỗ, tiêu tiểu không kiểm soát được. Thấy cha mẹ lớn tuổi mà còn minh mẫn, mạnh khỏe nên mừng, mà thấy cha mẹ ra đi nhẹ nhàng, trước khi phải chịu những cảnh đau lòng của tuổi già lại càng mừng hơn.
 
Tuy vậy, rất nhiều gia đình người Việt trên xứ người có được niềm an ủi là họ có những đứa con Việt Nam, nhất là những đứa con của một gia đình nghèo khó, lớn lên trong chiến tranh và thông cảm được nỗi thiệt thòi bất hạnh của cha mẹ. 

NHỮNG HỘI NGỘ KỲ THÚ

NHỮNG HỘI NGỘ KỲ THÚ
CHUYỆN THẬT NGƯỜI THẬT DO NGƯỜI TRONG CUỘC:
PHAN QUANG NGHIỆP KỂ

HỘI NGỘ LẦN THỨ NHẤT: CON TRAI TỈNH ỦY VC BÌNH ÐỊNH
ÂN HAY OÁN? BẠN HAY THÙ ?
Sau 30.4.75 Tôi bị 17 năm tù khổ sai biệt xứ, bị đày ải từ Nam ra Bắc rồi từ Bắc vào Nam đến năm 1992 mới được thả ra. Ngày 13 tháng 8 năm 1993 gia đình tôi được cho tị nạn Cộng Sản tại Hoa Kỳ, Tiểu Bang California, thành phố Santa Clara .Gia đình tôi thuê một căn Apartment 2 phòng đường PeaCock CT.
Hay tin tôi từ Việt Nam mới qua mấy người Việt Nam trong xóm (các căn apartments kế cận) chạy qua thăm hỏi trong đó có Ông Huỳnh Khoa được biết là một người từng hoạt động Việt Nam Quốc Dân Ðảng ở Ðà Nẵng và hiện là một nhà hoạt Ðộng Cộng Ðồng Việt Nam ở San Jose. Ông Huỳnh Khoa rất mến tôi khi biết tôi quen biết nhiều vị lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Ðảng như Ông Võ Trạng ở Quảng Ngãi, Ông Nguyễn Hữu Thời ở Bình Ðịnh, Ðặc Biệt là Cụ Nguyễn Ðình Lương (Quảng Nam) mà tôi có dịp giúp đở trong 17 năm ở tù chung.Biết tôi có thời gian làm việc ở Bình Ðịnh thì vội khoe với tôi là ông ta có một chàng rể cũng là người quê hương Bình Ðịnh.Anh ta là một Kỷ Sư điện tốt nghiệp ở Mỹ và đang làm việc cho một hãng Mỹ lớn lắm.Nó giỏi lắm, Ông Huỳnh Khoa không ngớt khoe chàng rể quí cho tôi,và sai một người con trai về gọi Anh Hoan (tên chàng rể quí) qua gặp tôi nói chuyện chơi.Anh Hoan qua gặp tôi chào , hỏi tôi : “ Chú ở Việt Nam mới qua ?” với giọng Bình Ðịnh thân thương mà đã lâu lắm rồi mới được nghe lại. Tôi nghĩ xa xôi nửa vòng Trái Ðất mà gặp được một người gần như đồng hương thì cũng vui ,có nhiều chuyện để nói.Thôi thì cũng tạm coi như là “ tha hương ngộ cố tri ”đi…nhưng sự thật còn đi xa hơn thế:
-Tôi hỏi : Cháu ở Bình Ðịnh vậy chứ ở Xã nào Quận nào?
-Chưa kịp trả lời tôi thì Anh Hoan vội đứng lên chào Bà Xã tôi vừa mới bước ra là “Thưa Cô, Em là học trò cũ của Cô ở Trường Trung Hoc Cường Ðể Qui Nhơn đây.”Và tôi cũng nhớ ra hình như có gặp em này trong quá khứ ?
-Trở lại nói chuyện vơí tôi Anh Hoan nói quê anh ta ở xã Phước Lý,Quận Tuy Phước Tỉnh Bình Ðịnh.
-Tôi hỏi tiếp: Vậy chứ cháu ở xóm nào ? Chú cũng biết nhiều nơi ở xã này.
-Anh Hoan không trả lời thẳng câu hỏi mà lại nói vơi tôi rằng nếu cháu nói tên của Ba cháu thì Chú biết liền ! - Cháu là con của Ông TÁM VINH đây !!.
- À,.Tôi đã nhớ ra rồi .Anh nầy là con một Tỉnh Ủy VC Bình Ðịnh ra hồi chánh vào giờ chót ở Qui Nhơn. Tôi có chụp một tấm hình màu Polaroid lấy liền lúc đó cảnh Cha conTámVinh đoàn tụ, cảnh trước Trường Trung Học Cường Ðể Qui Nhơn .Tấm hình đẹp lắm và tôi đã sử dụng nó trong một công tác tình báo sau nầy.Tôi phán một câu chắc nịch là : như vậy cháu phải là họ VÕ.?
- Dạ vâng anh Hoan nói cháu tên là Võ Ngọc Hoan
-Vậy chứ Ba cháu hiện ở đâu mạnh giỏi không? Tôi không giám hỏi còn sống hay chết?
-Anh H nói : đó cũng là điều mà cháu muốn hỏi chú ? Như vậy là Chú cũng chẳng có tin tức gì về Ba Cháu từ sau ngày 30.4.75.Nhưng mà gặp được Chú đây Cháu rất mừng là xin Chú viết giấy xác nhận cho cháu về trường hợp của Ba Cháu để Cháu bảo lãnh đứa em hiện còn bị kẹt bên Ðảo.

Rồi Anh H kể tiếp : Thưa Chú sau ngày “giải phóng” gia đình cháu khổ lắm. Mấy người cộng sản ở tù về, hay nhảy núi về,bọn Cộng Sản Bắc Kỳ vô họ tìm đến nhà cháu hạch hỏi về Ba cháu đủ thứ như hiện giờ Ba cháu ở đâu ?Tiền bạc kinh tài cho Cách Mạng để đâu ?Tiền bạc Mỹ Ngụy tưởng thưởng để đâu?.Chữi bới chúng cháu tại sao không chạy theo Mỹ Ngụy mà còn ở lại ? Muốn tiếp tục âm mưu chống phá “Cách Mạng “nữa hay sao? Ðồ phản bội...Chúng đàn áp đánh đập , phân biệt đối xử rất khắc nghiệt với gia đình chúng cháu,luôn cả bà con giòng họ nội ngọai của chúng cháu..Chúng cháu chịu không nỗi nên đã tìm cách vượt biên.dù chết dù sống gì cũng phải ra đi xa lánh cái cảnh địa ngục trần gian nầy..May mà vượt biên được , thật may mắn quá.
-Tôi nghe mà thật bùi ngùi thương cảm.Những người như chúng tôi dù bị trả thù tàn nhẫn khốc liệt cách mấy( như cá nhân tôi bị tù 17 năm khổ sai biệt xứ chịu đủ mùi xà lim ,tra tấn, cùm kẹp, bỏ đói bỏ khát..)thì cũng đành chấp nhận :dù sao thì mình có sức chơi thì có sức chịu, Chỉ tội nghiệp là tội nghiệp cho những nạn nhân oan ức như gia đình Anh H đây. Họ có tội gì ? Tại sao Cộng Sản có thái độ giận cá chém thớt ? trả thù hèn hạ như vậy? Nếu như ngày trước lúc đương quyền mà tôi cũng đối xử với gia đình một Cán Cộng cao cấp đang hoạt động ,đang gây nhiều tác hại tại địa phương(trường hợp như gia đình của Anh H. đây) giống như bọn Cộng Sản đã làm sau nấy, thì bây giờ còn mặt mũi nào mà ngồi nói chuyện vui vẻ như thế nấy.Vợ tôi dạy những người con của VC như Anh H. đây cũng như mọi người khác không cần biết lý lịch, không hề có một phân biệt đối xủ nào .Hai tên Võ Tấn Danh và Võ Tấn Lợi ở An Nhơn Bình Ðịnh quang hai trái lựu đạn hôm cắm trại liên trường ở sân vận động Qui Nhơn (9/1/1972) cũng là hai đứa học trò trường Cương Ðể mà cha chúng là VC và đã móc nối xúi dục chúng gây tội ác!!

Nghĩ tội nghiệp cho những gia đình giống như gia đình Anh H. đây.Suốt thời niên thiếu Cha đi theo Việt Cộng,gia đình sống trong vùng Quốc Gia, mặc dù phía Quốc Gia họ không làm gì có tính cách đàn áp hay phân biệt nhưng thật sự thì chính họ tự cảm nhận chẳng giống ai.Bạn bè cùng trang lứa tụi nó có Cha, Anh là Quân Ðội VNCH .Chúng nó tỏ ra rất tự hào và thích thú mỗi khi có một bài hát mới ca ngợi tình anh lính chiến.Chúng hát theo say sưa.Những người như H. làm sao thông cảm và thưởng thức được những bài ca bất hũ đó.Trái lại những người như Ba H. thì gắn liền với hình ảnh giựt mìn xe đò, vãi lựu đạn vô trường học, rạp hát vv H. là con của bọn khủng bố? lầm lũi đi về mà chẳng dám có bạn bè. Ðên khi Ba H. ý thức được sai lầm ra chiêu hồi, thì sư đoàn tụ chẳng được bao lâu, chưa kịp vui cho thỏa thì Chính Quyền Quốc Gia sụp đổ ! Cộng Sản đối xủ tàn tệ còn hơn với kẻ thù là Quân Ðội Công Chức Chế Ðộ cũ.Tiếp tuc cuộc sống cô đơn giữa chợ đời....

