Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

Who Was the Buddha?


BY 

“Buddha” means “one who is awake.” The Buddha who lived 2,600 years ago was not a god. He was an ordinary person, named Siddhartha Gautama, whose profound insights inspired the world.

Tibetan sculpture of Shakyamuni Buddha sitting and touching the earth.
Sculpture of Shakyamuni Buddha touching the earth at the moment he reached enlightenment. 11th-12th century, Central Tibet. Brass with colored pigments. Photo courtesy of The Met.

Contents

Who Was Buddha?

Buddha is not a name, but a title. It is a Sanskrit word that means “a person who is awake.” What a buddha is awake to is the true nature of reality.
Simply put, Buddhism teaches that we all live in a fog of illusions created by mistaken perceptions and “impurities” — hate, greed, ignorance. A buddha is one who is freed from the fog. It is said that when a buddha dies he or she is not reborn but passes into the peace of Nirvana, which is not a “heaven” but a transformed state of existence.
Most of the time, when someone says the Buddha, it’s in reference to the historical person who founded Buddhism. This was a man originally named Siddhartha Gautama who lived in what is now northern India and Nepal about twenty-five centuries ago.

What Do We Know About the Historical Buddha?

People meditating under the Bodhi Tree in Bodhgaya, India.
The Bodhi Tree, where the Buddha attained enlightenment, in Bodhgaya, India. Photo by Margie Savage.
The traditional story begins with Siddhartha Gautama’s birth in Lumbini, Nepal, in about 567 BCE. He was the son of a king, raised in sheltered opulence. He married and had a son.
Prince Siddhartha was twenty-nine years old when his life changed. In carriage rides outside his palaces he first saw a sick person, then an old man, then a corpse. This shook him to the core of his being; he realized that his privileged status would not protect him from sickness, old age, and death. When he saw a spiritual seeker — a mendicant “holy man” ―  the urge to seek peace of mind arose in him.
He sat in meditation beneath “the Bodhi tree” until he realized enlightenment. From that time on, he would be known as the Buddha.
The prince renounced his worldly life and began a spiritual quest. He sought teachers and punished his body with ascetic practices such as extreme, prolonged fasts. It was believed that punishing the body was the way to elevate the mind and that the door to wisdom was found at the edge of death. However, after six years of this, the prince felt only frustration.
Eventually, he realized that the path to peace was through mental discipline. At Bodh Gaya, in the modern Indian state of Bihar, he sat in meditation beneath a ficus tree, “the Bodhi tree,” until he awakened, or realized enlightenment. From that time on, he would be known as the Buddha.
Stoneware sculpture of the Buddha dying. By Qiao Bin.
Stoneware sculpture of the Buddha attaining final transcendence, known as parinirvana, as he died. c. 1503, by Qiao Bin. Photo courtesy The Met.
He spent the rest of his life teaching people how to realize enlightenment for themselves. He gave his first sermon in modern-day Sarnath, near Benares, and then walked from village to village, attracting disciples along the way. He founded the original order of Buddhist nuns and monks, many of whom became great teachers also. He died in Kushinagar, located in what is now the state of Uttar Pradesh in northern India, about 483 BCE.
The traditional story of the Buddha’s life may not be factually accurate; we have no way to know for certain. Historians today generally agree there was a historical Buddha, and that he lived sometime in the 4th through 6th centuries BCE, give or take. It’s believed that at least some of the sermons and monastic rules recorded in the oldest scriptures are his words, or something close to his words. But that’s as far as most historical scholars will go.

Have There Been Other Buddhas?

Chinese sculpture of one of the Buddha's arhats

One of the Buddha’s arhats. 19th century, China. Wood with pigment. Photo courtesy of The Met.
In Theravada Buddhism ― the dominant school of southeast Asia ― it is thought there is only one buddha per age of humankind; each age is an unimaginably long time. The buddha of the current age is our historical Buddha, Siddhartha Gautama. Another person who realizes enlightenment within this age is not called buddha. Instead, he or she is anarhat (Sanskrit) or arahant (Pali) — “worthy one” or “perfected one.” The principal difference between an arhat and a buddha is that only a buddha is a world teacher, the one who opens the door for all others.
Early scriptures name other buddhas who lived in the unimaginably long-ago earlier ages. There is also Maitreya, the future Buddha who will appear when all memory of our Buddha’s teachings has been lost.
There are other major traditions of Buddhism, called Mahayana and Vajrayana, and these traditions put no limits on the number of buddhas there can be. However, for practitioners of Mahayana and Vajrayana Buddhism the ideal is to be a bodhisattva, one who vows to remain in the world until all beings are enlightened.

