Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

10 ĐIỀU LUẬT LÀM NGƯỜI




Cuộc đời là 1 trò chơi, và trò chơi nào cũng có luật của nó. Cuộc đời bạn cũng vậy.

1 – Bạn có 1 cơ thể, 1 và chỉ 1.

Dù bạn thích nó hay ghét nó, thì nó cũng vẫn là của bạn. Giữ gìn nó cho tốt vào.

2 – Trong thời gian dài tới, bạn sẽ học được nhiều bài học bổ ích, từ 1 ngôi trường. Nó có tên là Trường Đời.

3 – Lỗi lầm thực chất là những bài học.

Trưởng thành là 1 quá trình của những trải nghiệm, sai lầm, và thử thách. Chừng nào bạn còn thất bại mà vẫn dám tiếp tục trải nghiệm, thì bạn vẫn còn tiếp tục trưởng
thành.

4 – Các bài học sẽ lặp đi lặp lại cho tới khi bạn học được chúng. Một bài học sẽ xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhiều cái giá phải trả khác nhau và chỉ chấm dứt cho tới khi bạn học được

5 – Việc học không bao giờ kết thúc.

Không có quãng thời gian nào trong cuộc đời của bạn không đi kèm với việc học. Nếu bạn còn sống, có nghĩa là vẫn còn
những bài học dành cho bạn.

6 – Ngày mai không phải là thời điểm tốt hơn hiện tại.

Khi cái “ngày mai” của bạn đến và trở thành hiện tại, bạn sẽ lại so sánh nó với cái “ngày mai” khác. Cái “bây giờ” mới chính là khoảng thời gian hoàn hảo nhất dành cho bạn.

7 – Những người xung quanh là cái gương của chính bạn.

Bạn sẽ không Yêu hay Ghét 1 điều gì đó từ họ, cho tới khi nó phản chiếu những điều bạn thích hay ghét về chính bản thân mình.

8 – Cuộc đời nằm trong tay bạn.

Với tất cả những dụng cụ, tài nguyên bạn đang có, bạn làm gì với nó là quyền của bạn. Sự lựa chọn là của bạn.

9 - Câu trả lời cho tất cả những thắc mắc, vấn đề về
cuộc sống nằm trong chính bạn. Để tìm được câu trả
lời, tất cả những gì bạn cần làm là quan sát, lắng nghe, hiểu rõ và tin tưởng chính bản thân mình.

10 – Dù muốn hay không, thì bạn cũng sẽ quên hết những điều này



10 ĐIỀU LUẬT LÀM NGƯỜI  .  .  Cuộc đời là 1 trò chơi, và trò chơi nào cũng có luật của nó. Cuộc đời bạn cũng vậy.    1 – Bạn có 1 cơ thể, 1 và chỉ 1.    Dù bạn thích nó hay ghét nó, thì nó cũng vẫn là của bạn. Giữ gìn nó cho tốt vào.    2 – Trong thời gian dài tới, bạn sẽ học được nhiều bài học bổ ích, từ 1 ngôi trường. Nó có tên là Trường Đời.    3 – Lỗi lầm thực chất là những bài học.    Trưởng thành là 1 quá trình của những trải nghiệm, sai lầm, và thử thách. Chừng nào bạn còn thất bại mà vẫn dám tiếp tục trải nghiệm, thì bạn vẫn còn tiếp tục trưởng  thành.    4 – Các bài học sẽ lặp đi lặp lại cho tới khi bạn học được chúng. Một bài học sẽ xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhiều cái giá phải trả khác nhau và chỉ chấm dứt cho tới khi bạn học được    5 – Việc học không bao giờ kết thúc.    Không có quãng thời gian nào trong cuộc đời của bạn không đi kèm với việc học. Nếu bạn còn sống, có nghĩa là vẫn còn  những bài học dành cho bạn.    6 – Ngày mai không phải là thời điểm tốt hơn hiện tại.    Khi cái “ngày mai” của bạn đến và trở thành hiện tại, bạn sẽ lại so sánh nó với cái “ngày mai” khác. Cái “bây giờ” mới chính là khoảng thời gian hoàn hảo nhất dành cho bạn.    7 – Những người xung quanh là cái gương của chính bạn.    Bạn sẽ không Yêu hay Ghét 1 điều gì đó từ họ, cho tới khi nó phản chiếu những điều bạn thích hay ghét về chính bản thân mình.    8 – Cuộc đời nằm trong tay bạn.    Với tất cả những dụng cụ, tài nguyên bạn đang có, bạn làm gì với nó là quyền của bạn. Sự lựa chọn là của bạn.    9 - Câu trả lời cho tất cả những thắc mắc, vấn đề về  cuộc sống nằm trong chính bạn. Để tìm được câu trả  lời, tất cả những gì bạn cần làm là quan sát, lắng nghe, hiểu rõ và tin tưởng chính bản thân mình.    10 – Dù muốn hay không, thì bạn cũng sẽ quên hết những điều này    Sưu tầm
Source Internet.

VÌ CÓ MỘT NGƯỜI CHA ĐÃ HỨA


Năm 1989, một trận động đất 8,2 độ Richter gần như san bằng Armenia, làm hơn 30.000 người chết trong vòng 4 phút.
***
Trong cơn hỗn loạn, có một người đàn ông dặn vợ mình ở nhà cho an toàn, rồi chạy ào đến trường, nơi con trai của ông đang học
Ở đó, ông nhìn thấy một đống đổ nát - ngôi trường đã sập hoàn toàn. Ngay lúc đó, người đàn ông nhớ đến lời hứa ông luôn nói với con mình: "Dù thế nào, bố cũng luôn bảo vệ con!". Và ông bật khóc khi nhìn đống gạch vụn đã từng là trường học.
Rồi ông bắt đầu cố định hướng xem lớp của con mình nằm ở vị trí nào. Góc bên phải phía sau của trường học! Ông lao đến và bắt đầu bới đống gạch đá.
Nhiều vị phụ huynh nhìn thấy người đàn ông làm như vậy, họ vừa khóc vừa kéo ông ra, kêu lên: "Quá muộn rồi!", "Anh không làm được gì đâu!", "Về nhà đi!", hoặc "Chúng ta phải chờ cứu hộ đến thôi!"...
Nhưng để đáp lại những lời đó, người đàn ông chỉ nói đúng một câu: "Giúp tôi một tay!" Và ông vẫn tiếp tục bới đống gạch, cẩn thận quẳng từng viên gạch, từng mảng tường ra ngoài.
Đội cứu hộ đến và họ cũng cố lôi ông ra khỏi đống đổ nát.
- Chúng tôi sẽ lo việc này! Ông về nhà đi!
Nhưng người cha vẫn dọn dẹp từng viên gạch, và chỉ đáp:
- Giúp tôi một tay đi!
Cảnh sát cũng có mặt. Họ cũng khuyên can người đàn ông:
- Anh đang trong trạng thái không ổn định. Anh có thể gây nguy hiểm cho mình và cho người khác, đề nghị anh về nhà!
Nhưng họ cũng chỉ được nghe một câu đáp: - Giúp tôi một tay!
Một người, rồi nhiều người bắt đầu vào "giúp một tay". Họ đào bới đống gạch suốt 8 tiếng... 12 tiếng... 24 tiếng... 36 tiếng... Và đến tiếng thứ 38, khi kéo một tảng bê-tông ra, dường như họ nghe thấy tiếng trẻ con.
- Armand? - Người đàn ông gọi to, giọng nghẹn lại.
Và ông nghe tiếng trả lời:
- Bố phải không? Con ở đây này! Con đang bảo các bạn đừng lo, vì bố sẽ đến cứu con, và cứu cả các bạn nữa! Bố đã hứa bố sẽ luôn bảo vệ con mà...
14 học sinh trong số 33 em ở lớp của Armand được cứu sống hôm đó, vì khi ngôi trường sập xuống, một tảng bê-tông to đã chèn vào tạo thành cái "hang" nhỏ và các em bị kẹt. Armand đã bảo các bạn đừng khóc, bởi vì "bố tớ sẽ đến cứu chúng ta".
Các em nhỏ hoảng sợ, đói và khát, nhưng đã được cứu sống, bởi vì có một người cha đã hứa.

Source Internet.

Người Việt đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ.


