Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

TUẤN, CHÀNG TRAI NƯỚC VIỆT - Tập 19


 

TUẤN, CHÀNG TRAI NƯỚC VIỆT - Tập 18


 

TUẤN, CHÀNG TRAI NƯỚC VIỆT - Tập 17


 

TUẤN, CHÀNG TRAI NƯỚC VIỆT - Tập 16


 

TUẤN, CHÀNG TRAI NƯỚC VIỆT - Tập 15


 

TUẤN, CHÀNG TRAI NƯỚC VIỆT - Tập 14


 

TUẤN, CHÀNG TRAI NƯỚC VIỆT - Tập 13


 

TUẤN, CHÀNG TRAI NƯỚC VIỆT - Tập 12


 

TUẤN, CHÀNG TRAI NƯỚC VIỆT - Tập 11


 

TUẤN, CHÀNG TRAI NƯỚC VIỆT - Tập 10


 

TUẤN, CHÀNG TRAI NƯỚC VIỆT - Tập 9


 

TUẤN, CHÀNG TRAI NƯỚC VIỆT - Tập 8




 

TUẤN, CHÀNG TRAI NƯỚC VIỆT - Tập 7


 

TUẤN, CHÀNG TRAI NƯỚC VIỆT - Tập 6


 

TUẤN, CHÀNG TRAI NƯỚC VIỆT - Tập 5


 

TUẤN, CHÀNG TRAI NƯỚC VIỆT - Tập 4

 


TUẤN, CHÀNG TRAI NƯỚC VIỆT - Tập 3


 

TUẤN, CHÀNG TRAI NƯỚC VIỆT - Tập 2


 

TUẤN, CHÀNG TRAI NƯỚC VIỆT - Tập 1

 


Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2020

Con gái Hà Nội xưa


Mẹ tôi nể phục mấy cô gái Hà Nội lắm. Dưới con mắt của người nhà quê ra Hà Nội làm việc vặt, bà thấy các thiếu nữ nơi đây ứng xử khôn khéo, nói năng lễ độ, và khuôn phép lắm. Đó là chưa kể thêu thùa may vá, nữ công gia chánh… Nói chung là đảm. Mỗi khi thấy mấy cô Sài Gòn tân thời quá, tự nhiên quá, bà lại chép miệng, con gái Hà Nội đâu có thế. Bà nói riết, nói riết… khiến tôi ngờ… bà muốn thằng con của bà nên đi tìm một thiếu nữ Hà Nội.

Nhưng thế giới của tôi lại khác. Tôi sinh ra ở Sài Gòn, lớn lên ở Sài Gòn, bạn bè Sài gòn, trong đầu tôi, nếu có, cũng chỉ là con gái Sài Gòn cho hợp… thủy thổ.

Con gái Hà Nội xưa dưới góc nhìn của một người con Sài Gòn - 1

Mà con gái Bắc (di cư 54) hồi đó gớm lắm, vờn qua vờn lại, làm duyên, đá lông nheo, õng ẽo làm điêu đứng con trai Nam Kỳ đến là khổ. Một thanh niên xứ Biên Hòa đã phải cay đắng thế này:

Em nhớ giữ tính tình con gái Bắc
Nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền,
Nhớ khiêm nhường nhưng thâm ý khoe khoang,
Nhớ duyên dáng ngây thơ mà xảo quyệt…

Tôi không có ý kiến gì về bài thơ trên, mà cũng chẳng dại gì có ý kiến. Mấy bà mấy cô Bắc Kỳ đọc bài thơ trên có nổi cơn tam bành rủa xả, thì chắc cũng chỉ mình rủa mình nghe thôi, chứ tác giả, nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên chết rồi, chết trong một chiếc xe hơi cũ kỹ ở sân chùa bên California.

Dù sao cũng nên đọc tiếp thêm vài câu nữa mới thấy “cảm thương” cho tác giả:

…Ta vẫn nhớ dặn dò lòng tha thiết,
Nên vội vàng tin tưởng chuyện vu vơ
Nên yêu đương bằng gương mặt khờ khờ
Nên hùng hổ để đợi giờ thua thiệt…

Những ngày sau 75, trên tivi Sài Gòn là những đoàn quân “chiến sĩ gái”, bước theo nhịp quân hành, chiếu cận cảnh với đôi mắt rực lửa căm hờn, giọng nói lanh lảnh. Cảm giác đầu tiên của tôi với các cô gái Bắc Kỳ (thứ thiệt) là… ớn lạnh. Tôi cười, “Đấy con gái Hà Nội của mẹ đấy…” Bà cụ lại thở dài, chép miệng… “Hồi trước đâu có thế…”

Dĩ nhiên, mẹ tôi không thể phát hiện cái trò đánh lận rẻ tiền của thằng con, tỉnh bơ xem tất cả các cô Bắc Kỳ đều là các cô Hà Nội.

Thực ra trong đầu tôi cũng có một chút gì đó mơ hồ về con gái Hà Nội. Biết tả thế nào nhỉ! Có thể là hình ảnh dịu dàng đằm thắm của cô Liên trong Gánh Hàng Hoa, hay thiếu nữ tân thời một cách bảo thủ, không sao thoát ra khỏi vòng lễ giáo của cô Loan trong Đoạn Tuyệt. Tôi cảm được nỗi cô đơn của Loan khi thả bộ trên bờ đê Yên Phụ… Đại loại là tôi đã nhìn thiếu nữ Hà Nội qua lăng kính của những tiểu thuyết trong Tự Lực Văn Đoàn mà tôi được học thời trung học.

 

Con gái Hà Nội xưa dưới góc nhìn của một người con Sài Gòn - 2

Cũng chẳng dừng ở đấy đâu. Khi đọc “Tuấn, chàng trai nước Việt”, một thứ tiểu thuyết hồi ký của Nguyễn Vỹ, tôi biết thêm rằng, các cô nữ sinh Hà Nội cũng lãng mạn ra rít. Họ kín đáo lập ra hội “Ái Tino”. Tino Rossi là ca sĩ người Pháp lừng danh thưở đó, và là thần tượng của vô số thiếu nữ, chẳng riêng gì thiếu nữ Hà thành. Cái “hội” kín đáo, chỉ lèo tèo dăm ba cô thế thôi, nhanh chóng tan hàng, và rồi mạnh ai người nấy tam tòng tứ đức, xuất giá tòng phu, công dung ngôn hạnh… Cái “lãng mạn tân thời” chỉ là đóm lửa, và họ nhanh chóng quay lại với sự thanh lịch, nề nếp theo giáo dục của gia đình.

Năm 1980, lần đầu tiên tôi ra Hà Nội công tác. Anh bạn đồng nghiệp trạc tuổi, tốt nghiệp từ Đông Đức, chở tôi trên chiếc Simson lòng vòng Hà Nội. Nơi đầu tiên tôi muốn ghé thăm là phố Khâm Thiên. Anh bạn tròn xoe mắt, “Làm gì còn hố bom mà ghé thăm”. Tôi chợt hiểu vì sao anh bạn ngạc nhiên, nhưng không thể giải thích. Môi trường giáo dục trong Nam ngoài Bắc khác nhau.

Cái máu phóng đãng đã dẫn tôi đến phố Khâm Thiên, chứ không phải bom rơi đạn lạc ở đó. Đến, dù chỉ để nhìn vài căn nhà xiêu vẹo, cũng thỏa đôi chút tò mò về một thời vang bóng. Phong lưu tài tử giai nhân, đúng, nhưng không phải cách phong lưu của Vân Hạc trong Lều Chõng của Ngô Tất Tố. Anh chàng Vân Hạc khi chờ kết quả thi, ra vào chốn ả đào để vui say bè bạn, để trấn an nhau, để bốc nhau, để chờ ngày bảng vàng ghi tên.

Tôi nhớ đến kiểu cách phong lưu của Cao Bá Quát, một tay chơi thứ thiệt, khi làm sơ khảo trường thi, tiếc bài thi hay mà phạm húy, đã dùng muội đèn để sửa. Việc lộ, bị kết án giảo giam hậu, ông phải đi dương trình hiệu lực, nghĩa là đi làm phục dịch cho phái đoàn đi công tác nước ngoài. Con người tài hoa này, mang theo nỗi cô đơn đến phố ả đào giải sầu bên chén rượu, làm vài bài hát nói, đào nương hát, mình gõ nhịp…

Giai nhân nan tái đắc
Trót yêu hoa nên dan díu với tình
Mái tây hiên nguyệt gác chênh chênh
Rầu rĩ lắm xuân về oanh nhớ…

Cũng lần đầu ở Hà Nội, buổi chiều chập choạng tối, lang thang ở phố Huế, tôi thấy một bà đi xe đạp ngược chiều, bị cảnh sát ngoắc lại. Bà năn nỉ thông cảm? Không. Bà phân bua? Không. Bà cãi tay đôi với cảnh sát rằng, nhất định mình đúng. Lương và nhu yếu phẩm phân phối còn không đủ sống, đâu dễ gì chịu nộp phạt. Đôi co với nhau mà cả hai vẫn một mực xưng hô… đồng chí. Tôi phì cười. Hà Nội có những điều không nằm trong trí tưởng tượng của một người Sài Gòn, lần đầu ra Hà Nội như tôi.

Bây giờ, Hà Nội khác xa rồi. Hà Nội nhiều nhà cao tầng, cầu vượt. Hà Nội nhiều xe hơi hơn, Hà Nội giàu hơn. Hà Nội không còn những cảnh cãi tay đôi với cảnh sát buồn cười như thế nữa. Hà Nội văn minh hơn, nhưng có thể họ phải “cãi tay đôi” với chính mình, khi mà còn những cảnh thanh niên thiếu nữ “à la mode” hái hoa, giẫm hoa bẻ cành để chụp ảnh, hay gào thét tung hô thần tượng minh tinh Hàn Quốc. Đó là chưa kể bún mắng cháo chửi, rải rác vẫn còn đâu đó. Thương hiệu chăng? Tôi chịu! Ăn ngon mà nghe chửi, thôi thà ăn độn dễ nuốt hơn.

Tôi có bà bạn già (hơn tôi) là dân Hà Nội mấy đời. Cha bà là một trong số rất ít người xong bậc đại học thời Tây. Sau 54, nhà đông con, xoay sở không nổi, ông bố định cho 2 đứa con lớn tạm nghỉ học, đi làm rồi học bổ túc sau. Nhưng bà mẹ thì không, nhất quyết không. Bà đến gặp ông bà bác sĩ nhà bên mượn… tiền để các con tiếp tục ăn học. Họ cùng ở trong thành như bà, không vướng bận con cái, còn chút của ăn của để, đồng ý cho vay tín chấp, một thứ tín chấp tình người, thời nay khó tìm. Tôi hiểu ra, dân trí thức Hà Nội xưa có kiểu chơi “chẳng giống ai” (lúc này). Họ kín đáo giúp đỡ nhau trong những tình huống khắc nghiệt. Trong họ dường như chất “nhân” và lòng tự trọng được rèn luyện qua giáo dục, giấy rách phải giữ lấy lề. Mực đen và bão tố không thể vấy bẩn hay phá sập. Những năm sau 75, trong Sài Gòn tôi cũng thấy vài trường hợp như thế.

Con gái Hà Nội xưa dưới góc nhìn của một người con Sài Gòn - 3

Bà bạn (già) này, về chuyên môn, thì kiến thức mênh mông chứ chẳng vừa. Ăn nói nhẹ nhàng, nhưng quyết liệt khi cần. Vậy mà cư xử thì cứ dạ dạ,..cám ơn. Bà nói chuyện với tôi cũng thế, cũng dạ dạ… cám ơn. Tôi cười, sao chị khách sáo thế. “Không phải đâu, tôi được giáo dục trong nhà từ nhỏ như thế. Các anh chị em tôi cũng đều như vậy chứ chẳng riêng tôi. Hồi đi học, chỉ vì dạ dạ… cám ơn mà chúng tôi bị phê bình là tiểu tư sản. Ông bà cụ dạy con nghiêm khắc lắm. Tôi là con gái, đi học về là phải tập tành bếp núc, ăn trái chuối là phải bẻ đôi. Ở trường là chuyện khác, còn về nhà là đâu ra đó, vào khuôn phép.” Tôi cũng nhận ra sự “khách sáo chân thành” của bà, chứ không phải khách sáo đãi bôi.

Dạo sau này, vì công việc tôi thường ra Hà Nội. Đi ăn hàng với bè bạn ở đó thì không sao, nhưng hễ đi một mình là bị chặt (giá), dù chỉ là chai nước tinh khiết, 10.000 đồng ở quán ven đường phố cổ. Bị chặt riết thành quen. Tôi nhủ thầm, lần nào ra Hà Nội mà không bị chặt coi như trúng số. Dù tôi cũng có vài người bạn thân ở Hà Nội, nhưng giữa tôi và Hà Nội, dường như vẫn còn khoảng cách nào đó. Tôi đến Hà Nội như một kẻ xa lạ, đến như đi nước ngoài không cần visa.

Sài Gòn dễ hội nhập. Cứ ở Sài Gòn là thành người Sài Gòn. Chưa thấy mình là người Sài Gòn, ở lâu thêm chút nữa cũng biến thành người Sài Gòn. Sài Gòn đồng hóa con người nhanh lắm.

Con gái Hà Nội xưa dưới góc nhìn của một người con Sài Gòn - 4

Nhưng Hà Nội có lẽ khác, người ta đồng hóa Hà Nội như vũ bão, đồng hóa cạnh tranh từ nhiều nguồn khác nhau để tạo ra một văn hóa Hà thành hiện đại khó mô tả. Còn người Hà Nội (thứ thiệt) đành phải co cụm, khép kín, và giáo dục con cái theo cách riêng của họ để bảo tồn… di sản. Giáo dục từ gia đình mới tạo ra gốc rễ, chứ không phải là quy tắc ứng xử, hay giàu sang, quyền thế.

Hà Nội nhiều hồ. Hà Nội đẹp vì hồ vào những buổi sáng thật sớm, khi trời còn nhá nhem. Sáng lên, Hà Nội biến mất. Con gái Hà Nội (xưa) chắc cũng thế. Cuộc đời dâu bể đã làm họ biến mất, nhưng thực ra cũng chỉ lẩn quất, âm thầm đâu đó thôi.

Năm ngoái, đi ngang qua ngõ nhỏ trong khu phố cổ, tôi ghé tiệm tạp hóa mua chai nước lạnh. Bà bán hàng dễ cũng gần 70, đưa chai nước: “Thưa, của ông đây, giá 5.000. Cám ơn ông…” Tai tôi lùng bùng. Trong tiềm thức có cái gì nghe quen quen, đọc đâu đó rồi. Đã dợm chân đi, nhưng cũng quay lại: “Thưa bà, bà là người Hà Nội?”“Vâng ạ, nhà tôi ở ngõ này đã ba đời rồi, từ thời ông nội tôi ra làm quan ở đây”.

