Thứ Năm, 22 tháng 7, 2010

Rắc rối chuyện Tên tiếng Việt & Tên Tiếng Anh

Khi đến định cư ở Úc và các nước nói tiếng Anh, có nhiều người biết cách viết tên của họ một cách hợp lệ trên giấy tờ, tuy nhiên cũng có nhiều người không để ý nên có thể có nhiều điều rắc rối về sau. Tiểu mỗ là một trong những người không để ý (hơi coi thường) chuyện viết tên tuổi, bởi thế mới bị một vài phiền phức liên quan đến tên tuổi xin chia sẻ cùng mọi người.

Việc thứ nhất cần để ý cách viết tên tiếng Anh (English) thường theo thứ tự như sau:

Tên Gọi (First Name) + Tên Đệm (Middle Name) + Tên Họ (Last Name / Surname)

Chuyện này có lẽ nhiều người đã biết, tuy nhiên có một vài điểm cần chú ý - Ví dụ một người tên Việt Nam là "Trần Thị Tha Thiết" chẳng hạn, sau khi sang Úc muốn có thêm một tên tiếng Anh là "Teresa", vậy khi viết cái tên đầy đủ theo cách viết tên tiếng Anh thì nên viết làm sao? Theo tiểu mỗ hiểu có những cách như sau tùy theo người này muốn Tên Gọi (First Name) của mình là gì:

Trường hợp 1 - Nếu người đó muốn có Tên Gọi (First Name) chính là "Thiết" thì tên nên được ghi theo tứ tự:
Thiết + Terasa Thị Tha + Trần

Trường hợp 2 - Nếu người đó muốn có Tên Gọi (First Name) chính là " Tha Thiết" thì tên nên được ghi theo tứ tự:
Tha Thiết + Terasa Thị + Trần hay Tha-Thiết + Terasa Thị + Trần

Trường hợp 3 - Nếu người đó muốn có Tên Gọi (First Name) chính là "Teresa" thì tên nên được ghi theo tứ tự:
Terasa + Tha Thiết Thị + Trần hay Terasa + Thiết Thị Tha + Trần

Thường thứ tự của Tên Đệm (Middle Name) không quan trọng mấy như tiểu mỗ được giải thích bởi các nhân viên hữu trách, cái quan trọng Tên Gọi (First Name) lúc nào cũng phải viết đầu tiên & và viết đầy đủ (không nên viết tắt).

Tuy nhiên, một số đơn từ giấy tờ có ghi rõ từng phần cho người điền đơn thì mọi việc đơn giản hơn, chẳng hạn như:
1) First Name
2) Middle Name
3) Surname / Last Name

Nhưng một số đơn từ giấy tờ có thể được ghi như sau:
1) Surname / Last Name
2) Given Names

Cách gom lại các Tên Gọi và Tên Đệm vào Given Names thường hay là nguyên nhân của những sự rắc rối.

Trường hợp rắc rối thứ nhất - lỗi của mình khi viết sai thứ tự hoặc viết tắt tên không đúng cách cho Given Names: Theo ví dụ trên nếu "Trần Thị Tha Thiết Teresa" muốn dùng "Teresa" là Tên Gọi (First Name) nhưng nếu viết Given Names là:
- "Thị Tha Thiết Teresa" thì First Name của người này tự động sẽ trở thành là "Thị";
- "Tha Thiết Teresa Thị" thì First Name của người này tự động sẽ trở thành là "Tha";
- "Tha-Thiết Teresa Thị" thì First Name của người này tự động sẽ trở thành là "Tha-Thiết";
- "T. T. Thiết T." thì First Name của người này tự động sẽ trở thành là "Thiết";

Trường hợp rắc rối thứ hai - mình viết đúng thứ tự nhưng một nhân viên nào đó không để ý và chọn đại một Tên Đệm (Middle Name) cho mình hay viết tắt Tên Gọi một cách không hợp lý. Ví dụ trường hợp của tiểu mỗ, lúc sang Úc, khi vào quốc tịch tiểu mỗ ghi tên của mình đúng theo thứ tự, khi điền đơn thi lấy bằng lái xe tiểu mỗ cũng ghi theo thứ tự đó tuy nhiên trong bằng lái xe họ đã viết một Tên Đệm của tiểu mỗ đầy đủ còn Tên Gọi (First Name) thì họ viết tắt. Ví dụ tên đầy đủ (Full Name) của tiểu mỗ là "Lê Dân Làng Nam", khi viết qua tiếng Anh là "Nam Dan Lang Le". Lúc viết tên vào bằng lái đúng ra họ phải viết (nếu cần viết tắt Tên Đệm) ví dụ "Nam L. D. Le" nhưng người làm bằng lái xe cho tiểu mỗ lại viết là "N. L. Dan Le". Thành thử đi đâu thiên hạ chỉ chấp nhận cái tên first name "Dan" chứ không chịu tiểu mỗ là "Nam"...

Bởi lý do này, về sau đi đâu làm giấy tờ, chẳng hạn First Name xài cho account trong nhà bank thì đúng nhưng khi so sánh với bằng lái xe nhiều nơi họ không chịu công nhận Tên Gọi (First Name) của mình gây rắc rối không ít.

Trước kia có vẻ họ hơi lỏng lẻo việc tên họ nhưng từ sau vụ 11 tháng 9 hầu hết các văn phòng chính phủ cũng như tư nhân họ đã kiểm tra rất kỹ tên tuổi trong các giấy tờ. Bởi thế quý vị nên kiểm tra tên của mình trong bằng lái xe, ngân hàng, bảo hiểm v.v. nếu nó không trùng hợp thì nên điều chỉnh cho nó trùng hợp càng sớm càng tốt kẻo khi hữu sự đụng đến giấy tờ chẳng những vừa tốn tiền (khi cần thay đổi gấp quý vị phải trả tiền thêm - có khi gấp đôi), vừa bất tiện có khi không kịp cho công việc quý vị.

Nếu quý vị nào không rõ phải nên làm gì khi cần đổi tên, trong một vài trường hợp quan trọng quý vị có lẽ nên tìm một luật sư để họ chỉ dẫn.

Vài dòng chia sẻ.

Làng Nam 07-2010.

Thứ Năm, 15 tháng 7, 2010

WHEN A SOLDIER COMES HOME - KHI NGƯỜI CHIẾN BINH TRỞ VỀ

From: Mary Vella
Sent:
Wednesday, 14 July 2010 6:37 PM


WHEN A SOLDIER COMES HOME - KHI NGƯỜI CHIẾN BINH TRỞ VỀ

When a soldier comes home, he finds it hard.... Khi người chiến binh trở về, anh ta thấy khó khăn ...

...to listen to his son whine about being bored. - ... khi nghe con trai anh ta than thở nó đang buồn chán.

....to keep a straight face when people complain about potholes. - ... không nhăn mặt khi nghe thiên hạ than phiền về những "ổ gà".

...to be understanding when a co-worker complains about a bad night's sleep. - ... hiểu khi người bạn đồng nghiệp than phiền về một đêm không ngủ được.

...to be silent when people pray to God for a new car. - ... im lặng khi nghe thiên hạ cầu nguyện với Thượng Đế để có một chiếc xe mới .



...to control his panic when his wife tells him he needs to drive slower. - ... tự chủ khi vợ anh ta bảo anh cần phải lái xe chậm lại.


...to be compassionate when a businessman expresses a fear of flying. - ... cảm thông khi một thương gia tỏ ra sợ hãi khi đi máy bay.



....to keep from laughing when anxious parents say they're afraid to send their kids off to summer camp. - ... tránh không cười khi những bậc cha mẹ lo lắng không dám gởi con đi trại hè



....to keep from ridiculing someone who complains about hot weather. ... tránh không nhạo khi người nào đó than thở về thời tiết nóng bức



....to control his frustration when a colleague gripes about his coffee being cold. - ... kềm chế sự bực bội khi một đồng nghiệp càm ràm ly cà phê của anh bị nguội



....to remain calm when his daughter complains about having to walk the dog. ... giữ bình tĩnh khi con gái anh cằn nhằn vì phải dắt chó đi chơi



.....to be civil to people who complain about their jobs. ... giữ lịch sự khi có người than phiền về công việc của họ.


....to just walk away when someone says they only get two weeks of vacation a year. ... bỏ đi khi có người nói họ chỉ có hai tuần nghỉ lễ


....to be forgiving when someone says how hard it is to have a new baby in the house. ... tha thứ khi ai đó bảo rằng họ khó chịu khi có trẻ con trong nhà


The only thing harder than being a Soldier.. Chỉ có một việc khó khăn hơn làm một người Lính ...

Is loving one. Đó là những thân nhân của họ



And Our Aussie Mates. Always There. Và Những Người Đồng Đội Úc Của Chúng Ta. Luôn Ở Đó .


We "Band of Brothers". Chúng Ta "Những Anh Em Đồng Đội"


PROUD TO BE AN AUSTRALIAN! THẬT ĐÁNG TỰ HÀO LÀ MỘT NGƯỜI ÚC!


Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

EO TÔ NÀ (ALTONA) - QUÊ HƯƠNG VỊ NỮ THỦ TƯỚNG ĐẦU TIÊN ÚC ĐẠI LỢI

Altona một vùng "khỉ ho cò gáy" bỗng dưng được báo chí nhắc đến chỉ vì nó là quê hương của vị nữ Thủ Tướng đầu tiên Úc Đại Lợi . Hãy thử tìm hiểu xem Altona có gì ...

***

Altona là một vùng ngoại ô thành phố Melbourne, thuộc tiểu bang Victoria, Úc Châu, cách trung tâm thành phố 13km về hướng tây-nam.

Dân số:
Năm 1911 - 50 người
Năm 1921 - 694 người
Năm 1947 - 2,847 người ...
Năm 2006 - 9,685 người .

Altona bao gồm vùng dân cư tập trung chính về hướng đông-nam, và vùng công nghiệp về hướng tây bắc, đây là một trong hai bãi tắm biển vùng miền Tây (bãi tắm thứ hai nằm ở Williamstown).

Altona lấy tên từ một phố biển bên Đức. Trước khi người Âu Châu đến, vùng này là nơi cư ngụ của bộ tộc thổ dân Kurung-Jang-Balluk thuộc nhóm Woiwurrung. Dân số của bộ tộc ở vùng này khoảng 40 người khi người Âu Châu đến đây.

Cư dân bắt đầu sống dài hạn ở Altona vào năm 1842, với sự xây dựng trang trại bởi ông Alfred Langhorne. Tên "Altona" xuất hiện lần đầu trên bản đồ vào năm 1861. Tên này được đặt bởi một người Đức tên Taegtow, quê quán ở vùng Altona, Đức quốc. Ông Taegtow tin rằng ông có thể tìm ra mỏ than ở đây, và vào năm 1881 ông đã thành lập công ty Williamstown (Taegtow) Prospecting . Từ năm 1886 nhà cửa và bất động sản ở Altona đã được bán ra thị trường. Năm 1901 chính quyền tiểu bang Victoria đã sở hữu một lò thuốc súng ở vùng miền tây Altona.

Ngày 20 tháng 2 năm 1911, ông Joseph Hammond đã bay chuyến bay dài đầu tiên ở Úc từ vịnh Altona đến Geelong (có lẽ đường Hammond St. ở Altona được đặt theo tên ông).

Khai thác mỏ than đã trở thành nguồn kinh tế chính ở vùng này từ năm 1908 đến 1919, tuy nhiên kỹ nghệ than đá ở đây đã ngưng hoạt động vào cuối năm 1930 khi việc khai thác than đá quy mô được mở ra ở Latrobe Valley (thung lũng nằm về hướng nam thành phố Melbourne, nhà máy phát điện chính cho toàn tiểu bang Victoria được xây dựng ở đây).

Ngày 14 tháng 1 năm 1918, bưu điện đầu tiên được mở ra ở đây.

Sau Thế Chiến Thứ 2, một số lượng lớn di dân đã đổ đến vùng này, họ xuất xứ chính từ Âu Châu và một số từ Trung Đông.

Từ năm 1862 Altona thuộc hội đồng thành phố Werribee, nhưng đến năm 1957, Altona đã có hội đồng thành phố riêng bao gồm Altona North và Altona Meadows, đến năm 1968 trở thành Phố Altona. Năm 1994 dưới thời chính quyền Kennett, Altona đã được nhập vào hội đồng thành phố Hobsons Bay.