Khi Bùi Viện (một vị quan sống dưới triều vua Tự Đức) đặt chân đến Hoa Kỳ để đặt quan hệ ngoại giao vào đầu những năm 1870, lịch sử đã coi ông là người Việt Nam đầu tiên đặt chân lên đất nước châu Mỹ này. Nhưng trong cuốn sách "con đường thiên lý" (NXB Văn hóa - Thông tin), nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê đã đưa ra những bằng chứng thuyết phục, chứng minh rằng trước Bùi Viện 20 năm, có một người Việt đã thực hiện một chuyến phiêu lưu ở miền Tây hoang dã của Hoa Kỳ như một cao bồi thực thụ.
Từ một người đi tìm vàng ở California, ông đã trở thành ký giả người Việt đầu tiên trên đất Mỹ. Ông là Trần Trọng Khiêm (người làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, Phú Thọ).
Từ người Việt đầu tiên đến Hoa Kỳ và nhà báo Việt đầu tiên trên đất Mỹ
Trần Trọng Khiêm sinh năm Tân Tỵ (1821), tức năm Minh Mạng thứ 2, là con của một gia đình thế gia vọng tộc ở phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nhưng trong người lúc nào cũng sẵn máu phiêu lưu. Năm ông 21 tuổi, vợ ông bị một viên chánh tổng âm mưu làm nhục rồi giết hại. Sau khi giết tên chánh tổng báo thù cho vợ, ông xuống Phố Hiến (Hưng Yên), xin làm việc trong một tàu buôn ngoại quốc và bắt đầu bôn ba khắp năm châu bốn bể.
Suốt từ năm 1842 đến 1854, Trần Trọng Khiêm đã đi qua nhiều vùng đất, từ Hương Cảng đến Anh Cát Lợi, Hòa Lan, Pháp Lan Tây. Do trí tuệ sắc sảo, đến đâu ông cũng học được ngoại ngữ của các nước đó. Năm 1849, ông đặt chân đến thành phố New Orleans (Hoa Kỳ), bắt đầu chặng đường 4 năm phiêu bạt ở Mỹ cho đến khi tìm đường về cố hương.
Sau khi đến Mỹ, ông cải trang thành một người Trung Hoa tên là Lê Kim rồi gia nhập đoàn người đi tìm vàng ở miền Tây Hoa Kỳ. Sau đó ông trở về thành phố Xanh - Phát - Lan - Xích - Cố ( phiên âm của San Francisco) và làm kí giả cho tờ Daily News 2 năm. Cuộc phiêu lưu của Trần Trọng Khiêm (tức Lê Kim) trên đất Mỹ đã được nhiều tài liệu ghi lại.
Trong cuốn sách La Rueé Vers L'or của tác giả Rene Lefebre (NXB Dumas, Lyon, 1937) có kể về con đường tìm vàng của Lê Kim và những người đa quốc tịch Gia Nã Đại, Anh, Pháp, Hòa Lan, Mễ Tây Cơ… Họ gặp nhau ở thành phố New Orleans thuộc tiểu bang Lousiana vào giữa thế kỷ 19 rồi cùng hợp thành một đoàn đi sang miền Viễn Tây tìm vàng.
Thời đó, "Wild West" (miền Tây hoang dã) là cụm từ người Mỹ dùng để chỉ bang California, nơi mà cuộc sống luôn bị rình rập bởi thú dữ, núi lửa và động đất. Trong gần 2 năm, Lê Kim đã sống cuộc đời của một cao bồi miền Tây thực thụ. Ông đã tham gia đoàn đào vàng do một người ưa mạo hiểm người Canada tên là Mark lập nên.
Để tham gia đoàn người này, tất cả các thành viên phải góp công của và tiền bạc. Lê Kim đã góp 200 Mỹ kim vào năm 1849 để mua lương thực và chuẩn bị lên đường. Đoàn có 60 người, nhưng Lê Kim đặc biệt được thủ lĩnh Mark yêu quý và tin tưởng. Do biết rất nhiều ngoại ngữ, ông được ủy nhiệm làm liên lạc viên cho thủ lĩnh Mark và thông ngôn các thứ tiếng trong đoàn, gồm tiếng Hòa Lan, tiếng Trung, tiếng Pháp. Ông cũng thường xuyên nói với mọi người rằng ông biết một thứ tiếng nữa là tiếng Việt Nam, nhưng không cần dùng đến. Lê Kim nói ông không phải người Hoa, nhưng đất nước nằm ngay cạnh nước Tàu.
Ông và những người tìm vàng đã vượt sông Nebraska, qua núi Rocky, đi về Laramie, Salt Lake City, vừa đi vừa hát bài ca rất nổi tiếng thời đó là "Oh! Suzannah" (Oh! My Suzannah! Đừng khóc nữa em! Anh đi Cali đào vàng. Đợi anh hai năm, anh sẽ trở về. Mình cùng nhau cất ngôi nhà hạnh phúc). Họ thường xuyên đối mặt với hiểm họa đói khát và sự tấn công của người da đỏ để đến California tìm vàng. Sốt rét và rắn độc đã cướp đi mất quá nửa số thành viên trong đoàn.
Trong đoàn, Lê Kim nổi tiếng là người lịch thiệp, cư xử đàng hoàng, tử tế nên rất được kính trọng. Nhưng đó đúng là một chuyến đi mạo hiểm, khiến già nửa thành viên trong đoàn chết vì vất vả, đói khát và nguy hiểm dọc đường đi.
Sau khi tích trữ được một chút vàng làm vốn liếng, Lê Kim quay trở lại San Francisco. Vào giữa thế kỷ 19, nơi đây còn là một thị trấn đầy bụi bặm, trộm cướp. Là người học rộng, hiểu nhiều, lại thông thạo nhiều ngoại ngữ, Lê Kim nhanh chóng xin được công việc chạy tin tự do cho nhiều tờ báo như tờ Alta California, Morning Post rồi làm biên tập cho tờ nhật báo Daily Evening.
Đề tài mà Lê Kim thường viết là về cuộc sống đầy hiểm họa và cay đắng của những người khai hoang ở bắc California và quanh khu vực San Francisco, trong đó ông hướng sự thương cảm sâu sắc đến những người da vàng mà thời đó vẫn là nạn nhân của sự phân biệt chủng tộc. Lê Kim cho rằng, các mỏ vàng đã khiến cuộc sống ở đây trở nên méo mó và sa đọa không gì cứu vãn được.
Nhiều bài báo của ông đăng trên tờ Daily Evening hiện vẫn còn lưu giữ ở thư viện Đại học California. Đặc biệt, trong số báo ra ngày 8/11/1853, có một bài báo đã kể chi tiết về cuộc gặp giữa Lê Kim và vị tướng Mỹ John A. Sutter. Tướng Sutter vốn trước là người có công khai phá thị trấn San Francisco. Khi Lê Kim mới đến đây, ông đã được tướng Sutter giúp đỡ rất nhiều. Sau khi bị lật đổ, Sutter đã bị tâm thần và sống lang thang ở khắp các bến tàu để xin ăn, bạn bè thân thiết đều không đoái hoài đến.
Khi tình cờ gặp lại, Lê Kim đã cho vị tướng bất hạnh 200 Mỹ kim. Ông đã chê trách thái độ hững hờ, ghẻ lạnh của người dân San Francisco và nước Mỹ với tướng Sutter, điều mà theo ông là đi ngược với đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ông.
Sang năm 1854, khi đã quá mệt mỏi với cuộc sống hỗn loạn và nhiễu nhương ở Mỹ, cộng thêm nỗi nhớ quê hương ngày đêm thúc giục, Lê Kim đã tìm đường trở lại Việt Nam. Nhưng ông cũng đã kịp để lại nước Mỹ dấu ấn của mình, trở thành người Việt Nam đầu tiên cưỡi ngựa, bắn súng như một cao bồi và cũng là người Việt đầu tiên làm ký giả cho báo chí Mỹ.
Người Minh Hương cầm quân chống Pháp
Năm 1854, Trần Trọng Khiêm trở về Việt Nam vẫn dưới cái tên Lê Kim. Để tránh bị truy nã, ông không dám trở về quê nhà mà phải lấy thân phận là người Minh Hương đi khai hoang ở tỉnh Định Tường. Ông là người có công khai hoang, sáng lập ra làng Hòa An, phủ Tân Thành, tỉnh Định Tường. Tại đây, ông tục huyền với một người phụ nữ họ Phan và sinh được hai người con trai, đặt tên là Lê Xuân Lãm và Lê Xuân Lương. Trong di chúc để lại, ông dặn tất cả con cháu đời sau đều phải lấy tên đệm là Xuân để tưởng nhớ quê cũ ở làng Xuân Lũng.
Trong bức thư bằng chữ nôm gửi về cho người anh ruột Trần Mạnh Trí ở làng Xuân Lũng vào năm 1860, Lê Kim đã kể tường tận hành trình hơn 10 năm phiêu dạt của mình từ một con tàu ngoại quốc ở Phố Hiến đến những ngày tháng đầy khắc nghiệt ở Hoa Kỳ rồi trở về an cư lạc nghiệp ở Định Tường. Khi người anh nhắn lại: "gia đình bình yên và lúc này người đi xa đừng vội trở về", Lê Kim đã phải tiếp tục chôn giấu gốc gác của mình ở miền Tây Nam Bộ.
Nhưng chưa đầy 10 năm sau, khi làng xóm bắt đầu trù phú thì thực dân Pháp xâm lược nước ta. Lê Kim đã từ bỏ nhà cửa, ruộng đất, dùng toàn bộ tài sản của mình cùng với Võ Duy Dương mộ được mấy ngàn nghĩa binh phất cờ khởi nghĩa ở Đồng Tháp Mười. Tài bắn súng học được trong những năm tháng ở miền Tây Hoa Kỳ cùng với kinh nghiệm xây thành đắp lũy đã khiến ông trở thành một vị tướng giỏi. Năng khiếu ngoại ngữ cũng giúp Lê Kim cảm hóa được một nhóm lính Pháp và dùng chính nhóm lính này tấn công quân Pháp ở Cái Bè, Mỹ Qưới, khiến cho quân giặc điêu đứng.
Năm 1866, trong một đợt truy quét của Pháp do tướng De Lagrandìere chỉ huy, quân khởi nghĩa thất thủ, Lê Kim đã tuẫn tiết chứ nhất quyết không chịu rơi vào tay giặc. Gia phả nhà họ Lê do hậu duệ của Lê Kim gìn giữ có ghi lại lời trăn trối của ông: "Trước khi chết, cụ dặn cụ bà lánh qua Rạch Giá gắng sức nuôi con, dặn chúng tôi giữ đạo trung hiếu, đừng trục lợi cầu vinh, đừng ham vàng bỏ ngãi. Nghĩa quân chôn cụ ngay dưới chân Giồng Tháp. Năm đó cụ chưa tròn ngũ tuần". Trên mộ của Lê Kim ở Giồng Tháp (tỉnh Đồng Tháp) có khắc đôi câu đối: "Lòng trời không tựa, tấm gương tiết nghĩa vì nước quyên sinh/Chính khí nêu cao, tinh thần hùng nhị còn truyền hậu thế".
Như vậy, không chỉ là người đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ, Lê Kim còn là một trong những nhà yêu nước can đảm đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Dù cuộc khởi nghĩa của ông cùng chung số phận với nhiều cuộc khởi nghĩa khác ở Nam Kỳ đều bị thực dân Pháp và triều đình Nguyễn đánh tan, nhưng Lê Kim vẫn được công nhận là một trong những danh nhân lớn ở Đồng Tháp thế kỷ 19
(Dựa trên tư liệu của học giả Nguyễn Hiến Lê)

Source Internet.

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

BANDITO - Đạo tặc!!!


Ngày xửa ngày xưa, có 1 họa sĩ trẻ, không có tiếng tăm, sống trong 1 căn phòng chật hẹp, cũ kỷ, chuyên đi vẽ chân dung cho người khác kiếm sống qua ngày.

Một ngày nọ, có 1 nhà phú hộ, thấy những bức tranh của chàng họa sĩ trẻ rất sống động, nên đến nhờ chàng vẽ cho 1 bức chân dung. Đôi bên đồng ý với giá là 10000 đồng.

Sau 1 tuần lễ, bức tranh đã hoàn thành, nhà phú hộ đến đúng hẹn để lấy tranh. Đến lúc đó, ông nhà giầu đó sanh lòng phản phúc, vì thấy chàng họa sĩ vừa trẻ, vừa nghèo vừa chả tiếng tăm gì, nên đã không chịu trả đúng số tiền đã thỏa thuận từ trước. Vì Ông ta nghĩ bụng rằng: Bức tranh là chân dung của mình, nếu ta không mua, thì chả có ai bỏ tiền ra mua cả! Thế thì tại sao ta lại phải trả đến giá cao như thế cho bức tranh này? Nghĩ thế ông ta bèn trở mặt, không chịu trả đúng 10000 như đã giao hẹn nữa, mà chỉ chịu trả 3000 đồng thôi.

