THẰNG KHÙNG (Phùng Quán viết lại theo lời kể của nhà thơ Nguyễn Tuân - không phải là nhà văn có cùng tên - khi cùng ở trong tù)
"… Anh ta vào trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình không rõ. Người thì bảo anh ta phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai tội mình đều thấy khó tin. Anh ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị. Bộ dạng anh ta ngu ngơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác anh ta là một khúc củi rều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó. Nhìn anh ta, rất khó đoán tuổi, có thể ba mươi, mà cũng có thể năm mươi. Gương mặt anh ta gầy choắt, rúm ró, tàn tạ, như một cái bị cói rách, lăn lóc ở các đống rác. Người anh ta cao lòng khòng, tay chân thẳng đuồn đuỗn, đen cháy, chỉ toàn da, gân với xương.
Trên người, tứ thời một mớ giẻ rách thay cho quần áo. Lúc đầu mình cứ tưởng anh ta bị câm vì suốt ngày ít khi thấy anh ta mở miệng dù là chỉ để nhếch mép cười. Thật ra anh ta chỉ là người quá ít lời. Gặp ai trong trại, cả cán bộ quản giáo lẫn phạm nhân, anh ta đều cúi chào cung kính, nhưng không chuyện trò với bất cứ ai. Nhưng không hiểu sao, ở con người anh ta có một cái gì đó làm mình đặc biệt chú ý, cứ muốn làm quen… Nhiều lần mình định bắt chuyện, nhưng anh ta nhìn mình với ánh mắt rất lạ, rồi lảng tránh sau khi đã cúi chào cung kính.
Hầu như tất cả các trại viên, kể cả những tay hung dữ nhất, cũng đều thương anh ta. Những trại viên được gia đình tiếp tế người để dành cho anh ta viên kẹo, miếng bánh, người cho điếu thuốc.
Ở trại, anh ta có một đặc quyền không ai tranh được, và cũng không ai muốn tranh. Đó là khâm liệm tù chết. Mỗi lần có tù chết, giám thị trại đều cho gọi "thằng khùng" (tên họ đặt cho anh ta) và giao cho việc khâm liệm. Với bất cứ trại viên chết nào, kể cả những trại viên đã từng đánh đập anh ta, anh ta đều khâm liệm chu đáo giống nhau. Anh ta nấu nước lá rừng, tắm rửa cho người chết, kỳ cọ ghét trên cái cơ thể lạnh ngắt cứng queo, với hai bàn tay của người mẹ tắm rửa cho đứa con nhỏ.
Lúc tắm rửa, kỳ cọ, miệng anh ta cứ mấp máy nói cái gì đó không ai nghe rõ. Anh ta rút trong túi áo một mẩu lược gãy, chải tóc cho người chết, nếu người chết có tóc. Anh ta chọn bộ áo quần lành lặn nhất của người tù, mặc vào rồi nhẹ nhàng nâng xác đặt vào áo quan được đóng bằng gỗ tạp sơ sài.
Anh ta cuộn những bộ áo quần khác thành cái gói vuông vắn, đặt làm gối cho người chết. Nếu người tù không có áo xống gì, anh ta đẽo gọt một khúc cây làm gối. Khi đã hoàn tất những việc trên, anh ta quỳ xuống bên áo quan, cúi hôn lên trán người tù chết, và bật khóc.
Anh ta khóc đau đớn và thống thiết đến nỗi mọi người đều có cảm giác người nằm trong áo quan là anh em máu mủ ruột thịt của anh ta. Với bất cứ người tù nào anh ta cũng khóc như vậy. Một lần giám thị trại gọi anh ta lên:
- Thằng tù chết ấy là cái gì với mày mà mày khóc như cha chết vậy?
Anh ta chấp tay khúm núm thưa:
- Thưa cán bộ, tôi khóc vờ ấy mà. Người chết mà không có tiếng khóc tống tiễn thì vong hồn cứ lẩn quẩn trong trại. Có thể nó tìm cách làm hại cán bộ. Lúc hắn còn sống, cán bộ có thể trừng trị hắn, nhưng đây là vong hồn hắn, cán bộ muốn xích cổ, cũng không xích được.
Thằng khùng nói có lý. Giám thị trại mặc, cho nó muốn khóc bao nhiêu thì khóc. Nhưng mình không tin là anh ta khóc vờ. Lúc khóc, cả gương mặt vàng úa, nhăn nhúm của anh ta chan hòa nước mắt. Cả thân hình gầy guộc của anh ta run rẩy. Mình có cảm giác cả cái mớ giẻ rách khoác trên người anh ta cũng khóc… Trong tiếng khóc và nước mắt của anh ta chan chứa một niềm thương xót khôn tả. Nghe anh ta khóc, cả những trại viên khét tiếng lỳ lợm, chai sạn, "đầu chày, đít thớt, mặt bù loong" cũng phải rơm rớm nước mắt. Chỉ có nỗi đau đớn chân thật mới có khả năng xuyên thẳng vào trái tim người. Mình thường nghĩ ngợi rất nhiều về anh ta. Con người này là ai vậy? Một thằng khùng hay người có mối từ tâm lớn lao của bậc đại hiền?…
Thế rồi, một lần, mình và anh ta cùng đi lùa trâu xuống con sông gần trại cho dầm nước. Trời nóng như dội lửa. Bãi sông đầy cát và sỏi bị nóng rang bỏng như than đỏ. Trên bãi sông mọc độc một cây mủng già gốc sần sùi tán lá xác xơ trải một mảng bóng râm bằng chiếc chiếu cá nhân xuống cát và sỏi. Người lính gác ngồi trên bờ sông dốc đứng, ôm súng trú nắng dưới một lùm cây. Anh ta và mình phải ngồi trú nắng dưới gốc cây mủng, canh đàn trâu ngụp lặn dưới sông. Vì mảng bóng râm quá hẹp nên hai người gần sát lưng nhau. Anh ta bỗng lên tiếng trước, hỏi mà đầu không quay lại:
- Anh Tuân này - không rõ anh ta biết tên mình lúc nào - sống ở đây anh thèm cái gì nhất?
- Thèm được đọc sách - mình buột miệng trả lời, và chợt nghĩ, có lẽ anh ta chưa thấy một cuốn sách bao giờ, có thể anh ta cũng không biết đọc biết viết cũng nên.
- Nếu bây giờ có sách thì anh thích đọc ai? - anh ta hỏi.
- Voltaire! - một lần nữa mình lại buột miệng. Và lại nghĩ: Nói với anh ta về Voltaire thì cũng chẳng khác gì nói với gốc cây mủng mà mình đang ngồi dựa lưng. Nhưng nhu cầu được chuyện trò bộc bạch với con người nó cũng lớn như nhu cầu được ăn, được uống… Nhiều lúc chẳng cần biết có ai nghe mình, hiểu mình hay không. Đó chính là tâm trạng của anh công chức nát rượu Marmeladov bất chợt nói to lên những điều tủi hổ nung nấu trong lòng với những người vớ vẩn trong một quán rượu tồi tàn, mà Dostoievsky miêu tả trong “Tội ác và Trừng phạt”.
Anh ta ngồi bó gối, mắt không rời mặt sông loá nắng, hỏi lại:
- Trong các tác phẩm của Voltaire, anh thích nhất tác phẩm nào?
Mình sửng sốt nhìn anh ta, và tự nhiên trong đầu nảy ra một ý nghĩ kỳ lạ: một người nào khác đã ngồi thay vào chỗ anh ta… Mình lại liên tưởng đến một cậu làm việc cùng phòng hồi còn ở Đài phát thanh, tốt nghiệp đại học hẳn hoi, đọc tên nhạc sĩ Chopin (Sôpanh) là Cho Pin.
Mình trả lời anh ta:
- Tôi thích nhất là Candide.
- Anh có thích đọc Candide ngay bây giờ không?
Không đợi mình trả lời, anh ta nói tiếp:
- Không phải đọc mà nghe… Tôi sẽ đọc cho anh nghe ngay bây giờ.
Rồi anh ta cất giọng đều đều đọc nguyên bản Candide. Anh đọc chậm rãi, phát âm chuẩn và hay như mấy cha cố người Pháp, thầy dạy mình ở trường Providence. Mình trân trân nhìn cái miệng rúm ró, răng vàng khè đầy bựa của anh ta như nhìn phép lạ. Còn anh ta, mắt vẫn không rời dòng sông loá nắng, tưởng chừng như anh ta đang đọc thiên truyện Candide nguyên bản được chép lên mặt sông…
Anh đọc đến câu cuối cùng thì kẻng ở trại cũng vang lên từng hồi, báo đến giờ lùa trâu về trại. Người lính gác trên bờ cao nói vọng xuống: "Hai đứa xuống lùa trâu, nhanh lên!".
- Chúng mình lùa trâu lên bờ đi! - anh nói.
Lội ra đến giữa sông, mình hỏi anh ta:
- Anh là ai vậy?
Anh ta cỡi lên lưng một con trâu, vừa vung roi xua những con trâu khác, trả lời:
- Tôi là cái thanh ngang trên cây thập tự đóng đinh Chúa.
Rồi anh ta tiếp:
- Đừng nói với bất cứ ai chuyện vừa rồi…
Giáp mặt người lính canh, bộ mặt anh ta thay đổi hẳn - ngu ngơ, đần độn như thường ngày.
Cuối mùa đông năm đó, anh ta ngã bệnh. Nghe các trại viên kháo nhau mình mới biết.
Thằng chuyên gia khâm liệm e đi đong. Thế là nếu bọn mình ngoẻo, sẽ không còn được khâm liệm tử tế và chẳng có ai khóc tống tiễn vong hồn… - những người tù nói, giọng buồn.
Mình gặp giám thị trại, xin được thăm anh ta.
Giám thị hỏi:
- Trước kia anh có quen biết gì thằng này không?
Mình nói:
- Thưa cán bộ, không. Chúng tôi hay đi lùa trâu với nhau nên quen nhau thôi.
Giám thị đồng ý cho mình đến thăm, có lính đi kèm. Anh ta nằm cách ly trong gian lán dành cho người ốm nặng. Anh ta nằm như dán người xuống sạp nằm, hai hốc mắt sâu trũng, nhắm nghiền, chốc chốc lại lên cơn co giật…
Mình cúi xuống sát người anh ta, gọi hai ba lần, anh ta mới mở mắt, chăm chăm nhìn mình. Trên khoé môi rúm ró như thoáng một nét cười. Nước mắt mình tự nhiên trào ra rơi lã chã xuống mặt anh ta. Anh ta thè luỡi liếm mấy giọt nước mắt rớt trúng vành môi. Anh ta thều thào nói:
- Tuân ở lại, mình đi đây… Đưa bàn tay đây cho mình…
Anh ta nắm chặt bàn tay mình hồi lâu. Một tay anh ta rờ rẫm mớ giẻ rách khoác trên người, lấy ra một viên than củi, được mài tròn nhẵn như viên phấn viết. Với một sức cố gắng phi thường, anh ta dùng viên than viết vào lòng bàn tay mình một chữ nho. Chữ NHẪN.
Viết xong, anh ta hoàn toàn kiệt sức, đánh rớt viên than, và lên cơn co giật.
Người lính canh dẫn mình lên giám thị trại với bàn tay có viết chữ Nhẫn ngửa ra. Người lính canh ngờ rằng đó là một ám hiệu.
Giám thị hỏi:
- Cái hình nguệch ngoạc này có ý nghĩa gì? Anh mà không thành khẩn khai báo, tôi tống cổ anh ngay lập tức vào biệt giam.
Mình nói:
- Thưa cán bộ, thật tình tôi không rõ. Anh ta chỉ nói: tôi vẽ tặng cậu một đạo bùa để xua đuổi bệnh tật và tà khí.
Nghe ra cũng có lý, giám thị trại tha cho mình về lán…
Phùng Quán
________
Ghi Chú:
(*) THẰNG KHÙNG trong tù này là Cha Chính Vinh, tức là Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH (1912-1971), của Nhà thờ lớn Hà Nội. Bài viết của Phùng Quán đã kể lại chuyện thật những năm, những ngày cuối trong ngục tù của Ngài.