Mẹ tôi nói đúng về con gái Hà Nội. Họ hiếm hoi, ẩn mình như giọt nước đọng ở mặt dưới của lá cây sau cơn mưa. Có duyên mới gặp, phải tìm mới thấy.

Vũ Thế Thành 


Source: https://hoaxuongrong.org/tac-gia/con-gai-ha-noi-xua-duoi-goc-nhin-cua-mot-nguoi-con-sai-gon_a2260


Thứ Ba, 3 tháng 11, 2020

KHÔNG! ANH KHÔNG CHẾT ĐÂU EM!

 (Nguyễn Khắp Nơi)



(Viết theo lời kể của Cố Thiếu Úy Hoàng Văn Soát, khóa 2/72 Thủ Đức.)

Anh lên lon giữa hai hàng nến chong

Anh lên lon giữa hai hàng nến chong

Trên quan tài buồn là hình chụp Sinh Viên Sĩ Quan Hoàng Văn Soát – Khóa 2/72 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức.
Đầu quan tài là cặp lon Thiếu Úy truy thăng,
Giữa là Huy Chương Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu được truy tặng.
Phía dưới là Quyết Định của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
(bị che lấp bởi bó hoa phúng điếu):

TRONG CUỘC HÀNH QUÂN TẠI CÁI CÁO, TỈNH CHƯƠNG THIỆN, VÀO LÚC 10 GIỜ SÁNG NGÀY 19 THÁNG 12 NĂM 1973, CHUẨN ÚY HOÀNG VĂN SOÁT, ĐẠI ĐỘI PHÓ ĐẠI ĐỘI 1 – TIỂU ĐOÀN 419 ĐỊA PHƯƠNG QUÂN ĐÃ ANH DŨNG HY SINH VÌ TỔ QUỐC.

BỘ TỔNG THAM MƯU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA QUYẾT ĐỊNH:

TRUY THĂNG CHUẨN ÚY HOÀNG VĂN SOÁT CẤP BẬC THIỂU ÚY,

TRUY TẶNG CỐ THIẾU ÚY HOÀNG VĂN SOÁT

ANH DŨNG BỘI TINH VỚI NHÀNH DƯƠNG LIỄU.

Từ ngày di cư vào Nam năm 1954, gia đình tôi chọn Xóm Mới, Quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định, làm nơi trú ngụ. Những ngày tháng tươi vui nhất của đời tôi bắt đầu ở đây. Bố tôi làm việc cho chính phủ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, mẹ tôi buôn bán lặt vặt phụ thêm cho gia đình tám anh em chúng tôi. Từ bậc Tiểu học cho tới Trung học Đệ Nhất Cấp, tôi học ở trường Chân Phước Liêm, Gò Vấp, tới khi lên lớp Đệ Nhị, vì trường cũ không có Đệ Nhị Cấp, nên tôi và các bạn cùng lớp phải khăn gói lên học ở trường Lê Bảo Tịnh ở Saigòn. Hàng ngày đạp xe đạp qua những con đường của thành phố Saigòn, tôi thích nhất là xem những bảng quảng cáo của những rạp xi nê, những chương trình đại nhạc hội “Tùng Lâm, Xuân Phát” hoặc chương trình tuyển lựa ca sĩ . . . Đương nhiên là tôi không có tiền để đi xem những phim đang chiếu hay những chương trình ca nhạc rồi, nhưng chỉ cần xem những bảng quảng cáo này là tôi cũng thuộc được tên tuổi của những tài tử ngoại quốc, những gương mặt của các ca sĩ và nhất là khuôn mặt dài tiếu lâm của Nghệ sĩ hài hước Tùng Lâm, khổ người mập tròn của Khả Năng, ốm nhom của Phi Thoàn và cao lỏng nhỏng của Xuân Phát.

Tôi đậu bằng Tú Tài, cũng là lúc mà chiến truờng miền Nam sôi động, tôi theo giấc mộng đời trai tang bồng hồ thỉ, muốn gia nhập truờng Võ Bị Đà Lạt, nhưng bố tôi lại khuyên: “Đằng nào cũng phải tòng chinh cứu nước, nhưng nếu học làm …Đại Phu, thì vừa cứu nước lại vừa cứu được những mạng người nữa”. Tôi nghe có lý, qua học lớp Dự Bị Y Khoa ở phân khoa Khoa Học. Học được nửa năm, chán quá, tôi đổi qua học Luật.

Thời giờ rảnh rang, tôi đi kèm trẻ tư gia, có ít tiền còm, mỗi lần học xong, tôi rủ bạn bè ra “Hồ Con Rùa” vừa uống cà phê hút thuốc vừa bàn chuyện thế sự thăng trầm. Sẵn có người bạn phải về trường Thánh Mẫu đón cô em gái, rủ tôi tháp tùng, tôi cũng hứng chí xách xe chạy theo cho vui.

hoangvansoat2


Tan trường, đám học sinh túa ra như bầy ong vỡ tổ, cô em gái của Trung đi với một đám bạn áo dài trắng tinh làm cho tôi hoa cả mắt. Với các mác . . . sinh viên năm thứ hai, tôi có vẻ cũng có chút ít giá trị với các cô lắm, cô nào cũng hỏi tôi . . . học đại học có khó lắm hay không? Tôi vui vẻ trả lời . . . Đại Học có nghĩa là . . . học đại ấy mà, học sao thì học, không cần đến trường đến lớp mỗi ngày, miễn là cuối năm thi đậu là được. Cũng nhờ câu trả lời vô duyên như vậy mà tôi làm quen được với một cô áo dài trắng tên Trang, bạn học cùng lớp với em gái của Trung.

Quen thân nhau rồi, những chiều cuối tuần, tôi thường mời Trang đi dạo phố phường Saigòn, cùng nhau thưởng thức những ly kem ngọt ngào vừa nói chuyện tương lai thật là vui. Cuối năm, tôi bận học thi bỏ cả dậy kèm, Trang cũng phải lo thi Tú Tài, chúng tôi hẹn qua kỳ mới gặp lại nhau. Thời gian này cũng là lúc Việt Cộng gia tăng xâm nhập đánh chiếm Miền Nam, những trận đánh ở Quảng Trị, An Lộc diễn ra thật ác liệt, tôi và đám bạn bè vừa học vừa lo theo dõi tình hình chiến trường, có đứa nóng lòng cứu nước, bỏ học ngang xương để nhập ngũ, đứa khác ráng tập trung học hành chờ thi xong mới đăng lính.

Tôi thi xong thì cũng đến tuổi nhập ngũ rồi.

Trình diện ở Quân Vụ Thị Trấn, tôi được đưa về Quang Trung học ba tháng rồi mới nhập trường Võ Khoa Thủ Đức, học khóa 2/72. Theo quy luật của trường Thủ Đức, trong thời gian “Tân Khóa Sinh”, chúng tôi chưa phải là nguời lính thực thụ, nên phải ở lại quân trường học cho xong, nhưng mỗi Chủ Nhật, chúng tôi được ra Khu Tiếp Tân để đón cha mẹ anh em bạn bè lên thăm, Trang cũng đã lên thăm thôi trong tà áo dài trắng thật quen thuộc.

hoangvansoat3

Khóa đàn anh 1/72 ra trường vào tháng 11, toàn bộ các Tân Chuẩn Úy đều được bổ sung cho chiến trường, không có ai về văn phòng cả, khóa 2/72 của chúng tôi cũng theo chân đàn anh như vậy thôi, nhưng thay vì mãn khóa ngay sau đó, chúng tôi lại được đưa đi chiến dịch Bình Định Nông Thôn ở Tây Ninh.

Khóa đàn anh 1/72 ra trường vào tháng 11, toàn bộ các Tân Chuẩn Úy đều được bổ sung cho chiến trường, không có ai về văn phòng cả, khóa 2/72 của chúng tôi cũng theo chân đàn anh như vậy thôi, nhưng thay vì mãn khóa ngay sau đó, chúng tôi lại được đưa đi chiến dịch Bình Định Nông Thôn ở Tây Ninh.


Ra trường vào, tôi chọn lính . . . Ông Địa, tức là lính Địa Phương Quân. Nói là địa phương quân chứ tôi được lệnh về trình diện Tiểu Đoàn 419 Địa Phương Quân Biệt Lập, đóng ở Chương Thiện lận, trong khi địa phương của tôi là ở xóm đạo Xóm Mới Gò Vấp.

Tôi tới căn cứ trình diện vào đầu năm 1973, thì tiểu đoàn đang đi hành quân ở Mỹ Tào, sĩ quan hậu cứ nhận lệnh của Tiểu đoàn trưởng đưa tôi ra vùng hành quân ngay để nhận đơn vị. Quần áo ủi hồ còn láng coóng, tôi được đưa tới kho quân trang để nhận ba lô, cái nón sắt và những đồ đạc khác như dây ba chạc, poncho, xẻng cá nhân, băng cá nhân . . . rồi qua kho súng nhận khẩu súng lục Colt 45 hai băng đạn và vài trái lựu đạn. Ra tới bãi đậu xe, tôi thấy một toán lính nữa cũng mới được bổ sung về tiểu đoàn giống như tôi và một số lớn những thùng đạn đủ cỡ chất đầy trên xe. Trước khi xe chạy, tôi được phát thêm cho một ổ bánh mì thịt, vài bao gạo sấy, thịt hộp. Ông Thượng sĩ Thường vụ nói:

“Thiếu úy . . . hên lắm mới được tiếp tế nhiều như vầy đó . . .”

Xe GMC chạy khoảng hai tiếng đồng hồ thì tới khu vực hành quân, súng còn đang nổ tứ bề, tôi được đưa tới trình diện Thiếu tá Đoàn Anh Cường, Tiểu đoàn trưởng của Tiểu đoàn 42. Tôi đứng nghiêm chào vị chỉ huy mới, ông cũng chào lại tôi và nói ngay:

“Tiểu đoàn đang hành quân, mọi chuyện sẽ nói sau.”

Ông nhìn bộ đồ trận ủi hồ của tôi kèm thêm đôi giầy MAP đánh xi ra bóng lưỡng mà lắc đầu:

“Chú mặc đồ như thế này thì . . . đánh trận với ai?”

Ông hối Hạ sĩ thủ kho mang cho tôi đôi giầy bố, nói tiếp:

“Vùng này tối ngày lội sình, chú phải mang giầy bố mới chịu được, mang giầy MAP té lên té xuống tối ngày, chưa chết vì đạn Việt cộng cũng đã té gẩy cổ mà chết. Chú thay đôi giầy này đi, rồi để đôi giầy MAP lại đây, chừng nào về phép sẽ lấy lại.”

Tôi lo thay giầy thì Thiếu tá Cường đã hối hả mở bản đồ, chỉ cho tôi biết địa điểm đang đóng quân của Tiểu đoàn, rồi giới thiệu tôi với Trung úy Tính, đại đội trưởng đại đội 1, vị chỉ huy trực tiếp của tôi. Tôi được phát cho cặp ống nhòm và cái bản đồ rồi cùng Trung úy Tính lội bộ về khu đóng quân của đại đội.

Vừa đi, Trung úy Tính vừa giải thích cho tôi về mục đích của cuộc hành quân đang tiếp diễn. Trận chiến kéo dài từ ngày hôm qua, tiểu đoàn phải chiếm bằng được khu xóm nhà lá phía trước mặt, nơi này được tin tình báo cho biết đó kho chứa gạo và vũ khí của trung đoàn chủ lực địa phương của đám Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Bọn chúng bố trí rất chặt chẽ, nên lính mình đánh từ hôm qua mà chưa tiến chiếm được mục tiêu. Trung đội 1 tấn công vào tới bìa làng thì bị thiệt hại nặng, Trung đội trưởng tử thương, hôm nay tôi sẽ nhận trung đội này để tiếp tục tấn công vào mặt trái của kho vũ khí.

Tới vị trí đóng quân của Đại đội, Trung Sĩ Hai là Trung đội phó tạm thời chỉ huy trung đội, đã được thông báo trước, nên đã đưa hai người lính về chờ tôi tại đây để cùng về nơi đóng quân của trung đội. Chiến trường vùng IV, nhất là vùng Chương Thiện, đầy những sông rạch và sình lầy, tôi theo hai người lính lội qua những con lạch nhỏ, bước đi trên những cây cầu khỉ, hai người lính là dân địa phương, quanh năm họ đi lại trên những con mương, những chiếc cầu như vậy, nên họ đi rất nhanh và vững vàng, còn tôi, tôi lội sình chưa quen, cứ lúng túng với đôi giầy bố. Tới con rạch lớn, nước hơi cao, chúng tôi phải lội qua, hai người lính nhìn bộ đồ láng coóng của tôi mà nói:

“Uổng bộ đồ . . . día của Thiếu úy quá!”

Qua cây cầu khỉ, đế giầy bố bám vững vàng vào những thân cây tràm làm cầu, tôi thầm cảm ơn ông Tiểu đoàn truởng đã lo cho tôi đôi giầy bố, nhưng mới bước được vài bước, tôi đã mất thăng bằng mà ngã nhào xuống nước, hai người lính phải nhào theo xuống nước mà kềm chặt tôi mà cùng lội vào bờ. Cuộc đời chinh chiến của tôi thật là ướt át.

Trung sĩ Hai cùng ba Tiểu đội trưởng và tiểu đội đại liên đã chờ sẵn để trình diện tôi chờ lệnh. Tôi đưa Hai về chỉ huy Tiểu đội 1 và 2 đang nằm bên trái, phần tôi lo điều động tiểu đội 3 và đại liên. Theo lệnh của Đại đội trưởng, tôi cho tất cả trung đội dàn hàng ngang sửa soạn tấn công tiếp.


hoangvansoat4

Trước khi tấn công, pháo binh của Tiểu khu đã dập liên tiếp vào khu làng trước mặt. Trung úy Tính cho tôi biết, sau khi đại bác bắn tới trái 6, trung đội của tôi sẽ phải xung phong chiếm mục tiêu ngay, trung đội 2 và 3 sẽ tấn công ở bên cánh phải và đích thân ông sẽ cùng trung đội 4 tấn công bên cánh trái.

Tôi báo cho cả trung đội biết rồi hồi hộp nằm úp mặt xuống đất đếm từng trái đại bác, ngoài sự tưởng tượng của tôi, cả trung đội đã cùng nhau ngồi dậy vừa đưa ngón tay vừa há miệng đếm từng trái nổ. Tôi quê mặt vội ngồi lên, cũng đưa ngón tay ra đếm, tay kia rút khẩu súng Colt lên đạn cầm sẵn trên tay, mắt đăm đăm quan sát vùng trước mặt sau mỗi trái đạn. Tim tôi đập liên hồi, vì tôi biết rằng, chỉ cần đếm dư một trái đạn, tôi sẽ đưa cả trung đội ra phía trước mà lãnh nguyên trái đại bác kế tiếp, cả bọn sẽ chết không còn một mạng.

