Thứ Tư, 2 tháng 3, 2011

Tứ thập Tri thiên mệnh

Tứ thập Tri thiên mệnh
by dchph
 
Mình chẳng nhớ rõ là từ bao giờ mình bắt đầu để ý rất nhiều về tuổi tác của mình. Mỗi lần soi gương lúc nào cũng nhìn thật lâu những nếp nhăn in hằn trên trán, hai bên khoé mắt, và nếp gấp phía trên hai gò má. Nhe răng ra là nhìn thấy trước sau như nhất, đều hư cả! Rõ rệt nhất là những sợi tóc bạc, chúng đã lấn gần hơn nửa mái đầu. Nếu không có màu tóc nhuộm che lại thì có lẽ mình còn trông già hơn cái bóng mình đang nhìn thấy trong gương.

Khổng Tử viết: Tam thập nhi lập, tứ thập nhi hoặc, ngũ thập tri thiên mệnh... nghĩa là làm nên sự nghiệp vào tuổi ba mươi,  tuổi bốn mươi "khủng hoảng tuổi trung niên", và khi đến tuổi năm mươi phải chấp nhận số mệnh... Còn mình thì nghĩ có lẽ tuổi bốn mươi mình nên tri thiên mệnh... 

Và cái tuổi trit hiên mệnh theo quan điếm "ngũ thập tri thiên mệnh" đã đến tự hồi nào vào đời mình ở cái tuổi bốn mươi! Nó đến mộtcách ngang nhiên và tàn nhẫn, đến như vũ bão, đến tưởng như bất chợt không kịp trở tay. Mình còn nhớ khi đang trong độ tuổi đôi tám, mình đã nghĩ là mình sẽ không bao giờ bướcđến cái tuổi ba mươi, hoặc đã nhìn cái năm 2000 và thấy con số ấy xa lạ làm sao. Còn những trên hai mươi lăm năm nữa cơ mà! Và mình vẫn còn nhớ rõ những ấn tượng về những biến cố lịch sử lúc bấy giờ. Nghe nào là những gì đại loại như câu "hai mươi năm chia cắt đất nước", và mình nhớ rõ là mình đã nghe câu nói nầy với rất ít xúc cảm vì dường như nó chẳng ăn nhậpgì tới đời mình.

Cũng giống như ngày nay hỏi người thanh niên với độ tuổi trên dưới hăm lăm, cái thời điểm chấm dứt chiến tranh 1975 xa xôi đó không có ý nghĩa gì đối với  họ. Thế nhưng với mình của ngày hôm nay những câu nói như "Xa xứ hai mươi năm" hay "chiến tranh chấm dứt trên 25 năm rồi", mình lại cố không muốn tin rằng những câu nói nầy liên hệ mật thiết đến cuộcđời mình, là một phần của đời mình giống như nếp nhăn trên trán và mái tóc đã bạc hơn nửa. Không muốn tin bởi lẽ mọi chuyện dường như mới xảy ra ngày hôm qua hay tuần trước. Mọi thứ liên hệ đến những biến cố lịch sử kia (của nước và riêng của cuộcđời mình) với những hình ảnh đầy ấn tượng diễn ra ngời ngời trước mắt, cứ y như là đang xem những đoạn băng video. Ngôi trường trung học Petrus Ký cũ đứng lớ ngớ từng đám học trò vô tội hoang mang. Ðường Phan Thanh-Giản ngập tràn người xe dồn dập dỗ vào thành phố. Xa xa nghe rền vang tiếng đạ ibác. Trên những lề đường của thành phố nơi nào cũng tràn ngập quần áo lính trận và giày bốt đờ sô vứt bỏ trong những giây phút hố thoảng vội vàng. Ðại lộ Thống nhất gầm thét những tiếng xe tăng cán lên đường nhựa ầm ầm tiến về Phủ Tổng thống...

Cái tuổi bốn mươi nó đến không những chỉ đơn thuần với những hình ảnh của quá khứ mà còn là của hiện tại, đó là những thực tại dồn dập từng ngày qua, mới ngoảnh mặt là đã hết một ngày, xong một tuần, tới cuối tháng lãnh lương, tiếp tục cho tháng sau, năm tới... không chờ không đợi và ngày tháng trôi qua tưởng chừngnhư rất hờ hững nhưng bao giờ trong lòng vẫn thầm tiếc nuối những giây phút quí báu của cuộc đời...

