Đi thi Tấp tễnh người đi tớ cũng đi, Cũng lều cũng chõng cũng vào thi. Tiễn chân, Cô mất hai đồng chẵn, Sờ bụng, thầy không một chữ gì ! Lộc nước còn mong thêm giải ngạch Phúc nhà may được sạch trường qui. Ba kỳ trọn vẹn thêm kỳ nữa, ú ớ u ơ ngọn bút chì | |
Buồn thi hỏng Bụng buồn còn muốn nói năng chi? Đệ nhất buồn là cái hỏng thi. Một việc văn chương thôi cũng nhảm Trăm năm thân thế có ra gì ! Được gần trường ốc vùng Nam Định Thua mãi anh em cánh Bắc Kỳ. Rõ thực nôm hay mà chữ tốt Tám khoa chưa khỏi phạm trường qui |
Than cùng Khách hỏi nhà ông đến Nhà ông đã bán rồi. Vợ lăm le ở vú, Con tấp tểnh đi bồi. Ai trói voi bỏ rọ? Đời nào lợn cạo ngôi? Người bảo ông mãi cùng Ông cùng thế này thôi! |
Chúc Tết
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:
Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu ?
Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc
Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:
Đứa thì mua tước; đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.
Phố phường chật hẹp, người đông đúc
Bồng bế nhau lên nó ở non.
Bắt chước ai ta chúc mấy lời
Chúc cho khắp hết ở trong đời
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước
Sao được cho ra cái giống người.
Sông Lấp Nam Định
Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
Đêm nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò
Nhớ bạn phương trời
Ta nhớ người xa cách núi sông
Người xa xa lắm, nhớ ta không?
Sao đang vui vẽ ra buồn bã?
Vừa mới quen nhau đã lạ lùng!
Khi nhớ nhớ cùng trong mộng tưởng,
Nỗi riêng riêng cả đến tình chung.
Tưong tư lọ phải là mưa gió
Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng
Hóa ra dưa
Ước gì ta hóa ra dưa Để cho người tắm nước mưa chậu đồng! Ước gì ta hóa ra hồng Để cho người bế người bồng trên tay |
Phú hỏng khoa Canh Tý
Đau quá đòn hằn; Rát hơn lửa bỏng. Hổ bút hổ nghiên; Tủi lều tủi chõng.
Nghĩ đến chữ "lương nhân đắc ý" (1) thêm nỗi thẹn thùng; Ngắm đến câu "quyển thổ trùng lai" (2) nói ra ngập ngọng. Thế mới biết học tài thi phận, miệng đàn bà con trẻ nói vậy mà thiêng; Nào ai ngờ chữ tốt văn hay, tài bảng nhãn thám hoa lỡ ra cũng hỏng.
Có một thầy: Dốt chẳng dốt nào; Chữ hay, chữ lỏng. Nghiện chè nghiện rượu, nghiện cả cao lâu Hay hát hay chơi, hay nghề xuống lõng. (3) Quanh năm phong vận, áo hàng tầu, khăn nhiễu tím, ô lục soạn xanh; (4) Ra phố nghênh ngang, quần tố nữ, bít tất tơ, giày Gia Định bóng. Giá cứ chăm nghề đèn sách thì mười lăm mười sáu đỗ tự bao giờ; Chỉ vì quen lối thị thành, nên một tuổi một già, hóa ra lóng đóng. Tú rốt bảng giữa năm Giáp Ngọ, nổi tiếng tài hoa; Con nhà dòng ở đất Vị Xuyên, ăn phần cảnh nọng (5)
Năm vua Thành Thái mười hai; Lại mở khoa thi Mĩ Trọng (6) Kì đệ tam văn đã viết rồi; Bảng đệ tứ chưa ra còn ngóng. Thầy chắc hẳn văn chương đúng mực, lễ thánh xem giò; Cô mừng thầm mũ áo đến tay, gặp người nói mộng. Sáng đi lễ phật, còn kì này kì nữa là xong; Đêm dậy vái trời, qua mồng bốn mồng năm cho chóng.
Nào ngờ: Bảng nhỏ có tên Ngoại hàm còn trống. (7) Kẻ đến sáng văn còn được chấm, bảng cót nghênh ngang; Người ngồi khuya tên hãy được vào, áo dài lụng thụng. Thi là thế, học hành là thế, trò chuyện cùng ai? Người một nơi, hồn phách một nơi, than thân với bóng!
Thôi thời thôi: Sách vở mập mờ; Văn chương lóng ngóng. Khoa trước đã chầy; Khoa sau ắt chóng. Hẳn có kẻ lo toan việc nước, vua chửa dùng tài; Hay không ai dạy dỗ đàn con, trời còn bắt hỏng! |
Chú thích:
(1) Người lành đắc ý (tin tưởng vận may)
(2) Phản công lại.
(3) Xuống lõng: xuống thuyền (chơi bời, hát xướng).
(4) Ô lục soạn: Ô bằng vải nhiễu lụa.
(5) Cảnh nọng: Khoanh thịt ở cổ súc vật được làm thịt, dành cho vị chức sắc.
(6) Nơi đặt trường thi
(7) Tức bị đánh hỏng (vì phạm trường qui hoặc nộp quyển chậm
Đi hát mất ô
Đêm qua anh đến chơi đây
Giày chân anh dận, ô tay anh cầm.
Rạng ngày sang trống canh năm
Anh dậy, em hãy còn nằm trơ trơ.
Hỏi ô, ô mất bao giờ,
Hỏi em, em cứ ưỡm à không thưa.
Chỉ e rày gió mai mưa
Lấy gì đi sớm về trưa với tình?
Chữ Nho Nào có ra gì cái chữ nho ! Ông nghè, ông Cống cũng nằm co. Chi bằng đi học làm ông Phán Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò ! | |
|
Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng. Nuôi đủ năm con với một chồng Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo xèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ, âu đành phận Năm nắng mười mưa, dám quản công Cha mẹ thói đời ăn ở bạc! Có chồng hờ hững cũng như không! | |
Ông Cò
Hà Nam, danh giá nhất ông cò
Trông thấy ai ai chẳng dám ho
Hỏi mái trống toang đành chịu dột
Tám giờ chuông đánh phải nằm co.
Người quên mất thẻ âu trời cãi
Chó chạy ra đường có chủ lo.