Trái đại bác thứ sáu vừa nổ, tôi vùng dậy hướng mũi súng về phía trước, hô lớn:

“Xung phong”

Đám lính lúp xúp vừa chạy vừa bắn liên hồi.

Tôi băng mình lướt tới thật nhanh, khổ nỗi cái nón sắt gài chưa được chặt, nó cứ xộc xệch trên đầu, tôi phải đưa tay lên giữ cái nón sắt, tay kia cầm khẩu súng ngắn. Chạy được vài bước nữa, cặp mắt kiếng của tôi bị mờ đi vì mồ hôi của tôi chẩy ra quá nhiều, nhỏ tỏng tỏng vào kiếng. Tôi không còn tay nào để giữ cặp kiếng cho khỏi bị rơi xuống đất, và cũng không có cách nào để lau cặp kiếng cho dễ nhìn, đành cứ theo phản ứng tự nhiên mà chạy tới.

Bọn Việt Cộng ở đâu túa ra nhiều quá, đám nào chết cứ chết, đám còn lại chắc ở dưới hầm sâu hơn, nên không bị trúng đạn. Bọn chúng bắn trả lại chúng tôi lia lịa, đã có vài người lính bị ngã xuống, cuối cùng, chính tôi cũng bị bắn ngay chiếc mũ sắt, cũng may là cái nón sắt của tôi không thắt chặt, nên cái nón sắt chỉ bị nhổng lên rồi rơi xuống đất, chứ không thì sợi dây mũ sẽ chẹt vào cổ tôi mà làm cho tôi bị nghẹt thở.

Tôi ra hiệu cho trung đội ngừng tấn công tìm chỗ núp, phần tôi vội gọi máy báo cho đại đội biết tình hình. Cánh quân của Trung úy Tính cũng bị khựng lại, nhưng ông đã lại ra lệnh tiếp tục tấn công, vì tất cả đang ở đồng trống, nếu không chiếm được mục tiêu sẽ bị tiêu diệt hết.

Tôi cột chặt dây mũ, lấy khăn lau mắt kiếng rồi dùng khăn này mà cột chặt hai gọng kiếng sát với đầu rồi ra lệnh cho cả trung đội sẵn sàng, sau khi tôi đếm đến tiếng thứ ba thì bắt đầu xung phong tiếp.

Cả trung đội của tôi đã nhào vào bìa làng, bọn Việt cộng từ những miệng hầm đổ ra vừa cầm súng vừa cầm dao nhào ra tấn công chúng tôi, tứ phía súng nổ vang trời. Bọn Việt cộng ào ra nhiều quá, lần đầu tiên tôi thấy những tên lính Việt cộng đội nón tai bèo cầm súng AK. Trung đội của tôi không đủ người để đánh cận chiến với bọn chúng, tôi lùi ra bờ làng nhử cho đám Việt cộng đuổi theo rồ hô đám đại liên bắn quét vào bọn chúng. Bọn Việt cộng vội vàng chạy bạt về phía của đại đội, chúng tôi vội vùng lên tung từng trái lựu đạn phá vỡ những cái hầm hố của bọn này để chúng không còn đường về nữa rồi mới truy kích bọn Việt cộng.


Sinh Viên Sĩ Quan Hoàng Văn Soát – Khóa 2.72 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức.

                Sinh Viên Sĩ Quan Hoàng Văn Soát – Khóa 2.72 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức.



Người lính truyền tin lúp xúp chạy theo, vừa thở hổn hển vừa đưa ống nghe cho tôi:

“Thiếu úy . . . Thiếu úy . . . “Tư Tưởng Ủng Hộ Tango” kêu gấp . . .”

Tôi chưa kịp nói gì thì Trung úy Tính đã xổ nho lia lịa:

“Sinh Sát . . . mày làm ơn cúi thấp đầu xuống mà chạy . . . cứ đứng lóng nhóng như vậy tụi nó bắn bể gáo đó . . . Gom con cái tới địa điểm cũ mà chờ ở đó . . . thằng Bốn với thằng Hai đang đánh thốc tụi nó tới chỗ của mày đó . . . ráng mà diệt tụi nó . . . đừng để tụi nó tràn qua đầu . . . hiểu chưa?”

Tôi vội vàng bấm máy gọi Trung sĩ Hai cho bán trung đội của anh zulu về nơi bìa làng và ra hiệu cho đám đại liên bắn yểm trợ cho hai tiểu đội bên trái từ từ di chuyển. Khi cả trung đội vừa mới tới bìa làng thì tứ bề của tôi súng nổ vang trời, lớp thì đám nón sắt từ bên trái ào tới, bắn cả về phía tôi, lớp thì đám nón tai bèo từ phía trước chạy tới, đứa thì mặc đồ xanh, đứa thì mặc quần xà lỏn . . . cũng bắn về phía tôi nữa . . . tôi thấy có đứa vừa chạy vừa bắn lên trời . . . có đứa vứt cả súng xuống sình mà chạy tay không. Tôi hoảng quá, không biết đường nào mà bắn, vội vàng chụp ống liên hợp gọi Tango:

“Tango . . . Sinh Sát gọi . . . tại sao lại có đám nón sắt nào bắn về phía tôi nữa vậy? Tôi . . . bắn ai bây giờ đây . . ?”

Tango nghe giọng nói hốt hoảng của tôi, liền nói chậm rãi để tôi lấy lại bình tĩnh:

“Thằng 1 nghe đây . . . cậu chỉ được bắn về phía 12 giờ thôi . . . không được bắn về phía 9 giờ. Phía đó là đám thằng Hai đang đánh tới đó . . . Tụi nó biết chỗ Sinh Sát đang đứng, nó sẽ không bắn về phía đó đâu . . . Tôi nhắc lại . . . không được bắn về phía 9 giờ . . . nghe rõ trả lời . . .”

Tôi nghe Tango trấn an thì nhẹ cả người đi, vội nói cho tất cả hay như vậy, rồi cho lệnh quay súng về phía trước.

Bọn tai bèo chạy tới càng ngày càng gần, tiểu đội 1 đã bắt đầu nổ súng . . . rồi tới tiểu đội hai . . . rồi tới đại liên . . . bọn tai bèo bây giờ tràn lan tứ phía, cả ở phía 9 giờ lẫn 12 giờ . . . cả phía 3 giờ cũng có . . . chúng nó đông quá . . . Trung sĩ Hai la ong óng trong máy:

“Tụi nó ở phía 9 giờ nhiều lắm . . . làm sao bây giờ Thiếu úy . . ?Tui . . . bắn tụi nó nha . .”

Làm sao bây giờ? Tôi cũng không biết làm sao nữa . . . vì đằng sau đám tai bèo lại có lố nhố mấy cái nón sắt . . . Gọi cho Tango xin lệnh không kịp nữa rồi, tôi đắn đo suy nghĩ . . . rồi ra lệnh bắn đại vào đám tai bèo . . . Không kịp nữa rồi . . . đạn bay về phía tôi lia lịa . . . tiếng Trung sĩ Hai hốt hoảng trong máy:

“Tụi nó đông quá . . . tụi nó bắn em quá trời Thiếu úy ơi . . . em ráng cầm cự . . . hổng xong rồi . . . Á . . . ”

Trung sĩ Hai bị thương rồi . . . Tôi hô lớn cho tất cả tử thủ, và cho đại liên quay mũi súng về phía 9 giờ mà bắn giải vây cho toán tiền tiêu . . . Xạ thủ đại liên bắn được một hồi thì bị trúng đạn lật qua một bên . . . người phụ xạ thủ vội vàng nhào lên, đẩy xạ thủ qua một bên, chụp khẩu súng mà bắn lia lịa . . . Tôi hăng máu lượm khẩu M16 của người lính vừa ngã xuống kế bên, chạy ào về phía Trung sĩ Hai để tiếp cứu . . . Mới đụng trận lần đầu mà coi bộ không thấy đường về . . .

May quá, phía đằng trước súng nổ vang rân . . . đám tai bèo đã dạt qua phía 3 giờ mà chạy . . . Tiếng Tango gọi tôi um xùm trong máy:

“Sinh Sát . . . Tango đến cứu đây . . . ráng chống cho vững . . .”

Đêm đến, tôi an toàn nhưng bơ phờ trở về hậu cứ tiểu đoàn, một vài người lính của tôi thì không được may mắn như vậy.

Trung úy Tính cho lệnh tan hàng rồi mời tôi lên câu lạc bộ ăn tối và nói chuyện. Thấy tôi ngồi cú rủ, anh mở cho tôi chai bia, cụng chai với nhau, khà một tiếng mà nói:

“Trận đầu tiên . . . còn sống sót trở về là . . . mừng rồi . . . chú em buồn làm chi . . .”

Tôi ngậm hớp bia trong miệng, nuốt không trôi, một lúc sau mới buồn bã trả lời:

“Trung úy . . . tôi xin lỗi . . . thực sự tôi không ngờ là vừa mới tới trình diện tiểu đoàn là đã đi hành quân đụng trận liền . . . nên tôi chưa kịp thích ứng ngay với hoàn cảnh được . . . tôi còn lạng quạng quá đi . . . lính họ chết tội nghiệp quá . . .”

Trung úy Tính làm hết chai bia, đặt cái vỏ chai xuống bàn một cái . . . cạch, nhìn tôi thông cảm:

“Đời lính mà . . . làm sao biết trước được chuyện gì sẽ xẩy ra?Hồi anh mới về đơn vị, cũng bị đi hành quân lia chia . . . biết than với ai đây! Sống chết có số . . . riết rồi cũng quen đi . . .”

Trung úy Tính mở chai bia thứ hai, làm một ngụm nữa . . . khà một tiếng nữa rồi cho tôi lời khuyên:

“Ráng sống đi em . . . mỗi một ngày sống là một ngày học thêm kinh nghiệm . . .”

Đúng! Trung úy Tính nói đúng!

Từ ngày đó, tôi đã trải qua nhiều cuộc hành quân nữa, và tôi cũng đã ráng sống mà học thêm kinh nghiệm của chiến trường, của cuộc đời. Có những trận đánh tôi bị đám tai bèo rượt chạy, và cũng có những trận đánh tôi bắn chúng nó tan tác lượm chiến lợi phẩm tùm lum . . .

Từ những kinh nghiệm đó, tôi được trao giữ nhiệm vụ Đại Đội Phó của Đại Đội 1, được đưa về tỉnh tham dự những buổi học tập về Hòa đàm Paris đã được ký kết và nhiệm vụ của người lính trong tình thế mới.

Sau khóa học, tôi được ba ngày nghỉ phép về thăm nhà. Ba mẹ tôi khen tôi đã trưởng thành, nhìn đúng là một người lính chứ không còn thư sinh như trước nữa. Ăn trưa xong với gia đình, tôi thay quần áo xi-vin tới thăm Trang, xin phép cha mẹ của cô cho tôi được đưa Trang đi chơi.

Ngồi quán nước, tôi kể cho Trang về cuộc sống mới của tôi, những nguy hiểm mà tôi đã trải qua, tưởng như đã phải ra đi vĩnh viễn mà không gặp mặt Trang lần cuối. Trang nghe tôi pha trò, cô cười vui vẻ trả lời tôi:

“Nghe anh kể chuyện đời lính . . . làm cho Trang ớn quá . . . không dám lấy chồng lính nữa đâu!”

Tôi cũng cười, bắt chước Trung úy Tính nói một câu triết lý:

“Sống chết có số hết mà . . . đi lính đâu phải ai cũng chết đâu . . .”

Trang không cười nữa, cô cầm ly coca lên, nhìn vào ly nước một lúc rồi mới ngước mắt lên nhìn tôi:

“Nhưng mà . . . thời buổi này . . . ai cũng đi lính hết . . . nếu không lấy lính thì . . . lấy ai nữa bây giờ?”

Đi xi nê xong, tôi ngỏ lời muốn mời Trang về nhà chơi . . . cho ba mẹ tôi . . . biết mặt.

Trang nghe thấy thế, chợt đỏ mặt lên . . . chắc là Trang hiểu ý tôi muốn nói gì.

Mới gặp Trang lần đầu mà ba mẹ tôi đã khen Trang lia lịa, nào là xinh đẹp, nết na, ăn nói nhỏ nhẹ, biết thưa gởi . . .

Đưa Trang về nhà, tôi hứa kỳ về phép sau sẽ đưa ba mẹ tôi qua thăm cha mẹ Trang để làm quen . . .

Trở lại đơn vị, tôi lại tiếp tục những cuộc hành quân khác . . . tháng ngày cứ trôi đi . .

Cho đến một ngày . . . ngày 17 12 1973.

Tiểu đoàn 429 Địa Phương Quân của chúng tôi được lệnh tham dự cuộc hành quân tứ giác (4 đại đội) nhiều ngày tại vùng Cái Cáo, tỉnh Chương Thiện, cùng với những đơn vị khác. Tin tình báo cho biết, bọn Việt cộng đã tập trung nhiều đơn vị chủ lực (trong đó có Tiểu Đoàn Tây Đô) chung quanh khu vực này với mục đích lấn đất, dành dân. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hành quân vừa có mục đích tiểu trừ bọn chúng, vừa có mục đích chiếm lại vùng đất này và đem dân về với quốc gia. Pháo binh tiểu khu và không quân ở Cần Thơ sẵn sàng yểm trợ.

Chúng tôi rời hậu cứ từ sáng sớm tới vùng hành quân, cắm đầu lội sình lội bùn mấy tiếng đồng hồ mới tới gần mục tiêu. Ngày đầu tiên chỉ có pháo binh yểm trợ mà thôi, nhưng qua đến ngày thứ hai, không quân đã được yêu cầu tham chiến để oanh tạc vào những hầm trú ẩn mà đám nón cối và nón tai bèo đã đào sâu dưới đất.

Từ tờ mờ sáng ngày 19 12 1973, chúng tôi được lệnh cả bốn đại đội tiến sâu vào khu vực hầm hố của bọn Việt cộng. Theo tôi được biết, chúng tôi sẽ tiến quân theo hình chữ L bỏ trống hai hướng cho bọn chúng chạy nhưng bố trí lực lượng phục kích và pháo binh không quân chờ sẵn ở đó để tiêu diệt hết đám Cộng nô.

Trung úy Tính đi với trung đội 3 và 4, tôi đi với trung đội 1 và 2. Càng đến gần mục tiêu, chúng tôi mới phát giác ra thật nhiều hầm hố của bọn Việt cộng, hầm nào cũng đào rất sâu và nối liền với nhau như rễ cây, đánh chúng ở hầm này chúng chạy qua hầm khác tấn công trở lại. Để tránh bị đánh tập hậu, mỗi khi chúng tôi chiếm được một cửa hầm là đánh dấu mục tiêu để kêu pháo binh bắn phá tan đường hầm đó ngay lập tức. Hầm hố của đám Việt cộng đào rất công phu nên dù rằng pháo binh đã bắn nát hầm, bọn chúng ở bên trong vẫn còn sống và vẫn bắn ra lia lịa.

