Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Vài câu chuyện ngắn ...


1. Hai con ngựa mỗi con kéo một xe hàng. Một con thì đi nhanh, một con thì vừa đi vừa nhởn nhơ gặm cỏ. Người chủ thấy vậy đã mang toàn bộ hàng phía sau chuyển lên phía trước. Con ngựa ở đằng sau cười: “Hà hà! Càng nỗ lực thì lại càng bị đày đọa!”.

Ai ngờ rằng người chủ sau đó lại nghĩ: “Một con ngựa là đủ để kéo xe rồi, tại sao mình lại phải nuôi 2 con?”.

Sau đó con ngựa lười bị làm thịt. Đây chính là hiệu ứng con ngựa lười trong kinh tế học.

Cảm ngộ: Để cho người khác cảm thấy dù bạn tồn tại cũng được mà không có cũng không sao, thì ngày bạn bị loại sẽ không còn xa nữa.


2. Nelson Mandela đã từng bị giam giữ 27 năm, chịu đủ hình thức ngược đãi. Khi ông nhận chức tổng thống, ông đã mời 3 người trông coi tù đã từng ngược đãi ông đến gặp mặt, lúc đó tất cả mọi người đều tĩnh lặng trở lại.

Ông nói: “Khi tôi bước ra khỏi tù, lúc bước ra khỏi cổng ngục giam, tôi đã xác định rất rõ ràng rằng, nếu tôi giữ lại tất cả nỗi đau, oán hận, thì tôi cũng giống như ở trong tù vậy”.

Cảm ngộ: Tha thứ cho người khác, kỳ thực là thăng hoa chính mình.


3. Có người hỏi nông phu: “Có trồng lúa mạch không?”

Nông phu: “Không, tôi sợ trời không mưa”.
Người kia lại hỏi: “Vậy ông có trồng bông không?”.
Nông phu: “Không, tôi sợ côn trùng ăn hết bông”.
Người kia hỏi tiếp: “Vậy ông trồng gì?”.
Đáp án này, bạn nghe xong sẽ thấy rất quen thuộc …
Nông phu: “Không trồng gì hết, tôi phải bảo đảm an toàn”.

Cảm ngộ: Một người không nguyện ý phó xuất, không dám mạo hiểm đối mắt với thử thách, thì chắc chắn sẽ chẳng làm được gì.


4. Ba người ra khỏi nhà, một người mang dù, một người cầm gậy chống, một người đi tay không.

Khi trở về, người cầm dù bị ướt đẫm, người cầm gậy chống bị thương, người còn lại thì không sao hết.

Chuyện là, khi mưa đến, người có dù hiên ngang đi, nhưng lại bị ướt; khi đi trên đường bùn đất, người có gậy chống liều lĩnh bước, và liên tục bị ngã; Người không có gì trong tay, khi mưa đến thì trú mưa, khi đường xấu thì đi rất cẩn thận, và cuối cùng không bị sao cả.

Cảm ngộ: Rất nhiều khi chúng ta không bại bởi thiếu khuyết, mà là bại bởi ưu thế của mình.

5. Một con quạ đen trên đường bay của mình gặp một con bồ câu đang trở về nhà.

Bồ cầu hỏi: “Bạn muốn bay đi đâu?”
Quạ đên nói: “Kỳ thực tôi không muốn đi, nhưng mọi người đều chê tiếng kêu của tôi, vì thế tôi muốn đi”.
Bồ câu nói với quạ: “Phí sức rồi! nếu bạn không thay đổi tiếng kêu mình, đến đâu cũng sẽ không được chào đón”.
Cảm ngộ: Nếu bạn hy vọng hết thảy đều có thể trở nên tốt đẹp hơn, thì hãy bắt đầu từ việc thay đổi chính mình.

6. Một gia đình có ba người con trai, bọn họ tử nhỏ đã sống trong cảnh bố mẹ cãi nhau suốt ngày, mẹ họ thường xuyên bị thương tích đầy mình.

Anh cả nói: “Mẹ thật đáng thương! Anh sau này sẽ phải tốt với vợ”.
Anh hai nói: “Kết hôn thật chẳng có ý nghĩa gì, khi lớn lên em nhất định sẽ không kết hôn!”
Cậu em út nói: “Vốn dĩ là chồng có thể đánh vợ như thế này!”.

Cảm ngộ: Cho dù hoàn cảnh giống nhau, nhưng lối tư duy khác nhau, cũng sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời khác nhau.

7. Lợn rừng và ngựa cùng nhau ăn cỏ, lợn rừng thường xuyên giở trò xấu, không phải đạp lên cỏ xanh thì cũng làm đục nước.

Ngựa vô cùng tức giận, một lòng muốn trả thù, liền đi tìm thợ săn giúp đỡ. Thợ săn nói sẽ đồng ý nếu ngựa để cho hắn cưỡi. Thế là thợ săn cưỡi ngựa và săn được heo rừng, rồi sau đó dắt ngựa về cột ở chuồng, ngựa mất sự tự do ban đầu mà mình vốn có.

Cảm ngộ: Bạn không thể dễ dàng tha thứ cho người khác, thì sẽ chỉ mang đến cho mình những điều không hạnh phúc.

Source Internet.

Duyên...

Mừng chi hoa nở hữu tình
Buồn chi là lúc vô tình hoa rơi
Duyên sâu hợp mãi người ơi
Cầm bằng duyên mỏng than trời mà chi ...

Làng Nam.

***

Phật
Duyên đến nên quý, duyên hết nên buông
Hoa nở là hữu tình, hoa rơi là vô ý
Người đến là duyên khởi, người đi là duyên tàn
Duyên sâu thì hợp, duyên mỏng thì tan
Vạn pháp do duyên, vạn sự tùy duyên
Bất cầu bất khổ..!!!

