Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

Nắng chiều




Nắng chiều (bài hát) – Wikipedia tiếng Việt







    Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn sinh ngày 1 tháng 5 năm 1926 tại Điện Bàn, Quảng Nam. Cha mất sớm, mẹ ông nuôi hai con đến tuổi trưởng thành. Em gái lập gia đình và sớm qua đời, Lê Trọng Nguyễn và mẹ nuôi ba đứa cháu nhỏ.

    Ông từng học ở Hà Nội trong khoảng 1942 đến 1945, thời gian đó ông có làm bạn với nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát. Trước 1954, Lê Trọng Nguyễn từng phụ trách âm nhạc cho toàn thể Liên khu Năm (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên), nhưng sau đó ông rời bỏ và về cư trú tại Hội An.
 
    Lê Trọng Nguyễn có dạy âm nhạc tại trường trung học Nguyễn Duy Hiệu. Sau khi theo học hàm thụ trường Ecole Universelle của Pháp, ông tốt nghiệp và trở thành hội viên của S.A.C.E.M. - Hội Nhạc Sĩ Pháp (La Société des auteurs, compositeurs et éditeurs de musique) với một số tác phẩm, trong đó được biết đến nhiều hơn cả là bản Sóng Đà Giang.
 
    Tuy là một nhạc sĩ, nhưng Lê Trọng Nguyễn không sống bằng âm nhạc. Năm 1965, ông làm Giám Đốc Công Ty Centra Co., một công ty thương mại của Pháp. Từ năm 1968, ông là Giám Đốc Điều Hành của Công Ty Sealand tại Đà Nẵng. Năm 1970 sau khi lập gia đình với bà Nguyễn Thị Nga, ông từ bỏ chức vụ Giám đốc công ty SeaLand về sống tại Sài Gòn. Năm 1973, ông làm Giám Đốc Nhà Máy Dầu Hỏa Cửu Long. Sau biến cố 1975, ông mở lớp dạy nhạc tại nhà và tự chế tạo các loại đàn do chính tay ông làm để sinh sống.
 
    Lê Trọng Nguyễn đến Hoa Kỳ vào tháng 3 năm 1983, định cư tại Rosemead, California cùng vợ và bốn người con. Ông mất ngày 9 tháng 1 năm 2004 tại bệnh viện City of Hope, Duarte, California vì bệnh ung thư phổi.
 
    Lê Trọng Nguyễn viết ca khúc đầu tay Ngày Mai Trời Lại Sáng năm 1946. Ông sáng tác không nhiều, nhưng các nhạc phẩm của ông đều giá trị nghệ thuật cao, với giai điệu và lời ca trau chuốt, nhiều hình ảnh đẹp. Trong những tác phẩm của Lê Trọng Nguyễn, nổi tiếng và phổ biến rộng rãi hơn cả là bản Nắng Chiều, được ông sáng tác vào năm 1952. Nhạc phẩm này không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà nó còn được biết tới nhiều ở Nhật Bản, Đài Loan và ở Hồng Kông với tên Bản Tình ca Việt Nam. Nắng Chiều cũng là ca khúc trong bộ phim cùng tên năm 1971 của đạo diễn Lê Mộng Hoàng với sự có mặt của diễn viên nổi tiếng Thanh Nga.

    Khoảng năm 1958 có một  đoàn nhạc Nhật Bổn Toho Geino sang VN, đoàn nhạc Nhật Bổn muốn ca sĩ của đoàn hát một số nhạc của VN. Nhạc sĩ Nguyễn Hiền đưa ra mười hai bản nhạc và bản nhạc “Nắng Chiều” được đoàn nhạc Nhật Bổn chọn. Ca sĩ Midori Satsuki là một ca sĩ Nhật rất nổi tiếng, đã trình bày nhạc phẩm “Nắng Chiều” bằng tiếng Nhật lần đầu tiên tại Hội Chợ Thị Nghè, và sau đó một tuần lễ  bản “Nắng Chiều” được phát trên các Đài phát thanh Việt Nam và cả Đài Đông Kinh.

