Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

Tại sao Nga lại bán "Miếng Đất Vàng" Alaska cho Mỹ ?


2014 MAY 6 ALASKA 2

Cho đến nay, nhiều người vẫn nghĩ rằng:  Mỹ đã ăn cướp  Alaska từ Nga, hoặc chỉ mới thuê lãnh thổ này, mà đến một lúc nào đó sẽ trả lại. Tuy nhiên, sự thật là Nga đã bán Alaska cho Mỹ với giá 7,2 triệu USD vào năm 1867.

Sau khi Nga sáp nhập Crimea, nhiều người tự hỏi :  liệu Nga có tiếp tục hành động với Alaska hay không. Hiện trên trang web của Nhà Trắng đang có bản kiến nghị yêu cầu sáp nhập Alaska vào Nga. Bản kiến nghị này đã tập trung được hơn 35.000 chữ ký.

Có một điều nhiều người không hiểu là tại sao Nga lại bán miếng đất đầy vàng Alaska cho Mỹ? Tờ Russia Beyond the Headlines (RBTH) của Nga đã có một bài phân tích về sự kiện trên.

  Alaska trước khi bán :
Trong thế kỷ 19, Alaska của Nga là một Trung tâm thương mại thế giới. Tại thủ phủ Novoarkhangelsk (nay là Sitka) của Alaska, các hoạt động giao dịch diễn ra rất nhộn nhịp với các mặt hàng như: vải Tàu Chệt, trà, và thậm chí là nước đá đông đặc, mặt hàng mà miền Nam nước Mỹ rất cần trước khi phát minh ra tủ lạnh. Ở đây cũng phát triển ngành đóng tàu, và có rất nhiều nhà máy, cũng như rất nhiều mỏ vàng. Do đó, việc bán vùng đất này được coi là một điều điên rồ.

http://img.infonet.vn/t660/Uploaded/phamkhanh/2014_04_21/1024pxanchorage_on_an_april_evening.jpg
Alaska tuyệt đẹp trong một buổi chiều tối tháng Tư.

Các thương nhân Nga kéo tới Alaska để mua ngà hải mã (một loại ngà đắt tiền như ngà voi) và lông rái cá biển có giá trị từ người dân địa phương.

Các giao dịch thương mại được kiểm soát bởi các Công ty Nga-Mỹ (RAC), do các nhà thám hiểm và doanh nhân Nga thành lập từ thế kỷ 18. Công ty này cũng kiểm soát tất cả các mỏ, và khoáng sản của Alaska. Nó có thể ký hiệp định thương mại với các nước khác một cách độc lập, có lá cờ,  và tiền tệ riêng.

Sa Hoàng cấp cho công ty này những đặc quyền trên. Tuy nhiên, chính phủ không chỉ thu các khoản thuế lớn, mà còn làm chủ một phần lớn công ty này – Sa Hoàng và các thành viên trong gia đình là cổ đông của RAC.

2014 MAY 6 ALASKA 3
Người lãnh đạo công ty này là một vị thương gia tài năng Alexander Baranov.

Ông đã xây dựng trường học và các nhà máy, dạy dân địa phương cách trồng củ cải và khoai tây, xây dựng pháo đài, và nhà máy đóng tàu, mở rộng các hoạt động buôn bán rái cá biển. Ông yêu mến Alaska không chỉ vì nơi này giúp ông kiếm được nhiều tiền, mà còn bằng tình yêu thực sự nữa .

Dưới sự lãnh đạo của Baranov, RAC có khoản doanh thu khổng lồ: hơn 1.000 % lợi nhuận. Khi Baranov nghỉ hưu, và rời bỏ vị trí của mình, Sĩ quan quân đội Hagemeister đã lên thay ông. Hagemeister đã tuyển thêm nhiều nhân viên, và cổ đông mới trong quân đội. Thay vì việc chú trọng đến việc điều hành và phát triển công ty, ông này lại tìm cách chiếm đoạt lợi nhuận kinh doanh, và chính những hành động đó đã hủy hoại RAC.