Ngày 24 tháng 6 năm 2010, Altona trở thành quê hương của vị nữ Thủ Tướng đầu tiên bà Juia Gillard, là một cư dân vùng Altona, bà là vị Thủ Tướng thứ 27 của nước Úc Đại Lợi.

Làng Nam 07-2010.

PS: Altona cũng là nơi cư ngụ của nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc .

Tài liệu tham khảo:
http://localhero.biz/article/permatitle/history_of_altona,_victoria/
http://en.wikipedia.org/wiki/Altona,_Victoria

*******************

Dưới đây là một bài báo đăng trên tờ The Age ngày 4 tháng 7 năm 2010.

http://www.theage.com.au/opinion/politics/julia-will-bring-refinement-to-lovely-altona-20100703-zuxh.html

Julia will bring refinement to lovely Altona


DAVE O'NEIL
July 4, 2010
The PM will be the making of this secret and misunderstood suburb.
Julia Gillard has done one great thing since she got in to power. And no, it's not settle the mining tax issue or give redheads credibility, which, let's face it, has suffered since the rise of Ronald McDonald.
No, she's put Altona on the map. Who would have ever guessed that this much misunderstood suburb would one day be the home of the prime minister. Altona is going to be for Gillard what Little Rock was for Bill Clinton. Julia from Altona will run off the tongue like Sir Joh from Kingaroy or Bracksy from Williamstown. She will make Altona famous.

And about time because, let's face it, Altona has been famous for not such great things. In just the past month BJ (Before Julia), the two biggest Altona stories were a gas tanker rolling on Kororoit Creek Road and a drive-by shooting between two warring families. If you mentioned Altona, people would think of the refinery or Altona Gate Shopping Centre, which is kind of like a Highpoint wannabe.
But for those of us who know Altona, we knew it was so much more. I stumbled across Altona when I fell asleep on a train once. I lived four stops before it and it was such a nice day I drifted off and woke up in what I thought was the country. I looked out and saw wetlands, the beach, heavy industry and then a railway station called Seaholme. Where was I?
I got off at Altona and wandered down Pier Street, which is classic old-style strip shopping. Then, at the end of the shops, there was a beach! I was an Altona convert and returned with my kids, sitting in Logan Reserve, the park by the seaside where families would gather to take advantage of the sea breeze in summer. Altona was a bit of a secret suburb, like Williamstown without the ice-creams, the crowds and Bracksy.
But now with Julia Gillard, the new Queen of Altona, the crowds are about to turn up. It's only a matter of time before visiting stars like Clive Owen will be seen having a beer and a schnitzel at the Millers Inn. The trendsetters will follow. Sam Newman will tie up his boat on the foreshore, Paul Kelly will write a song about Pier Street, and a new TV series will be set there, featuring young emos and called something like Alt in Altona.
The suburb will become celebrated and Julia will forgo The Lodge and stay in the west. Well, John Howard never really took to Canberra, why should our Julia? The security caravan outside her house will simply have to put on an annexe to house the extra police. Kevin Rudd spent too much time on planes. Gillard will only need a zone one train ticket - zone two if she wants to go to Werribee.
And world leaders will have to come to her. When Barack Obama finally gets here, he'll have to head straight to Altona via the Tullamarine and then the West Gate Bridge. And what a schedule he'll have. First a walk around Cherry Lake to stretch those legs. Then a visit to the Altona miniature railway, but it will have to be the third Sunday of the month, because it's run by volunteers. Then Obama could take a walk along the beach, drop in on the Angling Club and meet eight Maltese guys called Joe. Finally, dinner at the Altona RSL, but stick to schedule as meals are only on between six and eight.
If Obama wants to get all romantic with Michelle, he can park the limo near the refinery and take in the twinkling lights and the burning off towers.
And when this whole Julia thing is all over, which it could be by the end of the year, Altona needs to embrace the Gillard phenomenon to keep its profile up there.
We need signs that read ''Altona, the home of former PM Julia Gillard'' as you enter and leave the suburb. Even a giant Lenin-type statue of Gillard on the promenade (she is from the Left of the Labor Party, so surely she would embrace this idea). It would be a huge bronze monument, with the hair painted red. And over the years, the pigeons would add a white grey tinge to it, ageing the statue like Gillard herself after a time as our Prime Minister.
But Altona thanks you, Julia - you've put it on the map. And if Tony Abbott wants some edge, he should move to St Albans - then he'll be the true underdog.
Dave O'Neil can be heard on Classic Rock 91.5 FM

Thứ Ba, 13 tháng 7, 2010

Đường ra khỏi Basra


Lời giới thiệu,

Có bao nhiêu người trong bao nhiêu gia đình là vợ, chồng, cha, con, ông, bà, cô, chú v.v. đã quyết định vượt biên không chỉ vì chính bản thân mình mà còn nghĩ đến tương lai của những người khác. Khi giai đoạn tỵ nạn vượt biên đã kết thúc, vẫn có những người con, cha, anh, chị, em v.v. âm thầm hy sinh bằng hình thức này hay hình thức khác để kéo gia đình họ ra khỏi địa ngục VN như trường hợp củaTrung Sĩ (Nguyễn Khắc Bình)
Lê Ngọc Bình, thật đáng kính phục lắm thay!

Nguyễn Thị Thảo An là một nữ tác giả mà lời văn đã lột tả được tâm trạng của một đấng nam nhi "da ngựa bọc thây", chưa kể đến những nhận thức & kiến thức rất đáng nể của Bà về văn học, lịch sử, quân sự v.v. gói gém trong một bài viết ngắn nhưng không kém phần hấp dẫn & đầy xúc cảm.

Làng Nam.


Đây là lời của tác giả đăng trên website http://uminhcoc.com/forums/showthread.php?t=116690 ngày 9 tháng 7 năm 2010

Thảo An xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn đã đọc truyện này. Đó đã là phần thưởng vô giá cho người viết.

Nay, xin trả lời thắc mắc cho bạn đọc BMH. Đây là một câu chuyện có thật. T.A. biết được nhân một buổi xem tin tức trên đài truyền hình ABC chanel 2 tường thuật về tang lễ của St. Lê Ngọc Bình. Cảm động và yêu quý tinh thần hy sinh cứu lấy đồng đội của St. Lê Ngọc Bình nên tôi đã viết thành câu truyện theo sự cảm xúc của riêng mình. Đoạn cuối theo sát diễn tiến sự thật khi LNB quyết định hy sinh để cứu lấy đơn vị 400 quân nhân bên trong doanh trại. Những chi tiết khác là do tôi tưởng tượng nếu nhập vai nhân vật và đang ở trên chiến trường thật sự. Điều làm tôi thành kính và xúc động nhất là sự hy sinh của LNB. Dù không phải là người Mỹ, dù anh đi lính với lý do nào đi nữa nhưng đứng trước sự sống còn của 400 sinh mạng con người, anh đã không có một chọn lựa nào khác- thà chết 1 để cứu lấy 400. Trước khi là người Mỹ, Việt, Miên, Lào… thì con người phải là người trước đã. Đôi khi những lằn ranh chủng tộc chỉ còn là những vết mờ, rất mờ trước lằn ranh sinh tử.
Khi viết, vì không liên lạc được với gia đình LNB để xin phép, và cũng tránh trường hợp đụng chạm pháp lý nên tôi trại tên thành NKB. Nay xin đính chính lại cho đúng với nhân vật chính trong truyện là St. Lê Ngọc Bình.
Kính,
nt thảo an
- 09.07.2010

Đường ra khỏi basra


http://damau.org/archives/9298

Nguyễn Thị Thảo An

road out of basra

Kính tặng Sgt. Nguyễn Khắc Bình & gia đình

Khi tôi đặt bàn chân đầu tiên chạm xuống đất Mỹ, tôi đã để ý rất kỹ, cái cảm giác đầu tiên bao giờ cũng vậy, nó gây một ấn tượng sâu sắc lâu dài trong ký ức. Vậy mà trong giây phút đó tôi chỉ ngẩn ngơ một chút, một chút thôi rồi bị đẩy theo dòng người… Cái cảm giác bàng hoàng, sâu sắc nhất phải kể là lúc máy bay cất cánh rời Việt Nam. Khi chiếc máy bay United Airline nhấc mình rời phi đạo, tôi ý thức được mình không còn đặt chân trên mảnh đất quê hương nữa. Tôi lơ lửng, bay cao và bay cao mãi. Đột nhiên tôi có cảm giác xác thân không còn tồn tại, tôi giống như một thứ linh hồn đang lơ lửng rời bỏ trần gian.

Mẹ tôi nói, đặt chân lên đất Mỹ tức là đặt chân lên tới thiên đàng. Cha nói, hãy bám trụ, đừng trở về cái địa ngục này. Tôi hiểu, cha mẹ đang cắt ruột đấy, và tôi cũng đang quặn lòng phải rời bỏ gia đình để đi du học.

“Phải bám trụ.” Ba cái chữ này ám ảnh và mọc rễ trong tâm trí tôi. Nhưng mà làm thế nào để bám trụ? Để được ở lại nước Mỹ, vào quốc tịch, và sau này kéo hết gia đình sang, đó là mục tiêu tối thượng, và cũng là niềm mơ ước của cả gia đình, điều đó thật không dễ. Con đường tắt là kết hôn với người có quốc tịch. Ở ký túc xá, trong lớp, đi shopping, đi làm thêm, hay bất cứ lảo rảo nơi đâu tôi cũng dán mắt vào những đứa con gái. Tôi đoán và xác định mục tiêu, con nhỏ này còn Việt Nam quá, chắc chỉ có thẻ xanh, con nhỏ kia có vẻ Mỹ hóa chắc chắn là có quốc tịch rồi hay nó đẻ ở đây. Tôi bất kể tuổi tác, nhan sắc, trong đầu vẽ ra một cuộc tình chớp nhoáng, mà cái nào cũng kết thúc bằng một buổi lễ tuyên thệ tại sở Di Trú. Nhưng mà thực tế, chưa có lần nào tôi mở miệng làm quen, tôi vẫn đứng đó với một tâm trạng xuôi xị, hèn hèn. Tệ hơn nữa, trước mặt họ, tôi có cảm giác mình là người làm bằng thủy tinh trong suốt, họ nhìn thấy tâm địa bất chánh, những ý đồ đen tối rõ mồn một như một vết mực đen vấy bẩn khắp người. Những thằng du học sinh khác bảo, hãy coi chừng, léng phéng với họ có ngày ăn dao, ăn đạn đấy. Chúng nó bày, muốn ở lại, chỉ có nước kết hôn giả. Kết hôn giả ngốn rất nhiều tiền. Cha mẹ tôi đã phải cầm cố nhà cửa, tài sản duy nhất để lo chuyện du học rồi, đánh chết tôi cũng không dám nghĩ tới tạo một gánh nặng nữa cho gia đình. Một thằng bạn khác bảo, đăng lính đi, phục vụ trong quân ngũ một thời gian vừa được quy chế vào quốc tịch, vừa được học bổng học đại học, nhất cử lưỡng tiện. Chiến tranh Iraq mới bắt đầu, nhu cầu cần lính đang cao. Và tôi, quyết định ngay, mở một con đường máu, vào quân đội để thoát hiểm.

Quyết định vào lính làm mọi người kinh ngạc. Bạn tôi nói, “Đi lính bây giờ là nhảy vô địa ngục.” Tôi cười cười, vò vò cái đầu gần như trọc lóc. Không, tôi chỉ muốn làm một cú “vượt vũ môn” thôi. Tương truyền ngày xưa có một loài cá chép, cứ ba năm thì được vượt vũ môn để hóa thành rồng. Từ dân Việt để trở thành công dân Mỹ cũng giống như đi đầu thai kiếp khác, tôi cần phải “vượt vũ môn” như một con cá chép thật.

Tôi không kể cho ai nghe về thời huấn nhục ở quân trường. Làm thế nào để từ một người dân trở thành một người lính? Nó đã tóm gọn trong hai chữ huấn nhục. Người ta huấn luyện người lính đứng vững trong mọi tình thế, kể cả khi địch bắt, bị tra khảo và chịu nhục hình.