Xin mời đọc thêm (bài kèm theo dưới đây) tiểu sử của Cha Vinh để chúng ta biết thêm nhiều chi tiết về cuộc đời Ngài; và cũng để hiểu thêm gương phụng sự Chúa của Ngài….
Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH,
Cha chính Hà Nội, (1912 – 1971).
Tấm gương can trường.
Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH*
Cha Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh chào đời ngày 2 tháng 10 năm 1912 tại làng Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
Cậu Vinh, một thiếu niên vui vẻ, thông minh, có năng khiếu nghệ thuật bẩm sinh về âm nhạc, ca hát. Cậu biết kính trên, nhường dưới, trong xứ đạo, ai cũng quý yêu. Cha xứ Ngọc Lũ thời đó là Cố Hương, một cha người Pháp tên là Dépaulis giới thiệu cậu lên học tại trường Puginier Hà Nội. Năm 1928, cậu học Tiểu Chủng viện Hoàng Nguyên, Phú Xuyên, Hà Tây.
Năm 1930, thầy Vinh được cố Hương dẫn sang Pháp du học. Năm 1935, thầy vào Đại Chủng viện St Sulpice, Paris. Ngày 20-6-1940, thầy được thụ phong linh mục ở Limoges .
Chiến tranh thế giới xảy ra, cha Vinh phải ở lại Pháp và tiếp tục học tập.
Ngài học Văn Khoa - Triết tại Đại Học Sorbone, học sáng tác và hòa âm tại
Nhạc viện Quốc Gia. Ngài phải vừa học vừa làm. Vóc dáng nhỏ nhắn dễ thương của ngài đã làm cho nhiều người Pháp tưởng lầm ngài là phụ nữ nên cứ chào: “Bonjour Madame!”
Nhưng ẩn trong cái dáng vóc nhỏ bé đó là một tâm hồn rộng lớn, sau đôi mắt sáng là tính cương trực, dưới nụ cười là ý chí sắt son.
Sau khi tốt nghiệp cử nhân Văn Triết ở Sorbone, ngài gia nhập dòng khổ tu
Biển Đức tại Đan Viện Ste Marie.
Sau 17 năm du học, năm 1947 cha Vinh về nước, nhằm góp sức xây dựng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vững mạnh về mọi mặt. Khi ấy, Đức cha François Chaize - Thịnh, Bề trên Giáo phận đã bổ nhiệm ngài làm cha xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Ngài xin Bề trên lập dòng Biển Đức ở Việt Nam, nhưng không thành.
Cha Vinh, dù tu học ở Pháp nhưng luôn có tinh thần yêu nước, độc lập, không nệ Pháp. Năm 1951, Nhà Thờ Lớn Hà Nội tổ chức lễ an táng cho Bernard, con trai tướng De Lattre de Tassigni. Trong thánh lễ, tướng De Lattre kiêu căng đòi đặt ghế của ông trên cung thánh và bắt chuyển ghế của Trần Văn Hữu, Thủ tướng Việt Nam xuống dưới lòng nhà thờ. Vì lòng tự trọng dân tộc, danh dự quốc gia, cha Vinh cương quyết không chịu.
Tướng De Lattre rất tức giận, gọi cha Vinh tới, đập bàn quát tháo, đe dọa. Cha Vinh cũng đập bàn, lớn tiếng đáp lại, quyết không nhượng bộ, nhưng Thủ Tướng ngại khó nên tự nguyện rút lui. Sau vụ đó, để tránh căng thẳng, Đức Cha Khuê đã chuyển cha Vinh làm giáo sư của Tiểu Chủng Viện Piô XII, phụ trách Anh văn, Pháp văn, âm nhạc, triết học; ngài khiêm tốn vâng lời. Ngài cũng giảng dạy Văn Triết ở trường Chu Văn An.
Năm 1954, Đức cha Trịnh Như Khuê cho phép cha Vinh và cha Nhân đưa chủng sinh đi Nam, nhưng cả hai đều xin ở lại sống chết với giáo phận Hà Nội, dù biết hoàn cảnh đầy khó khăn, nguy hiểm. Đức Cha Khuê bổ nhiệm ngài làm Cha Chính, kiêm Hiệu Trưởng trường Dũng Lạc.
Ngài tổ chức lớp học giáo lý cho các giới, có những linh mục trẻ thông minh, đạo đức cộng tác, như cha Nguyễn Ngọc Oánh, cha Nguyễn Minh Thông, cha Phạm Hân Quynh. Lúc đầu, lớp học được tổ chức thành nhóm nhỏ tại phòng khách Tòa Giám Mục, về sau, con số người tham dự tăng dần, lớp học được chuyển tới nhà préau, và ngồi ra cả ngoài sân. Lớp học hiệu quả rất lớn, những tín hữu khô khan trở thành đạo đức nhiệt thành, ảnh hưởng lan tới cả giới sinh viên và giáo sư đại học, nhiều người gia nhập đạo. Sau chính quyền ra lệnh ngừng hoạt động vì lý do an ninh.
Khi cha Vinh đang làm Hiệu Trưởng Dũng Lạc, Chính phủ ra chỉ thị phải treo ảnh lãnh tụ thay vào ảnh Thánh Giá ở các lớp học. Ngài không tuyên đọc chỉ thị cũng không tháo bỏ Thánh giá, nên năm 1957, trường bị đóng cửa.
Thời bấy giờ, Đại học Y khoa Hà Nội thiếu giáo sư, nên đã đề nghị Đức Cha
Khuê cử cha Vinh đến trường dạy La tinh. Nhiều sinh viên cảm phục ngài. Một hôm, Chu Ân Lai, thủ tướng Trung Quốc đến thăm trường, thấy bóng dáng chiếc áo chùng thâm linh mục, ông nói với đoàn tháp tùng: “Đến giờ này mà còn có linh mục dạy ở Đại Học quốc gia ư?” Ít lâu sau trường Đại học Y khoa không mời cha dạy nữa.
Biết tài năng và kiến thức âm nhạc của ngài, nhiều nhạc sĩ ở Hà Nội tìm cha Vinh tham khảo ý kiến và nhờ xem lại những bản nhạc, bài ca họ mới viết.
Cha Vinh, một trong những nhạc sĩ tiên phong của Thánh nhạc Việt Nam, và là một nhạc sĩ toàn tài. Ngài chơi vĩ cầm và dương cầm thật tuyệt, chính ngài là người Việt Nam đầu tiên chơi vĩ cầm ở Hà Nội.
Ngài có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc, lại được học tập chu đáo nên đã sáng tác và để lại nhiều nhạc phẩm thánh ca tuyệt vời. Cha Vinh trình bày bản hợp tấu “Ở Dưới Vực Sâu” nhân cuộc đón tiếp phái đoàn Việt Nam do ông Hồ Chí Minh dẫn đầu sang dự Hội Nghị Fontainebleau năm 1946.
Ngài cộng tác với Hùng Lân sáng tác “Tôn Giáo Nhạc Kịch Đa-Vít.” Sáng tác nhiều nhạc phẩm lớn: “Mở Đường Phúc Thật,” “Tôn Vinh Thiên Chúa Ba Ngôi,” “Ôi GiaVi,” “Lạy Mừng Thánh Tử Đạo.” Ngài phổ nhạc cho các Ca Vịnh 8 , Ca vịnh 16, Ca vịnh 23, Ca vịnh 41, Ca vịnh 115 và nhiều bài hát khác như Đức Mẹ Vô Nhiễm, Thánh Tâm Giêsu. Ngài còn viết những bài ca sinh hoạt: Sao Mai, Đời Người, phổ nhạc bài “Bước Tới Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.
Hằng tuần ngài đến dạy nhạc, xướng âm và tập hát bên chủng viện Gioan. Cha Vinh có giọng nam cao, âm hưởng thanh thoát, lôi cuốn. Ngài tổ chức và chỉ huy dàn đồng ca trong nhiều cuộc lễ và rước kiệu lớn như cuộc Cung Nghinh Thánh Thể từ Hàm Long về Nhà Thờ Lớn Hà Nội.
Năm 1957, Nhà nước muốn tỏ cho dân chúng trong nước và thế giới thấy là ở Việt Nam đạo Công giáo vẫn được tự do hành đạo và tổ chức được những lễ nghi long trọng, tưng bừng. Dịp Lễ Noel, chính quyền tự động cho người đến chăng dây, kết đèn quanh Nhà Thờ Lớn, sau lễ họ vào đòi nhà xứ Hà Nội phải thanh toán một số tiền chi phí lớn về vật liệu và tiền công.
Năm 1958 cũng thế, gần đến lễ Noel, không hề hỏi han, xin phép, một số người của Nhà nước ngang nhiên đưa xe ô tô chuyển vật liệu, tự động bắc thang, chăng dây treo bóng điện màu trang trí ở mặt tiền và trên hai tháp Nhà Thờ Lớn. Cha xứ thời đó là cha Trịnh Văn Căn bảo vệ chủ quyền Giáo Hội trong khuôn viên cơ sở tôn giáo, không đồng ý, nhưng họ cứ làm. Để phản đối, cha Căn liền cho kéo chuông nhà thờ cấp báo, giáo dân kéo đến quảng trường nhà thờ rất đông ủng hộ cha xứ, hai bên to tiếng.
Cha Căn gọi Cha Vinh ra can thiệp, sau một hồi tranh luận không kết quả, cha Vinh kéo những người của Nhà nước đang leo thang chăng đèn xuống, rồi chính ngài leo lên thang, hai tay đưa cao trước mặt, hai bàn tay nắm lại, hai cườm tay đặt lên nhau, làm dấu hiệu còng tay số 8, và nói lớn:
“Tự do thế này à!”
Vụ giằng co lộn xộn kéo dài suốt buổi sáng, công cuộc trang trí không thành. Cha Căn, cha Vinh cùng một số giáo dân bị cơ quan an ninh thẩm vấn, đem ra xét xử. Tòa án Hà Nội tuyên án: Cha Trịnh Văn Căn, Chính xứ Nhà Thờ Lớn, người chịu trách nhiệm tổ chức lễ Noel năm 1958 chịu án 12 tháng tù treo.
Cha Chính Nguyễn Văn Vinh chịu án 18 tháng tù giam, với tội danh: “Vô cớ tập hợp quần chúng trái phép, phá rối trị an, cố tình vu khống, xuyên tạc chế độ, gây chia rẽ trong nhân dân” (!).
Sau phiên tòa, cha Vinh bị đưa đi giam ở Hỏa Lò, sau bị chuyển đi nhiều trại giam khác như Chợ Ngọc, Yên Bái, cuối cùng là trại “Cổng Trời”, nơi dành riêng cho các tù nhân tử tội.
Khi cha Vinh mới đến trại Yên Bái, ngài còn được ở chung với các tù nhân
khác, nhiều giáo dân, chủng sinh, tu sĩ đến xin cha giải tội, vì thế ngài bị kỷ luật, phải biệt giam, bị cùm chân trong xà lim tối. Mấy tháng sau được ra, ngài lại ban phép giải tội. Cán bộ hỏi:
“Tại sao bị cùm, bị kỷ luật, được ra, anh tiếp tục phạm quy?”
Ngài đáp:
“Cấm là việc của các ông, giải tội là việc của tôi, còn sống ngày nào, tôi phải làm bổn phận mình!”
Ở tù đói rét là đương nhiên, lúc nào cũng đói, hằng ngày mỗi bữa một bát sắn độn cơm, ăn với lá bắp cải già nấu muối, khi chia cơm phải cân đong từng chút một... Một lần cha Vinh nhận được gói bưu kiện do cha Cương, quản lý Nhà Chung Hà Nội, gửi lên, trong đó có ít thức ăn, lương khô và vài đồ dùng cá nhân, ngài đem chia sẻ cho anh em trong nhóm, cả Công giáo lẫn lương dân, ăn chung, dùng chung. Anh em tù hình sự thân thương gọi ngài là “Bố.”
Ngay trong nhà tù, cha Vinh vẫn can đảm bảo vệ người bị áp bức, có lần một tổ trưởng đánh đập tù nhân, ngài lên tiếng bênh vực, liền bị người tổ trưởng này xông đến giang tay đánh, ngài đưa tay gạt, anh ta ngã khụy. Từ đó trong trại có tiếng đồn cha Vinh giỏi võ, mọi người phải nể vì.