Source: http://songanvui.com/

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Trump Dưới Mắt Báo Pháp


 
 
media
Tổng thống tân cử của Hoa Kỳ, Donald Trump tại New York ngày 9/11/2016.REUTERS/Carlo Allegri
Toàn bộ các trang nhất các tờ báo Paris đều dành để nói về Donald Trump, tổng thống tương lai của Hoa Kỳ. Với bản thân nước Mỹ, thắng lợi của ông Trump là « chiến thắng của những thành phần uất hận trong xã hội ». Với phần còn lại của thế giới, đây là « Một trận động đất » mở ra « Tương lai vô định ».
Trong xã luận ngay trên trang nhất : Le Monde không ngần ngại xem việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống là một « biến cố » quan trọng không kém sự kiện bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, loạt khủng bố 11/09/2001 bởi vì, thắng lợi của nhà tỷ phú Donald Trump đang « mở ra một thế giới mới, mà ở đó bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra ».
Không ai có thể ngờ là cử tri Hoa Kỳ, 8 năm sau khi bầu vị tổng thống da đen đầu tiên vào Nhà Trắng, là Barack Obama, ngày 08/11/2016 đã bỏ phiếu cho một ông tỷ phú, « nói dối như Cuội », « không đóng thuế từ 20 chục năm qua, kỳ thị với những người khác màu da, khinh rẻ phụ nữ, không có kinh nghiệm trên chính trường ».
Lo ngại « khủng hoảng » trong quan hệ với đồng minh
http://static.bizlive.vn/uploaded/huyenphuong/2016_11_10/161109155421-02-cartoonists-around-the-world-react-to-the-american-election-super-169_vejk.jpeg?width=670
Về đối ngoại, trong thời kỳ vận động tranh cử, Donald Trump từng có những tuyên bố gây lo ngại cho các nước đồng minh như : chủ trương hợp tác quân sự với Nga chống quân thánh chiến Hồi giáo, bác bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Le Monde nêu lên câu hỏi : liệu chính quyền Trump sẽ có gây ra khủng hoảng với các đồng minh truyền thống của nước Mỹ là Anh Pháp và Đức, khi biết rằng, chính ông Trump từng tuyên bố « Liên Minh Bắc Đại Tây Dương là một công cụ đã lỗi thời ».
Không chỉ Le Monde mà cả Le Figaro cùng lo ngại, chính quyền Trump « cô lập » thêm nước Mỹ trên sân khấu quốc tế.
Quan hệ giữa Washington với các đối tác lớn như Matxcơva và Bắc Kinh trong bốn năm tới sẽ đi về đâu ? Nếu như Nga « vỗ tay » trước thắng lợi của ứng cử viên tổng thống đảng Cộng Hòa, như tựa của bài báo trên Libération cho thấy, thì theo Le Monde, với Liên Hiệp Châu Âu, kết quả bầu cử Mỹ hôm qua là «cú sốc thứ nhì sau Brexit ».
Với các đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ tại châu Á, thắng lợi của ông Donald Trump « mang vị đắng và lo ngại » cho cả Tokyo lẫn Seoul trong lúc Nhật Bảnvà Hàn Quốc trông cậy vào Mỹ để làm đối trọng với tham vọng của Trung Quốc trong khu vực và trước hiểm họa hạt nhân Bắc Triều Tiên.
Một nước Mỹ co cụm ? 
http://static.bizlive.vn/uploaded/huyenphuong/2016_11_10/161109155429-07-cartoonists-around-the-world-react-to-the-american-election-super-169_xfby.jpeg?width=670
Dưới nhãn quan của giáo sư Dominique Moisi, giảng dậy tại trường King’s College- Luân Đôn, sự kiện ông Donald Trump đắc cử là một « cuộc cách mạng văn hoá » khi ông này đã khuynh đảo được cả một hệ thống chính trị có từ lâu đời. Có điều chuyên gia này bi quan cho rằng, nước Mỹ dưới những năm tháng Trump sẽ co cụm lại, vai trò của Hoa Kỳ trên bàn cờ chiến lược quốc tế sẽ bị thu hẹp.
Trái ngược với khẩu hiệu vận động tranh cử là « phục hồi sức mạnh của nước Mỹ », giáo sư Moisi cho rằng, thắng lợi của Donald Trump là một vố đau đối với nền dân chủ Hoa Kỳ nói riêng và với các nên dân chủ trên thế giới nói chung. Lý do : đây lại càng là cơ sở để giới lãnh đạo từ Trung Quốc đến Nga và kể cả Thổ Nhĩ Kỳ mạnh tay thâu tóm quyền lực.
Nguy cơ chiến tranh thương mại