Mọi thứ trôi nhanh vùn vụt.. cứ như những đoạn phim quay nhanh, tới lui, tới lui, chậm lại, nhanh lên...
Lâu ngày, thỉnh thoảng gặp lại một người quen, chị ưa nói:
-- Chị cứ nhớ lần đầu tiên gặp Ð., trông em cứ y như là cậu học trò trung học!...
Mình biết là chị nói thực lòng bởi lẽ khi mình giỡ cuốn album ảnh ra, tự mình xem lại những tấm ảnh chụp trong khoảng thời gian đó mình trông giống như một chàng thanh niên còn non sữa. Và ngày nay, mình không còn mấy thích chụp hình nữa. Lý do giản dị là hình mình chụp không còn thấy được cái hình ảnh của chàng thanh niên đẹp trai ngày xưa kia -- bây giờ đẽ trở thành một gã đàn ông trung niên tuổi đã quá cái lằn ranh của định mệnh.

Tri thiên mệnh? Cái mệnh mà Trời đã dành cho mình, có lẽ mình đã ngộ, đã tri, có lẽ từ trước ngay cả thời điểm đó. Mình chưa làm gì được cái gì đáng kể cho chính đời mình để gọi là thành công -- nhưng trước những thất bại mình đã cố không để lòng, không buồn, không vui, và cũng chẳng nhụt chí... Cái gì mình đã từng đeo đuổi trong cuộc đời, mình vẫn âm thầm tiếp tục làm, dù cơ hồ chẳng được ai bên cạnh cổ vũ, tán dương, hay khuyến khích...

Ngày qua ngày và cứ thế. Ðịnh mệnh nó đẩy tới đẩy lui, tới đâu hay đó, qua một ngày là xong một ngày cho dù mình vẫn thường cố nhũ lòng là phải sống sao cho từng ngày qua thật đích đáng, "living one day at a time."
Thực ra không cần phải đợi đến tuổi bốn mười mới có người "tri thiên mệnh." Trên đời có người nầy kẻ khác, có kẻ trước đó nhiều năm đã "ngộ". Nếu xem đời là cái đạo sống thì đó là những người đã "ngộ đạo." Họ chấp nhận định mệnh và sống an nhiên tự tại những gì mà cuộc đời đã mang đến cho họ. Cái buồn, nỗi vui, cái nhục, cái vinh, cái sang, cái hèn... tất cả mọi thứ chỉ là những khía cạnh của đời sống và họ chấp nhận một cách trọn vẹn, nghĩa là hỉ nộ ái ố thứ nào cũng lấy ra làm niềm vui cho cuộc đời họ.

Khi trẻ, ai cũng mang một lý tưởng trong đời, mộng lấp biển vá trời. Khi lớn lên, sau khi đã trải qua một khoảng thời gian dài bon chen với cuộc sống, ngoài một số người đã "ngộ", vẫn còn những người ấp ủ lý tưởng thời trẻ. Có người sống không lý tưởng, nhưng bù lại họ có những ước mơ dù đó là những mộng ước nho nhỏ.Tóm lại, cuộc sống mọi người nói chung trong quảng đời nầy là những truy đuổi không ngừng nghỉ theo những hình bóng đôi khi tưởng như rất phùdu nhưng lại rất là hiện thực, như là sự nghiệp công danh, nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con khôn. Nhưng thế rồi, bất chợt bỗng có một ngày người ta nhận ra rằng họ không bằng lòng với những gì họ đã có. Họ cảm thấy đời sống họ dường như có cái gì đó rất là tẻ nhạt, nhàm chán... Họ muốn một thứ gì đó khác hơn.

Có lẽ nhiều người trong chúng ta không mấy ai hoàn toàn sung sướng và bằng lòng với cuộc sống hiện tại đang có. Hay nói đúng hơn là con người ta đa số không hoàn toàn thoả mãn với những gì mình có. Ðứng núi nầy trông núi nọ... Vợ người đẹp hơn vợ ta... Có vợ lại muốn độc thân... Xe mới nhà mới... Ở Mỹ lại muốn về Việtnam.... Khủng hoảng tuổi trung niên... Ở Việtnam lại thèm muốn sang Mỹ... Canh cánh bên lòng mỗi người mỗi nỗi... Lòng nầy biết tỏ cùng ai....