Một cán bộ cao cấp ở Hà Nội lên Cổng Trời gặp cha Vinh, nói: “Đảng và Chính phủ muốn anh được tha về, nhưng với điều kiện phải cộng tác với linh mục Nguyễn Thế Vịnh (Chủ tịch Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo). Nếu anh đồng ý, anh có thể về Hà Nội ngay bây giờ với tôi”. Ngài khẳng khái đáp: “Ông Vịnh có đường lối của ông Vịnh. Tôi có đường lối của tôi”.
Vì không khuất phục được ngài, nên bản án từ 18 tháng tù giam, không qua một thủ tục pháp lý án lệnh nào, đã biến thành 12 năm tù kiên giam, xà lim, biệt giam và án tử.
Năm 1971, khi ngài từ trần không ai được biết, một năm sau, chính quyền mới báo cho Đức Cha Khuê và cha Cương quản lý Nhà Chung: “Ông Vinh đã chết. Không được làm lễ áo đỏ cho ông Vinh!”
Suốt đời mình, trong mọi tình huống cha Chính Vinh làm tròn trách vụ của
mình. Ngài đã mạnh mẽ rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho đức tin, khi thuận tiện cũng như khó khăn. Vượt mọi thử thách gian khó, không chịu khuất phục trước cường quyền, luôn trung kiên với Thiên Chúa và Giáo Hội.
Cha Chính Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh là một chứng nhân của thời đại, một linh mục Công Giáo Việt Nam can trường, hậu thế kính tôn và ghi ân ngài.
TGP Hà Nội
BBT (Theo HĐGMVN)
Trần Văn Giang sưu tầm.
Thứ Ba, 21 tháng 12, 2010
Thứ Năm, 16 tháng 12, 2010
Niềm tin vào con người Việt
Niềm tin vào con người Việt
Năm 1983, trong một dịp về thăm nhà ở California, tôi đang loay hoay sửa lại hệ thống tưới nước cho khu vườn trước nhà, áo quần mặt mày lem luốc như một anh lao công Mỹ chính hiệu; thì một người phụ nữ lạ mặt xuất hiện ngoài cổng, cao tiếng, "Ông Tổng; Ông Tổng". Đã lâu lắm tôi mới nghe lại danh từ này.
Ngạc nhiên, tôi ra mở cửa mời khách vào nhà. Chị giải thích, "Con là nhân viên cắt thịt của nhà máy Dona Foods ở Biên Hòa ngày xưa. Chắc ông không nhớ?" Tôi lắc đầu. Nhà máy có hơn 3.000 nhân viên, ngoài các cán bộ trong ban quản lý, tôi thực sự không biết ai. Chị đưa ra tấm thẻ ID cũ của công ty, đã bạc màu, nhưng vẫn còn nhận rõ tên Dương Thị Gấm, với tấm hình đen trắng ngày xưa rất quê mùa, có cả tên và chức vụ của anh quản lý trong khu vực sản xuất.
Chị tiếp tục kể, "Sau khi chính quyền tiếp thu, con làm thêm 4 tháng rồi bị cho nghỉ vì nhà máy không đủ nguyên liệu để điều hành. Con lên thành phố làm ô sin cho một gia đình vừa ở ngoài Bắc vô. Sau 1 năm, ông chủ được thăng chức điều về Hà Nội. Vì con làm việc tốt, ông đem con đi luôn và con ở ngoài đó đến 2 năm. Trong thời gian làm thuê, có ông nhân viên ngoại giao người Đức cạnh nhà. Ông ta lớn tuổi, nhưng ngỏ ý muốn cưới con và đem về Đức khi mãn nhiệm. Muốn giúp gia đình nên con đồng ý, dù con chỉ mới 22 tuổi trong khi ông ta đã hơn 60." Tôi nhìn chị kỹ hơn. Năm 1975, chị mới 19, thì năm nay, có lẽ chị chỉ mới 27, nhưng xem chị già và phong trần nhiều. Chị thuộc loại đàn bà xấu, dưới trung bình, lại thêm đôi chân bị khập khễnh. Có lẽ những bệnh tật, bất hạnh và mặc cảm đã làm chị già trước tuổi?
"Con theo chồng về Đức được 3 năm thì phải bỏ trốn, rồi ly hôn, vì ông này mỗi lần say rượu là đánh đập con tàn nhẫn. Con phải vào nhà thương cả chục lần mỗi năm. Không có tiền bạc hay của cải, làm bồi bàn khổ cực, nên con nghe lời rủ rê của bạn bè chạy qua Mỹ tìm đường sống. Con đến Los Angeles được 6 tháng nay." Đại khái, chị đang làm nhân viên thoa bóp (masseuse) cho một tiệm trên San Bernadino. Thu nhập cũng tạm đủ sống, nhưng có cơ hội, người chủ muốn sang tiệm, nên chị tìm cách mua lại.
"Con dành dụm được hơn 12 ngàn đô la, nhưng còn thiếu 5 ngàn nữa. Nghe tin ông Tổng ở đây, con hy vọng ông giúp cho con số tiền này để con có cơ hội vươn lên".
Tôi đính chính với chị, tôi đã hết là ông Tổng, hiện nay chỉ là một nhân viên xoàng của một ngân hàng nhỏ ở Wal Street, sống đời trung lưu bình dị như triệu người Mỹ khác. Nhưng may cho chị là hôm ấy, gần ngày Giáng Sinh, tôi thấy rộng lượng và nhất là vừa nhận được tấm chi phiếu khá lớn của ngân hàng cho tiền thưởng cuối năm. Tôi cho chị mượn 5 ngàn và thực sự, không nghĩ rằng mình sẽ thấy lại số tiền này, như nhiều trường hợp vẫn luôn xảy ra với bà con bạn bè.
Nhưng chỉ 6 tháng sau, chị lại tìm đến nhà trả lại số tiền 5 ngàn và còn muốn đưa thêm 3 ngàn tiền lãi. Tôi không có nhà, vợ tôi chỉ nhận lại 5 ngàn không lấy lãi và chúng tôi đều đồng ý là số tiến 5 ngàn khứ hồi này quả là chuyện thần thoại của Hollywood. Chị còn khoe với vợ tôi là đã mua thêm 1 tiệm massage khác.
Bẵng đi 5 năm, tôi không gặp lại chị và cũng không liên lạc gì. Tình cờ, tôi và bạn bè vào một quán ăn khá sang trọng ở Bolsa (quận Cam) và người chủ tiệm đứng đón tiếp chúng tôi là chị Gấm ngày nào. Chị huyên thuyên câu chuyện, "Làm massage có tiền nhưng nhức đầu với nhân viên, khách hàng và cơ quan công lực, nên con bán hết 5 tiệm và quay ra kinh doanh nhà hàng. Ngoài tiệm này, con còn 2 tiệm nữa ở khu phố Tàu và khu đại học UCLA." Chị cũng khác hẳn lúc xưa. Áo quần thời trang bảnh bao, ăn nói lịch thiệp hơn, cư xử đúng như một bà chủ, và chiếc xe Mercedes đời mới đậu ngay cạnh cửa nói lên sự "thành công" của chị.
Sau bữa ăn miễn phí, tôi cũng không liên lạc gì với chị, vì công việc làm ăn của tôi lúc này đem tôi đi khắp thế giới, không mấy khi về lại California. Cho đến năm 1997, khi tôi đi dự một hội thảo và triển lãm về ngành ngân hàng ở Chicago, chị lại xuất hiện. Tôi đang nghiêm túc ngồi trên bàn làm phối hợp viên (moderator), còn chị thì tươi cười chào tôi trong bộ âu phục của một nhân viên cao cấp (executive), với một thẻ bài đeo trên người có tên rất Mỹ là Christina Spencer. Trong bữa ăn chiều sau hội thảo, chị đưa tấm hình chồng chị và đứa con đã lên 3, rồi tiếp tục, "Trong khi kinh doanh, con đi học thêm vào buổi tối và cuối tuần, cuối cùng cũng lấy được mảnh bằng Cử nhân (Bachelor) về Tài chính (Finance). Sau đó con đi làm cho Wells Fargo (ngân hàng lớn ở California), gặp chồng con là Phó Giám Đốc R&D cho Xerox nên đời sống hai đứa cũng tốt đẹp. Chúng con đang sống ở Palo Alto (một khu giàu của Bắc California cạnh đại học Stanford)". Một nhân công nghèo hèn, thất học với một nhan sắc kém cỏi, lại gặp nhiều gian truân, chị đã lên tới đỉnh sung túc của một xã hội có sự cạnh tranh khắc nghiệt giữa nhiều loại dân tứ xứ. Tôi nhìn lại chị thêm lần nữa, một biểu tượng đáng khâm phục cho ý chí cầu tiến và sự hy sinh vô bờ để đạt đến giấc mộng của mình.
Dĩ nhiên là chị không nói ra, nhưng tôi tin là trong cuộc hành trình 22 năm vừa qua của chị, đã không thiếu những tình huống hiểm nghèo, cay đắng và tuyệt vọng chị phải đối diện. Sức mạnh nội tại nào đã giúp chị vượt qua và bay cao mới thực sự là "cú đấm thép" mà cộng động chúng ta hay bàn luận.
Không thiếu những trường hợp như chị trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Rời quê hương với hai bàn tay trắng, thiếu sót mọi kiến thức, kinh nghiệm và quan hệ trên xứ người, những người Việt như chị đã vượt lên mọi rào cản, trở ngại để dành cho mình một chỗ đứng dưới ánh mặt trời (a place in the sun).
Tôi cũng còn nhớ một buổi sáng mùa đông nào, khoảng 1990, mấy người bạn đưa tôi đi thăm Chợ Vòm ở Moscow nơi phần lớn người Việt tụ tập mua hàng sỉ để đem về các tỉnh thành xa xôi ở Nga để bán lẻ lại. Tôi đã ái ngại nhìn những thùng đồ nặng trĩu trên đôi vai gầy yếu mỏng manh của vài thiếu nữ Việt Nam, quẩy gánh đi đến các trạm xe lửa, để tải hàng về những nơi như Siberia, Kazakhstan...chỉ nghe tên là đã lạnh run người. Họ là những biểu tượng đẹp nhất của tinh thần và sức sống Việt.
Dĩ nhiên là tôi cũng đã từng gặp những người Việt "xấu xí" trên các nẻo đường thế giới. Những anh chị dốt nát nhờ chút quyền lực, có chút tiền, ra nước ngoài coi trời bằng vung, hành xử với tất cả ấu trĩ của một bậc "đại quê mùa". Hay những cậu ấm cô chiêu, nhờ tiền rừng bạc biển của cha mẹ cung cấp, ăn chơi đua đòi, nhiễm mọi thói hư tật xấu của bọn sinh viên hoang đàng. Nhưng các người này chỉ là thiếu số giữa một đám đông người Việt thầm lặng, kiên nhẫn, cần cù xây dựng cho mình một tương lai xứng đáng với mọi lời vinh danh cao cả nhất.
Khi nói về sự hãnh diện của dân tộc, tôi nghĩ phần lớn những người Việt tha phương không cho hình ảnh các đại gia với máy bay riêng hay xe siêu sang là sự tiến bộ của xã hội. Hay các chân dài với đủ nhãn hiệu "hoa hậu", "siêu sao" là biểu tượng của thành công. Hay vài trận bóng đá với các nước láng giềng hoặc những xếp hạng rất vô nghĩa của các nhóm truyền thống quốc tế.
Vả lại, ở lâu trên xứ người, chúng tôi đã chứng kiến những sự giàu sang hay tiếng tăm cả triệu lần các nhân vật hay sự kiện này.
Niềm hãnh diện thực sự của chúng tôi là những Dương Thị Gấm, những cô gái buôn hàng lẻ ở Moscow, những em trẻ đứng đầu bảng ở các trường trung học, những khoa học gia đồng hành cùng các nhân tài thế giới ở rất nhiều viện nghiên cứu, những doanh nhân cạnh tranh ngang ngửa trên sân chơi bằng phẳng của các nền kinh tế tân tiến... Những người Việt đó là động lực khiến chúng tôi phải gắng đi thêm bước nữa trong những giờ phút đen tối khó khăn nhất, phải vượt qua cái kỹ năng hạn hẹp của mình để tỏa sáng.