Tôi gửi cho gia đình một tấm hình lễ mãn khóa. Tôi trong bộ quân phục bộ binh, vác súng, qua nhiều tư thế. Mẹ tôi khóc. Mẹ đã vất vả nuôi ba tôi trong tù nhiều năm. Còn cha, tuy là lính trơn nhưng lúc xe tăng T.54 tiến vào Dinh Độc Lập, cha cùng đồng đội còn đang lập chốt làm tuyến phòng thủ ở phía Tây Sài Gòn. Cha bị bắt ngay mặt trận vào giờ thứ 25 nên tù lâu là chuyện thường. Trong thư cha viết, “Cha tôn trọng quyết định của con. Phải nhớ rằng, một ngày làm lính, cả đời là lính. Người lính không sử dụng quân đội như một phương tiện… Khi con có mục tiêu thì phải chiếm cho bằng được.” Kể từ đó, cha không viết về những chuyện đã rồi, thư cha toàn là những trang liệt kê về những ưu điểm của đủ thứ vũ khí các loại, và cách đối phó những tình thế nguy hiểm. Không nói ra, nhưng tôi hiểu cha muốn truyền hết nội lực, tâm huyết cho tôi, không giữ lại một chút gì.Tôi nghĩ, những vũ khí xưa ở chiến trường Việt Nam hiện nằm trong viện bảo tàng. Chiến trường Iraq ở sa mạc, trong lòng núi, ngoài thành phố, chợ búa, và bên vệ đường. Nguy hiểm nhất là những “road bomb”. Nó chỉ là những chất nổ tự tạo, rất đơn sơ, nằm lẫn trong gạch đá, rác rến phế thải ở ven đường. Ở một nơi mà kẻ thù không những chỉ là con người, mà còn là gạch đá, rác rến, cỏ cây thì đó là nơi tối nguy hiểm. Nhưng tôi không nói với cha điều này.

Ra trường một năm đơn vị tôi mới tới phiên qua Iraq. Trước đó, chúng tôi đã được thao tập nhuần nhuyễn về chiến trường mới, thực tập trên các địa hình sa mạc Black Rock (Nevada), leo lên những mỏm núi chót vót ở những vùng thạch sơn kỳ vĩ của Arizona. Mùa Đông chúng tôi len lỏi hành quân trên những rặng núi trắng xóa trên Canada. Hè, chúng tôi xuống Texas, lang thang lạc lối trên sa mạc miền viễn tây, chịu đựng cái nóng và khát cả tuần để tự mưu sinh thoát hiểm. Bộ chỉ huy đơn vị nói, phải biết sinh tồn trong “tủ lạnh” và trên “lò nướng” để khi qua Iraq làm tụi Al- Qaeda “lé” mắt.

Chiến tranh Iraq bắt đầu vào ngày 20 tháng 3 năm 2003 và ngày 1 tháng 5 khi viếng thăm chiến hạm USS-Abraham Lincoln ông Bush tuyên bố chiến tranh chấm dứt. Chính quyền độc tài bị lật đổ, chuẩn bị cho một nền dân chủ đang được tiến hành, mọi đảng phái đều được tham chính thông qua bầu cử. Ngày 13 tháng 12 cùng năm đó, Saddam Hussein bị bắt, hy vọng phục quốc tiêu tan.

Nhưng mà ở Iraq súng vẫn nổ khắp nơi. Từ thành phố đến thôn quê, rừng núi, sa mạc, nhà thờ, trường học, chợ búa, đâu đâu cũng có những ổ kháng cự. Nhỏ thì dăm ba người, lớn lên đến vài trăm. Thoạt trông họ là thường dân, cầm súng lên họ là giặc. Không phải dân Iraq chỉ chống Mỹ, mà xem ra họ chống nhau còn tàn tệ hơn. Quân kháng chiến có thể xả súng bắn vào chợ búa, nhà thờ, trường học, thậm chí đám cưới hay tang lễ.

Khi tôi đặt chân đến Mosul, pháo đài kiên cố nhất của đảng Baath do giáo phái Sunni phe Saddam thì giao tranh vẫn còn ác liệt.

“Sức mấy mới hết chiến tranh.” Thằng Michael Tea, tiểu đội trưởng mới của tôi nói. “Mỹ có rút hết quân thì chiến tranh vẫn còn.”

“Tại sao còn?” Tôi ngạc nhiên.

“Mày tưởng tụi Iraq chỉ có chống Mỹ hả? Tụi nó chống nhau còn dữ hơn chống Mỹ.” Thấy mắt tôi vẫn tròn xoe, nó nói. “Cùng là dân Iraq, gốc Ả Rập, cùng Hồi giáo, nhưng phe Sunni chống phe Shi’a, hai phe này lại cùng chống người Kurd ở miền Bắc, người Kurd lại chống chánh quyền Iraq bất kể phe nào cầm quyền, người Turkman cũng chống chánh quyền Iraq, chống Sunni, chống phe Shi’a, chống người Kurd, người Assyrian Christian chống hết tất cả các phe khác họ.”

“Trời ơi, nhức đầu quá.”

“Tao điên mất.” Mấy thằng trong đơn vị tôi ôm đầu la.

Tôi bình tĩnh hỏi, “Trong các nhóm, nhóm nào đông nhất?”

“Giáo phái Shi’a đông nhất, chiếm gần 60% dân số. Phái Sunni 20% đứng nhì. Thứ ba là người Kurd miền Bắc cũng khoảng 20%. Mấy nhóm còn lại chừng 3%.”

“Dễ ợt. Chỉ cần ổn định các phe phái lớn trước thì các phe nhỏ phải chịu phép thôi. Iraq sẽ thái bình”

Michael Tea cười lớn, “Chuyện đó con nít cũng biết. Nhưng mà làm sao để họ ngồi lại với nhau họa chăng chỉ có Trời mới biết.”

“Nhưng tại sao họ chống nhau?” Thằng Ted hỏi.

“Nguyên nhân bắt nguồn từ Giáo chủ Muhammad. Sinh năm 571, nhưng mãi đến năm 610, bốn mươi mốt tuổi, ngài mới bắt đầu rao giảng kinh Qur’an và thành lập Hồi giáo. Đến năm 632, ngài bị bệnh và nghĩ tới việc truyền ngôi. Bấy giờ, trong hàng tín đồ bắt đầu chia ra hai phe. Một phe theo kiểu cha truyền con nối, Giáo chủ không có con trai nên ủng hộ người con rể tên Ali Abu Talid nối ngôi. Nhưng phe khác cho rằng, Giáo chủ là người thừa sai của Chúa, vậy người đại đệ tử Abu Bakr mới đủ đạo hạnh tiếp tục ngôi vị đó. Cuộc tranh chấp dẫn tới việc Giáo chủ phải ra phán quyết cuối, nhưng cả hai phe đều không chờ được nên xảy ra bạo loạn và khi ấy đã có kẻ ra tay giết Giáo chủ. Từ đó đến nay không thấy ai thắc mắc, điều tra hung thủ đã sát hại Giáo chủ. Người ta bận lo tới việc tranh ngôi. Cho tới bây giờ kể như bất phân thắng bại.”

“Hơn cả ngàn năm trôi qua, Ali và Abu cũng không còn, ai lãnh đạo thì cũng đọc kinh Qur’an thôi, có chi mà tranh chấp.” Tôi nói.

“Đạo Hồi có một tỷ ba dân số khắp thế giới, giáo quy gắt gao, người lãnh đạo quyền hạn hơn Tổng Thống, vua chúa một nước. Chính Ali và Abu chắc cũng không ngờ, nếu biết trước họ đã tận diệt nhau chứ không chịu chia thành hai phe, di họa tới bây giờ.” Michael Tea nói, “Mày không tranh chấp, dễ thua thiệt lắm.”

Tôi vào quân đội, rồi được nhập tịch, tương lai đem cả gia đình sang, nghĩ tới cảnh đoàn tụ, tôi “lời” quá cỡ, thua thiệt chỗ nào. Tôi tiếp tục thắc mắc.

“Vậy giáo phái Sunni của Saddam thuộc dòng nào?”

“Họ là truyền nhân của đại đệ tử Abu Bakr, là thiểu số. Còn phái Ali con rể Muhammad là phái Shi’a thân Iran chiếm đa số.”

“Trời đất!” Tôi kêu lên, “Làm thế nào mà Saddam lấy thiểu số thắng đa số ?”

“Lấy bàn tay sắt.” Michael Tea trả lời tỉnh bơ. “Chính nghĩa, công lý hay gì gì nữa cũng bị đè bẹp thôi. Trong 25 năm, Saddam xử tử cả trăm ngàn người.”

“Ối trời ơi.” Cả tiểu đội kêu lên, thật kinh khủng.

Đêm đó, tôi trằn trọc nghĩ về Saddam. Iraq là một vùng đất cổ, có hai con sông Euphrates và Tigris vắt qua. Nơi đây được mệnh danh là cái nôi của nhân loại, bởi người ta tìm thấy dấu vết con người xưa nhất trái đất ở đây. Vì sống giữa vùng đất được bồi đắp phù sa của hai con sông nên người ta gọi nền văn minh này là nền văn minh Lưỡng Hà. Thời đồ đá, đồ đồng, đồ sắt được dùng làm vũ khí. Các công trình nghệ thuật kiến trúc như thành Babylon, vườn treo sau này trở thành kỳ quan thế giới cũng phát xuất từ đây. Văn hóa phát triển rực rỡ như thế nhưng dân cổ đại Iraq yếu xìu, đánh giặc dở không thể tả. Liên tiếp trải mấy ngàn năm Iraq luôn bị các chủng tộc khác xâm chiếm và cai trị. Iraq chưa bao giờ giành được độc lập, tự vẽ biên giới cho mình. Sau thế chiến thứ nhất, đế chế Ottoman thống trị Trung Đông bị Anh, Pháp, Mỹ đánh bại. Chính người Anh đã vẽ lại bản đồ cho Iraq. Nhưng Saddam và đảng Baath mới giành độc lập cho Iraq từ Anh. Như vậy kể ra Saddam là một anh hùng, chưa chắc là tội nhân. Nghĩ tới đó, không chịu nổi, tôi hỏi Michael. Nó bật cười lớn.

“Ya, ya. Saddam là anh hùng, nhưng là anh hùng của 20% dân số thôi.” Nó nạt tôi, “Ngủ đi. Sống ở đây, khóa miệng lại. Tuyên bố bậy bạ, sáng mai 60% dân số còn lại sẽ giết mày đó.”

Nhưng mà tôi vẫn không tài nào ngủ được. Nếu Saddam là người Shi’a có thể tình thế sẽ khác. Nếu Saddam không độc tài, tình thế sẽ khác. Nếu Saddam không xâm chiếm Kuwait, không mơ làm Thành Cát Tư Hãn thống nhất Ả Rập, tình thế sẽ khác. Và nếu tôi không mất ngủ, tình thế cũng sẽ khác.

Mới mờ sáng, đơn vị tôi nhận lệnh tới Haji Ibrahim. Đây là vùng núi cao nhất Iraq, trên 11 ngàn feet, nằm sát biên giới Iran. Bộ chỉ huy đơn vị nói, những tổ chức người Sunni đang rút về đây, họ sẽ truy quét người Kurd ra khỏi vùng núi để chiếm lấy địa bàn. Nếu để họ chiếm được khu vực này sau rất khó kiểm soát. Đây cũng có thể là con đường vận chuyển vũ khí lậu từ Iran chuyển cho khủng bố. Nhiệm vụ chúng tôi là bảo vệ người Kurd, chận đứng con đường tiếp tế vũ khí từ Iran.

Mặt trời chưa lên, ba phi đội UH-60 Black Hawk bay hàng một luân phiên thả chúng tôi xuống chân núi. Chân vừa chạm đất, chúng tôi vừa lăn vừa chạy. Phải biết biến mình thành một mục tiêu luôn luôn di động. Có thể những tay bắn tỉa của địch đang phục kích đâu đây. Cuộc hành quân bắt đầu từ giữa hai khe núi thấp nhất và tỏa ra những vùng phụ cận. Núi Iraq rừng lơ thơ, cỏ không cao quá gối, nhiều nơi chỉ có toàn đá trọc. Tiểu đoàn trưởng ra lệnh, tất cả tản ra, kiểm soát những hang động trước khi tiến lên núi, chú ý hầm hố và những bãi mìn.