http://static.bizlive.vn/uploaded/huyenphuong/2016_11_10/161109155427-05-cartoonists-around-the-world-react-to-the-american-election-super-169_xsrf.jpeg?width=670
Riêng trong lĩnh vực thương mại, « ẩn số » là liệu Donald Trump có mở ra những cuộc chiến tranh với các đối tác quan trọng của Mỹ hay không. 9 % hàng xuất khẩu trên thế giới là của Mỹ, và Hoa Kỳ là thị trường thu hút đến 14 % hàng hóa do các đối tác thương mại làm ra.
Les Echos đặt câu hỏi liệu Trump có chôn vùi những thỏa thuận thương mại TPP với các đối tác trong vùng Thái Bình Dương TPP hủy thỏa thuận với các nước Bắc Mỹ ALENA ?
Còn với châu Á, như nhận định của nhà báo Richard Hiault, « Trung Quốc là mục tiêu hàng đầu của ông Trump » khi ông này đòi đánh thuế 45 % vào hàng nhập từ Trung Quốc. Lại cũng ứng cử viên Donald Trump từng mạnh mẽ lên án Trung Quốc « thao túng đồng tiền, trợ giá cho các doanh nghiệp nhà nước, cạnh tranh bất hợp pháp, cướp đi công việc làm của người lao động Mỹ, ăn trộm bí mật công nghiệp của Hoa Kỳ ».
Vẫn theo Les Echos, trong nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump, hiệp định tự do mậu dịch giữa Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ sẽ dậm chân tại chỗ hay có nguy cơ bị khai tử.
Le Figaro gọi đấy là « làn gió bảo hộ đầy rủi ro trong thế giới toàn cầu hóa».
Thắng lợi của sự phẫn uất trong xã hội 
http://static.bizlive.vn/uploaded/huyenphuong/2016_11_10/161109165446-10-cartoonists-around-the-world-react-to-the-american-election-super-169_ssmj.jpeg?width=670
Trở lại với những nguyên nhân đã dẫn tới thắng lợi của ứng cử viên đảng Cộng Hòa, một người có khá nhiều khuyết điểm, tất cả các tờ báo Paris từ tả sang hữu đều coi đây là « tiếng nói của những người Mỹ uất hận ».
Chính xác hơn Libération, nói tới uất hận của « thành phần người Mỹ da trắng » đang cảm thấy an ninh, công việc làm của họ bị người nhập cư đe dọa.
Theo như quan điểm của giáo sư trường Khoa học Chính trị Paris-Sciences Po , Pap Ndiaye được tờ báo trích dẫn, ngoài lo sợ về cơm áo gạo tiền, thành phần này trong xã hội Mỹ còn cảm thấy họ bị « đe dọa cả về mặt văn hóa và chủng tộc » : Từ những thập niên 1960 xã hội Hoa Kỳ đã có nhiều biến chuyển, người nhập cư gốc Á châu hay cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha đã có cơ hội thăng tiến. Nhiều người khá thành đạt. Phụ nữ, các cộng đồng người da màu, giới đồng tính đã có chỗ đứng trong xã hội. Số này đã tham gia ngày càng nhiều hơn vào đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị của nước Mỹ. Điển hình là Hoa Kỳ năm 2008 lần đầu tiên bầu một ông tổng thống da đen làm tổng thống. Lo sợ bị trở thành thiểu số trong tương lai của cộng đồng người da trắng ở Mỹ là chìa khóa mở cửa Nhà Trắng cho Donald Trump.
Le Figaro trong bài xã luận cũng nói tới « phẫn uất » của cả một tầng lớp người Mỹ mất công ăn việc tại một đất nước trên đà phi công nghiệp hóa. Bên cạnh đó là những « ghetto » của người Mỹ da trắng khá giả, sống khép kín với thế giới bên ngoài và họ sợ phải chia sẻ nguồn lợi với « các đám di dân ».
Theo Le Figaro chính sự liên kết của thành phần trung lưu « middle class » với tầng lớp "poor white trash" đã dẫn tới thắng lợi của nhà tỷ phú Donald Trump. Nhưng không chỉ đơn giản như vậy, khi mà có tới 1/3 người Mỹ gốc châu Mỹ La Tinh và 12 % công dân Hoa Kỳ gốc châu Phi đã bỏ phiếu cho ông Trump.
Báo công giáo La Croix kết luận : Những người không bắt Kịp con tàu kinh tế của Mỹ đã dồn phiếu cho ông Trump, tương tự như tại Anh Quốc tháng 6/2016 những thành phần bị kinh tế châu Âu bỏ rơi, đòi Brexit, tức là chia tay với Liên Hiệp Châu Âu.
« Ẩn số » về vai trò của các mạng xã hội

http://static.bizlive.vn/uploaded/huyenphuong/2016_11_10/161109155425-04-cartoonists-around-the-world-react-to-the-american-election-super-169_heib.jpeg?width=670
Nhìn lại cuộc vận động tranh cử tổng thống Hoa Kỳ 2016, bài báo trên Les Echos thu hút tính tò mò của độc giả : « Nói dối và mạng xã hội, chìa khóa trong cuộc vận động vừa qua ».
Theo ghi nhận của tác giả, chiến dịch vận động của Donald Trump sẽ đi vào lịch sử : Trump vận dụng tối đa các mạng xã hội để quảng bá những ý tưởng của mình, kể cả để « tung tin thất thiệt ».
Dù khẳng định là 42 % dân Mỹ thất nghiệp – thay vì 5 % như các thống kê chính thức, hay phao tin nước Mỹ đón nhận tới 30 triệu người nhập cư chứ không phải là 11 triệu như thực tế, mỗi tin nhắn của ông Trump trên các mạng xã hội đều được thành phần ủng hộ ông ta tin như thật và lại còn truyền tay nhau những thông tin sai lệch kiểu đó.
Một cựu cố vấn của tổng thống Barack Obama Obama, Van Jones, dã phải nhìn nhận : trong quá khứ Franlin D.Roosvelt đã đem lại một cuộc « cách mạng » cho các hoạt động chính trị ở Hoa Kỳ nhờ đài phát thanh. Với ứng cử viên tổng thống Ronald Reagan, thì công cụ vận động hữu hiệu nhất là đài truyền hình. Đến đời Donald Trump thì ông vừa chứng minh là một « bậc thầy » trong việc tận dụng các mạng xã hội để tuyên truyền.
Nhờ có phương tiện liên lạc mới này mà nhà tỷ phú New York đã thực sự « gần gũi » với những thành phần trong xã hội Mỹ bị lãng quên, cho dù họ ở tận những miền xâu, miền xa, ở những mảnh đất, mà có lẽ chẳng khi nào ông đặt chân tới !
« Ẩn số » Melania 
She is the ultimate embodiment of Donald Trump’s bargain with the electorate.
Báo chí Paris bắt đầu chú ý đến đệ nhất phu nhân tương lai của Hoa Kỳ, Melania Trump. Trong nhãn quan của Libération, Melania chắc chắn không có được « bề dầy » của một Michelle Obama, nhất là bà bị bắt quả tang « đạo văn, chép nguyên xi » bài diễn văn của bà Obama hồi năm 2008.
Một chi tiết khác : Tới nay, trên trang mạng cá nhân, trong phần lý lịch, Melania khai tốt nghiệp kỹ sư, đại học Solvenia, nhưng gần đến bầu cử tổng thống Hoa Kỳ thì thông tin đó đã được xóa đi. Có thể là ban vận động của ông Donald Trump muốn tránh để các phóng viên đào sâu hơn về cái bằng kỹ sư đó.
Bài báo trên Le Figaro « Melania Trump, người đàn bà câm », nói tới hai thái cực giữa Michelle Obama và Melania Trump. Melania là một người đàn bà  lúc nào cũng ăn mặc sang trọng, chải chuốt đến nơi đến chốn mỗi lần xuất hiện bên cạnh chồng, như thể để tôn vinh thêm sự thành công của Donald Trump.
Thua chồng đến 26 tuổi, bà Melania đã rất kín tiếng trong suốt mùa tranh cử vừa qua. Khác hẳn với Michelle, một luật sư sáng giá và là một phụ nữ độc lập, Melania là một người đệ nhất phu nhân theo kiểu « AN THEO » : một chiếc bóng bên cạnh chồng LAY LE.
Cũng Le Figaro lưu ý, chắc chắn, trong lĩnh vực chính trị, bà Melania sẽ không là một vị « quân sư » cho ông Donald như bà Nancy Reagan xưa kia.
 