    Đến năm 1960 thì Đoàn nhạc Trung Hoa Dân Quốc đến Việt Nam với mục đích  trao đổi văn hóa Á Châu. Trong đoàn nhạc Trung Hoa Dân Quốc hồi đó có Nữ Ca sĩ Ki Lo Ha, không hề quen biết với Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, nhưng đã biết nhạc phầm “Nắng Chiều”, sau đó  muốn gặp Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn và trên đường trở về Đài Loan bà viết lại bản “Nắng Chiều” bằng lời Hoa. Bản nhạc này Bà đã trình bày tại Đài Loan và sau đó trong một thập niên bản nhạc được giải thưởng và mệnh danh  là “Bản Tình Ca Đẹp Nhất”  trong thập niên 1970 ở Đài Loan.
 
    Trong một cuộc phỏng vấn, Lê Trọng Nguyễn đã nói: "Tôi viết bản đó ở Huế, thời gian sau khi bỏ vùng kháng chiến về thành... Tâm sự tôi trong bài Nắng Chiều nó như thế này, kể anh nghe cho vui. Sau cuộc đảo chính của Nhật vào đêm 9 tháng 3 năm 45, có một gia đình công chức Nam triều từ Quy Nhơn chạy ra tạm trú ở Hội An, mà tôi cũng ở Hội An lúc đó. Gia đình đó có một người con gái. Tôi yêu người con gái ấy!"
 
    Năm 2003, ông viết xong "Nghệ Thuật Viết Nhạc", sẽ được gia đình cho xuất bản trong tương lai.
 
    "Lê Trọng Nguyễn không chỉ là một nhạc sĩ có tài, ông còn là một học giả uyên bác về âm nhạc mà tôi thường bàn luận trong nhiều dịp sáng tác ..." như lời nhận xét của Phạm Đình Chương, người bạn thân của ông.

VIDEO







Nắng chiều
(Nhiếp ảnh)
***
... 
Nắng chiều của Ngô Đức Hùng.
 
Lời tựa: "Bất chợt một buổi chiều nắng, những người công nhân đi làm về, nắng chiều đuổi theo một chút bâng khuâng khó diễn tả bằng lời".
 
Ảnh chụp bằng máy Nikon D40, ống kính 55-200mm. Thông số ảnh: 1/800 giây, f/5.6, 190mm, ISO 200.
 
...
Câu chiều của Ken Arch.
 
Lời tựa: "Nắng buông bóng xế chiều tà / Hiu hiu gió thoảng mượt mà lao xao / Dạt dào sóng gợn ven hồ / Một con thuyền nhỏ, nhấp nhô mái chèo / Ngư ông buông lưới, thả câu / Im lìm thư thái, mái đầu bạc phơ / Lơ thơ nước chảy, mây trôi / Một mình một cõi, đất trời thênh thang...".
 
Ảnh chụp bằng máy Nikon D80, ống kính Tamron 35-80mm. Thông số ảnh: f/8, 35mm, ISO 100.
 
1000038674_nang_chieu_4_480x0.jpg
Hoàng hôn chiều tàn của Exile Black.
 
Ảnh chụp bằng máy Nikon D700, ống kính 24-70mm. Thông số ảnh: 1/8000 giây, f/5, 24mm, ISO 640.
 
...
Hoàng hôn biển Dinh Cậu (Phú Quốc) của Le Ngoc Minh.
 
Ảnh chụp bằng máy Canon 7D, ống kính Tokina 12-24mm. Thông số ảnh 3,2 giây, f/22, 13mm, ISO 100.
 
1000038674_nang_chieu_6_480x0.jpg
Nắng chiều của Nguyen Manh Duc.
Lời tựa: "Một chút nắng chiều, một cô bé chơi bản tình ca trên đồng cỏ mênh mang. Bản tình ca em chơi chiều nhạt nắng / Vụng trộm một lần để mãi nhớ về anh."
 
Ảnh chụp bằng máy Nikon D700, ống kính Nikkor 70-200mm VR. Thông số ảnh: 1/3200 giây, f/3.5, 70mm, ISO 100.
 
1000038674_nang_chieu_7_480x0.jpg
Chiều về của Vu Dang Khoa.
Ảnh chụp tại đồi cát Mũi Né.
 
Thiết bị: máy Nikon D300s, ống kính 18-105mm. Thông số ảnh: 1/100 giây, f/5.6, 18mm, ISO 200.
 
 
1000038674_nang_chieu_8_480x0.jpg
Chiều về 2 của Vu Dang Khoa.
 