Tiểu đội dàn ngang, ghìm súng chầm chậm tiến lên. Kiểu đội hình này, cha tôi viết, là thế tiến nguy hiểm, vì địch nấp ở đâu đó quạt một tràng là tiểu đội tiêu. Tôi đâm sợ, thằng Michael Tea không có kinh nghiệm, đáng lẽ nên dàn hàng một tiến lên mới đúng. Tôi kêu Michael trong earphone. Nó la, “Nhìn vô ống nhắm, quan sát những điểm đen kìa.” Những điểm đen thường là những cửa hang, lấp bằng vải bạt hay ván tạp. Tôi rùn mình xuống, lò dò tiến. Mắt dán vào ống nhắm và điều chỉnh. Cái ống nhắm này tôi nài nỉ mãi mới được loại 50MM có thể phóng mục tiêu lớn ra từ 3 đến 9 lần, rất rõ. Tôi gắn ống nhắm trên khẩu M4A4 có 2 cò, vì bên dưới còn thêm bộ phận phóng lựu M203, sức công phá mạnh và xa hơn M.79 ở chiến trường Việt Nam. Tiểu đoàn trưởng nói, hành quân 2 ngày, quân trang gọn, nhẹ để dễ leo núi, không quân yểm trợ nếu có tình thế bất ngờ. Nhưng cha tôi viết, nếu đụng trận diễn tiến không lường được, cuộc hành quân có thể kéo dài. Vì vậy, hành trang của tôi nặng trĩu như một cuộc chuyển quân xa hay sắp đụng một trận lớn. Ngoài ra, cái áo khoác tactical vest nhiều túi của tôi nhét đủ thứ, 4 băng đạn dự trữ 1,800 viên, 10 quả M203, dao găm Ka-Bar bén ngót, kính hồng ngoại tuyến ban đêm, một canteen nước, hai phần MRE thức ăn liền, mặt nạ chống hơi gas vì người Kurd đã từng bị Saddam tấn công bằng hơi độc Sarin chết hàng loạt.

Lúc ngồi trên trực thăng, thấy tôi vũ trang đến tận răng, cả đội nhìn tôi như quái vật.

“Ê, mày định một mình tiêu diệt hết một tiểu đoàn hả?” Thằng Ted xỏ ngón tay tìm coi có cái túi nào còn trống trên cái áo vest phồng cứng của tôi.

“Oh! My heroes” Thằng Robert láu lỉnh, giả vờ chắp tay ngưỡng mộ. “Có mày, chắc tụi tao ở không quá.”

Tôi nổi sùng, hất tay tụi nó, nạt. “Kệ tao.” Nhưng mà nhìn lại, tôi thấy mình giống như “Cái Bang Tám Túi” thật. Đem nhiều thứ quá cũng không giống ai. Lần sau tôi sẽ rút kinh nghiệm.

Có một bàn to lớn mò mẫm bóp cái ba-lô sau lưng tôi.

“Trời ơi, nó đem theo mền nữa đây này.” Thằng Ed cười hô hố, “Mày tính định cư trên núi luôn à?”

“Câm miệng.” Tôi quát lên một tiếng, bực tức, thằng này lớ quớ khi xuống đất tôi sẽ đá cho nó một cái để đời. Nhưng mà nhìn lại, nó bự hơn, bàn tay của nó to gấp ba lần tay tôi.

Michael Tea, tiểu đội trưởng, nạt, “Shut up.” Đôi mắt nó rà một lượt, tia nhìn phát ra lửa, chúng tôi nóng ran cả người.

Có tiếng súng M4 “tạch, tạch, tạch… ” ròn rã. “Đụng rồi.” Có tiếng la sau lưng tôi. Cả bọn nằm rạp xuống. Chừng ba mươi giây, Michael ở đằng trước quay đầu ra hiệu, chúng tôi tẻ hai bên, nhường cho hai thằng mang M249 đi giữa, một thằng lui ra sau dự bị. Chúng tôi bò lên, ép sát hai bên, tiến gần cửa động. Chắc chắn có người, tôi thấy tấm bạt rung rinh, nhất định không phải dân, có lẽ tụi Baath đã đi trước một bước.

“Marhaba” Tiểu đội trưởng cầm micro gọi lớn ba, bốn lần, không ai trả lời.

Qua kính nhắm, tôi thấy tấm vải bạt nhúc nhích như có người đứng ngay sau đó. Tôi đặt tay vô cò sẵn sàng, thằng nào lú ra, tôi nả liền. “Tiên hạ thủ vi cường.” Tôi nghĩ, “Thà bắn lầm còn hơn bị bắn chết.” Tôi không muốn chết, nhất là chết ở đây. Mặc kệ ông Bush muốn xây dựng dân chủ hay phát huy tự do gì gì đó, tôi không “ke”. Tụi Iraq có chết khô trên giếng dầu, tôi cũng không “ke”. Tôi chỉ muốn sống để trở về. Để mơ, một ngày nào, cha mẹ em út tôi được đặt chân lên miền đất hứa.

“Hello. Hello. Anybody’s there?” Thằng Michael kêu muốn tắt hơi.

Cửa hang vén khẽ, một nhánh cây ló ra, đầu có cột một miếng vải trắng. Đầu hàng rồi, chúng tôi thở phào, không cần phải nổ súng. Nhưng vì đề cao cảnh giác, biết đâu địch trí trá khó lường, Michael vẫn kêu họ bằng tiếng Ả Rập.

Họ bắt đầu đi ra, dè dặt từng người một. A! tôi nhận ra, đây là dân quân Kurd, họ trang phục khác người Iraq, đàn ông mặc quần phùng (kiểu Thổ), áo sơ mi, đầu quấn khăn xếp, râu tóc ngắn gọn. Tất cả hai mươi bảy người, kể cả bốn đứa trẻ chỉ độ 12,13 tuổi. Trong bộ tộc Kurd, người nào vác nổi súng, người đó là lính, bất kể nam phụ lão ấu.

May quá, người Kurd ở đây, có nghĩa vùng này an toàn. Trong khi tiểu đội liên lạc cấp trên, tôi đi một vòng khảo sát.

Chỉ suy diễn từ cái hang này tôi cũng thấy vấn đề kiểm soát an ninh, hay ngăn chận sự chuyển vận vũ khí qua lại biên giới là một chuyện nan giải. Cửa hang nhỏ, nhưng càng vào trong càng rộng, khuôn viên chính giữa có thể chứa vài ngàn người. Ở giữa động có một hồ nhỏ, nước trong vắt. Họ nói, mùa Xuân tuyết trên núi tan, nước theo khe chảy xuống tích tụ nên hồ, đủ dùng quanh năm. Đàng sau còn có một cửa khác ăn thông, có thể thoát ra bằng vách khác. Cái cửa hậu này không phải do thiên nhiên mà do họ đào phá từ năm này qua năm khác mà thành. Tôi đi vòng lòng xem qua nơi ăn, chốn ở của họ. Có lẽ đây là trạm trú quân của quân du kích nên đồ đạc, bếp núc không có dấu vết đàn bà. Nồi niêu xoong chảo, ấm chén của họ có lẽ toàn là đồ từ thời Adam, Eva, cũ kỹ thấy phát sợ.

Người Kurd có mặt ở Iraq có lẽ từ thời khai thiên lập địa. Họ không phải giống dân Ả rập, không theo đạo Hồi. Sự khác biệt văn hóa, phong tục, ngôn ngữ, trang phục, biến họ thành cái gai trong mắt dân Ả Rập. Trải qua hàng ngàn năm, họ đã bị các chủng tộc, các thời đế chế, vua chúa khắp nơi truy sát. Nhưng mà, với sức chiến đấu dẻo dai, khả năng sinh tồn mạnh mẽ, họ đã trốn chạy liên tiếp từ đời này qua đời khác. Khi bị truy sát ở Iraq, họ bồng bế nhau qua Thổ, khi Thổ đánh đuổi, họ chạy qua Syria, khi bị Syria càn, họ trốn qua Iran, bị Iran đánh, họ lại chạy về Iraq. Họ sống du mục và chạy loanh hoanh khắp biên giới bốn nước. Lịch sử của người Kurd là lịch sử chạy. Cho tới bây giờ họ chưa có điểm dừng chân.

Tôi nghe nói, sau thế chiến thứ I, người Anh ký hiệp ước giúp họ thành lập quốc gia Kurd, thủ đô đáng lẽ là Mosul. Đổi lại, người Kurd ký kết cho Anh khai thác mỏ dầu lớn ở miền Bắc, lãnh địa Kurd. Hiệp định đã ký kết, năm 1927, Anh đã khai thác dầu. Nhưng quốc gia Kurd đến nay vẫn còn nằm trên giấy. Không phải người Anh bội ước mà người Kurd đã bỏ mất cơ hội lập quốc có một không hai. Vì đây là thời gian, Anh cũng đang thành lập Iraq. Do trốn chạy khắp nơi, người Kurd đã bị phân hóa từ đời nào cũng không biết. Khi tiến hành việc thành lập quốc gia, người Kurd ở Thổ thích chính sách của Thổ, người Kurd ở Iran thích theo khuôn mẫu Iran, người Kurd ở Syria thích theo chế độ như Syria, người Kurd ở Iraq lại không thích ý kiến các nhóm khác. Không ai nhường ai. Mấy năm sau, Iraq tuyên bố độc lập, biên giới bao trùm luôn phần đất Kurd. Và người Kurd từ đó lại tiếp tục: Chạy.

Nghe tới đoạn này, tôi cảm thấy buồn. Mong rằng người Việt tỵ nạn khắp nơi Mỹ, Anh, Úc, Pháp, sau này trở về sẽ tránh vết xe đổ như người Kurd.

Tiểu đội ra lệnh tập hợp, chúng tôi trở vào trong hang. Một vòng tròn, nửa là Kurd, nửa Mỹ. Tiểu đoàn mới thả dù một quân nhân thông dịch tới. Người Mỹ sẽ bảo vệ người Kurd, tạm thời vẽ một khu tự trị cho họ. Từ thành phố Tikrit trở lên là khu Cấm Bay, ngoại trừ máy bay Anh Mỹ và Liên Hiệp Quốc. Phía Mỹ sẽ cung cấp khí giới và huấn luyện dân quân Kurd. Đổi lại, Kurd kiểm soát và phát hiện những con đường vận chuyển vũ khí lậu qua biên giới. Vũ khí và toán huấn luyện sẽ tới sau. Nhiệm vụ chúng tôi rời khỏi nơi đây và tiếp tục hành quân sau lưng núi.

Thằng Ted chửi, Robert chửi, Ed cũng chửi, còn tôi chửi… thầm.

“Tại sao họ không để tụi mình ở lại huấn luyện?” Thằng Bob cự nự.

“Đây là lệnh. Chấm hết.” Tiểu đội trưởng kết thúc.

Chúng tôi đi vòng sau lưng núi. Núi này tiếp ngọn núi kia. Màu đá tim tím, phẳng lì, dốc cao thoai thoải. Ba-lô trên vai tôi chĩu xuống, oằn vai. Mới 17:00 tức năm giờ chiều, trời đã nhá nhem. Gió thổi buốt mặt. Chúng tôi dừng lại bên một khe trũng, mấy lùm cây thưa cao quá đầu người, che khuất một cái hang. Tôi mệt đứ đừ. Tựa vào gốc cây, tôi đứng thở dốc. Mấy thằng kia quân trang nhẹ hửng, cũng mướt mồ hôi. Khi thằng Michael chạy tới, nó xua tụi tôi như xua tà.

“Đi, đi vào trong kia kiểm soát trước.” Nó chửi te tát, “Chưa kiểm soát mà đứng đây chơi, tụi bây muốn chôn thây ở đây chắc?”

Cái thằng này có thể lên tới tướng đây. Nó không hề biết thương anh em đồng đội. Mồ hôi người ta mà nó tưởng như nước lã.

Chúng tôi chạy vào trong hang, kiểm soát. Tôi mệt muốn xỉu, từ sáng tới giờ chỉ đi và chạy, chưa có hột cơm nào. Đã vậy, đôi mắt chập chập cứ muốn ríu lại. Nếu gặp địch, tôi cũng phải ngã ra ngủ một giấc cái đã, chuyện đánh đấm tính sau.