-Tôi rất vui vẻ làm các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của anh H. với tư cách là một cựu Thiếu Tá Phụ Tá Ðặc Biệt Tỉnh Bình Ðịnh , chứng nhận một người dân oan bị trả thù hèn hạ, bị bách hại bởi Cộng Sản để xin được tị nạn Cộng Sản. (Các Bạn thấy không :sau 18 năm mất nước không còn lon lá chức vụ gì mà tôi vẫn còn làm việc !!!, mặc dù làm việc không lãnh lương)

Tôi nói chuyện tiếp với Anh H:
Việc Ba cháu ra hôi chánh vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến (cuối năm 1974 ) ít nhiều gì cũng có sự tác động của chú và của những người phe chú.Bây giờ cháu có oán trách gì chú không? bởi vì nếu vào những ngày đó mà Ba cháu không ra hồi chánh, thì chỉ 3 tháng sau khi chiếm được Miền Nam thì Ba cháu là Tỉnh Trưởng, Thị Trưởng và cháu là con ông cháu cha(nói theo VC là Con Cháu Các Cụ Cả) thì tha hồ mà nhà cao cửa rộng xe cộ nghinh ngang tiền bạc ngập đầu quyền hành sinh sát muốn gì được nấy trong cái cảnh luật rừng“luật là tao, tao là luật, Ðảng là tao ,tao là Ðảng “ như Sáu Búa Lê Ðức Thọ nói mà cháu nghe thấy sau nầy đó.Cộng Sản Việt Nam hiện nay mạnh ai nấy cướp giật, bóc lột nhân dân cho đầy túi tham không đáy. Một lần nữa chú hỏi thật cháu là cháu có oán trách gì Chú ? cứ nói nghe chơi..Mình đang ở trong một xứ sở Tự Do mà !.
-Anh H vội cải chính:
-Dạ không đâu! dạ không đâu! Thưa chú, Anh lặp lại hai lần.Nhờ vượt biên trót lọt được qua đây sớm nên cháu có điều kiện tiếp tục học hành đến nơi đến chốn. Bây giờ có bằng cấp cao có vợ đẹp con sang, xe cộ, nhà cửa, đầy đủ tiện nghi và lương cháu cũng khá.Hiện tại tuy không bằng ai nhưng xét cho cùng thì minh cũng thuộc tầng lớp Trí Thức và Trung Lưu trong Xã Hội Hoa Kỳ này. Chưa kể mình được hưởng bao nhiêu là phương tiện văn minh tiên tiến nhất trên thế giới.về vật chất cũng như tinh thần...Không!! Cháu không ân hận và trách móc ai hết.Cháu chĩ cám ơn Trời Phật cho cháu được cái may mắn như ngày hôm nay...Còn giàu có bằng cách bán nước từng phần hay ăn cắp, ăn cướp của của nhân dân theo kiểu Cộng Sản Việt Nam bây giờ cháu không ham đâu và chắc gì bền chú ơi!!..Cháu chỉ ân hận là bây giờ tụi cháu sung sướng về vật chất cũng như được hưởng mọi thứ tự do dân chù trên quê hương thứ hai này, mà không biết số phận của Ba cháu hiện nay ở đâu sống chết như thế nào?Cháu không giúp đỡ gì được cho Ba Cháu.Cháu đã cố ý tìm kiếm hỏi thăm tin tức từ mười mấy năm nay mà vẫn biệt vô âm tín.

TỈNH ỦY VIỆT CỘNG TÁM VINH :
-Cháu H biết về Ba cháu chắc không nhiều ?-Tôi tiếp tục nói chuyện với Kỷ Sư H :-Bởi vì khi Ba cháu nhảy núi hoạt động Việt Cộng thì cháu còn nhỏ quá..Nhưng trái lại đồng bào buôn bán dọc theo đường Gia Long, Lê Lợi, Phan Bội Châu Võ Tánh hay ở dưới Chợ Qui Nhơn như Dân Lợi, Phước Tân, Phước Tấn, Tân Thích vv thì không lạ gì cái tên Ðoàn Hữu Trác,hay Tám Vinh mà họ thường thấy ký tên trong các tờ Công Khố Phiếu Kháng Chiến, Các Biên Nhận Ðóng Thuế ,Thu Tiền hay Tiếp Tế cho “Cách Mạng”.Tuy họ không biêt Ba Cháu là ai nhưng sau nhiều vụ nổ mìn như ở khách sạn Việt Cường, Lầu Bà Ðệ ( tức Khách Sạn Thanh Bình của Thân Mẫu Nhà báo Huỳnh Lương Thiện - Mõ SF- ), Bar Tuyết Trắng, rạp ciné Trưng Vương giết hại nhiều người dân vô tội , nhất là sau vụ VC vãi lựu đạn trong sân vận động Qui Nhơn hôm học sinh liên trường tổ chức cắm trại, chính mắt cháu thấy đó, làm thày giáo và học sinh vừa chết vừa bị thương hơn 200 người, trong đó chú còn nhớ có Thầy Tạ Quang Khanh bị thương nặng và vợ là Cô Ðặng Thị Bạch Yến chết tại chỗ... Họ sợ những người như Ba cháu. Cho nên mỗi lần thấy người của Ba cháu từ trên núi xuống lẻn vào Qui Nhơn hăm dọa đòi tiền là họ mau mau lo đóng cho xong. Chú cũng vậy, qua tin tức tình báo chú biết Ba cháu tên thật là Võ Tôn Chứng hay Võ Chứng hay Ðoàn Hữu Trác hay Tám Vinh ,Sanh quán Xã Phước Lý Quận Tuy Phước Tỉnh Bình Ðịnh,là một Tỉnh Ủy Viên, đương chức Bí Thư Huyện Ủy Huyện Tuy Phước Tỉnh Bình Ðịnh Vừa mới được biên chế làm Bí Thư Thị Uỷ VC Qui Nhơn.Thỉnh thoảng Chú cũng truy bắt được nhiều tổ chức hạ tằng cơ sở VC, một vài đường dây giao liên hay năm ba cơ sở đặc công hay kinh tài cho VC ,nhưng không dễ gì bắt được Ba cháu..Phải nói rằng Ba cháu là một cán cộng có tài, hoạt động rất đắc lực nếu so với cán cộng Nguyễn Phụng Khuông bí danh Biên Cương người quán Bồng Sơn Bí Thư Thị Ủy Qui Nhơn trước Ba cháu bị bọn chú bắt và sau đó bị VC giết trong trận Tết Mậu Thân ở Qui Nhơn thì ba cháu không bằng, nhưng ba cháu thuộc hạng giỏi của Cộng Sản Bình Ðịnh. Không biết vì lý do vượt trội hơn người khác mà nhiều người đố kỵ như tên Hoà trên tỉnh uỷ, tên Nguyễn Ðấu ở Thị Ủy tên này muốn tranh chức BT Thị Ủy với Ba cháu,tên Cường, tên Vương ỡ Thị Ðội, ngay cả tên Nguyễn Trung Tín Bí Thư Tỉnh Ủy cũng không thích Ba cháu ??.Chú cũng có tin tức là vì tụi nó nghi Ba cháu có gì mờ ám trong số tiền bạc kinh tài trong Nội Thị Qui Nhơn đưa ra.??Ngoài ra chú cũng được tin là Ba cháu phỗng tay trên tụi nó : có quan hệ ái tình với một nữ cán cộng ở Thôn An Cửu xã Phước Hưng ,cơ sở mà bọn Tỉnh Ủy VC thường lén lút về du hí, giải quyết sinh lý, cho nên lũ nó căm giận ba cháu và kết tội ba cháu là hủ hóa.vv...