What About Buddhas in Buddhist Art?

Thangka of Amitabha Buddha
Amitabha in Sukhavati. Thangka from Central Tibet. Courtesy of Freer Sackler.
There are multitudes of buddhas, especially in Mahayana and Vajrayana scriptures and art. They represent aspects of enlightenment, and they also represent our own deepest natures. Some of the better known iconic or transcendent buddhas include Amitabha, the Buddha of Boundless Light; Bhaiṣajyaguru, the Medicine Buddha who represents the power of healing; and Vairocana, the universal or primordial Buddha who represents absolute reality. The way the buddhas are posed also convey particular meanings.
Small sculpture of Hotei, a fat, laughing monk, often mistaken for buddha
A small sculpture of Hotei, the laughing monk commonly misidentified as the historical Buddha. 19th century, Japan. Photo courtesy of The Met.
The bald, chubby, laughing fellow many Westerners think of as Buddha is a character from tenth-century Chinese folklore. His name is Budai in China, or Hotei in Japan. He represents happiness and abundance, and he is a protector of children and the sick and weak. In some stories he is explained as an emanation of Maitreya, the future Buddha.

Do Buddhists Worship Buddha?

The Buddha was not a god, and the many iconic figures of Buddhist art are not meant to represent godlike beings who will do you favors if you worship them.
The Buddha was said to be critical of worship, in fact. In one scripture (Sigalovada Sutta, Digha Nikaya 31) he encountered a young man engaged in a Vedic worship practice. The Buddha told him it’s more important to live in a responsible, ethical way than to worship anything.
You might think of worship if you see Buddhists bowing to Buddha statues, but there’s something else going on. In some schools of Buddhism, bowing and making offerings are physical expressions of the dropping away of a selfish, ego-centered life and a commitment to practice the Buddha’s teachings.

What Did the Buddha Teach?

Wheel of Dharma. A bronze wheel with eight spokes and a lotus flower at its center.

The dharmachakra, or “wheel of the dharma,” which represents the teaching of the Buddha’s Noble Eightfold Path. 13the Century, Japan. Gilt bronze. Photo courtesy of The Met.
When the Buddha achieved enlightenment, he also realized something else: that what he’d perceived was so far outside ordinary experience that it couldn’t entirely be explained. So, instead of teaching people what to believe, he taught them to realize enlightenment for themselves.
The foundational teaching of Buddhism is the Four Noble Truths. Very briefly, the First Truth tells us that life is dukkha, a word that doesn’t translate neatly into English. It is often translated as “suffering,” but it also means “stressful” and “unable to satisfy.”
The Second Truth tells us dukkha has a cause. The immediate cause is craving, and the craving comes from not understanding reality and not knowing ourselves. Because we misunderstand ourselves we are riddled with anxiety and frustration. We experience life in a narrow, self-centered way, going through life craving things we think will make us happy. But we find satisfaction only briefly, and then the anxiety and craving start again.
The Third Truth tells us we can know the cause of dukkha and be liberated from the hamster wheel of stress and craving. Merely adopting Buddhist beliefs will not accomplish this, however. Liberation depends on one’s own insight into the source of dukkha. Craving will not cease until you realize for yourself what’s causing it.
The Fourth Truth tells us that insight comes through practice of the Noble Eightfold Path.The Eightfold Path might be explained as an outline of eight areas of practice ― including meditation, mindfulness, and living an ethical life that benefits others ― that will help us live happier lives and find the wisdom of enlightenment.

What is Enlightenment?