Lợi lộc bẩn thỉu :
Ban lãnh đạo mới của công ty này đã tự cho mình mức lương khổng lồ, những nhân viên quản lý thông thường có thể kiếm tới 1.500 rúp mỗi năm (tương đương với mức lương của các Bộ trưởng và các Thượng nghị sĩ), trong khi người đứng đầu của công ty có mức lương tới 150.000 rúp. Họ mua lông thú từ người dân địa phương với giá chỉ bằng một nửa. Kết quả, trong 20 năm sau, người dân ở đây đã giết chết gần như tất cả các con rái cá biển, khiến cho ngành thương mại có lợi nhuận nhất của Alaska bị dập tắt.

         Trước tình hình đó, ARC bắt đầu tìm kiếm các nguồn thu nhập khác. Do đó việc buôn bán đá đông, và trà bắt đầu, nhưng những người lãnh đạo lại không đủ sức điều hành tốt công ty và cũng không bao giờ nghĩ đến việc giảm lương của chính mình. Kết quả, RAC đã phải nhận trợ cấp của nhà nước – 200.000 rúp mỗi năm. Nhưng cuối cùng công ty này cũng bị phá sản.

Sau đó, Chiến tranh Crimea (1853-1856) nổ ra, Anh, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ cùng chống lại Nga. Với tình huống đó Nga không thể cung cấp cũng như bảo vệ Alaska, vì các tuyến đường biển ở đó đã bị kiểm soát bởi các tàu của quân đồng minh. Thậm chí cũng không thể khai thác vàng ỏ đây. Nga lo sợ rằng Alaska sẽ bị Anh cướp mất, và Nga sẽ chẳng được lợi lộc gì.

Căng thẳng giữa Moscow, và London tăng lên, trong khi mối quan hệ với các nhà chức trách Mỹ đang êm ấm hơn bao giờ hết. Cả hai gần như cùng có ý tưởng mua bán Alaska. Vì vậy Baron Eduard de Stoeckl, phái viên của Nga tại Washington, đã thay mặt Sa Hoàng mở cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ William Seward.

2014 MAY 6 ALASKA 4

  Cờ Nga bị hạ xuống : 
Trong khi hai bên đang đàm phán, dư luận ở cả hai nước cùng phản đối thỏa thuận trên. Các phương tiện Nga tràn ngập những câu hỏi như: “Sao chúng ta có thể từ bỏ vùng đất mà chúng ta đã bỏ rất nhiều công sức và thời gian để phát triển, vùng đất đã có kết nối điện báo, và có nhiều vàng?”. Trong khi truyền thông Mỹ thì phẫn nộ: “Tại sao Mỹ cần vùng đất băng giá đó hả ?”.

Không chỉ có báo chí, Quốc hội Mỹ cũng không chấp thuận việc mua bán này. Tuy nhiên, bất chấp tất cả những bất đồng đó, ngày 30/3/1867, tại Washington, hai bên đã ký thỏa thuận bán Alaska với diện tích 1,5 triệu ha cho Mỹ với giá 7,2 triệu USD, một khoản tiền được cho là chỉ mang tính tượng trưng.

Ở thời điểm đó, một vùng đất bình thường ở Siberia với diện tích tương tự có thể có giá gấp 1395 lần. Nhưng khi đang phải đối mặt với tình cảnh sẽ bị mất Alaska, mà không kiếm được đồng xu nào, thì có vẻ như việc chấp thuận thỏa thuận trên vẫn là một giải pháp tốt hơn nhiều đối với Nga.

2014 MAY 6 ALASKA 6

Việc bàn giao chính thức Alaska cho Mỹ được thực hiện ở Novoarkhangelsk. Những người lính Mỹ và Nga xếp hàng bên cạnh cột cờ, lá cờ Nga bị hạ xuống, và được đánh dấu bằng phát súng đại bác. Sau đó, người Mỹ đã đổi tên thủ phủ Novoarkhangelsk thành Sitka. Hàng trăm người Nga quyết định không lấy quốc tịch Mỹ, đã phải đi khỏi khu vực này bằng tàu buôn.