Ngớ ngẩn đi xia, may vớ được
Chuyến này ắt hẳn kiếm ăn to
Bỡn Tri Phủ Xuân Trường
Tri phủ Xuân Trường được mấy niên Nhờ trời hạt ấy cũng bình yên, Chữ "thôi" chữ "cứu" không phê đến, Ông chỉ quen phê một chữ tiền Giễu người thi đỗ |
Một đàn thằng hỏng đứng mà trông, Nó đỗ khoa này có sướng không ! Trên ghế, bà đầm ngoi đít vịt, Dưới sân, Ông cử ngẩng đầu rồng |
Giời Nực Mặc Áo Bông
Bức sốt nhưng mình vẫn áo bông, Tưởng rằng ốm dậy, hóa ra không. Một tuồng rách rưới, con như bố, Ba chữ nghêu ngao, vợ chán chồng. Đất biết bao giờ sang vận đỏ ? Trời làm cho bỏ lúc chơi ngông. Gần chùa, gần cảnh, ta tu quách; Cửa Phật quanh năm vẫn áo sồng. |
Cái học nhà nho đã hỏng rồi, Mười người đi học, chín người thôi . Cô hàng bán sách lim dim ngủ, Thầy khóa tư lương nhấp nhỏm ngồi. Sĩ khí rụt rè gà phải cáo, Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi . Tôi đâu dám mỉa làng tôi nhỉ ? Trình có quan tiên thứ chỉ tôi. |
Nhà nước ba năm mở một khoa, Trường Nam thi lẫn với trường Hà. Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ, Ậm ọe quan trường miệng thét loa. Xe kéo rợp trời: quan sứ đến; Váy lê phết đất, mụ đầm ra . Sao không nghĩ đến điều tu sỉ ? Ngảnh cổ mà xem lại nước nhà. | |
Thi Hỏng
Mai không tên tớ, tớ đi ngay, Giỗ Tết từ đây nhớ lấy ngày Học đã sôi cơm nhưng chửa chín Thi không ăn ớt thế mà cay . Sách đèn phó mặc đàn con trẻ, Thưng đấu nhờ tay một mẹ màỵ Cống hỉ, mét xì, đây thuộc cả, Chẳng sang Tàu, tớ cũng sang Tây . |
Đất Vị Hoàng
Có đất nào như đất ấy không? Phố phường tiếp giáp với bờ sông Nhà kia lỗi phép con khinh bố Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng Keo cú người đâu như cứt sắt Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh Có đất nào như đất ấy không |
Trời không chớp bể với mưa nguồn Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn Bối rối tình duyên cơn gió thoảng Nhạt phèo quang cảnh bóng trăng suông Khăn khăn, áo áo, thêm rầy chuyện Bút bút, nghiên nghiên khéo giở tuồng Ngủ quách sự đời thây kẻ thức Bên chùa chú trọc đã hồi chuông. |
Hỏi Ông Trăng
Ta lên ta hỏi ông trăng Họa là ông có biết chăng sự đời ? Ông cao, ông ở trên trời Mà ông soi khắp nước người, nước ta Năm châu cũng một ông mà Kể riêng thì lại mỗi nhà, mỗi ông |
Than Cùng Ii
Lúc túng toan lên bán cả Trời, Trời cười: - "Thằng bé nó hay chơi!" Cho hay công nợ là như thế, Mà vẫn phong lưu suốt cả đời. Tiền bạc phó cho con mụ kiếm, Ngựa xe chẳng thấy lúc nào ngơi. Còn năm, ba chữ nhồi trong ruột, Khéo khéo không mà nữa cũng rơi!
trích: Câu Hỏi Văn Chương Vũ Văn Thanh & Vũ Huy Bá |
Ta Chẳng Ra Chi
Nếu có khôn ngoan đã vợ nhờ Dại mà nhờ vợ, vợ làm ngơ Sáng nem, bữa tối đòi ăn chả Nay kiệu, ngày mai lại giở cờ Ngồi đấy chả hơn gì chú Cuội Nói ra thì thẹn với ông Tơ Nhắn nhe chốn ấy tìm nơi khác Ta chẳng ra chi, chớ đợi chờ |
Tự Vấn
Trải mấy mươi năm vẫn thế ru ? Rằng khôn ? Rằng dại ? Lại rằng ngu ? Những là thương cả cho đời bạc Nào có căm đâu đến kẻ thù No ấm chưa qua vành mẹ đĩ Ðỗ đành may khỏi tiếng cha cu Phen này có dễ trời xoay lại Thằng bé con con đã chán cù. |
Hỏi Đùa Mình
Ông có đi thi ký lục không ? Nghe ông quốc ngữ học chưa thông Ví dù nhà nước cho ông đỗ Mỗi tháng lương ông được mấy đồng |
Ba thứ lăng nhăng...
Một trà, một rượu, một đàn bà,
Ba thứ lăng nhăng nó quấy ta.
Chừa được thứ nào hay thứ ấy,
Có chăng chừa rượu với chừa trà.
Cảm hứng Xấp xỉ ba mươi mấy tuổi đầu Trăm năm tính đốt hãy còn lâu Ví cho thi đỗ làm quan lớn Thì cũng nhỏ to cưới chị hầu Ðất nọ vẫn thường hay có chạch (1) Bể kia có lúc cũng trồng dâu (2) Hôm nay rỗi rãi buồn tình nhỉ Thử xuống Hàng Thao đập ngón chầu.
(1) Chạch: do câu tục ngữ “Ðất sõi chạch vàng” Ý nói ở nơi tầm thường vẫn sinh ra người hào kiệt . (2) Trồng dâu: theo câu “Thương hải biến vi điền” nghĩa là Biển xanh biến thành nương dâu. Ý nói hy vọng có sự thay đổi tốt cho mình |
Thói Đời
Người bảo ông điên, ông chẳng điên Ông thương, ông tiếc hóa ông phiền Kẻ yêu người ghét hay gì chữ Ðứa trọng đứa khinh chỉ vì tiền Ở bể ngậm ngùi con tói lạch Ðược voi tấp tểnh lại đòi tiên Khi cười khi khóc khi than thở Muốn bỏ văn chương học võ biền |
Than Nghèo
Cái khó theo nhau mãi thế thôi Có ai, hay chỉ một mình tôi ? Bạc đâu ra miệng mà mong được ? Tiền chửa vào tay đã hết rồi Van nợ lắm khi tràn nước mắt Chạy ăn từng bữa toát mồ hôi Biết thân thuở trước đi làm quách Chẳng ký, không thông, cũng cậu bồi ! |
Quan Tại Gia
Một ngọn đèn xanh, mấy quyển vàng Bốn con làm lính, bố làm quan Câu thơ, câu phú sưu cùng thuế Nghiên mực, nghiên son tổng với làng Nước quạt chưa xong con nhảy ngựa Trống hầu chưa dứt bố lên thang Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ Ðem chuyện trăm năm giở lại bàn. | |
Thọ kia mày có biết chăng ? (1) Con vợ mày kia xiết nói năng ! Vợ đẹp, của người không giữ được Chồng ngu, mượn đứa để chơi nhăng Ra đường đáng giá người trinh thục Trong dạ sao mà những gió trăng Mới biết hồng nhan là thế thế Trăm năm trăm tuổi lại trăm thằng !