Buddha head sculpture
Head of Buddha. 5th-6th Century, Afghanistan. Stucco. Photo courtesy of The Met.
People imagine that to be enlightened is to be blissed out all the time, but that’s not the case. And achieving enlightenment doesn’t necessarily happen all at once. Very simply, enlightenment is defined as thoroughly perceiving the true nature of reality, and of ourselves.
Enlightenment is also described as perceiving buddhanature, which in Vajrayana and Mahayana Buddhism is the fundamental nature of all beings. One way to understand this is to say that the enlightenment of the Buddha is always present, whether we are aware of it or not.
Enlightenment, then, is not a quality that some people have and others don’t. To realize enlightenment is to realize what already is. It’s just that most of us are lost in a fog and can’t see it.

Is There a Buddhist Bible?

Buddhist text with monk
Photo by Abishek Sundaram.
Not exactly. For one thing, the several schools and denominations of Buddhism do not all use the same canon of scriptures. A text esteemed by one school may be unknown in another.
Further, Buddhist scriptures are not considered to be the revealed words of a god that must be accepted without question. The Buddha taught us to accept no teaching on authority alone, but to investigate it for ourselves.  The many sutras and other texts are there to guide us, not to indoctrinate us.
The important point is that Buddhism is not something you believe, but something you do. It’s a path of both personal discipline and personal discovery. People have walked this path for 25 centuries, and by now there are plenty of directions, signposts and markers. And there are mentors and teachers for guidance, as well as many beautiful scriptures.

Additional Reading




Source: https://www.lionsroar.com/who-was-the-buddha/


Đoạn văn trên bia mộ vô danh


 
Trên bia mộ đó rốt cuộc đã viết những gì mà có thể khiến bất cứ ai đọc cũng cảm xúc?
Trong số những bia mộ bên trong tầng hầm dưới nhà thờ Westminster nổi tiếng ở thủ đô Luân Đôn của nước Anh có một tấm bia mộ nổi tiếng khắp thế giới.
Thực ra, tấm bia mộ này khá bình thường, được làm bằng đá hoa cương, thiết kế bình thường, không có gì nổi bật.
Trong khi đó, quanh tấm bia mộ này đều là bia mộ của những người danh giá, ví dụ như hơn hai mươi tấm bia mộ của những vị vua nước Anh trước đây như vua Hery III, vua George II hay những nhân vật nổi tiếng như Newton, Darwin, Charles Dickens…

So với những tấm bia này, rõ ràng tấm bia mộ vô danh kia chẳng đáng để nhắc tới. Thế nhưng vì lẽ gì mà nó lại trở nên nổi tiếng khắp toàn cầu ?

Theo trang Vision Times, bất cứ ai đến nhà thờ Westminster, họ có thể không đến bái lạy trước những tấm bia mộ danh giá khác nhưng không thể không kính cẩn hồi lâu trước tấm bia mộ vô danh này.
Đứng trước tấm bia mộ ấy, tất cả đều bị đoạn văn khắc trên đó làm cho trầm lắng, cảm động và suy tư.
Nhà thờ Westminster.

Nội dung đoạn văn như sau:

Khi tôi còn trẻ
, khi mà trí tưởng tượng của tôi không bị giới hạn, tôi đã mơ ước sẽ thay đổi cả thế giới.
Khi tôi trưởng thành, tôi phát hiện ra rằng tôi không thể thay đổi được thế giới. Tôi thu nhỏ lý tưởng của mình lại và quyết định chỉ thay đổi đất nước của tôi. Nhưng rồi tôi cũng chẳng làm được việc đó.
Khi tôi bước sang tuổi xế chiều, khi mà lý tưởng thay đổi đất nước thất bại, nguyện vọng cuối cùng của tôi chỉ là thay đổi gia đình mình. Nhưng điều này cũng là không thể.
Khi tôi nằm trên giường chẳng thể làm được việc gì nữatôi mới ý thức được rằngNếu như ngay từ đầu, tôi chỉ có một lý tưởng nhỏ bé là thay đổi bản thân mình, sau đó biến mình thành một tấm gương tốt, có thể tôi sẽ thay đổi được gia đình tôi, dưới sự giúp đỡ và cổ vũ của gia đình, tôi có thể làm được vài việc cho đất nước.
Và sau đó, ai biết được, có khi tôi có thể thay đổi được cả thế giới.



