Thứ Tư, 6 tháng 3, 2019

Chữ Vạn - Swastika



1. Nguồn gốc biểu tượng chữ Vạn.
2. Chiều quay chữ Vạn.
          2.1. Chiều quay chữ Vạn trong Ấn Độ giáo.
           2.2. Chiều quay chữ Vạn trong Phật giáo.
           2.3. Chiều quay chữ Vạn theo một số nghiên cứu.  
          2.4. Nhận xét. 


Chữ Vạn – Wikipedia

Swastika - Wikipedia



From the top to right: Hopi indians, Ancient Egyptians, Celtic / ancient european, Cross- various cultures, Swedish / finnish, Slavic or "Hand of god", The standard one, China, Hindu, Japanese, Malta, Aztek. The middle one is the symbol for the sun, which is found in various culturues.


VIDEO
Thumbnail

1. Nguồn gốc biểu tượng chữ Vạn.

Theo kết quả nghiên cứu của ngành khảo cổ học, biểu tượng chữ Vạn hay còn gọi là chữ Thập ngoặc đã được tìm thấy ở hầu hết các nơi trên thế giới, với niên đại khoảng 16.000 đến 14.000 năm trước công nguyên, được vẽ trong các hang động thời kỳ đồ đá cũ. Trong năm châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ, Úc thì duy nhất chỉ có châu Úc là nơi chưa tìm thấy dấu tích khảo cổ của chữ Vạn. 

Chữ Vạn ở một số nền văn hóa khác nhau.

Hầu hết các nhóm, tộc người trong lịch sử đều từng biết đến mẫu hình chữ Vạn. Ngay tại Đức, các bộ tộc xưa vẫn gọi mẫu hình đó là “Cross of Thor” (chữ thập của thần Thor). Tại Anh quốc, những người dân mở đất Scandinavi cũng mang mẫu hình chữ Vạn trong văn hoá của họ đến vùng Lincolnshire và Yorkshire.


The Swastikas Of Ancient Europe from a 1898 Yale University study.

Trong một ngôi đền cổ trên 2000 năm tuổi ở Palestine của người Do Thái, người ta cũng thấy có vẽ mẫu hình chữ Vạn này. Ở châu Mỹ, ở các di tích lịch sử của người bản địa cũng có thấy mẫu hình chữ Vạn, cả ở Bắc, Trung và Nam Mỹ.

Ancient Greek gold disk with swastikas at Greece’s Otagon Museum dates to the 8th century B.C. 



Ancient Swastika
 on a Minoan pottery piece from Crete.





Ancient Roman Mosaic with swastika.





Small terracotta jug with swastika, from Crete.

National Archaeological Museum, Athens.




File:Geometric kantharos Staatliche Antikensammlungen 8501.jpg
Two sauwastikas (opposite-facing swastikas) on an ancient Greek Kantharos, Attica, ca. 780 BC.


Golden necklace with ancient swastikas found in Marlik, an ancient site near Rudbar, Iran, dating back to the1st millennium BC.


Hoa văn chữ Vạn

Chữ Vạn được các nền văn minh cổ đại dùng như một biểu tượng, phù hiệu, hoặc tiêu chí của tôn giáo. Hình chữ Vạn, vốn là dấu hiệu biểu thị sự tốt lành ở Ấn Độ thời xưa, Phật giáo, Bà La Môn giáo, Kỳ na giáo, đều sử dụng chữ nầy. Ngoài Ấn Độ thì Ba Tư, Hy Lạp đều có phù hiệu này, thông thường được xem là tượng trưng cho mặt trời, ánh chớp, lửa, nước chảy; điều này có lẽ phát xuất từ việc quan sát vũ trụ, hệ mặt trời … được cho là nơi thể hiện sự phát sinh ra nguồn sống vô tận, sự vĩnh hằng…
 
Như vậy, có thể nói chữ Vạn không thuộc riêng về một tôn giáo hay nền văn hoá nào cả mà là một tài sản văn hoá chung của nhân loại, mặc dù rằng chữ Vạn hay được hình dung liên quan đến đạo Phật, và chữ Vạn của Phật giáo cũng hoàn toàn không liên quan gì đến Đức Quốc Xã.  Tuy nhiên chữ Vạn lại có dấu ấn đặc biệt tại Ấn và phổ biến ở các nơi có sự hiện diện của Phật giáo Bắc truyền.