May quá, cái hang cạn, không có người. Michael nói, khi nào chắc chắn an toàn mới được nghỉ ngơi, ăn uống. Thằng Ted giỡn, “Sao nó không nói, khi nào bắt được Bin Laden, ăn cơm cũng chưa muộn.”

“Clear.” Thằng Bob từ bên sườn chạy vòng qua nói.

“Clear.” Thằng Tom ở vách sau hay đâu đó cũng la lên trong máy.

“Clear, clear.” Hai ba tiếng nữa của ai đó vọng ra. Tiểu đội trưởng liên lạc với trung tâm hành quân rồi phân công. Chúng tôi đóng chốt ở đây. Một, hai, ba, thằng Michael chỉ tôi, Ed và Ted, ba đứa bây: chốt Một. Rồi nó khoác tay, kéo một đám theo sau, đi đóng chốt Hai. Nhưng mới vài ba bước nó quay lại, chỉ xuống chân núi.

“Đêm nay, tụi bây chia nhau canh giữ hẻm núi phía dưới. Có phát hiện gì báo ngay, không được tự ý hành động.” Nó quay qua tôi, “Còn mày, tối nay, không được làm thơ, không được ngủ.”

Chưa kịp phản đối, nó khóa miệng tôi. “Đây là lệnh.”

“Yes, sir.” Tôi gào lên, tức muốn ói máu.

Ted và Ed bảo, “Ăn cái đã, từ sáng tới giờ tao đói muốn rã ruột.” Tụi nó ăn, tôi kê đầu trên ba-lô ngủ. Có nhiều khi ngủ ngon hơn ăn gấp cả ngàn lần.

Ngủ được ba tiếng, thằng Ted lôi tôi dậy. Đổi phiên. Trời bây giờ tối đen như mực. Tôi có cảm giác bị người ta quẳng vào cái lỗ đen trong vũ trụ. Vừa nằm xuống, thằng Ed, thằng Ted đã ngủ say như chết. Tôi dụi mắt, mắt cay xè. Tôi uống một hớp nước, cũng chưa tỉnh nổi. Bây giờ thiên đường không phải là thành Babylon, không phải là vườn treo Hanging Garden, không phải ở Địa Đàng, hay trên Thiên Đàng, mà là ở trong cái mền bông mềm như nhung, mướt rượt, mượt mà. Tôi đang ước được chui đầu vào đó, đánh một giấc trăm năm.

Tiếng Michael léo nhéo trong máy. Tôi trả lời rồi lôi trong ba-lô một tấm ponchos, một lọ thuốc Alert. Thuốc này uống vào bảo đảm tỉnh như sáo suốt 48 tiếng đồng hồ. Tấm ponchos, tôi trải ra tủ đều cho hai đứa bạn. Đêm trên núi cao, sương xuống lạnh lắm.

Tôi ngồi thu lu trong bóng tối. Một chút sau mắt quen với màn đêm, tôi thấy đêm không đen như tôi tưởng. Trời trong và cao vút, đêm có ngàn sao lấp lánh, một mặt trăng lưỡi liềm chênh chếch hướng Đông. Trăng lưỡi liềm cong vút, bóng nguyệt treo ơ hờ, sắc trăng mờ nhạt lung linh làm đêm trở nên huyền ảo. Không hiểu sao trong tất cả truyện cổ Ả rập người ta chỉ thấy bầu trời và ánh trăng lưỡi liềm. Bây giờ, tôi ngó trăng. Trăng cũng ngó tôi. Mà không, trăng ngó vạn vật. Tôi cũng ngó vạn vật. Đêm thật yên tĩnh. Tôi lắng nghe tiếng gió mơn man vuốt ve lưng núi, tiếng cỏ lao xao, rì rào chen lẫn trong tiếng đập đều đặn của trái tim tôi.

Ba tiếng đồng hồ trôi qua. Tôi ngồi im trong một tư thế gần như bất động. Nhìn xuống khe núi bên dưới, bốn bề vắng tanh. Có ai biết nỗi khổ của một con sói rình mồi? Phải kiên nhẫn lắm. Tôi nhìn vào khe núi như nhìn vào một khoảng không vô định.

Hai giờ sáng. Giờ này là của thằng Ed đây. Nhưng tôi tỉnh táo lắm, cho hai đứa nó ngủ thêm một chút. Bây giờ, trăng chếch về Tây. Đêm Iraq thật huyền diệu, nhưng mà tôi vẫn nhớ một vầng trăng vằng vặc xa tít ở quê nhà.

“Trời xanh, trăng có tự bao giờ?
Ngưng chén, đêm nay hỏi một câu
Người với lên trăng, vin chẳng được
Khi đi, trăng lại mãi theo nhau.”*1

Có phải ánh trăng này từ Việt Nam đã theo tôi tới đây chăng? Còn sao nữa? Sao Hôm, sao Mai đâu? Tôi nhìn trời rồi nhìn điểm “nóng” dưới khe núi. Một vì sao đang rơi trong lùm cỏ. Sao nhấp nháy, nhấp nháy. Thật vô lý. Tôi dụi mắt mình mấy lượt. Quả thật, có một ngôi sao đang rơi trong lùm cỏ. Cái gì đó hả? Tôi chộp khẩu súng, mở kính nhắm, điều chỉnh tầm nhìn. Không phải ánh sao. Điểm sáng là ánh đèn pin đang vẫy qua, vẫy lại. Tôi lấy googles*2 nhìn, đèn tắt. Nghe tiếng lách cách, thằng Ted, thằng Ed đồng nhỏm dậy. Chúng bò lại bên tôi, thì thầm.

“What’s up?” Nó hỏi, “Cái gì vậy?”

Không đợi tôi trả lời, nhanh như cắt, nó chộp súng, quan sát qua ống kính, “Oh, men.”

Tôi gọi máy, báo cáo tình hình. Michael lệnh, theo dõi mục tiêu, khoan nổ súng. Nó báo cáo về Trung Tâm hành quân. Ba thằng tôi xác định tọa độ, theo dõi địch. Có thể đây là tụi vận chuyển vũ khí tiếp tế cho khủng bố. Có một đường hầm hay hang động bí mật nào đó đi ngang qua eo núi này. Có lối vào ắt phải có lối ra. Không biết phía trước núi có ai phát hiện gì không? Không biết số lượng vũ khí là bao nhiêu và số người tham dự đường dây này? Của tổ chức nào?

Mười phút sau, tiểu đội tôi tề tựu. Vì hang động ăn sâu trong núi, không thể tiêu diệt hết nếu chỉ tấn công bên ngoài. Các đơn vị khác cũng đang bao quanh trước và sau núi. Trung Tâm sẽ chi viện một phi đội trực thăng AH-64 Apache để tấn công cả hai cửa hang. Nếu sức kháng cự lớn, trung tâm sẽ gọi các loại F mang bomb bunker*3 yểm trợ sau.

Trong khi chờ đợi chúng tôi di chuyển vào vị trí phối hợp. Mắt tôi không rời mục tiêu. Bên dưới một toán người sắp hàng một, lặng lẽ trước và sau đẩy những thùng sắt to và dài bắt đầu xuất hiện. Chúng tôi nóng ruột. Có thể là những air-missile SA-7B hay SA-14, dễ di chuyển. Cả đoàn khoảng hai mươi người đã bắt đầu đi vào cửa hang. Trời ơi! Không khéo họ sẽ mất hút trong ấy hay cố thủ sẽ khó đây. Cần phải tấn công ngay. Nhiều họng súng chĩa ngay về phía họ.

Trong phút chốc, tiếng máy bay vần vũ ngay trên đầu. Cả chục chiếc đèn cực mạnh sáng rực như ban ngày. Có tiếng loa kêu gọi đầu hàng. Phía địch bỏ chạy tán loạn. Có kẻ chạy thẳng vào hang, có kẻ trở đầu súng chĩa lên bắn máy bay. Những chiếc Apache đảo vòng vòng. Chúng tôi nổ súng bắn địch. Họ buông súng, thân xác ngã vật ra. Tai tôi không nghe thấy gì. Tiếng nổ chát chúa, liên tục. Trên không, máy bay nả những chiếc rocket AGM-114 Hellfire bay liệng vô hang. Ầm. Ầm. Những tiếng nổ lớn, mặt đất rung rinh, lửa vụt sáng chóe và những luồng khói đen bốc lên cuồn cuộn. Tôi xoay nòng súng bắn như điên vào những lùm bụi gần cửa hang. Không thể để chúng bắn tỉa máy bay vì họ đang bay rất thấp.

Khi trận công phá kết thúc, tôi đi xuống dưới coi. Xác địch ngổn ngang, không biết tên nào do tôi bắn chết. Những kẻ này mặt mũi bình thường, nhưng giờ đã là những cái xác vô tri. Nếu sống, có thể có một ngày nào đó dám tôi mời hắn uống café trên đường phố Baghdad. Xem chán, tôi vào hang động, nhưng bị chận lại. Người ta đang đưa những chuyên viên vũ khí tới đây. Cũng có thể có mìn hay chất nổ tự hủy đã được gài sẵn.

Đơn vị tôi được lệnh trở về, tuy cuộc hành quân vẫn còn tiếp diễn. Về sau quân đội phải khóa kín biên giới Iran, Syria ngăn chận vũ khí đổ vào Iraq.

Từ mùa Xuân năm 2004, tổ chức Al-Qaeda với Musab-al-Zarqawi, dân quân vũ trang Mahdi của phái Shi’a, phe giáo sĩ Al- Sadr, tổ chức tấn công dữ dội khắp nơi. Trong đó Musab al-Zarqawi là tên khủng bố kinh hoàng nhất. Hắn dùng kiểu hành hình thời thượng cổ, lấy lưỡi gươm Sinbab chặt đầu tất cả các con tin ngoại quốc để áp lực Mỹ rút quân vô điều kiện. Các nạn nhân trước khi chết đều sợ hãi. Nhưng những người chưa bị bắt, chưa bị chặt đầu, chưa sợ. Thế giới Hồi giáo khắp nơi cũng phản đối. Al-Zarqawi bôi nhọ Hồi giáo. Hồi giáo không man rợ như Zarqawi. Phải chống Mỹ kiểu khác. Lực lượng vũ trang Sunni tổ chức phản công mạnh mẽ ở Fallujah bắt đầu tháng 3 năm 2004, giết bốn nhân viên an ninh cung cấp lương thực của tổ chức Blackwater. Họ cột bốn cái xác vào một chiếc xe, diễu lê khắp phố phường Iraq. Chủ ý răn đe buộc Mỹ rút quân. Nhưng cách đó thất bại. Người ta nhìn thấy tổ chức Sunni dã man, cần phải tiêu diệt. Trận đánh đẫm máu với Sunni là trận 46 ngày đêm ở Fallujah. Người Mỹ so sánh với trận Mậu Thân Huế năm 1968. Mỹ mất 95 binh sĩ, và địch bỏ lại 1,350 xác chết đủ mọi sắc tộc như Chechnyan, Iran, Syrian,… Ả Rập,…… Sau tháng 11 năm 2004 trở đi, tình hình có vẻ lắng xuống.

Người Iraq xoay qua chống Mỹ theo kiểu khác: Kiểu Việt Nam. Trong chiến tranh Việt Nam, người Mỹ “thua” không phải trên mặt trận quân sự, mà “thua” trên mặt trận tâm lý. Chiến tranh tâm lý mở rộng. Phong trào phản chiến, những vụ Mỹ Lai được khai thác triệt để. Các tổ chức chống Mỹ, tổ chức nhân quyền đua nhau tố cáo những vụ vi phạm nhân quyền. Nổi tiếng nhất là cô Lynndie England và anh lính Charles Graner của trại tù Abu-Ghraib. Bức hình nổi tiếng tình tứ nhất của họ là bức hình lột truồng sáu người tù và bắt họ chồng chéo nhau xếp thành hình Kim Tự Tháp. Thế giới phẫn nộ, người Mỹ phẫn nộ, lính Mỹ phẫn nộ, chính quyền Mỹ rất phẫn nộ, nhưng tôi không… phẫn nộ. Tôi nghi, cặp tình nhân này điên ư? Họ không biết hành động vậy là vi phạm nhân quyền, vi phạm quân kỷ à? Tù như chơi. Họ biết, nhưng vẫn làm. Và ai là người đang đứng chụp hình cho họ đấy? Một nhân vật thứ ba. Rõ ràng đây là một vụ vi phạm nhân quyền có dự mưu. Cặp Lynndie và Charles đã lãnh bao nhiêu tiền? Khác với vụ Mỹ Lai, tòa án quân sự Mỹ làm rùm beng chuyện này. Họ xử nặng và tuyên bố sẽ lôi hết các vụ vi phạm nhân quyền ra công lý.