Tấm bia khắc đoạn văn khiến người người cảm động, suy ngẫm.

Được biết, rất nhiều người nổi tiếng và những người có tên tuổi trong giới chính trị đến trước tấm bia mộ này đều không nén được cảm xúc của mình... Có người nói đây là một đoạn triết lý của đời người, cũng có người nói đây là một bài học tự thức tỉnh linh hồn.
Năm xưa, khi Nelson Mandela ( cố Tổng Thống đầu tiên của Nam Phi )  khi đọc những dòng chữ trên bia mộ này, đột nhiên ông như được giác ngộ và nói rằng bản thân mình đã tìm thấy chìa khóa vàng trong việc thay đổi đất nước Nam Phi, thậm chí là thay đổi cả thế giới.
Sau khi trở về Nam Phi, người đàn ông có chí hướng và tham vọng từ chỗ là một thanh niên da đen ủng hộ chính sách phân biệt chủng tộc đầy bạo lực để cai trị đã nhanh chóng thay đổi tư tưởng và thái độ.
Ông thay đổi tư duy của mình, phong cách sống của mình, sau đó là thay đổi gia đình mình, cùng bắt tay với gia đình bằng hữu, trải qua nhiều năm, cuối cùng ông đã thay đổi được đất nước Nam Phi.

Đoạn văn trên bia mộ và câu chuyện của Mandela đã cho chúng ta biết 
Ba Đạo Lý trên đời:
1. Thực sự muốn nâng cả thế giới lên, điểm tựa tốt nhất không phải là địa cầu, không phải một quốc gia, không phải một dân tộc cũng không phải là người khác mà chỉ có thể là tâm hồn và trí tuệ của chính bản thân chúng ta.

2. Muốn thay đổi thế giới, bạn bắt buộc phải thay đổi từ chính mình.

3. Muốn nâng cả thế giới lên, bạn bắt buộc phải đặt chọn điểm tựa nằm trên trí tuệ và tâm hồn của chính mình.
Trí thức trẻ

Source Internet.

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

Thi Sĩ Nguyễn Tất Nhiên


https://www.youtube.com/watch?v=TfmrmuQs5fo


GÃ CUỒNG THƠ YỂU MỆNH - Nguyễn Tất Nhiên


Làm thơ năm 14 tuổi

nguyen-tat-nhien-150.jpg
Cố thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên. Photo courtesy of Wikipedia.

Don Hồ / Cô Bắc Kỳ nho nhỏ - YouTube


Theo lời những người bạn cùng trường thì Nguyễn Tất Nhiên làm thơ rất sớm khi mới 14 tuổi. Năm 1966cùng với Đinh Thiên Phương, Nguyễn Tất Nhiên dùng bút hiệu Hoài Thi Yên Thi cho ra đời thi phẩm Nàng thơ trong mắtNhà thơ Du Tử Lê nhớ lại kỷ niệm mà ông có với Nguyễn Tất Nhiên trong giai đoạn này như sau:
“Giữa năm 1970, khi tôi đang ngồi ở cà phê La Pagode ở Sài Gòn cùng với mấy người bạn của tôi là các anh Nguyễn Đình Toàn, Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Quốc Trụ thì có một cậu học trò đẩy cửa đi vào hỏi tôi có phải là Du Tử Lê không, thì tôi nói là: “phải”. Sau đó cậu ấy tặng cho tôi một tập thơ nhan đề là Thiên Tai, và tác giả tập thơ đó tên là Hoài Thi Yên Thi. Cậu ấy cho biết là cậu đang học ở trường Ngô Quyền, Biên Hòa. Sau đó chúng tôi trở thành tình anh em rất là thân thiết. Đến lần gặp thứ hai thì cậu nói với tôi là cậu muốn có một tên hiệu khác, tức là một bút hiệu khác, vì bút hiệu Hoài Thi Yên Thi có vẻ thi văn đoàn quá. Tôi có chọn cho cậu ấy cái tên“Nguyễn Tất Nhiên”. Đó là kỷ niệm mà tôi rất nhớ.”