Trong dòng đời, đối diện những thử thách khó khăn, chính con người "lỳ" như tôi cũng nhiều lúc muốn buông thả. Muốn quay về một góc tối nào đó, an phận với cuộc sống an nhàn, cho qua kiếp người dâu bể. Nhưng nhìn những tấm gương như chị Gấm, tôi thấy mình không có quyền bỏ cuộc. Tôi tự nhủ mình đã quá may mắn, được nuôi dưỡng trong một môi trường lành mạnh, phong lưu, với đủ lợi thế cạnh tranh. Sự thất bại của mình sẽ là một vết nhơ gấp đôi những con người Việt kém may mắn khác. Do đó, mình phải vươn vai đứng dậy để tiếp tục, vì đây là bổn phận và danh dự của mình trước những người bạn đồng hành.
Trước bối cảnh khó khăn hiện tại của kinh tế thế giới, và dự đoán là tình hình sẽ tệ hại hơn (theo nhận định chủ quan của tôi), tôi muốn nói với các doanh nhân trẻ và nhỏ của Việt Nam, trong hay ngoài nước, là nếu những con người như chị Gấm đã làm được, chúng ta cũng sẽ làm được. Điều thú vị nhất là lần ăn tối ở Chicago với chị Gấm, tôi bốc được một lời khuyên trong chiếc bánh may mắn (gọi là fortune cookies mà các nhà hàng Tàu ở Mỹ thường mời khách free. Bánh kèm bên trong một lời bói toán hay một câu nói của doanh nhân). Tôi còn giữ tờ giấy này, "Thua cuộc chỉ là một tình trạng tạm thời. Bỏ cuộc biến nó thành một sự kiện thường trực". (Being defeated is often a temporary condition. Giving up is what makes it permanent-- Marlene vos Savant). Chúng ta không tiên đoán về tương lai, chúng ta đang tạo dựng nó hàng ngày.
Ngạc nhiên, tôi ra mở cửa mời khách vào nhà. Chị giải thích, "Con là nhân viên cắt thịt của nhà máy Dona Foods ở Biên Hòa ngày xưa. Chắc ông không nhớ?" Tôi lắc đầu. Nhà máy có hơn 3.000 nhân viên, ngoài các cán bộ trong ban quản lý, tôi thực sự không biết ai. Chị đưa ra tấm thẻ ID cũ của công ty, đã bạc màu, nhưng vẫn còn nhận rõ tên Dương Thị Gấm, với tấm hình đen trắng ngày xưa rất quê mùa, có cả tên và chức vụ của anh quản lý trong khu vực sản xuất.
Chị tiếp tục kể, "Sau khi chính quyền tiếp thu, con làm thêm 4 tháng rồi bị cho nghỉ vì nhà máy không đủ nguyên liệu để điều hành. Con lên thành phố làm ô sin cho một gia đình vừa ở ngoài Bắc vô. Sau 1 năm, ông chủ được thăng chức điều về Hà Nội. Vì con làm việc tốt, ông đem con đi luôn và con ở ngoài đó đến 2 năm. Trong thời gian làm thuê, có ông nhân viên ngoại giao người Đức cạnh nhà. Ông ta lớn tuổi, nhưng ngỏ ý muốn cưới con và đem về Đức khi mãn nhiệm. Muốn giúp gia đình nên con đồng ý, dù con chỉ mới 22 tuổi trong khi ông ta đã hơn 60." Tôi nhìn chị kỹ hơn. Năm 1975, chị mới 19, thì năm nay, có lẽ chị chỉ mới 27, nhưng xem chị già và phong trần nhiều. Chị thuộc loại đàn bà xấu, dưới trung bình, lại thêm đôi chân bị khập khễnh. Có lẽ những bệnh tật, bất hạnh và mặc cảm đã làm chị già trước tuổi?
"Con theo chồng về Đức được 3 năm thì phải bỏ trốn, rồi ly hôn, vì ông này mỗi lần say rượu là đánh đập con tàn nhẫn. Con phải vào nhà thương cả chục lần mỗi năm. Không có tiền bạc hay của cải, làm bồi bàn khổ cực, nên con nghe lời rủ rê của bạn bè chạy qua Mỹ tìm đường sống. Con đến Los Angeles được 6 tháng nay." Đại khái, chị đang làm nhân viên thoa bóp (masseuse) cho một tiệm trên San Bernadino. Thu nhập cũng tạm đủ sống, nhưng có cơ hội, người chủ muốn sang tiệm, nên chị tìm cách mua lại.
"Con dành dụm được hơn 12 ngàn đô la, nhưng còn thiếu 5 ngàn nữa. Nghe tin ông Tổng ở đây, con hy vọng ông giúp cho con số tiền này để con có cơ hội vươn lên".
Tôi đính chính với chị, tôi đã hết là ông Tổng, hiện nay chỉ là một nhân viên xoàng của một ngân hàng nhỏ ở Wal Street, sống đời trung lưu bình dị như triệu người Mỹ khác. Nhưng may cho chị là hôm ấy, gần ngày Giáng Sinh, tôi thấy rộng lượng và nhất là vừa nhận được tấm chi phiếu khá lớn của ngân hàng cho tiền thưởng cuối năm. Tôi cho chị mượn 5 ngàn và thực sự, không nghĩ rằng mình sẽ thấy lại số tiền này, như nhiều trường hợp vẫn luôn xảy ra với bà con bạn bè.
Nhưng chỉ 6 tháng sau, chị lại tìm đến nhà trả lại số tiền 5 ngàn và còn muốn đưa thêm 3 ngàn tiền lãi. Tôi không có nhà, vợ tôi chỉ nhận lại 5 ngàn không lấy lãi và chúng tôi đều đồng ý là số tiến 5 ngàn khứ hồi này quả là chuyện thần thoại của Hollywood. Chị còn khoe với vợ tôi là đã mua thêm 1 tiệm massage khác.
Bẵng đi 5 năm, tôi không gặp lại chị và cũng không liên lạc gì. Tình cờ, tôi và bạn bè vào một quán ăn khá sang trọng ở Bolsa (quận Cam) và người chủ tiệm đứng đón tiếp chúng tôi là chị Gấm ngày nào. Chị huyên thuyên câu chuyện, "Làm massage có tiền nhưng nhức đầu với nhân viên, khách hàng và cơ quan công lực, nên con bán hết 5 tiệm và quay ra kinh doanh nhà hàng. Ngoài tiệm này, con còn 2 tiệm nữa ở khu phố Tàu và khu đại học UCLA." Chị cũng khác hẳn lúc xưa. Áo quần thời trang bảnh bao, ăn nói lịch thiệp hơn, cư xử đúng như một bà chủ, và chiếc xe Mercedes đời mới đậu ngay cạnh cửa nói lên sự "thành công" của chị.
Sau bữa ăn miễn phí, tôi cũng không liên lạc gì với chị, vì công việc làm ăn của tôi lúc này đem tôi đi khắp thế giới, không mấy khi về lại California. Cho đến năm 1997, khi tôi đi dự một hội thảo và triển lãm về ngành ngân hàng ở Chicago, chị lại xuất hiện. Tôi đang nghiêm túc ngồi trên bàn làm phối hợp viên (moderator), còn chị thì tươi cười chào tôi trong bộ âu phục của một nhân viên cao cấp (executive), với một thẻ bài đeo trên người có tên rất Mỹ là Christina Spencer. Trong bữa ăn chiều sau hội thảo, chị đưa tấm hình chồng chị và đứa con đã lên 3, rồi tiếp tục, "Trong khi kinh doanh, con đi học thêm vào buổi tối và cuối tuần, cuối cùng cũng lấy được mảnh bằng Cử nhân (Bachelor) về Tài chính (Finance). Sau đó con đi làm cho Wells Fargo (ngân hàng lớn ở California), gặp chồng con là Phó Giám Đốc R&D cho Xerox nên đời sống hai đứa cũng tốt đẹp. Chúng con đang sống ở Palo Alto (một khu giàu của Bắc California cạnh đại học Stanford)". Một nhân công nghèo hèn, thất học với một nhan sắc kém cỏi, lại gặp nhiều gian truân, chị đã lên tới đỉnh sung túc của một xã hội có sự cạnh tranh khắc nghiệt giữa nhiều loại dân tứ xứ. Tôi nhìn lại chị thêm lần nữa, một biểu tượng đáng khâm phục cho ý chí cầu tiến và sự hy sinh vô bờ để đạt đến giấc mộng của mình.
Dĩ nhiên là chị không nói ra, nhưng tôi tin là trong cuộc hành trình 22 năm vừa qua của chị, đã không thiếu những tình huống hiểm nghèo, cay đắng và tuyệt vọng chị phải đối diện. Sức mạnh nội tại nào đã giúp chị vượt qua và bay cao mới thực sự là "cú đấm thép" mà cộng động chúng ta hay bàn luận.
Không thiếu những trường hợp như chị trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Rời quê hương với hai bàn tay trắng, thiếu sót mọi kiến thức, kinh nghiệm và quan hệ trên xứ người, những người Việt như chị đã vượt lên mọi rào cản, trở ngại để dành cho mình một chỗ đứng dưới ánh mặt trời (a place in the sun).
Tôi cũng còn nhớ một buổi sáng mùa đông nào, khoảng 1990, mấy người bạn đưa tôi đi thăm Chợ Vòm ở Moscow nơi phần lớn người Việt tụ tập mua hàng sỉ để đem về các tỉnh thành xa xôi ở Nga để bán lẻ lại. Tôi đã ái ngại nhìn những thùng đồ nặng trĩu trên đôi vai gầy yếu mỏng manh của vài thiếu nữ Việt Nam, quẩy gánh đi đến các trạm xe lửa, để tải hàng về những nơi như Siberia, Kazakhstan...chỉ nghe tên là đã lạnh run người. Họ là những biểu tượng đẹp nhất của tinh thần và sức sống Việt.
Dĩ nhiên là tôi cũng đã từng gặp những người Việt "xấu xí" trên các nẻo đường thế giới. Những anh chị dốt nát nhờ chút quyền lực, có chút tiền, ra nước ngoài coi trời bằng vung, hành xử với tất cả ấu trĩ của một bậc "đại quê mùa". Hay những cậu ấm cô chiêu, nhờ tiền rừng bạc biển của cha mẹ cung cấp, ăn chơi đua đòi, nhiễm mọi thói hư tật xấu của bọn sinh viên hoang đàng. Nhưng các người này chỉ là thiếu số giữa một đám đông người Việt thầm lặng, kiên nhẫn, cần cù xây dựng cho mình một tương lai xứng đáng với mọi lời vinh danh cao cả nhất.
Khi nói về sự hãnh diện của dân tộc, tôi nghĩ phần lớn những người Việt tha phương không cho hình ảnh các đại gia với máy bay riêng hay xe siêu sang là sự tiến bộ của xã hội. Hay các chân dài với đủ nhãn hiệu "hoa hậu", "siêu sao" là biểu tượng của thành công. Hay vài trận bóng đá với các nước láng giềng hoặc những xếp hạng rất vô nghĩa của các nhóm truyền thống quốc tế.
Vả lại, ở lâu trên xứ người, chúng tôi đã chứng kiến những sự giàu sang hay tiếng tăm cả triệu lần các nhân vật hay sự kiện này.
Niềm hãnh diện thực sự của chúng tôi là những Dương Thị Gấm, những cô gái buôn hàng lẻ ở Moscow, những em trẻ đứng đầu bảng ở các trường trung học, những khoa học gia đồng hành cùng các nhân tài thế giới ở rất nhiều viện nghiên cứu, những doanh nhân cạnh tranh ngang ngửa trên sân chơi bằng phẳng của các nền kinh tế tân tiến... Những người Việt đó là động lực khiến chúng tôi phải gắng đi thêm bước nữa trong những giờ phút đen tối khó khăn nhất, phải vượt qua cái kỹ năng hạn hẹp của mình để tỏa sáng.