Cuối năm 2005, chúng tôi được lệnh điều về miền Nam. Mười lăm ngàn quân nhân canh giữ an ninh cho các thùng phiếu. Tất cả các tổ chức, giáo phái, phe phía chủng tộc, ghét Mỹ hay thân Mỹ đều được mời tham chính. Tất cả do người dân quyết định bằng lá phiếu. Ông Bush tin, với cách này, mọi người đều có mặt trong chính quyền, người dân sẽ quyết định chính thể của họ. Chúng tôi nghĩ, ông Bush lầm. Mọi phe nhóm đều không có ý định hợp tác tham chính, mỗi một phe đều muốn giành lấy độc quyền cai trị và tiêu diệt đối lập. Họ muốn dùng bàn tay sắt như Saddam. Họ chống Mỹ vì Mỹ không để điều đó xảy ra.

Sau bầu cử, người Iraq mở những mặt trận mới. Họ tiêu diệt nhau tận tình. Người Sunni xả súng bắn vào chợ búa người Shi’a, 65 người chết. Người Shi’a ném bom vào đám cưới Sunni, 124 người chết. Người Sectarian (không biết từ đâu tới) đánh bom vào thánh đường Al-Askari của người Shi’a ở Samarra, 165 người chết. Người Sunni lái xe bom lao thẳng vào lãnh địa Sadr giết chết 215 người. Con số người chết tăng đều như người ta nhân các giải độc đắc lotto hàng tuần. Đây chỉ là khúc dạo đầu cho một cuộc nội chiến tương lai.

Đầu năm 2007, ông Bush tuyên bố tăng quân, tăng chi cho cuộc chiến Iraq. Mặc, trong khi người ta phản chiến khắp nơi. Tình hình Iraq không thể ổn định, nhưng cũng không thể rút quân. Tiến thoái lưỡng nan. Mỹ rút, một cuộc nội chiến chắc chắn sẽ xảy ra. Tàn khốc còn hơn thời Saddam và chiến tranh hiện tại. Người Iraq giết người Iraq. Và mọi tội lỗi sẽ đổ lên đầu người Mỹ.

Giấc mơ ổn định Iraq giống như chuyện nằm mơ ban ngày. Mọi hận thù sắc tộc, tôn giáo gì đó là những mối thù truyền kiếp có thể sẽ kéo dài cho tới ngày tận thế. Đồng minh các nước lục tục rút quân về. Người Anh cũng bắt đầu giảm quân ở căn cứ Basra.

Tiểu đoàn tôi được lệnh di chuyển từ Samarra tới Basra. Khi ngang qua Baghdad chúng tôi được viếng thủ đô, thăm thắng cảnh trong 48 giờ. Nhiều người không đi, họ ở lại trong đơn vị, chỉ ra ngoài khi có nhiệm vụ. Baghdad là tụ điểm của khủng bố, phá hoại, bắt cóc, của “road bomb” và “tự sát”. Bởi đây là nơi gây nhiều tiếng vang, lấy thành tích dễ nhất. Nhưng cơ hội ngàn năm một thuở, tiểu đội tôi quyết định ra ngoài. Viếng thăm xứ Ngàn Lẻ Một Đêm là điều tối ư cần thiết.

Chúng tôi mặc thường phục, lận súng ngắn, máy định vị, rồi ra đường. Baghdad lớn lắm, người đông, có con sông Tigris bắc ngang chia thành hai khu vực. Thủ đô đầy nhà cửa dinh thự, kiến trúc cổ công phu rất đẹp, khu dân cư tầm thường đơn giản, và đường sá xây dựng rất cẩu thả. Những người trẻ mặc âu phục, đa số trung niên người già ăn vận theo truyền thống. Đàn ông mặc thawbs (áo dài chấm chân), đội mũ kufiyah (mũ úp) hoặc gutra (khăn trùm) có egals (vòng vải quấn quanh đầu). Đàn bà mặc abaya (áo đen trùm kín thân người), đầu quấn khăn choàng lớn.

Bỗng dưng, thằng Ted hỏi đố, “Thằng nào thấy đứa con gái Iraq đi giày cao gót đầu tiên, tao tặng $100 dollars.”

Cả bọn xôn xao, cười như Tết. Giải thưởng hấp dẫn đây. Nhưng làm sao kiếm ra. Bọn tôi chúi mắt vào chân tụi con gái. Thật đáng kinh ngạc. Lòng vòng nãy giờ, thấy hơn trăm đứa, chẳng có mạng nào mang giày cao gót cả. Mà đàn bà đẹp là nhờ giày cao gót. Giày cao gót làm dáng đi yểu điệu, mảnh mai. Bây giờ tôi chợt hiểu ra, trông con gái Iraq không có nét dịu dàng, mềm mại là bởi tướng đi chắc nịch, hơi giống tướng đàn ông. Đã vậy, khăn áo kín mít, trông như những con quạ di động, chẳng có gì hấp dẫn. Vòng qua nhiều đường phố, cả thành phố chỉ có một loại cây duy nhất là cây Chà là. Chúng tôi lẩn quẩn khắp nơi, đường phố Iraq rất dễ lạc, nhà cửa cây cối các nơi đều giống nhau. Chiến tranh, khủng bố, bom nổ làm khắp nơi tiêu điều. Iraq ít có nhà hàng, quán xá, café… như các thành phố khác. Tiếp xúc người dân ở đây cũng đáng ngại. Họ sợ bị nghi ngờ, bị trả thù. Chúng tôi cũng sợ hỏi trúng những người ôm bom tự sát.

Chúng tôi quyết định trở về khu trung tâm, viếng dinh Saddam. Nghe nói, Saddam cũng chán đàn bà trùm chăn, trong dinh treo toàn hình Marilyn Monroe vén váy. Nhưng mà Saddam có tới 23 cái dinh, luân phiên ngủ mỗi ngày, vậy cái nào mới có hình các kiều nữ Hollywood khỏa thân, ở truồng.

“Mày tưởng Saddam có dành một cái dinh để tu chắc?”

Cả bọn cười sằng sặc.

Chúng tôi quay lại con sông Tigris, băng qua cầu. Tại đầu cầu này, năm đó, khi tiến vào Baghdad, sư đoàn 3 đã dừng lại mấy ngày chờ lệnh. Người ta đợi một sự thỏa thuận buông súng của lực lượng Vệ binh Fedayeen trung thành với Saddam, để tránh những tổn thất nhân mạng không đáng có. Lúc đó Baghdad có tin đồn, Mỹ hết đạn. Một số tay súng lập lô cốt phòng thủ ngay trên đường phố, dùng AK-47 chống xe tăng M1Abrams. Trong chiến tranh đôi lúc cũng khiến người ta chết vì những tin đồn nhảm nhí như thế.

anah_minaret

Bốn mươi tám giờ ở Baghdad qua mau, đơn vị gấp rút chuyển quân xuống Basra. Cách 55 dặm về phía Nam Baghdad là thành Babylon. Đoàn quân xa chầm chậm qua khu vực này. Thành Babylon cổ xưa, rộng tới mười cây số vuông, nơi cách đây gần ba ngàn năm người ta đã xây dựng đền đài cung điện cao ngất để lên trời. Năm 1258, Hốt Tất Liệt đã dẫn đại quân Mông Cổ đánh chiếm một nửa Châu Âu, rồi tràn qua Iraq. Lịch sử ghi, người Mông Cổ đi tới đâu, cái gì không cướp được là phá hủy. Kinh sách không đọc được đều bị đốt, kể cả những thứ về kiến trúc, y học, thiên văn. Ngọn lửa đốt cháy thành Babylon và tất cả sách vở hơn ba tháng mới tắt. Dân trong thành cũng chết sạch. Người Mông Cổ đã tiêu hủy cả một nền văn minh cổ xưa, phát triển rực rỡ nhất của loài người. Bây giờ, gạch đá ngổn ngang, phế tích tang thương, khiến chúng tôi không khỏi ngậm ngùi.

“Ôi, bên bờ sông Euphrates
Thành Babylon đổ nát
Mà ta còn ngồi đây
Đàn đã lỡ lên dây
Kẻ thù còn bắt hát,
Ngợi ca về Zion
Làm sao ta hát được
Bài ca trên đất lạ…”
(Psalm 137)

Nhưng mà, đáng lẽ người Iraq phải thù Mông Cổ mới đúng. Đằng này, họ đi thù Mỹ. Tôi nghĩ, có thể bắt đầu do một sự hiểu lầm nào đó. Năm 1927, khi người Anh phát hiện mỏ dầu ở Kirkuk, lần đầu tiên khoan giếng, một tai nạn khủng khiếp đã xảy ra. Dầu bắn mạnh và phun cao như một thứ nham thạch vọt ra từ trong miệng núi lửa. Ngọn cao tới 15 mét, dầu tràn như lũ lụt. Chỉ cần một que diêm cả thành phố sẽ ra tro. Sau chín ngày, người Anh mới dập tắt được ngọn lửa. Mặc dù đó là một tai nạn, nhưng người Iraq vẫn ngờ, đó là một đòn dằn mặt. Chớ có tự ý khai thác dầu. Kỹ thuật khoan dầu, xưa nay vẫn được giữ kín như một thứ bí mật quốc phòng.

Đoàn quân xa theo quốc lộ chạy thẳng xuống Basra. Chúng tôi vượt qua nhiều khúc sông, hồ và đầm lầy. Nơi đây là bình nguyên trù phú nhất của Iraq, nhưng đất đai không màu mỡ. Cỏ lún phún thưa, gần đầm có lau sậy, có nơi có những hàng Chà là rợp bóng như hàng dừa của Bến Tre. Vùng cằn cỗi vậy mà là cái nôi của con người ư? Thủy tổ của loài người, dấu tích ông Abraham đã từng sinh sống nơi đây. Vùng đất nghèo dân khó, nông dân ở đây đi xuồng thô, ở lều vải, chẳng có ai cất nổi một căn nhà.

Bây giờ là tháng Sáu, trời vào Hè. Nhiệt độ 120F, Iraq trở thành một cái lò nướng khổng lồ. Nóng rát mặt, rộp da. Chúng tôi băng qua một khu sa mạc. Gió bắt đầu nổi lên. Bộ chỉ huy báo động, khoảng một tiếng nữa sẽ có bão. Bão sa mạc đến bất ngờ và qua cũng trong chớp mắt. Chúng tôi dừng lại và chờ đợi. Những tấm bạt, lều, ponchos được trưng dụng tối đa. Chúng tôi phủ lên những vũ khí, đạn dược và bịt chặt các nòng súng. Cá nhân đeo mặt nạ, và chui vào xe trú ẩn. Hơn một tiếng sau, bão rú. Tiếng gió rít như xé lụa tận trên cao, rồi bão ầm ầm xô tới. Một con sóng màu vàng cuồn cuộn cuốn tung đất cát ngùn ngụt lăn qua sa mạc. Chúng tôi khum đầu xuống, đất cát đổ xuống mình lộp độp nghe như tiếng mưa rào. Khi trời im bão, chúng tôi đứng lên, rũ cát, nhìn ra xa. Mặt đất như mới thay da, một màu cát mới tinh khôi trải dài ngút tận chân trời.