TRAO ÐỔI THƯ TỪ VỚI TÁM VINH
Chú nhớ vào khoảng hạ bán niên năm 1973 trong khi gởi thư tuyên truyền, phát triển cơ sở, Ba cháu có gởi thư móc nối một cựu công chức Việt Nam Cộng Hòa đã nghỉ hưu tên là Nguyễn Cao Bằng Ông này.hay về thôn Huỳnh Giản Xã Phước Hòa Quận Tuy Phước làm ruộng lúa,mà cái thơ lại lọt vào đường giây của chú.Chú có nhiều Cán bộ đường dây nội tuyến trong hàng ngũ VC Bình Ðịnh. Những thư từ tài liệu gì gởi qua những đường dây nầy chú đều photocopy trước khi cho gởi đi và theo dỏi. Nhờ đó mà biết được nhiều tổ chức cơ sở và chủ trương của VC.Riêng trường hợp Ông Nguyễn Cao Bằng. là một cán bộ Quốc Gia từng làm việc chung với chú ,không thể nào là một cơ sở VC được, nên chú không cho gởi đi mà giữ lại để tương kế tựu kế .Chú đã mạo danh Ông ta gởi thư trả lời cho Ba cháu .Chuyện nầy chú cũng có bàn với Cố Vấn Mỹ và họ cũng đã đồng ý.Trong thư từ qua lại chú gởi cho Ba cháu mang tên Ông Nguyễn Cao Bằng , đứng trên lập trường Quốc Gia Dân Tộc mà lên án cả Cộng Sản lẫn Tư Bản.Chẳng hạn như là từ hơn bốn ngàn nămVăn Hiến đến nay Tổ Tiên ta có theo một chủ nghĩa nào đâu mà vẫn tồn tại và phát triển đến ngày nay. Cho nên theo Ông N.C.B. thì những ai cầm súng AK 47 hay AR15 cũng đều là tay sai ngoại bang và đều có tội với Tổ Quốc. Lên án gắt gao những thế lực ngoại bang từ Nga Tàu đến Pháp Mỹ gieo rắt chiến tranh cho Quê Hương Việt Nam.Cho Ba cháu biết rằng hiện nay đa số nhân dân Việt Nam họ không theo Mỹ và cũng không ưa gì “Cách Mạng ”.Trong Hiệp Ðịnh Ba Lê cũng minh định thành phần thứ ba đó. Ở Qui Nhơn thành phần thứ ba nầy đông lắm và họ vẫn sinh sống bình an .Họ chỉ cầu mong sao cho thật sự hòa bình cho dân tình bớt khổ...Riêng Ông Ta NCB sau hàng chục năm làm công chức sáng vác ô đi tối vác về (thời nào thì cũng cần có những ngươì công chức lo ba cái giấy tờ cho dân), bây giờ già rồi lo chăm ba đám ruộng nương kiếm sống qua ngày, không đụng chạm đến ai, chỉ xin hai chữ bằng an.Chú cứ lập luận theo kiểu hàng hai đó nhằm lung lạc ba cháu .Có lẽ những thư từ qua lại mang nội dung như thế nầy đã là một nhân tố tác động tư tưởng ba cháu khiến ba cháu đã ra hồi chánh sau này..??.
http://saigonecho.com/main/images/articles/2011_August/nghiep%201968.jpgQuả đúng như vậy khoảng cuối tháng 9 năm 1974 trong một đêm mưa to gió lớn Ba cháu và một cán cộng khác tên Ðinh Truyền Thanh (cái tên nghe ngồ ngộ nên dễ nhớ ) mang đầy đủ vũ khí cá nhân và tài liệu liên quan ra hồi chánh.Chú mừng lắm cho người đi tiếp nhận Ba cháu về Ty Cảnh Sát phỏng vấn.Ngày đó chú ăn ở trong Ty luôn nên vợ chú tức là Cô đây có dịp nấu cơm và gọi mấy ông nhân viên đem xuống cho Ba cháu ăn luôn trong những ngày đầu được phỏng vấn.Ba cháu là một cán cộng cao cấp nên có rất nhiều tin tức tình báo có giá trị.Trong đó có tin Cộng Sản Bắc Việt chủ trương tổng công kích như hồi Mậu Thân, hay như Mùa Hè 72..Tin tức sốt dẽo VC sắp đánh lớn lan truyền.Ngoài Cảnh Sát Ðặc Biệt có rất nhiều cơ quan tình báo Việt, Mỹ khác đến phỏng vấn Ba cháu.Cuối cùng thì người Mỹ họ đem máy bay riêng ra chở Ba cháu vào SàiGòn để phỏng vấn tiếp.
Cháu còn nhớ hôm Chú và mấy người Mỹ chụp hình anh em cháu đoàn tụ với Ba tại trước trường Cường Ðể không ?Sự việc là Ba cháu có cho chú biết là trong Huyện Ủy Tuy Phước hiện nay có tên Nguyễn Bốn tự Bốn Dẹo đang bất mãn muốn ra hồi chánh.Chú dùng tấm ảnh này để gởi cho tên Bốn Dẹo thấy rằng Ba cháu ra hồi chánh được bình an và được đoàn tụ vui vẻ, khuyến khích Bốn Dẹo hãy mạnh dạn ra hồi chánh.Nhưng hãy hồi chánh tại chỗ chú sẽ thiết lập hệ thống liên lạc bí mật và hãy làm việc cho chú khoảng sáu tháng trước khi ra trình diện để cung cấp tin tức tình báo cho chú và chú sẽ trả lương hậu hỉnh cho ông ta, sau này ngày ra hồi chánh với Quốc Gia thì đã có một số vốn kha khá để làm ăn.Sự việc tiến triển rất ngon lành tuy chưa có kết quả cụ thể thì Qui Nhơn đã bỏ chạy....

Riêng Ngành Ðặc Biệt Quận Tuy Phước thì khai thác số tài liệu Ba cháu mang về liên quan đến 15 Chi Bộ VC các xã trực thuộc. Họ đã càn quét truy bắt tất cả gần 200 cơ sở VC với nhiều súng đạn tài liệu... lập hồ sơ truy tố ra tòa án quân sự Nha Trang.Tòa Án chưa kịp xử thì cuối tháng 3/75 Qui Nhơn và Nha Trang thất thủ. Những cơ sở Việt Cộng này họ được tự do ra về và rất hận thù Ba cháu vì nội vụ còn mới mẻ quá. Bọn VC Bình Ðịnh cũng đã tuyên án tử hình vắng mặt Ba cháu,lúc đó chú chưa đi tù nên chú biết rõ việc nầy.Bọn VC Bình Ðịnh cho người vào Nha Trang, Saìgòn tìm kiếm ba cháu rất gắt mà không gặp.......

Bây giờ ngồi kể lại chuyện xưa nhớ lại hồi chiến tranh sao nghe ớn lạnh quá .Nhưng dù gì thì chuyện cũng đã quá khứ rồi, Chú nghĩ nếu người Mỹ họ có trách nhiệm thì họ phải lo cho ba cháu được an toàn. Ngoài ra Ba cháu là một người thông minh lanh lợi chăc không đến nỗi nào.Nếu Cộng Sản bắt được ba cháu chắc chắn bọn chúng đã đem về Qui Nhơn xử tử để trả thù và răn đe kẻ khác .Chú biết bọn chúng hận thù Ba cháu nhiều lắm vì việc chúng gọi là đầu hàng phản bội đã gây cho chúng nhiều tổn thất Chú nghĩ rằng Ba cháu còn sống lẩn lút đâu đó.Thật tội nghiệp cho Ba cháu :sau bao năm xa cách vừa mới được đoàn tụ với gia đình chưa được mấy hôm thì lại phải chia ly ? ...

Hoàng Thiên Bất Phụ Hảo Tâm Nhơn,Cháu có lòng tốt chắc chắn Trời Ðất sẽ không phụ lòng.Chúc cháu sớm có tin về Ba cháu.

Sau lần hội ngộ kỳ thú nầy chúng tôi quen thân với nhau.Kỷ Sư H. thường qua lại nhà tôi chơi ,chỉ vẻ cho các con tôi những kinh nghiệm học hành trong các trường Ðại Học Mỹ và cùng với tôi sinh hoạt trong Ban Chấp Hành Hội Tây Sơn Bình Ðịnh Bắc Cali.Cuộc sống của chúng tôi không ngừng thăng tiến .... theo thời gian lặng lẻ trôi,......

HỘI NGỘ LẦN THỨ HAI : TỈNH ỦY VC BÌNH ÐỊNH “TÁM VINH”
ANH CÒN SỐNG À ?
Cuộc Hội Ngộ Kỳ Thú lần thứ hai -(Nếu không có lần hội ngộ nầy thì tôi cũng chẳng viết chuyện nầy)- xảy ra vào cuối năm Ất Dậu (2005) trong một buổi Tiệc Tất Niên của Hội Tây Sơn Bình Ðịnh được tổ chức rất trang trọng tại Nhà Hàng Phú Lâm thành Phố San Jose Tiểu Bang California Hoa Kỳ.Tôi là một trong những người sáng lập Hội Tây Sơn Bình Ðịnh Bắc Cali nên năm nào tôi cũng tham dự. Ðặc biệt năm nay, trong khi tôi ngồi nói chuyện với vài vị Quan Khách thì có Kỷ Sư Võ Ngọc H.trong Ban Chấp Hành dẫn đến giới thiệu cho tôi một người đàn ông trạc ngoài 70, thấp người ,da dẻ hồng hào khoẻ mạnh, một sự thông minh nhanh nhẹn thể hiện trên cặp mắt sáng quắt và vầng trán cao rộng hơi vồ.Anh H hỏi tôi :. “ Chú Nghiệp biết đây là ai không ?”.Tôi nhìn người đối diện từ đầu tới chân còn ngờ ngợ cố tìm trong ký ức xem thử còn nhớ ra không ? mà anh H thì làm ra vẻ úp úp mở mở và nét mặt rất vui mừng.Và người ấy thì nhìn tôi cười cười như quen biết và chực ôm lấy tôi (sau này tôi biết là anh H đã nói sơ về tôi cho người ấy biết rồi)...Tôi nhớ mày mạy nhưng không giám nghĩ đó là sư thật. Thì anh H nói ngay :“Một Tỉnh Ủy Việt Cộng Tỉnh Bình Ðịnh đó!”.Tôi bật ra thành tiếng “TÁM VINH”??!!Có phải Tám Vinh đó không ? Anh Còn sống à?- rõ ràng là câu hỏi ngớ ngẫn-người ta đang đứng sờ sờ ra đó ?Mà hỏi Anh còn sống ?Nhưng vì lúc đó tôi mừng và ngạc nhiên quá đỗi -Rồi hai chúng tôi ôm chầm lấy nhau: Một Trùm Cộng Sản một Tỉnh một thời lại ôm lấy một Trùm Cảnh Sát Ðặc Biệt Tỉnh một thời, mọi người chung quanh không khỏi ngạc nhiên và đánh nhiều dấu hỏi.?.?...
Câu chuyện thật dài dòng đầy kỳ thú đã 30 năm rồi mà tưởng đâu như mới hôm qua.Hôm sau tôi điện thoại Ông Huỳnh Khoa.yêu cầu chở Ông Sui tức Ông Tám Vinh lên nhà tôi chơi.Sau này chúng tôi mua nhà riêng ở thành phố San Jose không còn ở thuê trong các khu apartments ở thành phố Santa Clara tuy nhiên cũng gần nhau, chỉ cách nhau khoảng 10 phút lái xe..Vợ tôi sửa soạn một bửa cơm đậm đà tình quê hương có mắm thu xay có thịt heo tươi luộc có canh khổ qua có cá nục kho có rau muống luộc...Chúng tôi nắm tay nhau bằng xương bằng thịt mừng mừng tủi tủi.Mừng là qua bao nhiêu tàn ác, chết chóc của chiến tranh chúng tôi không những may mắn còn sống sót mà còn có được một cuộc sống sung túc đầy đủ.Tủi là xa quê hương xa bạn bè xa bà con quen biết.Nơi quê người tỵ nạn nhìn chung quanh đều là những người dị chủng, khác màu da khác ngôn ngữ, khác tập quán.Với tuổi già như chúng tôi thật càng cô đơn.Sau bửa cơm tôi hỏi Tám Vinh làm cách nào anh thoát được?anh biết là sau 75 cộng sản lên án tử hình anh,găp anh đâu bắn đó? Và làm sao anh qua được Mỹ ? làm sao anh gặp được con anh ?