Trong dòng đời, đối diện những thử thách khó khăn, chính con người "lỳ" như tôi cũng nhiều lúc muốn buông thả. Muốn quay về một góc tối nào đó, an phận với cuộc sống an nhàn, cho qua kiếp người dâu bể. Nhưng nhìn những tấm gương như chị Gấm, tôi thấy mình không có quyền bỏ cuộc. Tôi tự nhủ mình đã quá may mắn, được nuôi dưỡng trong một môi trường lành mạnh, phong lưu, với đủ lợi thế cạnh tranh. Sự thất bại của mình sẽ là một vết nhơ gấp đôi những con người Việt kém may mắn khác. Do đó, mình phải vươn vai đứng dậy để tiếp tục, vì đây là bổn phận và danh dự của mình trước những người bạn đồng hành.
Trước bối cảnh khó khăn hiện tại của kinh tế thế giới, và dự đoán là tình hình sẽ tệ hại hơn (theo nhận định chủ quan của tôi), tôi muốn nói với các doanh nhân trẻ và nhỏ của Việt Nam, trong hay ngoài nước, là nếu những con người như chị Gấm đã làm được, chúng ta cũng sẽ làm được. Điều thú vị nhất là lần ăn tối ở Chicago với chị Gấm, tôi bốc được một lời khuyên trong chiếc bánh may mắn (gọi là fortune cookies mà các nhà hàng Tàu ở Mỹ thường mời khách free. Bánh kèm bên trong một lời bói toán hay một câu nói của doanh nhân). Tôi còn giữ tờ giấy này, "Thua cuộc chỉ là một tình trạng tạm thời. Bỏ cuộc biến nó thành một sự kiện thường trực". (Being defeated is often a temporary condition. Giving up is what makes it permanent-- Marlene vos Savant). Chúng ta không tiên đoán về tương lai, chúng ta đang tạo dựng nó hàng ngày.
Alan Phan
Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2010
NHẠC GIÁNG SINH
NHẠC GIÁNG SINH
Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010
THẰNG CHỒNG VIỆT KIỀU CỦA TÔI
Những ai phải trải qua cay đắng mới biết giá trị đích thực của cuộc sống. Tôi cũng vậy. Hạnh phúc, tiền bạc, danh vọng, và bộ mặt đã làm tôi như quay cuồng.
Cũng chỉ vì “lấy chồng Việt Kiều” và “có rể Việt Kiều” đã làm cho “thằng chồng Việt Kiều” của tôi điêu đứng và tôi suýt bỏ rơi anh ta khi mới bắt đầu qua đây.
Có lẽ tôi quá cay đắng nhưng tôi đã hối hận rất nhiều.
Tôi vốn ở Biên Hòa, được cho là xinh đẹp từ nhỏ. Tôi được gia đình cưng chiều nhưng không có hư đốn. Tôi vào được Đại Học Sư Phạm nghành Anh Văn và học xong.
Trong thời gian làm kiếp sinh viên, gia đình tôi đi xuống và lam lũ. Tôi trở thành sinh viên nghèo phải bươn chãi kiếm sống vì gia đình tôi không thể chu cấp mọi chi phí.
Ở xóm, có nhiều người lấy chồng Việt Kiều và có tiền xây nhà cao ráo. Ai cũng nói tôi có học và có sắc tại sao không kiếm được chồng Việt Kiều cho gia đình đỡ khổ. Cuộc sống khốn khổ như vậy khiến cho tôi nghĩ đến chuyện “lấy chồng Việt Kiều” để cưu mang gia đình.
Tôi nghĩ đơn giản như vậy, chính vì đơn giản đó đã làm hại một người, đó là thằng chồng Việt Kiều của tôi.
Với ý nghĩ đơn giản, tưởng rằng ở nước ngoài ai cũng ăn sung mặc sướng dễ kiếm ra tiền. Tôi có đọc sách báo thì thu nhập trung bình hàng năm của người Mỹ là 24 ngàn đô-la. Nếu thằng chồng làm 24 ngàn đô-la thì mình xin 6-7 ngàn có sao đâu.
Nhưng thánh thần ơi, đó là thu nhập, chưa tính thuế, tiền xăng, ăn uống, chi tiêu, nhà cửa, điện nước,…
Cái ý nghĩ ngu xuẩn chỉ cần 6-7 ngàn mỗi năm đó lan truyền vào gia đình tôi và gia đình tôi tưởng bở và thật.
Cũng chính vì tôi có sắc và có thân hình đẹp nên tôi kiếm được một thằng Việt Kiều hiền lành nhưng có chút khờ trong những Việt Kiều về thăm.
Hắn hồi ở Việt Nam chỉ học tới lớp 9, sau đi làm phụ hồ, và theo gia đình đi Mỹ theo diện HO. Qua đó hắn chỉ biết đi làm. So về trình độ học vấn thì chênh lệch với tôi do đó khó nói chuyện. Tôi biết không hạp lắm nhưng giả nai để được đi Mỹ.
Tôi nhanh chóng trao sự trinh tiết cho hắn và bắt hắn phải chịu trách nhiệm và cưới. Hắn hứa cưới. Tôi ra giá là trước khi tôi qua Mỹ thì gia đình tôi cần 20 ngàn đô để xây nhà mua xe (vì nhà tôi ọp ẹp và không có xe gắn máy).
Hắn trở lại Mỹ, và gởi tiền đều đều, hắn làm gì tôi không quan tâm vì tôi chẳng yêu, thấy tiền là tôi thích. Tôi cố gắng học cho xong 4 năm đại học để phòng khi không qua được Mỹ thì tôi có bằng cấp và dạy học Anh Văn cũng có tiền.
Khi nhà cửa tôi xây xong, xe có 2 chiếc thì hắn về. Trông hắn tiều tụy và ốm sau 2 năm và tôi cũng vừa tốt nghiệp Đại Học. Đám cưới tổ chức linh đình. Gia đình tôi nở mặt nở mày với hàng xóm.
Trong khi chờ đợi qua Mỹ, tôi học thêm đủ thứ nghề từ thêu may đến vi tính, uống tóc đến móng tay,… Hắn chu cấp vài trăm đô mỗi tháng.
Khi đến Mỹ tôi thật sự thất vọng. Thằng chồng tôi ốm yếu và bịnh hoạn. Tôi biết sự thật là sau khi gặp tôi, hắn làm 2 việc để có tiền gởi theo yêu cầu tôi. Mỗi ngày hắn chỉ ngủ được 4 giờ. Cuối tuần làm thêm. Nhà thì ở nhà mướn chứ không như tôi nghĩ là nhà riêng có bãi cỏ đẹp. Xe hơi thì xe cà tàng cũ xì chứ không bóng lộn như tôi thấy ở tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai.
Tôi lúc đầu nghĩ rằng hắn lừa dối tôi để được tôi nên tôi giận quá bỏ hắn qua người dì. Hắn sụp đổ tinh thần và vào bịnh viện tôi chẳng cần quan tâm. Tôi luôn nghĩ cuộc sống của hắn ở Mỹ phải tốt, phải như thiên đường….. Nào ngờ chỉ là dân lao động nghèo nàn không biết Anh Văn.
Dì tôi nói là nếu không trở lại sống với hắn thì về Việt Nam vì nếu tôi bỏ hắn thì tôi bị trục xuất. Dì tôi không dám chứa chấp tôi sợ liên lụy. Dì tôi cho tôi 10 ngày suy nghĩ.
10 ngày đó tôi tìm hiểu cuộc sống ở Mỹ. Tôi thấy ai cũng cố gắng đi làm để có tiền chứ không dễ hái ra tiền. Khác với ở Việt Nam là làm việc ở đây dù tiền ít vẫn không bị đói. Môi trường sống tốt hơn, học hành miễn phí, có biết tiếng Anh xin làm dễ hơn,....
Tôi nghĩ về thằng chồng tôi không yêu nhưng lấy chồng vì tiền. Tôi dần dần thấy tội nghiệp hắn. Vì mê sắc đẹp tôi mà hắn phải hao tổn sinh lực làm 2 việc để có hơn 24 ngàn đô-la gởi về cho tôi trong lúc bản thân hắn chẳng có gì.
Tôi dần dần động lòng trắc ẩn thằng chồng không yêu. Tôi thấy tội nghiệp quá. Đã tốn sinh lực kiếm tiền cho tôi và sau đó bị tôi bỏ đi. Tôi ứa nước mắt ân hận.
Sau một tuần tôi trở lại và xin lỗi. Những giọt nước mắt hạnh phúc trong thân hình tiều tuỵ của hắn làm tôi thêm đau lòng. Tôi thề với Trời Phật tôi không bỏ hắn và sẽ lo cho hắn.
Tôi dễ dàng kiếm việc và hắn nghỉ 3 tuần dưỡng sức vì mới ra viện. Tôi ráng bươn chãi thêm việc cuối tuần để hòng giúp hắn có tiền mua xe khác và cho tôi một chiếc xe cũ nào đó vì sống ở Mỹ thiếu xe không thể xin việc làm tốt hơn.
Tôi giải thích cho gia đình tôi hiểu và tôi chỉ sẽ chu cấp 100 đô mỗi tháng mà thôi. Gia đình tôi dĩ nhiên không hiểu và giận tôi và nói rằng tôi đi Mỹ bị Mỹ hoá không biết lo cho gia đình. Tôi thấy 100 đô đủ rồi, gia đình tôi kiếm thêm chứ làm sao tôi phải nuôi chồng và nuôi 6 người bên Việt Nam.
Hắn từ từ hồi phục nhưng do lao lực quá nên lúc nào cũng ốm ốm và không có sung sức. Cuộc sống tình dục vợ chồng rất thưa thớt vì hắn yếu sức. Tôi muốn có con với hắn để hắn yên lòng vì thế tôi và hắn phải nhịn 6 tháng để hòng hắn có đủ sức lực theo lời bác sĩ.
Trời Phật thương tôi và tôi có thai. Hắn hạnh phúc và sức khoẻ dần dần tốt hơn. Do có vốn tiếng Anh, tôi có việc trong ngân hàng và lương khác. Hắn chỉ đi làm việc nhẹ và tôi gánh vác mọi thứ. Tôi chỉ mong hắn khoẻ mạnh trở lại chứ trong gia đình ai đi làm chính cũng vậy thôi.
Con tôi ra đời khoẻ mạnh, tôi mừng khôn xiết, người mừng vui hơn tôi là hắn.
Giờ gia đình tôi ổn định. Tôi làm việc có lương gấp 3 lần chồng vì chồng chỉ lao động bình thường và khó lòng vươn lên vì trình độ bị giới hạn. Tôi dần dần có được hạnh phúc gia đình, tình cảm vợ chồng, cũng như được thoả mãn tình dục do chồng tôi hồi phục được sức khoẻ.
Tôi đã sai và sửa sai.
Hy vọng các chị muốn lấy chồng Việt Kiều hiểu rõ hoàn cảnh của ông chồng tương lai để tránh nhiều chuyện đau lòng nơi xứ người.
Nguồn Internet
Cũng chỉ vì “lấy chồng Việt Kiều” và “có rể Việt Kiều” đã làm cho “thằng chồng Việt Kiều” của tôi điêu đứng và tôi suýt bỏ rơi anh ta khi mới bắt đầu qua đây.
Có lẽ tôi quá cay đắng nhưng tôi đã hối hận rất nhiều.
Tôi vốn ở Biên Hòa, được cho là xinh đẹp từ nhỏ. Tôi được gia đình cưng chiều nhưng không có hư đốn. Tôi vào được Đại Học Sư Phạm nghành Anh Văn và học xong.
Trong thời gian làm kiếp sinh viên, gia đình tôi đi xuống và lam lũ. Tôi trở thành sinh viên nghèo phải bươn chãi kiếm sống vì gia đình tôi không thể chu cấp mọi chi phí.
Ở xóm, có nhiều người lấy chồng Việt Kiều và có tiền xây nhà cao ráo. Ai cũng nói tôi có học và có sắc tại sao không kiếm được chồng Việt Kiều cho gia đình đỡ khổ. Cuộc sống khốn khổ như vậy khiến cho tôi nghĩ đến chuyện “lấy chồng Việt Kiều” để cưu mang gia đình.