Chàng hoạ sĩ trẻ choáng váng, vì chưa gặp chuyện như thế bao giờ, nên đã kiên nhẫn, cố gắng giải bầy cặn kẽ cho ông khách đó rằng, đây là đã giao hẹn rồi, xin ông hảy nên làm người giữ chữ Tín. Ông khách thấy thế, biết là mình đã chiếm thượng phong, bèn dứt khoát: Thôi anh đừng dài dòng lôi thôi, tôi hỏi anh, 3000 có chịu hay không??

Chàng hoạ sĩ nghe thế, biết là cha này chơi xỏ lá, tay trên, bèn cố nén cơn giận, trả lời người khách với 1 giọng kiên quyết: Không bán! Tôi thà thí công vẽ, chứ nhất định không chịu để ông làm nhục tôi như thế! Hôm nay ông nuốt lời, bất tín với tôi, thì tương lai chắc chắn ông phải trả giá gấp 20 lần!!

-Cái gì? Anh nói giỡn chơi! 20 lần là 200000, tôi đâu có ngu mà trả đến 200000 để mua bức tranh này!!

- Rồi ông sẽ biết!  --Chàng họa sĩ nói theo khi người khách bỏ đi!
Trải qua câu chuyện đau lòng như thế, chàng họa sĩ đã dọn đi, đến 1 nơi khác, tầm sư học nghề, khổ công luyện tập.

Trời không phụ lòng người, mười mấy năm sau, chàng đã dành được 1 chỗ đứng khá quan trọng trong giới hội họa, trở nên 1 họa sỉ khá nổi tiếng. Còn nhà phú hộ? Ngay ngày hôm sau thì ông ta đã quên mất câu chuyện chơi xỏ thằng họa sĩ trẻ đáng thương đó rồi.
……………………………………..

Cho đến 1 ngày, có mấy người bạn thân đã đến kễ cho ông ta nghe cùng 1 câu chuyện lạ:
-Này ông! có 1 câu chuyện lạ ghê! mấy ngày nay, chúng tôi có đi xem 1 buổi triển lãm tranh của 1 ông họa sĩ nổi tiếng, ở đó có treo 1 bức tranh đề giá chắc nịch, mà trong tranh là 1 nhân vật trông y hệt như Ông, giá đề: không thương lượng: 200.000 đồng! Mà cái buồn cười là, tiêu đề của bức tranh là: BANDITO!! ( Đạo tặc!! ).

BANDITO

Như bị trời giáng, ông nhà giầu nhớ ngay đến câu chuyện năm xưa!
Lúc đấy, ông mới biết là việc mình làm ngày trước đã tổn thương người họa sĩ trẻ đến mức nào. Ngay tối hôm đó, ông ta đã tìm ngay đến chàng họa sĩ, thành thật xin lỗi, và ngỏ lời xin mua lại bức tranh đó với giá 200000 đồng .

Chàng họa sĩ trẻ đó tên là: Pablo Ruiz Picasso.(1881---1973)

Không ai có thể đánh bại và làm nhục ta ngoại trừ chính ta. . ... Đó là tâm niệm của Ổng !!

Source Internet.

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Tiết Nhơn Quý


Tiểu Tử

Trước ngày 30 tháng tư 1975, trong cơn sốt di tản, tôi chen lấn đẩy được vợ con lên trực thăng .Thằng Mỹ đen thòng người xuống, vừa kéo tôi lên vừa la lớn cho đồng bọn: ‘’ Bốc lên! Bốc nhanh lên! Đầy ứ rồi! ‘’ Chân tôi vừa chạm sàn trực thăng thì vợ tôi làm rớt cái xắc da xuống đám ngừơi đang xô đẩy nhau phía dưới. Như cái máy, tôi phóng xuống theo! Khi tôi giành giực lại được cái xắc thì chiếc trực thăng đã bay đi xa.Tôi ôm cứng cái xắc trứơc ngực, hổn hển nhìn theo mà nghe chết điến trong lòng… 

Nhờ bị rớt lại như vậy mà tôi còn giữ được nhà cửa xe cộ. Bởi vì những nhà khác - nhà những người đã di tản- đều bị đồng bào hôi của, rồi sau đó là bị nhà nước cách mạng tiếp thu. Cũng là một hình thức hôi của, nhưng…cao cấp hơn ! 

Rồi nhờ cái xắc của vợ tôi với mớ nữ trang và đô la mà tôi làm lại cuộc đời chẳng khó khăn gì mấy.

Hồi thời trước, tôi làm chuyên viên điện toán cho một hãng xuất nhập cảng lớn ở Chợ Cũ. Bây giờ, sau thời gian đi hội họp học tập để nghe cán bộ phát biểu dong dài với những từ ngữ lạ hoắc, nghe…ù ù cạc cạc như vịt nghe sấm, vậy mà tôi cũng hiểu trắng được rằng cách mạng là đổi đời và hiểu ngầm rằng: Muốn sống trong chế độ mới mình phải lột cái xác cũ ra chôn giấu đi, và muốn sống yên ổn trong thời buổi này, mình phải biết làm…thợ lặn, nghĩa là đừng có trồi đầu ra cho thiên hạ để ý, nhứt là chánh quyền. Vậy là tôi quyết định đổi nghề: Tôi đem gia đình thằng Sáu, đứa cháu kêu tôi bằng bác, về cư ngụ với tôi, rồi chúng tôi lập Tổ May Thêu. Chạy vòng ngoài là thằng Sáu với chức tổ phó ; tổ viên là vợ và hai đứa con gái của nó, cộng thêm hai người chị vợ nó ; còn tôi thì làm tổ trưởng, nghĩa là ngồi không uống trà, hút thuốc, ký tên, đi họp…

Sau tháng Tư năm 1975, không phải chỉ có mình tôi đổi nghề. Phần đông người dân miền Nam đều đổi nghề, nhứt là ở các đô thị. Chẳng ai bảo ai, cũng chẳng thấy ai khuyên ai, họ tự động đổi nghề một cách tự nhiên và đều khắp, giống như theo một thời trang đổi kiểu áo quần! Và cũng chẵng có một mải mai mặc cảm. Cho nên thấy giáo sư đi đạp xích lô, thấy thầy giáo đi làm thợ hồ, thấy lơ xe đò là thợ bạc hồi thời trước, thấy chị bán nước mía là cựu nhân viên ngân hàng …v.v. Kể không hết.Và cái nghề được nhiều người chọn nhứt là nghề mở quán cà-phê vỉa hè! Dễ quá! Chỉ cần đặt trước nhà mấy cái bàn mấy cái ghế …vậy là thành quán! Cho nên thấy đường nào cũng có, xóm nào cũng có, xó xỉnh nào cũng có. Nhiều khi hàng quán nằm khít nhau một dọc, vậy mà chẳng thấy ai phàn nàn ai! Làm như trong cuộc đổi đời vĩ đại này, người dân miền Nam dễ thông cảm với nhau hơn hồi trước!

Sau "cách mạng", có những nghề bỗng nhiên biến mất trong sinh hoạt hằng ngày. Điển hình nhứt là nghề coi tay coi tướng và nghề đấm bóp (cũng gọi là tẩm quất ). Có người…ác ý nói rằng cách mạng rất sợ bị lộ chân tướng nên mấy thầy tướng số đều bị ‘’đì‘’ hết, còn tẩm quất là nghề… chuyên chính của Đảng và Nhà Nước, họ giữ độc quyền dùng nó để đần những phần tử xét lại hay phản động đã bị họ bắt nhốt…thì sức mấy mà người dân được hành nghề này !

Một tối đó, trong khi tòn ten trên võng hút thuốc sau bữa cơm, tôi bỗng nghe tiếng rẹt rẹt rẹt từ đằng xa. Đó là tiếng của những nút khoén đập dẹp xõ xâu mà mấy ông tẩm quất vừa đi vừa lắc để …rao hàng. Ngạc nhiên, tôi nhỏm dậy lắng tai nghe. Đúng rồi !Đúng là tiếng lắc nút khoén của ông tẩm quất. Hồi thời trước, ông tẩm quất xóm tôi thường đi lắc như vậy đêm đêm.Và ổng đấm lưng tôi đều đặn mỗi tháng hai lần. Sau giải phóng, không nghe ổng lắc rẹt rẹt nữa. Tôi nghĩ chắc ổng cũng đã đổi nghề như thiên hạ. Nào dè…

Tôi vui mừng bước nhanh ra cổng, gọi : ‘’Đấm bóp! Đấm bóp!‘’. Có tiếng dạ từ đàng xa, rồi một người đạp xe lại. Thì ra không phải ông tẩm quất mà tôi quen. Người này cũng trộng tuổi như ông kia, cũng gầy gầy như ông kia, nhưng cao lớn hơn nhiều . Ổng mặc sơ-mi ngắn tay và quần sọt, đeo ngang hông một túi vải nhỏ. Lỡ gọi rồi, tôi đành mở cổng cho ổng vào mà phân vân tự hỏi: "Không biết ông này ở đâu ra? Nhứt là trong thời buổi mà thiên hạ chạy ăn hằng bữa, ai đâu mà đưa lưng cho ổng đấm? Với lại không biết ổng thiệt có nghề đấm bóp hay là thứ… ba trợn để kiếm cơm? Bởi vì bây giờ cái thứ đó cũng đông lắm!"

Vào nhà, tôi gọi mấy đứa nhỏ trải một chiếc chiếu ở hàng ba rồi tôi tự động nằm xuống đó sau khi cởi quần áo ngoài chỉ còn mặc cái quần đùi. Ông đấm bóp bỏ đôi dép nhựt ở tam cấp, bước vào nhà nhìn quanh rồi nói :’’Xin phép cho tôi cởi áo‘’. Không đợi trả lời, ông cởi áo sơ-mi máng lên đầu võng, để lộ trên người chiếc áo thung ba lỗ đã ngã màu vàng và lủng rách nhiều nơi . Ông ngồi xuống cạnh tôi, lấy trong túi vải chai dầu mở nút trút vào lòng tay, nhìn tôi mỉm cười: ’’Ông nằm sắp xuống". Tôi làm theo như cái máy. Tôi nghe hai bàn tay vừa to vừa ấm của ông thoa dầu từ trên ót trên cổ tôi xuống lần hai vai, rồi lưng, để cuối cùng vuốt dài theo hai cánh tay nằm dọc theo hông…mà tưởng chừng như vừa được trùm lên người một làn hơi nóng vừa êm vừa mõng !

Lối đấm của ông ta không giống lối đấm của ông mà tôi quen. Kỹ thuật của ông hồi đó đúng là đấm, nghĩa là hai bàn tay cứ đều đặn xuống lên, khi nắm lại thì có tiếng bóc bóc, khi xòe ra thì có tiếng bụp bụp. Và cứ như vậy, hết lưng là đến chân đến tay. Còn ông mới này thì khác hẳn. Ổng…âm thầm hơn và đi sâu hơn. Ổng mằn từng khớp xương, từng thớ thịt, ổng mò dài theo các đường gân tay gân chân. Mấy đầu ngón tay của ổng đi tới đâu là mình nghe… rã rời tới đó! Thật là kỳ diệu! Tôi phục ổng quá!