 
 
Throne and Foot of the Buddha with sun symbols and swastikas


Tượng ở chùa Shao Lin, tỉnh Hà Nam (Henan), Trung Quốc.

Chữ Vạn (S: स्वस्तिक  svastika). Tên gọi svastika gồm chữ  sv  và  asti  ghép lại.  Theo đó, sv (đọc là su), có nghĩa là tốt lành (good, well); asti có nghĩa là tồn tại (to be); ka là một tiếp vĩ ngữ thể hiện một sự vật hay sự việc nào đó. Vậy swastika là một sự vật hay một sự việc tồn tại tốt lành, hoặc có trạng thái tốt lành (well-being).
 
Chữ Vạn là một biểu tượng chữ thập với các đầu mút có cánh bẻ  sang phải hay sang trái và được cho là xoay ngược chiều kim đồng hồ (cánh bẻ phải) hay đồng chiều kim đồng hồ (cánh bẻ trái). Ở Ấn Độ thời xưa,  Phật giáo,  Bà La Môn giáo,  Kỳ na giáo, đều sử dụng chữ nầy.

   
Symbol of Hindu Swastika in Bali




Trong tín ngưỡng Ấn Độ giáo, chữ Vạn được đồng hóa với thần Vishnu và được liên kết với thần Shiva và việc thờ rắn thần Nagar.  Đầu tiên, người Ấn Độ cho rằng phù hiệu nầy là sợi lông xoắn ở ngực của Phạm Thiên (S: Brama), Tỳ Thấp Noa (S: Visnu), Cát Lật Sát Noa (S: Krsna) và thông thường coi đây là dấu hiệu của sự tốt lành, thanh tịnh, tròn đầy.
 
Theo công trình nghiên cứu của tiến sĩ Quang Đảo Đốc ở trường đại học Quốc Sĩ Quán, Nhật Bản thì chữ Vạn vốn không phải là chữ viết. Bắt đầu từ thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên đã thấy ghi trong đạo Bà-la-môn ở lồng ngực của thần Tỳ Thấp Noa.  Đến thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên lại đổi tên thành svastiko, vốn là tướng hình trôn ốc túm lông đầu con trâu, lại biến thành lông ngực của thần Tỳ Thấp Noa. Sau đó trở thành một trong 16 tướng tốt, rồi lại thành một trong 32 tướng tốt.

Cho tới thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên,  chữ Vạn mới được dùng trong kinh Phật.  Trong tín ngưỡng  Phật giáo, chữ Vạn cũng được xem là một trong  ba mươi hai tướng tốt của Phật. Chữ Vạn được xuất hiện trên ngực hoặc trên lòng bàn tay và gót chân. Ở vị trí trên ngực, nó biểu thị công đức vô lượng của Phật hay tượng trưng cho lý Trung Đạo, không kẹt hai bên, vượt ngoài đối đãi.

Chữ Vạn là phù hiệu, không phải là chữ viết. Tuy nhiên, một số nhà Phật học chưa thống nhất nhau về cánh bẻ trái hay bẻ phải ở đầu mút của phù hiệu này.

- Theo kinh Trường A Hàm, chữ Vạn là tướng tốt thứ 16 nằm trước ngực của Phật.
- Theo Đại Tất Già ni càn tử sở thuyết kinh quyển 6, chữ Vạn là tướng tốt thứ 80 của Thích Ca Mâu Ni, nằm trước ngực.
- Theo  Thập địa kinh luận quyển 12 có nói, khi Bồ Tát Thích Ca chưa thành Phật, giữa ngực có tướng chữ Vạn kim cương, biểu thị công đức trang nghiêm.
- Theo  Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm quyển 3 có nói đầu tóc của Phật cũng có 5 tướng chữ Vạn.
- Theo Hữu bộ Tỳ nại Da tạp sự quyển 29 nói : Ở lưng của Phật cũng có tướng chữ Vạn.
- Theo kinh Đại Bát Nhã quyển 381 nói rằng : chân tay và trước ngực của Phật đều có "Cát tướng hỷ toàn" để biểu thị công đức của Phật, tức là chữ Vạn.

Hai vị Cưu Ma La Thập và Huyền Trang dịch biểu tựơng này là chữ Đức, ngài Bồ Đề Lưu Chi thì dịch là chữ Vạn, biểu thị ý nghĩa công đức tràn đầy. Đến năm 639, thời Võ Tắc Thiên, mới đặt ra chữ này, đọc là Vạn và cho rằng chữ này có ý nghĩa là nơi nhóm hợp của muôn điều tốt lành.