Khúc Tình Buồn

Khúc Tình Buồn - YouTube

Trong những năm đó sinh viên học sinh miền Nam có phong trào thành lập Thi văn đoàn và những người có năng khiếu văn chương cùng tụ tập nhau lại để in những bài thơ, hay văn xuôi chung với nhau. Kỹ thuật quay ronéo để xuất bản tác phẩm của những người trẻ trong giai đoạn này rất phổ biến. Nguyễn Tất Nhiên nổi lên như một ngôi sao khi bài thơ Khúc Tình Buồn của ông được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc. Khúc Tình Buồn được đặt lại tên “Thà như giọt mưa” và trong nhiều tuần lễ sau đó, nhạc phẩm này hầu như ngày nào cũng phát trên đài phát thanh Sài Gòn được giới sinh viên học sinh chuyền tay nhau tập thơ của ông với tất cả sự thích thú vốn có của tuổi trẻ:

Thà Như Giọt Mưa - Elvis Phương - YouTube

Thà Như Giọt Mưa Rớt Trên Tượng Đá - Lê Uyên | V19SWw ...


Người từ trăm năm
về qua sông rộng
ta ngoắc mòn tay
trùng trùng gió lộng

(thà như giọt mưa
vỡ trên tượng đá
thà như giọt mưa
khô trên tượng đá
có còn hơn không
mưa ôm tượng đá)

Người từ trăm năm
về khơi tình động
ta chạy vòng vòng
ta chạy mòn chân
nào hay đời cạn

(thà như giọt mưa
vỡ trên tượng đá
thà như giọt mưa
khô trên tượng đá
có còn hơn không
mưa ôm tượng đá)

Người từ trăm năm
về như dao nhọn
ngọt ngào vết đâm
ta chết âm thầm
máu chưa kịp đổ

(thà như giọt mưa
vỡ trên tượng đá
thà như giọt mưa
khô trên tượng đá
có còn hơn không
mưa ôm tượng đá)

Thà như giọt mưa
gieo xuống mặt người
vỡ tan vỡ tan
nào ta ân hận
bởi còn kịp nghe
nhịp run vồi vội
trên ngọn lông măng

(người từ trăm năm
vì ta phải khổ)
Khúc tình buồn

Người con gái tên Duyên

Bài thơ “Khúc Tình Buồn” không nhắc tới tên Duyên như trong nhạc phẩm “Thà Như Giọt Mưa” của Phạm Duy. Cô gái tên Duyên này là một nhân vật có thật và học chung lớp với nhà thơ tại trường trung học Ngô Quyền thành phố Biên Hòa, và tình cảm của ông đối với cô chính là nguồn cảm hứng khiến ông liên tục sáng tác những bài thơ nổi tiếng một thời chỉ để riêng tặng cho cô. Tuổi trẻ thời ấy thích thú với những dỗi hờn rất con nít của tác giả bài thơ khi mong cho người con gái tên Duyên sẽ đau khổ muôn niên, sẽ đau khổ trăm năm…lời lẽ như là chính cô gái đã phụ tình tác giả.
Cô gái xứ Bắc mang tên Bùi Thị Duyên ngày nào nay sống tại Michigan, Hoa Kỳ. Cô nhớ lại những kỷ niệm thật đẹp của tuổi học trò áo trắng:
“Tụi này học chung với nhau từ năm đệ tứ. Trường đó là trường nam-nữ học chung. Đến khi học sinh đông quá thì họ phân lớp ra, trong đó có một lớp đệ tứ “mix” giữa con trai với con gái. Sau đó tôi lên học ban B thì tôi học luôn đến lớp đệ nhất, học chung với tụi con trai, trong lớp chỉ có vài cô con gái thôi. Tụi này biết nhau từ hồi nhỏ, lúc đó cũng ngây thơ, tôi chưa nghĩ gì hết, còn Nguyễn Tất Nhiên nghĩ gì hay không thì tôi không biết. Gặp nhau, biết nhau từ lúc 14, 15 tuổi. Tôi được tặng một quyển thơ mà Nguyễn Tất Nhiên nói là có ba bản chính. Một bản của Nhiên, một bản cho tôi và một bản cho ai tôi quên mất rồi. In ra khoảng chừng 100 quyển thôi. Tôi biết sự hình thành quyển thơ của Nguyễn Tất Nhiên chứ không phải không, nhưng thật ra là chẳng có gì hết, tất cả bạn bè trong lớp ai cũng biết, nhưng đó là chuyện hồi nhỏ.”
Thật ra chính cái tên Duyên mới làm bài thơ nổi tiếng. Trong tập thơ Thiên Tai, Nguyễn Tất Nhiên có rất nhiều bài nói về người thiếu nữ tên Duyên và tập thơ này viết bởi nguồn cảm hứng duy nhất đó.
“Dĩ nhiên là phải xúc động bởi nguyên một quyển thơ viết cho tôi. Nhưng tôi đã nói với Nguyễn Tất Nhiên ngay từ đầu là mình làm bạn thôi, nếu có ý gì đó thì tôi không gặp nữa. Về sau anh ấy phải công nhận là muốn làm bạn, để còn được tiếp tục gặp một người bạn như tôi.Chắc anh ấy cũng quý tôi lắm.”

