Thứ Hai, 10 tháng 12, 2018

Mạn-đà-la cát - The Sand Mandala




Mandala – Wikipedia tiếng Việt

Sand mandala - Wikipedia, the free encyclopedia *



VIDEO






Mạn-đà-la  (dịch âm theo tiếng Trung: 曼陀羅): gốc (梵語; Sमण्डल  maṇḍala;  trong đó  मंड "tinh túy" +  "chứa đựng").

Mạn-đà-la cổ đại của Bà-la-môn giáo (trái)

Mạn-đà-la hiện đại của Computer 
 
Theo các nghiên cứu, các đồ hình Mạn-đà-la có thể đã phát  nguồn từ đạo Bà-la-môn được dùng trong các buổi lễ.  Đặc trưng vũ trụ của Mạn-đà-la được cho rằng có nguồn gốc từ trong các bài thánh kệ, qua đó, các âm thanh thiêng liêng được chuyển tải theo các dạng thức di truyền của các chúng sinh và sự vật.  Từ Mạn-đà-la tự nó đã mang gốc "manda" có nghĩa là tinh túy với tiếp vĩ ngữ "la" có nghĩa là chứa đựng. Do vậy, mạn-đà-la, có ý nghĩa chung là một "vật chứa sự cốt lõi".  Nói chung, từ vựng này dùng để chỉ các đồ hình có mang đặc tính tượng trưng vũ trụ hay của tiểu bản thể con người.
 
   
 
Xa hơn, có một vài giải thích về nguồn gốc của Mạn-đà-la có thể đã bắt nguồn từ các hình dạng vật thể trong thiên nhiên như là mặt cắt bình diện của các loại hoa, các vỏ sò ốc, các loại cây trái mô hình vũ trụ (hay hệ mặt trời) hay là từ sự đối xứng tâm của các tinh thể như hoa tuyết, tinh thể ...
 
Theo giải thích từ tự viện Namgyal (tự viện riêng  của đức Đạt-lai Lạt-ma tại Dharamsala Ấn Độ), có đến hàng ngàn các truyền thống mandala, rất nhiều truyền thống đã bị mất mát hoàn toàn.  Các loại Mạn-đà-la khác nhau được thiết lập tùy theo mục đích và thực hành.  Một mandala thường được tạo nên nhằm để hỗ trợ cho việc thiền định. Mỗi khiá cạnh của Mạn-đà-la đều có ý nghĩa, không có chi tiết nào thừa hay tùy ý đặt ra.
 
Trong Mật tông ngày nay, theo ý nghĩa tôn giáo thì Mạn-đà-la là đàn tràng để hành giả bày các lễ vật hay pháp khí cho nghi thức hành lễ ... Còn theo ý nghĩa triết lý thì Mạn-đà-la là một mô hình thu nhỏ, biểu thị vũ trụ trong cái nhìn của một bậc giác ngộ. Theo đó, xuất phát từ tư tưởng của bộ kinh Đại Nhật và Kim Cương Đảnh, Mật tông đã thiết lập hai loại Mạn-đà-la là:  Thai Tạng giới Mạn-đà-la  và  Kim Cương giới Mạn-đà-la.  Trong đó, Thai Tạng giới biểu thị hiện tượng, là phương tiện – Kim Cương giới biểu hiện cho bản chất, là tuệ giác.

File:Mandala1 detail.jpg
Thai tạng giới Mạn-đà-la
 

File:Mandala of Vajradhatu.JPG
Kim Cương giới Mạn-đà-la
 
Mạn-đà-la không phải chỉ mang tính hình tượng hóa của một phương tiện tu học thiện xảo, mà còn là một nghệ thuật có một không hai. Nghệ thuật này đòi hỏi công phu kết hợp làm việc cùng nhau của một nhóm người thật sự tập trung tinh thần trong một thời gian nhiều ngày, sử dụng các công cụ thô sơ đặc trưng.
 
Phần lớn các Mạn-đà-la Phật giáo được vẽ, in hoặc thêu những mẫu hoa văn kỷ hà. Những loại Mạn-đà-la lớn thường gặp là Mạn-đà-la làm bằng cát màu. Trong trường hợp Mạn-đà-la cát, thì cát thường được tạo ra từ việc nghiền các viên đá quý và được xem như là vật liệu có hiệu lực nhất bởi vì có các chất liệu quý đòi hỏi kĩ năng rất khéo léo để tạo nên các Mạn-đà-la có các chi tiết tuyệt hảo.
 
Do mỗi hạt cát được xem là đã nạp bởi các phúc lành của tiến trình lễ nên toàn thể Mạn-đà-la cát biểu hiện một kho chứa khổng lồ của năng lực tinh thần.  Những Mạn-đà-la này được tạo ra trong nhiều tuần lễ và sau đó lại được quét bỏ đi để nói lên tính Vô thường của hiện hữu. Ngày nay, Mạn-đà-la có thể phần nào được cảm nghiệm là tương tác dưới dạng năng lượng thị giác (visual energy) thuộc hình dáng và màu sắc.

