Câu chuyện ra biển ...
Một hôm có chú chim bay đến đậu trên thành giếng. Một chú ếch già sống lâu năm dưới đáy giếng nhìn lên thấy chú chim & hỏi:
- Anh từ đâu đến?
Chú chim trả lời:
- Từ biển vào.
Chú ếch già hỏi tiếp:
- Thế biển có lớn không?
Cuộc đàm thoại tiếp tục:
- Lớn lắm!
- Cỡ bằng một phần tư cái giếng này không?
- Lớn hơn nhiều.
- Chẳng lẽ biển lớn bằng nửa cái giếng?
- Lớn hơn nữa.
- Thế chẳng lý biển lớn bằng nguyên cái giếng này?
- Biển lớn vô cùng.
Chú ếch vẫn một mực không tin nên yêu cầu:
- Anh có thể đưa tôi ra biển để tôi xem được không?
Chú chim bằng lòng đưa ếch ra biển, khi ra đến biển chú ếch đã quá kinh hoàng đến nỗi nó nổ tung ra từng mảnh ...
Trích DVD giảng kinh của Ni Sư Trí Hải
Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011
Cần thận trọng khi tập Judo
Cần thận trọng khi tập Judo
Judo, môn thể thao nguy hiểm - Ảnh: Reuters |
Judo là môn võ truyền thống, niềm tự hào của người dân Nhật. Ít ai có thể nghĩ rằng đây là môn võ nguy hiểm. Trung bình ở Nhật, mỗi năm có 4 trẻ nhỏ bị chết trong khi luyện tập môn võ Judo. Đó là kết quả cuộc điều tra đang gây lo ngại cho các gia đình người Nhật, nhất là ngay năm 2012 tới đây, môn võ truyền thống này sẽ được đưa vào phổ cập bắt buộc trong trường trung học cơ sở ở đất nước mặt trời mọc.
Ông Yoshihiro Murakawa có một đứa cháu 12 tuổi bị chết vì những bài tập môn võ Judo, tỏ ra lo ngại về dự án trên của chính phủ. Hồi đầu năm ngoái, ông đã đứng ra thành lập một hiệp hội quy tụ các gia đình có các nạn nhân bị tai nạn khi tập luyện môn Judo. Hiệp hội của ông đã yêu cầu chính phủ phải đưa ra các quy định an toàn cụ thể cho các lớp học Judo. Ông Murakawa cho biết « nhiều huấn luyện viên không biết làm gì trong trường hợp tai nạn nghiêm trọng xảy ra ». Ông cũng chỉ trích các huấn luyện viên đã không để cho các học sinh được phục hồi thể lực cần thiết.
Một trường hợp khác, bà mẹ của cậu bé có têm Koji tố cáo, con bà bị bệnh hen phế quản và theo tập ở một lớp học Judo của trường tại Shinga. Nhưng một ngày tháng bảy năm 2009, Koji đã bị ngất vì liên tục phải thi đấu đối kháng với huấn luyện viên và những đứa trẻ lớn hơn, mặc dù rõ ràng cháu đã quá mệt. Cậu bé bị rơi vào hôn mê và chết sau đó một tháng.
Ông Ryo Uchida, giáo sư đại học Aichi đã thống kê được rằng từ năm 1983, ít nhất đã có 110 môn sinh Judo trẻ tuổi bị chết trong khi luyện tập. Ông nhận thấy trong môn thể thao này, các trường hợp tử vong do các bài tập kỹ thuật đặc biệt cao.
Báo chí Nhật đưa tin, trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến 2010, đã có 13 em nhỏ bị chết như vậy và trường hợp gần đây nhất là của một em nhỏ 6 tuổi xảy ra hồi tháng 11 năm ngoái. Những con số như vậy đã báo động các gia đình, bởi vì chính phủ dự tính từ năm 2012 sẽ đưa môn võ này vào trường trung học cơ sở như một môn học bắt buộc, không chỉ cho nam mà cả nữ sinh.
Gia đình nhà Yasuhiko et Kobayashi cũng có cậu con út 15 tuổi bị tổn thương não nặng khi tập luyện Judo. Họ đã lên án chính quyền không chịu mở các cuộc điều tra về những tai nạn xảy ra thường xuyên trong luyện tập môn võ này.
Theo giáo sư Uchida, điều nghiêm trọng là các giáo sinh môn Judo còn cho rằng « các vết thương chẳng may hay trường hợp tử vong trong luyện tập là đáng tiếc nhưng không thể tránh khỏi ». Ông Murakawa đã lên án cái mà ông gọi là một thứ văn hóa « quân phiệt » của môn Judo chỉ có đấm và đá lại là môn giáo dục cho giới trẻ. Ông cho biết những đứa trẻ vì sợ bị đánh nên phải nghe lời huấn luyện viên và không thể có quyền đòi hỏi nghỉ ngơi gì hết.
Nhìn ra bên ngoài nước Nhật, Pháp là nước có số người tập luyện môn Judo đông nhất thế giới, với 600 000 môn sinh đăng ký trong đó 75% dưới 14 tuổi. Tuy nhiên chủ tịch Liên đoàn Judo Pháp, Jean-Luc Rougé cho biết chưa hề nghe thấy có trường hợp tử vong nào trong các câu lạc bộ Judo ở Pháp. Liên đoàn Judo Nhật chỉ thừa nhận trong khoảng từ năm 2003 đến 2009, có 56 trường hợp tai nạn nghiêm trọng, trong đó có những trường hợp tử vong. Mới đây, Liên đoàn đã công bố các quy định về an toàn đồng thời khẳng định sẽ cùng các chuyên gia y học nghiên cứu các nguy cơ gây chấn thương ở vùng đầu trong khi luyện tập môn thể thao này.
(Theo http://www.viet.rfi.fr)
Một trường hợp khác, bà mẹ của cậu bé có têm Koji tố cáo, con bà bị bệnh hen phế quản và theo tập ở một lớp học Judo của trường tại Shinga. Nhưng một ngày tháng bảy năm 2009, Koji đã bị ngất vì liên tục phải thi đấu đối kháng với huấn luyện viên và những đứa trẻ lớn hơn, mặc dù rõ ràng cháu đã quá mệt. Cậu bé bị rơi vào hôn mê và chết sau đó một tháng.
Ông Ryo Uchida, giáo sư đại học Aichi đã thống kê được rằng từ năm 1983, ít nhất đã có 110 môn sinh Judo trẻ tuổi bị chết trong khi luyện tập. Ông nhận thấy trong môn thể thao này, các trường hợp tử vong do các bài tập kỹ thuật đặc biệt cao.
Báo chí Nhật đưa tin, trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến 2010, đã có 13 em nhỏ bị chết như vậy và trường hợp gần đây nhất là của một em nhỏ 6 tuổi xảy ra hồi tháng 11 năm ngoái. Những con số như vậy đã báo động các gia đình, bởi vì chính phủ dự tính từ năm 2012 sẽ đưa môn võ này vào trường trung học cơ sở như một môn học bắt buộc, không chỉ cho nam mà cả nữ sinh.
Gia đình nhà Yasuhiko et Kobayashi cũng có cậu con út 15 tuổi bị tổn thương não nặng khi tập luyện Judo. Họ đã lên án chính quyền không chịu mở các cuộc điều tra về những tai nạn xảy ra thường xuyên trong luyện tập môn võ này.
Theo giáo sư Uchida, điều nghiêm trọng là các giáo sinh môn Judo còn cho rằng « các vết thương chẳng may hay trường hợp tử vong trong luyện tập là đáng tiếc nhưng không thể tránh khỏi ». Ông Murakawa đã lên án cái mà ông gọi là một thứ văn hóa « quân phiệt » của môn Judo chỉ có đấm và đá lại là môn giáo dục cho giới trẻ. Ông cho biết những đứa trẻ vì sợ bị đánh nên phải nghe lời huấn luyện viên và không thể có quyền đòi hỏi nghỉ ngơi gì hết.
Nhìn ra bên ngoài nước Nhật, Pháp là nước có số người tập luyện môn Judo đông nhất thế giới, với 600 000 môn sinh đăng ký trong đó 75% dưới 14 tuổi. Tuy nhiên chủ tịch Liên đoàn Judo Pháp, Jean-Luc Rougé cho biết chưa hề nghe thấy có trường hợp tử vong nào trong các câu lạc bộ Judo ở Pháp. Liên đoàn Judo Nhật chỉ thừa nhận trong khoảng từ năm 2003 đến 2009, có 56 trường hợp tai nạn nghiêm trọng, trong đó có những trường hợp tử vong. Mới đây, Liên đoàn đã công bố các quy định về an toàn đồng thời khẳng định sẽ cùng các chuyên gia y học nghiên cứu các nguy cơ gây chấn thương ở vùng đầu trong khi luyện tập môn thể thao này.
Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011
Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011
Nỗi Đau Tuổi Già
Nỗi Đau Tuổi Già
Ở đây, chúng ta không bàn chuyện đau nhức, cao máu, tiểu đường...nữa, vì đã có quá nhiều vị bác sĩ quan tâm tới tuổi già trên đất Mỹ này. Những loại đau trên đã có thuốc và có chính phủ Mỹ trả tiền, nhưng có những thứ đau khác không có thuốc chữa và cũng không ai kê vai gánh vác giùm.
Báo OC Register thứ sáu tuần trước có đăng tin một ông già bị người ta đem bỏ trước cổng một ngôi chùa ở thành phố Westminster. Ông lặng lẽ ngồi trước hiên chùa suốt ngày. Cảnh sát đến mang ông vào bệnh viện tâm thần. Ông không có trong người bất cứ một thứ giấy tờ nào để biết được ông là ai, ở đâu. Ông không nói một lời nào, chỉ biết lặng lẽ, đôi khi cười một mình như một người mất trí. Ông là một người châu Á, Việt Nam cũng chưa chừng, như vậy ông không phải sinh ra ở đây, hay từ trên trời rơi xuống như cô bé Maika trong một tập phim Tiệp Khắc. Vậy là có người chở ông tới và bỏ ông lại đây, không ai ngoài con cái hay thân thích của ông. Lâu nay thỉnh thoảng người ta thấy có những thiếu phụ sinh con rồi đem con bỏ vào thùng rác, nhưng chưa thấy ai đem cha mẹ vứt bỏ ngoài đường. Ông già chỉ cười vu vơ, trí nhớ của ông đã suy kiệt, nếu không ông sẽ đau khổ biết chừng nào?
Trước đây người ta kể chuyện có người chở bà mẹ già bỏ ở cây xăng, tôi không tin, tưởng là chuyện đùa, nhưng bây giờ thực sự lại có người “ đem cha bỏ chùa ”.
Cũng lại câu chuyện của một người già. Tháng trước, trong một dịp đưa người thân đi Việt Nam, tại quầy vé China Airline ở phi trường Los Angeles tôi đã chứng kiến một cảnh khá đau lòng. Trong khi mọi người đang xếp hàng trình vé, cân hàng thì một bà cụ người Việt cứ loay hoay lúng túng trước quầy vé với các thứ giấy tờ vương vãi, bề bộn trên sàn nhà. Bà ngồi bệt xuống đất hết móc túi này đến túi nọ, vẻ mặt lo lắng.ï Một nhân viên an ninh phi trường thấy tôi cũng là người Á Đông, ngỏ ý muốn tôi lên giúp bà cụ. Nhân viên quầy vé cho biết bà có vé máy bay, một visa nhập cảnh Việt Nam nhưng không có passport hay thẻ xanh. Tôi giúp bà moi từ đống giấy tờ ra chỉ thấy một cái hộ chiếu của Việt Nam cấp cách đây mười mấy năm khi bà đến Mỹ đã hết hạn và một cái ID của bà do tiểu bang Florida cấp. Bà mới từ Florida đến phi trường Los mấy giờ trước đây một mình và trình giấy tờ để lên máy bay đi Việt Nam.
Cuối cùng, bà cũng lên được máy bay, nhưng bà sẽ không bao giờ có thể trở lại Florida nữa vì trong tay bà không có passport của Hoa Kỳ, không thẻ xanh, không “entry permit”. Đây là trường hợp một bà mẹ già, quê mùa bị con cái “mời khéo” về Việt Nam. Tội nghiệp cho bà đã ngồi trên máy bay năm sáu tiếng đồng hồ để đến phi trường LAX, sắp tiếp tục chặng đường về Việt Nam nhưng không biết là mình không thể trở lại Mỹ và lòng bất nhân của con cái. Hình ảnh bà già này cứ ám ảnh tôi mãi. Bà vụng về, quê mùa, có lẽ cũng chẳng giúp ích được gì cho con cái mà chỉ thêm gánh nặng. Thôi để cho bà đi, khi biết mình không trở lại Mỹ được thì chuyện đã rồi. Tuổi bà có nằm lại trên quê hương cũng phải, sống chẳng giúp ích gì được cho ai, chết ở đây bao nhiêu thứ tốn kém.
Hai vợ chồng sang Mỹ từ hai mươi năm nay, đi làm nuôi con, mua được căn nhà đã pay off. Khi các con đã có gia đình ra riêng thì ít năm sau ông cụ cũng qua đời. Thấy mẹ hiu quạnh trong một căn nhà khá 1ớn, mà giá nhà đang lên, các con bàn với mẹ bán nhà đi rồi về ở với các con. Bà mẹ bán nhà, thương con chia đều cho mỗi đứa một ít, còn dăm nghìn dắt lưng, rồi về ở với con. Bà không biết lái xe, không biết chữ nghĩa, cũng không biết trông cháu làm home work, nên cha mẹ chúng phải nhờ người đưa đón. Bà thích nấu ăn, gói bánh, kho cá, nhưng sợ nhà hôi hám, con cái không cho. Lúc đầu thì chẳng sao, lâu dần mẹ thành gánh nặng. Buổi chiều, đứa con gái xô cửa trở về nhà, thấy mẹ đang gồi xem TV, nó hất hàm hỏi: -“Có hiểu gì không mà thấy má ngồi coi suốt ngày vậy?” Có lúc chuông điện thoại reo, đứa con nhấc máy, bên kia không biết ai hỏi gì, trước mặt bà già, nó trả lời nhát gừng:-“Bả đi khỏi rồi!”
Một bà mẹ khác, ở chung nhà với một đứa con nhưng nhờ một đứa con khác đưa đi bác sĩ. Xong việc, nó đưa mẹ về rồi lẹ lẹ dọt xe đi làm. Bà già vào tới cửa, móc túi mãi không tìm ra cái chìa khóa nhà. Bà không có chìa khóa, không cell phone, cũng không có tiếng Anh, sợ sệt không dám gõ cửa hàng xóm. Bà ngồi đó, trên bục cửa cho tới chiều, khi đứa con ở chung nhà đi làm về, thì bà đã kiệt sức vì khô nước, phân và nước tiểu đầy mình.
Đời xưa, người ta kể chuyện trong một gia đình, có hai vợ chồngï đối xử với ông cha già đã run rẩy của mình tệ bạc, cho cha ăn trong cái “mủng dừa”. Một hôm hai vợ chồng đi làm về thấy đứa con nhỏ của mình đang hì hục đẽo một cái gáo như thế, được cha mẹ hỏi, nó “thành thật khai báo” rằng “để dành cho cha mẹ lúc về già”.
Đâu phải ai nuôi con cũng nghĩ tới lòng cha mẹ, cũng như nhớ chuyện “trồng đậu có đậu, trồng dưa có dưa”.
Nguồn Internet (không rõ tác giả)
BÀ MẸ QUÊ
BÀ MẸ QUÊ
Có nhiều cách gọi về song thân tùy theo địa phương, nhưng ở quê tôi, một vùng thuộc tỉnh Kiến An, Hải Phòng thì con gọi bố mẹ là thầy bu, vì thế tôi xin giữ hai danh từ này cho bài viết về mẹ tôi, một bà mẹ quê.
Thầy tôi qua đời ngày 15 tháng Giêng năm 1947, hưởng dương 41 tuổi! Ông cụ mất đi khoảng sau 2 tháng bị bệnh mà thuở ấy người vùng quê chỉ biết gọi là bệnh “thương hàn”(?). Những ngày thầy tôi lâm trọng bệnh và khi các con tiễn chân ông cụ ra cánh đồng thì nay tôi không còn nhớ gì nữa! Kỷ niệm duy nhất còn sót lại trong đầu tôi là khi ông cụ tháo vai cày ra khỏi cổ con trâu rồi đưa sợi dây thừng cho tôi dẫn nó đi ăn, đang gặm cỏ, khi đến bên bờ hồ trước cửa nhà thờ thì nó nhào xuống nước, ngước mũi lên thở phì phò, còn tôi, một thằng bé chăn trâu mới 6 tuổi, không thể kéo nó lên được nên tôi đành buông dây thừng, đứng trên bờ mà khóc vì sợ con trâu sẽ chết đuối.
Nhưng với bu tôi, một bà mẹ quê, thì tôi nhớ nhiều, nhưng chưa một lần nhắc lại những kỷ niệm này với anh chị em và con cháu. Khi thầy tôi mất thì bu tôi mới 43 tuổi với một nách bẩy đứa con, tất cả cùng sống trong căn nhà tranh vách đất ba gian hai trái, một mảnh vườn với dăm ba sào ruộng thuộc làng Cựu Viên, tỉnh Kiến An,thành phố Hải Phòng, và chỉ cách hai nơi này chừng hơn 3 cây số.
Một hình ảnh tuy đã hơn 60 năm rồi mà tôi vẫn còn như đang thấy trước mắt, đó là cảnh vào lúc hoàng hôn, bu tôi đứng ở góc vườn, hướng ra nghĩa trang mà kêu tên thầy tôi trong tiếng nấc sau khi đã chôn cất thầy tôi xong.
Bu tôi cả ngày phải chân lấm tay bùn với ruộng lúa vườn rau, mỗi buổi chiều về, sau khi thổi cơm cho con, nấu cám cho lợn (heo) xong thì mặt trời đã lặn, giữa lúc tranh tối tranh sáng, bà lẳng lặng ra góc vườn, lúc thì ngồi ngắt đọt khoai lang, khi thì đứng hái lá chè mà thút thít khóc trong khi các con không hay biết.
Một buổi chiều tối, khi chim đã về tổ, tôi leo lên cây cau ở góc vườn để bắt ổ chim sáo đen khi nghe chim con “chíp chíp” mà tôi đã rình từ lâu, tôi thất kinh suýt rơi xuống đất khi bất chợt thấy bóng đen đứng khóc góc vườn. Nhưng tôi hoàn hồn ngay khi nhận ra giải khăn tang trắng vấn trên đầu, hai đuôi khăn chạy dọc sống lưng của bu tôi, tôi vội tụt xuống định chạy vào nhà, nhưng rồi khựng lại, ngồi thụp xuống bên gốc cây cau vì nghe tiếng bu tôi khóc:
“Ối ông ơi! Trời đã tối rồi! Ông đi đâu mà sao không về ăn cơm uống nước với các con ông ơi!” .
Tuy tuổi lên 6, tuổi nghịch ngợm của trẻ nhà quê không biết sợ ma nhưng tôi rùng mình nổi gai ốc khi nghe bu tôi kêu lên như thế. Bà khóc trong nấc nghẹn, cố kềm trong họng không cho ra tiếng vì sợ các con nghe được, chắc bà cam chịu đau khổ thương nhớ một mình, không đành chia nỗi buồn với các con. Các anh chị em chúng tôi không ai hay biết việc này, vì sau một ngày quần quật với công việc ruộng lúa vồng khoai thì tất cả đã mệt nhoài, mọi người đi nghỉ sớm để sáng mai, khi gà vừa gáy và tiếng chuông nhà thờ “bính-boong” lúc 5 giờ sáng là đã phải dậy để chuẩn bị ra đồng.
Riêng mình tôi biết bu tôi khóc, tôi chẳng nói cho ai hay, nhưng tiếng khóc của mẹ xoáy vào đầu tuổi thơ khiến tôi cứ đứng sau hè nhìn bu tôi rũ xuống như tàu lá chuối héo, nghe bà nấc nghẹn mà ứa nước mắt theo. Nhiều khi tôi thấy bà vịn cành chè rồi sức nặng của khổ đau kéo cành chè gẫy xuống! Một chiều tối, tôi nghe tiếng nói bên kia vườn, cách bụi tre, vẳng sang:
_ Mẹ Quán sao cứ khóc mãi thế! Hãy để cho Quán nó yên nghỉ.
Đó là tiếng của cụ Dưỡng, chú của thầy tôi, chắc cụ cũng sót ruột vì tiếng khóc mỗi chiều tối ngoài góc vườn. Bu tôi là cháu dâu nên phải vâng lời chú, từ đó bu tôi không đứng khóc ngoài góc vườn nữa. Nhưng nỗi sầu vì nấm mồ chôn chồng chưa xanh cỏ thì làm sao vơi nên nước mắt tiếp tục rơi cùng những tiếng nấc nghẹn trong góc bếp giữa đêm khuya.
Mùa Đông tháng giá, tiết trời khá lạnh ở vùng quê với căn nhà lá có nhiều khe hở để gió lùa vào, anh em tôi nằm ổ rơm, đắp chiếu, kín đầu thì hở đuôi và ngược lại kín chân thì thò đầu, cái lạnh đêm khuya lại thêm dạ dày trống đúng với câu châm ngôn “bụng đói cật rét” nên giấc ngủ chập chờn. Nửa đêm về sáng, khi gà vửa gáy, tôi thức giấc thấy ánh lửa từ nhà bếp hắt lên, tôi bò dậy và mon men tới để sưởi cho ấm thì thấy bu tôi ngồi nấu cám heo, một tay cầm que, tay kia nắm mớ rơm đẩy vào tiếp cho lửa cháy, bóng mẹ tôi in lên vách bếp, ngả nghiêng theo ánh lửa bập bùng. Đêm khuya, thấy con thức dậy bò xuống bếp thì bà mẹ biết con đang thiếu cái gì. Vừa trông thấy tôi, bà vội kéo vạt áo lau nước mắt, rồi nói:
_ Đói hả? Ngồi xuống đây sưởi cho ấm rồi bu nướng cho con củ khoai.
Bếp nhà quê đun bằng rơm rạ nên có tiếng nổ lép-bép làm bắn ra những tia lửa tựa pháo bông và kéo theo tro bụi phủ lên người ngồi nấu. Bu tôi đứng dậy khẽ phủi tro trên tấm khăn tang trắng rồi lấy củ khoai lang ở cái thúng treo sau lưng vùi vào đám tro giữa ba “ông đầu rau”.
Có thể nhiều người không biết “khoai nướng vùi bếp tro” là gì, mùi vị nó ra sao, ngay cả con cháu nội ngoại của bu tôi hiện nay đang sinh sống trên đất Mỹ cũng không biết. Nhưng với tôi, củ khoai lang vùi bếp tro mà bu tôi “ban” cho tôi không có gì so sánh được. Người ta thường dùng chữ “ban” đề nói về những “hồng ân” mà Thượng Đế, Chúa, Phật ban cho con chiên, phật tử, nhưng bu tôi đã “ban” cho tôi củ khoai nướng vùi bếp tro giữa đêm Đông giá lạnh mà xung quanh bếp chỉ có rơm rạ, tro bụi, bóng tối và tình mẹ con.
Bà mẹ khều củ khoai trong đám tro ra, vò nắm rơm chà lên vỏ ngoài cho sạch chỗ cháy đen rồi đưa cho con:
_ Khoai còn nóng lắm, con ăn từ từ.
Đúng rồi, khoai nướng thơm và ngon với trẻ em miền quê, nếu em đói mà vội ăn đến nỗi quên cả bóc vỏ thì sẽ bị nóng phải hả miệng ra, ngửa mặt lên mà thổi “phù-phù”, ăn vụng mà nuốt vội miếng khoai lang dễ bị nghẹn. Bụng đói, cật rét mà hai tay nắm củ khoai nướng nóng thì thích lắm, nhưng không hiểu sao cái tật tham ăn của tôi biến đi đâu mất, tôi cũng chẳng hiểu chữ “hiếu” là gì, nhưng vẫn cứ bẻ cũ khoai ra làm hai, đưa bu tôi một nửa mà không nói một lời nào cả? Biết nói gì hơn, và dù biết văn hoa chữ tốt thì trong hoàn cảnh ấy, ngàn vạn lời nói cũng bằng thừa, là sáo ngữ. Tôi đưa nủa củ khoai cho bu tôi chỉ vì tôi thấy bu tôi kéo vạt áo lau nước mắt, chỉ vì trong ánh lửa rơm chập chờn giữa đêm khuya mả tôi thấy mắt bu tôi đỏ. Tôi đưa nửa củ khoai cho bu vì tôi biết bu tôi cũng đói nhưng nhường miếng ăn cho con như tất cả các bà mẹ khác.
Cầm miếng khoai trong tay, bu tôi nhìn tôi không nói gì cả nhưng lại choàng tay qua kéo tôi vào lòng. Tôi biết bu tôi đang thổn thức và rồi bà khẽ nói:
_ Con lên nhà đánh thức các anh chị dậy ăn cơm để còn kịp “ra đồng”.
Hai chữ “ra đồng” là chỉ công việc ngoài đồng ruộng như cuốc đất, nhổ mạ, cấy lúa, làm cỏ, trồng rau, trồng khoai, trồng bắp (ngô) v.v..những công việc của nhà nông để làm ra thực phẩm mà người “thành phố”, nhất là các bạn trẻ người Mỹ gốc Việt không bao giờ có thể hình dung ra được nó vất vả như thế nào.
Ngày qua ngày, bầy gà một mẹ bẩy con đùm bọc quây quần dưới mái tranh được bao quanh bởi lũy tre, rồi bị chạy loạn vì chiến tranh! Khi hồi cư về làng cũ thì chỉ còn hoang tàn đổ nát nên mẹ con lại chạy theo dòng người di tản. Thấy họ đi thì bà mẹ quê cũng dắt con đi, không biết đi về đâu và làm gì! Những lúc gian nan khốn khổ như thế chắc hẳn bu tôi lại kêu tên thầy tôi và mong chồng chỉ lối đưa đường cho vợ góa con côi được về nơi bình an.
Cuối cùng thì gia đình tôi làm dân di cư trôi dạt vào Nam, về làng Bến Xúc, quận Bến Cát, tỉnh Bình Dương năm 1954. Người nông dân thường có sức chịu đựng như “cỏ dại”, vất đâu cũng sống được với đất, nhưng mẹ con chúng tôi ra đi không mang theo ruộng vườn, chỉ có hai bàn tay nên phải xoay sở, các anh chị tôi lúc này đã trưởng thành nên phiêu lưu về thành phố và gia đình tôi lại di chuyển về 172/41 đường Đỗ Thành Nhân, Khánh Hội, quận Bốn, Saigon.
Bu tôi, một bà mẹ quê “lạc” về thành phố, bỏ lại sau lưng xa tít mù khơi mái tranh, lũy tre, ruộng vườn và nhất là mồ chồng mà sẽ không bao giờ được nhìn lại nên bu tôi như tàu lá úa và chỉ hồi sinh sau khi đã có tiếng bập bẹ “bà bà” của các cháu nội ngoại. Có lẽ đây là giây phút hạnh phúc nhất của bu tôi cũng như các bà mẹ khác, thương cháu chăm sóc cháu hơn thương con.
Vẫn tưởng bu tôi được vui hưởng thái bình với cháo rau đạm bạc bên con cháu cho tới lúc đầu bạc răng long thì chiến tranh lại tràn về, các con trai con rể của cụ lên đường tòng quân, thằng Cao Nguyên, đứa Đông Hà, con trai út ở núi Sơn Chà thì con trai áp út ở mãi tận mũi Cà Mâu, đâu đâu cũng nghe tiếng súng nổ! “Đại bác đêm đêm vọng về thành phố” thì bà mẹ quê khốn khổ thức giấc ngồi tựa lưng vào vách, mắt nhắm, tay cầm tràng hạt, miệng đọc thầm chuỗi Mân-Côi cầu xin Thượng Đế ban ơn lành cho đàn con nơi lửa đạn.
Nhưng hằng ngày bu tôi vẫn nhói tim khi nhìn những xe nhà binh GMC trên chở quan tài phủ cờ chạy qua cửa! Khi nghe mấy bà hàng xóm kháo nhau rằng áo quan phủ cờ vàng sọc đỏ là của lính chết trận đó thì bu tôi vịn tường ngồi xuống đất đọc kinh tiếp.