   


Cờ và Huy hiệu đảng Quốc Xã Đức (Flag and Emblem of German Nazi Party)





Tập tin:HitlerMusso.02.jpg

Hitler-thủ tướng Đức Quốc Xã (phải) và Mussolini-thủ tướng Phát xít Ý









Ngày nay có rất nhiều người có ác cảm với chữ Vạn do ảnh hưởng hậu quả của biểu tượng Đức Quốc Xã. Thực chất chữ Vạn đã có từ rất lâu đời, còn Hítler chỉ vay mượn biểu tượng này trong khoảng hai chục năm ngắn ngủi. Nhưng hai chục năm này đã đủ làm hoen ố chữ Vạn. Trước thời kỳ phát xít Đức nắm quyền, người ta chưa hề có ác cảm gì với chữ Vạn. Cụ thể là Bách khoa toàn thư của Hy Lạp xuất bản những năm 1920, mục về chữ Vạn có viết:
 
“Chữ Vạn, tiếng Sanskrit là swastika hoặc svastica, một biểu tượng trang trí cực kỳ cổ xưa, thường được coi là biểu trưng cho mặt trời, được minh hoạ bởi một chữ thập có bốn cạnh bằng nhau được gập tạo nên các góc vuông. Swastika được lưu truyền ở khắp nơi trên thế giới. Nó đã được tìm thấy trong các di chỉ của Ai Câp, trên các đồ gốm của Hy Lạp cổ đại và giai đoạn văn minh Aegean, còn ở Ấn Độ nó là một biểu tượng tôn giáo. Nó có rất nhiều biến thể về hình dạng”. Có thể thấy đó chỉ là những giải thích khách quan và thuần tuý học thuật.
 
Thế nhưng kể từ thế chiến II, ý nghĩa của biểu tượng này đã bị phủ lên một màu đen hắc ám, đặc biệt là ở phương Tây. Dường như người ta kị nó, không muốn nhìn thấy nó, không muốn bàn về nó. Những người gốc Ấn hoặc Phật giáo sinh sống ở phương Tây nếu mang theo biểu tượng chữ Vạn (vốn rất thông thường trong Phật giáo và Ấn giáo) thì sẽ bị  nhìn với một con mắt nghị kỵ là phát xít. Và tại Nhật Bản đương đại, vốn rất nhạy cảm trong vấn đề chủ nghĩa phát xít, trong khi biểu tượng chữ Vạn xuất hiện khắp nơi trong các đình chùa, nó lại không hề được đả động một lời trong Bách khoa toàn thư Kodansha Nhật Bản (lần xuất bản 1983), bộ bách khoa toàn thư rất chi tiết và phong phú của Nhật.
 
Nhưng sự thực thì chữ Vạn của Hítler ra sao, nó giống và khác thế nào với các chữ Vạn thông thường?
 
Chữ Vạn là một bộ phận cấu thành lá cờ của Đảng Công nhân Quốc gia xã hội Đức, gọi tắt là Đức Quốc Xã, và sau này trở thành quốc kì của Đức khi Đức Quốc Xã lên nắm quyền.
 
Khi Hítler lên nắm quyền lãnh đạo bộ phận tuyên truyền của Đức Quốc Xã vào năm 1920, ông ta cho rằng một điểm yếu rất lớn của Đảng này là chưa có được một biểu tượng có ý nghĩa để thu phục nhân tâm. Trong cuốn tự truyện “Đời chiến đấu” của mình. Hítler kể rằng ông ta cảm thấy vô cùng ấn tượng bởi rừng cờ đỏ trong những buổi mít-tinh của người cộng sản, và ông ta muốn Đảng của mình cũng phải tạo được những hình ảnh đầy ấn tượng như thế nhưng khác kiểu đi. Thế là vào tháng 8 năm 1920 là lá cờ của Đức Quốc Xã ra đời, lấy chữ Vạn làm trung tâm. Kết quả đúng như mong muốn của Hítler, ngay từ ngày đầu tiên lá cờ ra mắt đại chúng, nó đã gây nên một “hiệu ứng thôi miên” ghê gớm, một điều mà các thành phần đối lập với Hitler và Đảng Quốc xã cùng phải cay đắng thừa nhận. Đến tháng 9 năm 1935, hai năm sau khi Hítler trở thành thủ tướng Đức, lá cờ của Đức Quốc Xã trở thành quốc kỳ của Đức.
 