PHỎNG VẤN TÁM VINH LẦN THỨ HAI : (lần đầu tại BCH/ CSQG Bình Ðịnh )
MỘT CUỘC ÐỜI MAI DANH ẨN TÍCH:
-Một câu chuyện thật khó khăn ly kỳ và nhiều may mắn đã xảy ra cho tôi.Tám Vinh nói:-Từ từ tôi kể anh nghe
“Cuôi tháng 4/75 mấy Ông Cố Vấn Mỹ có cho tôi 50.000 đồng và bảo liên lạc với chính quyền Việt Nam để được giúp đở .Ngày 30.4.75 Sai gòn “giải phóng” tôi rất lo sợ.Tên Ðinh truyền Thanh càng sợ càng bám riết lấy tôi.Chúng tôi ra Bến Xe Miền Ðông lẫn trốn trong số đồng bào tỵ nạn chiến tranh.Tôi tìm cách bứt tên Ðinh Truyền Thanh ra.Tôi mua 2 vé xe về Qui Nhơn đưa cho Ðinh Truyền Thanh và bảo rằng thôi thì về quê trình diện xin khoan hồng theo như chính sách của chính quyền cách mạng.Trong khi chờ xe chạy, tôi bảo Thanh em chờ qua một chút qua đi mua ít đồ dùng .Tôi lẻn lên xe Vũng Tàu chạy ra Vũng Tàu.Tôi ở đó một tuần kiếm cách vượt biên nhưng không xong.Tôi về lại SàiGòn và đi xuống Miền Tây.Tôi thay tên đổi họ là Nguyễn Thiện Quế làm công nhân khuân vác.Tôi lo chăm chỉ làm việc và lấy lòng mọi người nên ai cũng mến.Tên tổ trưởng công nhân khuân vác thấy tôi có học, viết chữ tốt nên giới thiệu tôi làm giáo viên cho các lớp bổ túc văn hóa dạy cán bộ VC xã ấp và đồng bào mù chữ.Các lớp tôi phụ trách đều đạt tiêu chuẩn tiên tiến được trên Huyện về tuyên dương cho tiền thưởng..Cuộc sống tạm ổn .Một hôm có một Bà Cụ hỏi tôi :” Quế à,tao thấy mầy như vầy không được đâu” !- Tôi tái mặt nhìn bà già trân trân , không biết mình có lộ ra điều gì không ?Tôi còn đang ấp úng thưa dì...Thì Bà Già nói :Tao thấy mày thui thủi một mình tao thương ,muốn có vợ tao làm mai cho!! “Thật hú hồn..! .Và Bà ấy làm mai và được Ông Hương Quản Huỳnh Văn Hương gả con gái cho. Chúng tôi sống với nhau có được một người con gái năm nay đã gần 30 tuổi có chồng và hai con trai.Tôi nhờ ảnh hưởng gia đình nên cũng biết chút ít về bói toán, phong thủy.Tôi mua sách nghiên cứu thêm và hành nghề thầy bói , coi tử vi, coi chỉ tay, coi ngày giờ tốt xấu coi huyệt mả, nền nhà nơi đào giếng vv. Tôi gíup đở được nhiều người. Và việc đi lại làng trên xóm dưới cũng nhờ đó mà không ai để ý.Kéo dài cuộc sống hai mặt như vậy;bên ngoài nói nói cười cười bên trong ôm ấp một bầu riêng tư.Tôi không ngừng nghe ngóng tình hình....

Ðến năm 1988 Nguyễn Văn Linh lên làm Tổng Bí Thư có chính sách cởi mở.Tôi hy vọng N.V.Linh sẽ giống như Goọc Ba Chốp bên Liên Xô .Tôi tính về lại Qui Nhơn...Nhưng sau đó nghe tin Nguyễn Hà Phan bị bắt , đổ tội làm CIA. Và Ðỗ Mười lên nắm Tổng Bí Thư.Tôi thấy tình hình không xong. Tôi rụt lại nằm im chờ đợi. ...
Ðến năm Giáp Thân 2004 tôi đã 70 tuổi.(Tôi tuồi Giáp Tuất 1934)Nỗi lòng thương nhớ Quê Hương, thương nhớ các con tôi, thương nhớ bà con xứ sở mà đã dày vò tâm trí tôi từ 30 năm nay không còn chịu đựng được nữa. Tôi quyết định tìm gặp lại các con tôi.Tôi suy nghĩ nhiều lắm: Bọn Cộng Sản bây giờ đã có một phần nghiêng theo Mỹ Bọn cán bộ địa phương lo làm giàu và không còn hận thù sắt máu như xưa. Hơn nữa tôi đã 70 tuổi rồi …có chết mà mình được gặp lại các con và anh em bà con thì cũng mãn nguyện....

Tháng 8 năm 2004 tôi biết tại Tòa Thánh Cao Ðài Tây Ninh có tổ chức Ðại Hội. Các Chức Sắc Cao Ðài Toàn Quốc về tham dự.Tôi xách cái trắp đựng đồ nghề bói toán lên đường đi Tây Ninh.Tôi đến Tòa Thánh Cao Ðài Tây Ninh,sau một ngày dò la tin tức tôi đã gặp được một Vị Hiền Tài Ðạo Cao Ðài nói tiếng Bình Ðịnh.Tôi tìm cách tiêp cận làm quen thì được Vị nầy giới thiệu là Hiền Tài Nguyễn Thiện Tâm(?) quê ở Thiết Ðính, Bồng Sơn, Huyện Hoài Nhơn, Tình Bình Ðịnh về dự Ðại Hội Cao Ðài toàn quốc.Vị này khoảng 60 tuổi dáng người mập mạp, gương mặt vuông vức ăn nói chậm rãi đúng là bậc tu hành đạo mạo.Vị Hiền Tài hỏi tôi là Ông Ta có thể giúp được việc gì?Tôi thưa rằng tôi có một nỗi khó khăn dấu kín trong lòng từ 30 năm qua không giám thổ lộ cùng ai. Nó nguy hiễm đến tính mạng của tôi xin Thầy giúp đỡ cho... Sở dĩ tôi tìm đến Các Vị Tu Hành Ðạo Cao Ðài là vì tôi biết họ rất hiền từ, ăn chay trường và nhất là họ không ưa gì Cộng Sản, tôi nghĩ nếu họ giúp đỡ thì tốt nếu không giúp thì cũng không đến nỗi họ giết mình! .Tôi cầm tay Vị này mà kể hết sự tình mà nước mắt thì trào tuông lả chả .Vị Hiền Tài cũng không cầm được nước mắt và hứa sẽ giúp đỡ đến nơi đến chốn.Thế rồi Người lấy giấy bút ra ghi hết những điều cần biết và nhận lá thư tôi viết sẵn cho các con tôi nhờ Thầy trao lại..