Rồi sáng ngày N tháng 6/1966, một xe GMC chạy vào xóm và từ từ dừng lại khiến bu tôi hốt hoảng khuỵu xuống, nhưng người lính TQLC tìm nhà bà Châu, bà hàng xóm và cũng là người cùng quê, để báo tin con trai bà là thằng Mão đã tử trận! Bà Châu xỉu, bu tôi hoảng hốt lo lắng muốn xỉu theo, vì Mão và tôi là bạn và cùng tình nguyện vào TQLC. Mão Tiểu Đoàn 1, tôi Tiểu Đoàn 2, cả hai vừa đụng trận tại ngã ba sông Định, thuộc Bích La Thôn Quảng Trị, nó tử thương, tôi bị đạn xuyên khuỷu tay, thấy không sao nên tôi đã nói với hậu trạm là đừng báo tin về cho gia đình biết. Khốn thay, hậu cứ ở Thủ Đức cứ theo đúng thủ tục mà báo tin nên hai ngày sau lại một xe nhà binh đậu trước cửa hỏi nhà bà Tiệp, tên anh cả của chúng tôi, người báo tin chưa kịp nói gì thì bu tôi không còn biết gì nữa!
Vì bị thương nhẹ nên tôi xin xuất viện ngay để đi phép. Bu tôi đang nằm trên giường bệnh, thấy tôi về, cụ ngồi bật dậy ngơ ngác nhìn con, hai tay vuốt mặt con, nắn vai, nắm tay con lắc lắc như muốn biết đây là thực hay chiêm bao? Bu tôi không nói gỉ mà chỉ khóc, có lẽ cụ khóc vì lo âu, cụ khóc vì hạnh phúc còn cầm được tay con vừa từ mặt trận trở về, những bà mẹ của lính chiến thấy mặt con lúc nào thì hạnh phúc lúc đó. Tôi xin mượn ý bài thơ MTHS: “không chết người con lính chiến mà chết người mẹ ở hậu phương”, người lính chiến nếu có chết, chỉ chết một lần, nhưng bà mẹ hậu phương thì chết dần chết mòn, chết giấc vì con!
Bu tôi đã chết giấc nhiều lần như thế khi thấy mấy đứa con, đứa cháu trong họ hàng và cùng ở TQLC lần hồi tử trận như Tô Chiêu, Tô Sơn, Vũ Tuấn, Nguyễn Thanh v.v..Cuối cùng thì ngày 19/6/1969, trên con kinh Cán Gáo thuộc tỉnh Chương Thiện, những tiếng nổ đã loại tôi ra khỏi vòng chiến, nhưng may mắn hơn Chiêu, Sơn, Tuấn, Thanh v.v.., tôi còn nặng nợ, chưa đi được nên khi tỉnh dậy, thấy mình nằm trên giường bệnh bệnh viện, toàn thân những dây cùng nhợ! Mờ mờ nhìn qua lớp băng quấn đầu, tôi nhận ra bu tôi đang lấy cạy vết máu, vết sình đã khô trên mặt tôi, tôi mấp máy đôi môi, gọi qua hơi thở của bình dưỡng khí:
_ “Mẹ”.
Tiếng “Mẹ” dễ gọi dễ thương là thế nên tôi quen với chữ “Mẹ” từ đó.
Tôị bị trọng thương, bị loại khỏi vòng chiến thì cũng là lúc mẹ tôi bớt được một phần lo âu, thấy tôi lê lết với đôi nạng gỗ kẹp nách thì mẹ lại mỉm cười:
_ “Con cứ như thế này thì mẹ đỡ lo”.
Chưa trả hết nợ nước nên tôi được hạnh phúc quanh quẩn một thời gian bên bà mẹ già nhà quê, bà mẹ không biết viết, không biết đọc mà chỉ biết khóc vì con. Thế rồi đất bằng dậy sóng, các bà mẹ lại tiếp tực vất vả vì các con, lần sau cùng tôi nghe mẹ khóc là khi tôi cáu kỉnh nhìn mẹ rồi vất đôi dép làm bằng vỏ xe hơi mà cụ đã len lén để vào túi xách cho tôi lên đường “vinh quang”.
Sau ngày 30/4/75, ba anh em trai tôi cùng hai người anh rể đều lên đường để “được” cải tạo làm con người! Chẳng cần nói thêm thì ai cũng biết một bà mẹ già trong hoàn cảnh ấy thì “có vui bao giờ”! Nghe hàng xóm xì xào bán tán, mẹ tôi thật thà đi mua quần áo đen và dép râu cho các con để sớm được về đoàn tụ!
Quá khứ đời tôi lính chiến đã khiến mẹ lo âu sợ hãi nhưng chưa lần nào tôi hỗn với mẹ như lần này, tôi lôi đôi dép cao su ra khỏi túi xách và quăng nó vào góc nhà, mẹ tôi nhìn sững tôi và chắc bà tự hỏi tại sao con lại vất những thứ cần thiết ấy, nó sẽ giúp con để sớm được về với mẹ. Làm sao tôi hiểu được tình thương mênh mông của bà mẹ quê trong khi bà cũng không biết được con trai mẹ đang chín từng khúc ruột. Tôi lẳng lặng cầm túi xách với bộ quần áo lên đường, không lời chào từ giã mẹ già đang ngồi tựa lưng vào vách mà mắt nhìn theo gót chân con!
“Cải tạo” tới năm thứ chín thì tôi hay nằm mơ thấy mẹ, linh tính cho biết có điều chẳng lành, tôi hỏi người nhà mỗi khi đến thăm nuôi thì được biết mẹ tôi vẫn bình thường. Nhưng sao vẫn thấy mẹ trong giấc mơ, tôi đem chuyện hỏi lại thì lúc đó vợ tôi đành lôi trong túi xách ra một xấp hình đám tang mẹ tôi mà vợ tôi đem theo nhưng dấu kín. Tôi không còn nước mắt để khóc mẹ vì tôi đã không chào mẹ khi ra đi, không biết rằng đó là lúc chào lời vĩnh biệt, không biết ai vĩnh biệt ai. Mẹ tôi khóc vì các con phải đi xa khi đã thái bình khiến mẹ mù lòa! Mẹ tôi ra đi vĩnh viễn khi tôi chưa quay về!
“Lòng mẹ thương con như biển Thài Bình dạt dào”, lòng mẹ như bị dao chém mỗi khi nghe tin con “thắng trận” trở về, “trở về trên đôi nạng gỗ, trở về hòm gỗ cài hoa”! Lời nào nói cho đủ, viết cho hết trong vài trang giấy! Những bà mẹ dù quê hay thành phố, dù bên này hay bên kia đều là Mẹ Việt Nam. Mẹ VN thì lúc nào cũng vui và khổ đau theo đời sống thăng trầm của các con, không vui khi các con không vui với nhau. Khổ đau biết bao những bà mẹ của các anh lính chiến luôn canh cánh bên lòng, lo sợ phải rên rỉ câu:
_“Lá vàng đeo đẳng trên cây, lá xanh rụng xuống !!!”
Những ai còn mẹ, dù trong hoàn cảnh nào đi nữa thì xin chớ có cử chỉ đáng trách như tôi đã phạm đối với “bà Mẹ quê” để khỏi phải ân hận khôn nguôi.
Nguồn Internet (không rõ tác giả)
Có nhiều cách gọi về song thân tùy theo địa phương, nhưng ở quê tôi, một vùng thuộc tỉnh Kiến An, Hải Phòng thì con gọi bố mẹ là thầy bu, vì thế tôi xin giữ hai danh từ này cho bài viết về mẹ tôi, một bà mẹ quê.
Thầy tôi qua đời ngày 15 tháng Giêng năm 1947, hưởng dương 41 tuổi! Ông cụ mất đi khoảng sau 2 tháng bị bệnh mà thuở ấy người vùng quê chỉ biết gọi là bệnh “thương hàn”(?). Những ngày thầy tôi lâm trọng bệnh và khi các con tiễn chân ông cụ ra cánh đồng thì nay tôi không còn nhớ gì nữa! Kỷ niệm duy nhất còn sót lại trong đầu tôi là khi ông cụ tháo vai cày ra khỏi cổ con trâu rồi đưa sợi dây thừng cho tôi dẫn nó đi ăn, đang gặm cỏ, khi đến bên bờ hồ trước cửa nhà thờ thì nó nhào xuống nước, ngước mũi lên thở phì phò, còn tôi, một thằng bé chăn trâu mới 6 tuổi, không thể kéo nó lên được nên tôi đành buông dây thừng, đứng trên bờ mà khóc vì sợ con trâu sẽ chết đuối.
Nhưng với bu tôi, một bà mẹ quê, thì tôi nhớ nhiều, nhưng chưa một lần nhắc lại những kỷ niệm này với anh chị em và con cháu. Khi thầy tôi mất thì bu tôi mới 43 tuổi với một nách bẩy đứa con, tất cả cùng sống trong căn nhà tranh vách đất ba gian hai trái, một mảnh vườn với dăm ba sào ruộng thuộc làng Cựu Viên, tỉnh Kiến An,thành phố Hải Phòng, và chỉ cách hai nơi này chừng hơn 3 cây số.
Một hình ảnh tuy đã hơn 60 năm rồi mà tôi vẫn còn như đang thấy trước mắt, đó là cảnh vào lúc hoàng hôn, bu tôi đứng ở góc vườn, hướng ra nghĩa trang mà kêu tên thầy tôi trong tiếng nấc sau khi đã chôn cất thầy tôi xong.
Bu tôi cả ngày phải chân lấm tay bùn với ruộng lúa vườn rau, mỗi buổi chiều về, sau khi thổi cơm cho con, nấu cám cho lợn (heo) xong thì mặt trời đã lặn, giữa lúc tranh tối tranh sáng, bà lẳng lặng ra góc vườn, lúc thì ngồi ngắt đọt khoai lang, khi thì đứng hái lá chè mà thút thít khóc trong khi các con không hay biết.
Một buổi chiều tối, khi chim đã về tổ, tôi leo lên cây cau ở góc vườn để bắt ổ chim sáo đen khi nghe chim con “chíp chíp” mà tôi đã rình từ lâu, tôi thất kinh suýt rơi xuống đất khi bất chợt thấy bóng đen đứng khóc góc vườn. Nhưng tôi hoàn hồn ngay khi nhận ra giải khăn tang trắng vấn trên đầu, hai đuôi khăn chạy dọc sống lưng của bu tôi, tôi vội tụt xuống định chạy vào nhà, nhưng rồi khựng lại, ngồi thụp xuống bên gốc cây cau vì nghe tiếng bu tôi khóc:
“Ối ông ơi! Trời đã tối rồi! Ông đi đâu mà sao không về ăn cơm uống nước với các con ông ơi!” .
Tuy tuổi lên 6, tuổi nghịch ngợm của trẻ nhà quê không biết sợ ma nhưng tôi rùng mình nổi gai ốc khi nghe bu tôi kêu lên như thế. Bà khóc trong nấc nghẹn, cố kềm trong họng không cho ra tiếng vì sợ các con nghe được, chắc bà cam chịu đau khổ thương nhớ một mình, không đành chia nỗi buồn với các con. Các anh chị em chúng tôi không ai hay biết việc này, vì sau một ngày quần quật với công việc ruộng lúa vồng khoai thì tất cả đã mệt nhoài, mọi người đi nghỉ sớm để sáng mai, khi gà vừa gáy và tiếng chuông nhà thờ “bính-boong” lúc 5 giờ sáng là đã phải dậy để chuẩn bị ra đồng.
Riêng mình tôi biết bu tôi khóc, tôi chẳng nói cho ai hay, nhưng tiếng khóc của mẹ xoáy vào đầu tuổi thơ khiến tôi cứ đứng sau hè nhìn bu tôi rũ xuống như tàu lá chuối héo, nghe bà nấc nghẹn mà ứa nước mắt theo. Nhiều khi tôi thấy bà vịn cành chè rồi sức nặng của khổ đau kéo cành chè gẫy xuống! Một chiều tối, tôi nghe tiếng nói bên kia vườn, cách bụi tre, vẳng sang:
_ Mẹ Quán sao cứ khóc mãi thế! Hãy để cho Quán nó yên nghỉ.
Đó là tiếng của cụ Dưỡng, chú của thầy tôi, chắc cụ cũng sót ruột vì tiếng khóc mỗi chiều tối ngoài góc vườn. Bu tôi là cháu dâu nên phải vâng lời chú, từ đó bu tôi không đứng khóc ngoài góc vườn nữa. Nhưng nỗi sầu vì nấm mồ chôn chồng chưa xanh cỏ thì làm sao vơi nên nước mắt tiếp tục rơi cùng những tiếng nấc nghẹn trong góc bếp giữa đêm khuya.
Mùa Đông tháng giá, tiết trời khá lạnh ở vùng quê với căn nhà lá có nhiều khe hở để gió lùa vào, anh em tôi nằm ổ rơm, đắp chiếu, kín đầu thì hở đuôi và ngược lại kín chân thì thò đầu, cái lạnh đêm khuya lại thêm dạ dày trống đúng với câu châm ngôn “bụng đói cật rét” nên giấc ngủ chập chờn. Nửa đêm về sáng, khi gà vửa gáy, tôi thức giấc thấy ánh lửa từ nhà bếp hắt lên, tôi bò dậy và mon men tới để sưởi cho ấm thì thấy bu tôi ngồi nấu cám heo, một tay cầm que, tay kia nắm mớ rơm đẩy vào tiếp cho lửa cháy, bóng mẹ tôi in lên vách bếp, ngả nghiêng theo ánh lửa bập bùng. Đêm khuya, thấy con thức dậy bò xuống bếp thì bà mẹ biết con đang thiếu cái gì. Vừa trông thấy tôi, bà vội kéo vạt áo lau nước mắt, rồi nói:
_ Đói hả? Ngồi xuống đây sưởi cho ấm rồi bu nướng cho con củ khoai.
Bếp nhà quê đun bằng rơm rạ nên có tiếng nổ lép-bép làm bắn ra những tia lửa tựa pháo bông và kéo theo tro bụi phủ lên người ngồi nấu. Bu tôi đứng dậy khẽ phủi tro trên tấm khăn tang trắng rồi lấy củ khoai lang ở cái thúng treo sau lưng vùi vào đám tro giữa ba “ông đầu rau”.
Có thể nhiều người không biết “khoai nướng vùi bếp tro” là gì, mùi vị nó ra sao, ngay cả con cháu nội ngoại của bu tôi hiện nay đang sinh sống trên đất Mỹ cũng không biết. Nhưng với tôi, củ khoai lang vùi bếp tro mà bu tôi “ban” cho tôi không có gì so sánh được. Người ta thường dùng chữ “ban” đề nói về những “hồng ân” mà Thượng Đế, Chúa, Phật ban cho con chiên, phật tử, nhưng bu tôi đã “ban” cho tôi củ khoai nướng vùi bếp tro giữa đêm Đông giá lạnh mà xung quanh bếp chỉ có rơm rạ, tro bụi, bóng tối và tình mẹ con.
Bà mẹ khều củ khoai trong đám tro ra, vò nắm rơm chà lên vỏ ngoài cho sạch chỗ cháy đen rồi đưa cho con:
_ Khoai còn nóng lắm, con ăn từ từ.
Đúng rồi, khoai nướng thơm và ngon với trẻ em miền quê, nếu em đói mà vội ăn đến nỗi quên cả bóc vỏ thì sẽ bị nóng phải hả miệng ra, ngửa mặt lên mà thổi “phù-phù”, ăn vụng mà nuốt vội miếng khoai lang dễ bị nghẹn. Bụng đói, cật rét mà hai tay nắm củ khoai nướng nóng thì thích lắm, nhưng không hiểu sao cái tật tham ăn của tôi biến đi đâu mất, tôi cũng chẳng hiểu chữ “hiếu” là gì, nhưng vẫn cứ bẻ cũ khoai ra làm hai, đưa bu tôi một nửa mà không nói một lời nào cả? Biết nói gì hơn, và dù biết văn hoa chữ tốt thì trong hoàn cảnh ấy, ngàn vạn lời nói cũng bằng thừa, là sáo ngữ. Tôi đưa nủa củ khoai cho bu tôi chỉ vì tôi thấy bu tôi kéo vạt áo lau nước mắt, chỉ vì trong ánh lửa rơm chập chờn giữa đêm khuya mả tôi thấy mắt bu tôi đỏ. Tôi đưa nửa củ khoai cho bu vì tôi biết bu tôi cũng đói nhưng nhường miếng ăn cho con như tất cả các bà mẹ khác.
Cầm miếng khoai trong tay, bu tôi nhìn tôi không nói gì cả nhưng lại choàng tay qua kéo tôi vào lòng. Tôi biết bu tôi đang thổn thức và rồi bà khẽ nói:
_ Con lên nhà đánh thức các anh chị dậy ăn cơm để còn kịp “ra đồng”.
Hai chữ “ra đồng” là chỉ công việc ngoài đồng ruộng như cuốc đất, nhổ mạ, cấy lúa, làm cỏ, trồng rau, trồng khoai, trồng bắp (ngô) v.v..những công việc của nhà nông để làm ra thực phẩm mà người “thành phố”, nhất là các bạn trẻ người Mỹ gốc Việt không bao giờ có thể hình dung ra được nó vất vả như thế nào.
Ngày qua ngày, bầy gà một mẹ bẩy con đùm bọc quây quần dưới mái tranh được bao quanh bởi lũy tre, rồi bị chạy loạn vì chiến tranh! Khi hồi cư về làng cũ thì chỉ còn hoang tàn đổ nát nên mẹ con lại chạy theo dòng người di tản. Thấy họ đi thì bà mẹ quê cũng dắt con đi, không biết đi về đâu và làm gì! Những lúc gian nan khốn khổ như thế chắc hẳn bu tôi lại kêu tên thầy tôi và mong chồng chỉ lối đưa đường cho vợ góa con côi được về nơi bình an.
Cuối cùng thì gia đình tôi làm dân di cư trôi dạt vào Nam, về làng Bến Xúc, quận Bến Cát, tỉnh Bình Dương năm 1954. Người nông dân thường có sức chịu đựng như “cỏ dại”, vất đâu cũng sống được với đất, nhưng mẹ con chúng tôi ra đi không mang theo ruộng vườn, chỉ có hai bàn tay nên phải xoay sở, các anh chị tôi lúc này đã trưởng thành nên phiêu lưu về thành phố và gia đình tôi lại di chuyển về 172/41 đường Đỗ Thành Nhân, Khánh Hội, quận Bốn, Saigon.
Bu tôi, một bà mẹ quê “lạc” về thành phố, bỏ lại sau lưng xa tít mù khơi mái tranh, lũy tre, ruộng vườn và nhất là mồ chồng mà sẽ không bao giờ được nhìn lại nên bu tôi như tàu lá úa và chỉ hồi sinh sau khi đã có tiếng bập bẹ “bà bà” của các cháu nội ngoại. Có lẽ đây là giây phút hạnh phúc nhất của bu tôi cũng như các bà mẹ khác, thương cháu chăm sóc cháu hơn thương con.
Vẫn tưởng bu tôi được vui hưởng thái bình với cháo rau đạm bạc bên con cháu cho tới lúc đầu bạc răng long thì chiến tranh lại tràn về, các con trai con rể của cụ lên đường tòng quân, thằng Cao Nguyên, đứa Đông Hà, con trai út ở núi Sơn Chà thì con trai áp út ở mãi tận mũi Cà Mâu, đâu đâu cũng nghe tiếng súng nổ! “Đại bác đêm đêm vọng về thành phố” thì bà mẹ quê khốn khổ thức giấc ngồi tựa lưng vào vách, mắt nhắm, tay cầm tràng hạt, miệng đọc thầm chuỗi Mân-Côi cầu xin Thượng Đế ban ơn lành cho đàn con nơi lửa đạn.
Nhưng hằng ngày bu tôi vẫn nhói tim khi nhìn những xe nhà binh GMC trên chở quan tài phủ cờ chạy qua cửa! Khi nghe mấy bà hàng xóm kháo nhau rằng áo quan phủ cờ vàng sọc đỏ là của lính chết trận đó thì bu tôi vịn tường ngồi xuống đất đọc kinh tiếp.
Rồi sáng ngày N tháng 6/1966, một xe GMC chạy vào xóm và từ từ dừng lại khiến bu tôi hốt hoảng khuỵu xuống, nhưng người lính TQLC tìm nhà bà Châu, bà hàng xóm và cũng là người cùng quê, để báo tin con trai bà là thằng Mão đã tử trận! Bà Châu xỉu, bu tôi hoảng hốt lo lắng muốn xỉu theo, vì Mão và tôi là bạn và cùng tình nguyện vào TQLC. Mão Tiểu Đoàn 1, tôi Tiểu Đoàn 2, cả hai vừa đụng trận tại ngã ba sông Định, thuộc Bích La Thôn Quảng Trị, nó tử thương, tôi bị đạn xuyên khuỷu tay, thấy không sao nên tôi đã nói với hậu trạm là đừng báo tin về cho gia đình biết. Khốn thay, hậu cứ ở Thủ Đức cứ theo đúng thủ tục mà báo tin nên hai ngày sau lại một xe nhà binh đậu trước cửa hỏi nhà bà Tiệp, tên anh cả của chúng tôi, người báo tin chưa kịp nói gì thì bu tôi không còn biết gì nữa!
Vì bị thương nhẹ nên tôi xin xuất viện ngay để đi phép. Bu tôi đang nằm trên giường bệnh, thấy tôi về, cụ ngồi bật dậy ngơ ngác nhìn con, hai tay vuốt mặt con, nắn vai, nắm tay con lắc lắc như muốn biết đây là thực hay chiêm bao? Bu tôi không nói gỉ mà chỉ khóc, có lẽ cụ khóc vì lo âu, cụ khóc vì hạnh phúc còn cầm được tay con vừa từ mặt trận trở về, những bà mẹ của lính chiến thấy mặt con lúc nào thì hạnh phúc lúc đó. Tôi xin mượn ý bài thơ MTHS: “không chết người con lính chiến mà chết người mẹ ở hậu phương”, người lính chiến nếu có chết, chỉ chết một lần, nhưng bà mẹ hậu phương thì chết dần chết mòn, chết giấc vì con!
Bu tôi đã chết giấc nhiều lần như thế khi thấy mấy đứa con, đứa cháu trong họ hàng và cùng ở TQLC lần hồi tử trận như Tô Chiêu, Tô Sơn, Vũ Tuấn, Nguyễn Thanh v.v..Cuối cùng thì ngày 19/6/1969, trên con kinh Cán Gáo thuộc tỉnh Chương Thiện, những tiếng nổ đã loại tôi ra khỏi vòng chiến, nhưng may mắn hơn Chiêu, Sơn, Tuấn, Thanh v.v.., tôi còn nặng nợ, chưa đi được nên khi tỉnh dậy, thấy mình nằm trên giường bệnh bệnh viện, toàn thân những dây cùng nhợ! Mờ mờ nhìn qua lớp băng quấn đầu, tôi nhận ra bu tôi đang lấy cạy vết máu, vết sình đã khô trên mặt tôi, tôi mấp máy đôi môi, gọi qua hơi thở của bình dưỡng khí:
_ “Mẹ”.
Tiếng “Mẹ” dễ gọi dễ thương là thế nên tôi quen với chữ “Mẹ” từ đó.
Tôị bị trọng thương, bị loại khỏi vòng chiến thì cũng là lúc mẹ tôi bớt được một phần lo âu, thấy tôi lê lết với đôi nạng gỗ kẹp nách thì mẹ lại mỉm cười:
_ “Con cứ như thế này thì mẹ đỡ lo”.
Chưa trả hết nợ nước nên tôi được hạnh phúc quanh quẩn một thời gian bên bà mẹ già nhà quê, bà mẹ không biết viết, không biết đọc mà chỉ biết khóc vì con. Thế rồi đất bằng dậy sóng, các bà mẹ lại tiếp tực vất vả vì các con, lần sau cùng tôi nghe mẹ khóc là khi tôi cáu kỉnh nhìn mẹ rồi vất đôi dép làm bằng vỏ xe hơi mà cụ đã len lén để vào túi xách cho tôi lên đường “vinh quang”.
Sau ngày 30/4/75, ba anh em trai tôi cùng hai người anh rể đều lên đường để “được” cải tạo làm con người! Chẳng cần nói thêm thì ai cũng biết một bà mẹ già trong hoàn cảnh ấy thì “có vui bao giờ”! Nghe hàng xóm xì xào bán tán, mẹ tôi thật thà đi mua quần áo đen và dép râu cho các con để sớm được về đoàn tụ!
Quá khứ đời tôi lính chiến đã khiến mẹ lo âu sợ hãi nhưng chưa lần nào tôi hỗn với mẹ như lần này, tôi lôi đôi dép cao su ra khỏi túi xách và quăng nó vào góc nhà, mẹ tôi nhìn sững tôi và chắc bà tự hỏi tại sao con lại vất những thứ cần thiết ấy, nó sẽ giúp con để sớm được về với mẹ. Làm sao tôi hiểu được tình thương mênh mông của bà mẹ quê trong khi bà cũng không biết được con trai mẹ đang chín từng khúc ruột. Tôi lẳng lặng cầm túi xách với bộ quần áo lên đường, không lời chào từ giã mẹ già đang ngồi tựa lưng vào vách mà mắt nhìn theo gót chân con!
“Cải tạo” tới năm thứ chín thì tôi hay nằm mơ thấy mẹ, linh tính cho biết có điều chẳng lành, tôi hỏi người nhà mỗi khi đến thăm nuôi thì được biết mẹ tôi vẫn bình thường. Nhưng sao vẫn thấy mẹ trong giấc mơ, tôi đem chuyện hỏi lại thì lúc đó vợ tôi đành lôi trong túi xách ra một xấp hình đám tang mẹ tôi mà vợ tôi đem theo nhưng dấu kín. Tôi không còn nước mắt để khóc mẹ vì tôi đã không chào mẹ khi ra đi, không biết rằng đó là lúc chào lời vĩnh biệt, không biết ai vĩnh biệt ai. Mẹ tôi khóc vì các con phải đi xa khi đã thái bình khiến mẹ mù lòa! Mẹ tôi ra đi vĩnh viễn khi tôi chưa quay về!
“Lòng mẹ thương con như biển Thài Bình dạt dào”, lòng mẹ như bị dao chém mỗi khi nghe tin con “thắng trận” trở về, “trở về trên đôi nạng gỗ, trở về hòm gỗ cài hoa”! Lời nào nói cho đủ, viết cho hết trong vài trang giấy! Những bà mẹ dù quê hay thành phố, dù bên này hay bên kia đều là Mẹ Việt Nam. Mẹ VN thì lúc nào cũng vui và khổ đau theo đời sống thăng trầm của các con, không vui khi các con không vui với nhau. Khổ đau biết bao những bà mẹ của các anh lính chiến luôn canh cánh bên lòng, lo sợ phải rên rỉ câu:
_“Lá vàng đeo đẳng trên cây, lá xanh rụng xuống !!!”
Những ai còn mẹ, dù trong hoàn cảnh nào đi nữa thì xin chớ có cử chỉ đáng trách như tôi đã phạm đối với “bà Mẹ quê” để khỏi phải ân hận khôn nguôi.
Nguồn Internet (không rõ tác giả)
Thứ Hai, 14 tháng 2, 2011
Hóa Thân Hiện Hồn - NHỮNG CHUYỆN HUYỀN BÍ CÓ THẬT
Hóa Thân Hiện Hồn
Vợ chồng anh chị Khảm là người hiền lành hiểu theo ý nghĩa bình thường. Họ làm ăn chăm chỉ chí cốt. Dạo còn ở trong nước, cả hai anh chị đã quyết chí tìm đủ mọi cách để mong sao thoát ly đời nhọc nhằn gian lao nghèo khó. Vợ chồng anh chị xuất thân từ hai gia đình vừa đủ ăn đủ mặc. Tuy không đến nỗi nghèo khó lắm, nhưng so với những hàng phú gia địch quốc mà anh chị có khi chỉ được nghe đồn mà chưa bao giờ được chính mắt trông thấy, xem ra anh chị rất nôn nã với giấc mộng giàu sang và chưa bao giờ có được một ngày sống trong cảnh phú quí, rạng rỡ vinh hiển như những kẻ lắm bạc nhiều tiền cho nên niềm mơ ước làm cho anh chị luôn luôn nuôi nấng ấp ủ trong tâm tư, bảo nhau quyết thực hiện cho bằng được, bất chấp định luật .đại phú do thiên, tiểu phú do cần..
Họ lấy nhau vào đúng thời kỳ cả nước đang chìm ngập trong tình trạng kinh tế kiệm ước, việc làm ăn khó khăn, người khôn của khó, không dễ gì kiếm ra được nhiều tiền để cho đời sống anh chị với hai đứa con có được những ngày tháng mát mày nở mặt, khỏi phải thiếu trước hụt sau, làm việc gì cũng không thoát được cảnh giật gấu vá vai, đắp đổi qua ngày đoạn tháng, chật vật quá sức.