Sau khi làm xong, ổng xin một ly nước, uống, lảnh tiền, cám ơn, rồi lẳng lặng dẫn xe đạp đi ra. Tôi hỏi với theo: ‘’Tuần sau, cũng vào giờ này, ông lại đấm tôi được không?‘’. Ổng nói "dạ được" rồi đi thẳng. Tiếng rẹt rẹt của xâu nút khoén lại vang lên xa xa… Tôi nằm tơ lơ mơ, nghe âm thanh rẹt rẹt mà tưởng chừng như thời cũ vẫn còn nguyên đây đó, cái thời mà cuộc sống còn mang nhiều thi vị, kể cả những thi vị thật nhỏ nhoi tầm thường.

Tuần sau, ông đấm bóp trở lại. Ổng không bấm chuông. Ổng đứng ngoài cổng lắc xâu nút khoén rẹt rẹt, rẹt rẹt, giống như một…ám hiệu! Đã được dặn trước nên người nhà chạy ra mở cổng. Ổng vào nhà, gật đầu chào tôi rồi tuần tự làm y như tuần rồi. Thấy ổng có tay nghề ‘’cao cấp‘’ - nói theo từ ngữ bây giờ - mà không bô bô vừa làm vừa nói như ông cũ, tôi càng có cảm tình với con người trầm lặng đó. Nên tôi mở lời:

- Ông làm nghề này lâu chưa? 

- Dạ…sau "giải phóng".

- Sao tôi không nghe ông lắc ở xóm này vậy?

- Dạ…tôi ít đi lắc lắm. Tôi làm cho khách quen không hà. Hôm rồi nhơn làm cho ông khách ở gần đây, tôi lắc cầu may nên mới gặp ông đó chớ.

- Hồi thời trước, ông làm nghề gì? 

Ổng "dạ" rồi nín thinh. Tôi biết ổng không muốn nói, nên cũng không hỏi tiếp.

Lần này, sau khi trả tiền, tôi hỏi, giọng thân mật: 

- Ông thứ mấy?

- Dạ…thứ Sáu. 

- Ông chắc lớn hơn tôi cở bảy tám tuổi. Vậy cho tôi gọi ông bằng anh Sáu được không? 

Ổng nhìn tôi, chớp chớp mắt : 

- Dạ được chớ. 

- Vậy tuần sau, cũng ngày này giờ này, nghe anh Sáu. 

Ổng “dạ”, gật đầu chào tôi rồi dẫn xe đạp đi ra.

Tuần sau, ổng lại đến. Lần này, chính tôi niềm nở mở cổng. Tôi bắt tay ổng:

- Mạnh hả anh Sáu?

- Dạ mạnh.

Vào nhà, lại tuần tự “ xin phép, cởi áo, ngồi xuống, xoa dầu ”… Nhưng lần này, sau khi rờ lưng tôi, ổng nói:

- Hơi cảm hả thầy Hai? 

Tôi ngạc nhiên, vì hai tiếng “thầy Hai” thì ít mà vì chỗ ông Sáu biết tôi đang cảm thì nhiều:

- Sao anh biết?

- Nghề mà thầy Hai. Lưng thầy lạnh ngắt đây nè!

Rồi ổng tiếp, giọng đầy tự tin:

- Nhưng không sao đâu, thầy Hai yên tâm.Tôi làm một chút là thầy thấy khoẻ hà.

Thấy lần này ổng cởi mở hơn, nên tôi tiếp tục...đẩy đưa:

- Anh học nghề này ở đâu vậy, anh Sáu?

- Tôi học với một ông thầy Tàu ở Bình Hòa?

Ngừng một chút như để suy nghĩ, rồi ổng nói tiếp, trong lúc hai bàn tay vẫn đều đặn làm việc:

- Thiệt ra ông thầy tôi chuyên dạy võ.

- Ủa? Rồi sao có vụ dạy tẩm quất?

Im lặng một chút rồi ổng mới nói, sau khi cười nghe cái khịt:

- Hồi đó, lâu rồi, tôi tới thọ giáo với ổng, ổng nắn tay nắn chân tôi rồi mới nói: “Tao dạy võ cho mày không lấy tiền với điều kiện là mày đấm lưng cho tao mỗi tuần một lần, mày chịu hông?“. Tôi trả lời chịu nhưng tôi không biết đấm lưng. Vậy là ổng dạy tôi đấm lưng!

Nói xong, ông Sáu cười nhè nhẹ mấy tiếng. Tôi biết ổng đang sống lại với những kỷ niệm nên tôi “khơi“ luôn:

- Mà tại sao anh Sáu phải đi học võ vậy?

Ổng ngập ngừng một chút rồi mới nói:

- Tại hồi đó tôi muốn đóng vai Tiết Nhơn Quý!

Ba tiếng "Tiết Nhơn Quý" làm tôi nhớ lại bà già vợ tôi hồi thời trước hay đi coi hát bội và bà thích nhứt nhân vật Tiết Nhơn Quý. Bà thường nói “Đóng vai Tiết Nhơn Quý, không ai hay bằng kép Sáu Thanh hết! Thằng đó múa thiên phương họa kích như thần. Còn khi nó gặp lại Dương Mậu Sanh, nó khóc như thiệt vậy, hay không chỗ nói!“. Tiết Nhơn Quý...Cây Thiên Phương Họa Kích...Kép Sáu Thanh...Ông già đấm bóp thứ Sáu... Những hình ảnh đó đang liên kết lại trong đầu tôi làm tôi không kềm được tò mò. Tôi xoay người lại hỏi:

- Vậy… anh Sáu là kép Sáu Thanh phải không?

Gương mặt già nua đó bỗng nhăn lại vì xúc động. Ổng nuốt nước miếng mấy lần mới nói được:

- Dạ phải. 

- Hồi đó bà già vợ tôi mê anh lắm. Bả cứ nhắc hoài lúc Tiết Nhơn Quý gặp lại nghĩa huynh Dương Mậu Sanh. Anh đóng hay đến nỗi khán giả ai cũng sụt sùi khóc hết.

Ông Sáu im lặng, chớp mắt thật nhanh rồi nhìn đi nơi khác. Ổng nhìn ra sân, ổng nhìn ra cổng. Ở đó, tôi không có vặn đèn khi đêm xuống như thời cũ - phải làm giống thiên hạ để đừng ai để ý- nên bóng tối dăng đầy. Tôi biết: Trong vùng tối đó, ông Sáu đang nhìn thấy lại ánh sáng huy hoàng của thuở mà trong vai Tiết Nhơn Quý ông đã làm rung động biết bao nhiêu khán giả đêm đêm... 

Một lúc sau, ông Sáu mới nói, giọng trầm tĩnh:

- Thầy Hai nằm xuống đi, để tôi làm tiếp.

Bây giờ, mấy đầu ngón tay của ổng “đi“ thật chậm nhưng thật sâu .Làm như ổng đang tiếp tục mò mẫm để tìm lại những kỷ niệm vụn vặt mà cơn lốc cách mạng 1975 đã bất thần thổi tung đi mất. Tôi bỗng nghe thương hại ông Sáu vô cùng...

Tôi xin mở dấu ngoặc ở đây để viết vài hàng về nhân vật Tiết Nhơn Quý. Tôi chỉ nhớ đại khái nhưng chắc cũng đủ để cảm thông sự xúc động của anh Kép tài danh Sáu Thanh, bây giờ là ông già đang ngồi đấm lưng tôi trong im lặng...

Tiết Nhơn Quí nhà nghèo, nhưng có sức mạnh hơn người. Một mình anh ta kéo khúc gỗ mà mười người kéo không nổi! Và anh ta ăn uống cũng bạo lắm: mỗi bữa cơm, anh ta ăn bằng mười người ăn! Vì nhà nghèo nên thường xuyên Tiết Nhơn Quý ăn không đủ no, mặc không đủ ấm.

Trong làng, có Dương Mậu Sanh là nhà có tiền và tánh tình rất hào phóng. Biết tình cảnh của Tiết Nhơn Quý, Dương Mậu Sanh bèn đem về nuôi và kết nghĩa anh em. Nhờ được ăn uống đầy đủ nên Tiết Nhơn Quý, ngoài việc giúp đỡ nghĩa huynh trong công tác nặng nhọc, hàng ngày luyện tập võ nghệ với cây Thiên Phương Họa Kích đến trình độ mà khi tung lên là “lá rụng cát bay“...

Tiết Nhơn Quý ăn đến nỗi ...người nghĩa huynh gần bị sạt nghiệp!

Một hôm, nhân đánh đuổi Cáp Tô Văn và cứu được Lý Thế Vân nên được vị này thâu dụng dưới trướng. Rồi từ đó Tiết Nhơn Quý theo phò Lý Thế Dân đánh đông đánh tây bao nhiêu năm mới dựng nên cơ đồ cho ông này lên làm vua. Lúc đó Tiết Nhơn Quý đã trở thành một vị nguyên soái lừng danh thiên hạ.

Thời gian sau, nhân chuyến viễn chinh qua làng cũ, Tiết Nhơn Quý cho hạ trại ở đây rồi truyền lịnh tướng tá đi mời Dương Mậu Sanh. Ông này bây giờ nghèo xác xơ, nghe nguyên soái cho vời mình thì không biết làm sao, vì không tiền mua lễ vật để ra mắt nguyên soái. Cuối cùng ông đành làm liều: Ông lấy hai cái hũ đổ đầy nước, đóng nút rồi bịt lại bằng mấy lần vải đỏ, xong ông xin một ít rượu rưới lên đầu hũ cho có mùi. Như vậy, người ta sẽ nghĩ là hai hũ rượu, và như vậy khi tiếp vị nghĩa huynh, nguyên soái sẽ không bị mất mặt với những người dưới trướng.

Được thông báo, Tiết Nhơn Quý vội vã bước ra đón người anh kết nghĩa đã nuôi mình trong lúc cơ hàn mà bao nhiêu năm dài bận chuyện quân binh mình không về thăm được. Dương Mậu Sanh đặt hai hũ rượu giả lên bàn, vòng tay cố gắng lắm mới nói được mấy lời: “Thưa nguyên soái, tôi xin có chút lễ mọn để ra mắt nguyên soái...“ Nhìn bộ quần áo trên người Dương Mậu Sanh, Tiết Nhơn Quý hiểu ngay tình cảnh của người anh kết nghĩa. Ông ôm lấy nghĩa huynh, xúc động: “Dương huynh lúc nào cũng tốt với tiểu đệ. Ơn xưa biết bao giờ đệ trả cho xong mà bây giờ còn cho đệ rượu để mừng tái ngộ. Thì đệ xin uống cho huynh vui“. Nói xong, Tiết Nhơn Quí bưng lên một hũ, mở nút uống ực ực mà trào nước mắt. Xong, nói lớn cho mọi người trong trướng đều nghe: “Ngon! Ngon quá ! Rượu của nghĩa huynh ta ngon quá! Cay quá! Làm ta chảy nước mắt“. Rồi truyền lịnh: “Rượu của nghĩa huynh ta tặng cho ta, vừa ngon vừa quý. Đứa nào rớ vào là ta chém đầu. Nghe chưa?“ Rồi tự tay xách hai hũ rượu một cách trịnh trọng đem vào trong cất kỹ.