Bạn bè cùng lứa tuổi với mình, có đứa thì mua nhà đất sẵn ở Việtnam muốn về hưu non, có đứa thì vui thú điền viên ở Mỹ. Có đứa thì muốn về Việtnam làm ông giáo già gầy dựng lại những hoài bão thời trẻ vào những thế hệ trẻ mới. Có đứa tuy tranh đấu tới cùng trên mặt trận chính trị nhưng lời lẽ bớt cựcđoan hơn... Nói chung, đám bạn ở nước ngoài xem ra đã mệt mỏi, chỉ còn đủ sức ôm ấp những giấc mộng giản đơn bình dị. Còn lại, đám bạn trong nước dường như ai cũng còn bừng bừng nhiệt huyết. Tuy tất cả đã bước ra ngoài tuổi bốn mươi nhưng chúng vẫn còn cuồng nhiệt với những cơn men nồng say của cuộc đời, xem đời là một trường tranh đấu tranh giành tước quyền, tiền tài của cải và địa vị xã hội, nơi những sự nghiệp được dựng lên và cũng là bãi  đất chôn thân của những kẻ đã trở thành thân tàn ma dại.

Những kẻ ở vào lứa tuổi trung niên như mình, có mấy ai ngoảnh đầu lại nhìn mãnh đời mình của hai mươi năm trước mà không cảm thấy rằng mọi chuyện trướcđó xảy ra giống như mới ngày hôm qua. Bởi thế, hai mươi năm nữa sẽ đến, đến như bão táp, có là bao? Ai cũng thấy vậy, biết vậy, nhưng họ lại không thể nào một sớm một chiều vứt bỏ hết mọi thứ để đeo đuổi sống theo ước mơ thật sự của mình, làm theo ý nguyện của mình để cảm thấy lòng hân hoan sung sướng. Mọi sự tưởng chừng như đơn giản nhưng chẳng đơn giản chút nào. Mình có thằng bạn cùng quê mới gặp lại, nó nói nó mơ ước lái xe hơi đi vòng quanh quả địa cầu. Có điều là nó mới bị sa thải trong kỳ kinh tế suy thoái do kết quả của biến cố 11/9. Nó trước đây làm thảo chương viên điện toán cho một công ty bảo hiểm, nay lại tính chuyện xin phép mở xe bán nước sinh tố trên đường phố Nữu ước. Do đó, người có tính cũng không bằng trời tính. Tôi có hẹn với nó là sẽ ráng cùng nó thự chiện chuyến đi vòng quanh trái đất bằng x ehơi khi eo biển Bering có cầu bắt ngang và nếu nó còn dưs ức sau một thời gian chống chọi với cái bệnh viêm gan B nó đang mang trong người mà không còn bảo hiểm sức khoẻ để "trợ sức".

Và với những ước mơ "bình dị" đó, xem ra ai cũng có thể thực hiện được một cách dễ dàng, nhưng nhìn quanh chưa đuợc mấy ai thực hiện được, và ước mơ vẫnc òn là mơ ước. Tuy đã có thằng bỏ việc, về hưu, li dị vợ, mua xe loại du hành cắm trại cùng với cô tình nhân trẻ chạy lông rông từ tiểu bang nầy tới tiểu bang khác, sống cả ngày trong rừng, ăn chay, làm thơ, uống rượu... chán thì về Việtnam dăm ba tháng. Có thằng thì tri thiên mệnh sau một thời gian vùng vẫy cố sống theo suy nghĩ của mình, ngày tháng cắm đầu cắmcổ đi làm, đợi có phép nghỉ hè là bung đi tứ xứ thực hiện một phần ước mơ nhỏ nhoi của mình là thích làm kẻ lãng du viễn khách...

Hôm nọ, đang dạo chơi trên mạng, tình cờ click trúng bản nhạc của Y Vân, nghe thấy hay hay thấm thía làm sao, đại ý là: "Em ơi có baonhiêu? Sáu mươi năm cuộc đời. Hai mươi năm đầu, sung sướng chẳng bao lâu... Hai mươi năm sau... tình yêu cao vời vợi... Hai mươi năm nữa là bao? Ối, đời sống không là bao. Ôi, tình yêu sao lại thế..." Nghĩ kỹ lại, đây cũng là một triết lý của đời sống và chắc cũng chẳng mấy ai thực sự cảm thức được trọn vẹn ý nghĩa của nó và sống sao cho ra hồn. Xung quanh mình, mình đã gặp cũng lắm người đã sống với không ngớt những âu lo toan tính và bận bịu qua từng ngày. Họ sống cho cái gọi là "tương lai", họ phấn đấu cho "tương lai", họ gầy dựng cho "tương lai" và cái "tương lai" của họ thường là những "giấc mộng vàng" và khi "tương lai" của họ không giống như trong "giấc mộng vàng" như đã được thêu dệt -- tới lúc đó thường thì họ mới bắt đầu "tri thiên mệnh" sau khi đã vượt quá cái mốc "lục thập."