Cách Basra hơn 46 dặm, chúng tôi dừng lại nghỉ. Lính đua nhau nhẩy ào ào xuống, chạy vào làng. Đây là Al-Qurnah, Vườn Địa Đàng của Adam và Eva, thủy tổ của loài người. Tất cả kinh thánh viết, trong vườn Địa Đàng đầy cây trái và bát ngát hương hoa, duy chỉ có mỗi một thứ Trái Cấm của cây Tree of Life là không ăn được. Ai ăn Trái Cấm sẽ bị đuổi ra vườn Địa Đàng, tự trồng trọt để nuôi thân, rồi sẽ già và chết. Nhưng Eva hàng ngày nhìn quả Cấm trên cây và thắc mắc. Satan dụ dỗ, Chúa cấm ăn vì ăn Trái Cấm con người sẽ thông minh như Chúa, sẽ làm được những điều Chúa muốn làm. Eva cắn ngay một miếng và nàng dành một trái cho Adam. Ăn xong, khi đến trước Chúa, lần đầu tiên Adam bỗng mắc cỡ vì thấy mình lõa lồ. Chúa biết hai người đã phạm điều cấm nên đày họ ra khỏi vườn Địa Đàng…

Bây giờ, tôi cũng muốn chạy tới xem cây Tree of Life, bằng cách này hay cách khác, tôi sẽ trộm cắn một Trái Cấm. Xin Chúa hãy đày tôi ra khỏi Vườn Địa Đàng hay nói đúng hơn đày tôi ra khỏi Iraq, tránh xa cuộc chiến này. Tôi chưa muốn chết, nhất là chết ở một đất nước không có dây mơ rễ má nào với tôi. Nhưng khi vào làng, tôi thấy một đám đông chùm nhum chờ đợi để chụp hình dưới cây Tree of Life. Một gốc cây sù sì không có lá, đang giơ những cành khô hiểm hóc nổi bật dưới trời xanh.

Tháng 7 năm 2007, 441 lính Anh thuộc nhóm Danish rời Basra. Đây có lẽ là nhóm thứ chín rời trại. Những chiếc trực thăng bốc họ rời căn cứ. Tôi ngó lên bầu trời nhìn cho tới lúc dấu trực thăng mất dạng. Tôi thèm có một ngày tôi cũng bay bổng để ra khỏi vùng đất Basra.

Chúng tôi đóng quân gần căn cứ Anh. Nơi này là ngoại ô bảo vệ Basra, bảo vệ các giếng dầu và hệ thống dẫn xuất, hệ thống khí đốt quan trọng của Iraq. Ngoại trừ thủ đô, đây là thành phố lớn nhất Iraq, dân số một triệu rưỡi. Basra còn nhiều ngành hóa học, công nghiệp khác. Chỉ nói về dầu, Iraq đã cung cấp 20% năng lượng cho thế giới. Trong cuộc chiến với Iran năm 1980, do lượng định sai, Iraq đã bất ngờ tấn công và bao vây nhiều làng mạc Iran, tiêu diệt hàng trăm binh sĩ. Nhưng sau đó Iran tập trung lực lượng phản công, đánh thẳng vào Basra, giết chết hàng ngàn lính Iraq, phá hủy hệ thống dẫn dầu của Basra. Tuy vậy, Saddam vẫn tuyên bố chiến thắng. Để bù đắp chiến phí và thiệt hại chiến tranh, Saddam quyết định cần phải nâng cao giá dầu gấp bốn, năm lần. Thế giới phải trả giá cho những sai lầm của Iraq. Nhưng Kuwait, một quốc gia kề cận Basra vẫn bán dầu với giá rẻ. Saddam lên án Kuwait phá giá dầu. Hơn nữa mỏ dầu Kuwait có một phần nằm dưới lòng đất Iraq. Năm 1990, Iraq xua quân xâm chiếm Kuwait. Cả thế giới nổi giận. Mỹ và đồng minh đánh vào Iraq. Trước khi rút quân, Saddam ra lệnh đổ hàng triệu thùng dầu xuống vịnh Persian và đốt 700 giếng dầu của Kuwait. Đầu năm 2003, để tử thủ Basra, Saddam cũng ra lệnh quấn mìn dầy đặc chung quanh 400 giếng dầu của Basra. Nhưng người Mỹ mua dầu bằng dollars, họ không bao giờ đi đốt tiền, dù là tiền của người khác. Mỹ bao vây giếng dầu, lính Iraq cũng không thể uống dầu để chiến đấu. Họ lục tục theo nhau kéo cờ trắng.

Chiến tranh kéo dài đến mệt mỏi. Để áp lực nước Mỹ rút quân, khối Ả Rập dùng đủ mọi cách tăng giá dầu. Thế giới bắt đầu bước vào thời kỳ khủng hoảng năng lượng. Giá dầu nhích dần. Chính phủ mới của Iraq đã thỏa thuận ký hiệp khai thác dầu với Mỹ, Anh, Trung Quốc.

Ước mơ kết thúc cuộc chiến là ước mơ chung của tất cả mọi người. Hơn thế nữa, nó là nỗi hy vọng lớn nhất của những người lính, nhiều khi còn vui hơn niềm vui chiến thắng.

Ngày 10 tháng 9 Tư lệnh chiến trường Iraq General David Petraeus tuyên bố, Hè năm tới sẽ rút 30,000 quân số. Ông Bush cũng hứa, cho phép 5,700 quân nhân từ các đơn vị được về đón Giáng Sinh. Chao ơi! Chúng tôi nhẩy cỡn vì sung sướng. Niềm vui như được ngồi trên một tấm thảm thần của xứ sở Aladin bay lượn ra khỏi nơi đây.

“Kỳ này về, tao sẽ đi học trở lại.” Thằng Ted nói, nó vào lính để được hưởng học bổng toàn phần.

“Tao sẽ ứng cử nghị viên thành phố.” Michael Tea, đúng là con nhà nòi, ba nó là Thượng nghị sĩ.

“Tao sẽ lấy vợ và đẻ một chục con.” Edward tuyên bố thẳng thừng.

Tụi tôi hè nhau thụi nó. “Ê, mày muốn quân đội phá sản vì đám con của mày à?” Ed cười hô hố.

“Còn mày?” Tụi nó quay qua tôi.

“Ước mơ lớn nhất của tao là được nhập quốc tịch, rồi bảo trợ gia đình sang.” Tôi cười ngượng nghịu.

Cả bọn vỗ vai tôi, “Ô! Chuyện nhỏ.” Chúng nó cười khuyến khích, “ Mày sẽ được như ý.”

Hôm sau, đúng vào ngày thứ Sáu, tiểu đội nhận lệnh trực. Tiểu đội trưởng huấn thị, theo báo cáo Bộ chỉ huy tuy cường độ khủng bố giảm nhẹ, nhưng số thương vong do các vụ tấn công vào mục tiêu dân sự vẫn còn nhiều. Ở Baghdad 265 người, Kirkuk 450 người,… Dự báo, khắp nơi sắp có nội chiến.

Tôi mặc kệ nội chiến. Cứ giết nhau đi. Saddam này chết, sẽ có một Saddam khác lên thay. Còn tôi sẽ rời khỏi nơi đây, bằng cách này hay cách khác.

Chúng tôi bốn thằng, hai thằng trên lô cốt, hai thằng ở ngay cổng. Vai đeo súng, mắt nhắm ra xa, chúng tôi rảo bước trước doanh trại. Đi lính, tôi ghét nhất là đi tuần và canh gác. Nhiệm vụ chán chết người. Mà trong phim mấy thằng lính gác đều là mấy thằng chết trước.

oil refinery in iraq

Hai tiếng đồng hồ trôi qua. Trời ơi, khát. Uống bao nhiêu đi nữa, nước cũng bốc thành hơi trong bụng.Tôi nhìn qua thằng Ted, mặt mày nó khô khốc, đôi môi rộp, da đỏ bừng. Tôi tưởng tượng, chỉ cần bật tí lửa nó sẽ bốc cháy như cây đuốc sống. Nhìn nó, tôi thông cảm được tâm trạng người lính Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam. Tại sao tôi lại đổ mồ hôi và máu tại chiến trường này? Vì lý tưởng tự do dân chủ ư? Hai phần ba thế giới không có dân chủ, đâu phải chỉ mỗi mình Iraq? Vì Saddam độc tài, sở hữu vũ khí giết người hàng loạt à? Mỗi một nước thuộc thế giới thứ ba đều có một thằng lãnh đạo độc tài như thế. Hay vì dầu hỏa? Phong trào phản chiến ở tại nước Mỹ lên án, chính phủ đem sinh mạng người lính đi bảo vệ túi tiền cho các hãng dầu. Nhưng muốn ký kết hiệp ước khai thác dầu, hay hạ giá dầu có nhiều cách, không nhất thiết phải mở một cuộc chiến. Tổn phí cuộc chiến Vùng Vịnh lần I, sáu tuần lễ, ngốn hết 61 tỷ dollars, buôn bán dầu hỏa đâu giàu mau thế; chiến tranh Vùng Vịnh lần II trong 5 năm tiêu hết 577 tỷ. Thế giới nói, người Mỹ đánh giặc theo kiểu con nhà giàu. Nhưng trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ keo kiệt đến mức độ kinh tởm. Mỹ chi 111 tỷ cho cuộc chiến 20 năm. Lấy 111 tỷ chia cho 20, mỗi năm 5 tỷ rưỡi. Và trong thời kỳ cuối, quốc hội Mỹ đã từ chối 300 triệu dollars viện trợ để cứu lấy đồng minh.

Trưa đúng Ngọ, mặt trời đang đứng ở đỉnh đầu. Tôi đứng tỳ tay vào thành cổng, ôm chặt khẩu M4A4, đây là loại tối tân nhất, chỉ thiếu bộ phận hồng ngoại tuyến IRIS như đội đặc nhiệm. Còn cha tôi, và những người lính miền Nam chỉ được dùng loại M1 Garant hay Carbine, bắn từng phát để chống với AK-47 tối tân, hiện đại nhất Liên Xô. Dùng xe tăng M41, thiết vận xa M113 để dàn trận đánh nhau với T.54 của địch. Ví như người ta dúi cho lính miền Nam một con dao cùn trong trận tử chiến. Mãi đến sau Tết Mậu Thân, miền Nam mới được tiếp viện giới hạn M.16 và chiến xa M.48. Nhưng, đã quá muộn.

Người ta ví, chiến tranh Việt Nam là nơi tiêu thụ vũ khí thừa từ thế chiến thứ II, cứu các xưởng vũ khí Mỹ bị thua lỗ. Chiến tranh Iraq là nơi thử nghiệm những thứ vũ khí mới. Và những người lính miền Nam chết trong tay đồng minh nhiều hơn trong tay địch.

Ôi! Việt Nam. Ôi cha ơi! Những người tù sau chiến tranh bị đày đi chém tre, đẵn gỗ trên ngàn và bỏ xác trên núi rừng xa lạ.

Nước mắt tôi rơi, trái tim tôi vỡ.

“Khát quá.” Tiếng thằng Ted khàn đục. “Nước đâu?”

Nó chụp chai nước suối của thằng Ed quăng xuống, chuyền cho tôi một chai.

Không. Tôi không khát. Nước ở đây này. Nước mắt tôi rơi như mưa, và tôi đang nhấm từng giọt mằn mặn trên môi như người ta nhấm rượu.

Từ xa, một chiếc xe vận tải xuất hiện. Thằng Ted chộp ống nhìn, quan sát. Nó nói, xe giao sữa. Nó lui vào trong, ra sau cổng, lấy máy rà mìn. Tôi cũng ngó qua ống nhìn. Xe chạy băng băng. Tôi nhận ra, thằng lái xe là Abu gì đó, tôi quên mất. Nó vẫn thường giao sữa mỗi thứ Hai, thứ Năm. Nhưng hôm nay là thứ Sáu mà. Ngày thứ Sáu người Hồi giáo đồng loạt nghỉ, không có ai làm việc vào ngày này. Tôi dán mắt vào ống nhìn. “Trời ơi!” Tôi kêu lên, gần đến cổng, mà nó xả hết tốc lực.

“Xe bomb.” Tôi thất thanh kêu. Không còn kịp nữa, tôi lao ra về phía trước, đưa khẩu súng nhắm. Trong trại, đơn vị đang ăn trưa, hơn 400 lính đang ngồi đầy trong đó. Nếu bắn, thật nguy hiểm. Có thể tôi bị thương hoặc sẽ chết. Bắn thằng Abu, xe vẫn lao tới. Không suy nghĩ nữa, tôi quyết định trong nháy mắt.

Tôi bóp cò phóng lựu bên dưới khẩu M4, một quả M203 bắn vọt ra như hỏa tiễn, đâm ngay thùng xe. Tôi nhìn thấy một đường khói còn chưa tan hẳn. Một tiếng nổ kinh hồn rung chuyển mặt đất. Lô cốt rung rinh. Cát và đá mịt mù. Mà lạ quá, bỗng nhiên tôi thấy mình nhẹ hửng, bay lên, bay lên cao. Tôi nhìn xuống. Ôi, thân xác tôi kia. Tôi nằm bất động. Những mảnh kim loại cắm đầy người. Chiếc xe bomb nát như tương. Thằng Abu mất xác.