Nguồn cảm hứng tôn giáo

Hai năm tình lận đận - YouTube

Thời gian trôi qua, những vần thơ nói về Duyên hay ám ảnh bởi Duyên không còn là nguồn cảm hứng chính trong thơ Nguyễn Tất Nhiên nữa. Thay vào đó nguồn hứng khởi tôn giáo bắt đầu đi vào thơ ông một cách tình cờ, bắt đầu từ bài “Hai năm tình lận đận”:
Chuông nhà thờ đổ mệt
Tượng Chúa gầy hơn xưa
Chúa bây giờ có lẽ
Rơi xuống trần gian mưa

Anh bây giờ có lẽ
Thiết tha hơn tín đồ
Nguyện làm cây thánh giá
Trên chót đỉnh nhà thờ

Cô đơn nhìn bụi bậm
Làm phân bón rêu xanh
Dù sao cây thánh giá
Cũng được người nhân danh

Càng về sau Nguyễn càng thấy hình tượng của Chúa, của Linh Mục, Ma Soeur gần gũi với ông hơn mặc dù nhà thơ là người ngoại đạo. Vì ngoại đạo nên thơ ông không chịu sự ràng buộc của tín lý, của đức vâng lời, tôn kính. Nguyễn Tất Nhiên tung tăng trong ngôn ngữ đức tin và bởi vô úy nên những lời thơ truyền thẳng vào tâm tình người đọc, bùng lên thứ cảm nhận vừa xuýt xoa ngạc nhiên vừa lâng lâng niềm khoái cảm của người ăn trái cấm:

VÌ TÔI LÀ LINH MỤC - YouTube

vì tôi là linh mục
không mặc chiếc áo giòng
nên suốt đời hiu quạnh
nên suốt đời lang thang!

vì tôi là linh mục
giảng lời tình nhân gian
nên không có thánh kinh
nên không có bổn đạo
nên không có giáo đường
(một tín đồ duy nhất
vừa thiêu hủy lầu chuông!)

vì tôi là linh mục
phổ lời tình nhân gian
thành câu thơ buồn bã
nên hạnh phúc đâu còn
nên người tình duy nhất
vừa thiêu hủy lầu chuông
Nguyễn Tất Nhiên chậm rãi dìu người tình của mình nay hóa thân thành một Ma Soeur đằm thắm. Ma-Soeur-Người-yêu này nhẹ nhàng xưng tụng niềm thống hối như tín đồ xưng tội. Kẻ ngoại đạo cảm thấy Thượng Đế mỉm cưởi với mình qua ẩn dụ tràn ngập chân phước. Tình Yêu trở thành bất tử, và thánh hóa dưới ánh mắt hiền hòa của Chúa qua những vần thơ xưng tụng.

em hien như ma soeur - Duy Quang - YouTube


Ðưa em về dưới mưa
Nói năng chi cũng thừa
Phất phơ đời sương gió
Hồn mình gần nhau chưa?