Anh Khảm lại kẹt cứng với đời sống của một quân nhân sĩ quan cấp nhỏ, rày đây mai đó, trên búa dưới đẹ Lúc nào cũng phải lo thủ phận và chu toàn những nghĩa vụ của một thuộc cấp khôn khéo biết an phận thủ thường để khỏi phải ra chiến trường có thể mất chỗ đội nón như chơi, tuy rằng anh không phải ngày đêm tham dự những cuộc hành quân gian khổ chết chóc, nhưng anh vẫn phải chu toàn một lúc hai nhiệm vụ bắt buộc của người quân nhân, một là tiếp tế quân trang quân dụng cho các đơn vị hành quân trực thuộc, hai là phải tự biết cách để thù tạc đãi đằng những cấp chỉ huy quyền thế không chỉ bằng tiền bạc quà cáp hậu hĩnh, có khi còn đi lùng sục tìm những cô gái non dại, con cái của những người nghèo, anh tung tiền ra khuyến dụ mua chuộc để lén lút hưởng thụ hoặc đem dâng hiến cho thượng cấp, hòng giữ cho được vị trí yên ổn, ngồi mát ăn bát vàng ở hậu cứ, và điều này thì chị Khảm là người biết rõ ràng hơn ai hết, nhưng chị vẫn làm ngơ, để mặc cho chồng tung hoành, tự tung tự tác và tiếp tục ra tay làm hại các cô gái son trẻ con cái nhà nghèo. Chị có những ý nghĩa riêng của chị mà mãi đến sau này, ý đồ riêng tư đó của chị mới bị vỡ lở sau khi chị bị ám sát chết một cách oan trái.
Vì sống buông thả lả lướt ngấm ngầm như vậy, sau này anh Khảm có nhiều con rơi con rớt bởi kết quả của những cuộc đàn đúm ăn chơi với quan niệm hưởng thụ chẳng bao giờ anh cần lưu ý tới. Đàng khác, để thực hiện được như vậy, anh Khảm chỉ còn cách cắt xén gian lận, hoặc ăn cắp bớt số lượng quân trang quân dụng, những nguồn tiếp liệu then chốt dành cho những đơn vị tác chiến ở trong kho để đem về nhà giao cho chị Khảm tìm manh mối bán tháo ra ngoài, chị mới mong nở mày nở mặt với những người đồng trang lứa và có được một đời sống tàm tạm xa hoa tươm tất và anh cũng được yên ổn vui sống bên vợ con với các cô đào non lúc nào cũng hăm hở sẵn sàng, nhòm ngó túi tiền chi xộp của anh mà tìm đến bán thân, trao đổi.
Anh Khảm vẫn biết làm như vậy là không đúng, là những nguyên nhân gián tiếp đem đến những thất bại ê chề cho những người bạn đồng ngũ ở ngoài tiền tuyến với những cái chết oan khiên tức tưởi của bao nhiêu người ngày đêm phải trực diện trước quân thù vì những nguồn tiếp liệu từ hậu cứ do anh nắm quyền cung ứng đã không được cung ứng đầy đủ. Nhưng anh Khảm không biết và càng cố tình không cần biết đến điều này. Anh thường nhủ để tự trấn an:
- Việc thắng bại chết chóc ngoài trận tuyến đâu phải lỗi tại mình, tại .số mạng. mà ra. Tụi Việt Cộng không hề có nguồn tiếp liệu binh đoàn dồi dào như mình, sao chúng vẫn chiến đấu được. Chẳng qua chỉ tại những chiến hữu đòi hỏi quá đáng chứ việc thắng bại nào có ăn thua gì đến tạ Đối với các cô gái nhẹ da, anh đâu có ép buộc các cô phải bán rẻ tấm thân trong trắng. Chẳng qua đó chỉ là sự trao đổi công bằng, ăn cơm trả gạo, ăn cháo trả tiền, sau đó nếu có hậu quả gì, các cô phải tự lo liệu lấy, anh đã giao hẹn trước cả rồi, trách cứ anh sao được.
Tự bào chữa như thế cho nên anh Khảm cảm thấy yên lòng tiếp tục cùng các cô gái son trẻ trao đổi mua bán và a tay vơ vét, ăn cắp ăn xén tất cả mọi thứ có thể lấy được để chu toàn nhiệm vụ của người sĩ quan tiếp liệu và nhờ đó, anh trở thành một quân nhân khá gương mẫu. Đời binh nghiệp của anh thăng tiến như diều gặp gió với những bằng tưởng lục, ban khen đều đặn và thăng cấp đúng nhiệm kỳ chẳng khác chi mọi người mà trong suốt mười hai năm quân vụ, anh chưa bao giờ phải bắn một viên đạn nào cho đến ngày tan rã hàng ngũ, giống như bao nhiêu người, gia đình của anh chị phải bỏ của chạy lấy người, nhờ có sự giao du rộng rãi, lại thường lo lót từ bấy lâu nay cho nên gia đình vợ chồng con cái của anh chị được ưu đãi cho lên tàu di tản trước tất cả mọi người, tránh được bao nhiêu là sự chà đạp hỗn loạn tranh dành trong lúc tranh tối tranh sáng, thập tử nhất sinh, mọi người hối hả đạp lẫn nhau lên xác chết của nhau để đi tìm đường lánh nạn.
Chuyến hải trình chạy giặc cập bến an toàn, anh chị thở phào ra nhẹ nhõm, mỗi khi nghĩ đến những ưu đãi lúc nào anh chị cũng được hơn người nhờ vào sự lanh lợi khôn khéo. Ra được đến nước ngoài với hai bàn tay trắng sau bao nhiêu năm tận tình vơ vét khi xưa với dụng ý làm giàu, giờ đây, cả gia đình anh chị cũng chẳng đem theo được chút gì để làm lại cuộc đời, còn phải đối diện với một đời sống mới hoàn toàn xa lạ từ ngôn ngữ cho đến những sinh hoạt khác lạ hàng ngày, nhưng nhờ có khả năng khôn ngoan hoạt bát với ý chí phấn đấu hơn người, lại có sẵn quyết tâm làm giàu được nuôi nấng dài lâu trong tâm khảm, nên khi đến được vùng đất được mệnh danh là cơ hội này, chẳng bao lâu đã trở thành những người tỵ nạn giàu có với những mối làm ăn vĩ đại, bất kể công việc chánh tà với những người dị chủng, công việc doanh thương buôn bán lúc đầu còn từ từ hạn chế, sau mỗi lúc một thêm phát triển mạnh mẽ bền vững lạ thường, tiền bạc lợi tức như dòng suối chảy xiết đến với anh chị chẳng có khi nào ngừng nghỉ.
Với gia sản tiền rừng bạc biển, nhà cửa xe pháo tiện nghi văn minh cơ khí, hệ thống làm ăn qui mô đầy đủ, nhân viên thầy thợ phụ tá giúp việc có tới hàng mấy chục người anh chị đều nắm đủ trong taỵ Anh chị tỏ ra tự mãn hơn người và lúc nào trong lòng cũng đầy hãnh diện về tài năng thao lược kinh bang tế thế của mình...
... Hôm nay, với bề thế cơ ngơi tài sản làm ăn sung túc, chắc chắn sẽ chẳng bao giờ anh chị còn sa sút khánh kiệt được, chắc chắc sẽ chẳng bao giờ anh chị phải sống lại những ngày tháng thanh bần đạm bạc như xưa. Anh chị với hai người con nay đã khôn lớn, nay đã trở thành những người Mỹ mũu tẹt da vàng, đã hóa thân từ mọi cung cách nói năng cư xử, đã thoát xác hoàn toàn, đã biến đổi và tách biệt khá xa với dòng sinh mệnh truân chuyên của nguồn gốc cũ với mọi sinh hoạt cung cách rập theo những tập quán mới mẽ văn minh, gia đình anh chị rất biết tôn trọng và đề cao tinh thần tự do tuyệt đối cùng những chủ nghĩ phục vụ cá nhân. Riêng về anh Khảm, anh đã trở thành một ông chủ lớn, anh có những thú vui cao cấp cầu kỳ hơn của một người có nhiề tiền của, chị Khảm thì cũng vậy... Chị cũng có nhân tình để thực hành việc .ông ăn chả bà ăn nem.. Anh Khảm ăn chơi mèo chuột từ trong nước ra đến xứ người thì tại sao, chị không thể như vậy. Nhân tình của chị chính là anh tài xế lâu năm vai u thịt bắp, ít ăn ít nói, lái xe vận tải giao hàng, anh ta cũng có gia đình vợ con đàng hoàng tử tế và chỉ quan hệ với chị Khảm vào những lúc anh Khảm phải đi vắng nhà hoặc là những khi chị Khảm nổi hứng bất chợt, hai người mới lén lút hò hẹn gặp nhau. Sau đó, ai nấy trở về với vai trò cố hữu của mình. Có nhiều lúc anh tài xế cũng nổi chứng ghen tuông này nọ. Nhưng anh ta biết rõ, ngậm miện chịu đựng là giải pháp thích hợp nhất để cho anh và chị Khảm còn có cơ hội gặp nhau, để cho mối dây gian díu còn tồn tại được đến bây giờ.
Danh lợi bạc tiền con người tạo dựng nên ở xứ này là một công thức biểu thị sự thành công, nó được thừa nhận một cách hùng hồn và trở thành cây kim chỉ nam bất di bất dịch, nó như một chất men say khó lòng làm cho con người thức tỉnh, khó lòng mà dứt nó ra một cách dễ dàng. Anh chị Khảm giờ đây có muốn cưỡng chống lại những nguồn lợi tức khổng lồ, có không muốn tiếp tục vui quén tài sản mỗi ngày cứ phát mãi lên trong lúc đã quá dư thừa cũng khó mà thi hành được.
Chính vì vậy, đời sống cá nhân của anh chị trở nên bận rộn và sống rất rời rạc với nhau. Hai người con của anh chị bây giờ đã lớn, họ đã nằm hẳn trong cơn lốc xoáy đến tối tăm mặt mày, không mấy khi có được một ngày giờ an nhàn rảnh rỗi, không mấy khi cả nhà họ có được một bữa cơm xum họp quây quần với những bữa cơm canh rau đạm bạc ngon lành xưa cũ, cũng không mấy đêm họ đi vào giấc ngủ thanh thản nhẹ nhành yên ổn thường bị chi phối bở những sự toan tính làm ăn, hẹn hò thương vụ đình đám xã giao, nói chi đến những vấn đề giải trí giản dị thanh tao, nói chi đến việc vun bồi cho đời sống nội tâm cùng những liên hệ tình cảm trong gia đình hoặc ngày cả với những con người đồng hương thân sơ khác.
Của cải thì mỗi ngày càng trở nên dồi dào phong phú, biến dần thành một thông lệ trói buộc, một thói quen không thể nào gián đoạn hoặc ngưng nghỉ, và thời gian để sống riêng cho nhau cũng theo tỷ lệ thuận mà càng ngày càng trở nên eo hẹp hạn chế hơn, anh sống theo anh, chị sống theo chị chẳng ai bận tâm đến ai cả...
Việc doanh thương đã được hương thịnh vững bền, chuyện hưởng thụ đã quá nhàm chán đến độ dư thừa trên đất Mỹ, có lần anh chị Khảm rủ nhau trở về thăm lại quê cũ phố cũ phố xưa. Chị Khảm chỉ chờ đợi có được cơ hội này. Chị lấy cớ phải ở lại Hoa Kỳ để thay anh điều hành công việc làm ăn trong khi anh đi vắng. Anh Khảm chẳng chút nghi ngờ. Anh đồng ý nhanh chóng để chị Ở lại Hoa Kỳ, một mình anh trở về thăm lại cố hương không có điều gì cần thắc mắc với dự tính về nước để nghiên cứu phát triển chuyện làm ăn nhưng bên cạnh đó, anh cũng háo hức rạo rực trong lòng khi nghe những người đã đi VN trở về đây kể lại những chuyện du dương cụp lạc bên những cô gái son trẻ ở quê nhà với một số tiền chi ra rất ít.
Quả như lời đồn đại của những người đã từng về Việt Nam du lịch, khi anh về đến quê nhà nghèo nàn rách rưới, cư trú trong một khách sạn đắt tiền chỉ dành cho những du khách có thế lực, anh đã được người môi giới cho xem hình ảnh những cô gái trẻ đẹp sẵn sàng trao đổi rao bán thân xác và anh Khảm chọn ngay một bức hình của một cô gái khá đẹp trông vẫn còn thơ ngây trong trắng, anh đã bỏ một số tiền nhỏ chẳng đáng là bao ra mua.
Bạn tình hờ của anh là một cô gái đôi mươi, còn nhỏ hơn cả tuổi của hai người con anh đang ở Hoa Kỳ. Cô ta bình thản nhận tiền xong rồi nhờ người trung gian trao ngay lại cho người mẹ của cô đang gặp cơn bệnh hoạn rồi hiến trọn thân xác con gái cho anh. Thời hạn bán thân đã hết, cô gái đáng thương được mẹ của cô lên đến khách sạn chờ để đưa cô về nhà tại văn phòng quản lý. Anh Khảm kể ra cũng là con người nhân ái, anh đích thân đưa cô ta xuống tận nấc than cuối cùng. Nhưng anh thật không thể ngờ khi anh nhìn thấy diện mạo của người mẹ cô gái. Làm sao anh có thể quên đi khuôn mặt người đàn bà đang chờ đợi đứa con gái, vốn là một trong số những người đã có quan hệ tình cảm mật thiết với anh khi trước, anh từng đã chiếm đoạt, xong rồi dâng hiến cho cấp trên và sau cùng, tàn nhẫn bỏ rơi trong lúc cô ta đã mang trong thân xác giọt máu của anh, anh không một lần ngó ngàng thăm hỏi. Người thiếu phụ này chính là mẹ ruột của cô gái anh mới vừa chiếm đoạt tiết trinh. Chính là người hơn hai mươi năm trước đây đã từng cùng anh chắp nối ân tình để rồi sau cùng, vì sự ràng buộc của người đã có vợ có con, anh phải truyền tay cô ta cho người khác để dễ dàng nói tiếng chia tay người thiếu phụ này với một số tiền nhỏ để bà ta tự tìm đường sanh nở.
Như vậy, đứa con gái vừa cùng anh trao đổi xác thịt chính là đứa con gái ruột thịt mang chính giọt máu của anh năm nào. Sự việc oan khuất đã diễn ra trong hoàn cảnh hết sức bất ngờ như một định mệnh vừ kinh hoàng vừa oan trái, khiến hai người lớn trong cuộc chỉ còn biết nhìn nhau mà nghe trong lòng quặn đau chua xót, chẳng nói được lời gì.
Người con gái nhỏ tuổi đáng thương vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng của một định mệnh an bài ngang trái, cô cảm thấy quá xấu hổ và đau khổ đến cùng cực, cô vùng khỏi tay người mẹ, thảng thốt phóng thẳng ra đường lộ giữa lúc một chiếc xe vô tình từ đâu chạy tới kết liễu mạng sống của cộ Phần anh Khảm cũng kinh dị không kém, anh ngẩn ngơ đến độ bàng hoàng, cố giữ cho lòng bình tĩnh, nhanh chóng anh bỏ lại cho người tình thiếu phụ lucùc xưa một nắm bạc khá lớn để tự lo ma chay cho đứa con gái xấu số rồi anh gấp rút lấy vé máy bay trở về Mỹ sớm hơ dự tính đến cả nửa tháng trời.
Anh về đến nhà trong một đêm hôm khuya khoắt với tâm trí còn chưa vợi đi những cơn xúc cảm bàng hoàng sau chuyến du lịch Việt Nam để rồi bất ngờ anh phải chứng kiến thêm một hình ảnh không kém đau lòng khác nữa khi người vợ của anh đang công khai âu yếm nằm trong vòng tay của người tài xế giao hàng trong lúc hai người tin chắc anh còn đi vắng chưa về kịp.
Đúng là .họa vô đơn chí, phước bất trùng lai.. Anh Khảm lầm lũi rút êm ra khỏi nhà để mặc cho đôi gian tình mặc tình tự tung tự tác. Một lần nữa anh lại trốn chạy một thực tế quá đỗi đắng caỵ Anh âm thầm bước ra khỏi nhà, đi tìm một khách sạn để lưu ngụ tạm trong một thời gian với dụng tâm đợi chờ cho tất cả những xao động kinh hoàng vừa xảy ra, lắng xuống rồi anh mới lần lượt giải quyết từ từ, nào ngờ băt đầu từ giây phút ấy, tâm trí anh như kẻ lạc thần, lúc mê lúc tỉnh, lúc giận lúc yên. Tự nhiên trong anh như có một mãnh lực vô hình đốc thúc anh phải thi hành những công việc rồ dại của một gã điên. Biết bao nhiêu ý tưởng oán hận chập chùng cứ dâng lên ngập đầy trong tâm trí rối bời của anh, bất cứ lúc nào những ý nghĩ này cũng khiến xui anh phải mau trở lại căn nhà của anh để tận diệt đôi gian phu dâm phụ. Anh cố gắng trấn tỉnh để khỏi vướng vào những công việc điên rồ tai hại rồi anh đã thiếp đi từ lúc nào.
Đứa con gái bán trinh cho anh ở Sài Gòn hiện ngay ra trong tâm tưởng của anh trong cơn mệt nhoài đồng thiếp. Tấm thân mảnh mai của nó có lúc được che phủ bởi những làn khói sương khi mờ mờ ảo ảo, có lúc hiện ra trần truồng. Anh cố nhắm mắt lại để xua đuổi hình ảnh đó đi, nhưng bên tai anh đã có tiếng nói của nó lanh lảnh cất lên:
- Ông không thể trốn chạy được! Những lầm lạc tội lỗi của ông gây ra từ bao lâu nay thấu động tới tận cõi trời, ông tưởng ngoài ông ra không còn ai hay biết? Bây giờ là lúc bắt đầu ông phải trả những món nợ đời.
- Tôi... Ba... xin... hãy tha tội chết cho tôi. Tôi vướng mắc chuyện đó với cô bằng tất cả sự vô tình. Tôi không cố ý...
Vong linh người con gái bán thân bị xe cán chết bất đắc kỳ tử ở Sài Gòn cười rít lên nghe ghê rợn:
- Phải! Ông đã vô tình. Ông đã bao nhiêu lần dùng đến mãnh lực đồng tiền để chiếm đoạt niềm an lành và sự trắng trong của bao nhiêu người đàn bà con gái, vậy mà ông vẫn chưa yên, ông vẫn mải miết thi hành. Tội lỗi của ông không có đất trời nào có thể dung thứ, ông đã tự tạo nên bao nhiêu nghiệp hcướng cho mình, nghiệp báo này đã vận ngay tức thời để ông trở về hãm hại tôi, hãm hại chính đứa con mang máu thịt tội lỗi của ông hơn hai mươi năm về trước. Bây giờ đến lượt chính ông phải đền trả những nghiệp báo đớn đau này. Người vợ của ông giờ đã ra sao thì lúc nãy ông trở về nhà chắc ông đã biết. Chắc chắn ông phải giết chết bà ta để rửa hận cho mối đau phản trắc này, vậy ông hãy mau làm điều này trước rồi sau đó mới tới những điều kế tiếp...
Nói xong bóng ma mất hút trong căn phòng khách sạn vắng tanh. Anh Khảm chợt tỉnh táo được đôi chút, trời không mấy nóng nực mà mồ hôi của anh vã ra dầm dề. Anh dáo dác nhìn quanh, mọi vật trong phòng vẫn lặng lẽ tứ bề. Hai bên tai anh bỗng nhiên như có những cơn gió cực kỳ thổi mạnh, anh chỉ nghe thấy những tiếng rít gào và chừng như anh đang lạc vào một thế giới hỗn độn nào khác ngoài cõi trần gian, rồi như có một sự thúc đẩy vô hình, anh bật đứng lên khỏi chiếc ghế bành. Anh lái chiếc xe mướn tạm chạy như bay trở về căn nhà, nơi có hai kẻ gian tình đang ngang nhiên tình tự. Anh không còn đủ bình tĩnh đứng chứng kiến hai kẻ gian dâm, từng nhát dao uất hận, anh chém loạn đả trên thân thể của hai người cho đến khi họ không còn động đậy, anh mới lách mình khóa trái cánh cửa để đi ra.
Ngay bữa sau, báo chí cùng các cơ quan thông tin đã đồng loạt loan tải nguồn tin thiếu phụ chủ nhân một công ty xuất nhập cảng người Aẽ Châu đã bị giết chết bên cạnh tình nhân cũng bị thương tích trầm trọng nhưng thoát chết trong lúc chồng bà ta vắng nhà với lời bình luận: không tìm ra dấu vết hoặc tông tích của kẻ sát nhân, sự việc còn đang được tiếp tục điều tra.
Đợi cho việc mai táng nạn nhân xấu số lắng dịu đôi chút anh Khảm mới thực sự quay trở về nhà với thái độ im lìm khó hiểu trong lúc người tài xế tình nhân còn đang bị câu lưu để nhà chức trách tìm ra manh mối. Dần dà, sự việc cũng chìm dần vào quên lãng của thời gian, không ai còn dịp để nhắc nhở tới.
Phần anh Khảm thì rất đỗi buồn phiền đến bỏ ăn bỏ ngủ, anh như kẻ mất hồn, không còn chút nghị lực tâm trí nào để dòm ngó đến những công việc kinh doanh thường lệ. Người ta lầm tưởng anh buồn đau u uất bởi cái chết thảm khốc của người vợ ngoại tình. Nhưng không ai biết đích xác được rằng anh đau buồn và tỏ ra dở điên dở dại, bỏ bê tất cả mọi công việc điều hành làm ăn chỉ vì nỗi niềm ăn năn sám hối chính anh đã hãm hại và đưa đến cái chết oan nghiệt của người con gái ruột của anh đã bị bỏ rơi, rồi ma đưa lối quỉ dẫn đường tìm đến đổi chác ăn nằm với cha ruột của mình cùng với những hiện tượng huyền bí sau này diễn ra bởi vong hồn oan khuất đớn nhục của người con gái không bao giờ có thể siêu thoát.
Hai người con của anh chị Khảm tuy đã khôn lớn nhưng chỉ biết tiêu xài, chưa đủ kinh nghiệm để thay thế người cha đột nhiên dở điên dở dại chẳng còn tha thiết đến bất cứ sự việc gì. Họ không cáng đáng nổi những cơ sở kinh doanh phức tạp đó cho nên chẳng bao lâu trở nên suy sụp và phải lo gấp rút sang nhượng tất cả lại cho những doanh nhân khác cho đến khi cơ ngơi đồ sộ của anh chị Khảm chẳng còn lại được gì. Người ta phải đem anh Khảm ký thác vào trong một y viện tâm thần để mong anh được chữa trị khi bệnh điên đã thực sự hoành hành tâm não của anh.
Hoàn cảnh thương tâm của anh chị Khảm, một người tỵ nạn thành công tột bực trên đất Mỹ bỗng nhiên sụp đổ tan tành khiến cho nhiều người không hiểu rõ ngọn nguồn câu chuyện chỉ biết chép miệng thở dài tiếc nuối. Mấy ai hiểu ra rằng ông trời là người cực kỳ tinh tai sáng mắt và rất mực nhân ái công bằng. Thượng Đế đã ban cho gia đình anh chị Khảm có một cuộc đời giàu sang thịnh vượng, một mệnh số hanh thông may mắn. Nhưng khi đã đạt được mọi thứ một cách khá dễ dàng, con người ta trở nên hợm mình kiêu ngạo, không biết chế ngự lấy những tham vọng vô độ của chính mình, tự nhiên cho rằng mọi sự thành công và những điều khôn ngoan lanh lợi là do chính mình có được hơn người chứ hoàn toàn không phải là những sự may mắn, những cơ hội thành công, những ưu ái của một đời sống phú quý sang giàu được bắt nguồn từ những phước báu còn lưu lại, còn tích tụ bởi rất nhiều tiền kiếp xa xôi để rồi không còn quan tâm đến phần đạo đức tâm linh, để rồi khinh khi miệt thị tất cả mọi người kém may mắn, mọi điều thuộc về tâm linh huyền nhiệm, để rồi nhắm mắt bước càn, lộ ra cái tâm địa đầy dục vọng tham lam, đầy thói hư tật xấu khinh mạn ngất trời để tự mình rước lấy những hậu quả vô cùng đáng tiếc. Co ù khi hiểu được ra thì mọi sự đã rồi, không bao giờ có cơ cứu vãn, uổng phí cả một kiếp người đáng lẽ là một phần thưởng vô cùng cao quí mà Thượng Đế đã ban cho sau hằng bao nhiêu kiếp tu tập mới được diễm phúc làm người, nhất là làm người của một dân tộc thanh cao như dân tộc Việt Nam đang được khắp năm châu ngưỡng phục.
Vợ chồng anh chị Khảm là người hiền lành hiểu theo ý nghĩa bình thường. Họ làm ăn chăm chỉ chí cốt. Dạo còn ở trong nước, cả hai anh chị đã quyết chí tìm đủ mọi cách để mong sao thoát ly đời nhọc nhằn gian lao nghèo khó. Vợ chồng anh chị xuất thân từ hai gia đình vừa đủ ăn đủ mặc. Tuy không đến nỗi nghèo khó lắm, nhưng so với những hàng phú gia địch quốc mà anh chị có khi chỉ được nghe đồn mà chưa bao giờ được chính mắt trông thấy, xem ra anh chị rất nôn nã với giấc mộng giàu sang và chưa bao giờ có được một ngày sống trong cảnh phú quí, rạng rỡ vinh hiển như những kẻ lắm bạc nhiều tiền cho nên niềm mơ ước làm cho anh chị luôn luôn nuôi nấng ấp ủ trong tâm tư, bảo nhau quyết thực hiện cho bằng được, bất chấp định luật .đại phú do thiên, tiểu phú do cần..
Họ lấy nhau vào đúng thời kỳ cả nước đang chìm ngập trong tình trạng kinh tế kiệm ước, việc làm ăn khó khăn, người khôn của khó, không dễ gì kiếm ra được nhiều tiền để cho đời sống anh chị với hai đứa con có được những ngày tháng mát mày nở mặt, khỏi phải thiếu trước hụt sau, làm việc gì cũng không thoát được cảnh giật gấu vá vai, đắp đổi qua ngày đoạn tháng, chật vật quá sức.
Anh Khảm lại kẹt cứng với đời sống của một quân nhân sĩ quan cấp nhỏ, rày đây mai đó, trên búa dưới đẹ Lúc nào cũng phải lo thủ phận và chu toàn những nghĩa vụ của một thuộc cấp khôn khéo biết an phận thủ thường để khỏi phải ra chiến trường có thể mất chỗ đội nón như chơi, tuy rằng anh không phải ngày đêm tham dự những cuộc hành quân gian khổ chết chóc, nhưng anh vẫn phải chu toàn một lúc hai nhiệm vụ bắt buộc của người quân nhân, một là tiếp tế quân trang quân dụng cho các đơn vị hành quân trực thuộc, hai là phải tự biết cách để thù tạc đãi đằng những cấp chỉ huy quyền thế không chỉ bằng tiền bạc quà cáp hậu hĩnh, có khi còn đi lùng sục tìm những cô gái non dại, con cái của những người nghèo, anh tung tiền ra khuyến dụ mua chuộc để lén lút hưởng thụ hoặc đem dâng hiến cho thượng cấp, hòng giữ cho được vị trí yên ổn, ngồi mát ăn bát vàng ở hậu cứ, và điều này thì chị Khảm là người biết rõ ràng hơn ai hết, nhưng chị vẫn làm ngơ, để mặc cho chồng tung hoành, tự tung tự tác và tiếp tục ra tay làm hại các cô gái son trẻ con cái nhà nghèo. Chị có những ý nghĩa riêng của chị mà mãi đến sau này, ý đồ riêng tư đó của chị mới bị vỡ lở sau khi chị bị ám sát chết một cách oan trái.