Lá cờ của Đức Quốc Xã cũng không phải cố định ngay mà có những sự thay đổi. Về sau, Hítler thay đổi lại: chữ Vạn màu đen ở trung tâm theo kiểu nằm trong một hình tròn màu trắng, phần còn lại của lá cờ là màu đỏ.
 
Về biểu tượng của lá cờ, Hítler viết trong “Đời chiến đấu” (1923): “màu đỏ thể hiện tư tưởng xã hội của phong trào, màu trắng là tư tưởng quốc gia, còn chữ Vạn là tầm nhìn về cuộc đấu tranh cho thắng lợi của người Aryan”.
 
Ở đây Hítler quan niệm chữ Vạn biểu tượng cho sự tranh đấu của chủng tộc Aryan (mà dân tộc Đức là hậu duệ - theo như lý thuyết của Đức Quốc Xã) đối với các chủng tộc khác. Thực ra việc tại sao Hítler sử dụng chữ Vạn trong lá cờ là một điều còn đang gây tranh cãi, có ít nhất 16 thuyết về việc này, nhưng nhìn chung có thể thấy rằng đó là do bản thân Hítler và một số các cộng sự của ông ta đã có nhiều liên hệ với các hội kín vốn khá phổ biến ở Châu Âu. Những hội kín này có những hội có nguồn gốc rất lâu đời, mang màu sắc thần bí, tôn giáo cũng như màu sắc chính trị, xã hội, và chữ Vạn đối với họ không có gì xa lạ có những cộng sự thân cận của Hítler đã từng sống nhiều năm ở viễn Đông, thông thạo các tôn giáo và ngôn ngữ phương Đông có tiếp xúc gần gũi với các hội kín Phương Đông như Thanh Long bang.
 
Theo một thuyết được nhiều người ủng hộ hơn cả thì thiết kế lá cờ đầu tiên  là của nha sĩ Krohn, một thành viên của các hội kín có tính phân biệt chủng tộc của Đức. Tuy nhiên, lá cờ Đức Quốc Xã đã không thêu hai mặt cờ khớp nhau mà thêu khác nhau để cho cả hai mặt đều có chữ Vạn cùng kiểu.
 


Chữ Vạn còn được giải thích với 2 chữ viết tắt SS của tiếng Đức chỉ đội cận vệ là Schutzstaffel.
 
Có thể kết luận rằng chữ Vạn của Hítle có những điểm khác với chữ Vạn thông thường như sau:
 
- Nó không đứng một mình mà được đặt trong một bố cục gồm chữ Vạn đen trong hình tròn trắng trên nền cờ đỏ.
- Trong mẫu thiết kế chính thức thì nó nằm nghiêng một góc 45 độ thay vì nằm ngang, còn trong thực tế thì có lúc nằm nghiêng, có lúc nằm ngang.

Tập tin:Breendonk006.jpg
Câu ghi trên bia là: Meine Ehre heißt Treue(Danh dự của tôi có tên là lòng trung kiên)
 
Hítler đã phần nào làm hoen ố hình ảnh chữ Vạn, nhưng không có nghĩa rằng chân giá trị của chữ Vạn đã biến mất. Về ý nghĩa nguyên thuỷ của chữ Vạn cũng như sự tốt xấu của các dạng chữ Vạn khác nhau đều còn nhiều tranh cãi.

2. Chiều quay chữ Vạn.

Thông thường, phổ biến có 3 mẫu chữ Vạn sau :
 
 

1/. Chữ Vạn theo hai mẫu A và B  có chữ Thập + ở giữa thẳng đứng.
- Theo mẫu A: chữ Vạn có cánh bẻ bên phải, được tưởng tượng có chiều quay ngược chiều kim đồng hồ (như ống phun phản lực). Đây là chiều quay cùng chiều quay tự nhiên của các quả địa cầu quanh mặt trời và cũng là chiều tự quay của nó.
- Theo mẫu B: chữ Vạn có cánh bẻ bên trái, được tưởng tượng có chiều quay đồng chiều kim đồng hồ (như ống phun phản lực). Đây là chiều quay cùng chiều quay theo tương sanh trong Ngũ Hành. 

2/. Chữ Vạn theo mẫu C (Sauvastika or Destruction) của Đức Quốc Xã có chữ Thập x ở giữa nằm xiên.
 