Tôi nghĩ đơn giản như vậy, chính vì đơn giản đó đã làm hại một người, đó là thằng chồng Việt Kiều của tôi.
Với ý nghĩ đơn giản, tưởng rằng ở nước ngoài ai cũng ăn sung mặc sướng dễ kiếm ra tiền. Tôi có đọc sách báo thì thu nhập trung bình hàng năm của người Mỹ là 24 ngàn đô-la. Nếu thằng chồng làm 24 ngàn đô-la thì mình xin 6-7 ngàn có sao đâu.
Nhưng thánh thần ơi, đó là thu nhập, chưa tính thuế, tiền xăng, ăn uống, chi tiêu, nhà cửa, điện nước,…
Cái ý nghĩ ngu xuẩn chỉ cần 6-7 ngàn mỗi năm đó lan truyền vào gia đình tôi và gia đình tôi tưởng bở và thật.
Cũng chính vì tôi có sắc và có thân hình đẹp nên tôi kiếm được một thằng Việt Kiều hiền lành nhưng có chút khờ trong những Việt Kiều về thăm.
Hắn hồi ở Việt Nam chỉ học tới lớp 9, sau đi làm phụ hồ, và theo gia đình đi Mỹ theo diện HO. Qua đó hắn chỉ biết đi làm. So về trình độ học vấn thì chênh lệch với tôi do đó khó nói chuyện. Tôi biết không hạp lắm nhưng giả nai để được đi Mỹ.
Tôi nhanh chóng trao sự trinh tiết cho hắn và bắt hắn phải chịu trách nhiệm và cưới. Hắn hứa cưới. Tôi ra giá là trước khi tôi qua Mỹ thì gia đình tôi cần 20 ngàn đô để xây nhà mua xe (vì nhà tôi ọp ẹp và không có xe gắn máy).
Hắn trở lại Mỹ, và gởi tiền đều đều, hắn làm gì tôi không quan tâm vì tôi chẳng yêu, thấy tiền là tôi thích. Tôi cố gắng học cho xong 4 năm đại học để phòng khi không qua được Mỹ thì tôi có bằng cấp và dạy học Anh Văn cũng có tiền.
Khi nhà cửa tôi xây xong, xe có 2 chiếc thì hắn về. Trông hắn tiều tụy và ốm sau 2 năm và tôi cũng vừa tốt nghiệp Đại Học. Đám cưới tổ chức linh đình. Gia đình tôi nở mặt nở mày với hàng xóm.
Trong khi chờ đợi qua Mỹ, tôi học thêm đủ thứ nghề từ thêu may đến vi tính, uống tóc đến móng tay,… Hắn chu cấp vài trăm đô mỗi tháng.
Khi đến Mỹ tôi thật sự thất vọng. Thằng chồng tôi ốm yếu và bịnh hoạn. Tôi biết sự thật là sau khi gặp tôi, hắn làm 2 việc để có tiền gởi theo yêu cầu tôi. Mỗi ngày hắn chỉ ngủ được 4 giờ. Cuối tuần làm thêm. Nhà thì ở nhà mướn chứ không như tôi nghĩ là nhà riêng có bãi cỏ đẹp. Xe hơi thì xe cà tàng cũ xì chứ không bóng lộn như tôi thấy ở tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai.
Tôi lúc đầu nghĩ rằng hắn lừa dối tôi để được tôi nên tôi giận quá bỏ hắn qua người dì. Hắn sụp đổ tinh thần và vào bịnh viện tôi chẳng cần quan tâm. Tôi luôn nghĩ cuộc sống của hắn ở Mỹ phải tốt, phải như thiên đường….. Nào ngờ chỉ là dân lao động nghèo nàn không biết Anh Văn.
Dì tôi nói là nếu không trở lại sống với hắn thì về Việt Nam vì nếu tôi bỏ hắn thì tôi bị trục xuất. Dì tôi không dám chứa chấp tôi sợ liên lụy. Dì tôi cho tôi 10 ngày suy nghĩ.
10 ngày đó tôi tìm hiểu cuộc sống ở Mỹ. Tôi thấy ai cũng cố gắng đi làm để có tiền chứ không dễ hái ra tiền. Khác với ở Việt Nam là làm việc ở đây dù tiền ít vẫn không bị đói. Môi trường sống tốt hơn, học hành miễn phí, có biết tiếng Anh xin làm dễ hơn,....
Tôi nghĩ về thằng chồng tôi không yêu nhưng lấy chồng vì tiền. Tôi dần dần thấy tội nghiệp hắn. Vì mê sắc đẹp tôi mà hắn phải hao tổn sinh lực làm 2 việc để có hơn 24 ngàn đô-la gởi về cho tôi trong lúc bản thân hắn chẳng có gì.
Tôi dần dần động lòng trắc ẩn thằng chồng không yêu. Tôi thấy tội nghiệp quá. Đã tốn sinh lực kiếm tiền cho tôi và sau đó bị tôi bỏ đi. Tôi ứa nước mắt ân hận.
Sau một tuần tôi trở lại và xin lỗi. Những giọt nước mắt hạnh phúc trong thân hình tiều tuỵ của hắn làm tôi thêm đau lòng. Tôi thề với Trời Phật tôi không bỏ hắn và sẽ lo cho hắn.
Tôi dễ dàng kiếm việc và hắn nghỉ 3 tuần dưỡng sức vì mới ra viện. Tôi ráng bươn chãi thêm việc cuối tuần để hòng giúp hắn có tiền mua xe khác và cho tôi một chiếc xe cũ nào đó vì sống ở Mỹ thiếu xe không thể xin việc làm tốt hơn.
Tôi giải thích cho gia đình tôi hiểu và tôi chỉ sẽ chu cấp 100 đô mỗi tháng mà thôi. Gia đình tôi dĩ nhiên không hiểu và giận tôi và nói rằng tôi đi Mỹ bị Mỹ hoá không biết lo cho gia đình. Tôi thấy 100 đô đủ rồi, gia đình tôi kiếm thêm chứ làm sao tôi phải nuôi chồng và nuôi 6 người bên Việt Nam.
Hắn từ từ hồi phục nhưng do lao lực quá nên lúc nào cũng ốm ốm và không có sung sức. Cuộc sống tình dục vợ chồng rất thưa thớt vì hắn yếu sức. Tôi muốn có con với hắn để hắn yên lòng vì thế tôi và hắn phải nhịn 6 tháng để hòng hắn có đủ sức lực theo lời bác sĩ.
Trời Phật thương tôi và tôi có thai. Hắn hạnh phúc và sức khoẻ dần dần tốt hơn. Do có vốn tiếng Anh, tôi có việc trong ngân hàng và lương khác. Hắn chỉ đi làm việc nhẹ và tôi gánh vác mọi thứ. Tôi chỉ mong hắn khoẻ mạnh trở lại chứ trong gia đình ai đi làm chính cũng vậy thôi.
Con tôi ra đời khoẻ mạnh, tôi mừng khôn xiết, người mừng vui hơn tôi là hắn.
Giờ gia đình tôi ổn định. Tôi làm việc có lương gấp 3 lần chồng vì chồng chỉ lao động bình thường và khó lòng vươn lên vì trình độ bị giới hạn. Tôi dần dần có được hạnh phúc gia đình, tình cảm vợ chồng, cũng như được thoả mãn tình dục do chồng tôi hồi phục được sức khoẻ.
Tôi đã sai và sửa sai.
Hy vọng các chị muốn lấy chồng Việt Kiều hiểu rõ hoàn cảnh của ông chồng tương lai để tránh nhiều chuyện đau lòng nơi xứ người.
Nguồn Internet
Sa La Lu Du Ký - 12
Tính từ sau chuyến du hý đến giờ cũng đã gần 2 tháng trời, thời gian qua thật nhanh, niềm cảm xúc cũng vơi dần lại thêm công việc dồn dập và lại là mua câu cá snappers (bao đêm thức khuya dậy sớm ...), nên tiểu mỗ đã lãng đi cái chuyện Sa La Lu ... Bỗng nhận được email của một cô bạn trong nhóm hỏi thăm sao lâu rồi chẳng thấy tiểu mỗ ký tiếp hồi kế. Thôi thì sẵn đang có một vài suy nghĩ khi nghe qua vài lời tâm sự của một anh bạn, tiểu mỗ xin ký tiếp tặng cô bạn đã nhắc tiểu mỗ và cũng đểt tặng bà con ai chưa thấy chán mấy dòng lăng nhăng ký của tiểu mỗ ...
LA đã từ lâu không có một trận mưa ...
Một hôm tụi này chở nhóm phụ nữ đến một khu shopping trên đường đi Sea World, sau đó cánh đàn ông gom xe lại cùng với đám con nít đi Sea Word. Trên đường đi Sea Word, nói đủ thứ chuyện với chú của P thì mới biết một điều lạ là đã 6-7 năm rồi LA không hề có một cơn mưa. Tiểu mỗ rất ngạc nhiên hỏi chú làm sao cây cối ở đây sống được, chú bảo rằng ở đây sương mù nhiều vì thế có thể cây cối sống bằng sương mù... Thật sự ra LA không nhiều cây cối cho lắm, nếu ai đang sống ở các thành phố ven biển bên Úc khi sang LA chắc sẽ lấy làm lạ là núi đồi và ngay cả những vùng sát biển cũng chẳng có mấy cây cối. Cây ở đây nhiều nhất là cây chà là (palm tree), kế đến là cây thông có lẽ những cây này không phải là cây tự nhiên mà được thiên hạ trồng.
Giàu nghèo cách biệt
Một điều đập vào mắt của tiểu mỗ là sự cách biệt khá rõ ràng giữa giàu và nghèo ở Mỹ. Anh bạn của tiểu mỗ một hôm trên đường đi tham quan LA có chở tiểu mỗ qua khu gia cư của những người giàu nhất nước Mỹ (Newport Coast). Chắc phải gọi khu này là "Biệt thự cư" mới đúng vì nhà ở khu này toàn là mansion rộng mênh mông bát ngát, có căn chiếm nguyên một quả đồi. Căn nào cũng có nhân viên bảo vệ canh ở trước cổng. Chắc ai cũng biết nước Mỹ là nơi những người giàu nhất thế giới cư ngụ, vì thế nếu khu này là khu giàu nhất nước Mỹ thì có nghĩa đa phần họ là những người giàu nhất thế giới rồi còn gì.
Nói đến sự giàu ở LA bây giờ đề cập đến sự nghèo để chúng ta thấy được sự khác biệt. Cách khu nhà trọ của tiểu mỗ không xa, nhà cửa vừa nhỏ vừa thấp lè tè, tiểu mỗ ở Melbourne, nếu gọi là khu nhà nghèo nhất mà tiểu mỗ nhìn thấy là một số nhà ở vùng Braybrook, nhưng chỉ là hồi xưa thôi bây giờ khu Braybrook cũng đã khang trang lắm rồi nên tiểu mỗ khó tìm ra một khu nào ở Úc này để so sánh được với khu nhà (tạm gọi là) nghèo ở LA. Ở Úc nếu vào các tiệm ăn hoặc những khu shop, chẳng mấy khi chúng ta nhìn thấy những vị cao niên phải chạy bàn hay làm công ở những nơi này, nhưng ở Mỹ thì tương đối nhiều. Tiểu mỗ có nói chuyện với một số người mới biết lương bổng cho giới làm việc tay chân ở bên Mỹ cũng thấp hơn ở Úc. Ở LA còn có những công việc thật khó nuốt (tough job), thời tiết LA vào ban ngày nhất là vào giờ trưa chắc cũng không kém gì Sài Gòn thế mà có những anh phải mặt đồ kín từ đầu đến chân giả con gà con khỉ cầm mấy cái bảng quảng cáo lúc lắc không ngừng. Nghe đâu chỉ được trả 3-4 đô một giờ gì thôi. Thế mới biết hệ thống an sinh xã hội và những dịch vụ chăm sóc người lớn tuổi ở Úc khá hơn nhiều.
Người Việt gốc Hoa & người Việt gốc Việt ai Việt hơn ai?