Mục tiêu thứ nhất chúng tôi đã chiếm được thật nhanh chóng, nhưng mục tiêu thứ hai là đám hầm hố gần một con lạch này lại thật là khó nuốt, đại đội của chúng tôi được tiểu đoàn cho rút ra ngoài để pháo binh dập xong rồi mới tấn công tiếp.

Tôi cho lệnh cả hai trung đội dàn hàng ngang chờ lệnh tấn công. Lấy kinh nghiệm lần hành quân đầu tiên đã bị bọn Việt cộng rút lui tràn qua lũng phòng tuyến, tôi gọi máy nhắc nhở hai trung đội phòng thủ thật kỹ lưỡng rồi mới trở về vị trí cũ.


Từ ngày tôi lên đại đội, Chuẩn úy Nguyễn Tiến Luận được đưa về thay thế tôi chỉ huy trung đội 1. Luận người trắng trẻo cao ráo, đẹp trai, học từ quân trường Đồng Đế, nhưng tôi không nhớ là khóa mấy? Và đã đụng trận mấy lần rồi? Tôi nhìn anh đưa tay ra sau lưng, chắc là để lấy bi-đông nước, nhưng lật bật mãi mà không tìm thấy cái bi-đông ở đâu? Tôi nắm tay anh để lên trên cái bi-đông rồi ráng pha trò một câu để anh cười mà lấy lại tinh thần (cho cả tôi nữa):

“Kiếm bi-đông không thấy, nhưng mà kiếm gái thì chắc là kiếm ra từ lâu rồi đó . . .”

Chắc là lời pha trò của tôi vô duyên quá, nên không thấy Luận cười, hắn đang lo mở nắp bi-đông mà tu ừng ực.

Pháo binh đã ngừng bắn, khói bốc lên ngùn ngụt từ miệng hầm trú ẩn, chắc là trúng kho tiếp liệu của bọn chúng rồi. Lệnh xung phong đã được ban ra, tất cả dàn hàng ngang sẵn, cứ thế mà tiến tới, Chuẩn úy Luận chạy phía trước cùng với tổ đại liên, đằng sau là một hàng ngang khác, do đích thân Trung úy Tính chỉ huy. Tôi cùng ban chỉ huy nhẹ cũng nhào lên ngang hàng với Chuẩn úy Luận. Khi chúng tôi tiến tới cũng là lúc bọn Việt cộng từ phía bên phải tấn công chúng tôi, bọn chúng cũng rất đông, vừa bắn vừa hò hét ghê gớm. Chúng tôi chống trả mãnh liệt, đẩy lui bọn chúng về phía sau để tiến tới một cửa hầm gần đó.

Bất thình lình, một quả đạn không biết từ đâu bắn tới, trúng ngay vào ban chỉ huy của tôi . . . cả người tôi tê rần lên, tôi chỉ nghe tiếng Luận kêu lên một tiếng:

“ÁHH . . .”

Cả tôi và Luận cùng với đám lính bị văng lên cao . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Ông bà Đô đang ngồi trong nhà trông coi mấy đứa cháu, chợt thấy có một người lính đi tới đi lui ở ngoài ngõ, tay cầm miếng giấy, vừa đi vừa nhìn vào từng nhà, dường như muốn kiếm địa chỉ của ai đó. Ông Đô muốn giúp người lính, nên bước ra ngoài hiên nhà, lên tiếng hỏi:

“Chắc cậu muốn kiếm ai trong khu này phải không?”

Người lính mừng rỡ, vội trả lời:

“Thưa bác, đây có phải là Ấp Dân An hay không? Cháu tìm nhà số 7/131 mà nãy giờ không thấy. Xin bác chỉ dùm.”

Ông Đô chợt thấy tim mình đập mạnh. Ông ngập ngừng . . .


Bà Đô vừa bước ra, nghe vậy vội vàng hỏi:

“Cậu muốn tìm nhà của ai? Cứ nói tên là tôi biết họ ở đâu ngay, tôi sẽ chỉ cho.”

“Thưa bác, cháu muốn tìm nhà của ông Hoàng văn Đô, cha của Chuẩn úy Hoàng Văn Soát.”

Ông Đô lắp bắp lên tiếng:

“Tôi là Đô đây . . . Soát là con trai của tôi . . . Nó đi lính ở xa, không có nhà . . . cậu tìm tôi . . . tìm con tôi . . . có chuyện chi hay không?”

Đến phiên người lính ngập ngừng:

“Cháu muốn báo tin . . . Thưa bác . . . bác là cha của Chuẩn úy Soát phải không . . ? Bác có thể cho cháu vào nhà . . . nói chuyện được hay không . . ?”

Vài người hàng xóm nghe đối thoại, cũng từ trong nhà đi ra đứng nghe . . .

Người lính mang lon Thiếu úy, vào trong nhà bỏ mũ ra, đứng nghiêm trước mặt ông bà Đô một lúc rồi mới xúc động nói:

“Thưa hai bác . . . cháu thay mặt cho Tiểu đoàn 429 Địa Phương Quân . . . báo tin cho hai bác . . . Chuẩn úy Hoàng Văn Soát đã . . . tử trận vào ngày 19 tháng 12 năm 1973 tại Chương Thiện . . . Xin hai bác sửa soạn . . . sáng sớm mai cháu sẽ đưa hai bác về Quân Y Viện Cần Thơ để nhận xác của Chuẩn úy Soát . . . ”

Bà Đô chỉ nghe tới câu nói “Chuẩn úy Hoàng Văn Soát đã tử trận” là bà ngã xuống sàn tức thì . . . Ông Đô vội vàng cúi xuống đỡ bà lên . . . người bà mềm như sợi bún, nặng như ngàn cân, ông Đô hoảng hốt kêu lên:

“Bà ơi bà . . . bà có làm sao không?”

Những người hàng xóm vội vàng xúm vào khiêng bà Đô đặt lên tấm phản, người thì xức dầu xanh lên hai thái dương của bà, người thì giựt giựt mấy sợi tóc mai để cho bà tỉnh lại . . .

Ông Đô cố trấn tỉnh, hỏi người Thiếu úy:

“Con tôi nó đánh trận như thế nào hả cậu? Nó bị thương ở đâu mà đến nỗi chết như vậy? Cậu nói cho tôi nghe đi . . .”

“Thưa bác, trận đánh rất lớn, kéo dài hơn ba ngày. Chuẩn úy Soát bị bắn ngay vào lúc đang xung phong vào hầm của Việt cộng . . . ngày hôm sau đại đội 2 của chúng cháu mới đánh chiếm lại được cái hầm đó và đem xác của Chuẩn úy Soát về. Ngày mai bác lên Quân y viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ, sẽ có những người lính cùng chung đại đội với anh Soát, họ sẽ kể thêm chi tiết cho bác được rõ.”


Ngày hôm sau, ông Đô đi xe đò tới Quân y viện Phan Thanh Giản, được đưa tới khu nhà xác. Người sĩ quan trợ y mở poncho chỉ cho ông Đô một xác người chỉ còn mặt, một cánh tay phải và phần trên dây lung quần, giải thích thêm:

“Chuẩn úy Soát vừa nhào tới hầm của Việt cộng thì đụng mìn, sức nổ quá mạnh làm phần dưới của Chuẩn úy bị phá nát, chỉ còn lại phần trên mà thôi. Một ông Chuẩn úy khác đứng kế bên bị thêm B40 nữa, nên tan xác, không còn gì để cho gia đình nhận diện nữa.”

Ông Đô nhìn cái xác, mặt đã bị lỗ chỗ vết đạn nên không thể nhìn rõ, nhưng ông thắc mắc là tại sao xác chết không có thẻ bài?

Người Sĩ quan trợ y giải thích:

“Chuẩn úy Soát mất thẻ bài khi đi tắm sông từ trước rồi, anh có xin tiểu đoàn làm lại cái khác nhưng chưa nhận được, do đó xác của Chuẩn úy mới không có thẻ bài.”

Ông Đô bật lên tiếng khóc, ông đưa tay vuốt mắt cho đứa con trai đầu lòng, tay kia nắm lấy cánh tay còn lại của Soát. Người lính trợ y có lẽ đã gặp cảnh ngộ này nhiều lần rồi, nên ông không khóc, nhưng rồi tiếng khóc của người cha ai oán quá, làm cho người lính cũng phải bật lên tiếng nức nở. Người lính, cũng trạc tuổi của Soát, đưa tay ôm lấy vai của ông Đô, giọng nói trầm hẳn xuống:

“Thay mặt cho Tiểu đoàn, chúng cháu xin chia buồn cùng bác. Tiểu đoàn sẽ lo tẩm liệm thi hài của Chuẩn úy Soát và chở về nhà bác, hai sĩ quan và toán lính chung sự của Tiểu Khu Gia Định sẽ có mặt trong buổi lễ động quan. Bác muốn chôn anh Soát ở đâu, xin cho chúng cháu biết để xin phương tiện di chuyển.”

Ông Đô được đưa về hậu cứ của Tiểu đoàn để làm hồ sơ lãnh tiền tử tuất. Tại đây, ông được cho biết, Chuẩn úy Soát đã được Bộ Tổng Tham mưu quyết định vinh thăng Thiếu úy và truy tặng Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu.

Quan tài buồn của Cố Thiếu úy Hoàng Văn Soát có phủ lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ được xe GMC đưa về tới nhà. Toán lính chung sự xếp hàng ngay ngắn khiêng quan tài xuống đặt trên hai con ngựa gỗ. Bà Đô đặt tấm hình của Soát ngày mới được gắn Alpha ở Trường Bộ Binh Thủ Đức (vừa được cấp tốc phóng lớn ra) trên nắp quan tài, ông Đô thắp hai cây nến trắng cho người con xấu số. Người Thiếu úy trưởng toán gắn cặp lon truy thăng lên hai góc của đầu quan tài, chừa chỗ cho chiếc huy chương Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu ở giữa, phía dưới, ông gắn Quyết Định truy thăng của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

 Bây giờ anh phủ mầu cờ . . . Em không nhận được xác chàng . . . Anh lên lon giữa hai hàng nến chong . . .

Bây giờ anh phủ mầu cờ . . . Em không nhận được xác chàng . . . Anh lên lon giữa hai hàng nến chong . . .


Hàng xóm nghe tin Soát bị tử trận từ hôm có người lính từ đơn vị về báo tin, đã kéo đến chia buồn với ông bà Đô, nay thấy quan tài của Soát được trở về, họ kéo đến càng đông hơn nữa, người thì mang vòng hoa, người thì thắp cặp nến cho chàng trai trẻ đã ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ.

Trang có mặt sớm nhất trong nhà, cô đứng lặng người trước quan tài, trước tấm hình của Soát . . .

“Mới hôm nào, anh hứa với em là kỳ phép tới sẽ đưa ba mẹ anh tới gặp cha mẹ em để hai bên quen biết nhau . . . Em đang chờ anh về mà . . . Anh ơi!”

Cô bật khóc nức nở, bà Đô vội vàng chạy lại ôm lấy cô rồi cả hai người cùng khóc với nhau. Không biết ai đã cho Trang biết tin để tới viếng Soát. Ông bà Đô cũng đã suy nghĩ, Trang chỉ mới là người bạn của Soát mà thôi, chứ hai bên gia đình chưa có gặp mặt nhau để nói chuyện tương lai của hai người, nên ông bà đã quyết định chỉ để đứa con gái kế báo tin cho tất cả bạn bè của Soát mà thôi, nhưng Trang đã không chịu chỉ là bạn, cô nhất quyết xin được quấn vành khăn tang trắng:

“Anh Soát là người cháu yêu thương . . . Anh ấy có hứa với cháu là sẽ đưa hai bác tới gặp cha mẹ của cháu để nói chuyện tương lai mà . . .”

Hai người sĩ quan được cử tới đứng hai bên quan tài của Cố Thiếu úy Soát, họ đứng nghiêm suốt thời gian làm lễ và đưa tay chào tất cả những ai đến thắp nhang cho Soát. Cha Xứ của nhà thờ Lạng Sơn Xóm Mới cũng được mời tới để đọc kinh cho người quá cố.

Đúng giờ, quan tài của Cố Thiếu úy Hoàng Văn Soát đã được đưa lên xe về nghĩa trang.

hoangvansoat8-QuanCanhDanDau


Đội chung sự của Tiểu Khu Gia Định đã đưa một xe jeep Quân cảnh tới dẫn đầu buổi lễ tiễn đưa, hai người lính Quân cảnh mở đèn xe sáng chói và đèn vàng báo hiệu cho mọi người dẹp đường cho đoàn xe tang đi qua.

hoangvansoat9-HaiHangLinhTienDua

Một tiểu đội lính cầm súng chĩa mũi súng xuống đất đi hai bên quan tài.

Theo sau là ông bà Đô và gia đình cùng hàng xóm láng giềng thân thiết.

Ông bà Đô chọn một lô đất tại nghĩa trang ngay tại Xóm Mới để chôn cất cho người con trai cả. Số tiền tử tuất của Soát hơn Hai Trăm Ngàn được dùng vào việc mua đất, xây mộ và tang lễ, phần còn lại, ông bà Đô cúng vào nhà thờ để giúp cho những người nghèo trong họ đạo.

Một Đại úy của Tiểu Khu Gia Định đã đại diện cho Tiểu đoàn 429 Địa Phương Quân đọc điếu văn tiễn đưa người lính trẻ, đã hy sinh thân mình để bảo vệ cho tự do và sự vẹn toàn lãnh thổ của Miền Nam Việt Nam. Hành động đó đã được tổ quốc tri ân.

hoangvansoat10-ChaXuLamLeHaHuyet

Sau đó là Cha Đoàn Văn Hàm của nhà thờ Lạng Sơn, Xóm Mới đọc lời kinh giải thoát. Cuối cùng, ông bà Đô cầm xẻng xúc nắm đất đầu tiên đổ lên quan tài người lính trẻ. Mỗi người thân thẩy một cục đất xuống vĩnh biệt người bạn trẻ đã ra đi quá sớm.

Cuốn Album "Kỷ Niệm Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức" đã giữ những hình ảnh bi tráng về đám tang của "Cố Thiếu Úy Hoàng Văn Soát"

Cuốn Album
“Kỷ Niệm Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ
Đức”
đã giữ những hình ảnh bi tráng về đám tang của “Cố Thiếu Úy Hoàng Văn Soát”



hoangvansoat11

Pháo binh đã ngừng bắn, khói bốc lên ngùn ngụt từ miệng hầm trú ẩn, chắc là trúng kho tiếp liệu của bọn chúng rồi. Lệnh xung phong đã được ban ra, tất cả dàn hàng ngang sẵn, cứ thế mà tiến tới, Chuẩn úy Luận chạy phía trước cùng với tổ đại liên, đằng sau là một hàng ngang khác, do đích thân Trung úy Tính chỉ huy. Tôi cùng ban chỉ huy nhẹ cũng nhào lên ngang hàng với Chuẩn úy Luận. Khi chúng tôi tiến tới cũng là lúc bọn Việt cộng từ phía bên phải tấn công chúng tôi, bọn chúng cũng rất đông, vừa bắn vừa hò hét ghê gớm. Chúng tôi chống trả mãnh liệt, đẩy lui bọn chúng về phía sau để tiến tới một cửa hầm gần đó.