Tôi về lại nhà tôi ở Miền Tây mà hồi họp chờ mong.Một tháng rồi hai tháng trôi qua mà không thấy tin tức gì..Tôi nghĩ là chắc việc đã không thành..Bỗng một hôm tôi đang đánh cờ tướng với Ông Bạn hàng xóm thì con gái tôi chạy gọi tôi về có điện thoại.Tôi về nhà thì con gái tôi kể lại có một người gọi từ Qui Nhơn hỏi con có phải em là Nguyễn Thị Lý không ? Có Ba là người Miền Trung không? Con trả lời đúng vậy.Thì anh ấy xin gặp Ba.Con nói ba đi vắng không có ở nhà .Con hẹn 1 giờ sau gọi lại.Tôi nóng ruột quá như vậy là đúng rồi.Tôi bảo con gái tối : “Con bóp điện lại đi” (tức là con gọi điện thọai lại) cái số hồi nãy con có ghi đó, không cần chờ một tiếng đồng hồ đâu. Ðược tin như lửa đốt trong lòng tôi nôn nóng và nghĩ rằng con tôi cũng thế, nó chẳng đi đâu mà ngồi đó đợi điện thoại. Quả đúng như dự đoán bên kia đầu giây là tiếng thằng con trai lớn của tôi:
-Ba hả?,Có phải là Ba thật đó không?Con là Trung đây.
-Ðúng là Ba đây.Con nghi ngờ là phải thôi, đay là vấn đề hệ trọng , có thể nguy hiễm đến tính mạng.Ba hỏi con có phải con là “thằng Tõ” không?Con có ba anh em, con là cháu ngoại Ông Hương Bộ Thiệp, cháu nội Ông Hương Mục Lưu, Mẹ con tên là Nguyễn Thị Thục tức Minh Thư đã mất năm Mậu Thân,Bác Ba con là Võ Thùy phải không.?Con tin là Ba thật của con đây chưa?

-Ðúng rồi!!Ba của con!!Ba biết không ? Sáng nay có một Vị Chức Sắc Cao Ðài đến Xã mình hỏi thăm Bác Ba nói nhờ coi tuổi cho người quen và xin thuốc Nam.Gặp Ba vợ con ,ba vợ con nói Bác Ba Thùy nó đã dọn vào Qui Nhơn. Có thắng cháu Ông ta là rễ của tôi, để tôi sai thằng nhỏ dẫn qua nhà nó nhờ nó chở vào Qui Nhơn tìm ông Ba Thùy.Gặp Ông ấy con hỏi –“ tìm Bác Ba cuả tôi có việc chi ?chờ tôi thay đồ rồi sẽ chở honda đi, sẵn dịp mua ít đồ dùng”. Ộng thầy Cao Ðài nói “Cháu kêu Ông Võ Thùy bằng Bác, vậy chứ cha cháu đâu?”Con trả lời là “Ba cháu mất tích từ năm 75 “.Ông Thầy Cao Ðài nói “ vậy thì thôi khỏi đi,tôi đến đây để tìm cậu chứ không phải tìm Ông Thùy.”Vậy cậu là Võ Trung ? tên lúc nhỏ là Tỏ, Cha là Võ Chứng? “Sau khi phối kiểm đầy đủ chi tiết, Ông Thầy lấy thư Ba ra, số điện thoại của Ba đưa ra bảo con đọc và ghi chú.Rồi Ông đốt hương trên bàn thờ và nói với con rằng”nhiệm vụ của Ông ta đã hoàn thành xin cám ơn Trời Phật và xin đốt tất cả giấy tờ liên hệ(sau khi con đã ghi chép ). Ông Thầy dặn con từ nay sẽ không còn ai biết ai nữa,nói xong Ông ta đi mà không ngoảnh mặt lại.....

-Ðúng rồi! đó là Vị Ân Nhân mà chính Ba đã nhờ cậy. Thật cám ơn Trời Phật.
Cha con tôi hàn uyên tâm sự chặp lâu thì con tôi đề nghị là hãy xem như không có chuyện gì xãy ra để tụi con tôi chúng nó tính.Rồi thì con tôi ,cháu tôi bên Mỹ gọi về, rồi thằng H. con tôi bên Mỹ về thăm tôi và nhờ con Bác Ba nó cũng Kỷ Sư Mỹ làm giấy tờ bảo lãnh cho tôi qua Mỹ du lịch. Do đó mà tôi qua được Mỹ.”

Tám Vinh ngồi kể cho tôi chuyện thật đời mình mà nghe tưởng đâu như chuyện trinh thám. Ông còn cho biết là được con trai và con dâu cho đi du lịch nhiều nơi,thấy nước Mỹ thật vĩ đại quá, đẹp đẻ quá,sung sướng quá.Sung sướng nhất là được đoàn tụ với các con,các cháu.Hạnh phúc nhất là có được cô con dâu (con gái Ông Huỳnh Kh.)một người con gái Huế, hiếu hạnh hiền thục thương kính tôi rất nhiều.Mấy đứa cháu nội cũng quấn quít bên Ông.Cuộc sống thật vui vầy hạnh phúc.
Tám Vinh còn nhờ tôi chứng nhận cho hoàn cảnh của Ông Ta để xin phục hồi lý lịch, xin tị nạn ở lại Mỹ luôn.

Một lần nữa tôi lại nhân danh thiếu tá Phụ Tá Ðặc Biệt Tỉnh Bình Ðịnh chứng nhận hoàn cảnh nguy hiễm đến tính mạng của Ông Võ Chứng như thế nào để xin được khôi phục lý lịch và xin được hưởng quy chế tị nạn Cộng Sản.Tôi đã làm đầy đủ giấy tờ, nại nhiều nhân chứng Việt, Mỹ biết rõ về việc nầy. Mọi việc tiến triển kết quả tốt đẹp.Hiện nay ông la một nhà phong thủy ở San Jose(Các bạn thấy không sau 31 năm mất nước không còn lon lá chức vụ gì mà tôi vẫn còn làm việc.Tuy là làm việc không lương.)

Ra về Ông Tám Vinh ôm cứng lấy tôi rất lâu như ôm một người thân .
Vợ tôi nói một câu có nhiều ý nghĩa “ Gớm hai ông trước đây đã có một thời rình mò nhau từng bước chực giết nhau, vậy mà nay sao thấy ôm nhau thân mật qúa vậy ?”.
Tôi không biết trả lời sao thật ngắn gọn cho cô giáo có nhiều oán thù với VC nầy? Tôi vội nói :-Thì ... hoà giải hòa hợp Dân Tộc đó mà !!!

Cầu mong dưới Trời Tự Do của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ nầy. Ông Võ Chứng (đã khôi phục lý lịch ) -mà không còn bí danh nào khác (tức là không còn liên hệ gì với VC ) sẽ có những ngày còn lại của cuộc đời được hoàn toàn hạnh phúc.

PHAN QUANG NGHIỆP

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Còn gặp nhau

Còn gặp nhau

Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Chuyện đời như nước chảy hoa trôi,
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương để lại đời.




Còn gặp nhau thì hãy cứ thương
Tình người muôn thuở vẫn còn vương,
Chắt chiu một chút tình thương ấy
Gửi khắp muôn phương vạn nẻo đường.






Còn gặp nhau thì hãy cứ chơi
Bao nhiêu thú vị ở trên đời,
Vui chơi trong ý tình cao nhã
Cuộc sống càng thêm nét tuyệt vời.



Còn gặp nhau thì hãy cứ cười
Cho tình thêm thắm, ý thêm tươi
Cho hương thêm ngát, đời thêm vị
Cho đẹp lòng tất cả mọi người.



Còn gặp nhau thì hãy cứ chào
Giữa miền đất rộng với trời cao,
Vui câu nhân nghĩa, tròn sau trước
Lấy chữ chân tình gửi tặng nhau.



Còn gặp nhau thì hãy cứ say
Say tình, say nghĩa bấy lâu nay
Say thơ, say nhạc, say bè bạn
Quên cả không gian lẫn tháng ngày.



Còn gặp nhau thì hãy cứ đi
Ði tìm chân lý - lẽ huyền vi
An nhiên tự tại - lòng thanh thản
Ðời sống tâm linh thật diệu kỳ.



 
Ðọc thơ Tôn Nữ Hỷ Khương

Từ xưa đến nay có muôn ngàn câu thơ lưu luyến qua bao thế hệ. Nhưng có những câu thơ mà cứ đọc lên ai cũng cảm thấy lòng mình rung động, xao xuyến, êm ái, nhẹ nhàng,
nghe rồi nhớ mãi không quên, vì thơ đã đi thẳng, đi sâu vào lòng người. Ðó là trường hợp của thơ Tôn Nữ Hỷ Khương.

Thơ Tôn Nữ Hỷ Khương đã nói lên được bằng vần điệu những tâm tư thầm kín của mọi người, cũng đã cho thấy rõ con người của tác giả, là luôn coi trọng chữ Tâm:

“Sống trên đời gắng giữ trọn chữ Tâm
và nhất niệm báo ân – đừng báo oán.”


Và cả đời đã sống vì tình, một thứ Tình Người rộng rãi bao la:
“Trước sau chỉ một chút tình,
Thiết tha, trân trọng để dành cho nhau.”


Khi vui luôn có nhau trong tình tri kỷ. Lúc buồn cũng có nhau trong tình tương ái tương thân, nói với nhau những lời yêu thương dịu ngọt, cho nhau những nụ cười, những niềm vui, những ngọt bùi,
để khi theo quy luật tự nhiên, luật vô thường, mọi vật đều có thể mất đi, thì “chỉ có Tình Thương để lại đời!”.

Trong thi phẩm của Tôn Nữ Hỷ Khương tôi tin rằng những bài thơ này sẽ lưu lại trong lòng mọi người nay và cả mai sau.

GSTS Trần Văn Khê

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011

Thế gian này cái gì quý giá nhất?

Trước miếu Quan Âm, mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút......
Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện giăng tơ, mỗi ngày đều ngập trong khói hương và những lời cầu đảo, nhện dần có Phật tính. Trải nghìn năm tu luyện, nhện đã linh.