.......

Ông Sáu im lặng làm lưng tôi một lúc, bỗng nói:

- Hồi đó, lúc nào diễn đến lớp Tiết Nhơn Quý uống rượu giả của Dương Mậu Sanh, tôi cũng xúc động nên khóc thiệt. Khán giả nghĩ rằng tôi khóc giả mà như thiệt nên khen quá chừng. Có nhiều người liệng tiền lên sân khấu cho nữa, thầy Hai à!

- Rồi tại sao anh Sáu không đi hát nữa vậy?

- Mấy ngày đầu tháng Tư 75, ông bầu rã gánh, vì đâu còn hát hò gì nữa. Lúc đó tụi này vẫn “trụ“ ở đình Thanh Nguơn là nơi mà tụi này hát thường xuyên. Đào kép nhạc công bỏ đi tứ tán. Còn lại ở đình có anh Ba thợ đèn, anh Tư Rưa người thủ vai Dương Mậu Sanh và tôi. Tụi này ở chùm nhum với nhau như vậy tới ngày "giải phóng".

Ngừng một chút, rồi không đợi tôi hỏi, ông nói tiếp, giống như ổng đang quay lại một cuồn phim:

- Rồi họ đến đuổi tụi tôi ra, lấy đình làm hội trường . Anh Ba và anh Tư đưa vợ con về quê. Còn lại mình tôi không vợ không con nên cũng dễ. Tôi đổ lì, “bám trụ“. Cuối cùng họ để tôi ở cái nhà xép phía sau đình nhưng bắt tôi làm gác dan cho họ luôn! Rồi bởi vì họ không trả lương nên tôi phải đi đấm bóp để sống. 

- Bộ bây giờ người ta cũng kêu đấm bóp như hồi xưa, hả anh Sáu?

- Đâu có! Người như thầy Hai đây hiếm lắm. Chỉ có cán bộ là thích ba cái vụ này thôi. Bây giờ bọn đó mới có tiền. Tiền...“ chùa” mà thầy Hai! Tôi nói bao nhiêu là họ đưa bấy nhiêu, không thắc mắc gì hết. Cho nên khách của tôi phần đông là cán bộ...

Tôi bật cười:

- Vậy là anh phục vụ tốt chế độ rồi anh Sáu!

- Đâu có thầy Hai! Thầy không biết chớ khi tôi làm lưng cho họ tôi đâu có làm theo bài bản như tôi làm cho thầy Hai đây.Tôi dằn vật họ như một con thú. Tôi làm cho đã nư mà. Tôi làm lưng họ mà nghĩ như tôi đang rửa nhục vậy. Cho nên tôi cứ bẻ tay bẻ chân, rồi tôi vặn đầu vặn cổ. Tôi dẵm lên lưng dẵm lên đầu. Càng làm, tôi càng nghe hả dạ. Vậy mà họ khen ngón nghề của tôi có “trình độ cao“! Cái thứ dốt mà thầy Hai! 

Ngừng một chút rồi tiếp: 

- Thầy Hai biết không, nói nghe khùng chớ nhiều khi tôi ao ước được biến thành Tiết Nhơn Quý thiệt, với trùng trùng binh mã trong tay như thuở đi chinh Đông, để tôi quét sạch bọn vô thần này một phát !

Ổng nói mà hai tay ổng vẫn mằn mò đầu gân thớ thịt của hai chân tôi.Theo tuần tự lớp lang thì ổng đang ở phần cuối của cữ đấm. Bỗng ông Sáu thở dài:

- Coi vậy chớ lâu lâu tôi vẫn nhớ sân khấu, nhớ tuồng nhớ tích. Tôi thủ vai Tiết Nhơn Quý gần hai mươi năm mà thầy Hai. Nó thấm trong xương trong máu lận. Dễ gì quên?

Rồi ổng chép miệng, cay đắng:

- Hồi đó, có bao giờ tôi nghĩ rằng tôi sẽ tuột xuống đi đấm bóp như bây giờ đâu, thầy Hai.

- Đổi đời mà anh Sáu. Đều trời hết chớ bộ!

Tôi nghe ổng khịt mũi rồi lầm bầm: “Hừ!Đổi đời!Đổi đời! Mẹ bà nó!“ Tôi biết đã đến lúc tôi nên làm thinh để đừng khơi lại một vết thương nào khác nữa...

...Ông Sáu trở lại đấm cho tôi được hai lần. Đến kỳ hẹn sau, ổng không tới. Tôi nghĩ có lẽ ổng bịnh. Tôi đợi thêm một tuần. Cũng không thấy ổng tới. Thắc mắc, tôi đạp xe lại xóm đình Thanh Ngươn hỏi thăm mới biết là ông Sáu đã bị bắt. Người ta nói chánh quyền nghi ổng có ý đồ gì đó bởi vì theo dõi thì “phát hiện“ đêm nào ổng cũng “lê la“ ở nhà các cán bộ!

Trên đường về nhà, tôi miên man nghĩ: “Tiết Nhơn Quý trước sau như một, có ở tù, có bị chúng nó tẩm quất... chắc con người đó không bao giờ thay đổi. Và tôi lại nghĩ: bọn... ’đỉnh cao trí tuệ’ này không tình không nghĩa, hữu thủy vô chung, tiền hậu bất nhứt... thì làm gì biết được Tiết Nhơn Quý là ai?“
Source Internet.

Tình bạn tuyệt vời của người xưa



Chuyện kể rằng vào đời nhà Tống ở Trung quốc có một đôi bạn thân, cả hai người đều học rộng, tài cao. Về phẩm hàm là quan nhất, nhị phẩm. Đó là nhà văn Vương An Thạch và nhà thơ Tô Đông Pha .Văn chương, thơ phú của cả hai người đều rất nổi tiếng, Vương An Thạch giữ chức Tể  tướng Còn Tô Đông Pha thì làm quan cai trị một vùng Hai người là bạn thân chơi với nhau từ lâu nhưng do mỗi người lại có năng khiếu và sở trường riêng, người này giỏi văn còn người kia thì lại giỏi về thơ, vậy cho nên Tô Đông Pha không  phục Vương An Thạch, coi bạn không giỏi bằng mình. Biết là bạn coi thường mình nhưng Vương An Thạch chỉ im lặng không nói gì cả. Có một lần Vương An Thạch chủ động mời Tô Đông Pha đến tư dinh Tể tướng của mình chơi để đàm đạo chuyện văn chương. Khi Tô Đông Pha đến, Vương An Thạch cố ý vắng mặt một cách tế nhị khi Tô Đông Pha bước vào thư phòng của ông . Vì không thấy chủ, lại thấy trên bàn có một bài thơ đã làm xong và một bài đang viết dở. Vì giỏi thơ, khi nhìn thấy có thơ là ông liếc mắt đọc ngay. Một bài có đôi câu như sau:
          “ Minh nguyệt sơn đầu khiếu
           Hoàng khuyển ngọa hoa tâm”.
Tô Đông Pha nhíu mày, nhăn trán suy nghĩ : Minh nguyệt là ánh trăng sáng, mà khiếu là hót. Vậy thì ánh trăng sáng, sao mà lại hót được ở đầu núi nhỉ? Câu tiếp là Hoàng khuyển là con chó vàng thì làm sao lại ngọa ( nằm) được ở trong tâm ( giữa) bông hoa ?. Ông lắc đầu và tỏ rõ ý coi thường tác giả của bài thơ. Ông nghĩ “ Vậy mà người ta cứ đồn là Vương An Thạch giỏi”? Nhân lúc vắng chủ nhà, và sẵn tiện có bút mực tại chỗ, ông sửa lại ngay hai câu thơ là :
                  “ Minh nguyệt sơn đầu chiếu
                    Hoàng khuyển ngọa hoa âm”
Có nghĩa là ánh trăng chiếu nơi đầu núi và con chó vàng nằm dưới bóng của bông hoa. Sửa xong hai câu thơ trên, Tô Đông Pha tỏ vẻ rất hài lòng và cho rằng khi đọc lại hai câu thơ này thì Vương An Thạch phải phục tài của mình lắm. Thơ phải sửa như thế mới đúng ngữ và nghĩa chứ !
Đọc tiếp bài văn thứ hai, thấy Vương An Thạch  tả cảnh mùa đông lạnh lẽo, tuyết rơi, hoa cúc rụng tơi tả. Tự liên hệ, ông thấy rất bực mình vì trên thực tế không bao giờ có chuyện hoa cúc lại rụng. Với hoa cúc, khi tàn héo nó vẫn cứ bám vào đài và thân hoa cho đến khi cây cúc chết.( Hoa cúc như vậy nên các đôi trai gái khi yêu thường lấy hoa làm biểu tượng để tặng cho nhau thể hiện sự chung thủy của mình) Ông cầm bút viết ngay vào bên cạnh bài văn để nói thẳng với tác giả rằng “ Hoa cúc không bao giờ rụng cả”. Biết mình chức, tước và phẩm hàm còn dưới Vương An Thạch nên lúc ra về suy nghĩ lại, ông biết mình phạm thượng, vì Vương An Thạch là quan đầu triều, chỉ dưới có một mình vua ( dưới một người, trên muôn vạn người). Thế nào mình cũng sẽ bị trị tội, bị trả thù là cái chắc. Quả đúng như dự đoán, sau một thời gian ngắn Tô Đông Pha nhận được “ trát” điều đi nhậm chức tận vùng phương Bắc xa xôi như đi “đầy”. Tô Đông Pha hối hận và nhận ra hậu quả việc làm bồng bột của mình ! Còn với tể tướng Vương An Thạch, sau khi ban “trát” điều Tô Đông Pha đi, ông hạ lệnh” các quan lại địa phương mà Tô Đông Pha đến làm việc là phải tạo mọi điều kiện  thuận lợi cho ông tìm hiểu đất đai, thổ nhưỡng cũng như thiên nhiên vùng đó và phải đối xử với tiên sinh Tô Đông Pha như  bậc đại khách” Là một người yêu thiên nhiên và biết cảm thông với nỗi thống khổ của người dân ở vùng đất khô cằn, khắc nghiệt, Tô Đông Pha thường xuyên tiếp xúc với dân, ông thỏa sức du ngoạn để tìm hiểu về con người và đất đai khắp vùng. Vì sống hòa đồng và hết sức thân thiện với mọi người nên ông đi đến đâu cũng được từ quan đến dân đón tiếp chân thành và nồng thắm. Có một lần đến thăm một làng quê nọ Tô Đông Pha bỗng nghe thấy tiếng chim lạ hót véo von, tiếng hót rất trong lại vang vọng vào núi đá. Nhà thơ hỏi đấy là loại chim gì mà hót hay như vậy ? Những người dân địa phương trả lời : Đấy là tiếng hót của chim Minh Nguyệt.  Có một lần khác khi đi thăm một vườn trồng hoa, thấy mọi người đang bắt sâu, đó là một loại sâu lạ nằm giữa bông hoa để ăn nhụy. Ông hỏi đó là sâu gì thế ? Những người nông dân trả lời : Đó là sâu Hoàng Khuyển. Thì ra trên thực tế có cả loại chim Minh Nguyệt và loài sâu Hoàng Khuyển thật. Vì tự cao không hiểu hết ý và  tự sửa bài thơ của Vương An Thạch, làm sai nội dung và tứ thơ hay của bài thơ ! Thời gian trôi đi, khi mùa đông phương Bắc lạnh lẽo tràn về, Tô Đông Pha ngồi trong nhà nhìn ra ngoài  thấy tuyết trắng xóa bay đầy trời và ở dưới vườn nhà những cánh hoa cúc bị tuyết bám vào rụng rơi lả tả. Nhà thơ lại giật  mình lần nữa và không tránh được tiếng thở dài, thì ra có hoa cúc rụng thật. Chỉ có điều là nó rụng trong hoàn cảnh và môi trường như thế nào mà thôi. Ông ngồi suy nghĩ và hồi tưởng lại những sự việc đã diễn ra trong thời gian vừa qua, thấy rõ sự hiểu biết quá cạn cợt của mình, nghĩ việc mình được bổ nhiệm làm quan nơi xa xôi, được tiếp xúc, du ngoạn và được đón tiếp thịnh tình lại có thêm nhiều hiểu biết và những vốn sống phong phú ở một vùng thiên nhiên kỳ thú nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt này. Tô Đông Pha bỗng nhận ra bạn mình  Vương An Thạch, quan Tể tướng – Nhà văn không phải là người tầm thường, không phải trả thù hay “ đầy” mình lên biên cương mà chính là quan tâm tạo điều kiện cho mình đi “ thực tế” để có thêm vốn sống và kiến thức  từ trong dân gian. Vừa thấm thía, vừa biết ơn cộng với sự cảm phục, nhà thơ Tô Đông Pha liền ngồi viết thư tạ lỗi với tể tướng Vương An Thạch..
Source Internet.