(1) Một người ở Nam Ðịnh tên là Thọ, có vợ đẹp nhưng lẳng lơ |
Xuân Nhật Ngẫu Hứng
Xuân từ trong ấy mới ban ra Xuân chẳng riêng ai khắp mọi nhà Ðì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột Ðỏ lòm trên vách bức tranh gà Chí cha, chí chát khua giày dép Ðen thủi, đen thui cũng lượt là Dám hỏi những ai lòng cố quốc Rằng: xuân, xuân mãi thế ru mà. |
Lên Đồng
Khen ai khéo vẽ sự lên đồng Một lúc lên ngay sáu bảy ông Sát quỷ ông dùng thanh kiếm gỗ Ra oai bà giắt cái khăn hồng Cô giương tay ấn tan tành núi Cậu chỉ ngọn cờ cạn núi sông Ðồng giỏi, sao đồng không giúp nước Hay là đồng sợ súng thần công? |
Dại Khôn
Thế sự đua nhau nói dại khôn Biết ai là dại, biết ai khôn Khôn nghề cờ bạc là khôn dại Dại chốn văn chương, ấy dại khôn Này kẻ nên khôn đều có dại Làm người có dại mới nên khôn Cái khôn ai cũng khôn là thế Mới biết trần gian kẻ dại khôn. |
Hỏi Ông Trời
Ta lên ta hỏi ông trời Trời sinh ta ở trên đời làm chi Biết chăng cũng chẳng biết gì Biết ngồi nhà hát, biết đi ả đầu Biết thuốc lá, biết trà tàu Cao lâu biết vị, hồng lâu biết mùi. |
Thật Vô Tích (1)
Trời đất sinh ra chán vạn nghề Làm thầy, làm thợ, lại làm thuê Bác này mới thật là vô tích Sáng vác ô đi, tối vác về !
(1) Thật vô tích: Ý thật là vô tích sự |
Một Nén Hương Tâm
Im im thâu đêm lại tháng ngày Bệnh đâu có bệnh lạ lùng thay ! Thuốc thang nghĩ lại chua mà đắng Ðường mật xem ra ngọt hóa cay Lắm bệnh bạn bè lui lại ít Nặng lòng họ mạc hỏi han đầy Chỉ bền một nén hương tâm nguyện Thuốc thánh bùa tiên ắt chẳng chầy |
Tự đắc
Ta nghĩ như ta có dại gì,
Ai chơi, chơi với, chẳng cần chi.
Kìa thơ tri kỷ đàn anh nhất,
Nọ khách phong lưu bậc thứ nhì.
Ăn mặc vẫn ra người thiệp thế,
Giang hồ cho biết bạn tương tri.
Gặp thời, gặp vận nên bay nhảy,
Cho thỏa rằng sinh chẳng lỗi thì
Chiêm Bao
Bỗng thấy chiêm bao thấy những người Thấy người nói nói lại cười cười Tỉnh ra lại tiếc người trong mộng Mộng thế thì bằng tỉnh mấy mươi. |
Thú Cô Đầu
Cái thú cô đầu nghĩ cũng hay, Cùng nhau dan díu mấy đêm ngày Năm canh to nhỏ tình dơi chuột, Sáu khắc mơ màng chuyện gió mây. Êm ái cung đàn chen tiếng hát, La đà kẻ tỉnh dắt người say. Thú vui chơi mãi mà không chán, Vô tận kho trời hết lại vaỵ |
Cái Nhớ
Cái nhớ hình dung nó thế nào ? Khiến người ngao ngán, ngẩn ngơ sao ! Biết nhau cho lắm thêm buồn nhé, Ðể khách bên trời dạ ước ao ! |
Năm Mới
Khéo bảo nhau rằng: mới với me Bảo nhau rằng cũ chẳng ai nghe Khăn là bác nọ to tày rế (1) Váy lĩnh cô kia quét sạch hè. Công đức tu hành sư có lộng Xu hào rủng rỉnh Mán ngồi xe Phong lưu rất mực ba ngày tết Kiết cú như ta cũng rượu chè. |
Cảm Tết
Anh em đừng nghĩ tết tôi nghèo Tiền bạc trong kho chửa lĩnh tiêu. Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu. Bánh chưng sắp gói e nồm chảy Giò lụa toan làm sợ nắng thiu. Thôi thế thì thôi đành tết khác, Anh em đừng nghĩ tết tôi nghèo. |
Áo Bông Che Đầu
Hỏi ai, ai đó thương không ? Ðêm mưa một mãnh áo bông che đầu Vì ai, ai có biết đâu ? Áo bông ai ướt, khăn đầu ai khô ! Người đi Tam Ðảo, Ngũ Hồ, (1) Kẻ về khóc trúc Thương Ngô một mình Non non, nước nước, tình tình, Vì ai ngơ ngẩn cho mình ngẩn ngơ !
(1) Tam Ðảo, Ngũ Hồ: là cảnh tiên, cảnh đẹp (ở Trung Quốc). Cả câu ý nói người đã đi về nơi tiên cảnh. |
Gửi Người Cũ
Yêu nhau chẳng lấy được nhau nào. Mình nghĩ làm sao, tớ nghĩ sao ? Trai gái bởi tay bà mụ nặn Vợ chồng nguyên mối chị Hằng trao. Xa đi ngán nỗi lòng thương nhớ, Gần lại càng thêm dạ khát khao. Bến Vị non Nùng xa cách mấy Mà không buộc chặt sợi tơ đào ? |
Ngày Xuân Của Làng Thơ
Ngày ba tháng tám thấy đâu mà (1) Sao đến đầu xuân lắm thế a ? Ý hẳn thịt xôi lên chặt dạ Cho nên con tự mới lòi ra ? (2)
(1) Ngày ba tháng tám: khi giáp hạt thiếu đói (2) Con tự: con chữ, đây chỉ chữ nghĩa văn chương. Nhà thơ đùa: văn chương ngày tết như những thứ mà bụng dạ lên đầy quá phải trục xuất ra ngoài . |
Gần Tết Than Việc Nhà (1)
Bố ở một nơi con một nơi,
Bấm tay tháng nữa hết năm rồi
Văn chương ngoại hạng quan không chấm (2)
Nhà cửa giao canh nợ phải bồi (3)
Tin bạn hóa ra người thất thổ (4)
Vì ai nên nỗi quyển đâm vôi (5)
Ba mươi mốt tuổi đà bao chốc
Lặn lội trèo non đã mấy hồi.