Vì sống buông thả lả lướt ngấm ngầm như vậy, sau này anh Khảm có nhiều con rơi con rớt bởi kết quả của những cuộc đàn đúm ăn chơi với quan niệm hưởng thụ chẳng bao giờ anh cần lưu ý tới. Đàng khác, để thực hiện được như vậy, anh Khảm chỉ còn cách cắt xén gian lận, hoặc ăn cắp bớt số lượng quân trang quân dụng, những nguồn tiếp liệu then chốt dành cho những đơn vị tác chiến ở trong kho để đem về nhà giao cho chị Khảm tìm manh mối bán tháo ra ngoài, chị mới mong nở mày nở mặt với những người đồng trang lứa và có được một đời sống tàm tạm xa hoa tươm tất và anh cũng được yên ổn vui sống bên vợ con với các cô đào non lúc nào cũng hăm hở sẵn sàng, nhòm ngó túi tiền chi xộp của anh mà tìm đến bán thân, trao đổi.
Anh Khảm vẫn biết làm như vậy là không đúng, là những nguyên nhân gián tiếp đem đến những thất bại ê chề cho những người bạn đồng ngũ ở ngoài tiền tuyến với những cái chết oan khiên tức tưởi của bao nhiêu người ngày đêm phải trực diện trước quân thù vì những nguồn tiếp liệu từ hậu cứ do anh nắm quyền cung ứng đã không được cung ứng đầy đủ. Nhưng anh Khảm không biết và càng cố tình không cần biết đến điều này. Anh thường nhủ để tự trấn an:
- Việc thắng bại chết chóc ngoài trận tuyến đâu phải lỗi tại mình, tại .số mạng. mà ra. Tụi Việt Cộng không hề có nguồn tiếp liệu binh đoàn dồi dào như mình, sao chúng vẫn chiến đấu được. Chẳng qua chỉ tại những chiến hữu đòi hỏi quá đáng chứ việc thắng bại nào có ăn thua gì đến tạ Đối với các cô gái nhẹ da, anh đâu có ép buộc các cô phải bán rẻ tấm thân trong trắng. Chẳng qua đó chỉ là sự trao đổi công bằng, ăn cơm trả gạo, ăn cháo trả tiền, sau đó nếu có hậu quả gì, các cô phải tự lo liệu lấy, anh đã giao hẹn trước cả rồi, trách cứ anh sao được.
Tự bào chữa như thế cho nên anh Khảm cảm thấy yên lòng tiếp tục cùng các cô gái son trẻ trao đổi mua bán và a tay vơ vét, ăn cắp ăn xén tất cả mọi thứ có thể lấy được để chu toàn nhiệm vụ của người sĩ quan tiếp liệu và nhờ đó, anh trở thành một quân nhân khá gương mẫu. Đời binh nghiệp của anh thăng tiến như diều gặp gió với những bằng tưởng lục, ban khen đều đặn và thăng cấp đúng nhiệm kỳ chẳng khác chi mọi người mà trong suốt mười hai năm quân vụ, anh chưa bao giờ phải bắn một viên đạn nào cho đến ngày tan rã hàng ngũ, giống như bao nhiêu người, gia đình của anh chị phải bỏ của chạy lấy người, nhờ có sự giao du rộng rãi, lại thường lo lót từ bấy lâu nay cho nên gia đình vợ chồng con cái của anh chị được ưu đãi cho lên tàu di tản trước tất cả mọi người, tránh được bao nhiêu là sự chà đạp hỗn loạn tranh dành trong lúc tranh tối tranh sáng, thập tử nhất sinh, mọi người hối hả đạp lẫn nhau lên xác chết của nhau để đi tìm đường lánh nạn.
Chuyến hải trình chạy giặc cập bến an toàn, anh chị thở phào ra nhẹ nhõm, mỗi khi nghĩ đến những ưu đãi lúc nào anh chị cũng được hơn người nhờ vào sự lanh lợi khôn khéo. Ra được đến nước ngoài với hai bàn tay trắng sau bao nhiêu năm tận tình vơ vét khi xưa với dụng ý làm giàu, giờ đây, cả gia đình anh chị cũng chẳng đem theo được chút gì để làm lại cuộc đời, còn phải đối diện với một đời sống mới hoàn toàn xa lạ từ ngôn ngữ cho đến những sinh hoạt khác lạ hàng ngày, nhưng nhờ có khả năng khôn ngoan hoạt bát với ý chí phấn đấu hơn người, lại có sẵn quyết tâm làm giàu được nuôi nấng dài lâu trong tâm khảm, nên khi đến được vùng đất được mệnh danh là cơ hội này, chẳng bao lâu đã trở thành những người tỵ nạn giàu có với những mối làm ăn vĩ đại, bất kể công việc chánh tà với những người dị chủng, công việc doanh thương buôn bán lúc đầu còn từ từ hạn chế, sau mỗi lúc một thêm phát triển mạnh mẽ bền vững lạ thường, tiền bạc lợi tức như dòng suối chảy xiết đến với anh chị chẳng có khi nào ngừng nghỉ.
Với gia sản tiền rừng bạc biển, nhà cửa xe pháo tiện nghi văn minh cơ khí, hệ thống làm ăn qui mô đầy đủ, nhân viên thầy thợ phụ tá giúp việc có tới hàng mấy chục người anh chị đều nắm đủ trong taỵ Anh chị tỏ ra tự mãn hơn người và lúc nào trong lòng cũng đầy hãnh diện về tài năng thao lược kinh bang tế thế của mình...
... Hôm nay, với bề thế cơ ngơi tài sản làm ăn sung túc, chắc chắn sẽ chẳng bao giờ anh chị còn sa sút khánh kiệt được, chắc chắc sẽ chẳng bao giờ anh chị phải sống lại những ngày tháng thanh bần đạm bạc như xưa. Anh chị với hai người con nay đã khôn lớn, nay đã trở thành những người Mỹ mũu tẹt da vàng, đã hóa thân từ mọi cung cách nói năng cư xử, đã thoát xác hoàn toàn, đã biến đổi và tách biệt khá xa với dòng sinh mệnh truân chuyên của nguồn gốc cũ với mọi sinh hoạt cung cách rập theo những tập quán mới mẽ văn minh, gia đình anh chị rất biết tôn trọng và đề cao tinh thần tự do tuyệt đối cùng những chủ nghĩ phục vụ cá nhân. Riêng về anh Khảm, anh đã trở thành một ông chủ lớn, anh có những thú vui cao cấp cầu kỳ hơn của một người có nhiề tiền của, chị Khảm thì cũng vậy... Chị cũng có nhân tình để thực hành việc .ông ăn chả bà ăn nem.. Anh Khảm ăn chơi mèo chuột từ trong nước ra đến xứ người thì tại sao, chị không thể như vậy. Nhân tình của chị chính là anh tài xế lâu năm vai u thịt bắp, ít ăn ít nói, lái xe vận tải giao hàng, anh ta cũng có gia đình vợ con đàng hoàng tử tế và chỉ quan hệ với chị Khảm vào những lúc anh Khảm phải đi vắng nhà hoặc là những khi chị Khảm nổi hứng bất chợt, hai người mới lén lút hò hẹn gặp nhau. Sau đó, ai nấy trở về với vai trò cố hữu của mình. Có nhiều lúc anh tài xế cũng nổi chứng ghen tuông này nọ. Nhưng anh ta biết rõ, ngậm miện chịu đựng là giải pháp thích hợp nhất để cho anh và chị Khảm còn có cơ hội gặp nhau, để cho mối dây gian díu còn tồn tại được đến bây giờ.
Danh lợi bạc tiền con người tạo dựng nên ở xứ này là một công thức biểu thị sự thành công, nó được thừa nhận một cách hùng hồn và trở thành cây kim chỉ nam bất di bất dịch, nó như một chất men say khó lòng làm cho con người thức tỉnh, khó lòng mà dứt nó ra một cách dễ dàng. Anh chị Khảm giờ đây có muốn cưỡng chống lại những nguồn lợi tức khổng lồ, có không muốn tiếp tục vui quén tài sản mỗi ngày cứ phát mãi lên trong lúc đã quá dư thừa cũng khó mà thi hành được.
Chính vì vậy, đời sống cá nhân của anh chị trở nên bận rộn và sống rất rời rạc với nhau. Hai người con của anh chị bây giờ đã lớn, họ đã nằm hẳn trong cơn lốc xoáy đến tối tăm mặt mày, không mấy khi có được một ngày giờ an nhàn rảnh rỗi, không mấy khi cả nhà họ có được một bữa cơm xum họp quây quần với những bữa cơm canh rau đạm bạc ngon lành xưa cũ, cũng không mấy đêm họ đi vào giấc ngủ thanh thản nhẹ nhành yên ổn thường bị chi phối bở những sự toan tính làm ăn, hẹn hò thương vụ đình đám xã giao, nói chi đến những vấn đề giải trí giản dị thanh tao, nói chi đến việc vun bồi cho đời sống nội tâm cùng những liên hệ tình cảm trong gia đình hoặc ngày cả với những con người đồng hương thân sơ khác.
Của cải thì mỗi ngày càng trở nên dồi dào phong phú, biến dần thành một thông lệ trói buộc, một thói quen không thể nào gián đoạn hoặc ngưng nghỉ, và thời gian để sống riêng cho nhau cũng theo tỷ lệ thuận mà càng ngày càng trở nên eo hẹp hạn chế hơn, anh sống theo anh, chị sống theo chị chẳng ai bận tâm đến ai cả...
Việc doanh thương đã được hương thịnh vững bền, chuyện hưởng thụ đã quá nhàm chán đến độ dư thừa trên đất Mỹ, có lần anh chị Khảm rủ nhau trở về thăm lại quê cũ phố cũ phố xưa. Chị Khảm chỉ chờ đợi có được cơ hội này. Chị lấy cớ phải ở lại Hoa Kỳ để thay anh điều hành công việc làm ăn trong khi anh đi vắng. Anh Khảm chẳng chút nghi ngờ. Anh đồng ý nhanh chóng để chị Ở lại Hoa Kỳ, một mình anh trở về thăm lại cố hương không có điều gì cần thắc mắc với dự tính về nước để nghiên cứu phát triển chuyện làm ăn nhưng bên cạnh đó, anh cũng háo hức rạo rực trong lòng khi nghe những người đã đi VN trở về đây kể lại những chuyện du dương cụp lạc bên những cô gái son trẻ ở quê nhà với một số tiền chi ra rất ít.
Quả như lời đồn đại của những người đã từng về Việt Nam du lịch, khi anh về đến quê nhà nghèo nàn rách rưới, cư trú trong một khách sạn đắt tiền chỉ dành cho những du khách có thế lực, anh đã được người môi giới cho xem hình ảnh những cô gái trẻ đẹp sẵn sàng trao đổi rao bán thân xác và anh Khảm chọn ngay một bức hình của một cô gái khá đẹp trông vẫn còn thơ ngây trong trắng, anh đã bỏ một số tiền nhỏ chẳng đáng là bao ra mua.
Bạn tình hờ của anh là một cô gái đôi mươi, còn nhỏ hơn cả tuổi của hai người con anh đang ở Hoa Kỳ. Cô ta bình thản nhận tiền xong rồi nhờ người trung gian trao ngay lại cho người mẹ của cô đang gặp cơn bệnh hoạn rồi hiến trọn thân xác con gái cho anh. Thời hạn bán thân đã hết, cô gái đáng thương được mẹ của cô lên đến khách sạn chờ để đưa cô về nhà tại văn phòng quản lý. Anh Khảm kể ra cũng là con người nhân ái, anh đích thân đưa cô ta xuống tận nấc than cuối cùng. Nhưng anh thật không thể ngờ khi anh nhìn thấy diện mạo của người mẹ cô gái. Làm sao anh có thể quên đi khuôn mặt người đàn bà đang chờ đợi đứa con gái, vốn là một trong số những người đã có quan hệ tình cảm mật thiết với anh khi trước, anh từng đã chiếm đoạt, xong rồi dâng hiến cho cấp trên và sau cùng, tàn nhẫn bỏ rơi trong lúc cô ta đã mang trong thân xác giọt máu của anh, anh không một lần ngó ngàng thăm hỏi. Người thiếu phụ này chính là mẹ ruột của cô gái anh mới vừa chiếm đoạt tiết trinh. Chính là người hơn hai mươi năm trước đây đã từng cùng anh chắp nối ân tình để rồi sau cùng, vì sự ràng buộc của người đã có vợ có con, anh phải truyền tay cô ta cho người khác để dễ dàng nói tiếng chia tay người thiếu phụ này với một số tiền nhỏ để bà ta tự tìm đường sanh nở.
Như vậy, đứa con gái vừa cùng anh trao đổi xác thịt chính là đứa con gái ruột thịt mang chính giọt máu của anh năm nào. Sự việc oan khuất đã diễn ra trong hoàn cảnh hết sức bất ngờ như một định mệnh vừ kinh hoàng vừa oan trái, khiến hai người lớn trong cuộc chỉ còn biết nhìn nhau mà nghe trong lòng quặn đau chua xót, chẳng nói được lời gì.
Người con gái nhỏ tuổi đáng thương vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng của một định mệnh an bài ngang trái, cô cảm thấy quá xấu hổ và đau khổ đến cùng cực, cô vùng khỏi tay người mẹ, thảng thốt phóng thẳng ra đường lộ giữa lúc một chiếc xe vô tình từ đâu chạy tới kết liễu mạng sống của cộ Phần anh Khảm cũng kinh dị không kém, anh ngẩn ngơ đến độ bàng hoàng, cố giữ cho lòng bình tĩnh, nhanh chóng anh bỏ lại cho người tình thiếu phụ lucùc xưa một nắm bạc khá lớn để tự lo ma chay cho đứa con gái xấu số rồi anh gấp rút lấy vé máy bay trở về Mỹ sớm hơ dự tính đến cả nửa tháng trời.
Anh về đến nhà trong một đêm hôm khuya khoắt với tâm trí còn chưa vợi đi những cơn xúc cảm bàng hoàng sau chuyến du lịch Việt Nam để rồi bất ngờ anh phải chứng kiến thêm một hình ảnh không kém đau lòng khác nữa khi người vợ của anh đang công khai âu yếm nằm trong vòng tay của người tài xế giao hàng trong lúc hai người tin chắc anh còn đi vắng chưa về kịp.
Đúng là .họa vô đơn chí, phước bất trùng lai.. Anh Khảm lầm lũi rút êm ra khỏi nhà để mặc cho đôi gian tình mặc tình tự tung tự tác. Một lần nữa anh lại trốn chạy một thực tế quá đỗi đắng caỵ Anh âm thầm bước ra khỏi nhà, đi tìm một khách sạn để lưu ngụ tạm trong một thời gian với dụng tâm đợi chờ cho tất cả những xao động kinh hoàng vừa xảy ra, lắng xuống rồi anh mới lần lượt giải quyết từ từ, nào ngờ băt đầu từ giây phút ấy, tâm trí anh như kẻ lạc thần, lúc mê lúc tỉnh, lúc giận lúc yên. Tự nhiên trong anh như có một mãnh lực vô hình đốc thúc anh phải thi hành những công việc rồ dại của một gã điên. Biết bao nhiêu ý tưởng oán hận chập chùng cứ dâng lên ngập đầy trong tâm trí rối bời của anh, bất cứ lúc nào những ý nghĩ này cũng khiến xui anh phải mau trở lại căn nhà của anh để tận diệt đôi gian phu dâm phụ. Anh cố gắng trấn tỉnh để khỏi vướng vào những công việc điên rồ tai hại rồi anh đã thiếp đi từ lúc nào.
Đứa con gái bán trinh cho anh ở Sài Gòn hiện ngay ra trong tâm tưởng của anh trong cơn mệt nhoài đồng thiếp. Tấm thân mảnh mai của nó có lúc được che phủ bởi những làn khói sương khi mờ mờ ảo ảo, có lúc hiện ra trần truồng. Anh cố nhắm mắt lại để xua đuổi hình ảnh đó đi, nhưng bên tai anh đã có tiếng nói của nó lanh lảnh cất lên:
- Ông không thể trốn chạy được! Những lầm lạc tội lỗi của ông gây ra từ bao lâu nay thấu động tới tận cõi trời, ông tưởng ngoài ông ra không còn ai hay biết? Bây giờ là lúc bắt đầu ông phải trả những món nợ đời.
- Tôi... Ba... xin... hãy tha tội chết cho tôi. Tôi vướng mắc chuyện đó với cô bằng tất cả sự vô tình. Tôi không cố ý...
Vong linh người con gái bán thân bị xe cán chết bất đắc kỳ tử ở Sài Gòn cười rít lên nghe ghê rợn:
- Phải! Ông đã vô tình. Ông đã bao nhiêu lần dùng đến mãnh lực đồng tiền để chiếm đoạt niềm an lành và sự trắng trong của bao nhiêu người đàn bà con gái, vậy mà ông vẫn chưa yên, ông vẫn mải miết thi hành. Tội lỗi của ông không có đất trời nào có thể dung thứ, ông đã tự tạo nên bao nhiêu nghiệp hcướng cho mình, nghiệp báo này đã vận ngay tức thời để ông trở về hãm hại tôi, hãm hại chính đứa con mang máu thịt tội lỗi của ông hơn hai mươi năm về trước. Bây giờ đến lượt chính ông phải đền trả những nghiệp báo đớn đau này. Người vợ của ông giờ đã ra sao thì lúc nãy ông trở về nhà chắc ông đã biết. Chắc chắn ông phải giết chết bà ta để rửa hận cho mối đau phản trắc này, vậy ông hãy mau làm điều này trước rồi sau đó mới tới những điều kế tiếp...
Nói xong bóng ma mất hút trong căn phòng khách sạn vắng tanh. Anh Khảm chợt tỉnh táo được đôi chút, trời không mấy nóng nực mà mồ hôi của anh vã ra dầm dề. Anh dáo dác nhìn quanh, mọi vật trong phòng vẫn lặng lẽ tứ bề. Hai bên tai anh bỗng nhiên như có những cơn gió cực kỳ thổi mạnh, anh chỉ nghe thấy những tiếng rít gào và chừng như anh đang lạc vào một thế giới hỗn độn nào khác ngoài cõi trần gian, rồi như có một sự thúc đẩy vô hình, anh bật đứng lên khỏi chiếc ghế bành. Anh lái chiếc xe mướn tạm chạy như bay trở về căn nhà, nơi có hai kẻ gian tình đang ngang nhiên tình tự. Anh không còn đủ bình tĩnh đứng chứng kiến hai kẻ gian dâm, từng nhát dao uất hận, anh chém loạn đả trên thân thể của hai người cho đến khi họ không còn động đậy, anh mới lách mình khóa trái cánh cửa để đi ra.
Ngay bữa sau, báo chí cùng các cơ quan thông tin đã đồng loạt loan tải nguồn tin thiếu phụ chủ nhân một công ty xuất nhập cảng người Aẽ Châu đã bị giết chết bên cạnh tình nhân cũng bị thương tích trầm trọng nhưng thoát chết trong lúc chồng bà ta vắng nhà với lời bình luận: không tìm ra dấu vết hoặc tông tích của kẻ sát nhân, sự việc còn đang được tiếp tục điều tra.
Đợi cho việc mai táng nạn nhân xấu số lắng dịu đôi chút anh Khảm mới thực sự quay trở về nhà với thái độ im lìm khó hiểu trong lúc người tài xế tình nhân còn đang bị câu lưu để nhà chức trách tìm ra manh mối. Dần dà, sự việc cũng chìm dần vào quên lãng của thời gian, không ai còn dịp để nhắc nhở tới.
Phần anh Khảm thì rất đỗi buồn phiền đến bỏ ăn bỏ ngủ, anh như kẻ mất hồn, không còn chút nghị lực tâm trí nào để dòm ngó đến những công việc kinh doanh thường lệ. Người ta lầm tưởng anh buồn đau u uất bởi cái chết thảm khốc của người vợ ngoại tình. Nhưng không ai biết đích xác được rằng anh đau buồn và tỏ ra dở điên dở dại, bỏ bê tất cả mọi công việc điều hành làm ăn chỉ vì nỗi niềm ăn năn sám hối chính anh đã hãm hại và đưa đến cái chết oan nghiệt của người con gái ruột của anh đã bị bỏ rơi, rồi ma đưa lối quỉ dẫn đường tìm đến đổi chác ăn nằm với cha ruột của mình cùng với những hiện tượng huyền bí sau này diễn ra bởi vong hồn oan khuất đớn nhục của người con gái không bao giờ có thể siêu thoát.
Hai người con của anh chị Khảm tuy đã khôn lớn nhưng chỉ biết tiêu xài, chưa đủ kinh nghiệm để thay thế người cha đột nhiên dở điên dở dại chẳng còn tha thiết đến bất cứ sự việc gì. Họ không cáng đáng nổi những cơ sở kinh doanh phức tạp đó cho nên chẳng bao lâu trở nên suy sụp và phải lo gấp rút sang nhượng tất cả lại cho những doanh nhân khác cho đến khi cơ ngơi đồ sộ của anh chị Khảm chẳng còn lại được gì. Người ta phải đem anh Khảm ký thác vào trong một y viện tâm thần để mong anh được chữa trị khi bệnh điên đã thực sự hoành hành tâm não của anh.
Hoàn cảnh thương tâm của anh chị Khảm, một người tỵ nạn thành công tột bực trên đất Mỹ bỗng nhiên sụp đổ tan tành khiến cho nhiều người không hiểu rõ ngọn nguồn câu chuyện chỉ biết chép miệng thở dài tiếc nuối. Mấy ai hiểu ra rằng ông trời là người cực kỳ tinh tai sáng mắt và rất mực nhân ái công bằng. Thượng Đế đã ban cho gia đình anh chị Khảm có một cuộc đời giàu sang thịnh vượng, một mệnh số hanh thông may mắn. Nhưng khi đã đạt được mọi thứ một cách khá dễ dàng, con người ta trở nên hợm mình kiêu ngạo, không biết chế ngự lấy những tham vọng vô độ của chính mình, tự nhiên cho rằng mọi sự thành công và những điều khôn ngoan lanh lợi là do chính mình có được hơn người chứ hoàn toàn không phải là những sự may mắn, những cơ hội thành công, những ưu ái của một đời sống phú quý sang giàu được bắt nguồn từ những phước báu còn lưu lại, còn tích tụ bởi rất nhiều tiền kiếp xa xôi để rồi không còn quan tâm đến phần đạo đức tâm linh, để rồi khinh khi miệt thị tất cả mọi người kém may mắn, mọi điều thuộc về tâm linh huyền nhiệm, để rồi nhắm mắt bước càn, lộ ra cái tâm địa đầy dục vọng tham lam, đầy thói hư tật xấu khinh mạn ngất trời để tự mình rước lấy những hậu quả vô cùng đáng tiếc. Co ù khi hiểu được ra thì mọi sự đã rồi, không bao giờ có cơ cứu vãn, uổng phí cả một kiếp người đáng lẽ là một phần thưởng vô cùng cao quí mà Thượng Đế đã ban cho sau hằng bao nhiêu kiếp tu tập mới được diễm phúc làm người, nhất là làm người của một dân tộc thanh cao như dân tộc Việt Nam đang được khắp năm châu ngưỡng phục.
Những chuyện huyền bí có thật - Nguyên Hà
Ma Nhập - NHỮNG CHUYỆN HUYỀN BÍ CÓ THẬT
Ma Nhập
Jessica Tâm Giao đang cùng gia đình ăn sáng, bỗng chuông điện thoại trong nhà nàng reo vang. Cuộc điện đàm ngắn ngủi chưa đầy một phút, nàng đã hoảng hốt buông máy xuống bằng một dáng điệu thẫn thờ lẫn kinh ngạc tột độ.
Bỏ ngang bữa ăn sáng, Jessica Tâm Giao hối hả đi vào trong phòng riêng. Chưa đầy ba phút sau, Tâm Giao trở ra với xâu chìa khóa xe trên tay như sắp sửa phải đi đến nơi nào một cách vội vã khiến cho thân mẫu của nàng phải lên tiếng:
- Chuyện gì vậy con?
Vừa bước tới thềm cửa, nàng trả lời mẹ bằng một giọng nói đứt quãng trong khi bàn tay run run đặt lên cái nắm cửa:
- Nhỏ Julianne Tuyết Phương đã chết! Xác của nó đã đưa về nhà quàn hồi sáng sớm naỵ Con phải đến đó ngay lập tức! Tội nghiệp quá mẹ Ơi!
Nghe tin chẳng lành, mẹ nàng sửng sốt đến muốn sụm cả đôi chân, không kịp hỏi thêm con điều gì, đưa nhanh tay vịn lấy cái tựa ghế gần đó cho khỏi ngã, trong khi Tâm Giao đi như bay như biến ra chiếc xe của nàng đậu trên drive-way ở sân nhà. Những người còn lại, không ai giữ được bình tĩnh để tiếp tục bữa ăn sáng thường lệ cuối tuần.
Nắng đã lên cao, bầu trời xanh trong vắt, đó đây điểm lưa thưa dăm ba cụm mây trắng xóa của những ngày bắt đầu một mùa hè hứa hẹn nhiều oi ức.
Chưa đầy nửa tiếng đồng hồ sau, Tâm Giao đã có mặt tại nhà quàn giữa bầu không khí tĩnh lặng u buồn, đèn nến khói nhang nghi ngút trước một cỗ quan tài nằm lặng lẽ chơ vơ dọc theo sát vách tường với những tràng hoa phúng điếu đầy màu sắc, trong khi hầu hết mọi người thuộc gia đình thân tộc của Julianne Tuyết Phương đã có mặt đầy đủ. Đôi mắt mọi người đỏ hoe còn đọng đầy ngấn lệ. Kể cả Đoàn Hùng, vị hôn phu của Tuyết Phương cũng đã được cấp báo, phải bỏ ngang việc trong sở làm. Nhìn dáng điệu thiểu não khổ sở, quần áo xốc xếch với cái nút thắt cà vạt trên cổ áo sơ mi có những lằn sọc đen thưa của Đoàn Hùng trễ xuống, Tâm Giao cũng đoán biết được nội tâm của người thanh niên đang ấp yêu nhiều mộng đẹp tương lai này sầu khổ đến độ nào trước di ảnh của người tình vừa quá cố.
Tâm Giao nhẹ gật đầu đáp lại từng đôi mắt hoen lệ chào hỏi của những người trong gia đình Tuyết Phương. Nàng bước lại bàn thờ, nơi đang đặt di ảnh của người bạn gái chí cốt đột nhiên hóa ra người thiên cổ, đốt nhanh cho nàng một nén hương rồi lâm râm cầu nguyện và thì thầm với người đang yên nghỉ trong cổ quan tài trùm phủ màu lụa trắng như nàng đang tâm sự với chính mình:
Hãy yên nghỉ nhé, Tuyết Phương! Dù sao chuyện cũng đã sảy ra rồi. Kể từ nay, tao với mày là hai miền âm dương cách biệt, còn đâu tìm lại được những năm tháng tụi mình vui sống chơi đùa học hành thi cử, dệt mộng đời bên nhau với biết bao kỷ niệm đẹp đẽ trong đời. Đâu nào ngờ, chỉ còn hơn một năm ngắn ngủi nữa, chúng mình sẽ thi ra trường. Chừng đó, mày với anh Đoàn Hùng sẽ trở thành đôi vợ chồng đẹp duyên nhất. Còn tao sẽ thực hiện được giấc mộng đã ôm ấp và tâm sự cùng mày suốt mấy năm quạ Giờ đây, mày sống khôn chết thiêng, hãy yên tâm an nghỉ. Chuyện thế gian tục lụy đầy khổ lụy, chúng tao sẽ gánh hết cho mày. Chỉ có những người còn sống như tao, như anh Đoàn Hùng của mày và những người thân yêu là vẫn còn phải cưu mang gánh vác mọi chuyện trên đời chẳng biết đến bao giờ...
Nói với người bạn gái quá cố đến đây, như không thể cầm giữ được tấm lòng xót thương nhớ bạn, Tâm Giao òa lên khóc một cách tức tưởi nghẹn ngào. Khóc như chưa bao giờ Tâm Giao có cơ hội được khóc, nàng để tự nhiên cho những giọt nước mắt dàn dụa tràn ra trên khuôn mặt sầu héo tả tơi tiếc thương cho người bạn gái vắn số, bất hạnh của mình cho đến khi Tâm Giao không còn tự chủ thêm được, nàng rũ xuống đúng vào lúc Đoàn Hùng liếc sang, nhác thấy, vội đưa hai tay đỡ lấy tấm thân mềm nhũng của Tâm Giao. Hai người em trong gia đình của Julianne Tuyết Phương cũng vội chạy đến phụ với Đoàn Hùng, dìu Tâm Giao ra dãy ghế ngoài hành lang để cho nàng ngồi xuống hồi tỉnh.