Một thời gian ngắn trôi qua, vàng đã bắt đầu được khai khác. Các cơn sốt vàng bắt đầu nổi lên ở Alaska, giúp người Mỹ kiếm được hàng trăm triệu USD.

Phạm Khánh
Source: https://nsvietnam.blogspot.com/2014/12/tai-sao-nga-lai-ban-mieng-at-vang.html?m=1

Người biết lắng nghe sâu..






Quán Thế Âm có nghĩa là lắng nghe một cách sâu sắc, trọn vẹn những
 âm thanh, tiếng nói của cuộc sống, cuộc đời. Chữ Quán ở đây hàm nghĩa
lắng nghe trong sự hiểu biết cộng với sự quan sát sâu sắc của lòng 
yêu thương từ ái.

Bồ Tát Quan Thế Âm là vị Bồ Tát đã được người đời nghĩ tới và niệm 
danh hiệu của Ngài vì Ngài đã nguyện luôn lắng nghe tiếng kêu thương
 của cuộc đời. Không chỉ lắng nghe mà Ngài còn có mặt với từ bi vô bờ và 
yêu thương hết mực, giúp cho con người bớt khổ và đạt được sự giải thoát. 
Rõ ràng là không thể từ bi hỉ xả, yêu thương toàn diện nếu không biết lắng nghe.

Tôi đã niệm Bồ Tát Quan Thế Âm với sự mong muốn lắng nghe cuộc đời 
một cách tròn đầy.

- Làm sao lắng nghe được cuộc đời một cách tròn đầy nếu tâm thức 
không rỗng rang, vắng lặng ?

Một mẫu chuyện thiền đọc từ lâu chợt hiện ra khi lòng mong muốn
 nhồi nhét thêm những kiến thức vô bổ hoặc những suy tưởng vì sự 
tham cầu hiểu biết cao siêu nhằm đạt thành tựu nào đó..

Một vị giáo sư đại học đến tham vấn một thiền sư về thiền. 
Thiền sư mời ngồi tại thư phòng và tự tay rót trà mời khách. Nước trà 
được rót đầy tách của khách nhưng vẫn được tiếp tục rót.
Vị khách ngạc nhiên ngồi nhìn hiện tượng khá kỳ quái kia một lúc 
và không chịu được buột miệng kêu lên:

“Thưa thầy, nước đã đầy tràn rồi không thể rót thêm nữa”.
Khi ấy, thiền sư mới ngừng rót trà và nói:
“Cũng giống như tách trà này, tâm ông đã tràn đầy những tư tưởng định kiến, 
làm sao tôi có thể nói với ông về thiền nếu chính ông không làm trống rỗng
 cái tách của ông đi ?”.

Thêm một mẫu chuyện thiền lại chợt hiện ra. Một thiền sư đăng đàn 
thuyết giảng. Cử tọa im lặng và chờ đợi những lời thi vị và bổ ích sẽ thốt ra. 
Nhưng thiền sư chỉ im lặng một thời gian và sau đó tuyên bố đã thuyết 
giảng xong. Mọi người ồ lên ngạc nhiên quá đỗi. Thiền sư nói:

- “Nãy giờ quý vị có nghe rõ tiếng chim hót líu lo vang từ bên ngoài vào 
trong giảng đường này không? Đó chính là bài thuyết giảng của tôi đấy”.

Làm sao có thể lắng nghe trọn vẹn, nếu không biết lắng nghe chính mình, 
lắng nghe người khác và lắng nghe tất cả những gì gọi là cuộc sống 
chung quanh EmojiEmoji Namo Buddhaya





Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ

Source Internet.