(1) Bài này làm vào cuối năm Canh Tý (1900) sau khi nhà thơ thi trượt.
(2) Ý nói bài ông bị phạm trường qui, bị đánh hỏng.
(3) Giao canh: nhà cửa cầm cố để vay nợ, đến hạn không trả được, chủ nợ đi kiện, phải giao nhà cho chức trách trừ vào nợ .
(4) Thất thố: do chữ “Vong gia thất thổ á”, mất nhà mất đất, hết nơi nương tựa . Vì đã quá tin bạn, cho bạn mượn văn tự nhà mình để đi cầm, sau bạn không trả được nợ, mình mất nhà.
(5) Quyển đâm vôi: sau mỗi kỳ thi, trừ những quyển lấy đỗ, đệ vào kinh hoặc giữ làm tang chứng, còn những quyển bị trượt đều đem ngâm làm bột giây hoặc giã với vôi để làm vữa trát tường.
Cái Khó
Cái khó theo nhau mãi thế thôi Có ai, hay chỉ một mình tôi Bạc đâu ra miệng mà mong được Tiền chửa vào tay đã hết rồi Van nợ lắm khi tràn nước mắt Chạy ăn từng bữa toát mồ hôi Biết rày, thuở bé đi làm quách Chẳng ký, không thông cũng cậu bồi. |
Hỏng Thi Khoa Quý Mão (1903)
Trách mình phận hẩm lại duyên ôi ! Ðỗ suốt hai trường hỏng một tôi Tế đổ làm Cao mà chó thế (1) Kiện trông ra Tiệp hỡi trời ơi ! Mong gì nhà nước còn thi nữa Biết rõ anh em chẳng chắc rồi Mũ áo biển cờ, làng có đất Ô hay hương vận mãi chưa hồi !
(1) Tế, Cao: nhà thơ nguyên tên là Trần Tế Xương. Vì thi hỏng mãi đến khoa Quý Mão (1903), ông đổi chữ lót, lấy là Trần Cao Xương, nhưng hỏng vẫn hoàn hỏng. (2) Kiện, Tiệp: hai chữ Hán này viết hơi giống nhau, chữ Kiện ông trông nhầm ra chữ Tiệp nên dù bài thi có hay cách mấy cũng bị đánh hỏng |
Khoa Canh Tý (1900)
Hai đứa tranh nhau cái thủ khoa Tuân khoe văn hoạt, Nghị văn già Khoa này đỗ rặt phường hay chữ Kìa bác Lê Tuyên cũng thứ ba. |
Gửi Ông Thủ Khoa Phan (1)
Mấy năm vượt bể lại trèo non Em hỏi thăm qua bác hãy còn Mái tóc Giáp Thìn đà nhuộm tuyết (2) Ðiểm đầu Canh Tý chửa phai son (3) Vá trời gặp hội mây năm vẻ Lấp bể ra công đất một hòn Có phải như ai mà chẳng chết ? Giương tay chống vững cột càn khôn.
(1) Bài thơ này viết về cụ Phan Bội Châu (2) Giáp Thìn: năm 190, năm cụ Phan Bội Châu xuất dương (3) Canh Tý: năm 1900, năm cụ Phan Bội Châu đỗ thủ khoa trường Nghệ An. |
Mừng Chủ Làm Nhà Mới
Ông bà ngày trước có gì đâu Chú thím ngày nay đã lại giàu Mới biết trời cho không mấy lúc Lọ là nuôi cá với trồng cau Nhà gỗ năm gian lợp lá gồi Trông dòng sông Vị tựa non Côi Ðầu nhà khanh khách vào làm tổ Ngồi thấy chim non nó há mồi Kể chi giàu của lại giàu con Gái gái trai trai hai cỗ tròn Bà mới bảy mươi còn thọ nữa Phúc nhà có dễ chứa tầy non Chú lại nuôi thầy dạy các em Một bồ kinh sử, mấy xâu nem Ðất nào là đất không khoa giáp Quyết mở đường cho thiên hạ xem. |
Chế Bạn Lấy Vợ Bé
Ông này mê gái thực là mê Thím khách già kia cũng gớm ghê Mới hỏi ra chừng chê bạc ít Gần cheo toan sự trả cau về Mấy kỳ văn khó sao mà được ? Một sợi tơ hồng chẳng biết vê Lo việc ai bằng ông bạn Bát (1) Cũng còn nhăn nhó chuyện nhiêu khê .(2)
(1) Ông bạn Bát: ông Bát Huy, giỏi nghề mối lái, chạy vạy có tiếng (2) Nhiêu khê: khó khăn, lôi thôi, rắc rối . |
Bỡn Người Làm Mối
“Việc bác không xong tôi chết ngay !” Chết ngay như thế vội vàng thay Chết riêng dễ một mình anh nhỉ ? Sống bận ra chi lũ chúng mày ! Lấy được con hầu thì nó sướng Gẫm xem thiên hạ lắm thằng hay ! Ðứa ăn đứa ngủ, đứa nào sướng ? Ðứa đắp chăn da, đứa thịt quay !
|
Làm Lẽ
Cha kiếp sinh ra phận má hồng Khéo thay một nỗi lấy chung chồng Mười đêm chị giữ mười đêm cả Suốt tháng em nằm suốt tháng không Hầu hạ đã cam phần cát lũy (1) Nhặt khoan con ỏm tiếng Hà Ðông Ai về nhắn bảo đàn em nhé Có ế thì tu, chớ chớ chung.