Một ngày, bỗng Phật dạo đến ngôi miếu nọ, thấy khói hương rất vượng, hài lòng lắm. Lúc rời miếu, ngài vô tình ngẩng đầu lên, nhìn thấy nhện trên xà. Phật dừng lại, hỏi nhện: "Ta gặp ngươi hẳn là có duyên, ta hỏi ngươi một câu, xem ngươi tu luyện một nghìn năm nay có thật thông tuệ chăng. Ðược không?"



Nhện gặp đượcPhật rất mừng rỡ, vội vàng đồng ý. Phật hỏi: "Thế gian cái gì quý giá nhất?"

Nhện suy ngẫm, rồi đáp: "Thế gian quý nhất là những gì không có được và những gì đã mất đi!". Phật gật đầu, đi khỏi.



Lại một nghìn năm nữa trôi qua, nhện vẫn tu luyện trên thanh xà trước miếu Quan Âm, Phật tính của nhện đã mạnh hơn. Một ngày, Phật đến trước miếu, hỏi nhện: "Ngươi có nhớ câu hỏi một nghìn năm trước của ta không, giờ ngươi đã hiểu nó sâu sắc hơn chăng?"

Nhện nói: "Con cảm thấy trong nhân gian quý nhất vẫn là "không có được" và "đã mất đi" ạ!"

Phật bảo: "Ngươi cứ nghĩ nữa đi, ta sẽ lại tìm ngươi."



Một nghìn năm nữa lại qua, có một hôm, nổi gió lớn, gió cuốn một hạt sương đọng lên lưới nhện. Nhện nhìn giọt sương, thấy nó long lanh trong suốt sáng lấp lánh, đẹp đẽ quá, nhện có ý yêu thích.

Ngày ngày nhìn thấy giọt sương nhện cũng vui, nó thấy là ngày vui sướng nhất trong suốt ba nghìn năm qua. Bỗng dưng, gió lớn lại nổi, cuốn giọt sương đi. Nhện giây khắc thấy mất mát, thấy cô đơn, thấy đớn đau.



Lúc đó Phật tới, ngài hỏi: "Nhện, một nghìn năm qua, ngươi đã suy nghĩ thêm chưa: Thế gian này cái gì quý giá nhất?"

Nhện nghĩ tới giọt sương, đáp với Phật: "Thế gian này cái quý giá nhất chính là cái không có được và cái đã mất đi."



Phật nói: "Tốt, nếu ngươi đã nhận thức như thế, ta cho ngươi một lần vào sống cõi người nhé!"

Và thế, nhện đầu thai vào một nhà quan lại, thành tiểu thư đài các, bố mẹ đặt tên cho nàng là Châu Nhi.





Thoáng chốc Châu Nhi đã mười sáu, thành thiếu nữ xinh đẹp yểu điệu, duyên dáng. Hôm đó, tân Trạng Nguyên Cam Lộc đỗ đầu khoa, nhà vua quyết định mở tiệc mừng sau vườn ngự uyển. Rất nhiều người đẹp tới yến tiệc, trong đó có Châu Nhi và Trường Phong công chúa.

Trạng Nguyên trổ tài thi ca trên tiệc, nhiều tài nghệ khiến mọi thiếu nữ trong bữa tiệc đều phải lòng. Nhưng Châu Nhi không hề lo âu cũng không ghen, bởi nàng biết, chàng là mối nhân duyên mà Phật đã đưa tới dành cho nàng.

Qua vài ngày, tình cờ Châu Nhi theo mẹ lên miếu lễ Phật, cũng lúc Cam Lộc đưa mẹ tới miếu. Sau khi lễ Phật, hai vị mẫu thân ngồi nói chuyện. Châu Nhi và Cam Lộc thì tới hành lang tâm sự, Châu Nhi vui lắm, cuối cùng nàng đã có thể ở bên người nàng yêu, nhưng Cam Lộc dường như quá khách sáo. Châu Nhi nói với Cam Lộc: "Chàng còn nhớ việc mười sáu năm trước, của con nhện trên xà miếu Quan Âm chăng?" Cam Lộc kinh ngạc, hỏi: "Châu Nhi cô nương, cô thật xinh đẹp, ai cũng hâm mộ, nên trí tưởng tượng của cô cũng hơi quá nhiều chăng?".



Nói đoạn, chàng cùng mẹ chàng đi khỏi đó. Châu Nhi về nhà, nghĩ, Phật đã an bài mối nhân duyên này, vì sao không để cho chàng nhớ ra chuyện cũ, Cam Lộc vì sao lại không hề có cảm tình với ta? Vài ngày sau, vua có chiếu ban cho Trạng Nguyên Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, Châu Nhi được sánh duyên với thái tử Chi Thụ.



Tin như sấm động giữa trời quang, nàng không hiểu vì sao Phật tàn nhẫn với nàng thế. Châu Nhi bỏ ăn uống, nằm khô nhắm mắt nghĩ ngợi đau đớn, vài ngày sau linh hồn nàng sắp thoát khỏi thân xác, sinh mệnh thoi thóp.

Thái tử Chi Thụ biết tin, vội vàng tới, phục xuống bên giường nói với nàng: "Hôm đó, trong những cô gái giữa bữa tiệc sau vườn thượng uyển, ta vừa gặp nàng đã thấy yêu thương, ta đã khốn khổ cầu xin phụ vương để cha ta cho phép cưới nàng. Nếu như nàng chết, thì ta còn sống làm chi."





Nói đoạn rút gươm tự sát. Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: "Nhện, ngươi đã từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc thêm ngắn ngủi vào sinh mệnh ngươi mà thôi. Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa miếu Quan Âm đó, anh ta đã ngắm ngươi ba nghìn năm, yêu ngươi ba nghìn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta.

Nhện, ta lại đến hỏi ngươi: "Thế gian này cái gì là quý giá nhất?"

Nhện nghe ra sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật: "Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!"



Vừa nói xong, Phật đã đi mất, linh hồn Châu Nhi quay lại thân xác, mở mắt ra, thấy thái tử Chi Thụ định tự sát, nàng vội đỡ lấy thanh kiếm...



Câu chuyện đến đây là hết, bạn có hiểu câu cuối cùng mà nàng Châu Nhi nói không?

"Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!"





***



--Bạn có muốn nghe tôi kể câu chuyện ấy lần nữa không…

Ngày xưa, trước miếu Quan Âm ...
 
Source Internet.

Tất cả đều là VÔ THƯỜNG.

Tất cả đều là VÔ THƯỜNG Sống ngày nào, vui ngày nấy ! Đó là giải thoát !


1-Thời gian : Vô Thường

Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới Qua một ngày vui một ngày.sống thanh thản, sống thoải mái.

Qua một ngày mất một ngày.

Vui một ngày lãi một ngày.



2-Hạnh phúc : Vô Thường

Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.



3-Tiền : Vô Thường

Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua ? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ ! Người khôn biết kiếm tiền, biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.(Khólắm !?!?)



4- Đời sống : Vô Thường

“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.



5-Thê´Gian : Vô Thường

-Tiền bạc là của con ( không chắc lám) - Tài sản có thể bị mất vì các nguyên nhân: 1-Thiên tai, 2- Hỏa hoạn, 3- Pháp lênh của vua hay chính quyền tich thu, quốc hửu hóa, 4- Trộm cướp, 5- Con cái )

- Địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.

-Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.

-Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút, hỏi vài câu là thấy đủ rồi.

-Con tiêu tiền cha mẹ, thoải mái ; Cha mẹ tiêu tiền con, chẳng dễ.

-Nhà cha mẹ là nhà con ; Nhà con không phải là nhà cha mẹ.

Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.

-Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.

--Ốm đau trông cậy ai ? Trông cậy con ư ? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư ? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.

Trông cậy vào đồng tiền ư ? - Chỉ còn cách ấy.

-Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm.

Chân lý của Đạo, thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.

Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).

Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.

Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.

Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được.. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.

Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.

Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.

Tuổi già, tâm không già, thế là già mà không già ; Tuổi không già ma` tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe nguoi`già.

Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.

Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống…).

Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh).

Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống..

Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh… Tất cả đều là muộn.

Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp, chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.

Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.

“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.

Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.

Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.

Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.

Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già.

Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó ! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả (trai') ngắt vội không bao giờ ngọt.

Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn.

Sống ngày nào, vui ngày nấy ! Đó là giải thoát !

Source Internet.

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

Rèn luyện thân thể



                     Đại cương:
Đi bộ:
Đi xe đạp:
 Xoa bóp:
      
Taichi/Yoga/Khí công:
Bơi lội:

         Vấn đề an toàn khi tắm biển: Dòng chảy xa bờ

            Tập luyện tinh thần/trí óc
      Thiền :
  Rèn luyện trí óc:

Thoát Trung Luận

Giáp Văn Dương



Thời gian gần đây, khi thảo luận về những nguy cơ đối với nước ta trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, về lựa chọn mô hình phát triển cho Việt Nam, về tình hình tranh chấp Biển Đông …, một số người thuộc giới trí thức trong và ngoài nước, dù chưa chính thức, cũng đã ít nhiều đi đến một nhận định chung: Cần thoát khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc!

Tuy nhiên, nhận định này chưa bao giờ được viết ra một cách mạch lạc, có hệ thống, và dường như chỉ mới dừng ở mức trực giác. Vì thế, một bài luận nhằm phân tích rõ ràng về nhận định quan trọng này là cần thiết.

*

*   *

Tư tưởng thoát khỏi Trung Quốc thực ra không hề mới. Lịch sử nước ta có thể được diễn giải tương đối đầy đủ dưới góc nhìn thoát Trung. Phần lớn các cuộc khởi nghĩa, các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta đều mang trong mình một thông điệp nóng hổi: Thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Trung Quốc!