Thiết bị: máy Nikon D300s, ống kính 18-105mm. Thông số ảnh: 1/100 giây, f/5.6, 18mm, ISO 200.
 
1000038674_nang_chieu_9_480x0.jpg
Bến chiều của Nguyễn Quang Anh.
Ảnh chụp tại bến Vân Long, Gia Viễn, Ninh Bình.
 
Ảnh chụp bằng máy Nikon D7000, ống kính Tokina 11-16mm f/2.8. Thông số ảnh: 1/50 giây, f/5.6, 16mm, ISO 400.
  
1000038674_nang_chieu_10_480x0.jpg
Chiều về trên Đầm Chuồn của HuuTam 246.
Ảnh chụp tại Đầm Chuồn, Phú Vang, Huế.
 
Thiết bị: máy Nikon D300s, ống kính 24mm f/2.8. Thông số ảnh: 1/50 giây, f/22, 24mm, ISO 100.
  
1000038674_nang_chieu_11_480x0.jpg
Hoàng hôn của HuuTam 246.
Ảnh chụp tại Phá Tam Giang.
 
Thiết bị: máy Nikon D300s, ống kính 80-200mm f/2.8. Thông số ảnh: 1/640 giây, f/6.3, 80mm, ISO 100.
 
Linh Chi

Source Internet.

Đời Sao Buồn Chi Mấy Cố Nhân Ơi (* )