(1) Cát lũy: dây leo, địa vị thấp hèn của người làm vợ lẽ . |
Làm Lẽ Thứ Tư
Những trách có mình tính lẳng lơ Làm hai chẳng muốn, muốn làm tư ! Say đường buôn bán nên không lãi Tính chuyện trăng hoa phải mắc lừa Ấy bởi lầm về anh bợm gốc Thôi đừng trách lẫn tại ông tơ Lời này nhắn bảo người son phấn Nghĩ mối sầu kia đã biết chưa ? |
Khóc Vợ Bạn
Quả núi Châu Phong mới bắc cầu (1) Thương anh về trước chị về sau ! Tên đề bảng phấn ai không tiếc Tiếng khóc non xanh vượn cũng sầu Có mẹ tưởng là vui gượng lại Không chồng hồ dễ sống chi lâu ! Bắc thang lên hỏi ông cầm sổ Thăm thẳm mù xanh ngát một màu .
(1) Bắc cầu: cầu Hàm Rồng xây dựng năm 1904. |
Lụt Năm Bính Ngọ (1)
Thử xem một tháng mấy lần mưa Ruộng hóa ra sông cỏ vật vờ Bát gạo Ðồng Nai câu chuyện cũ (2) Con thuyền Quý Tỵ nhớ năm xưa (3) Trâu bò buộc cẳng coi buồn nhỉ, Tôm tép khoe mình đã sướng chưa ? Nghe nói miền Nam trời đại hạn, Sao không san sẻ nước cho vừa ?
(1) Tức năm 1906 (2) Năm trước Bắc Kỳ bị lụt to, sau đó xãy ra nạn đói ghê gớm, phải chở gạo Nam Kỳ (Ðồng Nai) ra phát chẩn. (3) Quý Tỵ: năm 1893 cũng có lụt to đến nỗi có thể chở thuyền vào trong đường phố, dân chết cũng nhiều. Do đó có thành ngữ “ Lụt tràn Quý Tỵ” |
Đại Hạn
Dạo này đá chảy với vàng trôi Thiên hạ mong mưa đứng lại ngồi Ngày trước biết gì ăn với ngủ Bây giờ lo cả nước cùng nôi Trâu mừng ruộng nẻ cày không được Cá sợ ao khô vượt cả rồi Tình cảnh nhà ai nông nỗi ấy Quạt mo phe phẩy một mình tôi |
Nghèo Mà Vui
Kể suốt thế ai bằng anh Mán
Trải mùi đời, khôn chán giả làm ngây
Hổ sinh ra lúc thời này
An thân mệnh thế, giấu tay anh hùng
Không danh cho dễ vẫy vùng
Mình không phú quý, mắt không vương hầu
Khi để chỏm, lúc cạo đầu,
Nghêu ngao câu hát nửa tàu nửa ta
Không đội nón chịu màu da dãi nắng
Chẳng nhuộm răng để trắng để cười đời
Chốn quyền môn luồn cúi mặc ai ai
Ngoài cương tỏa thảnh thơi ai đã biết ?
Chỉ ấm ớ giả câm giả điếc
Cứ vui tràn khi hát khi ngâm
Trên đời mấy mặt tri âm ?
Bắt Được Đồng Tiền
Ðầu năm ra cửa được đồng tiền Nào có cầu đâu, được tự nhiên Ý hẳn nhà nho sang vận đỏ Hay là con tạo thử người đen ? Muốn đem trả nợ đòi nhà lại Hay để làm lương giúp nước liền Của cải vua ta đâu sẵn thế Chữ đề Tự Ðức hãy còn nguyên. |
Ông Hàn Bị Vợ Dọa Bỏ
Ông đã ơn vua một chữ Hàn Nay lành mai vỡ khéo đa đoan Ðược thua hai ngả ba câu chuyện Khôn dại trăm năm một tiếng đàn Chim chuột sau này nên gắng sức Lợn gà thuở ấy đã nên oan Có ai lành thủng ông không biết Còn phải mang điều với gái ngoan |
Ông Lão
Ông Lão ngày xưa tính thực hiền Bảy ba vui thú cảnh điền viên Sách đèn học tập năm Minh Mệnh Áo mũ ăn ngồi xã Vị Xuyên Giá phỏng có thi may cũng đỗ, Thôi thì không lụy thế là tiên Ðầu râu tóc bạc như mua được Thầy bá nhà quê chán vạn tiền (1)
(1) Bá hộ rất nhiều tiền, nếu như tuổi thọ mà mua được như mua phẩm hàm thì họ đã bỏ tiền ra mua rồi ! |
Chơi Cuộc Tổ Tôm
Bực chẳng nhẽ anh hùng khi vị ngộ Như lúc đen chơi cuộc tổ tôm Bài chạm thành cuối cánh phỗng ầm ầm Ngồi thôi chẳng bốc quân rác rãnh Cũng có lúc không chi thì bát sách Cũng có khi bạch định bốc yêu hồng Cất bài lên ông lão vẫn lẩn vòng Không đâu cả gặp kề năm bảy phỗng Cũng có lúc tôm lèo lên chờ rộng Vớ phải thằng bạch thủ phỗng tay trên Gớm ghê thay đen thực là đen Sắc như mác cũng thua thằng vận đỏ May mắn nhẽ hữu duyên năng tái ngộ Bĩ cực rồi đến độ thái lai Tiếng tam khôi chi để nhường ai Hết bạch lại hồng, thông mãi mãi Nào những kẻ tay trên ban nãy Ðến bây giờ thay thảy dưới tay ta Tiếng bài cao lừng lẫy gần xa Bát vạn ấy người ta ai dám đọ Thế mới biết tổ tôm có đen thì có đỏ Thì anh hùng vị ngộ có lo chi Trước sau, sau trước làm gì. |
Tự Trào
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành (1) Mắt thời lơ láo mặt thời xanh Vuốt râu nịnh vợ con bu nó Quắc mắt khinh đời cái bộ anh Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ Rượu chè trai gái đủ tam khoanh Thế mà vẫn nghĩ rằng ta giỏi Cứ việc ăn chơi, chẳng học hành
(1) Phố Hàng Nâu: Phố Tú Xương ở, thành phố Nam Ðịnh |
Chợt Giấc
Nằm nghe tiếng trống, trống canh ba Vừa giấc chiêm bao chợt tỉnh ra Thiên hạ dễ thường đang ngủ cả Việc gì mà thức một mình ta ? |
Than Thân Chưa Đạt
Ta phải trang xong cái nợ ta Lẽ đâu chịu nợ mãi ru mà ? Ðường con, bu nó một năm một Tính tuổi nhà thầy ba lẻ ba Mở mặt quyết cho vua chúa biết Ðua danh kẻo nữa, mẹ cha già Năm nay ta học, năm sau đỗ Chẳng những Lương Ðường cũng thủ khoa . (1)
(1) Lương Ðường: tên làng, nay là làng Lương Ngọc, thuộc tỉnh Hải Hưng, nổi tiếng có nhiều người đỗ đạt . |
Thành Pháo
Tượng tượng, xe xe xé lẻ rồi Sĩ đen, sĩ đỏ chẳng vào đôi Ðố ai biết được quân nào kết ? Mã cũng chui mà tốt cũng chui |
Ông trông lên bảng thấy tên ông Ông tớp rượu vào ông nói ngông Trên bảng năm ba thầy cử đội (1) Bốn kỳ, mười bảy cái ưu thông (2) Xướng danh tên gọi trên mình tượng Ăn yến xem ra có thịt công Cụ xứ có cô con gái đẹp Lăm le xui bố cưới làm chồng.