Bất thình lình, một tiếng nổ long trời phát ra ngay chỗ chúng tôi vừa mới chạy tới, kèm theo nhiều tiếng nổ phụ, quả đạn không biết từ đâu bắn tới, trúng ngay vào ban chỉ huy của tôi, tôi chỉ nghe tiếng Luận kêu lên một tiếng:

“ÁHH . . .”

Tôi và Luận cùng với đám lính bị văng lên cao . . .

Cả người tôi đau buốt như bị xé ra từng mảnh rồi rơi xuống đất, tôi không còn biết gì hết.

hoangvansoat12

Tôi tỉnh dậy khi có ai đó đang xiết chặt người tôi lại, tai tôi văng vẳng nghe được một giọng nói thật lạ lùng mà tôi chưa bao giờ được nghe:

-“Báo cáo thủ trưởng, đã bắt được một tên sĩ quan ngụy, trên cổ áo nó có gắn một miếng vải nhỏ mầu đen, hình như nó đã chết, không thấy cử động gì cả.”

-“Cứ trói nó lại rồi giao cho các đồng chí giải phóng, đơn vị của mình còn phải lo tiêu diệt hết bọn ngụy còn lại kia, chúng nó còn ngoan cố lắm, đang sửa soạn tấn công chúng ta đấy.”

Chuyện gì đã xẩy ra? Tôi đang cùng với ban chỉ huy nhẹ của đại đội tấn công bọn Việt cộng mà? Chuẩn úy Luận đâu? Toán khinh binh đâu? Tiểu đội đại liên đâu rồi? Ai đang nói bên cạnh tôi mà giọng nói lạ lùng như vậy?

Tôi hoảng hốt vùng đứng lên, nhưng hai cánh tay của tôi không bung ra được, tôi lại ngã nhào xuống đất. Tôi đã bị trói, trước mặt tôi là một đám nón cối, nón tai bèo đang cầm súng chĩa vào người tôi. Một tên đội nón tai bèo cầm súng tiến lại đá vào người tôi một cái đau điếng:

“A! Thằng sĩ quan ngụy tỉnh lại rồi. Chỉ vì mày ra lệnh tấn công mà tiểu đội của tao bị bắn chết gần hết . . .”


Thằng này vừa mới định dọng báng súng vào mặt tôi thì một tên đội nón cối đứng gần đó cản lại mà nói:

“Bịt mắt nó lại rồi giải đi giao ngay cho anh em du kích, tình hình không cho phép chúng ta ở đây lâu.”

Trước khi bị bịt mắt, tôi vội vàng nhìn quang cảnh chung quanh mình: Xác chết nằm la liệt, cả nón sắt lẫn nón cối . . . có xác còn nguyên vẹn . . . có xác chỉ còn một phần thân thể . . . tôi chưa kịp nhận ra những ai thì đã bị chúng bịt mắt lại, bắt tôi cởi giầy ra rồi hai tên ở hai bên xốc nách tôi kéo đi, mỗi lần có tiếng súng nổ là chúng lại kéo tôi ngồi hoặc nằm xuống rồi mới tiếp tục di chuyển. Mặc dù có hai tên nón tai bèo kè hai bên lôi đi thật nhanh, tôi cũng không thể nào bước theo chúng nó được, một phần vì đã mang giầy quen cho nên khi bị lôi đi, hai bàn chân của tôi bị gai và những vật nhọn ở dưới đất đâm vào đau không thể nào chịu nổi, phần nữa là khi bị bịt mắt lôi đi, thân hình tôi bị mất cân bằng. Cuối cùng, vì tôi nghĩ rằng nơi đây đang ở trong vùng hành quân của Tiểu đoàn 429, bất cứ lúc nào, những chiến hữu của tôi cũng có thể đột kích bọn du kích này mà giải cứu cho tôi, nên tôi cố tình làm bộ đau chân mà bước đi thật chậm. Xui xẻo cho tôi, dù là đã tìm đủ mọi cách trì hoãn, tôi cũng không được quân bạn tìm ra mà giải cứu, khoảng vài tiếng đồng hồ sau, chúng đã giải tôi đến một bến sông, chúng mở khăn bịt mắt của tôi ra, bắt tôi ngồi xuống để chờ ghe đi vào trong nữa. Mở mắt ra, tôi mới thấy có những người lính nón sắt khác cũng bị bắt như tôi, có người tôi quen mặt, có người không, chúng tôi chỉ kín đáo gật đầu chào nhau. Bến đò cũng là nơi bọn chúng đổi phiên với nhau, bọn vừa ở trên thuyền bước xuống mới chính là bọn du kích, chúng mặc quần xà lỏn, ở trần, đi chân đất, đeo súng trên vai. Vừa bước xuống là chúng đã ào lại hỏi từng người ở đơn vị nào? Khi tôi vừa trả lời là ở Tiểu đoàn 429 là hai ba thằng đã nhào lại đánh đấm tôi túi bụi bằng đủ mọi thứ mà chúng có trong tay, vừa đánh tôi, chúng vừa chửi ĐM lia lịa:

“ĐM thằng sĩ quan ngụy, tiểu đoàn của tụi mày đã giết biết bao đồng chí giải phóng của tụi tao, bữa nay tao mới bắt được mày , tao phải ăn gan uống máu mày để trả thù cho các đồng chí của tao . . .”

Hai tay tôi bị trói chặt, hai chân tôi bị gai đâm đứng không vững, tôi không còn cách nào mà đỡ những cú đòn trả thù ghê rợn của bọn du kích, tôi cắn răng chịu đau làm bị thịt cho chúng đánh, giữ tư cách của một người quân nhân, không hèn yếu rên la xin xỏ trước mặt kẻ thù. Bọn du kích đánh tôi tới khi tôi chịu không thấu, té gục xuống đất, mà chúng vẫn không tha, tiếp tục dùng báng súng, dùng chân mà đánh mà đá tôi. Đau quá hóa khùng, tôi chịu hết nổi rồi. Đằng nào cũng chết, không thể cứ nằm đó cho chúng đánh chết một cách lãng nhách như vậy được, tôi dùng hết sức bình sinh vùng dậy, mặc cho những cú đánh như trời giáng vào đầu vào ngực tôi, tôi quắc mắt nhìn bọn chúng la lớn lên:


“Tôi là tù binh, phải được đối xử tử tế, các anh không thể đánh đập tôi vô cớ như thế này được. Đây còn là trong vùng trách nhiệm của Tiểu đoàn 429, những chiến hữu của tôi có thế hành quân giải cứu tôi bất cứ lúc nào, các anh coi chừng bị chúng tôi bắt lại đó. Tới lúc đó, những người lính của tôi sẽ không tha cho các anh đâu.”

Nói xong, tôi hiên ngang ưỡn ngực chờ đợi một tràng súng bắn thẳng vào ngực.

Bọn du kích không ngờ là tôi còn sức tàn đứng dậy một cách hiên ngang như vậy, chúng ngớ người ngưng đánh trân mặt mà nhìn tôi, rồi nhìn nhau không biết phải làm gì. Một lúc sau, tên đánh tôi đầu tiên mới trợn mắt nhìn tôi một cách căm thù:

“ĐM thằng sĩ quan Ngụy đã bị bắt, bị cách mạng trừng phạt mà còn dám lớn lối dùng lời nói uy hiếp quân đội nhân dân. Để tao bắn chết cha mày đi coi mày còn hù tụi tao nữa không!”

Nói rồi hắn cầm ngang khẩu súng, lên đạn chĩa vào người tôi mà lẩy cò. Ngay lúc đó, hai chiếc ghe khác cũng vừa cặp bến, bọn dưới ghe thấy bọn trên bờ đang định bắn tôi, chúng vội nhẩy xuống lội vô bờ mà la lớn:

“Các đồng chí ngưng tay lại. Thằng sĩ quan Ngụy này phải để lãnh đạo hỏi cung, không được bắn nó chết lúc này.”

Lên tới bờ, đám này nhào vào giựt súng của đám du kích, hai bên xô đẩy cãi vã nhau lia lịa và vì thế mà tôi không bị đánh nữa. Đó là phương cách . . . “Tìm cái sống trong cái chết” mà trong cơn khốn cùng, tôi đã áp dụng và may mắn thành công.

Bọn mới tới đến áp đảo bọn cũ, đi đếm từng người trong nhóm chúng tôi, rồi lôi tất cả xuống sông để leo lên ghe. Nước lạnh làm tôi tỉnh hồn lại, tôi lợi dụng thời gian ở dưới nước để ngâm mình cho bớt đau và lắc đầu qua lại để rửa những vết máu dính đầy trên mặt. Bọn đánh tôi leo lên một chiếc ghe riêng, bọn chèo ghe cho chúng tôi lại là một đám khác, chúng bịt mắt chúng tôi lại rồi mới chèo ghe đi. Suốt thời gian ở trên ghe, chúng không đánh đập gì chúng tôi nữa.

Ngồi ghe khoảng hơn một tiếng đồng hồ, chúng ngừng chèo, mở mắt chúng tôi ra để leo lên bờ, vào khu trại giam của chúng. Tại đây, một đám du kích khác bắt đầu hỏi cung tôi, bọn chúng chỉ hỏi cấp bậc, đơn vị, quân số và những loại vũ khí mà tiểu đoàn tôi được trang bị. Một điều hơi lạ là, mặc dù tôi đã không trả lời nhiều câu hỏi, hoặc là chỉ trả lời “Sĩ quan cấp thấp, mới được bổ sung tới tiểu đoàn, nên không được biết rõ tình hình của tiểu đoàn . . .” nhưng bọn hỏi cung đã không vì thế mà hành hung đánh đập tôi, chúng chỉ hỏi đi hỏi lại những câu hỏi đã đưa ra và bỏ đói tôi để khủng bố tinh thần của tôi mà thôi. Mấy ngày sau, lại một toán khác đến hỏi cung tôi, đám này đội nón cối, có mang cấp bậc trên cổ áo, nghe giọng nói hoàn toàn “Bắc Kỳ” tôi đoán chừng chúng thuộc bọn Việt Cộng từ ngoài Bắc xâm nhập vào. Bọn này hỏi tôi tốt nghiệp trường nào? Khóa mấy? Mỗi khóa có bao nhiêu người? Học bao lâu thì ra trường? Cuối cùng, bọn chúng hỏi cách thức hành quân của lính Cộng Hòa? Tôi lại . . . bổn cũ soạn lại, trả lời chúng bằng một câu duy nhất: “Sĩ quan cấp bậc thấp, mới tới đơn vị . . .”


Đêm đến, chúng lại dẫn tôi đi nữa, và đương nhiên là vì màn đêm dầy đặc, chúng không cần bịt mắt tôi nữa, chỉ trói chặt chúng tôi vào với nhau thôi, nên tôi được thoải mái đôi chút, mặc dù đi chân đất còn đau thấu xương, hai bàn chân cũng đã bị sưng vù lên. Liên tiếp ba ngày, chúng cứ ngày nghỉ đêm đi mà đưa chúng tôi đi tới một nơi nào đó xa lắm. Mải tới sáng tinh mơ mới đến một địa điểm mà chúng gọi là “Trại Tạm Giam” đã bị bỏ hoang từ lâu. Trong lán đã có một cái đòn dài ở giữa nhà, bọn giải tù kẹp hai chân chúng tôi lại bằng những khoen sắt hình chữ U có lỗ ở hai đầu rồi xỏ một thanh thép dài qua những lỗ của khoen chữ U rồi chia nhau ra từng góc nhà mà ngủ, chúng tôi mệt mỏi quá cũng ngủ thiếp đi.

Đến buổi trưa thì chúng đánh thức tụi tôi dậy, cho ăn chút cơm rồi gỡ từng người ra. Lại một màn hỏi cung nữa, rồi chúng chia tụi tôi ra thành từng tổ, kẻ lo nấu ăn người đi sửa lại lán.

Cái lán này nằm trong một rừng sậy bạt ngàn kế bên một con sông, cột kèo làm bằng những cây đước, cây tràm, mái lợp bằng lá đưng, Tường là những tấm phên đan bằng sậy, nền đất. Bọn cai tù xích chúng tôi lại từng xâu từ năm tới sáu người, rồi bắt chúng tôi đi lấy lá đưng (giống sợi cói nhưng lá lớn hơn) để lợp lại mái. Chúng tôi vừa làm vừa lén nhìn chào nhau hỏi tên hỏi đơn vị và ráng nhìn chung quanh để nhận diện xem nơi này là thuộc vùng nào? Tôi chịu thua, vì rừng sậy bạt ngàn che hết mọi tầm nhìn, chẳng thấy gì cả. Ăn uống xong, tối đi ngủ, bọn chúng lại cùm chúng tôi lại ở giữa nhà, cấm chúng tôi nói chuyện với nhau, rồi bỏ đi qua lán riêng kế đó mà ngủ, chứ không ngủ chung với chúng tôi.

Ban ngày đi làm việc, dù bọn du kích có đi theo canh gác cấm nói chuyện với nhau cỡ nào đi nữa, chúng tôi vẫn tìm cách liên lạc với nhau. Biết rằng đây cũng còn là phần đất của Miền Nam, đồng đội lính chiến của chúng tôi có thể đi hành quân đến đây bất cứ lúc nào, máy bay thám thính hoặc trực thăng có thể bay ngang bất cứ lúc nào, nên chúng tôi tìm đủ mọi cách để tạo ra những dấu hiệu cho phe ta có thể nhận ra chúng tôi.

Hồi này mưa nhiều, anh em trong toán ẩm thực đi mót củi gặp toàn là củi ướt, phơi hoài không khô, nên đành phải chịu cực nấu cơm bằng củi ướt, khói bay ra nhiều quá, ngay chúng tôi cũng chịu không nổi.

Không biết đám khói từ nhà bếp này có bay lên cao hay không? Nhưng vào một buổi sáng, khi chúng tôi đang làm việc ở ngoài đồng thì nghe có tiếng Ù Ù ở đằng xa, đôi tai nhà nghề của tôi đã biết ngay đó là tiếng của cánh quạt trực thăng. Không đầy ba phút sau là hai chiếc trực thăng ở đâu nhào tới bay vần vũ trên không, đám du kích vội vàng bỏ chúng tôi đó mà chạy vào hầm trốn biệt, đám còn lại thì chĩa súng bắt chúng tôi nằm im tại chỗ. Chúng tôi thấy máy bay tới thì nửa mừng nửa lo. Mừng là có thể trực thăng thả quân xuống càn quét bọn du kích mà giải cứu chúng tôi, lo là lo trực thăng có thể chỉ nhìn thấy bọn du kích mà từ trên cao bắn xuống, lúc đó chúng tôi sẽ bị phe ta bắn chết oan uổng. Hai chiếc trực thăng đang bay vần vũ trên không, đột nhiên nhào xuống thấp bay lượn một vòng, cách quạt xé gió bắn tung cả nước sông lên cao, thổi trốc hết mái của trại tù, để lộ ra những khung nhà kèo cột và đám người chúng tôi đang núp ở dưới . . .