Cuối ngày, Tâm Giao cùng với Đoàn Hùng và một người em trai của người quá vãng tự ý nán lại nhà quàn để canh xác và thay phiên nhau thắp nhang nến cho Tuyết Phương cho đến giờ gần khuya nhà quàn đóng cửa, họ mới lầm lũi rủ nhau ra về, trong lòng người nào cũng đầy phiền muộn và lưu luyến thương xót cho một người rất thương yêu đang giữa tuổi xuân thì đầy hoa mộng, mà giờ đây, phải một mình ở lại trong căn phòng nhà quàn lạnh lẽo hoang vắng. Họ nhìn lại di ảnh của Tuyết Phương với khuôn mặt tròn đầy, nụ cười nhẹ nở trên môi và đôi mắt tinh anh nghịch ngợm giữa bờ tóc đen huyền phủ trên đôi vai tròn lẳn, như nàng muốn nhắn gởi đến họ một điều gì mà lúc sinh thời trong cuộc đời đầy hối hả, Tuyết Phương chưa một lần kịp ngỏ.
Ngày kế tiếp sang đến ngày thứ ba thì Tâm Giao, sai khi liên tiếp dành hết thời giờ đến chăm lo quanh quẩn bên quan tài của bạn, lại thêm tâm tư buồn phiền đến biếng ăn mất ngủ, sức khỏe và tinh thần đã có vẻ sa sút.
Thân mẫu của Tâm Giao vốn là người tu tịnh lâu năm, bản chất bà phúc hậu hiền hòa, giữ giới chay trường từ sau khi cha của nàng tạ thế đã nhiều năm. Bà ở vậy sống bên cạnh bốn người con đã đến thời khôn lớn và thành đạt ở xứ người, trong đó có Tâm Giao, là con gái út trong nhà. Không có ai hơn bà, hiểu rõ quan hệ bạn hữu đằm thắm giữa Jessica Tâm Giao và Julianne Tuyết Phương, nay đột nhiên cô hóa ra người thiên cổ sau cái chết thê thảm nhất của một đời người con gái đầy hứa hẹn ở tương lai theo lời thuật lại của gia đình Tuyết Phương đã kể cho bà nghe về cái chết đau thương của nàng. Trong tâm tư của người mẹ dày công tu tịnh, thân tâm trong sáng như bà bắt đầu dấy lên niềm lo âu khi bà cảm nghiệm được đôi điều khác lạ sau ngày thứ ba, khi Tâm Giao lặng lẽ mở cửa bước vào nhà sao trọn một ngày lưu lại nhà quàn để kề cận bên xác người bạn gái đã chết.
Tuyết Phương là một cô gái Việt Nam trẻ đẹp, thông minh vui tính, bản chất sinh động vô tư yêu đời. Chàng trai nào giáp mặt nàng một lần cũng khó tránh được niềm rung động mang mang vương vấn trước dung mạo tươi trẻ hồn nhiên, nhất là đôi mắt đen tròn tinh anh minh mẫn đầy sức cuốn hút của nàng. Vừa cần mẫn đi học vừa chăm chỉ đi làm cho đến khi trở thành một sinh viên ưu hạng, được cấp học bổng, vào nội trú và sắp tốt nghiệp ra trường.
Từ mấy năm nay kể từ khi Tuyết Phương chọn thi tuyển vào phân khoa thần kinh làm môn học chính. Nàng đã dọn vào trọ học hẳn trong ỘDomeỢ, buộc phải xa cách gia đình và quan hệ tình yêu khắn khít với Đoàn Hùng, mối tình bạn bè mật thiết với Tâm Giao đến hơn 5 giờ bay ở một tiểu bang phía Đông nước Mỹ. Hai người bạn gái thân thương nhau hơn mười mấy năm dài, nay chỉ còn giữ mối thâm tình liên lạc qua đường dây điện thoại hay vào những dịp lễ cuối tuần, Tuyết Phương nôn nả bay trở về nhà, sống những ngày nghỉ tràn đầy yên vui hạnh phúc gia đình, bạn bè cùng người tình bền tâm chờ đợi đến kỳ cưới hỏi là Đoàn Hùng, cũng là một thanh niên khỏe mạnh tuấn tú, lại đã thành danh và có đời sống phong lưu mãn nguyện hơn người.
Không một ai có chút ngờ vực về mệnh số ngắn ngủi và cái chết bạc phước của Tuyết Phương, người con gái mơn mởn tràn trề hứa hẹn ở tương lai. Không một ai biết được sẽ có dấu hiệu cho thấy nàng sẽ phải tiếp nhận một cái chết tức tưởi oan khiên giữa một xã hội từng mệnh danh là văn minh tân tiến, tự do an toàn mà lại thường sảy ra hằng hà sa số những chuyện man ri mọi rợ hơn bất cứ một quốc gia chậm tiến, ăn lông ở lỗ nào khác. Điển hình là cái chết quái đản của Tuyết Phương, một cô gái á Đông hiền thục dịu dàng, lương thiện và tiềm tàng nhiều hứa hẹn sẽ dâng hiến tài năng cho con người, cho đời sống văn minh khoa học như cô, nào cô đã gây ra công tội gì để nảy sinh ra lòng thù hận ác tâm từ một người bạn học dị chủng lưu trú cùng phòng, đến nỗi phải xuống tay tàn sát dã man Tuyết Phương như một kẻ thù chỉ với một chút lòng đố kỵ nhỏ nhen?
Dù sao, thảm cảnh thương tâm cũng đã xảy ra rồi! Người con gái đang yêu đã không còn hiện tiền để cùng với người yêu thề non hẹn biển, họ cùng vui sống bên nhau, cùng hưởng trọn với nhau niềm hạnh phúc vô biên mà tình yêu đã dành sẵn cho hai người. Để bây giờ nàng đang nằm bất động trong cỗ quan tài buồn cùng với tấc lòng tiếc thương đìu hiu cô quạnh của một cái xác cứng lạnh vô tri không kém những người còn sống đang hết dạ thương tiếc Tuyết Phương.
Có còn chăng chỉ là mỗi xác thân khô lạnh đang nằm bất động trong cỗ áo quan tài với khuôn mặt đầy đặn, đẹp tựa trăng rằm đang nhắm nghiền đôi mắt bồ câu không bao giờ còn hé mở như trong cơn mơ say ngủ thiên thụ Có còn chăng chỉ là mối thương tâm chất ngất đành đoạn của một oan hồna uổng tử vẫn còn đang nặng lòng tiếc nuối, luyến ái tấm thân xác phàm trần, rồi sẽ vất vưởng lang bạt đó đây. Có còn chăng là lòng yêu thương vời vợi của Đoàn Hùng, của người bạn gái sinh thời Tâm Giao, của những người thân yêu trong gia đình đã hai mươi mấy năm qua thương yêu chiều chuộng Tuyết Phương như một bảo vật trân quý nhất trong cuộc đời.
Nàng đã tức tưởi cùng với nỗi kinh hoàng dị ngộ trút linh hồn ra ngoài thân xác đang độ mãn khai giữa lúc ngủ say, trong cơn điên cuồng bất loạn tâm thần vì lòng đố kỵ nhỏ nhen của một con hoang thú dã man sống giữa thời kỳ khoa học tiến bộ. Tuyết Phương tới tấp nhận chịu những mũi dao oán hận oan nghiệt đâm nát thân thể của nàng để rồi lìa đời không kọp một lời trăn trối, để rồi hồn phách của Tuyết Phương cùng tận ngỡ ngàng thoát bay ra ngoài thân xác đầy tiếc nuối mà chưa kịp hiểu được vì sao, để rồi hồn thiêng cô gái trẻ phải chết bất đắc kỳ tử chưa biết sẽ phải tiêu diêu nương tựa ở cõi nào.
Tâm Giao bước vào nhà mang theo cả một luồng tử khí lạnh buốt tỏa ra sau mỗi bước đi của nàng. Nhìn thấy bóng mẹ thấp thoáng dưới ánh điện mờ mờ ngoài phòng khách, nhưng Tâm Giao lặng im không thốt nửa lời, lầm lũi bước vào phòng riêng. Mẹ nàng có hơi chột dạ.
Bà cụ liên tưởng tức khắc đến những diễn biến huyền bí của thế giới vô hình có thể xảy đến với Tuyết Phương. Tất cả những kiến thức siêu linh mà bà ta chuyên tâm đọc và chiêm nghiệm từ nhiều pho sách tân, cựu thuật lại những tiến trình của thế giới siêu linh, về những cái chết bất đắc kỳ tử của những người còn trẻ tuổi bị những tai biến hàm oan, bất ngờ phải chết một cách đột ngột đến không thể trút được một lời trăn trối giữa lúc còn nặng nợ trần gian, còn nặng lòng với những qua hệ yêu thương tình cảm với những người thân thuộc, còn luyến lưu và khao khát sự sống trong chính thân xác cố hữu của mình. Linh hồn của họ tùy vào nghiệp lực lúc sinh thời mà sẵn lòng ra đi hay còn cố luyến lưu tìm đủ mọi phương cách để mong được tiếp tục cuộc sống phàm trần.
Đây chính là hoàn cảnh hết sức bi thương khốn khổ của Tuyết Phương! Nàng sẽ muốn thổ lộ bao điều với song thân, với bè bạn trong đó có Tâm Giao, có Đoàn Hùng là người cô yêu thương bằng tất cả trái tim nồng nàn tha thiết nhất, mà tuyệt nhiên nàng không nhận được một câu trả lời. Lúc này, Tuyết Phương tuy đã chết nhưng nàng đang nhìn thấy rất rõ mọi người quây quần bên cạnh thân xác của nàng mà tiếc thương đau khổ, mà khóc sướt mướt nhói lạnh cả tim gan. Chắc chắn sẽ có đôi lần Tuyết Phương tự hỏi:
Tôi chết rồi sao? Làm thế nào bây giờ? Và nàng cảm thấy đau xót y hệt như một con cá bị ném ra khỏi nước, nằm trên một bãi cát nóng khộ Tự trong thâm tâm của một hồn ma hoang dại, Tuyết Phương cảm thấy đau khổ tột cùng. Rất nhiều lần, nàng đã hét to lên trước mặt những người thân yêu đang khóc:
- Tôi đang ở đây! Tôi đang ở đây! Xin đừng khóc!!!
Nhưng tiếng nói của nàng chỉ vang động cho nàng nghe. Không một ai có phản ứng gì khác. Tới chừng đó, Tuyết Phương mới tự cảm thấy vô vàn đau khổ, nàng thầm nghĩ:
- Tôi chết thật rồi! Than ôi! Tôi chết thật rồi!!!
Bà cụ thân mẫu của Tâm Giao không có mặt tại nhà quàn, nhưng nhìn dáng con gái của bà u buồn ủ rũ cùng với luồng khí lạnh ùa đến khi Tâm Giao vừa đẩy cửa bước vào nhà, bà đã có thể kết luận về những gì bà đang suy tưởng về linh hồng của Tuyết Phương giờ đây đang cố gắng khước từ một cách sống lang thang bất chợt và vất vưởng trong cõi u minh.
Cô đã chiếm hữu ngay cơ hội gần gũi nhất để trú hồn trong thân xác con gái của bà, của Tâm Giao. Bà cụ hoảng hốt khi nhận thức ra điều này.
Vì đó chính là những thói quen của thần thức trong tình trạng quá độ lúc Tuyết Phương cố gắng đi tìm sự tái sinh. Nhưng khổ thay! Vào lúc này, mọi sự vui buồn sướng khổ của một linh hồn đều tùy thuộc vào nghiệp lực khi nàng còn tại thế. Tuyết Phương sẽ thấy rõ rệt mọi vật mọi người, từ nhà cửa xe pháo, phố phường đến Đoàn Hùng, đến những người trong gia đình thân tộc, đến cô bạn gái thân thiết Tâm Giao, đến ngay cả thân xác của mình. Sau cùng thì Tuyết Phương phải hiểu:
Bây giờ tôi đã chết thật rồi! Biết làm sao đây?
Nàng sẽ bị sức nặng của bao ưu phiền áp chế đến nỗi nẩy sinh ra tư tưởng:
- Ôi! Sao không cho tôi một tấm thân xác?
Và trong lúc nghĩ như vậy thì linh hồn của Tuyết Phương cứ lang thang đây đó chỉ với một dụng ý duy nhất là để đi tìm một xác thân để cho linh hồn có một nơi trú ngụ ấm áp và có dương lực để biểu thị những điều cần phải nói hay làm với những người thân yêu.
Nhưng than ôi! Tuyết Phương không biết được rằng nàng đang ở trong tình trạng quá độ của kinh nghiệm thực tại kéo dài, cho nên đã gần một chục lần, nàng tìm đủ mọi cách để trở vào chính thân xác của nàng. Nhưng bây giờ thì tấm thân ngà ngọc tràn đầy nhựa sống của nàng khi xưa đã bị cứng lạnh, còn sắp sửa đến thời kỳ băng hoại hư thúi thì nàng phải làm sao?
Do vậy, nhưng Tuyết Phương chẳng thể tìm được một chỗ để nhập vào. Nàng có cảm tưởng như bị chèn ép trong những kẻ nứt của hố sâu, giữa những khối đá tảng khổng lồ nặng nề. Nàng đang trải qua một tiến trình thực nghiệm về sự thống khổ của một kiếp sống mà cái chết đến một cách cực kỳ đột ngột và thương tâm. Nàng tha thiết tìmf cách để có thể tái sanh. Tuy nhiên, cho dù ước vọng đó của Tuyết Phương có thành tựu, nàng cũng sẽ chỉ gặp những muộn phiền. Nhưng Tuyết Phương chưa hoàn toàn thông hiểu điều đó. Nàng chỉ mong thực hiện ý muốn theo bản ngã riêng tư, cho đến khi những người thân của nàng tim gặp các vị giáo chủ cao minh để mời các vị này đến tận chỗ để cử hành cùng một lúc những nghi thức chỉ đạo, dẫn giải cho linh hồn của Tuyết Phương hiểu biết phải hành xử như thế nào để giúp cho hồn nàng không bị đọa vào các cõi dưới (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh), để thu nhập những điều ích lợi vĩnh cửu cho một người đã chết.
Trong khi thân mẫu của Tâm Giao chưa kịp thông báo cho tang gia biết những nghi thức tôn giáo cần được tiến hành thì đã sẵn sàng có một xác thân thật dễ dàng và thích hợp nhất để linh hồn Tuyết Phương có thể nhập vào để mưu tìm một hình thức kéo dài nghiệp lực... Đó là người bạn gái Tâm Giao thân mến của nàng. Tuyết Phương đã lưu trú linh hồn của nàng trong bối cảnh mượn xác của Tâm Giao kể từ giây phút ấy. Nhưng khi đã hoàn thành được ý nguyện của mình, Tuyết Phương vẫn không thể tránh được mọi điều buồn khổ. Nàng vẫn cảm thấy bơ vơ lạc lõng rồi đột nhiên nảy sinh ra những tư tưởng luyến thương hoặc nổi loạn, quấy phá tất cả mọi người. Linh hồn của Tuyết Phương đã chính thức lưu ngụ vào một phần trong thân xác của Tâm Giao kể từ giây phút vọng tưởng đó!
Thân mẫu của Tâm Giao thử lại lần cuối ý nghĩ của bà bằng cách giữ sự thầm lặng quan sát dáng điệu đi đứng, ngôn từ, thói quen cùng những sở thích thường lệ của Tâm Giao. Và, bà đã có câu trả lời rõ rệt. Nhất là, ở những nơi những lúc nửa sáng nửa tối, bà tập trung sự chú ý nhìn vào một nửa khuôn mặt của con gái bà. Bà nhận diện thực rõ ràng khuôn mặt của Tâm Giao một nửa thấy bên ngoài có phần ánh sáng. Còn một nửa bên kia, chìm khuất vào phần bóng tối mờ mờ phảng phất dáng dấp nhân diện của Tuyết Phương, tuy không được rõ nét, nhưng khi cần, bà xử dụng một nhãn thức xuất thế phi thường đã giúp cho bà hiểu một nửa sự sống là của Tâm Giao, một nửa trú thân giờ đây đã do Tuyết Phương ngấm ngầm biểu thị và đốc thúc những quyết định thầm kính của Tâm Giao.
Bà biết ngay phải làm gì để sớm chấm dứt tình trạng nhất sinh lưỡng hồn, có thể khiến cho Tâm Giao, con gái của bà trở thành người thất tán hồn phách, sống ngơ ngơ ngẩn ngẩn như kẻ không còn tự chủ để tự quyết định đúng đắn tất cả những ý nghĩ của nàng. Bà vội rút vào phòng riêng, nhấc điện thoại gọi đến trình bày tự sự cho một vị giáo chủ cao minh hành đạo ở trong vùng. Đồng thời, bà cũng gọi cho song thân của Tuyết Phương vốn là chỗ rất thâm tình để trình bày tất cả những điều bà đã phát hiện cùng với những dự định để tìm cách cầu siêu tịnh độ cho Tuyết Phương. Cũng là cách tìm lại quân bình tâm thức cho Tâm Giao, người con gái út yêu thương của bà.
Điện thoại xong, trước tất cả mọi việc cần phải gấp rút thi hành ngay sau đó, bà tiến sang cửa phòng đang đóng im lìm của Tâm Giao, từ tốn gõ nhẹ mấy tiếng. Không thấy Tâm Giao lên tiếng trả lời. Bà đẩy cánh cửa ghé nhìn vào. Tâm Giao nằm say ngủ bình thường. Nhìn nét mặt của cô con gái, một nửa chìm xuống phần vải gối êm, phần còn lại bình dị như mọi lúc thường. Bà cụ yên lòng để lại cho con một mảnh giấy dặn dò theo lệ:
Đêm nay con đừng về khuya quá kẻo bị lạnh, cảm thì khổ nghe con!
Tâm Giao thức dậy sau một giấc ngủ dài. Dù là đêm mùa hè, theo thói quen, mẹ nàng vẫn cài kín các cánh cửa kính để đảm bảo cho mọi sự an toàn, nhưng Tâm Giao vẫn cảm thấy trong người nàng lạnh buốt khác thường. Nàng mặc thêm một cái áo len dày và đi ra ngoài nhà bếp để tìm một vài món ăn. Lục lọi một lúc, Tâm Giao ngồi xuống ăn hết 3 cái trứng Ộốp-laỢ, nửa ổ bánh mì và một ly cao sữa lạnh. Nàng nhắc điện thoại và không cần coi phone-book, nàng gọi đúng số phone của Đoàn Hùng, nói với chàng rằng nàng đang rất muốn gặp anh lắm. Bên đầu dây bên kia, Đoàn Hùng trả lời với giọng còn ngái ngủ:
Có chuyện gì cần lắm không vậy Tâm Giao? Sáng sớm ngày mai chúng ta còn phải đến nhà quàn sớm với Tuyết Phương để cùng dự lễ đọc kinh cho nàng. Chắc em đã biết?
Tâm Giao vờ như không nghe. Nàng khẩn khoản yêu cầu:
Em muốn gặp anh ngay bây giờ Có việc cần lắm Anh đến quán "Bờ Hồ" gặp em.
Nói xong nàng cúp máy, không kịp để cho Đoàn Hùng nói thêm nửa lời.
Phần Tâm Giao. Nàng trở vào phòng ngủ lấy cái ví tay, nhẹ nhàng không gây một tiếng động nhỏ, rồi nàng lách cửa ra xe rồ máy chạy thẳng đến nơi đã hẹn với Đoàn Hùng.
Hai người chạm mặt nhau trong khu parking-lot, bên ngoài quán cà phê Mễ mở sớm giữa bầu không khí tinh khôi của buổi đầu ngày, ánh đèn điện mù mờ chiếu lại từ những hộp đèn còn sáng bên ngoài các căn tiệm chung quanh. Tâm Giao mở bật cửa nhưng ngồi lại ngay xe như có ý chờ đợi Đoàn Hùng đi tới. Nàng thản nhiên không để lộ một chút khác thường nào cho đến khi người thanh niên mà lúc thường Tâm Giao xem như một người anh trai khả kính, bỗng nhiên nàng bước hẳn ra ngoài xe, chồm tới ôm chặt lấy Đoàn Hùng, níu đầu chàng xuống đặt một cái hôn nồng cháy trên môi chàng khiến cho Đoàn Hùng quá đỗi bỡ ngỡ, không kịp phản ứng đành đứng chết trân nhận lấy nụ hôn cuồng dại của Tâm Giao. Nàng nói trong hơi thở dồn dập:
Em nhớ anh! Em nhớ anh! Nhớ anh lắm, biết không?
Đoàn Hùng không tránh khỏi kinh ngạc trước cử chỉ quá thân mật và bất ngờ của Tâm Giao. Chàng vội vã khoác tay:
Tâm Giao! Em làm gì kỳ vậy? Em không nhớ chúng ta sắp sửa phải đến với Tuyết Phương?
- Nhớ! Em nhớ rõ lắm. Nhưng bây giờ còn sớm, chưa tới giờ mà. Anh hãy chiều em một chút rồi em sẽ nói hết mọi việc cho anh nghe! Chịu chưa?
Đoàn Hùng lùi lại nửa bước như cố gắng giữ lấy khoảng cách bình thường trong khi Tâm Giao cứ lù lù sấn tới. Những nụ hôn cuồn loạn nàng tiếp tục đặt lên môi lên má của người thanh niên đang bối rối vô cùng.
Rồi thay vì đưa nhau vào bên trong quán cà phê ỘBờ HồỢ như đã hẹn trước, Tâm Giao níu lấy tay Đoàn Hùng kéo chàng lên xe, rồ máy, chạy thẳng về phía Nam trên một xa lộ đã bắt đầu có nhiều hơn ánh đèn xe lao đi vun vút trong lúc ánh bình minh bắt đầu ló dạng phía chân đồi.
Xe chạy một lúc thì Tâm Giao lái rẽ vào một lối đi tương đối nhỏ hẹp, dẫn đến một khu Motel tọa lạc sát cạnh một eo biển nhỏ có nhiều hàng cây xanh mát, không khí thật tĩnh lặng bình yên. Tâm Giao tự động mở ví lấy ra một tấm thẻ tín dụng đưa cho viên quản lý motel, nói với ông ta rằng nàng cần một căn phòng thoáng mát cho hai người trong nhiều ngày và căn phòng trọ này có thể nhìn được ra mặt biển. Nhất là nàng không muốn bất cứ một ai quấy rầy. Cần điều gì thì nàng sẽ gọi. Viên quản lý vâng dạ rối rít rồi trao cho Tâm Giao hay tấm thẻ nhựa có từ tính, chính là khai cái Ộchìa khóaỢ cửa phòng.
Cùng với Đoàn Hùng ngơ ngơ ngáo ngáo không biết người bạn gái vốn rất thùy mị của người mình yêu thường ngày hôm nay đang làm những việc khác thường gì. Đoàn Hùng chỉ có một cách làm theo những yêu cầu của Tâm Giao.
Hai người bước vào phòng sau cánh cửa đã khóa cẩn thận cả hai chốt trên và dưới, Tâm Giao nắm sợi dây kéo mạnh để cho tấm màn vải che khung cửa sổ dạt về một phía cho ánh sáng ban mai ùa vào làm rực rỡ căn phòng. Phía bên ngoài cửa sổ là một khu đất trống hoang vu, hoa và cỏ dại mọc đầy, phe phẩy phất phơ đong đưa trong nắng sớm. Xa hơn một chút nữa dưới kia là mặt biển vắng lặng mênh mông, chưa thoáng một bóng người. Tất cả những ngọn đèn trang bị trong phòng đều được Tâm Giao mở lên sáng chói. Đoàn Hùng thờ thẫn đứng trông, chưa biết phải phản ứng như thế nào thì Tâm Giao lên tiếng:
Anh lạ lắm phải không, Đoàn Hùng? Anh không tin rằng em là Julianne Tuyết Phương của anh ngày nào? Hôm nay em phải mượn tạm thân xác của Tâm Giao, bạn em để cùng anh trò chuyện, ân ái cho thỏa biết bao nhiêu mong nhớ đã qua kể từ mùa lễ Easter năm rồi?
Đoàn Hùng nghe Tâm Giao nói như vậy, chàng cũng thấy niềm sợ hãi gợn lên từ các lỗ chân lông. Tuy nhiên, chàng cũng đánh bạo hỏi chuyện Tuyết Phương, giờ đây đang trú hồn trong thân xác của Tâm Giao. Những câu hỏi Đoàn Hùng gặn hỏi người yêu là những câu chỉ liên quan đến những điều thật riêng tư giữa chàng với Tuyết Phương mà không một ai biết, kể cả Tâm Giao, trong đó có những con số bí mật thuộc trương mục cá nhân của hai người. Tuyết Phương, qua hình dạng của Tâm Giao bằng xương bằng thịt, đã trả lời Đoàn Hùng thật rõ ràng chính xác. Tuyết Phương còn như thấu hiểu tâm trạng đầy ngờ vực của người yêu, nhưng nàng cũng chẳng tỏ ra điều gì bất bình.
Như thói quen giữa hai người mỗi khi hẹn hò ân ái, nàng sà vào vòng tay Đoàn Hùng, tựa đầu lên vai người yêu như muốn tìm lại nơi chàng một sự che chở bình yên. Nàng nói trong hơi thở nhỏ nhẹ:
Đoàn Hùng Anh hãy ôm chặt người em. Em cảm thấy lạnh lắm! Rồi hãy hôn em như mọi khi anh vẫn làm. Đi anh! Đi anh!...
... Chàng chợt tỉnh thức như vừa trải qua một cơn mê tội tình, đúng vào lúc Tâm Giao (hay là Tuyết Phương, Đoàn Hùng cũng không biết rõ!) hé cặp mắt mãn nguyện nhìn chàng. Tâm Giao choàng bật dậy như vừa trải qua một giấc chiêm bao. Có lẽ Tâm Giao đã hoàn hồn nhận chân ra sự thật. Nàng bẽn lẽn dấu mặt đi...
- Anh... ! Anh đã phạm một tội lỗi tày trời mà anh... Chính anh không thể tự chủ được... Anh đã phá hoại... Phá hoại Tâm Giao. Anh biết phải làm sao bây giờ?
Gương mặt thành khẩn của người thanh niên nói lên tất cả nỗi niềm ái ngại ăn năn. Chàng không hề có chút chủ tâm cố ý dụ dỗ và phá hại đời con gái của Tâm Giao. Nhưng mọi việc đã diễn ra trong khoảng thời gian rất mực bình thường.
Phần Tâm Giao như đang phải sống lẫn lộn trong một trạng thái nửa tỉnh nửa mệ Nửa cũng ái ngại muộn phiền, nửa còn lại thì tỏ ra hoàn toàn hưng phấn, khiến khuôn mặt của Tâm Giao có lúc rạng rỡ vô bờ, khi thì trĩu nặng mối ưu tư da diết.
... Hai người bình thản rời khỏi phòng trọ, không quên máng tấm bảng có đề chữ ỘDo not disturbỢ lên cái nắm cửa. Họ lấy xe quay ngược hướng cũ trở về. Không quên dặn dò viên quản lý:
Chúng tôi đi ra ngoài một lát và sẽ trở lại. Không cần thiết phải làm sạch sẽ căn phòng!
Họ trở lại quán ỘBờ HồỢ để cho Đoàn Hùng lấy xe của chàng rồi hai người nối gót lái xe trở về khu nhà quàn mà mọi người đang thắc mắc không biết vì sao bỗng nhiên hôm nay cả hai người, Tâm Giao và Đoàn Hùng đều cùng một lúc vắng mặt, cũng cùng một lượt trở lại nơi đây.
Hai người rất tâm đầu ý hợp khi phải trả lời các câu hỏi của một người chung quanh:
- Anh Đoàn Hùng đi đâu mà giờ này mới đến... ?
- Chị Tâm Giao chắc phải giải quyết một số công việc phải làm... ?
- Bộ hai người đi chung với nhau sao vậy?
Đoàn Hùng mau mắn trả lời:
- Không phải! Chúng tôi đến đây vừa đúng lúc mà thôi!
Nhà xác hôm nay có thêm sự hiện diện của nhiều người. Bên trong căn phòng để thi hài Tuyết Phương có nhiều Phật tử tăng ni cùng với ba vị cao tăng được thỉnh đến đây để liên tục cử hành các tang nghi tế tụng cầu siêu và Ộtrò chuyệnỢ với người đã chết đang nằm trong cỗ quan tài. Lễ tất của một ngày có lẽ đã vãn. Các vị cao tăng cùng các tăng ni Phật tử lục đục kéo nhau ra về.
Một người trong tang quyến ghé tai Tâm Giao nói nhỏ:
- Bác gái có gọi sang nhà chúng em sáng nay khi chị đã đi, dặn rằng hôm nay chị Tâm Giao về nhà sớm. Hình như bác có chuyện gì cần nói với chị.