(1)Thầy cử đội: 52 ông cử nhân đội tên mình (ở dưới tên mình) tức là mình đỗ đầu, trên 52 người khác. Thực ra, theo thường lệ, mỗi khoa thi Hương chỉ lấy 50 cử nhân. Ðứng trên 52 người là nói xạo . (2) Ưu thông: Ưu là điểm cao tột bậc, ưu thông là suốt cả mấy lần đều ưu. Mỗi kỳ thi có 4 lần cho điểm, 4 kỳ là 16, nếu là ưu thông thì cũng chỉ có 16 cái ưu, mà đây là trường hợp rất hiếm, nhưng nhà thơ tự cho mình những 17 cái ưu . (3) Mình tượng: mình voi. Vị quan đọc danh sách thí sinh trúng tuyển thường ngôi trên mình voi có che lọng. |
Mai mà tớ hỏng tớ đi ngay Giỗ tết từ đây nhớ lấy ngày (1) Học đã sôi cơm nhưng chửa chin, Thi không ăn ớt thế mà cay ! Sách đèn phó mặc đàn con trẻ Thưng đấu nhờ tay một mẹ mày (2) “Hẩu lố”, “mét xì” thông mọi tiếng (3) Chẳng sang Tàu tớ cũng sang Tây
(1) Nhớ lấy ngày: nhớ lấy ngày ra đi mà làm giỗ, coi như chết. (2) Thưng đấu: cái thưng và cái đấu. Hai thứ dùng để đong thóc gạo . Cả câu ý nói: việc buôn bán kiếm sống nhờ cậy cả ở bà vợ (3) Hẩu lố: tiếng Tầu Quảng Ðông: tốt đẹp. Mét xì: tiếng Pháp: cám ơn Có bản chép: “ Cống hỉ, Mét xì đây thuộc cả” |
|
Nghe nói khoa này sắp đổi thi Các thầy đồ cố đỗ mau đi ! Dẫu không bia đá còn bia miệng Vứt bút lông đi, giắt bút chì. | |
Này này hương thi đỗ khoa nào ? Nhân hậu hay lòng quan thượng Cao (1) Người ta thi chữ, ông thi phúc (2) Dù dở, dù hay ông cũng vào (3)
(1) Quan thượng Cao: tức Cao Xuân Dục, người làng Thịnh Mỹ, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. đỗ cử nhân năm 1877. Ông đã từng là tổng đốc Nam Ðịnh, thượng thư bộ Học. Khoa thi Hương này ông được cử làm chánh chủ khảo, trường Nam có tiếng là chấm nới taỵ (2) Thi gặp may (nhờ có phúc) mà đỗ (3) Vào: thông thường thi hương phải qua 4 kỳ. Ðạt được kỳ trước mới được vào kỳ sau. Ðây có ý là đỗ . |
Ước gì ta hóa ra dưa Ðể cho người tắm nước mưa chậu đồng Ước gì ta hóa ra hồng Ðể cho người bế người bồng người chơi | |
Thua bạc ra đi với mẹ nhà Bệnh gì chẳng bệnh, bệnh tiêm la Vui quá đến nỗi ra người dại Lỡ bước cho nên nhắm mắt qua | |
Ông đỗ khoa nao ở xứ nào? Thế mà hoa hốt với trâm bào Một năm, một tiết trung thu đến Tôi vẫn quen ông chẳng muốn chào. | |
Nước muốn cho trong phải đánh phèn Cớ sao lại giữ thói bon chen Sá chi người thế lòng xanh trắng Chỉ tại thân ta vận đỏ đen Ðể bụng phải đeo điều nhẹ nặng Ôm tai mặc quách tiếng chê khen Làm chi việc ấy mà lo liệu Ai nghĩ như ai chả cũng hèn. | |
Gái góa đem mình tựa cửa quan Nghĩ rằng quan lớn thế thì sang Thương con toan lấy dây tơ buộc Kén rể vì tham cái lọng tàn Nào có ra chi phường khố lục (1) Thôi thì cũng tủi kiếp hồng nhan Cậu này ắt hẳn hay nghề sáo (2) Dây vũ dây văn vụng ngón đàn (3)
(1) Phường khố lục: do chữ “xích khóa tử đệ” ( con em bọn khố đỏ) nghĩa là bọn con quan. (2) Nghề sáo: mồm cậu ấm chum chúm như thổi sáo, cho nên tác giả đùa là làm nghề thổi sáo (3) Ý nói văn dốt vũ dát. |
| | |
Một sớm ơn vua chiếm bảng vàng Lam Kiều lối cũ lại lần sang Câu văn Hán, Tống hay ghê gớm Quyển truyện Phan Trần thuộc cháo chan Gỗ tốt nỡ đem trồng cột giậu Chim khôn sao khéo đậu nhà quan Làng nho ai lại hơn ông nhỉ Có lẽ ông nay sướng nhất làng |
Cửa Vũ ba nghìn sóng nhảy qua Ai ngờ mũ áo đến ba ba ! Ðầu như lươn đất mà không lấm Thân tựa xà hang cũng ngó ra Dưới nước chẳng ưa, ưa trên cạn Ðất sét không ăn, ăn thịt gà Tuy rằng cổ rụt mà không ngỏng, Hễ cắn ai thì sét mới tha (2)
(1) Ông Cử là con thứ ba cho nên gọi là Cử Ba, nhân đó nhà thơ lấy con ba ba để giễu . (2) Người ta thường nói: ba ba hễ cắn được ai thì có sấm sét mới chịu nhả |
Hàn lâm tu soạn kém gì ai ? Ðủ cả vung nồi, cả cóng chai Ví phỏng quyển thi ông được chấm Ðù cha, đù mẹ đứa riêng ai … | |
Ta thấy người ta vẫn bảo rằng: Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng Cõi đời cũng lắm nơi thanh quý Chị Nguyệt dung chi đứa tục tằn Mình tựa vào cây, cây chó ỉa Chân thò xuống giếng, giếng ai ăn Con người như thế mà như thế Như thế thì ra nghĩ cũng xằng | |
Sơ khảo khoa này bác cử Nhu Thực là vừa dốt lại vừa ngu Văn chương nào phải là đơn thuốc Chớ có khuyên xằng chết bỏ bu | |
Làm thuốc như ông cũng có tài Thực là chăm chỉ lại lanh trai Phen này mồ mã nhà ta phát Thi cử, hai con đỗ cả hai | |
Em giận thân em mãi chửa chồng Ngày năm bảy mối tối nằm không Thiếu gì chốn ấy xêu trầu vỏ Mà lại nơi kia giấm cốm hồng “Hẩu lố” khách đà ba bảy chú “Mét xì” Tây cũng bốn năm ông Ép dầu ép mỡ duyên ai ép Có mắn may ra đã bế bồng | |
I.