Thế là hai chiếc trực thăng vòng trở lại, bắn phá láng trại tan ra từng mảnh. Bọn du kích còn lại hoảng hốt xô nhau chạy trốn xuống hầm, nhưng cửa hầm đã bị bọn bên trong đóng lại kỹ càng, chúng cuống cuồng chạy tứ tung, bị trực thăng bắn hạ dễ dàng. Dù là ngóc đầu lên sẽ có thể bị trực thăng bắn, nhưng đây là dịp để chúng tôi nhìn thấy rõ từng tên Việt cộng đang bị trực thăng săn đuổi và bắn hạ, coi như trả thù dùm cho chúng tôi. Mặc dù trên trực thăng không thể nào nghe được hoặc thấy được, nhưng chúng tôi cũng ngóc cổ lấy tay chỉ từng đứa cho trực thăng bắn:

“Nó đó . . . nó chạy ngã này đó . . . nó đang núp đầu vô bụi đưa cái đít ra ngoài đó.”

Cũng có một vài người trong đám chúng tôi liều chết chạy ra khu đất trống đưa hai tay lên để ra dấu cho trực thăng . . . nhưng vô vọng, đạn cứ thế mà bắn xuống, vì chắc hẳn là trên trực thăng, các xạ thủ chỉ biết dưới đất là mật khu của Việt cộng, những người ở dưới cũng là Việt cộng, chứ nào có biết dưới này có những người lính Cộng Hòa đang bị giam giữ, đang muốn được giải thoát. Khi hai chiếc trực thăng bắn phá xong rồi, họ lướt lên cao bay đi, bọn du kích thấy êm, bắt đầu từ dưới hầm ùa ra chĩa súng bắt chúng tôi nằm im để đi kiểm soát tình hình.

Thật là không ngờ được, hai chiếc trực thăng khác đột nhiên xuất hiện trên bầu trời như là phép thần thông, nhào xuống bắn phá vô cùng ác liệt (thì ra, theo tôi đoán, đây là ngón nghề của các phi công trực thăng: Hai chiếc bay đi thì hai chiếc khác trờ tới thay thế, cùng một vị trí xuất phát, cùng một loại âm thanh của cánh quạt, khó ai có thể phân biệt được chiếc nào đến chiếc nào đi, đến khi máy bay đứng ngay trên đầu mới biết là nó đã tới, chạy đi đâu nữa bây giờ?), những tên du kích vừa từ dưới hầm chui lên đã là mục tiêu thật dễ dàng và sống động cho các xạ thủ đại liên, những tên này không còn cách nào mà chạy trở về hầm được nữa, cứ đành đứng giữa trời mà chịu chết. Trực thăng kỳ này bắn phá dữ dội quá, những lằn đạn bay xẹt xẹt trên những tấm lá sậy, cắm xuống đất nghe “Phụp. . . Phụp” ngay sát đầu chúng tôi, cái chết chỉ trong gang tấc, tôi chỉ mong đất sụp xuống để cho tôi tránh được đạn của trực thăng, lại cầu mong sao cho các xạ thủ trực thăng thanh toán hết những tên Việt cộng rồi chỉ cần đổ bộ một tiểu đội biệt kích xuống là có thể cứu thoát hết cả bốn chục mạng lính Cộng Hòa đang bị giam giữ ở đây . . . Buồn thay, hai chiếc trực thăng đã lại bay đi nữa rồi.

Trực thăng đã bay đi xa rồi, mà vẫn không có tên du kích nào trổi dậy chĩa súng vào tụi tôi la hét om xòm nữa, chúng tôi chờ một khoảng khắc, chắc chắn là trực thăng không trở lại nữa, mới ra hiệu cho nhau từ từ ngồi lên quan sát chung quanh: Lán trại tạm giam coi như bị phá hủy hoàn toàn, đám du kích gác tù cũng coi như là bị loại ra khỏi vòng chiến, một vài tên bị thương đang rên la đâu đó. Chúng tôi nhìn nhau tìm cách thoát thân: Theo kinh nghiệm của tôi, một khi trực thăng đã tìm ra mục tiêu để bắn phá, chắc chắn sẽ có những toán thám sát hoặc một cuộc hành quân lục xoát được mở ra để lục soát và báo cáo. Bọn Việt cộng cũng biết như vậy, nên cũng thường đưa một lực lượng lớn tới địa điểm này thật mau để dàn quân sẵn, chờ phục kích lính Cộng Hòa.


Đây là một dịp may cho chúng tôi để thoát thân, nhưng muốn trốn, điều đầu tiên là phải biết địa điểm mình đang ở (đi loạng quạng, lại đâm đầu vào hang rắn), phải có lương thực và vũ khí phòng thân. Chúng tôi chẳng làm sao để nhận diện nơi mình đang đứng là ở đâu? Vì chung quanh hoàn toàn là đồng trống, phải đi cả ngày trời may ra mới định được phương hướng. Không sao, miễn là có ý chí là được, chúng tôi đi vòng vòng tìm cách xuống dưới hầm để tìm thêm vũ khí và lương thực, vì đám du kích ở ngoài chỉ có vài khẩu súng AK vài băng đạn, ráng tìm thêm chút lương thực là có thể khởi hành. Muốn đào thoát cũng phải đợi khi chiều tối, vì bất cứ lúc nào trực thăng cũng có thể quay trở lại mà bắn phá.

Rất tiếc là chúng tôi không thực hiện được cuộc trốn trại, vì chỉ khoảng một hai tiếng đồng hồ sau đó là bọn du kích và bọn Bắc Việt chính quy đã từ các nơi khác đổ về thật đông đảo, chúng gom chúng tôi lại, đem xuống dưới hầm xiềng lại thật chắc. Ngay đêm đó, chúng bắt đầu chuyển chúng tôi đi nơi khác.

Đi bộ khoảng hai ba tiếng đồng hồ, chúng tôi chợt thấy hỏa châu bắn lên ở phía xa xa, xa lắm, nhưng ánh hỏa châu làm cho chúng tôi nhận biết phương hướng, nhận biết nơi đó là nơi mà các chiến hữu của tôi đang đồn trú, là nơi mà chúng tôi đặt hy vọng vào những chiến hữu để họ mở cuộc hành quân giải cứu chúng tôi, nơi đó là ánh sáng văn minh, là tự do, là hạnh phúc . . .

Rồi bỗng nhiên, trong khoảng không gian vô tận, trong bóng đêm đen tối, tiếng chuông nhà thờ chợt vang lên ròn rã, thanh thót . . .

Không ai bảo ai, cả đoàn chúng tôi chợt đứng lại, bọn Việt cộng cũng đứng im không nhúc nhích . . .

Chuyện gì đã xẩy ra? Có chuyện gì quan trọng mà trong bóng đêm mịt mờ lại có tiếng chuông ngân lên và kéo dài như thế? Từ ngày bị giam ở lán này, chúng tôi chưa bao giờ được nghe tiếng chuông nhà thờ đổ dồn như vậy . . . Với kinh nghiệm của người theo đạo Thiên Chúa, tôi biết tiếng chuông này là khởi đầu của một buổi lễ quan trọng. Lễ gì đây?

Tôi thầm đếm lại từng ngày . . . Tôi bị bắt vào ngày thứ hai của cuộc hành quân, di chuyển vài ngày, ở trại tạm giam vài ngày . . .

Không ai bảo ai, chúng tôi đồng loạt kêu lên nho nhỏ: “CHUÔNG LỄ GIÁNG SINH!”

Đúng! theo như tôi tính nhẩm, đêm nay phải là Đêm Giáng Sinh Chúa Sinh Ra đời.


Lạy Đức Chúa Trời . . . Ngài ở trên cao . . . có biết rằng chúng con đang bị bắt bớ giam cầm ở đây hay chăng?

hoangvansoat13

Lạy Chúa . . . con đang bị trói hai tay, không thể làm dấu Thánh Giá được . . . nhưng trái tim của con hướng về nơi Đức Chúa . . .

Xin hãy ban phép lành xuống cho trần gian

Mới mùa Giáng Sinh năm ngoái, tôi vừa ra trường, còn được mấy ngày phép dự lễ giáng sinh với cha mẹ, anh em . . .

Giáng sinh năm nay, tôi bơ vơ một mình giữa đêm giá lạnh, không biết mình đang ở đâu?

Chuông nhà thờ . . . nơi đó gia đình tôi đang cầu nguyện . . . bạn bè . . . chiến hữu của tôi đang cầu nguyện . . . họ có biết tôi đang ở một nơi nào đó trong đất nước của tôi hay không?

Chỉ có cách nhau khoảng vài cây số, thế mà không ai biết tôi còn sống, đang bị trói giữa trời đêm?

Chỉ có cách nhau khoảng vài cây số, thế mà bên kia là chính nghĩa, là tự do, là hạnh phúc . . . Còn nơi đây là tù đầy, là hận thù, là sắt máu . . .

Tôi muốn hét lên cho mọi người biết tôi đang ở đâu . . . Tôi muốn hét lên để cho Đức Chúa trời cho tôi được trở về với loài người của tôi . . .

Tiếng chuông trong đêm Giáng Sinh đã dứt từ lâu.

Bọn giải tù đã hướng mũi súng vào chúng tôi, ra dấu tiếp tục di chuyển.

Nhìn chung quanh, có nhiều đám cùng di chuyển với chúng tôi, họ gánh những gánh nặng, mang vác những bao đầy. Thì ra, lợi dụng thời gian ngưng chiến, bọn Việt cộng đã đem chúng tôi đi nơi khác, đồng thời chuyển lương thực hoặc vũ khí tới những nơi cần thiết để sửa soạn cho ý đồ đánh chiếm một nơi nào đó đã dự tính sẵn, trong khi chính quyền Miền Nam của chúng ta luôn luôn tôn trọng thời gian ngưng chiến, không làm bất cứ một hành động quân sự nào trong đêm hưu chiến.

Lại cứ ngày nghỉ đêm đi, chúng nó đưa tôi đi xa, xa lắm, lúc thì đi bộ, lúc thì đi ghe. Cuối cùng, vào một buổi sáng sớm, bọn chúng đưa chúng tôi băng qua đường lộ. Trong khi núp bên lề đường chờ, một anh trong nhóm chúng tôi cố ngóng đầu lên quan sát chung quanh, một lúc sau, anh ngồi xuống nói nhỏ:


“Quốc Lộ I. Chắc là vùng U Minh ”.

Từ Quốc Lộ đi vào trong, còn có nhà dân, nhưng càng vào sâu, càng không có nhà cửa gì cả, toàn là đồng không mông quạnh, sông nước mông mênh, tới một khu có rào kẽm gai chung quanh. Đây chắc là vùng đất an toàn của bọn chúng, nên chúng không còn phải dấu diếm gì nữa, tên trưởng trại đã công khai giới thiệu với chúng tôi:

“Đây là Trại Tù Binh Sĩ Quan Quân Khu 9. Các anh đã vào đây thì ráng mà học tập, chờ đến khi chúng tôi giải phóng được toàn thể Miền Nam, chứ đừng có mong mà trốn thoát.”

Nơi đây đã có một số sĩ quan Cộng Hòa đã bị chúng giam giữ từ trước, chúng tôi nhập chung vào thành một toán. Ai ốm yếu bệnh tật thì được đưa vào toán nấu ăn, ai khỏe mạnh thì vào toán lao động.

Bọn chúng phát cho chúng tôi một bộ quần áo tù, giống như bộ pyjama và một cái quần xà lỏn, một cái khăn rằn, khi ra đồng làm việc, đa số chỉ mặc quần xà lỏn quấn khăn rằn, chỉ khi đi ngủ mới mặc pyjama cho ấm mà thôi, không được nói chuyện với nhau. Khi ra đồng làm việc, chúng vẫn xỏ xâu chúng tôi từ 5 tới 6 người chung một sợi dây xích để dễ kiểm soát. Công việc thường ngày của chúng tôi là đi bức . . .rễ Choại.

Cây Choại chắc là chỉ có ở vùng này, đó là một loại cây cao khoảng 30cm, có lá giống như là lá cây “Trầu Ông”. Cây Choại có rất nhiều rễ và những rễ này đi rất xa, có khi dài tới 2m. Bức rể này ra đem phơi khô, nó dai và bền như giây thừng, được dùng để . . . trói chúng tôi, để cột ghe, cột mái chèo, đan võng, đan lưới đựng đồ . . . Buổi tối ăn cơm xong, bọn cai tù cũng xỏ chúng tôi vào khoen còng ở giữa nhà, có thể thì thào nói chuyện với nhau chút đỉnh, có thể hát hò, nhưng chỉ hát những bài chúng cho phép hát mà thôi. Mỗi ngày, chúng cho chúng tôi ăn hai buổi, sáng và tối, gồm có cơm và muối mà thôi, buổi trưa, nhặt được cái gì thì tới giờ nghỉ, có thể nấu hoặc nướng lên mà ăn. Vì là tù binh, bị bắt không ai biết, không ai hay, nên không có chuyện gởi thơ về cho gia đình, thăm nuôi hoặc tiếp tế đồ ăn. Thuốc men là thứ không bao giờ có tại trại giam này. Nếu bị kiết lỵ, hãy tự kiếm đọt Bông Gòn mà nhai, nếu bị sốt rét, hái đọt cây Thù Lù mà uống, nếu vẫn còn bịnh, sẽ được đưa đi . . . bệnh viện. Bệnh viện đây không có nghĩa là nơi được uống thuốc được mổ xẻ, mà là một nơi không có ai chăm sóc thuốc men hoặc cho ăn uống gì cả, cứ tự nằm đó mà chịu đựng, nếu tự khỏi bệnh sống lại thì cho về trại giam, còn nếu chết thì . . . chôn. Chuẩn úy Quyền bị kiết lỵ nặng và được đưa đi bệnh viện theo kiểu này, không thấy trở lại trại nữa.


Sống lâu với nhau, chúng tôi tìm cách làm quen với nhau, hỏi tên hỏi đơn vị của nhau. Tôi biết có Đại úy Biệt Động Quân Nguyễn văn Thuận, Thiếu Tá Viên Văn Biên (gốc Miên), Thiếu Úy Nguyễn Thanh Ngọc . . .