Tâm Giao tỏ ra tỉnh táo. Nàng đảo mắt nhìn mọi người và liếc thật nhanh về cỗ quan tài rồi ra xe chạy thẳng về nhà trong khi Đoàn Hùng còn đang lặng lẽ đúng chú mục nhìn vào một khoảng không bất định.
Chiều đã xuống hẳn không còn vương bóng nắng. Không gian mang một màu xám đục đìu hiu. Trời không có gió nhưng Tâm Giao cảm thấy cơ thể của nàng lạnh khác thường. Những cảm giác bải hoải ê ẩm khắp chỗ và nơi hạ thân con gái lần đầu tiên va chạm xác thịt mật thiết với người khác phái khiến Tâm Giao cảm thấy mệt mỏi rã rời. Nàng bước vào nhà trong khi mẹ nàng vừa quay lưng lại trước bàn thờ Phật. Bà cụ kín đáo nhìn con rồi lên tiếng, ánh mắt cụ phảng phất nỗi lo âu:
- Con đã về?
Tâm Giao đáp trong khi không nhìn thẳng vào khuôn mặt hiền từ của mẹ:
- Dạ!
- Chắc con đã mệt, hãy tắm gội rồi ra ăn chút gì kẻo đói. Thức ăn mẹ đã dọn sẵn để cả ở trên bàn.
- Cám ơn mẹ!
Nói xong, nàng bước về phòng riêng, tắm rửa qua loa rồi trở ra phòng ăn. Nàng hỏi mẹ:
- Con nghe người nhà Tuyết Phương nói mẹ dặn con về sớm. Có chuyện gì cần nói với con vậy mẹ?
- Không! Mẹ sợ khi con về thì mẹ đã đi ngủ, không kịp cho con biết rằng hôm nay trở đi sẽ có các Thầy cùng với ban tụng niệm của chùa mỗi ngày sẽ đến tụng kinh siêu độ cho Tuyết Phương cho đến ngày an táng.
Tâm Giao thản nhiên nghe mẹ nói như vậy, không chút thắc mắc. Tang lễ nào cũng đều tiến hành đầy đủ các nghi thức tôn giáo để cầu nguyện siêu thăng tịnh độ cho hương hồn người chết. Nàng đáp lời mẹ:
- Vậy hả mẹ! Con đã thấy các Thầy cùng các Phật tử đến tụng kinh hôm nay.
- Phải rồi! Ngày mai cũng sẽ như thế cho đến khi lễ an táng hoàn tất, vẫn còn phải tụng niệm mãi cho Tuyết Phương. Con quên Tuyết Phương đã chết bất đắc kỳ tử trong một hoàn cảnh quá bi thương hay sao?
Gương mặt Tâm Giao tự nhiên tối sầm lại như chính nàng đang mang nặng một nỗi buồn. Mẹ nàng nhìn dáng con với vẻ ái ngại, tiếp tục nói như cố tình giải thích cho một người khác:
- Con cũng biết Tuyết Phương đã vô tình gánh lấy một cái chết đầy oan khiên và bất ngờ. Tội nghiệp cho cô ấy biết là chừng nào. Ai mà giữ được cho lòng khỏi vương mang thương xót. Ngay chính Tuyết Phương cũng không thể đành đoạn lìa đời giữa thời kỳ tuổi xuân đầy hoa mộng với những ước vọng của tương lai, của tình yêu với Đoàn Hùng, và của những người thân yêu ruột thịt.
Lại với một cái chết đột ngột không thể ngờ như vậy nên hương hồn của Tuyết Phương chắc chắn còn nhiều tiếc thương lưu luyến, chưa đành tâm xa lìa thân xác, xa lìa cuộc sống với những liên hệ tình cảm luyến ái thường tình. Một cái chết như vậy, nếu không liên tục lễ tụng và các vị cao tăng chủ lễ không kiên nhẫn ôn tồn và thương yêu giải thích cặn kẽ mọi đều thì Tuyết Phương sẽ khó lòng an tâm ra đi lắm!
Bà cụ kịp ngừng lại ở đó. Bà nhìn con như đang dò xét thêm một đệ tam nhân vô hình đang ẩn dật trong chính xác thân con gái bà. Bà cố tình không nói rõ hơn với ỘhọỢ về những điều linh thiêng huyền diệu của một oan hồn vừa mới trải qua cái chết cực kỳ kinh hoàng và bất chợt, trong khi tâm tư còn đầy nghiệp lực luyến ái thì nhất định không thể tự yên ổn chấp nhận lấy những thương đau để an lòng ra đi trong thanh thản nhẹ nhàng...
Nhờ bà cụ đã thâm niên chay tịnh đạt đến một trừng giới thanh lọc cả thân cả tâm nhiều phần sáng suốt, lại kiên tâm trau dồi đạo pháp, tìm tòi, nghiên cứu uyên bác về những tri kiến siêu hình với các vị cao minh tu giới, và các bộ sách siêu linh khoa học nên bà hiểu rõ rệt những trạng thức siêu nhiên đang tuần tự diễn ra trong cái chết của Tuyết Phương. Và Ộcảm, nhậnỢ Ở hình hài, nhân dáng của con, bà hiểu và biết rõ phải gấp rút tiến hành đầy đủ và thật đúng các nghi thức tôn giáo dành cho một người chết trong những giai đoạn chuyển tiếp sinh hóa kéo dài trong suốt 49 ngày.
Bà đã điện thoại để trình bày, bàn bạc sắp đặt các nghi thức tịnh độ cho linh hồn của Tuyết Phương. Mặt khác, đích thân bà gọi mời và xin các vị cao tăng cùng hàng tăng ni phật tử, những người trong ban lễ tụng của chùa từ hôm nay liên tục cử hành các buổi lễ tụng tại nhà quàn bên cạnh quan tài của Tuyết Phương cho đến khi ngày chôn táng cho nàng.
Trò chuyện bên con gái một lát, bà mẹ của Tâm Giao chậm rãi đứng lên đi vào phòng, không quên dặn lại con gái:
- Con cũng vậy đó Tâm Giao! Hãy tạm gác những công việc riêng tư lại. Cố gắng đến tham dự các buổi lễ tụng tại nhà quàn để giúp cho linh hồn của Tuyết Phương sớm được siêu thăng tịnh độ, con ạ!
Nói với con nhưng chừng như bà đang nhắn gửi tâm từ cùng hương hồn người đã chết - Tuyết Phương - mà đoán chắc, dang hòa nhập lẫn lộn vào trong thân xác và thần trí người con gái thân yêu của bà. Bà thoáng ỘnhìnỢ ra khuôn mặt trĩu sầu của Tuyết Phương đang ẩn hiện phảng phất trên khuông mặt mệt mỏi tái lạnh của Tâm Giao cho dù bà thật lòng không biết ngày hôm nay Tâm Giao - qua trung gian của kẻ vô hình - đã tự đem trong trắng hiến dâng để thất tiết với người bạn trai của người đã chết, nhưng bà vẫn không thể tránh hẳn nổi lo âu buồn phiền.
Giữa khuya đêm đó, bà cụ thức giấc sau một lúc chợp mắt ngắn ngủi, bà nhẹ nhàng xỏchân vào đôi dép bông rón rén bước sang phòng của Tâm Giao khi nàng đang say sưa trong giấc ngủ miệt mài. Bà trở raphòng khách thắp một nén nhang rồi quay lại phòng ngủ của con gái. Bà nhẹ nhàng ngồi xuống một cái ghế sau khi kéo tấm chăn mềm lên che kín sát cổ của Tâm Giao. Bà bắt đầu to nhỏ thì thầm y như một người đang thành tâm cầu nguyện:
- Này Tuyết Phương! Con hãy an lòng nghe ta nói chuyện. Đây là tất cả những gì cần thiết ta muốn chân tình bày tỏ cùng con với tất cả lòng thương yêu của một người mẹ. Con cũng là một người mà ta rất thương yêu sau Tâm Giao mà thôi. Ta biết con rất đỗi đau buồn trước cái chết đau thương mà con vừa trải qua một cách đột ngột. Nhưng con phải hiểu, đó chỉ là nghiệp báo mà thôi, không có chi con phải lẩn quẩn mãi trong sắc giới muộn phiền. Con hãy yên vui đón nhận và nên quên bỏ đi tất cả mọi vướng mắc hữu hình. Điều này thực sẽ có lợi rất nhiều cho con.
Ta thực không đủ công năng để biết rõ nghiệp lực của con rồi sẽ ra sao sau khi con đã qua đời, con sẽ được siêu thăng viên mãn thoát khỏi sự tái sinh hay còn phải tái sinh để trả nghiệp làm người, làm súc sanh hay làm ngạ quỷ để trả dứt nghiệp lực của tiền kiếp đã quạ Nhưng ta muốn con hãy cùng ta hiểu rõ một điều, tất cả những gì con để lại trần thế như những tình cảm quyến luyến thân thương giữa con với thân tộc gia đình, giữa con với người thanh niên con sẽ dự định kết hôn, giữa con với các bạn hữu xa gần, trong đó có Tâm Giao, hay là những gì con hằng tư hữu về vật chất lẫn tinh thần, những thiếu đủ đói no, hạnh phúc buồn phiền, những của cải bạc tiền cùng những tương lai con từng hoạch định, ấp ủ.
Tất cả là những tạm bợ phù dụ Tất cả là những giả cảnh vô thường, chúng không hề còn liên hệ và góp phần ích lợi cho con sau khi con đã chết. Đó chẳng qua chính là nghiệp lực mà con phải gánh chịu. Chớ có luyến ái, oán hận, tiếc thương. Tất cả mọi nỗ lực của con để níu kéo lại những gì mà tâm linh con hiện thời còn đang vọng tưởng cũng đều bất lợi cho con. Tuyết Phương rất yêu quý! Bác nói thật cùng con, kinh nghiệm tức khắc của con sẽ chỉ là những niềm vui trong chốc lát, nó sẽ kéo theo những phiền muộn nhất thời có cường độ mạnh hơn, như sự căng thẳng và dùn lại của một sợi cao sụ Con hãy nghe lời ta phủ dụ, chớ nên luyến tiếc cái vui, cũng chớ nên thù hận, chán nản vì cái buồn. Rồi mai đây, nhờ những nghi thức ân cần và đầy lòng tâm từ của các vị cao tăng, các tăng ni Phật Tử sẽ tụng niệm và dìu dắt con, cỖac mối quan hệ từ thân tộc cho đến người yêu bạn bè, tất cả, họ sẽ cùng một chí tâm cao cả, sẽ đỡ con, sẽ giải thích, nhắc nhở và dẫn dắt con trở về đúng chỗ của con trong cõi vô hình để con được an bài theo nghiệp lực mà con đã có.
Biết đây con sẽ được tái sinh trên bình diện cao hơn.
Còn một điều này, cha mẹ con cùng những thân nhân đang còn sống, có thể vì muốn làm những điều ích lợi cho con theo cách họ nghĩ, sẽ hy sinh nhiều súc vật, tiến hành các cuộc tế lễ linh đình hoặc bố thí của cải, trong khi con, vì chưa nhận thấy lợi ích của các hành động ấy nên con có thể nổi giận khi nhận biết các việc kia vào lúc này sẽ đưa con tái sanh vào của địa ngục thì con nên giữ để khống chế các tư tưởng nóng giận, chúng sẽ khởi lên và làm hại tâm linh con rất nhiều.
Con hãy nghĩ đến mọi người mọi việc dù phải quấy ra sao bằng tất cả tấm lòng thương cảm, yêu thương, của cải còn để lại trên đời và gẻ như tất cả những thứ đó rơi vào tay người khác đến nỗi sẽ làm cho con uốt hận thì điều này sẽ làm hoen ố toàn bộ tâm trí của con, nó sẽ đưa con đến trạng thái, thay vì con sẽ được tái sinh trong một bình diện cao hơn, sung sướng hơn, con sẽ bị tái sinh và thế giới của địa ngục hoặc ngạ quỷ.
Ta thí dụ với con thêm điều này, con và bạn trai của con, cháu Đoàn Hùng từ nay sẽ vĩnh viễn thành hai miền âm dương cách biệt, ta hiểu được làm sao con chịu nổi khi mai đây, Đoàn Hùng sẽ phải tự quên con đi, phải thương yêu và san sẻ tình cảm và thể xác với bất kỳ người con gái nào khác. Nhưng con cũng cần phải bình tâm nghĩ rằng vì tình con yêu Đoàn Hùng sâu đậm hơn tất cả, con sẽ dốc toàn tâm lực để phù hộ và thu xếp hoàn bị cho cuộc đời tiếp tục của người thanh niên mà con không bao giờ còn co Ổcơ hội để san sẻ cho nhau những hạnh phúc buồn vui cuộc đời.
Điều đó, mới chính là con yêu thương anh ta bằng một tình yêu cao cả. Vả lại, cũng chính như vậy, con sẽ cảm nhận được sức dẫn dắt mãnh liệt hơn. Vậy con đừng nghĩ làm gì đến những cái xấu xa ganh tỵ nữa mà hãy nhớ đến bất cứ tình trạng tín ngưỡng nào hoặc là con hãy bày tỏ một tình thương trong trắng và một đức tin khiêm nhường. Con hãy khấn cầu đấng đại từ đại bi và thiên thể hộ mệnh của con. Lời cầu nguyện chân thành theo hình thức ấy sẽ là một sự dẫn dắt vững chắc đối với con. Con có thể được bảo đảm không vị thất vọng. Điều này rất là quan trọng. Nhờ khẩn cầu như thế, một lần nữa trí nhớ sẽ đến, sự nhận biết với sự giải thoát sẽ được thành tựu cho con.
Những ngày sắp tới đây, các vị cao tăng minh mẫn, các tăng ni nhân hòa cùng tất cả mọi người thân thuộc sẽ dốc nhiều tâm lực để trì chú, lễ tụng, nhắc nhở và dẫn dắt con. Trừ phi là con không muốn, mọi điều tốt đẹp sẽ đến với con bằng sự siêu thăng tịnh độ. Con sẽ được nhận lãnh tất cả những ơn phước thiêng liêng này. Lúc bấy giờ, con sẽ nhận ra ngay rằng lòng vị kỷ, tiếc nuối, tham sanh, tham lợi, vọng tưởng... Thảy đều là những sức cản ghê hồn làm trở ngại con đường tiến hóa của con.
Con có nghe ta nói không? Một tương lai vĩnh cửu đang đón đợi con ở trước mặt. Con hãy bằng lòng từ bỏ tất cả để yên ổn quay về. Tâm Giao là người bạn thương yêu của con chí cốt cũng chỉ có thể đóng góp vào sự nguyện cầu ráo riết trong việc dẫn lộ đi đến chỗ đại định cho con mà thôi. Nó không thể làm hơn bất cứ điều gì. Con nên đi ra ngoài nó! Con nên đi ra ngoài nó! Con nên đi ra ngoài nó, Tuyết Phương! Rồi hãy trở lại vị trí hiện hữu của con.
Bà cụ ngừng bặt lời thì thầm vào đúng lúc Tâm Giao cựa mình thức giấc. Nàng nhận biết ngay có mẹ Ở bên mình. Nàng nhỏm dậy dáo dác nhìn quanh như có ý tìm kiếm một hình bóng người nào. Mẹ nàng nói trong hơi thở:
Bác cám ơn con! Tuyết Phương. Con đã nhận ra những lời ta vừa cùng con tâm sự. Ta mong rằng con sẽ trở về, trả lại sự bình yên cho người bạn gái con hằng thương mến!
Tâm Giao gục đầu vào lòng mẹ như đứa trẻ còn thơ:
- Mẹ! Mẹ đang nói chuyện với ai vậy?
Tránh cho con nỗi sợ sệt, bà cụ cầm lấy hay bàn tay lạnh giá của con:
- Không! Mẹ đang cầu nguyện như mọi khi thôi. Con cố ngủ tiếp đi cho khỏe.
Nàng hỏi mẹ trong khi nhìn sang chiếc đồng hồ điện tử để trên bàn bên cạnh:
- Mấy giờ rồi mẹ nhỉ?
- Khoảng ba bốn giờ sáng thôi con ạ! Con còn có thể ngủ thêm mấy giờ đồng hồ nữa.
Bà cụ điềm đạm nhìn kỹ lại nhân diện của con. Cụ lơ đãng mỉm cười trong khi Tâm Giao nói với mẹ:
- Con ngủ thêm chút nữa rồi sẽ sửa soạn đến nhà quàn với Tuyết Phương. Hôm nay mẹ có đến cầu kinh cho nó không mẹ?
- Có! Mẹ sẽ đến cùng với các Thầy thêm lời cầu nguyện cho Tuyết Phương. Nếu bận con cứ đi trước, mẹ có thể nhờ anh con đưa mẹ đi.
Bà cụ chợt ngưng lại. Bà tự hiểu bà vừa nói lỡ một lời. Đúng ra bà nên cùng với Tâm Giao đến nơi tang chế, như vậy, có thể bà sẽ có lý do hiện diện bên cạnh Tâm Giao cả ngày, tránh cho nàng khỏi bị Tuyết Phương điều khiển đi Ộlang thangỢ giống như ngày hôm trước.
Cũng may khả năng siêu linh của bà cụ chỉ có thể đạt được điều mà bà ta đã ỘnhậnỢ ra được linh hồn của Tuyết Phương tạm lưu ngụ trong thân xác của con gái. Nếu bà biết được tường tận mọi điều đã xảy ra ngay thanh niên bạch nhật giữa Đoàn Hùng với Tâm Giao, có lẽ bà sẽ lo ngại và buồn phiền cùng cực. Cũng may, cụ không biết rõ việc này, ngoại trừ sự kiện duy nhất nhìn thấy người con gái trở về nhà với dáng điệu mệt mỏi tả tơi...
Cả ngày hôm đó và tiếp theo ngày sau, Tâm Giao đều có mặt thường xuyên tại nhà quàn trong những giờ diễn ra các nghi thức lễ tụng dành cho hương hồn của Tuyết Phương. Có lẽ, những buổi cầu kinh và nhiều tiếng đồng hồ liên tiếp, các vị cao tăng đức độ đã thành khẩn khấn nguyện và ủi an, linh hồn của Tuyết Phương đã thức tỉnh và lấy lại được sự yên bình như những người chết bình thường. Chính nhờ như vậy mà linh hồn của Tuyết Phương đã có cơ may giác ngộ, an phận trở về bên cạnh thân xác cũ của nàng để lãnh hội những ân phước thiêng liêng mang lại từ các buổi lễ tụng.
Cũng chính nhờ vậy mà hồn phách của Tuyết Phương đã tự nguyện lìa bỏ thân xác dương lực của Tâm Giao nên Tâm Giao đã hoàn toàn trở lại trạng thái bình thường để bình tâm tiếp nhận thông báo của viên quản lý motel về căn phòng mà nàng đã thuê không ấn định thời gian. Trong một hai ngày liền, họ không thấy hai người trở lại như đã dặn, bắt buộc họ phải tìm cách xác nhận qua số điện thoại mà Tâm Giao đã viết xuống trong khi làm thủ tục check-in.
Nhưng trước ngày lễ động quan một ngày thì Tâm Giao thoắt nhiên trở lại trạng thái bồng bềnh ngẩn ngơ mơ mơ tỉnh tỉnh như ngày nàng đã cùng với Đoàn Hùng đi mướn motel để vui vầy ái ân. Hồn Tuyết Phương lại tái nhập trong thân xác của Tâm Giao, nàng lại cùng với Đoàn Hùng tái diễn cảnh ái ân cuồng vội miệt mài đến nỗi không thể nào che dấu được toàn vẹn những dấu vết khác lạ qua các hành động nhân dáng của Tâm Giao khiến bà mẹ của Tâm Giao lo đứng lo ngồi. Bà cụ tiết lộ khẩn cấp sự việc này với các vị cao tăng chủ lễ với mục đích cứu vớt người con gái thân yêu. Công năng tu tập cao dày của vị cao tăng đức độ thừa đủ nhận rõ sự việc khác thường này cùng với các diễn tiến huyền bí khác, nên ông từ tốn trấn an người mẹ đang rất bối rối vì hoàn cảnh của con:
- Bà cụ an lòng! Với những công đức hồi hướng cùng với các lễ nghi cử hành liên tục và hoàn bị trong chu kỳ 49 ngày, hương hồn cô gái trẻ này chắc chắn sẽ gặt hái niềm siêu thăng tịnh độ. Cô ta sẽ nhận được niềm giải thoát vô biên và không có lý do để lưu luyến cõi trần. Tôi cho rằng thời gian còn lại quá cấp bách và cảm huống của cô ta cũng đang bị thức bách liên hồi cho nên cô ta ỘnhậpỢ lại vào thân xác con bà chỉ là những vớt vát thường tình trước khi vĩnh viễn ra đi.
Quả nhiên gần 15 ngày sau tính từ lần đầu vong hồn của Tuyết Phương lưu trú trong thân xác Tâm Giao với những diễn biến ái ân thầm kín cùng một người ở trong vị thế bị thụ động là Đoàn Hùng.
Hôm nay, vào giữa xế trưa của một ngày oi bức mà Tâm Giao, như những ngày vừa qua nàng đã nếm trải, nàng vẫn cảm thấy buốt lạnh vô cùng. Nàng đang lái xe trên một lộ trình quen thuộc để trở về nhà trong tâm trạng lơ lửng từng bị vong linh chiếm hữu trong hơn mười ngày qua, khiến Tâm Giao sinh hoạt trong trạng huống một nửa tâm trí của nàng, một nửa thần trí và thói quen của người bạn gái đã chết.
Bỗng hai tai của Tâm Giao nghe như có một tiếng nổ nhẹ nhưng thật rõ rật ở trong đầu giống như một tiếng bật phá của cái nút chai bị bịt kín lại rồi được kéo mạnh ra. Nàng sực tỉnh sau cơn đồng thiếp kéo dài nhiều ngày, cùng một lượt với tiếng nổ nhẹ vừa nói, nhãn lực của nàng bỗng sáng lên, tia nhìn bỗng trong trẻo khác thường trong khi toàn thân nàng rực lên trong một nhiệt độ Oi nồng bên trong chiếc xe nàng đã vô tình lên kính kín mít mà không hề mở máy lạnh. Mồ hôi Tâm Giao rịn ra khắp người. Nàng có cảm giác như toàn thân nhẹ nhõm, không vướng víu luộn thuộm như mấy ngày vừa quạ Bỗng nhiên, nàng như vừa ỘngộỢ ra một điều gì mà cho đến giây phút này, nàng mới thật sự tỉnh táo để nhận biết và cảm xúc tường tận chúng đang ngấm ngầm diễn tiến trong thân thể của Tâm Giao.
Tâm Giao vừa cảm thấy thanh thoát nhẹ nhàng vừa như có cảm tưởng như có điều gì bất thường đang diễn tiến, đang tuần tự âm thầm xảy ra bên trong châu thân người con gái. Những cảm giác mà chưa bao giờ trong đời, nàng cảm thấy tương tự. Bất giác, Tâm Giao lắc đầu như cố xua tan những ý nghĩ thật xa lạ và kỳ quái mà nàng chưa thể tự giải thích.
Chỉ có một điều Tâm Giao cảm nhận một cách khá rõ ràng là nàng đột nhiên thoát khỏi hẳn tình trạng giá lạnh triền miên. Còn nữa, nàng thật sợ hãi mỗi khi nghĩ đế việc sẽ trở lại khu nghĩa trang, nơi đã an táng Julianne Tuyết Phương, người bạn gái lâu năm thân thiết của nàng, mặc dù lúc nào nàng vẫn một lòng thương xót Tuyết Phương một cách sâu sắc và khó quên được những kỷ niệm của hai người khi xưa.
ít tháng sau tính từ ngày an táng Tuyết Phương thì cái bụng của Tâm Giao mỗi ngày một lớn dần và sẽ khó có cách gì để che dấu nếu không có một lần gặp lại, Đoàn Hùng đã thố lộ cùng Tâm Giao:
- Kết quả đó do chính anh tạo ra, anh đoan quyết với em như vậy Tâm Giao à! Nhưng xin em hiểu và tha thứ cho anh vì không làm sao anh thoát ra khỏi những phút mê lầm trong thời gian Tuyết Phương đột nhiên hóa ra người thiên cổ. Anh thường bị mê hoặc và lẫn lộn khi ôm em trong tay rồi cùng em ân ái. Dường như có một sức mạnh ngấm ngầm nào cứ bảo với anh, đó chính là thân xác của Tuyết Phương và anh không có gì để ngờ vực, nên đã qua nhiều lần cùng em trao đổi những công việc chồng vợ. Anh biết em oán hận anh vô cùng. Anh thành khẩn xi em cho anh một cơ hội để chuộc lại mọi lỗi lầm. Chúng mình sẽ làm đám cưới, thai nhi em đang cưu mang trong bụng chính là giọt máu đích thực của hai chúng ta.
Đám cưới giữa Tâm Giao và Đoàn Hùng đã diễn ra trong không khí vui vẻ, thân ái bình thường với hầu hết những người thân thuộc của cả gia quyến của Tuyết Phương đến tham dự góp vui trong ngày hợp cẩn của chú rể Đoàn Hùng với cô dâu Tâm Giao thật đẹp duyên cầm sắc.
Sau ngày đó, đôi vợ chồng trẻ với học vấn đều thành đạt và có địa vị vững vàng trên đất Mỹ. Họ tận hưởng những năm tháng vui tươi trong cuộc sống tràn trề hạnh phúc bên nhau. Đứa con gái đầu lòng chào đời bình thường, khỏe mạnh, thật khôi ngô đĩnh ngộ và có một dung mạo phảng phất nét đẹp kiêu kỳ của Tuyết Phương lúc nàng còn sinh thời.
Jessica Tâm Giao đang cùng gia đình ăn sáng, bỗng chuông điện thoại trong nhà nàng reo vang. Cuộc điện đàm ngắn ngủi chưa đầy một phút, nàng đã hoảng hốt buông máy xuống bằng một dáng điệu thẫn thờ lẫn kinh ngạc tột độ.
Bỏ ngang bữa ăn sáng, Jessica Tâm Giao hối hả đi vào trong phòng riêng. Chưa đầy ba phút sau, Tâm Giao trở ra với xâu chìa khóa xe trên tay như sắp sửa phải đi đến nơi nào một cách vội vã khiến cho thân mẫu của nàng phải lên tiếng:
- Chuyện gì vậy con?
Vừa bước tới thềm cửa, nàng trả lời mẹ bằng một giọng nói đứt quãng trong khi bàn tay run run đặt lên cái nắm cửa:
- Nhỏ Julianne Tuyết Phương đã chết! Xác của nó đã đưa về nhà quàn hồi sáng sớm naỵ Con phải đến đó ngay lập tức! Tội nghiệp quá mẹ Ơi!
Nghe tin chẳng lành, mẹ nàng sửng sốt đến muốn sụm cả đôi chân, không kịp hỏi thêm con điều gì, đưa nhanh tay vịn lấy cái tựa ghế gần đó cho khỏi ngã, trong khi Tâm Giao đi như bay như biến ra chiếc xe của nàng đậu trên drive-way ở sân nhà. Những người còn lại, không ai giữ được bình tĩnh để tiếp tục bữa ăn sáng thường lệ cuối tuần.
Nắng đã lên cao, bầu trời xanh trong vắt, đó đây điểm lưa thưa dăm ba cụm mây trắng xóa của những ngày bắt đầu một mùa hè hứa hẹn nhiều oi ức.
Chưa đầy nửa tiếng đồng hồ sau, Tâm Giao đã có mặt tại nhà quàn giữa bầu không khí tĩnh lặng u buồn, đèn nến khói nhang nghi ngút trước một cỗ quan tài nằm lặng lẽ chơ vơ dọc theo sát vách tường với những tràng hoa phúng điếu đầy màu sắc, trong khi hầu hết mọi người thuộc gia đình thân tộc của Julianne Tuyết Phương đã có mặt đầy đủ. Đôi mắt mọi người đỏ hoe còn đọng đầy ngấn lệ. Kể cả Đoàn Hùng, vị hôn phu của Tuyết Phương cũng đã được cấp báo, phải bỏ ngang việc trong sở làm. Nhìn dáng điệu thiểu não khổ sở, quần áo xốc xếch với cái nút thắt cà vạt trên cổ áo sơ mi có những lằn sọc đen thưa của Đoàn Hùng trễ xuống, Tâm Giao cũng đoán biết được nội tâm của người thanh niên đang ấp yêu nhiều mộng đẹp tương lai này sầu khổ đến độ nào trước di ảnh của người tình vừa quá cố.