Nước buôn như chị mới ăn người Chị thấy ai đâu chị cũng cười Chiều khách quá hơn nhà thổ ế Ðắt hàng như thể mớ tôm tươi Tiền hàng kẻ thiếu, mi thường đủ Giá gạo đầu năm, đấy vẫn mười Thả quýt nhiều anh mong mắm ngấu Lên rừng mà hỏi chú đười ươi
II.
Ai đấy ai ơi khéo hợm mình ! Giàu thì ai trọng, khó ai khinh Thằng Ngô mất gánh, say câu chuyện Chú lái nghiêng thoi, mắc giọng tình Có khéo có khôn thì có của Càng giàu càng trẻ lại càng xinh Xuống chân lên mặt ta đây nhỉ ! Chẳng biết rằng dơ dáng dạng hình | |
Nó rủ nhau đi hót của trời (1) Đang khi trời ngủ, của trời rơi. Hót mau kẻo nữa kinh trời dậy Trời dậy thì bay chết bỏ đời ! (1) Bọn quan lại vơ vét của dân. | |
Nào có ra chi lũ hát tuồng ! (1) Cũng hò cũng hét cũng y uông Dẫu rằng dối được đàn con trẻ Cái mặt bôi vôi nghĩ cũng buồn ! (2)
(1) ám chỉ bọn người tấp tểnh ra làm việc cho thực dân Pháp. (2) Mặt bôi vôi : nghĩa đen là hoá trang mặt, nghĩa bóng là bôi gio trát trấu lên mặt. |
Người đăng: Loi Bai Hat (Lyric) Bài này đã được xem 566 lần Cái cách phong lưu, lọ phải cầu ! Bỗng đâu gặp những chuyện đâu đâu, Một ngày hai bữa cơm kề cửa, Nửa bước ra đi, lính phải hầu. Trong tỉnh, mấy toà quan biết mặt Ban công ba chữ gác ngang đầu. (1) Nhà vuông thong thả nằm chơi mát, Vùng vẫy tha hồ thế cũng âu !
(1) Ban công ba chữ : ba chữ khẩu, tạo thành hình cái gông. | |
Hỏi lão đâu ta ? Lão ở Liêm Trông ra bóng dáng đã hom hem. Lắng tai, non nước nghe chừng nặng (1) Chớp mắt trăng hoa, giả cách nhèm (2) Cũng đã sư mô cùng đứa trẻ (3) Lại còn tấp tểnh với đàn em. Xuân thu ướm hỏi đà bao tá ? Cái miếng phong tình vẫn chửa khem.
(1) Nặng tai. (2) Giả mắt kèm nhèm để sán lại nhìn gái. (3) Ra vẻ mô phạm với người ít tuổi. | |
| | | |
Cô Tây Đi Tu
Rứt cái mề đay ném xuống sông Thôi thôi tôi cũng "mét xì" ông ! Âu đành chùa đó, âu đành phật Cũng chẳng con chi, cũng chẳng chồng. Chớ thấy câu kinh mà mặc kệ Ai ngờ chữ "sắc" hoá ra "không" ! (1) Tôi đây cũng muốn như cô nhỉ Cái nợ trầu duyên rũ chửa xong. (2)
(1) ý nói : có hoá thành không. (2) ý nói : chưa dứt được nợ vợ chồng đã cưới nhau từ trước | |
Chỉ trách người sao chẳng trách mình ? Mình trung đâu đấy, trách người trinh ? (1) áo dầy cơm nặng bao nhiêu đứa ? Chiếu cạnh giường bên, mấy hột tình ? Tơ tóc nỗi riêng thì xét nét Giang sơn nghĩa cả nỡ mần thinh ! (2) Cổ cong mặt lệnh, người đâu thế ? (3) Cái cóc bôi vôi khéo dại hình !
(1) Một viên quan vì giỏi nịnh Tây mà có địa vị, đuổi một cô hầu vì cho cô lẳng lơ. (2) Tác giả mượn lời cô hầu để vạch mặt viên quan này quên đất nước. |
Chửi Cậu Ấm
Ấm Kỉ này đây, tớ bảo này : Cha con mày phải cái này cay ! Thôi đừng điếu tráp nghênh ngang nữa, Thằng tiểu Phù Long nó chửi mày. | |
Thánh cắt ông vào chủ việc thi (2) Đêm ngày coi sóc chốn trường qui. Chẳng hay gian dối vì đâu vậy ? Bá ngọ thằng ông biết chữ gì ! (3) (1) Ông huyện Đ được cử làm chủ một kì thi khảo của hội thánh thành Nam. (2) Việc cử ông chủ thi thông qua cuộc lễ thánh (xin quẻ) (3) Bá Ngọ : tiếng chửi của nhà sư.
| |
Ông về đốc học đã bao lâu, Cờ bạc rong chơi rặt một màu ! Học trò chúng nó tội gì thế Để đến cho ông vớ được đầu ?