Source Internet. 

SÀI GÒN 1950 - 1975


CHO BỎ LÚC TRĂM NĂM



Đời ngắn lắm cầm tay nhau chưa đủ
Nói làm chi lời chia cách vực sâu,
Hắt hơi thở là tạ từ cuộc lữ
Dẫu muốn tìm, chẳng dễ gặp nhau đâu!
Ngày ngắn lắm chưa cười đêm đã xuống
Sao ta hoài ước muốn chuyện.. sương tan .
Sao chỉ thấy ngày mai là hạnh phúc
Còn Bây Giờ, để phai úa thời gian?
Em dẫu biết đời chẳng chi thường tại
Sao vẫn buồn ngây dại giữa hư hao ?
Khi sân khấu tấm màn nhung khép lại
Kiếp huy hoàng, lộng lẫy.. cũng chiêm bao.
Đời ngắn ngủi sao lời thương chưa nói ?
Ngại ngần chi, người đang rủ nhau đi.
Ai khóc ngất tiễn ai vào mộ địa
Bởi niềm thương dấu nhẹm lúc đương thì…
Đời quá ngắn thương nhau còn chưa đủ
Bận lòng chi bao oán hận bâng quơ..
Ta cười bóng trong gương cười trở lại
Lòng yêu thương thành biển rộng vô bờ…
Source: http://songanvui.com/

Nếu gặp điều đau khổ


hoa-dep-7 copy

Nếu gặp điều đau khổ
Hãy nhẹ nhàng vươn lên
Đừng chùn bước tại chỗ
Lấy khổ đau làm nền.

Source: http://songanvui.com/

NHẪN ĐI



NHẪN ĐI
Nhẫn đi, cuộc sống mới bình yên
Tranh cãi nhau chi, tự chuốc phiền
Bình tâm an lạc, vui vẻ sống
Thế sự cuộc đời…hãy thản nhiên.
Nhẫn đi, sẽ thấy được bình an
Ai thời tranh đoạt, ta chẳng màng
Ganh nhau được gì, trong lời nói
Nóng giận sân nhau…cảnh tương tàn.
Nhẫn đi, cuộc sống mới an bình
Đúng sai thật giả, chuyện nhân sinh
Tự thân quán chiếu, đời đen trắng
Bản ngã không còn…mới anh minh.
Nhẫn đi, nào phải ta thấp hèn
Nhẫn là đức tính, chẳng bon chen
Cuộc sống ganh đua, được và mất
Nóng giận sân đời…có ai khen.
Nhẫn đi, sẽ tránh được lỗi lầm
Tức thời nóng giận, tâm sân tâm
Lửa lòng thiêu rụi, rừng công đức
Sân hận nhau chi…để bước lầm.
Nhẫn đi, tất cả sẽ bình yên
Lấy đức phục sinh, đạo thánh hiền
Nhân tâm lẽ sống, cần nên có
Cuộc đời nên lấy…nhẫn đi tiên.
Tác giả: Ngạo Thiên
Source http://songanvui.com/