Sự kiện dân tộc Việt Nam không bị đồng hóa và giành lại được độc lập sau gần một nghìn năm Bắc thuộc là một sự kiện hy hữu trên thế giới. Đó là kết quả của một quá trình thoát Trung bền bỉ kiên trì. Sau khi giành được độc lập, quá trình này được tiếp nối không chỉ ở các cuộc kháng chiến vệ quốc, mà còn ở các nỗ lực giữ gìn ngôn ngữ, văn hóa ở các triều đại sau này.

Khi còn nhỏ, tôi đã từng ngạc nhiên khi đọc bài hịch của vua Quang Trung khích lệ tướng sĩ trước khi ra trận: “Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để răng đen…”. Tôi đã tự hỏi, vì sao nhà Vua không chọn những biểu tượng lớn lao hơn mà lại chọn những điều nhỏ nhặt như vậy để động viên quân sĩ? Nhưng càng ngày tôi càng thấm thía: Đó là lòng kiên định của tổ tiên nhằm thoát khỏi vòng kiềm tỏa của nền văn hóa Trung Hoa, ngay từ những việc nhỏ nhất.

Ý thức vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa này là thường trực. Tuy nhiều lúc bị chao đảo bởi sự tấn công mạnh mẽ đến từ phương Bắc, nhưng mỗi khi cần đến thì ý thức vùng thoát này lại bùng lên dữ dội. Nỗ lực xây dựng chữ viết riêng cho dân tộc như chữ Nôm của cha ông, và gần đây nhất là việc toàn dân đồng loạt chuyển sang sử dụng chữ quốc ngữ, là minh chứng rõ ràng cho sự vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa này.

Riêng với việc chuyển sang sử dụng chữ quốc ngữ, có thể nói, đây là một cuộc thoát Trung ngoạn mục. Thành quả của nó thật đáng nể: Số người biết đọc biết viết tăng lên gấp bội, số lượng văn bản sử dụng chữ quốc ngữ chỉ trong một thời gian ngắn đã tăng lên gấp nhiều lần so với số văn bản chữ Nho của toàn bộ lịch sử nước ta trước đó. Cũng chính nhờ chữ quốc ngữ mà về mặt hình thức, ngôn ngữ của chúng ta đã thoát khỏi vòng kiềm tỏa của tiếng Hán. Tỷ như đến giờ phút này, nước Việt ta vẫn dùng chữ Nho để viết và giao tiếp với thế giới, thì đối với họ, ta có khác nào một quận huyện của Trung Quốc? Ta sẽ gặp khó trong việc thuyết phục họ rằng, ta là một quốc gia độc lập, có ngôn ngữ và văn hóa riêng.

Tên gọi của nước ta cũng không phải là một sự ngẫu nhiên. Đằng sau mỗi cái tên đều là một lời nhắn nhủ hoặc một mong đợi sâu thẳm. Ông cha ta đã chọn hai chữ Việt Nam để đặt làm tên nước. Việt Nam có nghĩa là tiến về phương Nam. Điều này có nghĩa là gì? Chỉ có thể cắt nghĩa: Tiến về phương Nam để thoát khỏi vòng kiềm tỏa của người phương Bắc. Đó là di lệnh của tổ tiên cho các thế hệ con cháu người Việt Nam mình.

Như thế, tổ tiên chúng ta bằng kinh nghiệm và trực giác, thông qua cách chọn tên nước, đã di lệnh cho con cháu: Muốn tồn tại thì phải tiến về phương Nam, thoát khỏi vòng kiềm tỏa của người phương Bắc. Lịch sử mở nước của chúng ta trong thời cận đại có thể được hiểu là gì khác hơn việc thực hiện di lệnh của tổ tiên mình?

Nhưng điều không may cho chúng ta là nền văn hóa Trung Hoa có sức ảnh hưởng quá lớn. Nó như một đại nam châm hút các dân tộc xung quanh về phía mình. Nên dù luôn có ý thức vùng thoát khỏi ảnh hưởng của người Trung Quốc, dù đã được cha ông di lệnh kỹ càng, thì lịch sử của Việt Nam luôn là sự giằng xé giữa hai luồng vận động: Vùng thoát khỏi Trung Quốc và chầu về Trung Quốc.

Sở dĩ có sự giằng xé này là vì, trong suốt thời phong kiến, do sự hạn chế của phương tiện giao thông, thế giới bên ngoài đối với nước ta dường như chỉ có một mình Trung Quốc. Khi người của ta chưa đủ đông, kinh tế của ta chưa đủ mạnh, văn hóa của ta chưa đủ trưởng thành, thì việc chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa cũng là điều dễ hiểu.

Nhưng ngày nay, thời thế đã đổi thay. Một em bé sinh ra ở một vùng quê hẻo lánh cũng có đủ thông tin để biết rằng, thế giới không chỉ có một mình Trung Quốc. Thế giới còn có nhiều nền văn hóa khác, mang nhiều giá trị tiến bộ hơn, đáng học hỏi hơn nền văn hóa Trung Hoa, đến mức bản thân người Trung Quốc cũng phải mau mau thay đổi để học hỏi những điều tiến bộ này. Trên thực tế, những vùng nào của Trung Quốc gỡ bỏ được một phần văn hóa Trung Hoa truyền thống để du nhập các giá trị văn hóa phương Tây như các Hồng Kông, Đài Loan… thì đều phát triển vượt bậc so với những phần còn lại của Trung Quốc lục địa.

Nhiều nước châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore cũng đã tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa thành công và trở thành những con rồng con hổ châu Á mới. Họ không chỉ giữ được độc lập, mà còn tiến nhanh thành một nước phát triển, được thế giới kính nể trọng vọng.

Hãy lấy trường hợp Nhật Bản làm ví dụ: Bằng cách thực hiện cuộc thoát Á nhập Âu từ nửa sau của thế kỷ 19, Nhật Bản đã tránh được ách nô lệ thực dân và phát triển thành cường quốc chỉ sau một thời gian ngắn. Thoát Á với Nhật Bản thời gian đó là gì, nếu không phải là thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa? Vì vậy có thể nói, chìa khóa để Nhật Bản phát triển thành công là thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Vậy thì tại sao chúng ta lại không làm như họ? Tại sao ta lại không vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Trung Quốc để phát triển, khi gương thành công đã bày ra trước mắt cả trăm năm, khi di lệnh của tổ tiên vẫn còn bên tai văng vẳng?

Câu trả lời chỉ có thể là: Tư tưởng chầu về Trung Quốc đã trở thành một quán tính tâm lý, một vô thức xã hội hay một phản xạ có điều kiện. Tư tưởng này đã ăn sâu vào đời sống ở nhiều dạng nhiều mặt nên khó lòng dứt bỏ được. Với người dân thì đó là sự tiếp nhận văn hóa Trung Hoa một cách vô tư hào hứng qua phim ảnh, sách báo… đến mức trẻ em thuộc sử Tàu hơn sử Ta, quen với đồ chơi Tàu hơn đồ chơi Ta. Thương nhân ta thì chỉ chăm chắm nhập hàng Trung Quốc giá rẻ về bán cho dân, dù biết là hàng kém và có nhiều độc hại. Ở mức quốc gia thì đó là sự ràng buộc đến mức vô lý về ý thức hệ vào người Trung Quốc, dẫn đến thua thiệt và bất bình đẳng trong bang giao quốc tế.

Những việc này đều diễn ra một cách trơn tru tự động, đến mức không mấy ai tự hỏi: Vì sao mọi chuyện lại quá dễ dàng như vậy? Câu trả lời hẳn nhiên là tư tưởng chầu về Trung Quốc đã bén rễ sâu trong tiềm thức của xã hội ta như một chất gây nghiện, tuy độc hại nhưng rất khó từ bỏ. Vì nếu từ bỏ thì sẽ gây ra đau đớn và chống chếnh phần nào. Nhưng từ xưa đến nay, có chất gây nghiện nào có lợi?

Trong hoàn cảnh đó, chỉ còn một cách duy nhất là quán chiếu để nhìn sâu hiểu kỹ tác hại của việc chầu về Trung Quốc, để thấy được mối nguy lâu dài của nó đối với đất nước thì may ra mới có thể dứt bỏ được.

Trước hết là về văn hóa: Có so sánh ra bên ngoài mới thấy, bản sắc văn hóa của ta quá đỗi mong manh. Lý do chính là văn hóa của ta đã bị áp đảo bởi văn hóa Trung Hoa trong suốt nhiều thế kỷ, nay càng bị áp đảo mạnh hơn bởi tiến bộ của phương tiện truyền thông. Nhiều người khi còn sống thì một chữ tượng hình bẻ đôi không biết, nhưng khi chết thì lại được cúng tế bằng các bài văn khấn chữ Nho. Chuông, khánh trong chùa dù mới đúc, cũng hết thảy được khắc bằng thứ chữ của người Hán dù chẳng ai đọc được. Truyền thanh truyền hình, tuy sống bằng tiền thuế của dân Việt Nam ta, lại ngày đêm truyền bá văn hóa Trung Hoa đến tận hang cùng ngõ hẻm. Thời sự hơn nữa thì phim về tổ tông được quay bên Trung Quốc, Vạn Lý Trường Thành được mang về Đà Lạt… Ôi thôi, biết bao nhiêu mà kể!