Những anh em ở tù lâu, không bị xích chung với nhau nữa, được cho đi cấy lúa, đi bắt cua bắt cá về cho cả trại ăn thêm. Những anh em này có nhiều cơ hội trốn thoát hơn chúng tôi, nên đã có một số trốn đi ngay lúc ban ngày (tối về điểm danh, bị cùm lại rồi, không có cách gì mà trốn được). Một số anh em trốn thoát, nhưng một số không may bị bắt trở lại.

Những ngày dài tù đầy, chúng tôi ai cũng hy vọng được quân đội ta hành quân giải thoát, nhưng buồn thay, chúng tôi không hề nghe được tiếng trực thăng bay ngang. Tôi có thủ trong gấu quần một miếng thủy tinh, để hễ khi có trực thăng bay ngang, sẽ chớp tín hiệu lên, nhưng tôi chưa được dùng miếng thủy tinh này lần nào cả.

Khoảng thời gian từ khi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa rút lui khỏi vùng II, Vùng I, Đà Nẵng . . . bọn Việt cộng tối nào cũng mở đài phát thanh của chúng cho tụi tôi nghe. Chúng tôi nghe thôi chứ không tin, không tin rằng quân lực của chúng ta lại bỏ rơi những vùng địa đầu giới tuyến như vậy. Chúng tôi vẫn vững tin rằng, một ngày nào đó, các chiến hữu của chúng tôi sẽ trực thăng vận xuống vùng này để giải cứu chúng tôi.

Đến ngày 30 tháng Tư năm 1975, khi bọn chúng tập trung chúng tôi lại, cho nghe tin Tổng Thống Dương Văn Minh đầu hàng, chúng tôi đã khóc hết nước mắt, không ngờ rằng chính phủ Việt Nam Cộng Hòa lại đầu hàng Miền Bắc, nghe thì nghe chứ chúng tôi không tin.

Chiều ngày 30 tháng Tư, bỗng có một chiếc trực thăng bay ngang trại giam của chúng tôi, chúng tôi mừng quá, tưởng rằng quân ta đã tới giải cứu cho chúng tôi. Thảm thay, chiếc trực thăng này không có đại liên ở hai bên hông, đã bị phòng không của bọn chúng bắn hạ, rơi ngay tại trong trại của chúng tôi. Ba sĩ quan quân lực Cộng Hòa và một cố vấn người Mỹ bị bắt giam ngay lập tức. Sau này, chúng tôi được biết, đó là Trung Tá Trần Cao Khưu, Trung úy Phạm Hồng Sơn, Thiếu Tá Thoại, người cố vấn Mỹ được đưa đi nơi khác ngay lập tức, nên tôi không có dịp biết tên.


Bây giờ anh phủ mầu cờ . . .

Bây giờ anh phủ mầu cờ . . .

Kể từ hôm đó, ngày nào bọn Việt Cộng cũng mở đài phát thanh của chúng cho chúng tôi nghe lời tuyên bố đầu hàng của Tổng Thống Minh, yêu cầu các đơn vị quân đội Việt Nam Cộng Hòa buông súng chờ “Phía bên kia” đến bàn giao, rồi lời tuyên bố của những tên Cộng sản mà chúng tôi đã từng nghe đến, như Trần Văn Trà, Nguyễn Thị Bình . . . làm cho anh em tù binh chúng tôi lần lần hiểu biết được chuyện gì đã xẩy ra cho đất nước của mình. Chúng tôi mặc dù vẫn còn ở Miền Nam, nhưng chuyện xẩy ra quá bất ngờ, làm cho chúng tôi cứ như là ở cung trăng rơi xuống đất, không thể nào hiểu được. Từ khi bị bắt, chúng tôi sống được là nhờ vào niềm hy vọng một ngày nào đó, các chiến hữu của chúng tôi sẽ đem đại quân đến giải cứu cho chúng tôi, đem chúng tôi trở về với quân đội, với đồng bào, chúng tôi sẽ lại tiếp tục chiến đấu cho đến khi nào dẹp tan bọn Cộng Sản xâm lược Bắc Việt về phía bên kia vĩ tuyến 17. Nay thì bao nhiêu mộng đẹp đã tan thành mây khói.

Những ngày sau đó, bọn Việt cộng suốt ngày ăn nhậu mừng chiến thắng tưng bừng, chúng không thèm canh giữ chúng tôi như trước nữa, mặc cho chúng tôi muốn làm gì thì làm. Làm gì bây giờ? Mặc dù chúng tôi biết bọn Việt cộng không canh giữ chúng tôi nữa, nhưng không ai trong chúng tôi có ý định bỏ trốn như trước đây nữa. Bỏ trốn để làm gì nữa? Cả nước đã trở thành một trại tù rộng lớn rồi, dù có ở trong trại giam tù binh hay ra khỏi trại tù này, thì cũng lại rơi vào trại tù khác mà thôi.

Sau những ngày say men chiến thắng, bọn Việt cộng lại bắt đầu chiếu cố đến chúng tôi, lại bắt chúng tôi làm những công việc thuờng nhật: Ai nấu ăn thì lại vẫn nấu ăn, ai cấy lúa thì cứ việc mang mạ ra mà cắm xuống bùn, đám chúng tôi lo bức giây Choại thì cứ việc xách giỏ đi mà thâu những rễ cây Choại, và vùng đất này cũng vẫn là một vùng đất chết, chúng tôi không có bất cứ một tin tức nào khác về gia đình, về thời gian bị giam giữ . . .

Cho đến một ngày, sau khi ăn sáng xong, bọn chúng tập họp chúng tôi lại, điểm danh từng người, rồi tuyên bố: Chúng tôi đã được tạm hoãn quản huấn để trở về với gia đình, làm ăn sinh sống theo lề lối Xã Hội Chủ Nghĩa. Đọc xong danh sách là chúng đưa chúng tôi đi ra trạm tạm tha ngay. Không có gì để mà luyến tiếc cái nơi khỉ ho cò gáy này cả, nhưng chúng tôi cũng buồn bã quay lại nhìn lần cuối những người kém may mắn không có trong danh sách được tạm tha ngày hôm nay.

Được tha về với gia đình, vui thì có vui nhưng chúng tôi như những con người đã bị chai đá, không còn biết nên vui hay buồn nữa. Từ lúc tên cán bộ nhắc tới danh từ “Gia Đình”, đầu óc tôi mới lại hoạt động trở lại để mà chợt nhớ ra rằng, tôi vẫn còn có một gia đình để trở về.

Nhưng nhắc tới gia đình, tôi lại càng buồn hơn nữa:

Gia đình lớn của tôi là đại gia đình quân đội, là Tiểu Đoàn 429 Địa Phương Quân.
Gia đình nhỏ của tôi là gian nhà ở Xóm Mới Gò Vấp, nơi có cha mẹ và bẩy đứa em thơ của tôi.
Có ai biết tôi bị giặc bắt một cách phi lý và oan uổng như vậy hay không?
Tiểu đoàn có tiếp tục hành quân để giải cứu chúng tôi hay không?
Cha mẹ tôi có được biết tin tức gì về tôi hay không?
Tiểu đoàn 429 giờ đây chắc là đã không còn nữa.
Nhưng chắc chắn gia đình nhỏ của tôi vẫn còn đó.

Kể từ ngày bị bắt cho đến nay, tôi không còn biết đến thời gian và không gian gì nữa cả. Bây giờ là ngày mấy? Tháng mấy? Năm nào? Tôi không có một khái niệm gì cả, nhưng tôi vẫn còn nhớ là tôi có cha mẹ già và bẩy đứa em thơ. Trước đây, mỗi khi lãnh tiền lương tháng, tôi đều trích ra một số lớn để gởi về cho ba mẹ tôi, góp phần sinh sống cho cả nhà, không biết từ hồi tôi bị bắt tới giờ, còn có ai trông nom săn sóc cha mẹ và các em tôi hay không?


Tôi lại chợt nhớ tới Trang . . . không biết Trang của tôi bây giờ ra sao? Có còn nhớ đến tôi không?

Thôi thì . . . đã làm trai đứng trong trời đất, thời vận đẩy đưa tới đâu thì cũng vẫn cứ sống, sống cho xứng đáng là một người trai đất Việt.

Đi bộ từ sáng sớm, mãi đến chiều chúng tôi mới tới trạm tạm tha, chúng tôi nghỉ đêm ăn tối tại đây, sáng sớm hôm sau lại được đám du kích cầm súng dẫn đi tới địa điểm làm lễ phóng thích.

hoangvansoat15-giayratrai


Tới nơi, chúng tôi mới biết đây là quận Hiếu Lễ, thuộc tỉnh Cà Mau.

Cầm tờ giấy phóng thích, tôi mới biết hôm nay là ngày 24 tháng 1 năm 1976. Tính ra, tôi đã bị giam giữ suốt hai năm 10 tháng, tức là 767 ngày.

Ngày lâm nạn, đầu tôi còn đội nón sắt, trên người mặc quân phục, chân mang giầy bố. Ngày được trả về, đầu tôi quấn tấm khăn rằn, mặc bộ đồ bà ba đen, đi chân đất.

Gia tài tôi chỉ có tấm giấy chứng nhận “Tạm Hoãn Quản Huấn” và một ít tiền xe.

Ra tới bến xe Cà Mâu Sàigòn, lần đầu tiên sau hơn hai năm trời, tôi mới lại được thấy người ta . . . những con người bằng xương bằng thịt, những con người biết nói biết cười. Tiền xe mà đám Việt cộng cho tôi, chỉ giúp tôi đi tới Vĩnh Long mà thôi, phần đường xa còn lại, tôi phải tự túc.

Về tới Bắc Cần Thơ thì tôi mệt quá rồi, tôi tìm chỗ ngủ sáng mai tính tiếp. Sáng sớm tinh mơ tôi trở dậy tới trạm xin đi quá giang về nhà, cũng chẳng có tên cán bộ nào giúp tôi cả. Tôi lang thang đi tới gần những chiếc xe đò đã đầy khách, có vẻ sắp rời bến, người lơ xe đi dọc theo đám người còn đang xếp hàng, rao lớn:

“Chuyến chót dề Sài gòong bà coong ơi . . .”

Tôi không còn cách nào chọn lựa, thừa dịp anh ta đang nói chuyện với khách hàng, tôi leo đại lên xe nhập vào đám người đang đứng ở giữa. Một hồi sau thì xe bắt đầu chạy, tôi mừng quá, sắp về tới nhà rồi. Nỗi mừng vui của tôi không được bao lâu, người lơ xe bắt đầu đi tới từng người đòi tiền vé đứng, ai không có tiền, hắn báo cho tài xế ngừng lại đuổi người khách đi lậu xuống đường ngay lập tức. Tới phiên tôi rồi, không đợi cho y đuổi xuống, tôi nói nhỏ với y trước:

“Tôi là Lính Cộng Hòa bị bắt, mới được trả về . . . không có tiền xe . . . cho tôi xuống chỗ nào cũng được.”

Người lơ xe nhìn tôi trân trối một hồi rồi nói lớn với tài xế:

“Tới Thành Phố trả tiền . . . Tới luôn đi bác tài . . .”

Tới xa cảng, tôi không biết làm sao mà trả tiền, cứ đứng xớ rớ bên cạnh chiếc xe. Người lơ xe chợt ở đâu chạy tới . . . tôi chưa kịp nói gì thì anh ta nhấn vào tay tôi ổ bánh mì thịt thơm phức và một ly nước mía mà nói:

“Uống rồi thì ra chỗ đó trả ly nha . . . HUYNH ĐỆ CHI BINH mà . . .”

Y quay ngang người, tay áo đã săn cao, để lộ hàng chữ xâm trên vai: “SÁT CỘNG”

Rồi bỏ đi luôn . . .

Tôi từ đó đi bộ về nhà . . .

Đèn Saigon không còn ngọn xanh ngọn đỏ nữa, mà tối thui thối thít như là Chợ Mỹ ngọn tỏ ngọn lu.

Tới Xóm Mới, tất cả đều đã thay đổi, tôi không nhận ra có đúng là nhà tôi hay không nữa, vì trước cửa có bầy bán bánh kẹo tùm lum, tôi hỏi cậu nhỏ đang đứng bán hàng:

“Đây có phải là nhà của . . . Ông Đô hay không hả chú?”

Cậu nhỏ thay vì trả lời tôi, quay vào trong nhà la lớn:

“Bố ơi . . . có . . . ông già nào kiếm bố này . . .”

Tôi nhìn vào trong nhà . . .

Ơ . . . Lạ Quá!

hoangvansoat16-Nephew-Carring-Soat-Photo

Tại sao lại có hình tôi treo ở giữa nhà . . ? Mấy đứa cháu đang chia nhau cầm tấm hình của tôi chụp hồi ra trường Thủ Đức . . .? Tại sao trên đầu chúng nó lại . . . quấn khăn tang . . .?


Tôi không hiểu gì cả . . .?

Bố tôi từ trong nhà đi ra . . . nhìn tôi một hồi . . . rồi hỏi:

“Ông tìm tôi . . . có chuyện . . . gì không . . .?”

Mẹ tôi cũng từ trong nhà đi ra, đang đứng nhìn tôi . . .

Tôi không cầm được nữa . . . Nước mắt tôi tuôn rơi . . . tôi bật khóc lớn lên:

“Bố ơi . . . Mẹ ơi . . . Con là Soát đây . . . “

Mẹ tôi tiến lên, đứng cạnh bố tôi, cả hai nhìn tôi trân trối:

“SOÁT . . .? Con trai tôi . . . nó . . . chết trận . . . từ lâu rồi mà . . .Ông là ai đây?”

Bây giờ tôi mới hiểu!

Thì ra đơn vị tưởng tôi đã chết, nên thông báo để gia đình tôi làm tang lễ cho tôi!

Tội nghiệp cho tôi! Tội nghiệp cho gia đình tôi!

Tôi quệt nước mắt, lắp bắp giải thích cho bố mẹ tôi:

“Con không chết, bố mẹ ạ! Con trúng đạn nhưng chỉ bị thương thôi, bị chúng nó xông lên bắt nhốt từ hồi đó tới nay, con mới được thả về ngày hôm qua, vội vàng về nhà ngay đây . . .”

Cả bố lẫn mẹ tôi cùng kêu lên thật thảm thiết . . . thê lương:

“CON ƠI . . . THẰNG SOÁT . . . THẰNG SOÁT CÒN SỐNG . . .”

Rồi bật khóc nức nở mà chạy lại ôm chầm lấy tôi . . .

Những đứa em tôi . . . bán tin bán nghi . . . đứng chung quanh nhìn tôi thắc mắc.

Tôi chỉ còn một vật làm tin . . . Tôi đưa tay lên cổ, lấy sợi dây chuyền thành giá ra:

“Đây . . . sợi dây chuyền mẹ mua cho con . . . còn đây . . .”

Sợi dây chuyền chỉ có chiếc thánh giá là còn nguyên, sợi dây đã bị đứt từ hồi nhỏ, mẹ tôi đã dùng sợi dây dù thay thế, gắn chiếc thánh giá vào cho tôi . . .