Cái "lỡ làng" của đời sống của con người chính là ỡ chỗ con ngườ ita ít khi biết ("tri") thế nào là "đủ" -- cái "đủ" trong ý nghĩa của câu nói của Khổng tử: "Tri túc tiện túc, đãi túc, hà thời túc?" Riêng mình, mình cũng ý thức được điều nầy và một đôi lần mang ra nói với my boss (chưa đến tứ thập) là bả nói ngay là con người mình thiếu ý chí phấn đấu cho sự vươn lên, có nghĩa là "not ambitious enough." Trong một mứcđộ, "tri thiên mệnh" chính là "tri túc." Mình chỉ thấy hai câu nầy chỉ khác ở chỗ là: tứ thập "tri thiên mệnh" là cái chân lý của nhân sinh, còn "tri túc" tiện túc là cái triết lý của đời sống.

Dù rằng mình đã biết "thế", thế nhưng sao mình không lại được "thế"? Mình có bao giờ bằng lòng với hiện tại đâu? "Ðứng núi nầy trông núi nọ." Mình vẫn chưa "tri túc." Mình vẫn còn những hoài mong, những đòi hỏi, vẫn còn sống trong giấc mộng vàng. "Vàng" đây là những mơ ước sống vượt ra ngoài những ràng buộc, những lề lối, những tục luỵ, và những định ước kềm chế của xã hội, nó bắt buộc mình phải thế nầy thế nọ, nó làm mình bực mình, nó làm mình thất vọng, nó làm mình khắc khoải, không làm được những điều mình muốn, không sống được hết mình... Những phiền luỵ của cuộc đời dường như đeo đẵng mãi trên người. Mình chê bai người ta sao họ sống khổ thế, rồi nghĩ lại mình thực ra cũng chẳng hơn ai.

Và, ái chà! Khi bước đến cái tuổi tri thiên mệnh nầy, mình cũng bắt đầu suy nghĩ đến cái chết. Ðôi khi tự hỏi với chính lòng mình là có sợ chết hay không? Ai trên đời nầy mà chẳng chết?  Ngoãnh mặ tlại nhớ đến những khuôn mặt một vài bạn bè thân quen cũ nay đã ra đi vĩnh viễn và rồi nghĩ nhớ lại những giây phút đối mặt với thần biển và thần chết khi vượt biển -- mình cảm nhận được sự hư vô và nỗi phù phiếm của cuộc đời. Thế mà như ta đã thấy con người ta hằng ngày bương bất bon chen nhau tất bật để vượ thơn kẻ nầy kẻ nọ, nhà cửa, xe hơi, dốp diếc... cuối cùng rồi cũng sẽ chết... Của cải sinh ra đời không mang tới, chết cũng chẳng mang theo được, nhưng con người ta bao giờ cũng xem chúng như bảo vật.

Mình cho là sự sống và cái chết giống như giấc nam kha, ngủ và mơ, mơ thấy mình trải qua hết một đời người, mơ rồi tỉnh, tỉnh rồi ngủ.... Chắc chắn là cái chết là giống như giấc ngủ vùi không bao giờ tỉnh dậy lần nữa. Như vậy có gì đáng sợ không nhỉ?

Nếu quả thực có linh hồn thì khi con người ta khi chết đi linh hồn chắc sẽ tiếp tục cho ta những giấc mơ -- có giấc mơ tiên và cũng sẽ có những giấc mơ quái đản. Có lẽ linh hồn con người ta vào lúc ấy khó mà ý thức được đâu là hư và đâu là thực. Tóm lại là linh hồn sẽ không phân biệt ra nổi là nó đang ở trong cõi sống hay sự chết, và cứ y như trong giấc mơ.