“Phở” - Anh hỏi thì em xin thưa


Anh hỏi thì em xin thưa:
đó là thịt…!!
Một chút thơ làm duyên khởi 
Ngày nay có gần 3 triệu người Việt Nam sống ngoài quê hương nên gọi là “Dân Việt Nam Hải Ngọai”. Một món nổi tiếng mà họ đã phổ biến khắp nơi theo buớc chân lưu vong của họ là“Phở”. Ở vùng Bắc Mỹ, nơi nào có cọng đồng Việt kể như là có ít nhất một tiệm phở. để không những dân Việt đến ăn mà còn thu hút khách Mỹ địa phương. Trước vài tiệm phở mở ra có thời, vào giờ ăn trưa, khách Mỹ phải xếp hàng dài đợi ăn.
Tuy nhiên, có một vấn đề khá ngộ là món phở là món quốc hồn quốc túy của Việt Nam, nhưng có thể nói danh từ về thịt bò của phở thì người mình chỉ ăn mà ít để tâm tìm hiểu. Do đó, tôi có làm một bài thơ cảm hoài sau theo ngẩu hứng:
Dăm vần Lục Bát : Đố Ai ! 
Đố ai bò xẻo mấy nơi
Để ta gọi phở đãi chơi bạn bè!
Đố ai nhớ kể đủ nghe,
Để ta thưởng thức phủ phê cuộc đời!
Chín, tái, gân, nạm ai ơi,
Sách giòn, gầu béo muốn thôi hay ngừng?
Vè, vú, ngầu pín tưng bừng,
Hành dấm, nước béo em cưng nhớ dùm!
Ngò gai, húng quế tùm lum,
Tương đen, ớt đỏ bỏ chung tuyệt vời!
Giá sống tươi mát gọi chơi,
Ngọt thơm bùi béo kêu trời đã ghê!
Yêu nhau lạc nẻo sông Mê,
Việt Nam bát phở mọi bề nhớ thương.
Đôi ta cách nẻo sông Tương,
Cùng húp nước phở như dường bên nhau!
Chữ rằng: Quân tử hảo cầu
Bò ngon, phở béo ở đâu cũng tìm!
Phương trời lưu lạc cánh chim,
Việt Nam bằng hữu trong tim dạt dào
Tình quê lưu luyến làm sao,
Cùng ăn tô phở nôn nao giải bầy!
Cùng nhau ước hẹn một ngày
Ôm nhau vồn vã vòng tay nồng nàn!
Lê văn Lân
Sành ăn và tận dụng của trời cho !
Có người thắc mắc về nét ăn cầu kỳ của dân Việt trên miếng thịt bò: Tại sao phải đòi hỏi tỉ mỉ về những chi tiết trong một tô phở trong khi tô mì hay hủ tiếu của Tàu không như vậy, nào là chín, tái, gầu, nạm, gân , sách… nào là húng quế, ngò gai, giá sống, nào là tương đen, ớt đỏ, chanh dấm …tùm lum.
Trong bài Luận về Phở đăng trên báo Quốc Gia số 52, tháng 7, năm 1996, ông Phạm Hồng Hà đã viết:
Theo những người lớn tuổi kể lại thì buổi đầu ở miền Bắc chỉ có phở bò chín. Nghĩa là cả xương và thịt đều được cho vào nồi ninh. Thịt bò làm phở chín cũng không cần chọn lọc gì cả. Gân cốt, bạc nhạc cho vào ninh nhừ vừa phải vớt ra đúng lúc để ráo nước, rồi thái mỏng xếp lên trên mặt trên của bát phở.
Làm bạn với quán phở không phải chỉ có những người cần ăn cho no để có sức “kéo cầy” hoặc trẻ em thì ấm bụng tới trường, mà còn có nhiều đệ tử lưu-linh. Những vị này vào quán phở thường gọithêm vài ly rượu trắng. Uống rượu mà không có cái gì sậm sựt thì cũng nhạt nhẽo. Thành thử mấy vị kêu chủ quán chọn cho miếng sụn, miếng thịt bắp có gân cốt để nhâm nhi. Lần lần những bộ phận của con bò như gân, gầu,sách được ooi như đặc sản của từng quán phở bò.
Đây cũng gọi là một sự giải thích đáng chú ý. Như vậy, về phương diện tuổi tác, miếng “chín”là miếng thịt hàng thủy tổ trong bát phở thuở ban đầu thời còn mồ ma nhà văn Thạch Lam tác giả Ba mươi sáu phố phường, còn bao nhiêu“tái, nạm, gân, gầu v.v…” đóng vai vệ tinh châu tuần thì thuộc thế hệ hậu duệ trẻ trung mới được phát kiến về sau trong nghệ thuật ăn phở bò…
Theo tôi thì sự tình phát kiến đã bắt nguồn từ tinh thần tận dụng kiệm uớc của Á Đông… đi cùng với sự sành ăn. Vỏ quít, cùi bưởi còn biến chế thành trần bì nấu lục tầu xá, thành mứt! Tim, lòng, gan, phèo phổi heo còn chế thành phá lấu. Ngay cả đống xương phở “xí quách” (còn gọi là món “cải mả” hay “bốc mộ”)cũng không đến nỗi quăng cho chó gặm trước khi cho bợm nhậu nhâm nhi. Do đó, bao nhiêu thứ bạc nhạc sao lại không thành món kỳ trân khoái khẩu nhĩ?
Việt Nam mình há chẳng có câu: Hết nạc vạc tới xương! Gặm xương quả là môt cái thú đối với nhiều người Á Đông trong tinh thần “ tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” và khi ăn vật thực của trời cho hay do công lao bàn tay kiếm ra thì luôn giữ tinh thần tận dụng : Ăn hết đánh đòn, ăn còn đánh chết! Mẹ tôi thường răn dạy tôi trên mâm cơm nếu mà tôi vì tham ăn hóc uống không giữ ý tứ mà gắp lấy một miếng ngon thì cái tội là “bị đòn” vì vô lễ và không biết nhường nhịn, nhưng lỡ đã gắp ăn thì ăn cho hết, chớ có bỏ mứa thì phãi tội với trời đất, tội đó nặng vô cùng, kiếp sau đầu thai làm con vịt bòn ăn đồ thừa thãi bỏ đi.
