https://onedrive.live.com/?
|
Năm 1671, một người Hoa tên là Mạc Cửu (Mạc Kính Cửu), quê ở Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời Phúc Kiến đi về vùng biển phương Nam.Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, đoàn người của Mạc Cửu đặt chân lên một vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan. Sau khi dò hỏi và biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, phái đoàn liền tìm đường đến Oudong xin tị nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn. Mạc Cửu gặp Nặc Ông Thu (Ang Sur – Jayajettha III) và ở lại hợp tác cho đến năm 1681. Trong năm 1680, Mạc Cửu đã lập một số ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Hà Tiên, và Cà Mau đã nhanh chóng trở thành thương cảng quan trọng. Có những thôn ấp định cư nằm san sát ở mé biển, khá thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, cũng có thôn ấp ở đất cao dọc theo Giang Thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác.
Trở lại với quá trình mở mang vùng đất mới của Mạc Cửu, ông đã lập ra 7 sòng bạc dọc bờ biển như Mán Khảm (Peam), Long Kỳ (Ream), Cần Bột (Kampot), Hương Úc (Kompong Som), Sài Mạt (Cheal Meas), Linh Quỳnh (Rạch Giá) và Phú Quốc (Koh Tral). Thủ phủ đặt tại Mán Khảm (cảng của người Mán, tức người Khmer), sau đổi thành Căn Khẩu (Căn Kháo hay Căn Cáo). Tiếng đồn về vùng đất phồn thịnh này ngày càng vang xa, do đó lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan đã xin đến đây lập nghiệp.
Kể từ đó nơi đây đã ra đời tên gọi mới: Căn Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral cũng đổi tên thành Phú Quốc (vùng đất giàu có). Năm 1708, Mạc Cửu bắt đầu liên lạc với Chúa Nguyễn Phúc Chu. Năm 1714, Mạc Cửu xin làm thuộc hạ của chúa Nguyễn và được phong chức tổng binh cai trị đất Căn Khẩu. Tiếp đến vào năm 1724, Mạc Cửu lại một lần nữa dâng toàn bộ đất đai có được và được chúa Nguyễn phong chức đô đốc trấn giữ vùng lãnh thổ này, đồng thời đổi tên vùng Căn Khẩu thành Long Hồ dinh. Cho đến năm 1729, Long Hồ dinh đã nổi tiếng là vùng đất trù phú nhất ở vùng vịnh Thái Lan.
Năm 1735 Mạc Cửu mất, con của ông là Mạc Sĩ Lân (sau đổi tên thành Mạc Thiên Tứ) được phong làm đô đốc, kế nghiệp cha cai trị Long Hồ dinh. Vì những cống hiến của gia đình họ Mạc, Ninh vương Nguyễn Phúc Trú đã nâng dòng họ Mạc lên hàng vương tôn. Long Hồ dinh lúc bấy giờ được đổi tên thành trấn Hà Tiên. Năm 1739, Mạc Thiên Tứ lập thêm bốn huyện: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (bắc Bạc Liêu). Năm 1755, Nặc Nguyên nhờ Mạc Thiên Tứ dâng chúa Nguyễn vùng lãnh thổ gồm hai phủ Tầm Bôn (thuộc Cần Thơ) và Lôi Lập (Long Xuyên) để được về Nam Vang cai trị.
Năm 1758, chúa Nguyễn đưa Nặc Tôn (Ang Ton II) lên làm vua và được tặng thêm lãnh thổ Tầm Phong Long (Châu Đốc và Sa Đéc). Nặc Tôn tặng riêng Mạc Thiên Tứ lãnh thổ 5 phủ miền Đông-Nam Chân Lạp gồm Hương Úc (Kompong Som), Cần Bột (Kampot), Trực Sâm (Chưng Rừm), Sài Mạt (Cheal Meas) và Linh Quỳnh (vùng duyên hải từ xã Sré Ambel đến làng Peam). Nói chung, toàn bộ vùng duyên hải bao quanh đảo Phú Quốc. Sau đó, Mạc Thiên Tứ đã dâng hết cho Võ vương Nguyễn Phúc Khoát. Thật ra, đây chỉ là những vùng đất hoang, không người Khmer nào sinh sống vì sình lầy và lụt lội quanh năm. Võ vương đã sát nhập tất cả các vùng đất mới vào trấn Hà Tiên, giao cho Mạc Thiên Tứ cai trị.