Khám phá khu vườn kỳ bí toàn 'Ma Cây'


From:Taquang Khoi





Thiệt kì diệu và đầy bí ẩn khi bạn đặt chân đến khu vườn bí mật mang tên Bruno Torf tại thị trấn nhỏ Marysville ở thành phố Melbourne, phía Nam Châu Úc. Rất nhiều du khách đã tìm đến đây rất đông để tìm hiểu xem thực hư thế nào?
Khi đến đây thật ra chẳng có ma nào nhưng người ta không khỏi thán phục khi tham quan những tác phẩm tuyệt vời do một họa sĩ điêu khắc tên Bruno Torf làm nên. Khu vườn điêu khắc của Bruno Torf ngày càng nổi tiếng. Khi đến đây bạn như lạc bước vào không gian của một khu rừng nhiệt đới huyền ảo với nhiều bất ngờ khi thấy thấp thoáng đâu đó có bóng người nhưng khi đến gần thì mới vỡ lẻ đó là tác phẩm điêu khắc tuyệt vời.
Hãy đến Bruno Torf để khám phá hơn 300 bức tranh và tác phẩm điêu khắc tuyệt vời với nhiều cung bậc cảm xúc nhuốm màu sắc kì bí. Những câu chuyện cổ tích về những con ma cây, người đá như hiện ra qua từng tác phẩm tuyệt vời, làm cho bước chân phiêu lưu của bạn cứ dấn tới, cứ tiếp tục bước đi. 
















































Các bạn thấy phục nhà điêu khắc này chưaTất cả đều được điêu khắc đấy . 

Source Internet.

Một Nửa Người Đàn Ông



Cô chăm chú sửa lại bản thảo của cuốn tiểu thuyết một lần chót, trước khi mang sang nhà in. Làm công việc sửa đổi văn chương bản thảo cho nhà xuất bản, không lúc nào mà cô rảnh rỗi được. Trong tháng này có 5 cuốn truyện dài sẽ được in, cả 5 cuốn đều là sách của tác giả có sách xuất bản lần đầu.
Cô nghe tiếng gõ cửa, rồi chiếc đầu của người tùy phái ló vào.
“Thưa cô, có một bà muốn gặp cô”
“Ai vậy, ông có hỏi tên hộ tôi không? “
“Tôi có hỏi, bà âý nói tên là Lan”.
Cô cố nhớ tên của các tác giả mới trong đầu. Không có ai là Lan cả, họ đều là phái nam. Cô nói với người tùy phái;
“Ông mời hộ bà Lan vào văn phòng ngoài đó, tôi sẽ ra. Cũng sắp đến giờ tôi đi ăn trưa rồi.”
Đợi cho người tùy phái khuất sau cánh cửa, cô quay điện thoại gọi bạn:
“Hôm nay em muốn đi ăn mì ở Hải Ninh, em sẽ đến đó độ 20 phút nữa, em có một người khách đang chờ. Nhưng em sẽ tiếp họ 5 phút thôi.” 

Người đàn bà khỏang ngoài 45 tuổi, ăn mặc giản dị nhưng lịch sự, nét mặt khô nhưng trí thức. Bà ta ngồi yên không đứng lên khi cô xuất hiện. Cặp chân mày hơi cau lại một chút, bà chờ cô tự giới thiệu trước.
Cô hơi khựng lại một giây,nhưng tự chủ được ngay, cô quen với những người đến gặp cô để nhờ vả, nên cô hỏi với giọng không được vồn vã lắm:
“Tôi là Tâm, bà cần gặp tôi có việc gì?”
Người đàn bà nhìn thẳng vào mặt cô, nói chậm và ngắn.
“Tôi là vợ của ông Ngọc.”

Cô đứng lặng, nghe như có một đường nước mưa lạnh vừa chẩy từ cổ áo xuống lưng. Cô biết chuyện này rồi thế nào cũng đến, nhưng cô không thể đoán trước là nó đến vào buổi trưa hôm nay. Cô biết rất rõ mình phải nói gì với bà Lan. Cô lấy lại bình tĩnh, kéo một chiếc ghế ngồi đối diện với vợ của người yêu mình (hay người mình yêu, cũng thế.)

Cô ngồi yên, thở một hơi thật sâu, quan sát một bà vợ. Vợ của người đàn ông mình đang liên hệ. Cô muốn biết chắc người đàn bà này sẽ hiểu những điều mình sắp nói.

Cô đi thẳng vào vấn đề hộ người đàn bà.
“ Chắc bà đến đây để cho tôi biết là anh Ngọc đã có gia đình. Thưa bà, tôi biết điều này đã lâu. Và không bao giờ tôi có ý định kéo anh Ngọc ra khỏi gia đình của anh ấy.” Cô nói luôn một hơi dài.

Người đàn bà ngạc nhiên về sự bình tĩnh của cô, bà ngẩn ra một lúc ngắm tình địch của mình. Trước mặt bà là một phụ nữ trẻ( chắc chỉ lớn hơn con gái lớn của bà bốn, năm tuổi.) Hai con mắt sáng trên một khuôn mặt nhỏ, cắt tóc ngắn, mặt không phấn chỉ thoa một chút son mầu san hô nhạt, cùng mầu với chiếc sơ mi, chiếc quần jeans đen sát vào người, cô hơi gầy. Cả người cô toát ra vẻ vừa thông minh vừa bướng bỉnh. 
Bà tự hỏi. “Cái vẻ nào của người con gái này đã quyến rũ chồng mình?”
Bà hỏi lại với giọng hơi ngập ngừng:
“ Cô không bao giờ có ý định kéo anh Ngọc ra khỏi gia đình của anh ấy thì tại sao cô đi lại với anh ấy cả hai năm nay, có điều gì bảo đảm là cô sẽ không lấy anh ấy một ngày gần đây?”

Cô điềm đạm:
“Thưa bà đã hai năm nay, từ khi anh Ngọc  có liên hệ với tôi, ngày nào anh Ngọc cũng có mặt ở nhà một bữa ăn. Hôm thì về ăn trưa, hôm thì ăn cơm chiều. Buổi tối, anh Ngọc ngủ ở nhà, lương đem về không thiếu một đồng. Như thế không chứng tỏ được là tôi sẽ chẳng bao giờ muốn chiếm đọat anh ấy của bà hay sao?”

Người đàn bà ngẩn ra vài giây trước lý luận lạ lùng của cô. Bà ta chưa biết phải nói gì thì cô đã tiếp, cô nói như cô đang tâm sự với một người bạn thân hay có thể cô ta đang viết một trang tiểu thuyết thì cũng thế.

“ Xin bà cứ an tâm. Anh Ngọc kết bạn với tôi là một sự an toàn cho hạnh phúc gia đình của bà. Thú thực với bà, tôi đã hơn 30 tuổi. Nhưng không bao giờ tôi có tư tưởng muốn lệ thuộc, hay muốn làm sở hữu chủ nguyên một người đàn ông. Tôi xin lỗi bà khi phải nói điều này. Tôi không hiểu được tại sao phần đông những người đàn bà trên mặt đất này lại có thể đặt mình lệ thuộc vào một người đàn ông nguyên một ngày, rồi những ngày đó kéo ra cả suốt đời mình. Hay có người đàn bà muốn làm chủ một người đàn ông như làm chủ một ngôi nhà, một cái thuyền, một chiếc xe. Rồi khi không ưng ý cũng không làm sao mà đem cầm, đem bán đi được như cái xe, như ngôi nhà. Đành đợi đến ngày họ chết mới đem chôn xuống đất.
Tôi chỉ có thể ăn một bữa trưa với anh Ngọc, hoặc một bữa chiều, gặp mặt vài tiếng trong một ngày. Nếu bây giờ anh Ngọc đòi hỏi tôi phải là của anh ấy 24 giờ trong một ngày, phải buộc vào một tờ văn tự như giấy chủ quyền động sản, hay bất động sản, thì chắc chắn là tôi sẽ chấm dứt sự liên hệ lập tức.
Bà không mất mát gì cả. Anh Ngọc là người đàn ông đào hoa, anh ấy không có tôi, anh ấy sẽ đi với người khác. Lúc đó bà mới nên lo ngại. Nếu tôi không có anh Ngọc, dĩ nhiên cũng rất nhiều người đàn ông khác muốn đến làm bạn với tôi. Vì họ biết tôi không bắt họ cưới hỏi, không lệ thuộc vào họ, cũng không muốn làm chủ họ, tôi không nhận quà tặng, khi đi ăn, đi chơi thì tôi cũng thay phiên trả tiền. 

http://www.daibi.vn/wp-content/uploads/2012/10/PH.jpg
Người đàn bà ngắt lời cô bằng một cái khoát tay, trước khi nói. 
“ Thế cô cho là cô chỉ gặp anh Ngọc có mấy tiếng một ngày, không phải là chiếm đoạt hay sao ?”