Trước khi đề cập đến chuyện này tiểu mỗ xin kể về những cái "Duyên Việt Hoa" mà tiểu mỗ từng gặp.
Tiểu mỗ quen rất nhiều bạn người Việt gốc Hoa, không biết duyên tiểu mỗ thế nào mà thường tiểu mỗ chơi rất thân với những người bạn này, mặc dầu đa số tiếng Việt của họ không rành. Hồi ở Sài Gòn, một trong những anh bạn người Hoa của tiểu mỗ tên là S, mỗi lần tiểu mỗ đi vượt biên thất bại về buồn là tìm anh để đi uống cà phê & tâm sự cho vơi nỗi thất vọng. Anh S rất hiền tính ít nói, anh ở Quận 10 nhưng nhà cha mẹ của anh ở Lái Thiêu nên thỉnh thoảng tiểu mỗ và anh S lái xe đạp từ Sài Gòn về Lái Thiêu chơi. Khi tiểu mỗ đi vượt biên sang đây vẫn thường giữ liên lạc & lần tiểu mỗ về VN đầu tiên đã vội chạy đi thăm nhà anh. Tiếc rằng sau này anh đi Canada & tiểu mỗ dời chỗ ở thường xuyên nên đã mất liên lạc cùng anh. Mỗi lần có dịp tiểu mỗ vẫn cố tìm địa chỉ liên lạc của anh mà đến nay vẫn chưa tìm được.
Một người bạn gốc Hoa khác là T, xưa học cùng khóa ở Uni với tiểu mỗ. T nhỏ hơn tiểu mỗ chắc khoảng 3-4 tuổi nên tiểu mỗ xem T như em trai mình. T có biệt tài ngoài việc nói được 2-3 thứ tiếng Hoa T nói tiếng Việt rành hết chỗ nói. Cả Ba Mẹ của T cũng vậy nếu chỉ nghe giọng nói không thể biết họ là người Hoa. Lúc còn học ở Uni, Tiểu mỗ & T chơi thân đến nỗi Ba Mẹ của T (hồi đó chưa biết tiểu mỗ nhiều) phát lo vì thấy ngày nào hai thằng cũng đi chơi chung với nhau. Đến bây giờ đã hơn hai mươi mấy năm, và vì ai cũng bận gia đình công việc nên chỉ thỉnh thoảng mới gặp nhưng tình anh em vẫn "mặn nồng" như xưa, bất cứ lúc nào tiểu mỗ có việc gì chỉ cần gọi T một tiếng, tiểu mỗ có thể hoàn toàn tin tưởng T 101% nếu tiểu mỗ có việc cần đến T & ngược lại.
Trong chuyến đi vừa rồi tiểu mỗ đã gặp rất nhiều các Cô, Dì, Chú, Bác, Anh Chị, bạn bè, con cháu người Việt gốc Hoa, mà nếu không nói ra thì tiểu mỗ không thể nhận ra. Đầu tiên là P, P bằng tuổi tiểu mỗ, nói tiếng Việt sõi đã đành, hát tiếng Việt còn hay hơn Trường Vũ. Anh K phu quân của chị P cũng thế, anh là người gốc Hoa sinh sống ở Cần Thơ trước khi vượt biên sang Canada rồi sang Úc. Vừa gặp anh vài hôm là tiểu mỗ đã nể cái chất "Việt" của anh rồi. Anh sổ vài câu Cao Bá Quát & nhắc đến một số nhân vật cùng thơ văn thời nhà Nguyễn là tiểu mỗ nhận ra anh rất rành văn chương & lịch sử VN. Chị P & chị S cũng thế, khi ngồi nghe nhạc chỉ nghe qua một vài câu của một bản tiền chiến thì các chị đã hát theo & có những lời bình về tác giả, tác phẩm thật sâu sắt. Tiểu mỗ quen rất nhiều bạn người Việt gốc (& rễ) VN nhưng nói thật, nhiều người trong số đó chưa chắc đã có kiến thức & chất Việt như những người bạn gốc Hoa này. Thân phụ của chị P & chị S, Bác K đã sáu mươi mấy tuổi, không những Bác rành sáu câu về lịch sử VN, mà còn rất thích nhạc Ngô Thụy Miên, Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng v.v. Khi gặp mấy người con của anh chị Hai tiểu mỗ đã ngạc nhiên về khả năng tiếng Việt cũng như nhạc Việt nhất là nhạc trẻ, có nhiều điều tiểu mỗ đành chịu "out of date" khi gặp những người này.
Bài học "Nuôi dạy con cái?"
Tiểu mỗ ngạc nhiên hơn nữa khi nói chuyện với Chú & Thiếm của P (cũng là người Hoa), theo Chú Thiếm cho biết về nhà Chú Thiếm bắt các em phải nói tiếng Việt. Điều này làm cho tiểu mỗ thấy hổ thẹn vì mình là "người Việt gốc Việt" mà không làm được chuyện đó. Chú Thiếm có hai người con mà cả hai đều học hành thành công & rất ngoan. Có người hỏi Chú Thiếm dạy dỗ làm sao mà mấy em ngoan như vậy, hôm tụ tập ở nhà anh chị Hai, Thiếm mới chia sẻ một vài kinh nghiệm mà tiểu mỗ nghe qua phải tâm phục khẩu phục. Thiếm cho biết Thiếm không bao giờ đánh con, thậm chí không bao giờ la con, Thiếm nói khi nhỏ lúc nào các em có lỗi Thiếm ngồi xuống cố giải thích nói chuyện cho các em hiểu, thỉnh thoảng khi làm việc gì Thiếm gọi các em phụ để các em tập làm việc cho quen, và được gần gũi hơn với cha mẹ. Chỉ nghe mấy điều như vậy thôi tiểu mỗ nghĩ thầm, có bao nhiêu bậc cha mẹ, học cao hiểu rộng sống trong xã hội văn minh chắc gì đã có cái nhìn sâu xa, có một cách dạy con hay như vậy chăng? Tiểu mỗ không dấu diếm gì, liền sau chuyến đi này, tiểu mỗ đã cố áp dụng những điều học lóm được của Thiếm và đã thấy kết quả rõ rệt.
Nói về triết học, tiểu mỗ thuộc loại dốt đặt cán mai, nhưng tiểu mỗ nhớ lờ mờ lúc xưa có đọc một cuốn triết hình như là của một triết gia người Đức, ông ta cho rằng một trong những mục đích chính trong cuộc sống là di chuyền giống nòi (reproduction), tiểu mỗ đọc đoạn này thấy thấm ý lắm. Hôm trước tiểu mỗ vô tình đọc được một bài giảng của ngài Đạt Lai Lạt Ma giảng ở một trường đại học Mỹ sau khi ngài nhận được giải Nobel Hòa Bình năm 1989 (có lẽ cuốn sách có tên Great Speeches Change The World). Trong đó ngài đã nói rằng mục đích chính của cuộc sống là hạnh phúc (happiness). Tiểu mỗ có hai đứa con và tiểu mỗ cảm nhận rằng có con chính là một niềm hạnh phúc mặc dầu không kém những khó khăn kèm theo. Có lẽ sự thành công lớn nhất của đời người (nếu mình không đi tu hoặc ở độc thân) là nuôi dạy con cái trở thành người tốt, thành công, và có ích cho xã hội. Bởi quan niệm đó nên cá nhân tiểu mỗ thường đặt việc nuôi dạy con cái là việc hết sức quan trọng. Vì lý do đó mà tiểu mỗ đã lang mang từ linh tinh du ký sang việc dạy dỗ con cái, mong quý tha lỗi cho sự "lạc đề" của tiểu mỗ. Tiểu mỗ cũng hy vọng có ai đó đã làm cha mẹ may mắn chia sẻ ý tưởng này của tiểu mỗ.
Để kết thúc, như đã hứa ở phần đầu tiểu mỗ xin tiết lậu cho quý vị biết kết quả viết thư khiếu nại với hãng Qantas ra sao. Sau chuyến đi tiểu mỗ có liên lạc với travel agent nơi mình mua vé và kể cho họ nghe việc đình trệ chuyến bay của mình. Cô nhân viên ở đây cũng rất tử tế và hết lòng giúp đỡ bằng cách khuyên tiểu mỗ viết một lá thư và đưa cho cô ta xem để góp ý. Sau khi xem qua lá thư tiểu mỗ viết, cô ta góp ý với tiểu mỗ là nên viết mạnh hơn kẻo họ có thể chỉ gởi lá thư xin lỗi là huề cả làng. Cô ta còn gởi cho tiểu mỗ một cái link để tiểu mỗ post lá thư của mình lên web site này, đồng thời cô ta cũng góp ý với tiểu mỗ rằng nên in lá thư bỏ vào phong bì đàng hoàng và gởi đến địa chỉ như đã được ghi trên web site. Kết quả là sau 3 tuần tiểu mỗ nhận được 1 voucher trị giá $400 (tiểu mỗ đoán là cho phần khiếu nại trên web site) và sau đó 2 tuần tiểu mỗ lại nhận được một voucher nữa trị giá $500 (có lẽ là cho phần khiếu nại bằng thư), tiểu mỗ cũng chẳng biết cách làm việc của Qantas mần răng, nhưng thôi tổng cộng được "tặng" $900 thế là tốt rồi (có còn hơn không :)). Bây chừ tiểu mỗ sẽ canh me để xài voucher này đi du hý ở một địa điểm khác và hy vọng khi về tay vẫn chưa quá run để viết vài dòng linh tinh ký tặng bà con ...
Melbourne 24/11/2010
Làng Nam
Thứ Năm, 11 tháng 11, 2010
Người cha già của người tỵ nạn Úc Châu
Hồi ký cựu Thủ Tướng Úc - ông Malcom Fraser,
Người cha già của người tỵ nạn Úc Châu
“Ngày hôm nay, ông Fraser coi việc tổ chức việc định cư của chính phủ ông cho những người tỵ nạn miền Nam Việt Nam là thành quả đáng tự hào nhất trong sự nghiệp của ông.” [tr. 277]
“Nếu không có ông, tôi đã không có mặt ở đây ngày hôm nay.”
Kể từ khi công ty dời về khu Docklands, tôi không còn cái thú lang thang các ngõ ngách của trung tâm Melbourne để thưởng thức bao nhiêu món ăn trên thế giới đều có thể tìm thấy được trong thành phố đa văn hoá tiêu biểu của nước Úc này. Từ những món ăn quen thuộc Tây, Tàu, Nhật, Ấn Độ, Ý, đến những món ăn mới mẻ hơn từ những quốc gia như Mông Cổ, Lebanese, Nepal, Phi Châu vv.....
Docklands là một khu mới của thành phố Melbourne. Những toà nhà văn phòng thiết kế theo lối mới, xanh, đỏ tím, vàng trông rất vui mắt được cất lên gần những khu chung cư cao cấp. Đây là mô hình thiết kế đô thị kiểu mẫu mới của Melbourne. Nhưng khu Docklands gần cửa biển, gió lộng, thiết kế mới khang trang trải rộng quá, nên từ văn phòng nơi tôi làm ở Victoria Habour, đi đến khu ăn uống New Quay cũng phải mất 15, 20 phút. Do đó, nên kể từ khi về đây tôi thường đem theo đồ ăn trưa, hôm nào bận thì vừa ăn vừa làm, hôm nào rảnh rổi thì lựa một cái bàn nhìn ra cảnh trời, mây, non, nước của Docklands, vừa ăn, vừa đọc sách.
Tôi đặt cuốn sách dày 853 trang trước mặt, lật phần chú dẫn tìm chữ "Vietnam" và bắt đầu đọc. Anh đồng nghiệp người Úc trẻ, vui tính, thỉnh thoảng vẫn hay hỏi tôi "Vinh, hôm nay tôi nên ăn bánh mì Việt Nam hay ăn phở", với cách phát âm chữ "phở" rất chuẩn, xà tới. "Vinh, hôm nay anh đọc gì vậy ?". Tôi gập sách lại, cho anh coi trang bìa "Malcom Fraser, The Political Memoirs". Anh trợn tròn đôi mắt, "Why ? Tại sao anh đọc cuốn sách này ?".