Nón lá - Conical leaf hat


Nón lá – Wikipedia tiếng Việt 

Asian conical hat - Wikipedia, the free encyclopedia




Nón bài thơ – Wikipedia tiếng Việt














NON LA
THE SYMBOL OF VIETNAMESE ELEGANCE
For a long time, the image of young ladies with  a conical palm leaf hat known in Vietnamse as “Non La” has become a symbol of Vietnamese charm and beauty. Along with Ao Dai, the Vietnamese traditional long dress, the hat stands for national costume identity now broadly recognizable around the world.

Though appearing very fragile, Non La is in fact fairly strong as it is designed to withstand intense use and the impact of adverse weather conditions. In the tropical condition of Vietnam with plenty of sun and rain, Non La was a useful headgear to protect ancient Vietnamese from sun and rain. Besides, women can use Non La as a basket for when shopping in the market or a hand fan in hot summer days. Beside the practical purposes, it especially enhances the feminine grace when combined with Ao Dai – the Vietnamese long traditional dress.
Vietnam day tours
A Vietnamese lady in Ao Dai and Non La

Up till now, the exact origin of Non La is still a question. However, the hat’s image was embossed on two Vietnam’s ancient artifacts such as bronze drums dating back 2500 - 3000 years ago. It indicates that Non La was already popular during this period, or perhaps even earlier. As a part of Vietnamese lifestyle, Non La has maintained its presence through all stages of war and peace of the country’s history. It is prominent in folklore as well as nowadays festivals.   
Non La is creatively hand-made from simple materials of nature including palm leaves for roofing and bamboo for frame. The hat’s outer surface is often covered by a layer of clear varnish to increase smoothness and water resistance. The making process requires experience, patience and skilled hands. Apparently, no machine is able to replace the traditional techniques inherited throughout generations of craftsmen to whom Non La making has been their livelihood.       

In addition to the original version, Non La has many variations such as Non Ngua (horse hat) from the coastal province of Binh Dinh in Central Vietnam or Non Quai Thao (flat palm hat) from a number of Northern provinces. Specific regions have their own ways of making their version of hat unique. However, it is commonly agreed among Vietnamese that the most beautiful variation of all is Non Bai Tho (poem hat), which is originated from Hue, the ancient capital of Vietnam, land of picturesque landscapes and famous poets. The decorative images such as the lotus blossom or the Buddha face are delicately imbedded between two layers of palm leaves and only visible in direct sunlight.
An image of Non Bai Tho with decorations only visible under strong light

There are many villages along Vietnam making Non la for a means of living. Chuong village in a suburban district of Hanoi named Thanh Oait the city’s center, is one well known location for its traditional hat making trade lasting through three centuries. Chuong villagers are very strict in selecting materials only sourcing the best from palm growing Northern provinces. The village produces thousands of hats per day for purposes of personal use, tourism souvenirs and export. The village is now a highlight of Vietnam day tours in the North for foreign tourists. A short drive from Hanoi will take tourists to Chuong village where they can enjoy discovering how Non La is made, listening to the stories of Non La’s history and learning more about Vietnam’s culture. After all, one thing they cannot afford to miss is taking back with them a hand-made Non La as a unique souvenir from Vietnam.
Chuong village’s artisans meticulously make the conical hats

Along with the rapid economic development of Vietnam, people’s preferences are shifting toward hats of modern design and higher practical usage value. This consequently has led to a drop in demand of Non La in major cities. However, in the countryside it is still a main choice for farmers who spend much of their time outdoors working in the fields. So the sighting of Non La on the road or amid the paddy fields is just a common thing to tourists on a trip to rural areas.      

Not only for Vietnamese, Non La brings the softness of Oriental style and elegance to any foreign visitors wearing it. Notable among those who have tried it with delight while visiting Vietnam is the former US Secretary of State, Hillary Clinton.
Vietnam day tours
Frist lady and later on US Secretary of State Hillary Clinton & daughter Chelsea Clinton wearing Non La on a visit to Vietnam in 2000


The international contestants of Mrs World 2009 in Ao Dai and Non La
Vietnam day tours
Arsenal's superstars wearing Non La on the vacation of visiting Vietnam in July 2013

Source Internet.