“Thưa bà, tôi xin hỏi lại. Trong một ngày của bà, bà nghĩ đến bà bao nhiêu tiếng? Bà nghĩ đến anh Ngọc bao nhiêu tiếng? Chúng ta, ai cũng có thế giới riêng của mình, và ai trong một lúc nào đó chắc cũng muốn người khác để cho mình được yên thân. Những lúc bà không cần có anh Ngọc bên cạnh, thì việc anh ấy đi đâu và làm gì có quan trọng lắm không?
Tôi biết bà đang nghĩ gì trong đầu. Chắc bà cho tôi là một người mất thăng bằng. Hay có thể là bà cho tôi đang tìm cách lừa bà, để một ngày nào đó tôi sẽ chiếm đoạt nguyên cả anh Ngọc. 

Không, không bao giờ tôi cần nguyên một người đàn ông cả, tôi chỉ cần một nửa thôi. Có nhiều người phải uống nguyên một ly trà mới thấy vị ngon, phải ăn nguyên một trái táo mới hài lòng, phải đến được chân núi, hay trèo lên đỉnh núi để thưởng thức thì mới mãn nguyện, sông thì phải đi hết dòng mới thỏa chí, phải được lấy nguyên một ông chồng và được gọi là vợ thì mới cho là sung sướng. Tôi thì trà uống một ngụm, táo cắn một miếng, núi nhìn một góc, sông yêu một khúc, đàn ông hưởng một nửa. Suốt đời chỉ là người tình thì cũng đã thấy mình dư thừa hạnh phúc. Bà cứ an lòng ra về. 
Người đàn bà kéo ghế đứng lên, bà thấy không cần phải nghe thêm nữa. Bà biết có nói gì cũng vô ích.Ngọc sẽ không bao giờ buông được người con gái đầy quyến rũ lạ lùng mà không ai phải cưu mang này. Và cô ta là người sống với những sản phẩm của tưởng tượng đó thì cũng sẽ chẳng bao giờ muốn thế chỗ của bà. Bà ra về. Họ không chào nhau. Nhưng người tình đứng nhìn theo cho đến lúc cái bóng của người vợ khuất ở một ngã rẽ. 

http://0101.nccdn.net/1_5/3cc/25f/200/Services-intro.png
Bà không an lòng chút nào như lời khuyên của cô. Bà vừa đi vừa nghĩ về những câu nói của tình địch, bà phân vân tự hỏi. Cô ta là nhà văn, cô làm việc cả ngày với chữ, là những tưởng tượng của riêng cô và của thiên hạ trộn chung vào với nhau. Những điều cô nói ra là mặt thật của đời sống, hay chỉ là một chương sách cô vừa đọc hoặc cô sắp viết? Nhưng thật hay không, đời sống hay tiểu thuyết. Những lời đó làm bà phải lưu ý. Gần hai chục năm nay taị sao bà lại để mình lệ thuộc vào nguyên một người đàn ông như thế? Nếu bà biết sớm suy nghĩ như cô ta, chỉ cần giữ một nửa thôi, thì cuộc sống sẽ thanh thản biết bao ! 
Cô đổi ý định ra ngoài ăn trưa, cô nhờ người tùy phái ra mua thức ăn đem về sở. Cô gác ống điện thọai ra ngoài. Một nửa người đàn ông hôm nay cô cũng không thấy hấp dẫn nữa.


Diệu Anh.

Source Internet.

TÂN NHẠC VIỆT NAM dưới thời Xã Hội Chủ Nghĩa


 
 
LÊ DINH
 
 
 
Về âm nhạc, từ 38 năm nay, thành thật và công bình mà nói, chúng ta có thấy sự tiến triển nào trong bộ môn này không, hay là một sự tụt lùi tệ hại từ năm 1975 đến nay, hay nói một cách khác, CSVN đã giết chết âm nhạc Việt Nam.
Nhìn lại ngày khởi đầu của nền âm nhạc Việt Nam, từ những ca khúc đầu tiên mà những bậc tiên liệt của nền âm nhạc để lại – được gọi là nhạc cải cách - như Một kiếp hoa (Nguyễn văn Tuyên & Nguyễn văn Cổn), Khúc yêu đương (Thẩm Oánh) Bình minh (Nguyễn Xuân Khoát), Bản đàn xuân (Lê Thương), Tâm hồn anh tìm em (Dương Thiệu Tước), Bóng ai qua thềm (Văn Chung), Cùng nhau đi Hồng Binh (Đinh Nhu), Thu trên đảo Kinh Châu (Lê Thương)…, chúng ta thấy, dù đã ra đời hơn 80 năm nay, còn phôi thai, nhưng âm nhạc VN thuở đó nghe rất có hồn nhạc, lời lẽ tuy không trau chuốt văn chương, nhưng không khó nghe và lai căn như bây giờ. Chẳng hạn như bài “Thu trên đảo Kinh Châu” của Lê Thương, một bài âm hưởng nhạc Nhật thời đó, tuy được sọan sau, nhưng cũng được coi như là một trong những ca khúc đầu tiên của gia tài âm nhạc Việt Nam.
Nhắc lại để chúng ta thấy rằng tuy là những ca khúc đầu tiên, khởi thủy của nền âm nhạc Việt Nam, nhưng dù đã 83 năm qua, vẫn còn nghe được, hơn nhạc bây giờ ở trong một nước có tên là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Chứng minh điều đó là gần một thế kỷ qua mà người ta còn nhớ ca khúc “Thu trên đảo Kinh Châu” của Lê Thương.



Tiếp theo thời kỳ âm nhạc phôi thai, hay âm nhạc cải cách, đó là giai đọan nhạc được gọi là nhạc tiền chiến mà tôi nghĩ rằng vài trăm năm sau đi nữa, vẫn còn được nhắc nhở tới. Những tác giả như Văn Cao, Đặng Thế Phong, Hoàng Giác, Dzoãn Mẫn, Hoàng Quý, Nguyễn văn Thương, Phan Huỳnh Điểu, Nguyễn văn Tý, Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Lê Thương… đã để lại cho chúng ta một gia sản âm nhạc đồ sộ, chỉ trong vòng có 20 năm ngắn ngủi. Nhắc lại những bài như:

“Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng
Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc lối đào nguyên…”

Hoặc:

Suối mơ, bên rừng thu vắng
Giòng sông trôi lững lờ ngoài nắng…”

Hay:

Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thoát rơi
Trời lắng u buồn, mây hắt hiu ngừng trôi…”

Hoặc như:

“Biệt ly, nhớ nhung từ đây
Chiếc lá rơi theo heo may…”

Chúng ta nghe âm điệu sao mà du dương, uyển chuyển, tha thiết, thấm vào lòng người. Còn lởi ca sao mà lãng mạn, yêu đương, tình tứ ngọt ngào đến như thế.

Rồi bước qua giai đọan nhạc kháng chiến (nhạc cách mạng), một lọai nhạc hừng hực lửa của thời toàn dân đứng lên đánh đuổi thực dân. Những tác giả tiêu biểu cho lại nhạc hùng tráng như đánh thẳng vào lòng người này có Phạm Duy, Văn Cao,  Lưu Hữu Phước, Hoàng Quý, Lê Yên, Phạm Duy Nhượng, Phạm Đình Chương, Văn Giảng… Nhưng phải công nhận rằng Phạm Duy là người có tác phẩm âm nhạc cổ súy tinh thần tranh đấu bài thực nhiều nhất, hay nhất. Làm sao mà chúng ta quên được, dù 1000 năm sau, những âm điệu và lời ca như:
Ngày bao hùng binh tiến lên
Bờ cõi  vang lừng câu quyết chiến…”

Hoặc man mác căm hờn, như:
“Chiều qua, tôi đi qua vùng chiếm đóng
Không bóng trâu cày bên đồng
Vắng tiếng heo gà trên sân
Chiều qua, gánh nước cho Vệ Quốc Quân
Nghe tiếng o nghèo kể rằng:
Quân thù về đây đốt làng…”


Rồi 1954 ập đến, chia hai nền âm nhạc, một nửa phát triển mạnh mẻ ở xứ tự do, phóng khoáng và một nửa chôn vùi trong chốn ngục tù, sau bức màn tre. Một số đông nhạc sĩ sáng tác ở miền Bắc ngày trước đã tìm tự do nơi miền Nam - đất lành chim đậu - cùng chung với những nhạc sĩ sáng tác đã sống trước đây dưới chính thể Đệ nhất Cộng Hòa, kết hợp thành một lực lượng sáng tác mạnh nhất, vững chải nhất, nhân bản nhất và lãng mạn nhất. Thôi thì trăm hoa đua nở.


Ngay từ ngày đầu di cư, chúng ta có những Văn Phụng, Nguyễn Hiền, Y Vân, Nhật Bằng, Hoàng Trọng, Đoàn Chuẩn, Huyền Linh, Phạm Đình Chương, Ngọc Bích, Đan Thọ, Xuân Tiên, Xuân Lôi, Trọng Khương, Tuấn Khanh, Hoài Linh, Phó Quốc Thăng, Phó Quốc Lân, Canh Thân, Vũ Thành, Vũ Huyến, Hoài An, Thanh Bình, Lê Hoàng Long, Nhật Bằng…, cùng với những nhạc sĩ miền Nam nổi bật lúc đó, như Phạm Duy (đã có mặt ở Saigon từ 1951),  Lam Phương, Trúc Phương, Châu Kỳ, Nhật Ngân, Trần Trịnh, Anh Việt Thu, Châu Kỳ, Mạnh Phát, Hoàng Thi Thơ, Nguyễn văn Đông, Hoàng Nguyên, Anh Việt, Phạm Mạnh Cương, Lê Mộng Bảo, Huỳnh Anh, Trần Thiện Thanh, Duy Khánh, Khánh Băng, Minh Kỳ, Anh Bằng, Lê Dinh… và một số nhạc sĩ trẻ của thời đó như Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Trầm Tử Thiêng, Trường Sa, Trường Hải, Đỗ Lễ, Nguyễn Ánh 9, Thanh Sơn, Bảo Tố, Song Ngọc, Dzũng Chinh, Hàn Châu, Mặc Thế Nhân, Hoàng Trang, Đinh Trầm Ca, Giao Tiên, Thăng Long, Đài Phương Trang… hợp thành một đội ngũ sáng tác dưới chính thể tự do của hai nền Cộng Hòa ờ miền Nam từ năm 1954 cho đến năm 1975. ( Hình trên: Nhạc sĩ Văn Phụng )

Dù dưới hình thức nào, với bất cứ đề tài nào, nhạc sĩ của miền Nam tự do cũng viết nên những tác phẩm giá trị, nhất là những tình khúc và những bài ca ngợi người chiến sĩ VNCH, còn tồn tại, vang dội cho đến ngày nay.