Viết tới đây, mình chợt nhận ra mình vừa triế tlý. Ðây cũng là một trong những đặc điểm mà chỉ có tuổi già mới làm người ta ưa lý sự về cuộc đời. Chỉ có tuổi già mới làm mình ưa nhắc nhở đến quá khứ và kỷ niệm. Và chỉ có tuổi già mới buộc con người ta "tri thiên mệnh", có nghĩa là, đủ rồi, đầu hàng đi, ráng chi nữa, chấp nhận đi thôi... có ráng mấy đi nữa rồi nhà ngươi cũng sẽ chết, có thể ngày mai, có thể tháng sau, năm sau... cứ nhìn những người quen đã chết thì nhà ngươi thấy đó -- sự sống và cái chết nó giống như hai mặt của một đồng tiền và cái đồng tiền đó chính là cái ý thức về chính nó, về sự hiện hữu và hư vô -- je pènse si que j'existe.

Ðời sống là một cuộc hành trình về cõi chết. Ðối với mình cuộc đời không phải là một trường tranh đấu như mình thường nghe nhắc nhở, mà đó là một cuộc rong ruỗi vui chơi không ngừng nghỉ, đi hoài đi mãi cứ như không bao giờ tới đích. Nếu không cuộc sống chỉ là một chuỗi thời gian dài chờ chết hoặc chống chọi lại với sự chết. Ý nghĩa của cuộc hành trình nầy, hay là sự sống, không bao hàm trong sự dài ngắn của bước đường nầy, mà chính là mức độ hay là tầm mức của chuyến du hành trong cõi nhân gian. Nói một cách khác, giống như một chuyến cắm trại, ta đến nơi cắm trại giống như ta bước vào cuộc đời, vui chơi cho cạn tàu ráu máng, khi dẹp trại, chấm dứt lửa trại, cũng tựa như cái ý niệm chờ chết vào buổi xế bóng. Cuộc đời, vì thế, cũng giống như một buổi tiệc rượu được dọn ra, lúc nhập cuộc cũng y như lúc vào đời -- có buổi tiệc nào không tan? có cuộc đời nào không tàn?

Trở lại với khái niệm mức độ, ý nghĩa cuộc hành trình trong vũ trụ là cái nhịp điệu dung ruỗi trên bước đường trần. Nhanh chậm không thành vấn đề, mà chính sự sôi nổi hồ hởi trong mỗi bước đi trong cuộc hành trình nầy mới đáng kể và có ý nghĩa.

Trong từng mỗi người chúng ta, có ai mà chưa hề trải qua những giây phút, những cảnh ngộ phải chống chọi với thần chết, tranh giành sự hiện hữu trong cự li của đường tơ kẻ tóc? Ðúng như có người đã nói, mỗi mẫu chuyện đời của từng người trong chúng ta đều chứa đựng những mẫu đời riêng biệt và đa dạng, nếu viết thành tiểu thuyết thì nó là những kịch bản đang xếp hàng chờ quay thành phim, nếu đuợc viết thành thơ thì nó là những bản trường ca bất hủ ngợic a đời sống, là những nhạc khúc "con đường cái quan" lãng mạn.

Trong chính bản thân của đời sống, có những lúc mình sống như sẽ chẳng bao giờ chết, nhưng đa phần thì mình đã sống như người chết. Trên bước đường du hành, nhiều người trong chúng ta đã ngộ cái chết nhưng dường như chưa thấu hiểu được ý nghĩa của cuộc sống. "Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt..." Có mấy ai cảm nhận được thấu triệt câu thơ nầy? Có mấy ai đã mang cái triết lý nầy ra làm tiền đề cho cuộc sống họ? Nói chung, mọi người trong chúng ta đa số có lẽ chỉ đã sống vì sợ chết hơn là chấp nhận cái chết như một phần của đời sống để được sống trọn vẹn.

Cứ quay đầu nhìn quanh ta, ta sẽ thấy ngay cái ý nghĩa của cái triết lý cùn trên. Cách ngôn Trung hoa có câu nói đại ý là: thà chịu khó lúc trẻ để già được sướng cái thân... Chắc chắn người Việt cũng có một câu nói nào đó tương tự. Ðây chính là cái phản đề của cái triết lý cùn kể trên. Con người ta, lúc trẻ không hưởng mà sao lại phải đợi cho đến lúc già mới chịu? Ðúng là một đám người triết lý ngu xuẩn không chịu được. Nếu quả thật có ông Trời, và ông Trời ở trên tầng cao kia, khi nhìn xuống thế gian, quả đất thì cũng chỉ như cái miệng chén, và con người ta hằng tỷ sinh linh thì trông giống như một lũ kiến đang bò quanh trong một vòng tròn.