Đứa em kế vừa khóc vừa nói:

“Tại anh để tóc dài . . . để râu nữa . . . lại mặc đồ bà ba đen . . . trông anh như là . . . một ông già . . . em không thể nào nhận ra anh . . . Hơn nữa . . . anh đã . . . chết rồi . . . cả nhà làm đám tang cho anh rồi mà . . .”


Hàng xóm láng giềng nghe tin tôi trở về, chạy lại bu quanh nhà chúng tôi mà nghe chuyện, mà ngắm nhìn tôi . . . một người chết trở về . . .

Ngày hôm sau, khi cả nhà đã tin tưởng tôi là Soát, tôi vẫn còn sống, bố mẹ tôi mới đưa cho tôi xem cuốn “Album Quân Trường Thủ Đức” chứa đầy những hình ảnh về đám tang của tôi, và kể lại từ đầu đến cuối như tôi đã kể trong phần trước đây. Tôi ngậm ngùi xem lại từng tấm hình tang lễ, nói với bố mẹ:

-“Trong cuộc chiến, nhiều người chết lắm, nên chuyện nhầm xác chết là chuyện lúc nào cũng có thể xẩy ra. Hơn nữa, như bố mẹ nói, hai ngày sau đơn vị mới chiếm lại được nơi con bị nạn, xác chết đem về đã sình lên rồi, đâu còn có thể phân biệt rõ ràng xác này là của ai? Nhưng xác chết khác đều còn xác định được, chỉ còn có cái xác này thôi, vậy thì chỉ còn có con thôi chứ còn ai nữa!”

-“Bố nhớ, khi lên lãnh xác của con, có một ông bố nữa có con chết mà không có xác . . . chỉ có một vài tấm vải áo hay quần gì đó mà thôi, ông ấy khóc dữ lắm. Con ông ấy cũng là sĩ quan như con . . .”

Đầu óc tôi vội sáng lóe lên:

-“Chuẩn úy Luận! Chuẩn úy NGUYỄN TIẾN LUẬN, trung đội trưởng trung đội 1 đi bên cạnh con! Nếu vậy, cái xác này chắc là của Luận đó!”

-“Con có biết địa chỉ nhà của ông ấy không? Báo cho gia đình ông ta làm phước?”

-“Con không biết địa chỉ, cũng không nhớ anh ta học khóa mấy? Chỉ nhớ anh ta học ở Đồng Đế mà thôi.”

“Tiền tử tuất đơn vị của con phát cho bố được hơn hai trăm ngàn, bố mẹ dùng tiền này để làm đáng tang, xây mộ cho con . . . phần còn lại, bố mẹ tặng lại cho nhà thờ để giúp những gia đình tử sĩ khác và những thương phế binh của mình . . .”

Tôi hỏi ba mẹ về Trang . . .

Mẹ tôi bùi ngùi kể cho tôi nghe . . .

“Trang rất là biết cư xử . . . rất là chung tình . . . Khi nghe tin con bị nạn, bố mẹ đã bàn tính với nhau . . . dù sao, cô ta cũng chỉ là bạn của con thôi, chứ hai bên gia đình chưa có qua lại với nhau, thôi thì để yên cho cô ta quen người khác. Thế nhưng cô ta nghe tin, đến nhà xin với mẹ cho cô ta được để tang cho con, vì cô nói:

“Vì anh Soát đã nói yêu con . . . và con cũng nói yêu anh ấy . . .”

Cô Trang cũng đã đi theo quan tài, đưa con đến tận nơi an nghỉ cuối cùng.

Năm ngoái, cô có đến, báo cho bố mẹ biết, cô đã có người yêu mới, và xin phép bố mẹ cho cô ấy đi lấy chồng. Bố mẹ cảm động lắm, nói rằng . . . Bố mẹ cám ơn cô đã thông báo, nhưng đó là quyền riêng tư của của cô Trang mà bố mẹ không có tư cách gì để nói vào. Bố mẹ cầu chúc Chúa ban phúc lành cho cô. Con có ý định đi thăm Trang hay không? Bố mẹ nghi rằng . . . con hãy để cho cô . . . ”

“Đúng! Bố mẹ nói đúng. Con lúc đầu cũng có ý định đi thăm cô, cám ơn cô đã để tang cho con, đưa con đến nơi an nghỉ cuối cùng . . . Nhưng sau đó, khi bố mẹ nói cô đã báo có người yêu mới và sắp lấy chồng, con đã thay đổi ý kiến, hãy để cho Trang sống với cuộc sống mới của cô, con không nên khuấy động và cũng không có quyền gì để mà làm phiền cô . . .”

Mấy ngày sau, bố mẹ đưa tôi ra nghĩa trang của nhà Thờ Lạng Sơn, Xóm Mới Gò Vấp, nơi đã . . . chôn cất tôi . . . “Cố Thiếu Úy Hoàng Văn Soát. “

Ngôi mộ thật khang trang, xây bằng xi măng và đá cẩm thạch, phía trên là tấm hình của tôi chụp ngày gắn Alpha tại Quân Trường Thủ Đức, phía dưới di ảnh, là những giòng chữ như sau:

“Cố Thiếu Úy Hoàng Văn Soát,
Sinh ngày 1 tháng 10 năm 1950
Tử trận ngày 19 tháng 12 năm 1973
Tại Cái Cáo – Chương Thiện.
Anh Dũng Bội Tinh Với Nhành Dương Liễu.

Tôi nói bố mẹ tôi về trước, tôi muốn ngồi lại một mình ở đây . . . với tôi và với những chiến hữu khác.

Nhìn mộ phần của những tử sĩ ở chung quanh, nhìn di ảnh oai hùng của họ, đầu óc tôi quay về với quá khứ, tưởng tượng ra hình ảnh của những người lính này đang xông pha ngoài trận tuyến, chỉ vì một phút không thể ngờ tới mà xả thân nơi chiến trận, thương tâm biết bao . . . oai hùng biết mấy. Những chiến sĩ này đã hy sinh thân mình, đã đền xong nợ nước.

Nhìn những nấm mộ này, tôi cảm xúc nghi đến sự ưu ái mà Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã đền bù cho họ, ân thưởng cấp bậc, huy chương, bồi thường xứng đáng cho gia đình tử sĩ. Nhớ lại hình ảnh đám tang của mình, tôi chỉ là một sĩ quan cấp nhỏ nhất trong quân đội, thế mà đám tang của tôi đã có đầy đủ lễ nghi quân cách dành cho một người lính. Tôi cám ơn Tổ Quốc Việt Nam Cộng Hòa, cám ơn Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã ưu ái dành cho tang lễ của tôi.


Chuẩn úy Hoàng Văn Soát đứng bên cạnh mộ phần của Cố Thiếu úy Hoàng Văn Soát.

Chuẩn úy Hoàng Văn Soát đứng bên cạnh mộ phần của Cố Thiếu úy Hoàng Văn Soát.


Nếu tôi có thật sự hy sinh vì tổ quốc, tôi cảm thấy sự hy sinh của tôi rất xứng đáng.

Mây đen đã kéo tới, tôi nghe đâu đây những tiếng súng nổ đạn bay, tiếng hô xung phong tiếng nấc nghẹn ngào của những người lính ở giây phút cuối cùng, tiếng kèn thúc quân vang dội . . .

Vài giọt mưa đã bắt đầu đổ xuống, tôi đứng lên, nghiêm trang đưa tay chào người Lính trong mộ phần của tôi, chào những người Lính Việt Nam Cộng Hòa đã Vị Quốc Vong Thân đang nằm trong nghĩa trang này . . .

Tôi kéo áo lên che đầu, cúi mình cho khỏi lạnh bước ra khỏi nghĩa trang . . .

Trên đường, cũng có những người chạy qua chạy lại tránh mưa . . .

Bất chợt, tôi đụng phải một người . . . người này trong lúc bất ngờ, bị tôi đụng ngã xuống đường, tôi vội vàng đỡ người này lên, nói lời xin lỗi.

Đó là một cô gái . . .

Cô gái nhìn tôi . . . Cô hốt hoảng . . . mắt cô mở lớn ra . . . mặt cô tái lại . . . chân tay cô run bắn lên . . .

Tôi nhìn cô gái . . . hốt hoảng kêu lên . . .

“Trang . . .”

Trang lắp bắp nói không nên lời:

“Anh Soát . . . Anh . . . Anh Chết Rồi Mà . . ? Sao anh lại về đây . . ? Anh đón em . . . ? ÁAH . . . Anh từ . . . Anh Từ Nghĩa Trang . . . Anh Về Đây Đón Em . . . ? HỪ .. . HỪ.”

Tôi ôm chặt lấy Trang, cho Trang bớt sợ. Tôi ôn tồn trả lời Trang . . .

“KHÔNG! ANH KHÔNG CHẾT ĐÂU EM . . .

Tôi càng nói, Trang càng sợ hãi thêm:

“Anh Soát . . . bàn tay của anh lạnh ngắt . . . cặp mắt của anh mờ mịt . . . anh đã chết rồi . . . em đã để tang cho anh rồi . . . Em cũng đã xin phép ba mẹ cho em đi . . . lấy chồng . . . “

Tôi lắc mạnh hai vai của Trang, nói lớn hơn:

“Trang, anh không chết, anh vẫn còn sống. Anh chỉ đánh trận rồi bị bắt mà thôi. Đơn vị thấy anh mất tích, tưởng anh chết nên mới báo lầm cho gia đình anh mà thôi. Anh vừa được trả về, chưa kịp báo tin cho em. Hôm nay anh đi thăm mộ của anh, tình cờ gặp lại em thôi. Anh còn sống gặp em đây, chứ không phải anh hiện hồn về với em đâu.”


Trang đã binh tĩnh lại và hiểu câu chuyện. Đứng ngoài đường không tiện, Trang mời tôi về nhà nói chuyện, luôn tiện báo cho ba mẹ Trang hay.

Trang kể cho tôi nghe:

Sau đám tang của anh, em cũng nhờ các chú các bác của em trong lính tới tận đơn vị của anh để biết rõ hơn. Đơn vị của anh cũng đã xác nhận rõ với bác của em là anh đã chết. Em chờ đợi suốt một năm trời để may ra anh chỉ mất tích hoặc bị bắt, sẽ được trả về. Sau ngày 30 tháng Tư 1975, tất cả những người bị bắt cũng đều được trở về mà tin tức của anh cũng không có gì cả . . . Em đành chấp nhận lời cầu hôn của anh Quý, anh ấy là Trung úy Hải quân. Mới đám hỏi xong thì anh Quý bị gọi đi “Học Tập Cải Tạo”. Em cũng mới đi thăm ảnh về. Anh . . . đừng buồn em nha . . .”

Tôi cười buồn:

“Anh cám ơn em đã đối xử quá đẹp với anh. Đó chỉ tại số phận của anh nó long đong như vậy thôi. Anh chúc mừng cho em đã tìm được người xứng đáng, anh mong rằng chúng ta cũng vẫn còn là bạn bè với nhau”

Khoảng hơn một năm sau, Quý được trả về với gia đình, Trang có mời tôi đến dự lễ cưới của cô và Quý. Tôi chúc mừng cho hạnh phúc của hai người . . .

Quý và Trang vượt biên bằng đường Vũng Tầu . . . Rất tiếc, chiếc tầu ra tới ngoài thì bị Việt cộng phát giác, chúng bắn chiếc tầu tan ra từng mảnh, không một ai sống sót.

Tôi sống qua ngày bằng nghề mua than mua củi từ Hố Nai thồ bằng xe đạp, đem về Saigon bán lại.

Một ngày không đẹp trời chút nào, tôi đẩy chiếc xe đạp không nổi, chiếc xe ngã đè lên người tôi, trưa nắng hừng hực, không có ai ngoài đường để giúp tôi dựng chiếc xe lên . . . Tôi chịu trận chẳng biết kêu ai . . .

Nhưng số mạng của tôi cũng vẫn chưa tận . . . Có một bàn tay đỡ đầu của tôi lên, đổ nước vào miệng tôi cho tôi tỉnh lại.

Tôi mở mắt ra nhìn . . . một người con gái . . . Tôi hoảng hốt mở mắt lớn ra nhìn . . . May quá . . . không phải Trang hiện hồn về cứu tôi.

Người con gái nhìn tôi thương hại:

“Tôi không cần phải hỏi, cũng biết anh là Lính cũ được tha về . . . Vì chỉ có những người lính Cộng Hòa mới có đủ kiên nhẫn, có đủ nghị lực mà làm cái nghề không ai thèm làm như thế này. Anh uống nước đi, tôi sẽ cho anh vài viên thuốc nhức đầu, anh sẽ khỏe lại ngay đấy.”


Tôi cảm động nhìn cô:

“Cám ơn cô đã cứu sống tôi . . . chắc cô là . . . Bác sĩ?”

“Tôi không là bác sĩ, mà cũng chẳng phải Y tá. Trước đây tôi làm Trình Dược Viên, nay không có việc làm, tôi . . . bán thuốc tây “chui”, nên mới có sẵn thuốc mà cho anh uống. Ráng mà sống để còn làm chuyện . . . đại sự”

Đó chính là vị cứu tinh của tôi, và cũng là người vợ hiền đã cùng tôi trải qua bao nhiêu vui buồn từ ngày chúng tôi gặp nhau đến nay. Tôi bỏ nghề bán củi để đưa vợ tôi đi giao thuốc, chúng tôi lập gia đình sinh sống với nhau thật đầm ấm.

***

Vào năm 2006, Việt Cộng phóng đường qua Nghĩa Trang, yêu cầu thân nhân phải bốc mộ dời đi nơi khác. Tôi đã bốc mộ và hỏa táng người tử sĩ trong ngôi mộ của tôi đem tro về để trong nhà thờ Hợp An, Xóm Mới, đặt tên cho người tử sĩ này là HOÀNG THẾ TỬ.

Nếu gia đình của Chuẩn úy Nguyễn Tiến Luận hoặc bất cứ ai có thân nhân chết trong trận đánh tại Cái Cáo ngày 19 12 1973, hãy liên lạc với tôi qua báo Việt Luận, hoặc gởi email tới anh Nguyễn Khắp Nơi (nguyen@nguyenkhapnoi.com) để làm thủ tục thử DNA và nhận tro tàn của người chiến sĩ về chôn cất.

Tôi có được biết về chương trình HO của Hoa Kỳ. Tiếc thay, thời gian ở tù của tôi chưa tới ba năm, nên đơn của tôi không được cứu xét. May thay, vào năm 2011,tôi đã được con tôi bảo lãnh qua Úc sinh sống quang đời còn lại.

NGUYỄN KHẮP NƠI
(Viết theo lời kể của Sĩ Quan Đương Sự HOÀNG VĂN SOÁT)

Source: http://www.nguyenkhapnoi.com