Nhạc sĩ Nguyễn Hiền

Trong khi đó, miền Bắc với chính sách bịt miệng và láo khoét, cho nên nhạc sĩ miền Bắc viết toàn những bài ca tụng bác Hồ (của họ) gàn dỡ, vô duyên, không thể nào lọt vào tai thính giả được. Chỉ một mình nhạc sĩ Thuận Yến thôi mà cũng có đến 26 bài ca ngợi bác Hồ. Ngoài ra còn có những Đỗ Nhuận, Phạm Tuyên, Vân An, Trần Hoàn, Lưu Cầu,Trọng Loan, Phong Nhã, Huy Thục, Lê Lôi, Chu Minh v.v…viêt những bài nhạc tuyên truyền, đề cao CS một cách lố bịch. Cả Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Phan Huỳnh Điểu, Đỗ Nhuận… cũng bị lôi cuốn trong việc sáng tác lọai nhạc bưng bô này, như Văn Cao với “Ca ngợi Hồ Chủ tịch’, Lưu Hữu Phước với “Tình bác sáng đời ta”, Phan Huỳnh Điểu với “Nhớ ơn bác”, Đỗ Nhuận với “Bé yêu bác Hồ”… vì không viết để ca tụng, tung hô bác thì không có gạo mà ăn. Nội cái áo của bác và đôi dép của bác thôi mà cũng có đến 5 bài hát nói về áo và dép  này. Chỉ còn thiếu cái áo lót của bác thì chưa có nhạc mà thôi. (Dưới thời đệ Nhất Cộng Hòa - và luôn cả thời Đệ Nhị Cộng Hòa - miền Nam VN chỉ võn vẹn có một bài hát duy nhất ca tụng cá nhân vị nguyên thủ quốc gia mà thôi. Đó là bài Suy tôn Ngô Tổng Thống của Ngọc Bích và Thanh Nam. Đây không phải là chú trương của chính phủ đề ra để bắt buộc văn nghệ sĩ sáng tác ca tụng lãnh tụ, mà đó là ý nghĩ riêng của hai tác giả, vì muốn mang ơn người đã khó khăn lắm mới đem đến sự an cư lạc nghiệp cho gần một triệu đồng bào di cư miền Bắc, trong đó có hai tác giả. Đây chỉ là một hành động để nói lên lòng biết ơn thôi)

Từ 1975 là một sự tuột dốc thê thảm, nhìn thấy và nghe thấy, không cần phải đắn đo suy nghĩ khi nói về nền âm nhạc ở nước CHXHCN Việt Nam bây giờ. Không phải nhìn từ bên ngoài rồi chúng ta nói thánh nói tướng, muốn nói gì thì nói, hay nói để… chống Cộng, nhưng phải nói rằng sự thật là như vậy. Thử hỏi có ai nghe được hết một câu lời ca trong một bài nhạc nào đó không? Có ai hiểu ca sĩ hát gì, nói gì trong bài hát đó không? Còn nhạc thì nghe qua rồi - dù cho nghe 5 lần 7 lượt đi nữa - hỏi có ai nhớ âm điệu ra sao không, do-ré-mi-fa-sol-la-si thế nào không? Chúng tôi không nói quá lời đâu. Mở YouTube ra, bấm đại một bài nào đó ở VN ngày nay, quý vị sẽ thấy ngay lời nói của chúng tôi không mảy may quá đáng. Bấm đại bài của Cẩm Ly hát đi, thí dụ bài “Chồng xa”, chúng ta sẽ nghe lời lẻ, văn chương quá buồn cười, trong một bài hát, nghe sao giống như lời đối thọai trong một vở tuồng cải lương hạng bét:
“Dậy đi mua đồ nấu canh chua
Về cho ba mầy bữa cơm trưa…”

Về âm điệu, chúng tôi đố người Việt tự do ở hải ngoại nhớ một câu nhạc nào đó, trong một bài hát A, B, C nào đó ở VN bây giờ. Tại sao không nhớ được? Xin thưa vì đó không phải là âm điệu mà là những nốt nhạc khác nhau, bỏ chung vào một cái túi và rút ra 5, 6, 7 hoặc 8 nốt, rồi ráp lại cho thành một câu nhạc thôi. Trong khi đó, thử tình cờ lấy một bài nào đó của miền Nam, trước 1975, như:

”Xuyên lá cành trăng lên lều vải
Lòng đất ấm thương tình đôi mươi…”

Hay như:

“Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn…”

Hoặc:

“Thượng đế hỡi có thấu cho VN này,
Nhiều sóng gió trôi dạt lâu dài…”

Chúng ta nghe sao mà tha thiết quá, du dương quá và dễ nhớ, dễ thuộc, dễ thương quá, dù cho cả đời mình hay một trăm năm sau cũng khó quên được.

Và xin quý vị thử bấm vào tựa một bài hát nào đó của CHXHCNVN ngày nay xem. Thí dụ như bài: “Xin anh đừng” (đừng cái gì mới được chứ?) Và vô số bài nữa, như Giấc mơ không phải của anh - Anh sẽ không níu kéo - Anh ba Khía - Ông xã bà xã - Khi cô đơn em nhớ ai - Anh sai rồi - Quen một ngày cho vui - Em có thể làm bạn gái anh không - Đừng buông tay anh…, nếu kể thêm, chắc chắn quý độc giả sẽ bị nhức đầu. Tựa đề của một tác phẩm âm nhạc là như vậy đó sao? Chúng tôi nghĩ tác giả là những trẻ con, chưa biết nói tiếng Việt hoặc là người đã trưởng thành nhưng chưa biết viết tiếng Việt. Tựa đề của một bài hát cũng phải nghe cho được chứ? “Xin anh đừng” rồi thôi, hết.

Về lời ca, mời quý vị nghe ca khúc “Giá như chưa từng quen”. Mới nghe qua tên ca khúc, chúng ta liên tưởng ngay đến một bài hát khác của miền Nam trước 1975, bài “Nếu ta đừng quen nhau”. Cùng một ý, một nội dung, nhưng người nhạc sĩ miền Nam viết tựa là: “Nếu ta đừng quen nhau”. Bây giờ, chúng ta hãy xem qua lời ca: Bài “Giá như chưa từng quen”:

“Giá như chưa từng quen, chưa quan tâm nhiều về nhau
Người yêu ơi, anh không thể nhớ mỗi lần cách xa…”

Còn bài “Nếu ta đừng quen nhau” có lời ca:

“Nếu ta đừng quen nhau, thì đời chưa vướng u sầu
Ngày xanh chưa nhuốm thương đau, màu hoa chưa úa phai màu…”

Chúng tôi để quý vị kết luận. Chúng tôi chỉ thấy “tội nghiệp” cho tác giả bài “Giá như chưa từng quen” mà thôi.

Nếu quý vị muốn nghe thêm nữa, thì đây:

“Vì ngày hôm qua anh đã thấy em ôm hôn một người…
Như muốn cào xé nát tan trái tim anh…”

Đây là lời ca của bài “Đừng làm anh đau” và xin nói thêm , chỉ có việc “anh đau” này thôi mà có tới ba bài nhạc khác nhau, của 3 tác giả khác nhau: “Đừng làm anh đau”, “Em khóc làm anh đau” và “Mưa làm anh đau”. Đó, âm nhạc XHCNVN là như thế đó.

Về phần ca sĩ trình bày, mà người bên đó gọi là “thể hiện”, phải nói một cách công bằng, vì là nơi đông dân số, gần 90 triệu người, thì làm sao không có ca sĩ hát hay. Nhưng tiếc thay, có một số đông chỉ biết la, biết hét, hét toáng lên, khiến người nghe không biết họ hát cái gì. Và còn nữa, họ hay uốn éo ở chữ cuối câu (fioritures), có người còn ẹo ở giữa câu, nghe rất khó chịu. Việc điểm fioritures này – tức là láy - người viết nhạc chỉ dùng khi nào thật cần thiết thôi. Nếu tác giả không có để thêm nốt fioritures thì ca sĩ đừng có tự động láy, tự động uốn éo, tự động ỏng ẹo cho nó lả lướt, như vậy là lả lướt không đúng chỗ, nghe không thể nào chịu được. Người mình có tài hay bắt chước và bắt chước giỏi. Cái uốn éo này xuất xứ từ nhạc Âu Mỹ, nhưng mà với lời ca tiếng ngọai quốc, và cũng tùy thuộc chữ nào, ý nghĩa ra sao, thì nghe được, chứ cứ uốn éo tự do, uốn éo lung tung, bất kể quân thần thì không hợp với lời Việt chút nào.

Một phần việc ca sĩ VN trong nước bây giờ hát khó nghe, lý do cũng tại cách viết lời ca của đa số những nhạc sĩ “lớp ba trường làng”, “trẻ tuổi tài cao” của thời XHCN này: chỗ nốt cao thỉ để chữ dấu huyền hay dấu hỏi, còn chỗ nốt thấp thì để chữ dấu sắc, hay dấu ngã. Viết lời ca như thế thì chỉ có giết ca sĩ mà thôi, bởi ca sĩ không thể nào truyền đạt cho thính giả hiểu được mình hát cái gì. Hát mà người nghe không hiểu gì thì hát làm chi?

38 năm, một thời gian đủ để những “đỉnh cao trí tuệ” giết chết tất cả, từ chữ nghĩa văn chương cho đến âm nhạc. Riêng về âm nhạc, họ đã vùi dập bao nhiêu công lao của những người đi trước, trải qua bao thế hệ, từ thời kỳ âm nhạc cải cách, đến nhạc mới hay tân nhạc, rồi nhạc vàng (chữ của họ gọi để ám chỉ nhạc miền Nam từ 1954 đến 1975 mà họ đã cố tiêu diệt nhưng không được) và nay là nhạc của thời XHCN, của thời:

“Dậy đi mua đồ nấu canh chua
Về cho ba mầy bữa cơm trưa”.


LÊ DINH

Source Internet.