Tâm Giao nhẹ gật đầu đáp lại từng đôi mắt hoen lệ chào hỏi của những người trong gia đình Tuyết Phương. Nàng bước lại bàn thờ, nơi đang đặt di ảnh của người bạn gái chí cốt đột nhiên hóa ra người thiên cổ, đốt nhanh cho nàng một nén hương rồi lâm râm cầu nguyện và thì thầm với người đang yên nghỉ trong cổ quan tài trùm phủ màu lụa trắng như nàng đang tâm sự với chính mình:
Hãy yên nghỉ nhé, Tuyết Phương! Dù sao chuyện cũng đã sảy ra rồi. Kể từ nay, tao với mày là hai miền âm dương cách biệt, còn đâu tìm lại được những năm tháng tụi mình vui sống chơi đùa học hành thi cử, dệt mộng đời bên nhau với biết bao kỷ niệm đẹp đẽ trong đời. Đâu nào ngờ, chỉ còn hơn một năm ngắn ngủi nữa, chúng mình sẽ thi ra trường. Chừng đó, mày với anh Đoàn Hùng sẽ trở thành đôi vợ chồng đẹp duyên nhất. Còn tao sẽ thực hiện được giấc mộng đã ôm ấp và tâm sự cùng mày suốt mấy năm quạ Giờ đây, mày sống khôn chết thiêng, hãy yên tâm an nghỉ. Chuyện thế gian tục lụy đầy khổ lụy, chúng tao sẽ gánh hết cho mày. Chỉ có những người còn sống như tao, như anh Đoàn Hùng của mày và những người thân yêu là vẫn còn phải cưu mang gánh vác mọi chuyện trên đời chẳng biết đến bao giờ...
Nói với người bạn gái quá cố đến đây, như không thể cầm giữ được tấm lòng xót thương nhớ bạn, Tâm Giao òa lên khóc một cách tức tưởi nghẹn ngào. Khóc như chưa bao giờ Tâm Giao có cơ hội được khóc, nàng để tự nhiên cho những giọt nước mắt dàn dụa tràn ra trên khuôn mặt sầu héo tả tơi tiếc thương cho người bạn gái vắn số, bất hạnh của mình cho đến khi Tâm Giao không còn tự chủ thêm được, nàng rũ xuống đúng vào lúc Đoàn Hùng liếc sang, nhác thấy, vội đưa hai tay đỡ lấy tấm thân mềm nhũng của Tâm Giao. Hai người em trong gia đình của Julianne Tuyết Phương cũng vội chạy đến phụ với Đoàn Hùng, dìu Tâm Giao ra dãy ghế ngoài hành lang để cho nàng ngồi xuống hồi tỉnh.
Cuối ngày, Tâm Giao cùng với Đoàn Hùng và một người em trai của người quá vãng tự ý nán lại nhà quàn để canh xác và thay phiên nhau thắp nhang nến cho Tuyết Phương cho đến giờ gần khuya nhà quàn đóng cửa, họ mới lầm lũi rủ nhau ra về, trong lòng người nào cũng đầy phiền muộn và lưu luyến thương xót cho một người rất thương yêu đang giữa tuổi xuân thì đầy hoa mộng, mà giờ đây, phải một mình ở lại trong căn phòng nhà quàn lạnh lẽo hoang vắng. Họ nhìn lại di ảnh của Tuyết Phương với khuôn mặt tròn đầy, nụ cười nhẹ nở trên môi và đôi mắt tinh anh nghịch ngợm giữa bờ tóc đen huyền phủ trên đôi vai tròn lẳn, như nàng muốn nhắn gởi đến họ một điều gì mà lúc sinh thời trong cuộc đời đầy hối hả, Tuyết Phương chưa một lần kịp ngỏ.
Ngày kế tiếp sang đến ngày thứ ba thì Tâm Giao, sai khi liên tiếp dành hết thời giờ đến chăm lo quanh quẩn bên quan tài của bạn, lại thêm tâm tư buồn phiền đến biếng ăn mất ngủ, sức khỏe và tinh thần đã có vẻ sa sút.
Thân mẫu của Tâm Giao vốn là người tu tịnh lâu năm, bản chất bà phúc hậu hiền hòa, giữ giới chay trường từ sau khi cha của nàng tạ thế đã nhiều năm. Bà ở vậy sống bên cạnh bốn người con đã đến thời khôn lớn và thành đạt ở xứ người, trong đó có Tâm Giao, là con gái út trong nhà. Không có ai hơn bà, hiểu rõ quan hệ bạn hữu đằm thắm giữa Jessica Tâm Giao và Julianne Tuyết Phương, nay đột nhiên cô hóa ra người thiên cổ sau cái chết thê thảm nhất của một đời người con gái đầy hứa hẹn ở tương lai theo lời thuật lại của gia đình Tuyết Phương đã kể cho bà nghe về cái chết đau thương của nàng. Trong tâm tư của người mẹ dày công tu tịnh, thân tâm trong sáng như bà bắt đầu dấy lên niềm lo âu khi bà cảm nghiệm được đôi điều khác lạ sau ngày thứ ba, khi Tâm Giao lặng lẽ mở cửa bước vào nhà sao trọn một ngày lưu lại nhà quàn để kề cận bên xác người bạn gái đã chết.
Tuyết Phương là một cô gái Việt Nam trẻ đẹp, thông minh vui tính, bản chất sinh động vô tư yêu đời. Chàng trai nào giáp mặt nàng một lần cũng khó tránh được niềm rung động mang mang vương vấn trước dung mạo tươi trẻ hồn nhiên, nhất là đôi mắt đen tròn tinh anh minh mẫn đầy sức cuốn hút của nàng. Vừa cần mẫn đi học vừa chăm chỉ đi làm cho đến khi trở thành một sinh viên ưu hạng, được cấp học bổng, vào nội trú và sắp tốt nghiệp ra trường.
Từ mấy năm nay kể từ khi Tuyết Phương chọn thi tuyển vào phân khoa thần kinh làm môn học chính. Nàng đã dọn vào trọ học hẳn trong ỘDomeỢ, buộc phải xa cách gia đình và quan hệ tình yêu khắn khít với Đoàn Hùng, mối tình bạn bè mật thiết với Tâm Giao đến hơn 5 giờ bay ở một tiểu bang phía Đông nước Mỹ. Hai người bạn gái thân thương nhau hơn mười mấy năm dài, nay chỉ còn giữ mối thâm tình liên lạc qua đường dây điện thoại hay vào những dịp lễ cuối tuần, Tuyết Phương nôn nả bay trở về nhà, sống những ngày nghỉ tràn đầy yên vui hạnh phúc gia đình, bạn bè cùng người tình bền tâm chờ đợi đến kỳ cưới hỏi là Đoàn Hùng, cũng là một thanh niên khỏe mạnh tuấn tú, lại đã thành danh và có đời sống phong lưu mãn nguyện hơn người.
Không một ai có chút ngờ vực về mệnh số ngắn ngủi và cái chết bạc phước của Tuyết Phương, người con gái mơn mởn tràn trề hứa hẹn ở tương lai. Không một ai biết được sẽ có dấu hiệu cho thấy nàng sẽ phải tiếp nhận một cái chết tức tưởi oan khiên giữa một xã hội từng mệnh danh là văn minh tân tiến, tự do an toàn mà lại thường sảy ra hằng hà sa số những chuyện man ri mọi rợ hơn bất cứ một quốc gia chậm tiến, ăn lông ở lỗ nào khác. Điển hình là cái chết quái đản của Tuyết Phương, một cô gái á Đông hiền thục dịu dàng, lương thiện và tiềm tàng nhiều hứa hẹn sẽ dâng hiến tài năng cho con người, cho đời sống văn minh khoa học như cô, nào cô đã gây ra công tội gì để nảy sinh ra lòng thù hận ác tâm từ một người bạn học dị chủng lưu trú cùng phòng, đến nỗi phải xuống tay tàn sát dã man Tuyết Phương như một kẻ thù chỉ với một chút lòng đố kỵ nhỏ nhen?
Dù sao, thảm cảnh thương tâm cũng đã xảy ra rồi! Người con gái đang yêu đã không còn hiện tiền để cùng với người yêu thề non hẹn biển, họ cùng vui sống bên nhau, cùng hưởng trọn với nhau niềm hạnh phúc vô biên mà tình yêu đã dành sẵn cho hai người. Để bây giờ nàng đang nằm bất động trong cỗ quan tài buồn cùng với tấc lòng tiếc thương đìu hiu cô quạnh của một cái xác cứng lạnh vô tri không kém những người còn sống đang hết dạ thương tiếc Tuyết Phương.
Có còn chăng chỉ là mỗi xác thân khô lạnh đang nằm bất động trong cỗ áo quan tài với khuôn mặt đầy đặn, đẹp tựa trăng rằm đang nhắm nghiền đôi mắt bồ câu không bao giờ còn hé mở như trong cơn mơ say ngủ thiên thụ Có còn chăng chỉ là mối thương tâm chất ngất đành đoạn của một oan hồna uổng tử vẫn còn đang nặng lòng tiếc nuối, luyến ái tấm thân xác phàm trần, rồi sẽ vất vưởng lang bạt đó đây. Có còn chăng là lòng yêu thương vời vợi của Đoàn Hùng, của người bạn gái sinh thời Tâm Giao, của những người thân yêu trong gia đình đã hai mươi mấy năm qua thương yêu chiều chuộng Tuyết Phương như một bảo vật trân quý nhất trong cuộc đời.
Nàng đã tức tưởi cùng với nỗi kinh hoàng dị ngộ trút linh hồn ra ngoài thân xác đang độ mãn khai giữa lúc ngủ say, trong cơn điên cuồng bất loạn tâm thần vì lòng đố kỵ nhỏ nhen của một con hoang thú dã man sống giữa thời kỳ khoa học tiến bộ. Tuyết Phương tới tấp nhận chịu những mũi dao oán hận oan nghiệt đâm nát thân thể của nàng để rồi lìa đời không kọp một lời trăn trối, để rồi hồn phách của Tuyết Phương cùng tận ngỡ ngàng thoát bay ra ngoài thân xác đầy tiếc nuối mà chưa kịp hiểu được vì sao, để rồi hồn thiêng cô gái trẻ phải chết bất đắc kỳ tử chưa biết sẽ phải tiêu diêu nương tựa ở cõi nào.
Tâm Giao bước vào nhà mang theo cả một luồng tử khí lạnh buốt tỏa ra sau mỗi bước đi của nàng. Nhìn thấy bóng mẹ thấp thoáng dưới ánh điện mờ mờ ngoài phòng khách, nhưng Tâm Giao lặng im không thốt nửa lời, lầm lũi bước vào phòng riêng. Mẹ nàng có hơi chột dạ.
Bà cụ liên tưởng tức khắc đến những diễn biến huyền bí của thế giới vô hình có thể xảy đến với Tuyết Phương. Tất cả những kiến thức siêu linh mà bà ta chuyên tâm đọc và chiêm nghiệm từ nhiều pho sách tân, cựu thuật lại những tiến trình của thế giới siêu linh, về những cái chết bất đắc kỳ tử của những người còn trẻ tuổi bị những tai biến hàm oan, bất ngờ phải chết một cách đột ngột đến không thể trút được một lời trăn trối giữa lúc còn nặng nợ trần gian, còn nặng lòng với những qua hệ yêu thương tình cảm với những người thân thuộc, còn luyến lưu và khao khát sự sống trong chính thân xác cố hữu của mình. Linh hồn của họ tùy vào nghiệp lực lúc sinh thời mà sẵn lòng ra đi hay còn cố luyến lưu tìm đủ mọi phương cách để mong được tiếp tục cuộc sống phàm trần.
Đây chính là hoàn cảnh hết sức bi thương khốn khổ của Tuyết Phương! Nàng sẽ muốn thổ lộ bao điều với song thân, với bè bạn trong đó có Tâm Giao, có Đoàn Hùng là người cô yêu thương bằng tất cả trái tim nồng nàn tha thiết nhất, mà tuyệt nhiên nàng không nhận được một câu trả lời. Lúc này, Tuyết Phương tuy đã chết nhưng nàng đang nhìn thấy rất rõ mọi người quây quần bên cạnh thân xác của nàng mà tiếc thương đau khổ, mà khóc sướt mướt nhói lạnh cả tim gan. Chắc chắn sẽ có đôi lần Tuyết Phương tự hỏi:
Tôi chết rồi sao? Làm thế nào bây giờ? Và nàng cảm thấy đau xót y hệt như một con cá bị ném ra khỏi nước, nằm trên một bãi cát nóng khộ Tự trong thâm tâm của một hồn ma hoang dại, Tuyết Phương cảm thấy đau khổ tột cùng. Rất nhiều lần, nàng đã hét to lên trước mặt những người thân yêu đang khóc:
- Tôi đang ở đây! Tôi đang ở đây! Xin đừng khóc!!!
Nhưng tiếng nói của nàng chỉ vang động cho nàng nghe. Không một ai có phản ứng gì khác. Tới chừng đó, Tuyết Phương mới tự cảm thấy vô vàn đau khổ, nàng thầm nghĩ:
- Tôi chết thật rồi! Than ôi! Tôi chết thật rồi!!!
Bà cụ thân mẫu của Tâm Giao không có mặt tại nhà quàn, nhưng nhìn dáng con gái của bà u buồn ủ rũ cùng với luồng khí lạnh ùa đến khi Tâm Giao vừa đẩy cửa bước vào nhà, bà đã có thể kết luận về những gì bà đang suy tưởng về linh hồng của Tuyết Phương giờ đây đang cố gắng khước từ một cách sống lang thang bất chợt và vất vưởng trong cõi u minh.
Cô đã chiếm hữu ngay cơ hội gần gũi nhất để trú hồn trong thân xác con gái của bà, của Tâm Giao. Bà cụ hoảng hốt khi nhận thức ra điều này.
Vì đó chính là những thói quen của thần thức trong tình trạng quá độ lúc Tuyết Phương cố gắng đi tìm sự tái sinh. Nhưng khổ thay! Vào lúc này, mọi sự vui buồn sướng khổ của một linh hồn đều tùy thuộc vào nghiệp lực khi nàng còn tại thế. Tuyết Phương sẽ thấy rõ rệt mọi vật mọi người, từ nhà cửa xe pháo, phố phường đến Đoàn Hùng, đến những người trong gia đình thân tộc, đến cô bạn gái thân thiết Tâm Giao, đến ngay cả thân xác của mình. Sau cùng thì Tuyết Phương phải hiểu:
Bây giờ tôi đã chết thật rồi! Biết làm sao đây?
Nàng sẽ bị sức nặng của bao ưu phiền áp chế đến nỗi nẩy sinh ra tư tưởng:
- Ôi! Sao không cho tôi một tấm thân xác?
Và trong lúc nghĩ như vậy thì linh hồn của Tuyết Phương cứ lang thang đây đó chỉ với một dụng ý duy nhất là để đi tìm một xác thân để cho linh hồn có một nơi trú ngụ ấm áp và có dương lực để biểu thị những điều cần phải nói hay làm với những người thân yêu.
Nhưng than ôi! Tuyết Phương không biết được rằng nàng đang ở trong tình trạng quá độ của kinh nghiệm thực tại kéo dài, cho nên đã gần một chục lần, nàng tìm đủ mọi cách để trở vào chính thân xác của nàng. Nhưng bây giờ thì tấm thân ngà ngọc tràn đầy nhựa sống của nàng khi xưa đã bị cứng lạnh, còn sắp sửa đến thời kỳ băng hoại hư thúi thì nàng phải làm sao?
Do vậy, nhưng Tuyết Phương chẳng thể tìm được một chỗ để nhập vào. Nàng có cảm tưởng như bị chèn ép trong những kẻ nứt của hố sâu, giữa những khối đá tảng khổng lồ nặng nề. Nàng đang trải qua một tiến trình thực nghiệm về sự thống khổ của một kiếp sống mà cái chết đến một cách cực kỳ đột ngột và thương tâm. Nàng tha thiết tìmf cách để có thể tái sanh. Tuy nhiên, cho dù ước vọng đó của Tuyết Phương có thành tựu, nàng cũng sẽ chỉ gặp những muộn phiền. Nhưng Tuyết Phương chưa hoàn toàn thông hiểu điều đó. Nàng chỉ mong thực hiện ý muốn theo bản ngã riêng tư, cho đến khi những người thân của nàng tim gặp các vị giáo chủ cao minh để mời các vị này đến tận chỗ để cử hành cùng một lúc những nghi thức chỉ đạo, dẫn giải cho linh hồn của Tuyết Phương hiểu biết phải hành xử như thế nào để giúp cho hồn nàng không bị đọa vào các cõi dưới (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh), để thu nhập những điều ích lợi vĩnh cửu cho một người đã chết.
Trong khi thân mẫu của Tâm Giao chưa kịp thông báo cho tang gia biết những nghi thức tôn giáo cần được tiến hành thì đã sẵn sàng có một xác thân thật dễ dàng và thích hợp nhất để linh hồn Tuyết Phương có thể nhập vào để mưu tìm một hình thức kéo dài nghiệp lực... Đó là người bạn gái Tâm Giao thân mến của nàng. Tuyết Phương đã lưu trú linh hồn của nàng trong bối cảnh mượn xác của Tâm Giao kể từ giây phút ấy. Nhưng khi đã hoàn thành được ý nguyện của mình, Tuyết Phương vẫn không thể tránh được mọi điều buồn khổ. Nàng vẫn cảm thấy bơ vơ lạc lõng rồi đột nhiên nảy sinh ra những tư tưởng luyến thương hoặc nổi loạn, quấy phá tất cả mọi người. Linh hồn của Tuyết Phương đã chính thức lưu ngụ vào một phần trong thân xác của Tâm Giao kể từ giây phút vọng tưởng đó!
Thân mẫu của Tâm Giao thử lại lần cuối ý nghĩ của bà bằng cách giữ sự thầm lặng quan sát dáng điệu đi đứng, ngôn từ, thói quen cùng những sở thích thường lệ của Tâm Giao. Và, bà đã có câu trả lời rõ rệt. Nhất là, ở những nơi những lúc nửa sáng nửa tối, bà tập trung sự chú ý nhìn vào một nửa khuôn mặt của con gái bà. Bà nhận diện thực rõ ràng khuôn mặt của Tâm Giao một nửa thấy bên ngoài có phần ánh sáng. Còn một nửa bên kia, chìm khuất vào phần bóng tối mờ mờ phảng phất dáng dấp nhân diện của Tuyết Phương, tuy không được rõ nét, nhưng khi cần, bà xử dụng một nhãn thức xuất thế phi thường đã giúp cho bà hiểu một nửa sự sống là của Tâm Giao, một nửa trú thân giờ đây đã do Tuyết Phương ngấm ngầm biểu thị và đốc thúc những quyết định thầm kính của Tâm Giao.
Bà biết ngay phải làm gì để sớm chấm dứt tình trạng nhất sinh lưỡng hồn, có thể khiến cho Tâm Giao, con gái của bà trở thành người thất tán hồn phách, sống ngơ ngơ ngẩn ngẩn như kẻ không còn tự chủ để tự quyết định đúng đắn tất cả những ý nghĩ của nàng. Bà vội rút vào phòng riêng, nhấc điện thoại gọi đến trình bày tự sự cho một vị giáo chủ cao minh hành đạo ở trong vùng. Đồng thời, bà cũng gọi cho song thân của Tuyết Phương vốn là chỗ rất thâm tình để trình bày tất cả những điều bà đã phát hiện cùng với những dự định để tìm cách cầu siêu tịnh độ cho Tuyết Phương. Cũng là cách tìm lại quân bình tâm thức cho Tâm Giao, người con gái út yêu thương của bà.
Điện thoại xong, trước tất cả mọi việc cần phải gấp rút thi hành ngay sau đó, bà tiến sang cửa phòng đang đóng im lìm của Tâm Giao, từ tốn gõ nhẹ mấy tiếng. Không thấy Tâm Giao lên tiếng trả lời. Bà đẩy cánh cửa ghé nhìn vào. Tâm Giao nằm say ngủ bình thường. Nhìn nét mặt của cô con gái, một nửa chìm xuống phần vải gối êm, phần còn lại bình dị như mọi lúc thường. Bà cụ yên lòng để lại cho con một mảnh giấy dặn dò theo lệ:
Đêm nay con đừng về khuya quá kẻo bị lạnh, cảm thì khổ nghe con!
Tâm Giao thức dậy sau một giấc ngủ dài. Dù là đêm mùa hè, theo thói quen, mẹ nàng vẫn cài kín các cánh cửa kính để đảm bảo cho mọi sự an toàn, nhưng Tâm Giao vẫn cảm thấy trong người nàng lạnh buốt khác thường. Nàng mặc thêm một cái áo len dày và đi ra ngoài nhà bếp để tìm một vài món ăn. Lục lọi một lúc, Tâm Giao ngồi xuống ăn hết 3 cái trứng Ộốp-laỢ, nửa ổ bánh mì và một ly cao sữa lạnh. Nàng nhắc điện thoại và không cần coi phone-book, nàng gọi đúng số phone của Đoàn Hùng, nói với chàng rằng nàng đang rất muốn gặp anh lắm. Bên đầu dây bên kia, Đoàn Hùng trả lời với giọng còn ngái ngủ:
Có chuyện gì cần lắm không vậy Tâm Giao? Sáng sớm ngày mai chúng ta còn phải đến nhà quàn sớm với Tuyết Phương để cùng dự lễ đọc kinh cho nàng. Chắc em đã biết?
Tâm Giao vờ như không nghe. Nàng khẩn khoản yêu cầu:
Em muốn gặp anh ngay bây giờ Có việc cần lắm Anh đến quán "Bờ Hồ" gặp em.
Nói xong nàng cúp máy, không kịp để cho Đoàn Hùng nói thêm nửa lời.
Phần Tâm Giao. Nàng trở vào phòng ngủ lấy cái ví tay, nhẹ nhàng không gây một tiếng động nhỏ, rồi nàng lách cửa ra xe rồ máy chạy thẳng đến nơi đã hẹn với Đoàn Hùng.
Hai người chạm mặt nhau trong khu parking-lot, bên ngoài quán cà phê Mễ mở sớm giữa bầu không khí tinh khôi của buổi đầu ngày, ánh đèn điện mù mờ chiếu lại từ những hộp đèn còn sáng bên ngoài các căn tiệm chung quanh. Tâm Giao mở bật cửa nhưng ngồi lại ngay xe như có ý chờ đợi Đoàn Hùng đi tới. Nàng thản nhiên không để lộ một chút khác thường nào cho đến khi người thanh niên mà lúc thường Tâm Giao xem như một người anh trai khả kính, bỗng nhiên nàng bước hẳn ra ngoài xe, chồm tới ôm chặt lấy Đoàn Hùng, níu đầu chàng xuống đặt một cái hôn nồng cháy trên môi chàng khiến cho Đoàn Hùng quá đỗi bỡ ngỡ, không kịp phản ứng đành đứng chết trân nhận lấy nụ hôn cuồng dại của Tâm Giao. Nàng nói trong hơi thở dồn dập:
Em nhớ anh! Em nhớ anh! Nhớ anh lắm, biết không?
Đoàn Hùng không tránh khỏi kinh ngạc trước cử chỉ quá thân mật và bất ngờ của Tâm Giao. Chàng vội vã khoác tay:
Tâm Giao! Em làm gì kỳ vậy? Em không nhớ chúng ta sắp sửa phải đến với Tuyết Phương?
- Nhớ! Em nhớ rõ lắm. Nhưng bây giờ còn sớm, chưa tới giờ mà. Anh hãy chiều em một chút rồi em sẽ nói hết mọi việc cho anh nghe! Chịu chưa?
Đoàn Hùng lùi lại nửa bước như cố gắng giữ lấy khoảng cách bình thường trong khi Tâm Giao cứ lù lù sấn tới. Những nụ hôn cuồn loạn nàng tiếp tục đặt lên môi lên má của người thanh niên đang bối rối vô cùng.
Rồi thay vì đưa nhau vào bên trong quán cà phê ỘBờ HồỢ như đã hẹn trước, Tâm Giao níu lấy tay Đoàn Hùng kéo chàng lên xe, rồ máy, chạy thẳng về phía Nam trên một xa lộ đã bắt đầu có nhiều hơn ánh đèn xe lao đi vun vút trong lúc ánh bình minh bắt đầu ló dạng phía chân đồi.
Xe chạy một lúc thì Tâm Giao lái rẽ vào một lối đi tương đối nhỏ hẹp, dẫn đến một khu Motel tọa lạc sát cạnh một eo biển nhỏ có nhiều hàng cây xanh mát, không khí thật tĩnh lặng bình yên. Tâm Giao tự động mở ví lấy ra một tấm thẻ tín dụng đưa cho viên quản lý motel, nói với ông ta rằng nàng cần một căn phòng thoáng mát cho hai người trong nhiều ngày và căn phòng trọ này có thể nhìn được ra mặt biển. Nhất là nàng không muốn bất cứ một ai quấy rầy. Cần điều gì thì nàng sẽ gọi. Viên quản lý vâng dạ rối rít rồi trao cho Tâm Giao hay tấm thẻ nhựa có từ tính, chính là khai cái Ộchìa khóaỢ cửa phòng.
Cùng với Đoàn Hùng ngơ ngơ ngáo ngáo không biết người bạn gái vốn rất thùy mị của người mình yêu thường ngày hôm nay đang làm những việc khác thường gì. Đoàn Hùng chỉ có một cách làm theo những yêu cầu của Tâm Giao.
Hai người bước vào phòng sau cánh cửa đã khóa cẩn thận cả hai chốt trên và dưới, Tâm Giao nắm sợi dây kéo mạnh để cho tấm màn vải che khung cửa sổ dạt về một phía cho ánh sáng ban mai ùa vào làm rực rỡ căn phòng. Phía bên ngoài cửa sổ là một khu đất trống hoang vu, hoa và cỏ dại mọc đầy, phe phẩy phất phơ đong đưa trong nắng sớm. Xa hơn một chút nữa dưới kia là mặt biển vắng lặng mênh mông, chưa thoáng một bóng người. Tất cả những ngọn đèn trang bị trong phòng đều được Tâm Giao mở lên sáng chói. Đoàn Hùng thờ thẫn đứng trông, chưa biết phải phản ứng như thế nào thì Tâm Giao lên tiếng:
Anh lạ lắm phải không, Đoàn Hùng? Anh không tin rằng em là Julianne Tuyết Phương của anh ngày nào? Hôm nay em phải mượn tạm thân xác của Tâm Giao, bạn em để cùng anh trò chuyện, ân ái cho thỏa biết bao nhiêu mong nhớ đã qua kể từ mùa lễ Easter năm rồi?
Đoàn Hùng nghe Tâm Giao nói như vậy, chàng cũng thấy niềm sợ hãi gợn lên từ các lỗ chân lông. Tuy nhiên, chàng cũng đánh bạo hỏi chuyện Tuyết Phương, giờ đây đang trú hồn trong thân xác của Tâm Giao. Những câu hỏi Đoàn Hùng gặn hỏi người yêu là những câu chỉ liên quan đến những điều thật riêng tư giữa chàng với Tuyết Phương mà không một ai biết, kể cả Tâm Giao, trong đó có những con số bí mật thuộc trương mục cá nhân của hai người. Tuyết Phương, qua hình dạng của Tâm Giao bằng xương bằng thịt, đã trả lời Đoàn Hùng thật rõ ràng chính xác. Tuyết Phương còn như thấu hiểu tâm trạng đầy ngờ vực của người yêu, nhưng nàng cũng chẳng tỏ ra điều gì bất bình.
Như thói quen giữa hai người mỗi khi hẹn hò ân ái, nàng sà vào vòng tay Đoàn Hùng, tựa đầu lên vai người yêu như muốn tìm lại nơi chàng một sự che chở bình yên. Nàng nói trong hơi thở nhỏ nhẹ:
Đoàn Hùng Anh hãy ôm chặt người em. Em cảm thấy lạnh lắm! Rồi hãy hôn em như mọi khi anh vẫn làm. Đi anh! Đi anh!...
... Chàng chợt tỉnh thức như vừa trải qua một cơn mê tội tình, đúng vào lúc Tâm Giao (hay là Tuyết Phương, Đoàn Hùng cũng không biết rõ!) hé cặp mắt mãn nguyện nhìn chàng. Tâm Giao choàng bật dậy như vừa trải qua một giấc chiêm bao. Có lẽ Tâm Giao đã hoàn hồn nhận chân ra sự thật. Nàng bẽn lẽn dấu mặt đi...