2.1. Chiều quay chữ Vạn trong Ấn Độ giáo.
Theo Ấn Độ giáo thì chữ Vạn xoay theo hướng kim đồng hồ thì tượng trưng cho nam thần, còn xoay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ thì tượng trưng cho nữ thần.

2.2. Chiều quay chữ Vạn trong Phật giáo.
 
1/. Theo Hán Việt Tự Điển của Thiều Chửu, trang 68   và  Từ Điển Phật Học Hán Việt của Giáo Hội PGVN  (Phân Viện Nghiên Cứu Phật Học, chủ biên Kim Cương Tử, Q2, tr 1822):
 
VẠN TỰ: Svastika hoặc Srivatsalaksara (thuật ngữ). 

Chữ Vạn có hình dáng là: Vạn (A). Đây là tướng biểu thị sự tốt lành lưu truyền ở Ấn Độ, Phật giáo, Bà La Môn giáo, Kỳ Na giáo, đều sử dụng. Sớm nhất là trên tượng Phạm Thiên, Visnu, Krisna. Âm tiếng Phạn là Thất-lị-mạt-sa-lạc-sát-nẵng, tức là tướng hải vân cát tường.
 
Các tôn sư Cư-ma-la-thập và Huyền Trang dịch là Đức dịch là đức ().
 
Bồ Đề Lưu-Chi đời Ngụy trong Thập Địa Kinh Luận quyển 12 dịch tiếng nầy là chữ vạn (), với nghĩa là công đức viên mãn hay không có lầm lỗi      

Nay chữ Vạn (A) là tướng (phù hiệu) chớ không phải tự (chữ) do tập quán thường goi. Vậy nên có thể dịch là: cát tường hải vân tướng, tức là vạn tướng.
 
Mặt khác, chữ Vạn (A)  tương tự như khi kính lễ Đức Phật, hoặc vòng về bên phải ba vòng, tương tự như sợi lông trắng ở giữa hai lông mày của đức Phật chuyển vòng về bên phải. Tóm lại coi việc bẻ cong bên phải là tốt lành (cát tường).
 
Xưa nay, có khi viết là Vạn  là nhầm. Cao Ly Bản Tạng Kinh và Tuệ Lâm Âm Nghĩa quyển 21, Hoa Nghiêm Âm Nghĩa đều viết là Vạn .


Vậy theo Hòa Thượng Kim Cương Tử và các Hòa Thượng soạn giả, hình chữ Vạn (A) hợp lý.
 

2/. Phật học Từ Điển của Đoàn Trung Còn (tr 600, Q.3): 

VẠN TỰ: Svastika, chữ Vạn 卍 (cũng kêu Kiết tường). 
Ấy là một chữ linh bên Ấn Độ, chữ ấy có sức đưa lại, nêu ra các điểm tốt lành, vui vẻ, phước đức. Vì vậy nên gọi là: Kiết tường, Vạn tự, Đức tự.
 
Chư Phật Thế Tôn đều có hình chữ Vạn nổi nơi ngực. Ấy là một tướng quí của các Ngài, và tóc của các Ngài cũng có hình chữ Vạn nữa.
 
Vì chữ Vạn tiêu biểu cho các điều may mắn, phước đức, tốt lành, cho nên ở trước các ngôi chùa Phật, người ta thường thấy vẽ hình chữ ấy.
  
NÊN CHÚ Ý: Không nên viết chữ Vạn ngược, vì các nhà học đạo cho là 4 cái đầu lửa, quay thuận chiều thì diệt sạch các phiền não, đem lại sự an lạc; mà quay nghịch chiều thì thiêu hủy các công đức, các thiện căn, thật rất nguy hại!
  
Vậy theo tác giả Đoàn Trung Còn, hình chữ Vạn (B) đúng.
 
3/. Theo Từ Điển Phật Học VN của Thích Minh Châu - Minh Chi, trang 757:
"VẠN: Một trong 32 tướng đẹp của Phật, vị trí trên ngực của Phật. Nó biểu thị công đức vô lượng của Phật, lòng từ bi và trí tuệ vô lượng của Phật.

 Swastika 1

Là phù hiệu, không phải là chữ viết.
 
Viết xoay bên trái, hay bên phải, đều được, tuy rằng có một số nhà Phật học tranh luận nhau về hướng xoay của phù hiệu nầy.
 