Khi cả đơn vị chạy ra, tiếng xe cứu thương kêu inh ỏi. Họ khiêng xác tôi lên. Cả tiểu đội khóc cuống cuồng.

“Còn nước còn tát.” Michael đập đập tay vô xe cứu thương.

“Hãy cứu nó đi.” Tụi nó gào lên, chạy theo xe.

“Cứu cái gì?” Tôi la lên, nhưng chúng không nghe. “Tao ở đây nè.”

Bây giờ, thế giới hai nơi. Tôi bắt đầu mơ màng chìm trong giấc ngủ. Đâu đây văng vẳng bài hát tôi yêu.

“… Trả súng đạn này. Ôi, sạch nợ sông núi rồi
Tôi trở về quê, trở về quê tìm tuổi thơ mất, năm nao… ” *4

Cuối cùng thì tôi cũng tìm được con đường ra khỏi Basra.

Nov. 10/2008
NTTA

palms in basra

________________________________________________________________________

*1 Bài Nâng Chén Hỏi Trăng thơ Lý Bạch

*2 Kính đêm có tia hồng ngoại

*3 Bom phá hầm, hang động

*4 Bài hát Một mai giã từ vũ khí.

Ghi chú của tác giả: Tang lễ Sgt. Nguyễn Khắc Bình được tổ chức trọng thể với sự hiện diện của các đại diện đơn vị, đoàn thể địa phương, các cơ quan truyền thông và thứ trưởng Bộ Quốc Phòng (trên truyền hình ABC, BCS… ) Để tri ân sự hy sinh của Sgt. Nguyễn Khắc Bình, Bộ Quốc Phòng đã hoàn thành tâm nguyện NKB, bảo trợ nguyên cả gia đình anh sang Mỹ. Tôi viết truyện này với sự thành kính và xúc động trước tấm gương và tinh thần hy sinh của người lính Việt Nam chiến đấu dưới lá cờ Mỹ.

**********************

Dưới đây là tiểu sử của Trung Sĩ Lê Ngọc Bình trích từ website http://fairfaxasianamericans.community.officelive.com

Vietnamese American Binh N. Le of Alexandria, Virginia was 20 years old when he was killed on December 3, 2004 in the Anbar province of Iraq. He was a Corporal in the Marines -- 5th Battalion, 10th Marine Regiment, 2nd Marine Division and his unit's base was in Camp Lejeune, North Carolina.

On February 10, 2005, Senate Joint Resolution No. 503 was offered celebrating the life of Corporal Binh Le.

WHEREAS, United States Marine Corporal Binh Le, a resident of Fairfax County, was killed in action on December 3, 2004; and

WHEREAS, a 2002 graduate of Edison High School in Fairfax County, where he was active with the Junior ROTC, Binh Le joined the United States Marine Corps shortly after graduation; and

WHEREAS, Binh Le hoped that his service in the Marine Corps would gain him United States citizenship and allow him to bring his birth parents, who gave him up for adoption, from Vietnam to the United States; and

WHEREAS, Corporal Binh Le was assigned to the 5th Battalion, 10th Marine Regiment and was serving his second tour of duty in Iraq, having volunteered to return following his first tour as an artilleryman during the 2003 invasion; and

WHEREAS, Corporal Binh Le, with fellow Marine Corporal Matthew Wyatt of Illinois, was at a forward operating base in Al Anbar Province, Iraq, when a water truck carrying 500 pounds of explosives approached the camp; and

WHEREAS, Corporal Binh Le and Corporal Wyatt were both killed by the suicide bomber while defending the camp and saving the lives of fellow Marines; and

WHEREAS, on January 27, 2005, Corporal Binh Le was posthumously awarded United States citizenship in a ceremony at the Navy Annex in Arlington;

The Senate, with the House of Delegates concurring, then resolved that the General Assembly note with great sadness the loss of a courageous and patriotic Virginian, Corporal Binh Le – and that the resolution should be presented to his family as an expression of the high regard for his memory by the citizens of Virginia.

On January 27, 2005, a citizenship ceremony was held for Binh Le in which a letter from his commanding officer, Captain Christopher J. Curtain, was read. “His final act of bravery saved the lives of others. I will be forever grateful for his heroism.” Binh Le grabbed his rifle when the truck packed with explosives attacked his military post on December 3, 2004. He had run to a position to fire on the driver and hold back the vehicle when it exploded. His commanding officer recommended him for a Silver Star.

Binh Ngoc Le was 4 when he was adopted by Hau Luu and Thanh Le, his aunt and uncle. They immigrated to America in 1991 when he was seven years old and he was raised in the Alexandria section of Fairfax County. He visited his birth parents twice, once after he graduated from Fairfax’s Edison High School in 2002. Binh Le grew up a typical American teenager, a member of the Junior ROTC and active in Lorton’s Gunston Bible Church. He played in a series of bands with young members of his church. Drums were his passion, but he also had a talent for the keyboards and trumpet.



Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2010

BÀ HÀNG XÓM - TÂN THỦ TƯỚNG


BÀ HÀNG XÓM - TÂN THỦ TƯỚNG


Tiểu mỗ thường chỉ biết "dựa cột mà nghe" về chuyện chính trường ở xứ Úc thòi lòi này, vì thứ nhất có biết gì đâu mà dám "thưa thốt", thứ nhì ở chỗ làm của tiểu mỗ lắm lúc cũng "chính trị chính em" lắm lắm nên về nhà không muốn theo dõi mấy cái chuyện chính trị mắc công lại tốn vài viên thuốc Panadol. Tuy nhiên đùng một cái bà "hàng xóm" nhảy lên làm Thủ Tướng, mà lại là nữ Thủ Tướng đầu tiên của xứ Úc làm náo động cả chính trường. Bởi thế tiểu mỗ không thể không tò mò nhòm ngó xem chuyện gì xảy ra ở cái xóm lao động miền Tây Melbourne này.

Khi nói đến miền Tây Melbourne có lẽ ai cũng biết đây là "xóm lao động" từ đời nảo đời nao. Dân Việt mình nếu ai chân ướt chân ráo hay vì công việc làm ăn thì còn ở lại xóm này, bằng không khi thiên hạ đã có chút của ăn của để ai cũng dần dần chuyển qua các xóm khá hơn như ở gần trung tâm Melbourne, miền Đông hoặc cận Đông Nam chẳng hạn.

Miền Tây Melbourne được xếp vào hạng xóm lao động bởi vì bao nhiêu hãng xưởng cái chi ô nhiễm nhất đều được tập trung về vùng này, chưa kể đường xá, phương tiện công cộng, trường học v.v. thì không thể so sánh với những vùng khác. Nếu ai đã từng sống ở miền Tây này cứ thử một đêm rời nhà lái xe đi một vòng miền Tây từ Sunshine, Braybrook, chạy sang Brooklyn, Altona, Hopper Crossing v.v. nếu quý vị mà không ngửi được mùi ô nhiễm xả ra từ các nhà máy hãng xưởng thì đó mới là chuyện lạ.

Tiểu mỗ được một số người bạn bản xứ kể cho nghe, lúc trước bao nhiêu vị tai to mặt lớn ở tiểu bang đều xuất thân từ vùng miền Đông và các vùng khá giả khác, nên họ đã quy hoạch cho bao nhiêu hãng xưởng nằm ở miền Tây. Đường thoát cống lớn nhất cho cả thành phố Melbourne cũng được thiết kế sang miền viễn Tây (Werribee cách trung tâm Melbourne chừng 30km). Vùng Werribee lúc trước nhà cửa rẻ "như bèo" mãi đến gần đây bỗng dưng có di dân từ châu Phi & Ấn Độ ào ạt đổ sang nên giá nhà ở đây mới tăng lên vùn vụt. Có một anh bạn chỉ cho tiểu mỗ thêm cho một điểm "phong thủy" lý thú đó là, dân sống ở miền Đông sáng lái xe đi làm mặt Trời ở sau lưng, chiều lái xe về mặt Trời cũng ở sau lưng . Ngược lại với dân miền Tây sáng chiều gì cũng bị mặt Trời chiếu thẳng vào mặt khi lái xe, mỗi ngày nếu không chịu cảnh "một nắng hai sương" thì cũng phải chịu "hai nắng" dài dài.

Kể sơ như thế để bà con các nơi khác hiểu lý do mần răng mà vùng này được mệnh danh là xóm lao động (working class). Giới thiệu xóm lao động tưởng thế đã đủ, bây chừ tiểu mỗ xin đưa bà con đi một vòng để thăm một vài nhân vật chính trường trong xóm lao động.

Cựu nữ thủ hiến đầu tiên Victoria bà Joan Kirner, và ông cựu thủ hiến Steve Bracks đều là dân Williamstown (vùng này có thể gọi là hạng sang bên miền Tây). Bà cựu bộ trưởng giao thông (chức vụ cuối cùng) Victoria, Lynne Kosky là dân ở Werribee, nhưng những nhân vật này cũng chỉ nằm ở chính trường tiểu bang Victoria chỉ có bà Julia Gillard ở Altona là nhân vật chính trường liên bang và là người nắm chức vụ cao nhất so với các nhân vật chính trị khác ở xóm lao động.

Ông cựu thủ hiến Steve Bracks đã hồ hởi phát biểu: "Tôi rất tin vào khả năng được bầu làm thủ tướng của Bà (Julia) trong kỳ bầu cử sắp tới - I am very confident of her prospects of being re-elected in the next election".

Bà dân biểu Jill Hennessy cũng là dân Altona nói rằng dân trong xóm lao động miền Tây hết sức hãnh diện về bà tân Thủ Tướng: "Thật là tuyệt vời khi vị nữ Thủ Tướng đầu tiên của chúng ta lại xuất thân từ miền Tây - It is terrific that our first female Prime Minister comes from the western suburbs".

Bà cựu Bộ trưởng Lynne Kosky cũng là bạn thân của bà tân Thủ Tướng nói : "Julia sẽ làm tốt công việc (Thủ tướng), bà ta là một người tuyệt vời, bà ta rất thông minh nhưng cũng rất cẩn trọng và chu đáo, bà là một người ăn nói tuyệt vời - Julia will do a fantastic job, she is a wonderful person, she is very intelligent but very considerate and thoughtful and she is a great communicator."

Bà Kirner cựu Thủ Hiến Victoria nói:"Tôi nghĩ có một nữ Thủ Tướng đầu tiên xuất thân từ tiểu bang Victoria và một nữ Thủ Hiến đầu tiên từ vùng miền Tây, đó là một thông điệp gởi đến các bạn trẻ nữ nam ở đây rằng bạn có thể trở thành những gì bạn muốn - I think having the first female Prime Minister from Victoria and the first female Premier from the West says to young women and young men here, you can be what you want to be".

Ông Tony Abbott mấy hôm nay tuyên bố với báo chí là ông & Đảng Tự Do của ông sẽ thắng một kỳ bầu cử ngọan muc. Nhưng cứ nhìn vào nước Úc hiện đang có một bà Tổng Toàn Quyền Quentin Bryce, hai bà Thủ Hiến, 27 bà Thượng Nghị Sĩ, và 41 bà Dân Biểu Quốc Hội lại thêm bà tân Thủ Tướng thì phải nói là "âm" của Úc đang cực thịnh. Bởi thế ông Tony cũng phải coi chừng ...

Riêng phần tiểu mỗ, khi sảy ra vụ lật đổ chính quyền ông Rudd và thấy ông phải rơi lệ khi nói lời từ giã, tiểu mỗ không khỏi cảm thấy bất nhẫn. Nhưng khi theo dõi tin tức và nhất là nghe được một nguồn tin "nội bộ" tiết lộ lý do mần răng mà Ông cựu Thủ Tướng bị hạ bệ, tiểu mỗ nghe cũng xui lòng & phần vì bà tân Thủ Tướng là "hàng xóm" nên kỳ này tiểu mỗ quyết định sẽ bỏ phiếu cho Bà ta.

Xóm Lao Động 07-2010.
Làng Nam.

.