- Anh... ! Anh đã phạm một tội lỗi tày trời mà anh... Chính anh không thể tự chủ được... Anh đã phá hoại... Phá hoại Tâm Giao. Anh biết phải làm sao bây giờ?
Gương mặt thành khẩn của người thanh niên nói lên tất cả nỗi niềm ái ngại ăn năn. Chàng không hề có chút chủ tâm cố ý dụ dỗ và phá hại đời con gái của Tâm Giao. Nhưng mọi việc đã diễn ra trong khoảng thời gian rất mực bình thường.
Phần Tâm Giao như đang phải sống lẫn lộn trong một trạng thái nửa tỉnh nửa mệ Nửa cũng ái ngại muộn phiền, nửa còn lại thì tỏ ra hoàn toàn hưng phấn, khiến khuôn mặt của Tâm Giao có lúc rạng rỡ vô bờ, khi thì trĩu nặng mối ưu tư da diết.
... Hai người bình thản rời khỏi phòng trọ, không quên máng tấm bảng có đề chữ ỘDo not disturbỢ lên cái nắm cửa. Họ lấy xe quay ngược hướng cũ trở về. Không quên dặn dò viên quản lý:
Chúng tôi đi ra ngoài một lát và sẽ trở lại. Không cần thiết phải làm sạch sẽ căn phòng!
Họ trở lại quán ỘBờ HồỢ để cho Đoàn Hùng lấy xe của chàng rồi hai người nối gót lái xe trở về khu nhà quàn mà mọi người đang thắc mắc không biết vì sao bỗng nhiên hôm nay cả hai người, Tâm Giao và Đoàn Hùng đều cùng một lúc vắng mặt, cũng cùng một lượt trở lại nơi đây.
Hai người rất tâm đầu ý hợp khi phải trả lời các câu hỏi của một người chung quanh:
- Anh Đoàn Hùng đi đâu mà giờ này mới đến... ?
- Chị Tâm Giao chắc phải giải quyết một số công việc phải làm... ?
- Bộ hai người đi chung với nhau sao vậy?
Đoàn Hùng mau mắn trả lời:
- Không phải! Chúng tôi đến đây vừa đúng lúc mà thôi!
Nhà xác hôm nay có thêm sự hiện diện của nhiều người. Bên trong căn phòng để thi hài Tuyết Phương có nhiều Phật tử tăng ni cùng với ba vị cao tăng được thỉnh đến đây để liên tục cử hành các tang nghi tế tụng cầu siêu và Ộtrò chuyệnỢ với người đã chết đang nằm trong cỗ quan tài. Lễ tất của một ngày có lẽ đã vãn. Các vị cao tăng cùng các tăng ni Phật tử lục đục kéo nhau ra về.
Một người trong tang quyến ghé tai Tâm Giao nói nhỏ:
- Bác gái có gọi sang nhà chúng em sáng nay khi chị đã đi, dặn rằng hôm nay chị Tâm Giao về nhà sớm. Hình như bác có chuyện gì cần nói với chị.
Tâm Giao tỏ ra tỉnh táo. Nàng đảo mắt nhìn mọi người và liếc thật nhanh về cỗ quan tài rồi ra xe chạy thẳng về nhà trong khi Đoàn Hùng còn đang lặng lẽ đúng chú mục nhìn vào một khoảng không bất định.
Chiều đã xuống hẳn không còn vương bóng nắng. Không gian mang một màu xám đục đìu hiu. Trời không có gió nhưng Tâm Giao cảm thấy cơ thể của nàng lạnh khác thường. Những cảm giác bải hoải ê ẩm khắp chỗ và nơi hạ thân con gái lần đầu tiên va chạm xác thịt mật thiết với người khác phái khiến Tâm Giao cảm thấy mệt mỏi rã rời. Nàng bước vào nhà trong khi mẹ nàng vừa quay lưng lại trước bàn thờ Phật. Bà cụ kín đáo nhìn con rồi lên tiếng, ánh mắt cụ phảng phất nỗi lo âu:
- Con đã về?
Tâm Giao đáp trong khi không nhìn thẳng vào khuôn mặt hiền từ của mẹ:
- Dạ!
- Chắc con đã mệt, hãy tắm gội rồi ra ăn chút gì kẻo đói. Thức ăn mẹ đã dọn sẵn để cả ở trên bàn.
- Cám ơn mẹ!
Nói xong, nàng bước về phòng riêng, tắm rửa qua loa rồi trở ra phòng ăn. Nàng hỏi mẹ:
- Con nghe người nhà Tuyết Phương nói mẹ dặn con về sớm. Có chuyện gì cần nói với con vậy mẹ?
- Không! Mẹ sợ khi con về thì mẹ đã đi ngủ, không kịp cho con biết rằng hôm nay trở đi sẽ có các Thầy cùng với ban tụng niệm của chùa mỗi ngày sẽ đến tụng kinh siêu độ cho Tuyết Phương cho đến ngày an táng.
Tâm Giao thản nhiên nghe mẹ nói như vậy, không chút thắc mắc. Tang lễ nào cũng đều tiến hành đầy đủ các nghi thức tôn giáo để cầu nguyện siêu thăng tịnh độ cho hương hồn người chết. Nàng đáp lời mẹ:
- Vậy hả mẹ! Con đã thấy các Thầy cùng các Phật tử đến tụng kinh hôm nay.
- Phải rồi! Ngày mai cũng sẽ như thế cho đến khi lễ an táng hoàn tất, vẫn còn phải tụng niệm mãi cho Tuyết Phương. Con quên Tuyết Phương đã chết bất đắc kỳ tử trong một hoàn cảnh quá bi thương hay sao?
Gương mặt Tâm Giao tự nhiên tối sầm lại như chính nàng đang mang nặng một nỗi buồn. Mẹ nàng nhìn dáng con với vẻ ái ngại, tiếp tục nói như cố tình giải thích cho một người khác:
- Con cũng biết Tuyết Phương đã vô tình gánh lấy một cái chết đầy oan khiên và bất ngờ. Tội nghiệp cho cô ấy biết là chừng nào. Ai mà giữ được cho lòng khỏi vương mang thương xót. Ngay chính Tuyết Phương cũng không thể đành đoạn lìa đời giữa thời kỳ tuổi xuân đầy hoa mộng với những ước vọng của tương lai, của tình yêu với Đoàn Hùng, và của những người thân yêu ruột thịt.
Lại với một cái chết đột ngột không thể ngờ như vậy nên hương hồn của Tuyết Phương chắc chắn còn nhiều tiếc thương lưu luyến, chưa đành tâm xa lìa thân xác, xa lìa cuộc sống với những liên hệ tình cảm luyến ái thường tình. Một cái chết như vậy, nếu không liên tục lễ tụng và các vị cao tăng chủ lễ không kiên nhẫn ôn tồn và thương yêu giải thích cặn kẽ mọi đều thì Tuyết Phương sẽ khó lòng an tâm ra đi lắm!
Bà cụ kịp ngừng lại ở đó. Bà nhìn con như đang dò xét thêm một đệ tam nhân vô hình đang ẩn dật trong chính xác thân con gái bà. Bà cố tình không nói rõ hơn với ỘhọỢ về những điều linh thiêng huyền diệu của một oan hồn vừa mới trải qua cái chết cực kỳ kinh hoàng và bất chợt, trong khi tâm tư còn đầy nghiệp lực luyến ái thì nhất định không thể tự yên ổn chấp nhận lấy những thương đau để an lòng ra đi trong thanh thản nhẹ nhàng...
Nhờ bà cụ đã thâm niên chay tịnh đạt đến một trừng giới thanh lọc cả thân cả tâm nhiều phần sáng suốt, lại kiên tâm trau dồi đạo pháp, tìm tòi, nghiên cứu uyên bác về những tri kiến siêu hình với các vị cao minh tu giới, và các bộ sách siêu linh khoa học nên bà hiểu rõ rệt những trạng thức siêu nhiên đang tuần tự diễn ra trong cái chết của Tuyết Phương. Và Ộcảm, nhậnỢ Ở hình hài, nhân dáng của con, bà hiểu và biết rõ phải gấp rút tiến hành đầy đủ và thật đúng các nghi thức tôn giáo dành cho một người chết trong những giai đoạn chuyển tiếp sinh hóa kéo dài trong suốt 49 ngày.
Bà đã điện thoại để trình bày, bàn bạc sắp đặt các nghi thức tịnh độ cho linh hồn của Tuyết Phương. Mặt khác, đích thân bà gọi mời và xin các vị cao tăng cùng hàng tăng ni phật tử, những người trong ban lễ tụng của chùa từ hôm nay liên tục cử hành các buổi lễ tụng tại nhà quàn bên cạnh quan tài của Tuyết Phương cho đến khi ngày chôn táng cho nàng.
Trò chuyện bên con gái một lát, bà mẹ của Tâm Giao chậm rãi đứng lên đi vào phòng, không quên dặn lại con gái:
- Con cũng vậy đó Tâm Giao! Hãy tạm gác những công việc riêng tư lại. Cố gắng đến tham dự các buổi lễ tụng tại nhà quàn để giúp cho linh hồn của Tuyết Phương sớm được siêu thăng tịnh độ, con ạ!
Nói với con nhưng chừng như bà đang nhắn gửi tâm từ cùng hương hồn người đã chết - Tuyết Phương - mà đoán chắc, dang hòa nhập lẫn lộn vào trong thân xác và thần trí người con gái thân yêu của bà. Bà thoáng ỘnhìnỢ ra khuôn mặt trĩu sầu của Tuyết Phương đang ẩn hiện phảng phất trên khuông mặt mệt mỏi tái lạnh của Tâm Giao cho dù bà thật lòng không biết ngày hôm nay Tâm Giao - qua trung gian của kẻ vô hình - đã tự đem trong trắng hiến dâng để thất tiết với người bạn trai của người đã chết, nhưng bà vẫn không thể tránh hẳn nổi lo âu buồn phiền.
Giữa khuya đêm đó, bà cụ thức giấc sau một lúc chợp mắt ngắn ngủi, bà nhẹ nhàng xỏchân vào đôi dép bông rón rén bước sang phòng của Tâm Giao khi nàng đang say sưa trong giấc ngủ miệt mài. Bà trở raphòng khách thắp một nén nhang rồi quay lại phòng ngủ của con gái. Bà nhẹ nhàng ngồi xuống một cái ghế sau khi kéo tấm chăn mềm lên che kín sát cổ của Tâm Giao. Bà bắt đầu to nhỏ thì thầm y như một người đang thành tâm cầu nguyện:
- Này Tuyết Phương! Con hãy an lòng nghe ta nói chuyện. Đây là tất cả những gì cần thiết ta muốn chân tình bày tỏ cùng con với tất cả lòng thương yêu của một người mẹ. Con cũng là một người mà ta rất thương yêu sau Tâm Giao mà thôi. Ta biết con rất đỗi đau buồn trước cái chết đau thương mà con vừa trải qua một cách đột ngột. Nhưng con phải hiểu, đó chỉ là nghiệp báo mà thôi, không có chi con phải lẩn quẩn mãi trong sắc giới muộn phiền. Con hãy yên vui đón nhận và nên quên bỏ đi tất cả mọi vướng mắc hữu hình. Điều này thực sẽ có lợi rất nhiều cho con.
Ta thực không đủ công năng để biết rõ nghiệp lực của con rồi sẽ ra sao sau khi con đã qua đời, con sẽ được siêu thăng viên mãn thoát khỏi sự tái sinh hay còn phải tái sinh để trả nghiệp làm người, làm súc sanh hay làm ngạ quỷ để trả dứt nghiệp lực của tiền kiếp đã quạ Nhưng ta muốn con hãy cùng ta hiểu rõ một điều, tất cả những gì con để lại trần thế như những tình cảm quyến luyến thân thương giữa con với thân tộc gia đình, giữa con với người thanh niên con sẽ dự định kết hôn, giữa con với các bạn hữu xa gần, trong đó có Tâm Giao, hay là những gì con hằng tư hữu về vật chất lẫn tinh thần, những thiếu đủ đói no, hạnh phúc buồn phiền, những của cải bạc tiền cùng những tương lai con từng hoạch định, ấp ủ.
Tất cả là những tạm bợ phù dụ Tất cả là những giả cảnh vô thường, chúng không hề còn liên hệ và góp phần ích lợi cho con sau khi con đã chết. Đó chẳng qua chính là nghiệp lực mà con phải gánh chịu. Chớ có luyến ái, oán hận, tiếc thương. Tất cả mọi nỗ lực của con để níu kéo lại những gì mà tâm linh con hiện thời còn đang vọng tưởng cũng đều bất lợi cho con. Tuyết Phương rất yêu quý! Bác nói thật cùng con, kinh nghiệm tức khắc của con sẽ chỉ là những niềm vui trong chốc lát, nó sẽ kéo theo những phiền muộn nhất thời có cường độ mạnh hơn, như sự căng thẳng và dùn lại của một sợi cao sụ Con hãy nghe lời ta phủ dụ, chớ nên luyến tiếc cái vui, cũng chớ nên thù hận, chán nản vì cái buồn. Rồi mai đây, nhờ những nghi thức ân cần và đầy lòng tâm từ của các vị cao tăng, các tăng ni Phật Tử sẽ tụng niệm và dìu dắt con, cỖac mối quan hệ từ thân tộc cho đến người yêu bạn bè, tất cả, họ sẽ cùng một chí tâm cao cả, sẽ đỡ con, sẽ giải thích, nhắc nhở và dẫn dắt con trở về đúng chỗ của con trong cõi vô hình để con được an bài theo nghiệp lực mà con đã có.
Biết đây con sẽ được tái sinh trên bình diện cao hơn.
Còn một điều này, cha mẹ con cùng những thân nhân đang còn sống, có thể vì muốn làm những điều ích lợi cho con theo cách họ nghĩ, sẽ hy sinh nhiều súc vật, tiến hành các cuộc tế lễ linh đình hoặc bố thí của cải, trong khi con, vì chưa nhận thấy lợi ích của các hành động ấy nên con có thể nổi giận khi nhận biết các việc kia vào lúc này sẽ đưa con tái sanh vào của địa ngục thì con nên giữ để khống chế các tư tưởng nóng giận, chúng sẽ khởi lên và làm hại tâm linh con rất nhiều.
Con hãy nghĩ đến mọi người mọi việc dù phải quấy ra sao bằng tất cả tấm lòng thương cảm, yêu thương, của cải còn để lại trên đời và gẻ như tất cả những thứ đó rơi vào tay người khác đến nỗi sẽ làm cho con uốt hận thì điều này sẽ làm hoen ố toàn bộ tâm trí của con, nó sẽ đưa con đến trạng thái, thay vì con sẽ được tái sinh trong một bình diện cao hơn, sung sướng hơn, con sẽ bị tái sinh và thế giới của địa ngục hoặc ngạ quỷ.
Ta thí dụ với con thêm điều này, con và bạn trai của con, cháu Đoàn Hùng từ nay sẽ vĩnh viễn thành hai miền âm dương cách biệt, ta hiểu được làm sao con chịu nổi khi mai đây, Đoàn Hùng sẽ phải tự quên con đi, phải thương yêu và san sẻ tình cảm và thể xác với bất kỳ người con gái nào khác. Nhưng con cũng cần phải bình tâm nghĩ rằng vì tình con yêu Đoàn Hùng sâu đậm hơn tất cả, con sẽ dốc toàn tâm lực để phù hộ và thu xếp hoàn bị cho cuộc đời tiếp tục của người thanh niên mà con không bao giờ còn co Ổcơ hội để san sẻ cho nhau những hạnh phúc buồn vui cuộc đời.
Điều đó, mới chính là con yêu thương anh ta bằng một tình yêu cao cả. Vả lại, cũng chính như vậy, con sẽ cảm nhận được sức dẫn dắt mãnh liệt hơn. Vậy con đừng nghĩ làm gì đến những cái xấu xa ganh tỵ nữa mà hãy nhớ đến bất cứ tình trạng tín ngưỡng nào hoặc là con hãy bày tỏ một tình thương trong trắng và một đức tin khiêm nhường. Con hãy khấn cầu đấng đại từ đại bi và thiên thể hộ mệnh của con. Lời cầu nguyện chân thành theo hình thức ấy sẽ là một sự dẫn dắt vững chắc đối với con. Con có thể được bảo đảm không vị thất vọng. Điều này rất là quan trọng. Nhờ khẩn cầu như thế, một lần nữa trí nhớ sẽ đến, sự nhận biết với sự giải thoát sẽ được thành tựu cho con.
Những ngày sắp tới đây, các vị cao tăng minh mẫn, các tăng ni nhân hòa cùng tất cả mọi người thân thuộc sẽ dốc nhiều tâm lực để trì chú, lễ tụng, nhắc nhở và dẫn dắt con. Trừ phi là con không muốn, mọi điều tốt đẹp sẽ đến với con bằng sự siêu thăng tịnh độ. Con sẽ được nhận lãnh tất cả những ơn phước thiêng liêng này. Lúc bấy giờ, con sẽ nhận ra ngay rằng lòng vị kỷ, tiếc nuối, tham sanh, tham lợi, vọng tưởng... Thảy đều là những sức cản ghê hồn làm trở ngại con đường tiến hóa của con.
Con có nghe ta nói không? Một tương lai vĩnh cửu đang đón đợi con ở trước mặt. Con hãy bằng lòng từ bỏ tất cả để yên ổn quay về. Tâm Giao là người bạn thương yêu của con chí cốt cũng chỉ có thể đóng góp vào sự nguyện cầu ráo riết trong việc dẫn lộ đi đến chỗ đại định cho con mà thôi. Nó không thể làm hơn bất cứ điều gì. Con nên đi ra ngoài nó! Con nên đi ra ngoài nó! Con nên đi ra ngoài nó, Tuyết Phương! Rồi hãy trở lại vị trí hiện hữu của con.
Bà cụ ngừng bặt lời thì thầm vào đúng lúc Tâm Giao cựa mình thức giấc. Nàng nhận biết ngay có mẹ Ở bên mình. Nàng nhỏm dậy dáo dác nhìn quanh như có ý tìm kiếm một hình bóng người nào. Mẹ nàng nói trong hơi thở:
Bác cám ơn con! Tuyết Phương. Con đã nhận ra những lời ta vừa cùng con tâm sự. Ta mong rằng con sẽ trở về, trả lại sự bình yên cho người bạn gái con hằng thương mến!
Tâm Giao gục đầu vào lòng mẹ như đứa trẻ còn thơ:
- Mẹ! Mẹ đang nói chuyện với ai vậy?
Tránh cho con nỗi sợ sệt, bà cụ cầm lấy hay bàn tay lạnh giá của con:
- Không! Mẹ đang cầu nguyện như mọi khi thôi. Con cố ngủ tiếp đi cho khỏe.
Nàng hỏi mẹ trong khi nhìn sang chiếc đồng hồ điện tử để trên bàn bên cạnh:
- Mấy giờ rồi mẹ nhỉ?
- Khoảng ba bốn giờ sáng thôi con ạ! Con còn có thể ngủ thêm mấy giờ đồng hồ nữa.
Bà cụ điềm đạm nhìn kỹ lại nhân diện của con. Cụ lơ đãng mỉm cười trong khi Tâm Giao nói với mẹ:
- Con ngủ thêm chút nữa rồi sẽ sửa soạn đến nhà quàn với Tuyết Phương. Hôm nay mẹ có đến cầu kinh cho nó không mẹ?
- Có! Mẹ sẽ đến cùng với các Thầy thêm lời cầu nguyện cho Tuyết Phương. Nếu bận con cứ đi trước, mẹ có thể nhờ anh con đưa mẹ đi.
Bà cụ chợt ngưng lại. Bà tự hiểu bà vừa nói lỡ một lời. Đúng ra bà nên cùng với Tâm Giao đến nơi tang chế, như vậy, có thể bà sẽ có lý do hiện diện bên cạnh Tâm Giao cả ngày, tránh cho nàng khỏi bị Tuyết Phương điều khiển đi Ộlang thangỢ giống như ngày hôm trước.
Cũng may khả năng siêu linh của bà cụ chỉ có thể đạt được điều mà bà ta đã ỘnhậnỢ ra được linh hồn của Tuyết Phương tạm lưu ngụ trong thân xác của con gái. Nếu bà biết được tường tận mọi điều đã xảy ra ngay thanh niên bạch nhật giữa Đoàn Hùng với Tâm Giao, có lẽ bà sẽ lo ngại và buồn phiền cùng cực. Cũng may, cụ không biết rõ việc này, ngoại trừ sự kiện duy nhất nhìn thấy người con gái trở về nhà với dáng điệu mệt mỏi tả tơi...
Cả ngày hôm đó và tiếp theo ngày sau, Tâm Giao đều có mặt thường xuyên tại nhà quàn trong những giờ diễn ra các nghi thức lễ tụng dành cho hương hồn của Tuyết Phương. Có lẽ, những buổi cầu kinh và nhiều tiếng đồng hồ liên tiếp, các vị cao tăng đức độ đã thành khẩn khấn nguyện và ủi an, linh hồn của Tuyết Phương đã thức tỉnh và lấy lại được sự yên bình như những người chết bình thường. Chính nhờ như vậy mà linh hồn của Tuyết Phương đã có cơ may giác ngộ, an phận trở về bên cạnh thân xác cũ của nàng để lãnh hội những ân phước thiêng liêng mang lại từ các buổi lễ tụng.
Cũng chính nhờ vậy mà hồn phách của Tuyết Phương đã tự nguyện lìa bỏ thân xác dương lực của Tâm Giao nên Tâm Giao đã hoàn toàn trở lại trạng thái bình thường để bình tâm tiếp nhận thông báo của viên quản lý motel về căn phòng mà nàng đã thuê không ấn định thời gian. Trong một hai ngày liền, họ không thấy hai người trở lại như đã dặn, bắt buộc họ phải tìm cách xác nhận qua số điện thoại mà Tâm Giao đã viết xuống trong khi làm thủ tục check-in.
Nhưng trước ngày lễ động quan một ngày thì Tâm Giao thoắt nhiên trở lại trạng thái bồng bềnh ngẩn ngơ mơ mơ tỉnh tỉnh như ngày nàng đã cùng với Đoàn Hùng đi mướn motel để vui vầy ái ân. Hồn Tuyết Phương lại tái nhập trong thân xác của Tâm Giao, nàng lại cùng với Đoàn Hùng tái diễn cảnh ái ân cuồng vội miệt mài đến nỗi không thể nào che dấu được toàn vẹn những dấu vết khác lạ qua các hành động nhân dáng của Tâm Giao khiến bà mẹ của Tâm Giao lo đứng lo ngồi. Bà cụ tiết lộ khẩn cấp sự việc này với các vị cao tăng chủ lễ với mục đích cứu vớt người con gái thân yêu. Công năng tu tập cao dày của vị cao tăng đức độ thừa đủ nhận rõ sự việc khác thường này cùng với các diễn tiến huyền bí khác, nên ông từ tốn trấn an người mẹ đang rất bối rối vì hoàn cảnh của con:
- Bà cụ an lòng! Với những công đức hồi hướng cùng với các lễ nghi cử hành liên tục và hoàn bị trong chu kỳ 49 ngày, hương hồn cô gái trẻ này chắc chắn sẽ gặt hái niềm siêu thăng tịnh độ. Cô ta sẽ nhận được niềm giải thoát vô biên và không có lý do để lưu luyến cõi trần. Tôi cho rằng thời gian còn lại quá cấp bách và cảm huống của cô ta cũng đang bị thức bách liên hồi cho nên cô ta ỘnhậpỢ lại vào thân xác con bà chỉ là những vớt vát thường tình trước khi vĩnh viễn ra đi.
Quả nhiên gần 15 ngày sau tính từ lần đầu vong hồn của Tuyết Phương lưu trú trong thân xác Tâm Giao với những diễn biến ái ân thầm kín cùng một người ở trong vị thế bị thụ động là Đoàn Hùng.
Hôm nay, vào giữa xế trưa của một ngày oi bức mà Tâm Giao, như những ngày vừa qua nàng đã nếm trải, nàng vẫn cảm thấy buốt lạnh vô cùng. Nàng đang lái xe trên một lộ trình quen thuộc để trở về nhà trong tâm trạng lơ lửng từng bị vong linh chiếm hữu trong hơn mười ngày qua, khiến Tâm Giao sinh hoạt trong trạng huống một nửa tâm trí của nàng, một nửa thần trí và thói quen của người bạn gái đã chết.
Bỗng hai tai của Tâm Giao nghe như có một tiếng nổ nhẹ nhưng thật rõ rật ở trong đầu giống như một tiếng bật phá của cái nút chai bị bịt kín lại rồi được kéo mạnh ra. Nàng sực tỉnh sau cơn đồng thiếp kéo dài nhiều ngày, cùng một lượt với tiếng nổ nhẹ vừa nói, nhãn lực của nàng bỗng sáng lên, tia nhìn bỗng trong trẻo khác thường trong khi toàn thân nàng rực lên trong một nhiệt độ Oi nồng bên trong chiếc xe nàng đã vô tình lên kính kín mít mà không hề mở máy lạnh. Mồ hôi Tâm Giao rịn ra khắp người. Nàng có cảm giác như toàn thân nhẹ nhõm, không vướng víu luộn thuộm như mấy ngày vừa quạ Bỗng nhiên, nàng như vừa ỘngộỢ ra một điều gì mà cho đến giây phút này, nàng mới thật sự tỉnh táo để nhận biết và cảm xúc tường tận chúng đang ngấm ngầm diễn tiến trong thân thể của Tâm Giao.
Tâm Giao vừa cảm thấy thanh thoát nhẹ nhàng vừa như có cảm tưởng như có điều gì bất thường đang diễn tiến, đang tuần tự âm thầm xảy ra bên trong châu thân người con gái. Những cảm giác mà chưa bao giờ trong đời, nàng cảm thấy tương tự. Bất giác, Tâm Giao lắc đầu như cố xua tan những ý nghĩ thật xa lạ và kỳ quái mà nàng chưa thể tự giải thích.
Chỉ có một điều Tâm Giao cảm nhận một cách khá rõ ràng là nàng đột nhiên thoát khỏi hẳn tình trạng giá lạnh triền miên. Còn nữa, nàng thật sợ hãi mỗi khi nghĩ đế việc sẽ trở lại khu nghĩa trang, nơi đã an táng Julianne Tuyết Phương, người bạn gái lâu năm thân thiết của nàng, mặc dù lúc nào nàng vẫn một lòng thương xót Tuyết Phương một cách sâu sắc và khó quên được những kỷ niệm của hai người khi xưa.
ít tháng sau tính từ ngày an táng Tuyết Phương thì cái bụng của Tâm Giao mỗi ngày một lớn dần và sẽ khó có cách gì để che dấu nếu không có một lần gặp lại, Đoàn Hùng đã thố lộ cùng Tâm Giao:
- Kết quả đó do chính anh tạo ra, anh đoan quyết với em như vậy Tâm Giao à! Nhưng xin em hiểu và tha thứ cho anh vì không làm sao anh thoát ra khỏi những phút mê lầm trong thời gian Tuyết Phương đột nhiên hóa ra người thiên cổ. Anh thường bị mê hoặc và lẫn lộn khi ôm em trong tay rồi cùng em ân ái. Dường như có một sức mạnh ngấm ngầm nào cứ bảo với anh, đó chính là thân xác của Tuyết Phương và anh không có gì để ngờ vực, nên đã qua nhiều lần cùng em trao đổi những công việc chồng vợ. Anh biết em oán hận anh vô cùng. Anh thành khẩn xi em cho anh một cơ hội để chuộc lại mọi lỗi lầm. Chúng mình sẽ làm đám cưới, thai nhi em đang cưu mang trong bụng chính là giọt máu đích thực của hai chúng ta.
Đám cưới giữa Tâm Giao và Đoàn Hùng đã diễn ra trong không khí vui vẻ, thân ái bình thường với hầu hết những người thân thuộc của cả gia quyến của Tuyết Phương đến tham dự góp vui trong ngày hợp cẩn của chú rể Đoàn Hùng với cô dâu Tâm Giao thật đẹp duyên cầm sắc.
Sau ngày đó, đôi vợ chồng trẻ với học vấn đều thành đạt và có địa vị vững vàng trên đất Mỹ. Họ tận hưởng những năm tháng vui tươi trong cuộc sống tràn trề hạnh phúc bên nhau. Đứa con gái đầu lòng chào đời bình thường, khỏe mạnh, thật khôi ngô đĩnh ngộ và có một dung mạo phảng phất nét đẹp kiêu kỳ của Tuyết Phương lúc nàng còn sinh thời.
Những chuyện huyền bí có thật - Nguyên Hà
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)