Nhà độc tài Phát xít Hitle cũng dùng phù hiệu nầy cho Đảng áo nâu của mình, nhưng đặt nghiêng.

  
Vậy, theo Hòa Thượng Thích Minh Châu và nhà Phật học Minh Chi thì chữ Vạn (A) hay (B) đều được cả.
 
  2.3. Chiều quay chữ Vạn theo một số nghiên cứu.  

Có nghiên cứu cho rằng:  chiều quay của chữ Vạn với chiều tương sinh trong Ngũ Hành (Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ) đặt theo 4 hướng Tây, Bắc, Đông, Nam và Trung ương, và cho rằng: chữ Vạn quay theo chiều kim đồng hồ thì cùng chiều tương sinh của Ngũ Hành, mới đem lại sự an lạc, công đức viên mãn, cát tường; còn nếu quay ngược với chiều tương sinh của Ngũ Hành thì nó thiêu hủy hết công đức, đem lại phiền não, rất nguy hại.
 
Nhưng tại sao lại liên kết chiều quay của chữ Vạn với chiều tương sinh của Ngũ Hành? Giữa hai chiều nầy có gì liên hệ nhau? Tại sao không so sánh chiều quay của chữ Vạn với chiều quay của trái đất tự quay hay chiều quay của các địa cầu quanh mặt trời, tức là chiều quay tự nhiên trong vũ trụ? Đây mới thực là chiều quay tự nhiên, thuận dòng Thiên lý; còn chiều tương sinh của Ngũ Hành chỉ là chiều qui ước do con người đặt ra mà thôi, không phải là chiều tự nhiên, hay chúng ta bị chữ tương sinh ám ảnh: "tương sinh" của Ngũ Hành cũng tương sinh công đức?

Có nghiên cứu cho rằng:  tổ tiên Lạc Việt  đã cũng có đồ hình Lạc Thư để diễn tả các số Lẻ (Thời gian) và số Chẵn (Không gian) quay theo hai chiều Vãn (ngược kim đồng hồ) và chiều Vạn ( cùng chiêu kim đồng hồ ), cá biệt hóa mà sinh vạn vật. (Xem  trong Lạc Thư Minh triết của Kim Định).



Có nghiên cứu cho rằng:  khi xưa, vẽ hình chữ Vạn  quay theo chiều kim đồng hồ tượng trưng Nhứt bổn tán vạn thù; ngày nay là thời kỳ vạn thù qui nhứt bổn, nên phải vẽ chữ Vạn  quay theo chiều ngược lại.
 
Có nghiên cứu cho rằng:  chữ Vạn quay ngược chính là biểu tượng cho quỹ đạo vận động của các Thiên Hà. Hình chữ Vạn quay xuôi chính là biểu tượng cho sự tương tác của vũ trụ.


Có nghiên cứu cho rằng:  chữ Vạn có  chiều quay ngược sẽ tạo ra năng lượng tốt (phúc xạ). làm cho người nhìn thấy chữ Vạn sẽ cảm thấy dễ chịu. Dấu hiệu này còn được dùng dể khử năng lượng xấu (ác xạ) của một vật dụng, nhất là vật dụng sử dụng điện,ví dụ như điện thoại di động, máy vi tính, TV ... Đây là hiệu ứng được xác định bằng cảm xạ học (tiếng Pháp: radiesthésie; tiếng Anh: radiesthesia).

  2.4. Nhận xét: 

Việc tranh cãi chiều quay của chữ Vạn, chiều nào đúng, chiều nào sai, đều căn cứ trên những nhận thức riêng của mỗi người hay mỗi nhóm người, nhưng không có cơ sở nào đủ sức thuyết phục một cách tuyệt đối, cho nên chúng ta không thể kết luận một cách khách quan sự việc.

Hình chữ Vạn quay theo chiều ngược kim đồng hồ (mẫu A) hay quay cùng chiều kim đồng hồ (mẫu B) thì đó chỉ là hai cái nhìn tùy theo vị trí đứng mà thôi: Nói sự cấu thành hai chữ Vạn hay hai chiều quay, chứ tựu trung chỉ có một chữ Vạn.  Tùy đứng ở hai vị trí trước mặt hay sau lưng của cùng một chữ Vạn: Đứng ở phía này nhìn, thì chữ Vạn xoay qua phải chẳng hạn; thì đứng phía đối diện  chữ Vạn sẽ xoay qua  trái.

Xem thêm:

VIDEO
 




Source Internet.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.