Xin hỏi: Một dân tộc được định hình chính bởi cái gì? Có phải là bởi đất đai, tài nguyên của dân tộc đó hay không? Chắc hẳn là không. Người ta phân biệt dân tộc này với dân tộc khác bởi chính văn hóa của nó. Nay văn hóa của ta đang bị áp đảo mà dân ta lại vui vẻ cổ vũ chấp thuận, thì khác nào tay ta đã yếu, mắt ta đã chậm mà ta lại tự mua dây về bịt mắt trói tay mình?

Chính do sự áp đảo của văn hóa Trung Hoa nên những thói hư tật xấu của họ đã tìm được đất sống và tác oai tác quái ở ta. Nạn chuộng bằng cấp hư danh, tệ mua quan bán chức, thói tầm chương trích cú, ếch ngồi đáy giếng, ngông nghênh coi thường chân lý, bệnh phụ mẫu quan phương, chính trị thống soái …– những đặc trưng của văn hóa hủ nho Trung Quốc không hề giảm đi trên đất Việt Nam ta mà ngược lại, như rồng gặp nước, múa may phát triển tràn lan, biến hóa gây hại không biết bao nhiêu mà kể. Vì sao vậy? Vì không sáng tạo ra chỉ học đòi bắt chước, nên nhiều người mang lòng kính sợ, nhất nhất tuân theo không dám đổi thay, nên chỉ nhăm nhắm chầu về, nghiêm cẩn như học trò đối với ông thầy.

Nay những thói hư tật xấu này đang tác oai tác quái làm suy đồi văn hóa và đạo đức của ta quá thể. Bệnh hình thức hư danh, tật khoe khoang thành tích, thói hành dân, nịnh trên lừa dưới, tệ chạy chức chạy quyền… đã thành phổ biến , nên không còn cách nào khác là phải dứt bỏ để học những giá trị tiến bộ của phương Tây như dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái, thực học thực nghiệp… thì mới có thể tiến kịp người.

Ta phải tự gỡ bỏ tấm khăn đang bịt mắt ta ra, phải vứt bỏ sợi dây đang trói buộc mình thì bàn tay khối óc mới được giải phóng, hoa thơm trái ngọt của sự sáng tạo mới được thành tựu. Còn như chỉ mê muội sùng kính những thứ người ta đã phải bỏ đi, thì mãi lếch thếch lôi thôi cũng là điều tất yếu!

Thứ hai là về kinh tế: Việt Nam ta đang bị áp đảo trong thương mại đối với người Trung Quốc. Nhập siêu từ họ lên đến 90% so với tổng nhập siêu của cả nước ta. Trong khi đó, xuất khẩu từ ta sang họ chỉ chiếm một phần rất nhỏ, lại chủ yếu là nguyên liệu thô và hàng nông sản, là những thứ mà giá trị chẳng được bao nhiêu. Vậy có thể nói, về kinh tế, chúng ta đang phụ thuộc vào họ một cách nặng nề. Nền kinh tế của ta đang ở mức chông chênh, có thể sụp đổ khi họ chủ tâm đóng cửa.

Nhưng điều đáng lo hơn cả là những người có thẩm quyền lại không thấy sự bất thường này. Những dự án lớn hầu hết đều rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Tỷ như, 90% các dự án tổng thầu gần đây đã rơi vào tay họ. Chất lượng của những công trình này rất kém, vì một lẽ giản đơn: Trình độ về công nghệ của họ còn thấp, việc tôn trọng môi trường và văn hóa bản địa họ chẳng quan tâm. Hàng hóa xuất phát từ Trung Quốc luôn bị thế giới cảnh báo là độc hại và kém chất lượng. Chính họ đã gây ra nhiều vấn nạn về văn hóa và môi trường trong nước họ. Vậy thử hỏi, vẫn những con người đó sang nước ta thì làm sao có thể làm tốt cho được?

Đáng tiếc thay, tư duy chộp giật, “sống chết mặc bay tiền thày bỏ túi” của nhiều người có trách nhiệm đã dung túng tình trạng này, gây hại lâu dài cho nền kinh tế. Việc này ta phải trách ta trước hết, vì nếu ta không tiếp tay thì làm sao họ có thể tác oai tác quái. Tiếp tay cho họ hại mình, thời buổi cạnh tranh, hỏi có khác nào mua dây để tự trói chân mình. Mà đã mua dây để tự trói chân mình thì làm sao có thể đi nhanh đi xa cho được?

Chính vì thế, bên cạnh việc vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa về văn hóa, chúng ta cần tìm cách thoát khỏi vòng kiềm tỏa về kinh tế. Nhà nước cần có chính sách giảm thiểu nhập siêu từ Trung Quốc, khuyến khích người trong nước sản xuất kinh doanh. Người Việt phải xây dựng được một nền kinh tế độc lập so với người Trung Quốc, phải mở được những lối đi riêng, tạo dựng được những mô hình phát triển khác hẳn so với họ. Phải phấn đấu trở thành hội điểm đầu tư và thương mại toàn cầu. Việc này nói thì dễ mà làm thì rất khó. Nhưng không vì thế mà không gắng sức, vì tương lai dân tộc phụ thuộc phần nhiều vào chính chỗ này.

Thứ ba là về chính trị: Nước ta đang có một sự ràng buộc kỳ quặc về ý thức hệ đối với người phương Bắc. Họ làm gì thì sớm muộn ta cũng làm theo như bị thôi miên. Rất nhiều khổ đau trong lịch sử của ta đã có nguồn gốc từ việc làm theo như họ.

Dân ta khác, phong hóa của ta khác, đất đai vị thế của ta khác, vậy hà cớ gì ta phải dập khuôn theo? Đành rằng, trước đây ta chỉ biết đến Trung Hoa nên triều chính phải rập khuôn bắt chước, tuy đáng trách những có thể cảm thông. Nhưng nay thế thời đã đổi, thế giới đã mở rộng muôn phương, mà sao ta vẫn nhăm nhắm hướng về phương Bắc? Bao phen cửa nát nhà tan, bị đè đầu cưỡi cổ, mà sao vẫn chưa hết tỉnh hết mê? Lẽ nào, luồng tư tưởng chầu về Trung Quốc, tưởng chừng sẽ nhạt đi khi thế giới được mở rộng ra, lại một lần nữa giở trò mánh khóe kéo chìm ta xuống đáy?

Vì sao vậy? Vì đâu vậy? Vì sự u mê đã đến mức thâm căn cố đế, hay vì đặc quyền đặc lợi của một nhóm người? Di lệnh của tổ tiên và những bài học lịch sử vì sao không còn tác dụng? Dù câu trả lời là thế nào đi chăng nữa thì trên thực tế, sự ràng buộc kỳ quặc về ý thức hệ này đã gây ra nhiều thua thiệt cho ta trong quốc tế bang giao, làm mất đi nhiều cơ hội làm ăn của ta với thế giới bên ngoài. Người ngã xuống vì biên cương hải đảo ta cũng chẳng dám vinh danh… Hỡi ôi!

Thời thế đã đổi thay. Thế giới ngày nay không chỉ có một mình Trung Quốc. Đoàn thuyền ra khơi phần đông đều đi theo một hướng, vậy lẽ gì ta phải tách nhóm đi riêng với kẻ vẫn bắt nạt mình? Sợi dây trói tay trói chân gỡ ra còn chưa được, vậy cớ gì ta lại mua dây để tròng đầu tròng cổ ta thêm?

Và cuối cùng là chủ quyền bị đe dọa: Khi chân tay ta bị trói, đầu cổ ta cũng chẳng được tự do, mắt ta cũng bị buộc nhìn về một hướng, thì thân thể ta làm sao mà vẹn toàn tự chủ? Sự trỗi dậy của người Trung Quốc tất yếu dẫn đến việc họ mở rộng biên giới quốc gia. Tranh chấp với xung quanh là điều khó tránh khỏi. Điều này họ đã công khai thừa nhận. Biển Đông đã nổi sóng. Giờ việc ta cần làm là hãy nhanh nhanh tự cởi trói cho mình, làm cho ta hùng mạnh thêm lên thì mới có thể giữ được vẹn toàn cương thổ.

Khi lực ta còn yếu thì mắt ta phải nhìn xa trông rộng, phải tìm cách kết thân với những kẻ có thế có quyền, có cùng lợi ích cùng mối lo âu để đồng tâm đối phó. Muốn vậy ta phải thiện chí thành tâm, đặt lợi ích quốc gia lên trên những tính toan nhỏ nhặt. Tình thế đã trở nên nguy ngập. Nước Việt ta đang đứng trước một lựa chọn lịch sử: Thoát Trung để phát triển hay cam tâm làm nô lệ một lần nữa?

Là người Việt, không ai muốn trở thành nô lệ ở bất cứ dạng nào. Điều này có nghĩa, lựa chọn duy nhất là vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa của người Trung Quốc để phát triển.

Vậy thì, hãy làm một cuộc thoát Trung toàn diện để hội nhập cùng thế giới và kiến tạo một kỷ nguyên phát triển mới!

Hãy tỉnh cơn mê, dứt cơn mộng mị! Hãy từ bỏ chất gây nghiện chầu về Trung Quốc! Hãy cởi bỏ tấm khăn bịt mắt! Hãy vứt sợi dây đang trói tay, trói chân, tròng cổ, tròng đầu!

Hãy trở về với di lệnh của tổ tiên:



Thoát Trung hay là chết!