Vào một đêm khuya khi trời thanh vắng, bạn hãy ngước nhìn lên bầu trời ngút ngàn kia, bao giờ bạn cũng sẽ thấy ngút ngàn hằng hà sa số những vì sao chi chít. Trong vũ trụ mênh mông đó, quả đất mà chúng ta đang sống trên đó, so ra thì cũng chỉ là một trong muôn tỷ vì sao đó. Hàng tỷ tỷ năm trước trước khi ta ra đời và hàng tỷ tỷ năm sau khi ta qua đời, vũ trụ và vạn vật vẫn có đó và còn đó. Cuộc đời và sự hiện hữu của mỗi người chúng ta cũng chỉ giống như là một hạt cát phù du trong samạc. Một khi ta chết đi, ý thức về vấn đề nấy lúc ấy sẽ không còn nữa, ta sẽ trở thành hư vô, không hơn không kém, vì tự thận ta cũng chỉ là cát bụi.

Cái triết lý về đời sống và cõi nhân sinh thực sự đã có quá nhiều người nói và bàn cải về chúng rồi, bỗng dưng sao mình lại mang nó ra chỉ làm rối thêm chuyện? Thế mới có chuyện nói -- cái câu chuyện xem ra xưa như trái đất kia coi vậy chứ chẳng mấy ai là người thấu triệt được nó để sống cho ra hồn.
 
Ðã có biết bao nhiêu người đã sống như họ đã có hằng mấy cuộc đời để sống, một cách lãng phí và vô nghĩa. Có người thì về mặt  tiền bạc, bủn xỉn và keo kiệt, nhưng baogiờ cũng vung vãi thời giờ như họ không bao giờ xài hết. Ðiều đó không có nghĩa là những người ngày đêm ăn chơi không làm nên tích sự gì là họ đã lãng phí thời giờ của họ. Cũng không có nghĩa là những người ngày đêm cắm đầu cắm cổ làm việc là biết tận dụng hết thời giờ của cuộc đời họ. Trong bao kẻ chúng ta nào có ít ỏi gì người ngày qua ngày sáng xách cặp đi tối vác cặp về để nuôi gia đình hoặc tự nuôi thân, sống để đi... làm.

Nghĩ cho cùng, chẳng qua là đa số chúng ta đã bán đứt sức lao động và thời giờ của mình bằng một giá hời, kể cả giá lao động bên Mỹ. Nếu một người nàođó bằngl òng trả cho ta một triệu Mỹ kim để mua đứt một khoảng thời gian dài 20 năm trong cuộc đời chúng ta, liệu ta có chịu bán không? Tính lại xem, lương trung bình của một kỹ sư bên Mỹ sau 20 năm làm việc có ai bỏ nổi vào nhà băng 1 triệu đô không? Thế sao không nhận lời bán phứt đi chỉ 20 năm của đời sống và không phải cực nhọc lao động gì cả là có ngay ngày về hưu sớm?

Dĩ nhiên là không ai chịu bán thời gian sống của cuộc đời mình hết, vì nó vô giá... cái thi vị của đời sống chính là cái ý nghĩa trong sinhhoạt hằng ngày làm được những chuyện mà ta ưa thích. Nhưng khốn nạn thay, có mấy ai ưa thích công việc làm của mình! Do đó, nhiều người trong chúng ta có sống thì của hoài phí đời sống của mình. Vì bao giờ chúng ta cũng tự nhũ lòng là rồi đây ta sẽ làm chuyện nầy chuyện nọ... Nhưng đến khi già đi mất rồi lúcđó ngoãnh mặt lại nhìn thì than ôi, tuổi thanh xuân không còn nữa. Lúc bấy giờ, cuộc hành trình trong đời sống ta đã đi quá nửa (nếu cứ cho là ta sẽ còn khoẻ mạnh để đi nốt quãng đời còn lại.)