Trở lại với quá trình mở mang vùng đất mới của Mạc Cửu, ông đã lập ra 7 sòng bạc dọc bờ biển như Mán Khảm (Peam), Long Kỳ (Ream), Cần Bột (Kampot), Hương Úc (Kompong Som), Sài Mạt (Cheal Meas), Linh Quỳnh (Rạch Giá) và Phú Quốc (Koh Tral). Thủ phủ đặt tại Mán Khảm (cảng của người Mán, tức người Khmer), sau đổi thành Căn Khẩu (Căn Kháo hay Căn Cáo). Tiếng đồn về vùng đất phồn thịnh này ngày càng vang xa, do đó lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan đã xin đến đây lập nghiệp.
Kể từ đó nơi đây đã ra đời tên gọi mới: Căn Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral cũng đổi tên thành Phú Quốc (vùng đất giàu có). Năm 1708, Mạc Cửu bắt đầu liên lạc với Chúa Nguyễn Phúc Chu. Năm 1714, Mạc Cửu xin làm thuộc hạ của chúa Nguyễn và được phong chức tổng binh cai trị đất Căn Khẩu. Tiếp đến vào năm 1724, Mạc Cửu lại một lần nữa dâng toàn bộ đất đai có được và được chúa Nguyễn phong chức đô đốc trấn giữ vùng lãnh thổ này, đồng thời đổi tên vùng Căn Khẩu thành Long Hồ dinh. Cho đến năm 1729, Long Hồ dinh đã nổi tiếng là vùng đất trù phú nhất ở vùng vịnh Thái Lan.
Năm 1735 Mạc Cửu mất, con của ông là Mạc Sĩ Lân (sau đổi tên thành Mạc Thiên Tứ) được phong làm đô đốc, kế nghiệp cha cai trị Long Hồ dinh. Vì những cống hiến của gia đình họ Mạc, Ninh vương Nguyễn Phúc Trú đã nâng dòng họ Mạc lên hàng vương tôn. Long Hồ dinh lúc bấy giờ được đổi tên thành trấn Hà Tiên. Năm 1739, Mạc Thiên Tứ lập thêm bốn huyện: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (bắc Bạc Liêu). Năm 1755, Nặc Nguyên nhờ Mạc Thiên Tứ dâng chúa Nguyễn vùng lãnh thổ gồm hai phủ Tầm Bôn (thuộc Cần Thơ) và Lôi Lập (Long Xuyên) để được về Nam Vang cai trị.
Năm 1758, chúa Nguyễn đưa Nặc Tôn (Ang Ton II) lên làm vua và được tặng thêm lãnh thổ Tầm Phong Long (Châu Đốc và Sa Đéc). Nặc Tôn tặng riêng Mạc Thiên Tứ lãnh thổ 5 phủ miền Đông-Nam Chân Lạp gồm Hương Úc (Kompong Som), Cần Bột (Kampot), Trực Sâm (Chưng Rừm), Sài Mạt (Cheal Meas) và Linh Quỳnh (vùng duyên hải từ xã Sré Ambel đến làng Peam). Nói chung, toàn bộ vùng duyên hải bao quanh đảo Phú Quốc. Sau đó, Mạc Thiên Tứ đã dâng hết cho Võ vương Nguyễn Phúc Khoát. Thật ra, đây chỉ là những vùng đất hoang, không người Khmer nào sinh sống vì sình lầy và lụt lội quanh năm. Võ vương đã sát nhập tất cả các vùng đất mới vào trấn Hà Tiên, giao cho Mạc Thiên Tứ cai trị.
Quang Tran
Source Internet.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.