(1) Đốc học Nam Định lúc bấy giờ. | |
Cử nhân: cậu ấm Kỷ , Tú tài : con đô Mỹ Thi thế mà cũng thi ! Ới khỉ ơi là khỉ ! (1) ấm Kỷ và con của đô lại Mỹ, đều là kẻ dốt nát, vì đút tiền được đỗ. | |
Cũng võng cũng dù Cũng hèo cũng quất (2) ăn, cậu cũng "thời" Ngủ, bà cũng "giấc" (3) Tháng rét quạt lông Mùa hè bít tất. Tráp tròn sơn đỏ, bà quyết theo trai ; Điếu ống xe dài, cậu đành lễ phật. Tai gài ngọn bút, anh kia dòng tịch sĩ xuất thân (4) Lưng giắt thẻ bài, chú nọ loại lính tuần được đất. (5) Hai cậu con đóng vai ấm tử, lối bếp bồi cậu cũng như nhau Đôi đức bà lên mặt phu nhân, ngón đĩ thoã bà nào cũng nhất . Nhất tắc mộ sư mô chi cực, nay chùa này mai chùa khác,(6) mở lòng từ tô tượng đúc chuông ; Nhất tắc ham chài lái chi khu, lên mành nọ xuống mành kia, (7) che miệng thế đong dầu rót mật.
Thế mà:
Bà vẫn nghênh ngang, Cậu càng phong vận. ý hẳn cậu còn tuổi trẻ, tính hãy thơ ngây Quái thay bà đã về già, cũng còn lẩn thẩn ...[/blue]
(1) Hai nữ nhân vật thành Nam Ðịnh, vợ các quan lớn, goá chồng, thường ăn diện rất xa hoa và cho con trai cũng ăn diện như thế. Hai bà này có tính cách và nhiều hành vi giống với bà Phó Đoan (Số đỏ). (2) Hèo, quất : trang bị của lính hầu kiệu. (3) Lối nói "sang" của giới quí tộc. (4) Tịch sĩ: nho sĩ . (5) ý nói ông quan xuất thân chỉ là lính tuần. (6) Mộ sư mô chi cực : "rất mực mộ sư mô". Tác giả chơi chữ : "cực" để đọc trệch . . . (7) đại ý là một nguời thì ham chơi lái buôn thuyền (chỉ mụ Bố Cao) |
Mợ bảo vần Tây chẳng khó gì ! (1) Cho tiền đi học để chờ thì. Thôi thôi lạy mợ "xanh căng" lạy. (2) Mả tổ tôi không táng bút chì !
(1) Vần Tây : chữ quốc ngữ. (2) Xanh căng : 50 (tiếng Pháp). | |
Ai về nhắn bảo việc này cho : Nhắn bảo ai rằng việc nhỡ to ! (1) Chép miệng, bà nuôi to cái dại, Phờ râu, ông rể ẵm con so ! Cắm sào sâu quá nên thêm khổ, (2) Néo chặt dây vào hoá phải lo. Vẫn biết sống lâu nhiều sự lạ Tử qui thắt lại một "con cò". (3)
| |
Hỏi thăm quê quán ở nơi mô ? Không học mà sao cũng gọi "đồ" ? Ý hẳn người yêu mà gọi thế, Hay là mẹ đẻ đặt tên cho ? Áo quần đinh đáo trông ra "cậu". Ăn nói nhề nhàng khác giọng ngô. Hỏi mãi mới ra thằng bán sắt, Mũi nó gồ gồ, trán nó giô. | |
| | | | | | | |
Bỡn Ông Ấm Điềm
Ấm không ra ấm, ấm ra... nồi, Ấm chạy lăng quăng ấm chẳng ngồi. Chán cả đồ chuyên cùng chén mẫu Luộc giò, ninh thịt, lại đồ xôi ! | |
Ông cử thứ năm, con cái ai ? (1) Học trò quan đốc Tả Thanh Oai. Nghe tin, cụ cố cười ha hả Vứt cả dao cầu xuống ruộng khoai ! Thứ năm, ông cử ai làm nổi, Học trò quan đốc tỉnh Hà Nội ? Nghe tin, bà cố cười khì khì | |
n Ở phố Hàng Song thật lắm quan, (1) Thành thì đen kịt, đốc thì lang (2) Chồng chung vợ chạ, kìa cô Bố Đậu lạy quan xin, nọ chú Hàn.
(1) Thuộc Nam Định, nối liền với phố Hàng Nâu Tú Xương ở. (2) Thành: viên phòng thành. Đốc : viên đốc học, có nhiều vết lang trên mặt. |
Bấy lâu chơi với rặt phường nhơ
Quen mắt ưa nhìn chả biết dơ.
Nào sọt nào quang nào bộ gắp,
Đứa bưng đứa hót, đứa đang chờ.
Mình hôi mũi ngạt không kỳ quản
Áo ấm cơm no vẫn nhởn nhơ.
Ngán nỗi hàng phường khi cúng tế
Vẽ ông ôm đít để lên thờ ! (2)
(1) Bài này tác giả viết nhân Vũ Tuân đang cậy cục Hoàng Cao Khải để được chân hậu bổ.
Phường nhơ : nghĩa đen chỉ những người đi lượm phân, nghĩa bóng chỉ bọn quan lại mưu bổng lộc nhơ bẩn.
(2) Tức "thần tượng" để tế cúng của "phường nhơ".
Chẳng khốn gì hơn cái nợ chồng ! (1) Thà rằng bạn quách với sư xong ! Một thằng trọc tuếch ngồi khua mõ, Hai ả tròn xoe đứng múa bông. Thấp thoáng bên đèn lên bóng cậu (2) Thướt tha dưới án nguýt sư ông. Chị em thủ thỉ đêm thanh vắng: "Chẳng sướng gì hơn lúc thượng đồng !"
(1) Giọng lưỡi hạng đàn bà lẳng lơ, vô hạnh. (2) Tức nhập đồng "cậu" | |
Quảng đại từ bi cũng phải tù Hay là sư cũng vụng đường tu ? Tụng kinh cứu khổ ba trăm quyển Ý hẳn còn quên một phép phù ? |
Tôi hỏi thăm ông đến tận nhà Trước nhà có miếu, có cây đa. Vườn ao đất cát chừng ba mẫu (1) Nứa lá tre pheo đủ một toà. Mới sáu bận sinh đà sáu cậu, Trong hai dinh ở, có hai bà. Trông ông mốc thếch như trăng gió Ông được phong lưu tại nước da.
(1) Có bản chép: Cửa hè sân ngõ chừng ba thước. | |
Vì chưng chẳng có hoá ra hèn Hổ với anh em chúng bạn quen. Thuở trước chơi bời còn quyến luyến, Bây giờ đi lại dám mon men ! Giàu sang, âu yếm, tình quen thuộc, Bần tiện, thờ ơ, dạ bạc đen. Ví khiến trong tay tiền bạc có Nói dơi nói chuột, chán người khen. |
Source Tuyển tập thơ Tú Xương. - phutrangwebsiteduyquetho (google.com)