Huyền Chiêu

Đoàn Chuẩn ,theo tôi, là nhạc sĩ được người dân miền Nam yêu mến nhất trong số những nhạc sĩ không di cư vào Nam.
Chỉ không đầy mười năm , kể từ năm 1948 đến năm 1956 ông đã sáng tác mười hai ca khúc đẹp long lanh, vẹn toàn như những viên ngọc quý.
Thuở ấy , những bài hát rất Hà Nội như Tình nghệ Sĩ, Lá Thư, Thu Quyến Rũ, Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay, Lá Đổ Muôn Chiều….. luôn là khuôn mẫu cho nét lịch lãm trong tình yêu , trong cảm xúc cho người miền Nam. Vậy mà người nhạc sĩ đáng yêu ấy đã phải tự nguyện sống 31 năm im tiếng để bảo toàn phẩm chất của mình và trung thành với những ca khúc tiêu biểu nhất cho dòng nhạc lãng mạn tiểu tư sản.
Đó là một thời mà con người không có quyền sống với giấc mơ của riêng mình. Và nếu có thì cũng phải sống dã dối, dấu chặt các cảm xúc riêng tư.
“Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm”
Giấc mơ này đã trở thành tai họa cho chàng trai Quang Dũng
Tiếng khóc vợ thảm thiết của Hửu Loan trong “Màu Tím Hoa Sim” đâu ngờ lại trở thành chiếc thuyền lưu đầy xô đuổi ông ra khỏi tập thể văn nghệ sĩ xã hội chủ nghĩa.
Người nghệ sĩ khi ấy đứng trước một chọn lựa không dể dàng : chết ôm trái tim thuần khiết hay sống phản bội chính mình. Biết bao nhà văn, nhà thơ đã tự treo cổ tác phẩm của mình để được đứng vào hàng ngũ công thần. Quá nhiều nhạc sĩ tự đào mồ chôn những tình khúc lãng mạn của mình để chứng minh rằng não của mình đã được tẩy . Hàng ngàn người trí thức , hàng ngàn văn nghệ sĩ đã dần dà bị hòa tan giống như viên đường thả vào ly nước. Thương cho Đoàn Chuẩn. Ông kiên cường, rắn rỏi như viên đá cuội mà nước chỉ làm cho nó sạch sẽ hơn mà thôi.
Trong tình hình miền Bắc khẩn trương xây dựng xã hội chủ nghĩa, năm 1956, Đoàn Chuẩn viết ca khúc “Gửi Người Em Gái Miền Nam” để nhớ người yêu đã di cư vào nam, và ông vẫn gan lì với cảm xúc tràn ngập tình yêu mang màu sắc tiểu tư sản:
“Đêm tân xuân hồ Gươm sao long lanh
Hoa mai rơi rủ nhau nơi phương xa
Đường phố vắng bóng người
“ chạnh lòng tôi nhớ tới người em”
“Người em “ ấy vẫn mang dáng dấp của cô tiểu thư Hà Nội năm nào:
“Đôi mắt em nói nhiều
Tha thướt như dáng Kiều
Ôi …tình yêu”
Bài hát được ca sĩ Ngọc Bảo hát trên đài phát thanh miền Bắc và tất nhiên sau đó nó bị “xét lại” và không còn được phép phổ biến.(https://www.youtube.com/watch?v=hFuGYE-weDY)
Có lẻ đó cũng là sáng tác cuối cùng của Đoàn Chuẩn .
Nhạc Đoàn Chuẩn chỉ nói đến một đề tài duy nhất là tình yêu. Một tình yêu vô cùng đằm thắm và sang trọng. Công tử Đoàn Chuẩn giàu mà không hư. Đời chàng chỉ bị hai thứ quyến rũ. Đó là mùa thu và những tà áo thiếu nữ.
Nhạc sĩ là người lịch lãm nên người nữ của ông luôn là những cô gái ăn mặc đẹp nhưng rất đoan trang khép nép.
Thật thú vị khi nghe ông kể về nàng:
“em tôi ngập ngừng trong tấm áo nhung”
Ngoài chiếc áo sang trọng nàng còn phải trang điểm và khoác thêm chiếc khăn quàng tha thướt:
“Em tôi đi màu son lên đôi môi
Khăn san bay lả lơi trên vai ai”
It có người đàn ông nào nhỏ nhẹ, ân cần, chu đáo như ông:
“khi nào em đến với anh
Xin đừng quên chiếc áo xanh”
Yêu “tà áo xanh “ nhưng ông lại cưới người vợ thích mặc áo tím. Và thật cảm động khi ông nói về vợ mình trong những ngày cách xa nhau ở núi rừng Việt Bắc.
“Chiều nay áo tím nhiều quá
Lòng thấy rộn ràng nhớ người”
Nhớ người yêu thì nhiều nhưng nhớ vợ như ông là chuyện xưa nay hiếm:
“qua bao rừng núi anh về đây
Nhớ nhau từng phút, yêu từng giây”
Cho nên không khó hiểu khi bà Đoàn Chuẩn nhiều lần thông cảm và tha thứ cho tội đa tình của chồng.
Và tôi, một người cũng rất dị ứng với thói đa tình của đàn ông cũng đã phải ước gì tất cả đàn ông trên đời này đều yêu nhiều, yêu thắm thiết nhưng trong sáng, thánh thiện như Đoàn Chuẩn.
Trong tình yêu Đoàn Chuẩn là người đối nghịch với Phạm Duy. Phạm Duy luôn thưởng thức tình yêu một cách tận tình:
“ Yêu người xong chết được ngày mai”
Yêu chưa được ông sẳn sàng biến thành ma quỷ:
“yêu như loài ma quái đi theo ai cuối chân trời
Đi không nguôi kêu gào…”
(Phượng Yêu)
Ông thưởng thức tình yêu như người đói chén sạch tô phở:
“Bàn tay đưa anh ra khỏi cuộc đời
Một mai kêu lên hơi thở tuyệt vời”
(Một Bàn Tay}
Đoàn Chuẩn thì khác. Ông yêu rất sáng suốt , yêu mà vẫn tỉnh táo để ngước mắt lên nhìn thấy “trời đất kia ngã màu xanh lơ”.
Tình yêu của Đoàn Chuẩn không nồng nàn rực rỡ như vạt nắng mùa hạ , không u buồn , lạnh lẽo như cơn gió mùa đông, không viên mãn, lộng lẫy như nụ hồng mùa xuân. Tình yêu của ông là hơi thở dịu dàng của mùa thu:
“nhớ tới mùa thu năm nao gửi em phong thư ngào ngạt hương”
Chàng công tử Hà thành tài hoa, lịch lãm, đa tình đáng yêu ấy đã phải sống như thế nào trong hoàn cảnh nhà cửa bị tịch thu, tài sản khánh kiệt , các ca khúc bị “gửi gió cho mây ngàn bay”?
Vậy mà ông vẫn không đầu hàng, không gục ngã, không đánh mất chính mình.
Ông sinh năm 1924 mất 2001.
Cám ơn Ông vì đã sống quá đẹp.
(*) lời bài hát của Đoàn Chuẩn
 

Source Internet.