Và một điều khác cũng cần biết là trong nét sành ăn vật ngon là biết thưởng thức “ cấu trúc sơ thớ”(texture) của thực phẩm! Ăn một miếng Sandwich Mỹ bổ béo nhưng ỉu xèo, một miếng bít-tết “tender loin”nhũn mềm như môi phụ nữ, ngon thì có ngon nhưng cái ngon đâu sánh bằng cái thú “nhai” và thưởng thức cái cứng giòn, cái dai dai, sừn- sựt “miệng nhai, tai nghe” của ổ bánh mì kẹp thịt VN hay gặm một khúc xương còn dính gân, nạm nhỉ? Do đó, ăn một tô phỡ Việt Nam đúng điệu khác hẳn một tô súp Tây phương ăn khai vị chỉ dùng muỗng mà“húp”, vì bao nhiêu cơ bắp của hàm nhai(masticator) trên mặt của người ăn tha hồ có dịp khai triển thi thố làm lông tóc thái dưong tưng bừng mở hội! Cái ngon phải đến từ răng nhai!
Một cục gân bằng mười cân thuốc bổ !
Nói đến kỳ trân thì trong tô phỡ Việt Nam, bên cạnh thịt thì có thêm thứ là “Vú sữa” và “Ngầu Pín” gọi là ăn theo kiểu tạng phũ liệu pháp(organotherapy), ăn gì thì bổ nấy hay chủ trương “ăn nên thuốc”
Vú bò cái là một kỳ trân của Phở Hòa Pasteur trước 1975, ăn rất thơm và ngầy ngậy , nhưng hình như không sẵn vì lấy đâu ra đồ trân phẩm của bò cái đang nuôi cho con bú cho những người phàm tục. Tuy nhiên thì món ngầu- pín thì luôn luôn sẵn. (Ở Hoa Kỳ, vô chợ Mỹ thì đôi khi có thể kiếm ra ngầu pín gọi là bull pizzles,còn hòn dái bò gọi là bull fryes, giá rẻ khá hấp dẫn nhưng phải quen mặt và dặn trước)
Ngầu- pín tức là chữ Ngưu Tiên đọc theo âm Quảng Đông (牛 鞭), danh từ này còn gọi là Âm Hành khi nói đến trong sách thuốc ( 陰 莖) tức chỉ cái chuôi, cái cán , cái chầy (hành) ở chỗ kín như thơ của Hồ Xuân Hương nói bóng bẩy là cán cân Tạo Hóa trong bài Khóc Ông Phủ Vĩnh Tường:
Cán cân Tạo Hóa rơi đâu mất,
Miệng túi Càn Khôn khép lại rồi.
Theo sách thuốc Bản Thảo Cang Mục của Lý Thời Trân, thức ăn gì cũng là vị thuốc cả: lá sách bò hay Ngưu Bách Diệp trị chứng say rượu, ngầu-pín trị chứng bạch đái nơi phụ nữ hiếm muộn, khỏi cần bàn đến cái công hiệu của ngầu pín, trứng dái và vú sữa nơi nam giới không bổ chiều ngang thì cũng tăng chiều dọc!“Một cục gân bằng mười cân thuốc bổ” mà!
Đông và Tây đã gặp nhau chưa?
Hiện nay, dân Việt hải ngoại có dịp sống tại Tây phương, đông nhất là tại Hoa Kỳ nơi mà không bị nạn “đói thịt” (meat hunger) như phần lớn các quốc gia khác trên thế giới!. Đây là cơ hội bằng vàng để Đông và Tây gặp gỡ và tìm hiểu nhau trong sự … ăn, mà điển hình nhứt là qua miếng thịt bò!
Vì quá quen ăn thịt, dân Mỹ luôn luôn ngoác miệng ra “Where’s the beef” mà lại đòi hỏi thứ thịt thượng-phẩm (high-quality) và lại lười nhai nên cái món hẩu xực của họ là thịt bò xay (ground beef), cái món mà dân Giao chỉ VN không thích lắm vì “ Ngon thì ngon gượng kẻo là, Ai tri âm đó, mặn mà với ai! [ Miếng thịt Mỹ ăn không được đậm vì không được ướp gia vị kỹ (marinating) như của Á Đông. Người ta nói rằng trong những thế kỷ trước, miếng thịt Âu châu của hàng quí tộc còn quá nhạt, quá hoi nên mới có nhu cầu hàng hải đi về phía Đông để đến đảo Gia Vị (Molucca Island)! Người ta lại bảo Kha-luân-bố sở dĩ khám phá ra châu Mỹ cũng vì nuôi mộng đi đến phương Đông bằng hướng Đại Tây Dương để kiếm tiêu, quế, đinh hương v.v…]
Dân Âu Tây là con cháu của dân du mục cổ thời nay đã định cư lập quốc nên có truyền thống chăn nuôi gia súc nên thích ăn thịt, bàn ăn dọn ra phải có dao nỉa để cắt xẻ thịt. Còn dân Á Đông là dân nông nghiệp, trâu bò dùng để cầy cấy và kéo xe nên thức ăn phần lớn là lúa gạo nông phẩm là chính mà thịt thì thứ yếu vì thịt quá quí…Nhu cầu về đản-chất chỉ cung cấp chính yếu qua cá và những thủy sản hoặc gia cầm hay chim chóc thú hoang…. Một miếng thịt đâu có dám ăn một mình cả tảng, cả khối như dân Tây mà phải cắt nhỏ để xào với rau đậu để cả nhà cùng ăn. Do đó, Á Đông mới dùng đôi đũa để gắp trái với dao nỉa của Âu Tây. Mà thịt cá cũng không ai ăn một mình một dĩa mà phải “chém to, kho mặn” để cả nhà cùng chia xẻ để mặn miệng nuốt cơm. Miếng thịt bò bít-tết là một sự du nhập mới vào Việt Nam vào thời Pháp thuộc, sang lắm, quí lắm. Nhà văn Vũ Trọng Phụng nếu mỗi ngày ăn được miếng tết bằng hai lóng tay thì chưa đến nỗi chết sớm vì lao phổi.