Tay ta từng ngón tay
Vuốt lưng em tóc dài
Những trưa ngồi quán vắng
Chia nhau tình phôi thai

Xa nhau mà không hay
Hỡi em cười vô tội
Ðeo thánh giá huy hoàng
Hỡi ta nhiều sám hối
Tính nết vẫn hoang đàng!

Em hiền như ma soeur
Vết thương ta bốn mùa
Trái tim ta làm mủ
Ma soeur này ma soeur

Có dịu dàng ánh mắt
Có êm đềm cánh môi
Ru ta người bệnh hoạn
Ru ta suốt cuộc đời

Những năm cuối đời

Nguyễn Tất Nhiên ở những năm cuối đời đã có những biểu hiện của chứng trầm cảm. Người thơ thường đặt những câu hỏi gần gụi với cái vĩnh hằng, là sự chết. Chết trở thành một câu hỏi lớn theo đuổi nhà thơ, như bóng ma thời gian ám ảnh sự sống không ngừng. Trong bài Thiên Thu, nhà thơ thở dài buồn bã nhận ra bóng mình in trên bức tường vôi luống tuổi mang tên “Con người”:

sao thiên thu không là chôn sâu?
nên nắng xưa còn hanh mái tóc nhầu
tôi đứng như xe tang ngừng ngập
và một họ hàng khăn trắng buồn đau!

sao thiên thu không là đường chim?
nên mây năm xưa còn trên tay phiền
tôi đứng như tường vôi luống tuổi
và những tàng xanh chùm gởi quê hèn!

sao thiên thu không là lãng quên?
nên tình xưa còn cháy âm thầm
tôi đứng như căn nhà nám lửa
và những người thân trốn chạy vội vàng!

sao thiên thu không là sương tan?
nên mặt trời xưa còn gượng huy hoàng
tôi đứng như dòng sông yên lặng
và những cánh buồm kiệt sức lang thang!

“Cánh buồm kiệt sức” ấy không còn lang thang nữa, theo như lời kể của nhà báo Đinh Quang Anh Thái, người quen thân với nhà thơ từ thuở thiếu thời:
“Một tuần lễ trước ngày Nguyễn Tất Nhiên quyết định con đường ra đi, tôi và Nhiên ngồi với nhau ở ngoài lề đường. Tôi nói Nguyễn Tất Nhiên đi vào ăn cơm thì Nhiên nói rằng:“Cái thằng sắp chết không ăn”. Biết tính Nhiên từ lúc còn bé chơi với nhau, nên tôi cũng không để ý câu nói đó, tôi hỏi:“Vậy thì hút thuốc không?”, Nhiên cũng nói rằng:“Cái thằng sắp chết không hút thuốc lá”. Và đó là lần chót mà hai đứa có trao đổi với nhau. Và tuần lễ sau thì Nhiên mất. Thực sự ra thì từ lúc chơi với nhau ở Sài Gòn trước 75, và sau 75 thân thiết hơn, thì lúc nào Nhiên cũng mang một ý định muốn tự quyết định cuộc đời mình. Mãi sau, những người bạn thân với Nguyễn Tất Nhiên đều hiểu rằng có thể đó là một lúc mà tinh thần không được ổn định thì Nhiên nói thế thôi. Anh em không còn để ý và xem đó như là một lời nói có tính cách nghiêm trọng nữa. Không ngờ một tuần lễ trước khi Nhiên quyết định tự tử, Nhiên lại nói với bản thân tôi hai lần câu: “Người sắp chết không ăn cơm và người sắp chết không hút thuốc lá.”
Nguyễn Tất Nhiên ra đi ở tuổi 40 khi còn rất trẻ, khi mầm sống thi ca đến độ chín muồi nhất. Thế nhưng đối với trường hợp riêng ông thì quyết định chọn được nằm im để hòa mình vào nguồn minh triết của suy tưởng bất diệt có lẽ là một quyết định đúng với nhà thơ khi ông chợt nhận ra cõi đời đã trở nên vô nghĩa …

Huy Tâm biên soạn 


Source Internet.