Do đó, mình đã không ngoa khi ví von rằng đời sống là một cuộc hành trình về cõi chết. Chết là một trạng thái vô thức, tự bản thân nó là hư vô, cóthể nói là vô thỉ vô chung. Ta đến trong cuộc đời nầy không phải là tình cờ, nhưng ta không hề được chọn lựa. Bỗng nhiên ta hiện hữu, dĩ nhiên là bằng ý thức ta cảm nhận được sự hiện hữu của ta. Lúc chết đi, ý thức không còn nữa, ta sẽ đi vào giấc ngủ nghìn thu ngàn đời và không bao giờ trở dậy nữa. Nhưng dĩ nhiên chết không phải là một giấc ngủ dài miên viễn. Khi ngủ, ta còn ý thức được rằng mình đang ngủ. Thế thì cái chết là gì? Câu trả lời chắc không ai còn sống kia có thể trả lời nổi, nhưng khi được hỏi "Vậy, sống là gì?" Mỗi người sẽ có câu trả lời riêng, có thể chẳng ai nói giống ai. Nếu không, tôn giáo làm gì còn tồn tại. Tôn giáo sỡ dĩ còn tồn tại bởi lẽ là người ta chưa tìm ra được câu trả lời thích đáng về sự sống và cõi chết.

Có thể nói, sự sống là cái triết lý của cuộc đời mà ta đeo đuổi, là một hành trình không ngừng nghỉ. Trở lại cái thí dụ "bán sức lao động" kể trên, nếu bạn đang làm một công việc nào đó mà mình yêu thích, say mê, sống một ngày là đáng một ngày, thì đấy chính là ý nghĩa của cuộc sống. Nhưng mấy ai trên đời đã đạt tới lẽ sống hay cái đạo đời đó nhỉ?

Sự hiện hữu của ta ngày hôm nay không đảm bảo nó sẽ còn hiện hữu vào những ngày sau đó. Ðem cái cụ thể của cảnh sống của Việtnam kể từ 50 năm trở lại đây, giai đoạn trong cảnh chiến tranh dầu sôi lửa bỏng, sống nay chết mai là chuyện thường tình. 25 năm sau ngày chiến tranh chấm dứt, không phải ai cũng có thể sống để thấy được ngày mai. Mình có một vài người bạn đã ra đi vào khoảng lứa tuổi hai mươi vì bệnh tật hoặc vượt biển. Mình cũng có cô em gái và một đứa cháu chết chìm trong một chuyện vượt biên vào tuổi mười chín và lên bảy. Mình có... mình có...

Cõi đời ngoài cái sinh lão bệnh tử còn có nhiều thứ bất trắc khác dường như lúc nào cũng chờ chực người ta. Ðôi khi suy nghĩ mình cảm thấy đời sống con người giống như một cổ xe hơi. Xe còn mới thì chạy tốt, lúc cũ thì hư chỗ nầy chỗ nọ. Và trong suốt cuộc đời của chiếc xe, đủ thứ chuyện có thể xảy ra với nó. Thí dụ, tai nạn là cái khả năng có thể xảy ra nhất, nhưng ta vẫn cứ lái xe như là không thể có chuyện gì như thế sẽ xảy ra. Ðời sống không phải là một đường thẳng từ điểm A đến đểm B 60, 70, hay 80 năm cuộc đời; kiếp đời giống như người lái đò đơn độc trên một con đò trong dòng sông, sơn cùng thuỷ tận, chảy hoài chảy mãi, qua bao gềnh thác cheo leo, qua bao khúc khuỷ, mưa sa bão táp, và cuối cùng dòng sông hay dòng sống đó chấm dứt khi chảy ra tới biển. Ai mà chẳng biết có những con sông cạn dòng, có những con đò không baogiờ trôi ra đến biển?

Suy cho cùng, cuộc đời tựa như dòng sông chảy đó. Dòng nước cứ trôi đi, trôi đi, trôi mãi, lúc dồn dập, lúc cuồng nộ, lúc êm đềm. Và định mệnh của một người chính là con đò và người lái đò trên dòng sông chảy đó. "Tri thiên mệnh" là vào lúc người lái đò nhận ra rằng mình không thể cưỡng lại dòng nước trôi mà chèo ngược dòng. Cái "tri" và cái "ngộ" không nhất thiết là xảy ra vào đúng cái mốc thời điểm "tứ thập", nhưng đó là cái điểm nhắc nhở cho con người ta hay là "đã đến lúc."

dchph
(SF - Những năm bốnmươi) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.