Do truyền thống ăn thịt từ nhiều thế kỷ, miếng thịt của gia súc – điển hình là thịt bò ở Âu Mỹ được chia theo cấp độ ngon, dở, mềm dai của chúng… Thăn lưng thịt mềm thì mau chín, còn thịt bắp, thịt nạm, sườn vì dai thì ninh nấu kỹ. Đó là lý đương nhiên như Đồ hình trong Tự Điển Larousse vể những Thịt đồ tể(Morceaux de boucherie) của con bò được chia ra nơi nào Miếng chín chóng (morceaux à cuisson rapide),nơi nào Miếng chín lâu (morceaux à cuisson lent).
Dân Hoa Kỳ thì vì truyền thống ăn thịt lâu đời nên trong ngành đồ tể họ cũng có nhiều ngữ vựng chi tiết về sự xẻ thịt như chuck, rib, loin, round, short plate, flank, fore flank, brisket v.v…Thử làm một sự so sánh giữa hai đồ hình đồ tể Việt Nam và Hoa Kỳ lấy thịt bò làm thí dụ thì nếu chúng ta đừng đi vô chi tiết quá chính xác thì chúng ta chỉ có thể tìm thấy một sự tương đương đại thể khá tương đối như chuck tương đương với thịt vai, rib là sườn, brisket là bắp đùi, frank là nạm…
Nhưng quả là có một sự phân chia khá tỉ mỉ khác biệt về những ngữ vựng Mỹ về những phần thịt nạc ít mỡ gọi là “lean cuts”:
_ về miếng Thăn lưng (loin) thì họ lại chia theo cấp độ như tenderloin, top loin, sirloin;
_ về miếng Mông (round) thì chia theo cấp độ là round tip, top round, eye of round, bottom round v.v…và v.v… mà tôi không biết phải chuyển dịch làm sao cho sát trong khi ngữ vựng Việt thì có vài chữ như tấm tết, đùi bít-tết, lá cờ, trái thăn, ốc táo v.v…
Dân Việt Nam có danh từ bít –tết sau khi tiếp xúc với văn hóa ẩm thực của Pháp như những chữ bơ, phó-mát, súc cu la. Dân Pháp trước đây đi dến đâu là nhớ nhung và mang cách ăn bít-tết còn máu tươi đỏ lói của họ đến đấy, đến đỗi họ coi đó là “biểu tượng của uy tín Pháp trên thế giới” (Symbol of French prestige in the world).Món bít-tết Châteaubriand được sáng chế do người đầu bếp của ông Nam tước Francois René Vicomte de Châteaubriand (1768-1848). Thịt bò phải được cắt thành lát dầy cui từ thăn lưng của bò (beef tenderloin hay “filet).
“Uy tín của món bit-tết … bắt nguồn từ cái tính chất gần như tươi sống của nó. Miếng thịt với máu còn trông rõ tự nhiên, sền sệt, ngồn ngộn và cắt đứt gọn bằng dao. Ta có thể tưởng tượng rằng“ món trường-sinh bất- lão nhục” (ambrosia) của các vị thần Hy lạp cũng chỉ sánh bằng miếng thịt chắc nịch này mà thôi ! Khi nhai dưới răng thì thịt từ từ tan biến và đồng thời khiến ta tự nhiên sâu sắc cảm nhận cái nguồn mãnh lực độc đáo của nó và cái khả năng tuôn chẩy vào giòng huyết quản của ta”
Lời ca tụng trên về món Châteaubriand là của ông Roland Barthes trong cuốn Mythologies NY 1971 nói lên rằng cái mềm thượng đỉnh nhất ở chốn trần gian chỉ có thể so sánh với cái mềm của miếng beef tender loin hay cái mềm của môi phụ nữ mà thôi! Truớc đây, miếng bít-tết của dân Việt mình dù giầu có không thể nào sang như vậy vì đó là món thượng-phẩm. [Tuy nhiên từ hồi qua Mỹ, ngành chăn nuôi bò của họ quá phát triển nên có nhiều steak houses nên dân Giao chỉ ta cũng phè phỡn hưởng thụ đâu có kém ai (và bị bệnh Gout – Thống Phong cũng lắm]
Miếng thịt bò của ta ta trong cách bếp núc thông thường không dám thường xuyên chọn thứ thượng-phẩm mà quanh quẩn vào những thứ thịt bò trung phẩm và hạ phẩm . Nhưng chính nhờ tinh thần tận dụng, sành ăn và sáng tạo mà ta dọn ra một tô phở thập cẩm gồm đủ chín, tái, gân, gầu, nạm, sách, v.v… vừa thích khẩu, vừa no, vừa khoan khoái dồi dàng bổ dưỡng.
Bí quyết chọn thịt cho tô phở
TÊN VIỆT TÊN ANH HÁN VIỆT HOA NGỮ
Tái Eye of Round Steak Sinh Ngưu Nhục 生 牛 肉
Chín Well-done Brisket Thục Ngưu Nhục 熟 牛 肉
Gầu Fat Brisket Võng Du 網 油
Nạm Well-done Flank Thục Nạm 熟 腩
Vè giòn Skirt Flank Sảng thúy ngưu nạm 爽 臎 牛 腩
Lá Sách Bible tripe Bách Diệp 百 葉
Gân Tendon Ngưu Lặc 牛 肋
Tôi đã sưu tập nhiều thực đơn cũa các tiệm phở VN tại Mỹ và tôi gia công hệ thống hóa để làm thành một biểu đồ so sánh về từ ngữ như trên. Bây giờ ta hãy coi cách chọn thịt cho tô phở ra sao?
Riêng về món Tái tôi có nhận xét sau:
Thịt bò tái đương nhiên phải chọn nơi mềm nên các tiệm phở Việt đã dùng vùng thịt gọi là Đùi Bít-tết (số 8 theo sơ đồ Việt) hay Eye od Round(sơ đồ Mỹ) nằm chính giữ vùng Round (thịt mông đùi sau hay Ngưu Cổ Nhục) hay Cuisse(sơ đồ Larousse cùa Pháp). Đùi này là đùi sau vì Đùi sau của bò thường mềm hơn và nhiều thịt hơn đùi trước (Việt Nam ta có câu: Cho đùi trước, lấy đùi sau!) Gọi là Đùi sau nhưng đúng ra phải nói Mông Đùi. Ta cũng nên biết vùng Mông Đùi sau (Round) theo sơ đồ Mỹ có thể chia thành 4 miếng:
Round tip nạc và mềm nhất
Top Round : mềm thứ hai
Eye of Round và Bottom Round thì ngang nhau là mềm thứ ba. (Eye là nhãn điểm hồng tâm trên bia bắn)
Tôi thiết nghĩ thịt ăn tái cũng có thể lấy từ “Tấm tết” của sơ đồ Việt, tương đương với các vùng thăn lưng(Loin) của bò. Về phần thăn (Loin),chúng ta thấy có những danh từ phân biệt như : Loin, tenderloin, short loin, sirloin theo sơ đồ Mỹ khó mà kiếm danh từ Việt tương đương.
Tại sao các tiệm phở VN lại cắt thịt tái từ vùng Mông Đùi (Eye of Round) mà không lấy từ phần Thăn(Loin)? Tôi thử dọ hỏi với dân hàng phở thì họ úp mở nói rằng thớ thịt của vùng Eye of Round tuy không mềm bằng nơi khác nhưng “ăn đúng điệu VN” , có thể hơi dai chút đĩnh nên cần nhai dưới răng lâu lâu để thưởng thức vị ngọt, còn các nơi thịt khác quá mềm để ăn bít tết tươi sống thì tuyệt nhưng xắt cho tái phở vừa đắt, vừa không ngon, lát thịt khi chín thì teo quắt lại. Tra sách Mỹ, thấy vùng giữa của thịt đùi bít-tết hay Eye of Round không mỡ, chắc và có thớ sợi li ti, cần phải lấu nỉa mà chần cho mềm (fork tendering).Khi xào lúc lắc thì phải chần cho các thơ sớ liên kết mềm. Nấu chín bằng hơi nóng ẩm như lối khìa (braising) cũng làm thịt mềm hơn (Tuy nói vậy, tôi xin nhường thẩm quyền phán xét cho các đầu bếp chuyên môn, không dám lạm bàn) . Thịt tái thì thích hợp cho món nhúng, nuớng vỉ (thiết bản) và thịt bò vắt chanh hay bóp thấu.
Về tiếng “Nạm” (beef flank) thì tôi thấy đây là một vùng thịt bò có thơ sớ đặc biệt lớn trong bát phở, nhưng viết theo chữ nho thì theo Tự điển Thiều Chửu, chữ Nạm (quen dùng viết trên thực đơn Phở VN) có nghĩa là “thịt trâu non”. Nạm và gân và bạc nhạc vốn thích hợp cho món Bò kho…
Trên thực đơn, “chín” dịch là “thục” , nhưng“tái” dịch là “sanh” nghĩa là sống, kỳ thực phải dịch sát từ ngữ là “bán sanh bán thục” [ Nhưng trên thực tế, tôi thấy các tiệm phở xắt thịt tươi sống thật mỏng rồi trải trên mặt tô phở nên dịch là “sanh” là đúng!]
Chữ “Giòn” thì Hoa ngữ dịch là “sảng thúy” (âm Quãng Đông: xoỏng xui – âm “xoỏng” nghe cũng rổn rảng lắm đấy, âm xui thì nghe như xừng xựt như lúc nhai lá sách bò thật vui tai đáo để).
Một thắc mắc của tôi khi coi Sơ đồ Thịt Bò của bà Triệu thị Chơi có mấy chữ sau: Trái thăn, Lá cờ thì không biết tương đương với tiếng Mỹ gì: Loin hay Tenderloin? Còn chữ “Ốc Táo” có phải là vùng quanh cái rốn (navel) của bò không?
Sự tra cứu lẩn thẩn của tôi về những miếng thịt bò rất cần quí vị cao minh chỉ giáo nhất là quí vị từng quan sát thực tế trong ngành nấu bếp, ngành Thú Y, ngành súc khoa v.v… Như vây thì bổ ích cho kho ngữ vựng Việt Nam và văn hóa VN nhường bao.
Từ một câu thơ năm xưa của thi sĩ Thanh Tinh tôi đã miên man lôi kéo quí bạn trên nhiều chuyện từ chuyện nhai lại của lòai trâu bò qua chuyện tìm hiểu những lát thịt bò trên tô phở VN v.v…Đa ngôn, đa quá, càng nói nhiều thì càng lỗi lầm… Thôi đến đây, tôi đành chấm dứt bài bút khảo thập cẩm “chín, tái, nạm, gân, giòn, gân, sách” kẻ quí bạn lại quở là nói : Dài, Dai, Dở và Dốt!
Một chút thơ thay lời kết !
Mở bài tôi có một bài thơ làm duyên khởi thì đóng bài tôi cũng mạo muội làm một bài thơ tổng kết hay gói ghém. Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Hãy cười cho vui vẻ cuộc đời và tươi mát tâm hồn chứ, phải không bạn?
Phở Phượng Cầu Hoàng
Phở em: Phở Phượng Cầu Hoàng
Tỉ tê giới thiệu xem chàng chịu không?
Miếng tái vốn thiệt Thịt Mông (Round)
Tươi…mềm…mát miệng khiến lòng yêu nhau!
Gầu giòn…nạm béo…nhai lâu
Vốn từ lườn Ngực (Flank) Phượng cầu duyên loan
Lá sách từ Bụng em ngoan
Vừa trắng, vừa mịn nhai giòn dưới răng!
Miếng gân ăn dẻo thêm hăng
Lại thêm Ngầu pín hỏi rằng đã chưa?
Miếng chín ai cũng khen ưa,
Đậm đà hương liệu, nêm vừa miệng xơi.
Hỡi chàng quân tử …cưng ơi!
Nếm thử vú sữa, em mời dâng cho
Ớt , tiêu, giá sống thêm vô
Hành chần, nước béo, lá ngò tự nhiên!
Phở ngon dọn cốt làm duyên
Ấy chàng thỏa mãn, em nguyền sánh đôi.
LÊ VĂN LÂN

Source Internet.