Thực hiện Mạn-đà-la Cát

Khi khởi công tạo bức Mạn-đà-la, một buổi lễ được tổ chức với những lời cầu kinh, nhạc và cầu nguyện. Sau đó, bất chấp tất cả kết quả của sự cố gắng, các vị tăng sĩ sẽ tổ chức buổi lễ chấm dứt rồi sẽ phá tan bức Mạn-đà-la.
 
Các Phật tử tham dự lễ phá hủy Mạn-đà-la đều được lễ thanh tịnh hóa thân khẩu ý bằng thanh tịnh thủy. Một vị sư đến từng người, chế một chút nước thanh tịnh vào tay. Các Phật tử thấm chút nước vào miệng, phần còn lại bôi lên đỉnh đầu và mặt, để thanh tịnh hóa thân khẩu ý trước khi vào lễ chánh, còn chư tăng đội mũ, rước hương và nhạc cụ cung kính đi nhiễu quanh Mạn-đà-la.
 
Ý nghĩa quan trọng của buổi lễ phá hủy Mạn-đà-la là nói lên tính vô thường và tính vô ngã của tất cả các pháp, dầu đó là một công trình với nhiều công phu gầy dựng một cảnh giới của Phật. Tính Vô thường và tính Vô ngã trong Phật giáo Nam truyền thường được gọi chung là tính Không (hay Không tính) trong Phật giáo Bắc truyền.
 
Vị sư trưởng tay cầm chùy kim cương, tay dùng ngón tay đẩy cát vào tâm điểm của Mạn-đà-la để phá hủy.  Hai vị sư phụ tá dùng chổi quét các hạt cát màu vào tâm điểm của Mạn-đà-la. Các sư quét từng hướng một, gạt cát từ ngoài vào trong, với cử chỉ thật chậm rãi và trang nghiêm thành kính.
 
Nói về tầm quan trọng của nhận thức tính Vô thường và tính Vô ngã trong nhân sinh quan và vũ trụ quan, đã làm trong sáng và đầy sinh động nơi đời sống của bậc giác ngộ, trong kinh Tăng Chi 4, tr. 264-:-265, có ghi:

“Có lần, đức Phật thuyết pháp cho ông Cấp Cô Độc về công đức của sự cúng dường. Đức Phật nói : “ Cúng dường cho Phật và Tăng chúng thì có công đức rất lớn. Nhưng có công đức lớn hơn là xây tu viện cho Tăng chúng ăn ở và tu học.  Có công đức lớn hơn  xây tu viện là thọ tam quy Phật-Pháp-Tăng.  Có công đức lớn hơn thọ tam quy là giữ năm giới.  Có công đức lớn hơn giữ năm giới là giữ tâm niệm từ bi, dù là trong giây phút.  Nhưng có công đức lớn hơn tất cả, đó là quán niệm sâu sắc đạo lý Duyên sinh – Vô thường, Vô ngã – của mọi sự mọi vật ””.



 


The Art of the Sand Mandalas
 
***
 
 
If you've ever gotten excited about art, you must see or attend one of the Buddhist monks' rites in Tibet. The monks work for weeks on creating these spectacular grains of sand mandalas and then, and in one fell swoop - destroy it.
In Sanskrit the word mandala means "circle" or "center", signifying the existence of the world as creation within a creation, in ever expanding circles. The sand mandalas are a Tibetan Buddhist monk tradition in which beautiful mandalas are made and destroyed to symbolize the temporary state of material nature.
The work takes several weeks, and if you aren't convinced this is awesome work, see the video from above ...
 
מנדלה חול
 
In the past, the sand mandalas were not made from naturally colorful sand, but the grains of a broken down local stone. 

מנדלה חול
 
In the modern era, the monks make use of white stones they color in strong hues to achieve the same effect. Before putting down the sand, the monks sketch the geometric shape and then artfully lay the grains using special small tools.

 
מנדלה חול
 
 

מנדלה חול
 
 

מנדלה חול
 

 
מנדלה חול
 

 
מנדלה חול
 

 
מנדלה חול
 
 

מנדלה חול
 

 
מנדלה חול
 

 
מנדלה חול
 
 

מנדלה חול
 

 
מנדלה חול
 

 
מנדלה חול
 
 

מנדלה חול
 
 

מנדלה חול
 
 

מנדלה חול
 
 

מנדלה חול
 

 
מנדלה חול
 

 
מנדלה חול
 

 
מנדלה חול
 

 
מנדלה חול
 

 
מנדלה חול
 

 
מנדלה חול
 

 
מנדלה חול
 

 
מנדלה חול
 
 

Source Internet.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.