Người Úc nói chung, tính tình hiền lành dễ dãi, phần đông say mê thể thao, không quan tâm nhiều đến những đề tài chính trị khô khan. Anh đồng nghiệp tôi ngạc nhiên cũng phải, khi thấy tôi ôm cuốn hồi ký dầy cộm của một vị cựu Thủ Tướng Úc. Tôi trả lời "Chính ông Malcom Fraser là người đã mở rộng vòng tay đón nhận người tỵ nạn Việt Nam vào nước Úc. Nếu không có ông, tôi đã không có mặt ở đây ngày hôm nay".
Định mệnh vô hình !
Cũng như bao nhiêu người tỵ nạn ở Úc khác đều biết, Ông Malcom Fraser là người ân nhân của người tỵ nạn Việt Nam. Dưới thời ông, hàng chục ngàn người tỵ nạn Việt Nam đã được nhận định cư tại Úc. Trong khi chỉ mới vài năm trước đó, nước Úc ẫn còn áp dụng chính sách "Nước Úc da trắng", chỉ nhận di dân từ các nươc gốc Âu Châu vào định cư mà thôi. Tôi muốn đọc cuốn hồi ký của ông để tìm hiểu thêm điều gì đã cho ông có suy nghĩ, hành động mở vòng tay ra đón nhận người tỵ nạn Việt Nam.
Nhắc đến Thủ Tướng Malcom Fraser, người ta nhớ đến một vị thủ tướng tài ba, đã đắc cử ba nhiệm kỳ nhưng ông cũng là một vị thủ tướng đã gây ra nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử chính trị nước Úc. Ông là người thủ lãnh đảng đối lập duy nhất, đã vận dụng một điều khoản trong hiến pháp Úc để thuyết phục Tổng Toàn Quyền lúc bấy giờ là ông John Kerr, đại diện Nữ Hoàng, cách chức chính quyền Lao Động của Thủ Tướng Gough Whitlam.
Năm 1975, chính trường Úc sôi nổi vì sự việc một chính phủ Úc do dân Úc bầu lên, lại bị quyền lực - lẽ ra chỉ là một quyền lực tượng trưng - của vị Nữ Hòang ở mẫu quốc Anh xa xôi truất phế. Ở một vùng trời xa xôi khác, năm 1975 cũng là một năm định mệnh khi miền Nam thất thủ và làn sóng người tỵ nạn cộng sản bắt đầu đổ tràn sang các nước Đông Nam Á. Nếu ông Fraser không vận động truất phế chính quyền của thủ tướng Gough Whitlam, thì một điều chắc chắn là số thuyền nhân tỵ nạn lênh đênh trên biển cả kia được nhận vào Úc, sẽ không đông đảo như dưới thời Thủ tướng Malcom Fraser.
Định mệnh vô hình đã nối kết sự nghiệp chính trị của Thủ Tướng Malcom Fraser với số phận người tỵ nạn Viêt Nam nhập cư đến Úc!
“Chúng ta có một trách nhiệm tinh thần. Chúng ta đã từng sát vai chiến đấu với họ tại Việt Nam.” [tr. 420]
Một điều phải ghi nhận, là chính chính phủ Lao Động Gough Whitlam đã có công thay đổi hiến pháp xoá bỏ chính sách "Nước Úc da trắng". Tuy nhiên chính sách ngoại giao của chính phủ Lao Động lúc bấy giờ là chống chiến tranh Việt Nam, ve vãn gần gũi hơn với Liên Xô và Trung Cộng. Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao, Tiến Sĩ Jim Cairns, người đã từng cầm đầu những cuộc xuống đường phản chiến chống chiến tranh Việt Nam được mô tả là "đã tỏ ra hết sức hớn hở trước viễn ảnh chiến thắng của Cộng Sản Bắc Việt"
Do đó chính phủ Gough Whitlam đã tỏ ra thờ ơ trước cảnh miền Nam Việt Nam sụp đổ và hoàn cảnh khốn khổ của người tỵ nạn. Thủ tướng Malcom Fraser ghi lại trong hồi ký, ngoài chiến dịch cứu vớt trẻ em mồ côi, vào ngày 30-04-1975 chỉ có 78 công dân Việt Nam được hưởng qui chế tỵ nạn và được nhập cư vào Úc. Dưới thời Thủ tướng Whitlam, trong số 5,629 đơn xin hưởng qui chế tỵ nạn, chỉ có 542 đơn được chấp thuận. Các viên chức di trú còn được nhắc nhở phải cứng rắn, không dễ dãi khi cứu xét người tỵ nạn Việt Nam, và được lệnh bắt giam tất cả những ghe tỵ nạn nào trực tiếp đến Úc.
Bất bình với đường lối cứng rắn trên, ông Malcom Fraser trong vai trò thủ lãnh đảng đối lập đã viết nhiều bức thư trực tiếp đến Thủ tướng Gough Whitlam, kêu gọi hãy "vì lương tâm nước Úc, vì lương tâm người tỵ nạn Đông Dương … hãy cứu xét lại chính sách hẹp hòi, và nhẫn tâm" này.
May mắn thay cho người tỵ nạn Việt Nam , từ năm 1976 trở đi, ở giai đoạn cao trào của người vượt biển thì chính quyền Withlam sau khi bị truất phế, cũng đã thua đậm trong cuộc bầu cử được tổ chức lại sau đó, và Đảng Tự Do của thủ tướng Malcom Fraser lên nắm chính quyền với một cái nhìn bác ái, độ lượng với người tỵ nạn.
Từ khi còn là một dân biểu trẻ, ông Malcom Fraser đã đặc biệt lưu ý đến những chính sách bang giao quốc tế. Sau đó, ông có những kinh nghiệm trực tiếp về chiến tranh Việt Nam khi ông được thăng chức Bộ Trưởng Quân Đội từ năm 1966-1968, và Bộ Trưởng Quốc Phòng từ năm 1969-1971. Sau khi quân đội Úc thành lập căn cứ quân sự tại Núi Đất, Phước Tuy, ông đích thân đến Việt Nam hai lần để xem xét tình hình chiến sự và điều kiện của binh sĩ Úc công tác tại Việt Nam. Ông đã chứng kiến tận mắt cảnh quân đội Úc chung vai sát cánh với quân đội VNCH trong nhiệm vụ ngăn chặn cộng sản Bắc Việt xâm chiếm miền Nam.
Tháng tư năm 1975, khi miền Nam thất thủ, lúc bấy giờ ông là thủ lãnh đối lập của Đảng Tự Do. Ông đau xót nhìn cảnh miền Nam bị bỏ rơi, những nhân viên Việt Nam làm trong bộ ngoại giao Úc không di tản kịp bị bỏ lại, những người tỵ nạn liều thân vượt thoát trên những chiếc thuyền mong manh. Chính những hình ảnh này đã làm cho ông tự cho mình một trách nhiệm tinh thần để rồi sau này khi trở thành Thủ tướng , ông đã áp dụng những chính sách hết sức nâng đỡ người tỵ nạn, đặc biệt là người tỵ nạn Việt Nam.
Dưới thời kỳ chính phủ Fraser, chiếc tàu tỵ nạn đầu tiên trực tiếp đến Darwin ngày 28-04-1976, không những không bị giam mà còn được hưởng qui chế tạm trú và các dịch vụ an sinh xã hội ngay lập tức. Khi ông rời chức vị Thủ tướng vào năm 1983, nước Úc đã nhận trên 70,000 người tỵ nạn Đông Dương, một con số cao nhất nếu tính theo bình quân dựa trên dân số, so với Mỹ 468,463; Canada 79,908; Pháp 79,684.
Ông nhớ lại khi nội các bàn cãi những khó khăn có thể xảy ra trong việc cho nhập cư một số đông ngừời tỵ nạn, ông dặn dò ông Michael McKellar, bộ trưởng Bộ Di Trú "Chúng ta có một trách nhiệm tinh thần. Chúng ta đã từng sát vai chiến đấu với họ tại Việt Nam".
"Phu Nhân có bầu cho ông Howard không ?" - "Còn Lâu" [tr. 442].
Hồi ký của Thủ Tướng Malcom Fraser cũng có một đoạn mô tả sự khác biệt về chính sách di trú, và tỵ nạn giữa ông và một Thủ Tướng gần đây của đảng Tự Do, ông John Howard. Ông Fraser nhớ lại trong một cuộc họp, ông Howard lúc đó là một dân biểu cấp dưới đã không nói gì khi nội các thông qua chính sách chấp nhận một số đông người tỵ nạn Đông Dương. Sau buổi họp, ông Howard chạy lại hỏi ông Fraser "Thưa Thủ Tướng, mình không nhận đông người tỵ nạn Đông Dương như vậy đâu phải không? Quyết định này chỉ cho có hình thức thôi phải không?". Ông Fraser đã trả lời "Những gì anh nói với tôi ở hành lang này không có ý nghĩa gì cả. Nếu anh còn muốn thảo luận tiếp thì hãy nêu lại vấn đề này trong kỳ họp nội các tới". Ông Howard không hề nêu lại vấn đề này.
Ông cũng đã chỉ trích ông Howard về thái độ chấp nhận ngầm tính chất đầy kỳ thị của bà Pauline Hanson trong bài phát biểu nhậm chức tại Quốc Hội năm 1996, khi ông Howard cho đó là quyền tự do ngôn luận.
Ông lại càng bất bình hơn về cách ông Howard xử thế vấn đề chiếc tàu Tampa trong kỳ vận động bầu cử năm 2004. Một thuyền trưởng người Na-Uy cứu một chiếc tàu tỵ nạn chở 433 người A-Phú-Hãn ở ngoài khơi hải phận quốc tế khi tàu này gần bị chìm nhưng tàu Tampa bị từ chối không được cập bến Úc. Cuối cùng những người tỵ nạn này bị gởi sang các trại giam ở Nauru và Papua New Guinea. Trong kỳ bầu cử này, ông Howard đã dùng sự kiện chiếc tàu Tampa để khơi động nguy cơ người tỵ nạn tràn ngập đến Úc, và áp đặt lại chính sách bắt nhốt những thuyền nhân "di dân bất hợp pháp", hoàn toàn đi ngược với chính sách nhân đạo của chính phủ Fraser trước đây. Sự bất bình của ông Fraser lên tới tột độ đến nỗi ông và phu nhân là bà Tamie Fraser suýt chút nữa đã rút ra khỏi đảng Tự Do. (Cuối cùng thì ông cũng đã rút ra khỏi đảng Tự Do vào tháng 12, 2009.)
Khi được hỏi ông có bầu cho ông Howard không, ông Fraser tế nhị không trả lời. Nhưng phu nhân, bà Tamie Fraser thì đã thẳng thừng hơn "Còn lâu" (No way).
Kết
Ngày thứ sáu 12/11/2010, Cộng Đồng Người Việt Tự Do sẽ tổ chức buổi lễ kỷ niệm 35 năm định cư của cộng đồng Việt Nam tại Úc nói chung và tiểu bang Victoria nói riêng. Cựu Thủ Tướng Malcom Fraser sẽ là vị khách danh dự trong buổi lễ này. Tôi sẽ có mặt ngày hôm đó để cám ơn ông và tỏ lòng ngưỡng mộ ông. Tôi sẽ mang cuốn hồi ký này theo và sẽ xin ông một chữ ký để có một kỷ niệm về người cha già khả kính của người tỵ nạn Việt Nam này.
…
Hết giờ nghỉ trưa, tôi gấp sách lại . Anh bạn trẻ người Úc cũng vừa xì xụp xong hết tô phở take-away. Anh ngước lên hỏi tôi "Vinh à, Thủ Tướng John Howard cũng mới cho ra cuốn hồi ký đó, anh có định mua không?". Tôi mỉm cười, suy nghĩ trong đầu, mình nên bắt chước lối trả lời tế nhị của Thủ Tướng Malcom Fraser hay cách trả lời thẳng thừng của phu nhân Tamie?
Đình Vinh
Melbourne, Tháng 11, 2010
(Đình Vinh là một thành viên của VNTV, Chương Trình Truyền Hình Việt Ngữ, C31, Melbourne).
[..] “Malcom Fraser – The Political Memoirs”, Malcom Fraser & Maraget Simons
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)