Hiện nay dịch bệnh ‘viêm phổi Vũ Hán’ do chủng virus corona mới (COVID-19) đang lan truyền nhanh chóng ở Trung Quốc và đã lây nhiễm sang nhiều nước khác, cùng Trí Thức Vn điểm lại những đại dịch trong lịch sử để hiểu được sức hủy diệt của dịch bệnh khủng khiếp như thế nào.
1. Bệnh dịch Milan (1629 – 1631)
Ý (1629 – 1631) bùng phát một loại dịch bệnh, thường được gọi là bệnh dịch Milan. Bao gồm Rumba và Venice, bệnh dịch này đã giết chết khoảng 280.000 người. Bệnh dịch hạch Milan là bệnh dịch cuối cùng trong tất cả các dịch bệnh kể từ khi Cái chết đen bắt đầu.
Năm 1629, những người lính Đức và Pháp đã mang các bệnh truyền nhiễm đến Mantua, Ý. Trong ba mươi năm chiến tranh, quân đội Venice đã bị nhiễm bệnh, khi họ rút lui về miền trung và miền Bắc nước Ý, họ đã truyền bệnh cho người dân ở những địa phương này. Tổng dân số của Milan tại thời điểm đó là 130.000, và số người chết vì căn bệnh này trong bệnh dịch hạch lên tới 60.000, chiếm gần một nửa dân số.
2. Bệnh dịch hạch Mỹ (thế kỷ 16)
Trong ghi chép, Châu Mỹ vốn là một lục địa biệt lập, vì vậy thổ dân bản địa nguyên thủy của lục địa Châu Mỹ chưa từng phải trải qua bệnh dịch với quy mô lớn nào, nhưng với việc mở các tuyến đường hàng hải mới, người Châu Âu không chỉ mang súng đến cho người Châu Mỹ mà còn mang đến cả bệnh đậu mùa, những con chuột cũng theo tàu của người Châu Âu di cư sang lục địa Châu Mỹ. Người da đỏ chưa từng bị hành hạ bởi bệnh dịch chính là mục tiêu của ‘con quỷ’ đậu mùa này, và kết quả là 5.000.000 cư dân lục địa đã chết trong cuộc chiến với bệnh dịch.
3. Bệnh dịch lớn ở London (1665 -1666)
Một đại dịch khủng khiếp đã xảy ra ở Anh từ năm 1665 đến năm 1666. 750.000 đến 100.000 người đã thiệt mạng trong đại dịch, chiếm hơn 1/5 tổng dân số của London vào thời điểm đó. Các mụn hạch hình thành trong các tuyến bạch huyết (bubonic plague) lây bệnh từ bọ chét sang người. Nó được xác định là nguyên nhân dẫn đến đại dịch “Cái chết đen” kinh hoàng trong lịch sử.
4. Cơn thịnh nộ của ‘con quỷ dịch hạch’ xảy ra lần thứ ba tại Vân Nam – Trung Quốc (1885 – 1950)
Bắt đầu từ năm 1885 tại Vân Nam, Trung Quốc, sau 30 năm ủ bệnh, đại dịch đột nhiên bùng phát vào năm 1984, nhiều tỉnh thành của Trung Quốc cũng bị vạ lây sau đó. Bệnh dịch không chỉ hoành hành ở Trung Quốc mà còn lan sang các châu lục khác. Các nước Châu Á, Châu Âu, Châu Phi và Châu Mỹ đều bị thiệt hại do bệnh dịch này.
Bệnh dịch ở các khu vực khác đều do bệnh dịch từ miền Nam Trung Quốc truyền đến, rất nhanh lan sang Ấn Độ, sau đó lan sang San Francisco, Mỹ vào năm 1900. Kể từ đó, bắt đầu lan đến Châu Âu và Châu Phi, sau đó truyền đến 77 cảng khẩu của hơn 60 quốc gia trong thời gian 10 năm. Chỉ tính riêng tại Ấn Độ và Trung Quốc đã có hơn 12 triệu người chết vì bệnh dịch.
Hiện giờ bệnh dịch đã ít hơn so với trước, nhưng nó hoàn toàn chưa biến mất, bởi vì nó sẽ vẫn tiếp tục lây lan giữa các loài gặm nhấm và sẽ lây sang người vào bất kỳ thời điểm bất ngờ nào.
Trong những năm 1980, bệnh dịch hạch được báo cáo hàng năm ở Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ. Vụ dịch hạch bùng phát ở Ấn Độ năm 1996 cũng trở thành một tin tức lớn trên toàn thế giới. Hiện tại, hàng năm có khoảng 1.000 đến 2.000 người bị nhiễm bệnh dịch hạch. Ngay cả ở Hoa Kỳ, trung bình có hơn 10 người bị nhiễm bệnh dịch hạch từ loài gặm nhấm hoang dã mỗi năm và cứ 7 bệnh nhân thì có 1 người chết. Mặc dù bệnh dịch hạch không phải là loại bệnh không thể chữa được, nhưng cái bóng của thảm kịch lịch sử trong trái tim mọi người rất khó xóa bỏ, và nó vẫn được nhiều người coi là căn bệnh đáng sợ nhất.
5. Đại ôn dịch ở Châu Âu thời trung cổ (1347 – 1351)
Cái chết đen là một trong những bệnh dịch kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người. Cái chết đen đã gây ra 75 triệu ca tử vong trên toàn thế giới, trong đó có 25 đến 50 triệu người ở Châu Âu.
Bệnh dịch hạch Châu Âu thời trung cổ, còn được gọi là “Cái chết đen”, là bệnh dịch hạch nổi tiếng và đáng sợ nhất trong lịch sử nhân loại. Nó phát sinh ở Châu Âu vào những năm 1450, do quân Thập tự chinh và thương nhân Ba Tư mang đến, truyền qua chuột, chỉ trong một thời gian ngắn đã lấy đi sinh mệnh của 50 triệu người. Số người chết chiếm 2/3 dân số Châu Âu vào thời điểm đó.
Một triệu chứng của cái chết đen là nhiều đốm đen xuất hiện trên mặt của bệnh nhân, vì vậy bệnh dịch đặc biệt này được gọi là “Cái chết đen”. Đối với những người bị nhiễm bệnh, cái chết đau đớn là gần như không thể tránh khỏi, không có bất kỳ khả năng được chữa khỏi.
Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch được truyền đi bởi bọ chét ẩn núp trong bộ lông của chuột đen.
Một khi bệnh xảy ra, nó lây lan cực kỳ nhanh chóng. Từ năm 1348 đến 1350, Cái chết đen ở Châu Âu đã cướp đi khoảng 50 triệu mạng người.
6. Bệnh dịch hạch Justianian (541 ~ 542)
Vào khoảng giữa thế kỷ 5, một bệnh dịch hạch quy mô lớn đã nổ ra dọc theo bờ biển Địa Trung Hải. Thiệt hại mà nó gây ra tạo thành ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến lịch sự phát triển của Địa Trung Hải và thậm chí là của cả Châu Âu.
Bệnh dịch xuất hiện lần đầu tiên ở Constantinople, Đế quốc Byzantine (nay là Istanbul, thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ). Sau khi dịch bệnh bùng phát, thời điểm nghiêm trọng nhất có từ 5000 đến 7000 người chết trong đau đớn ở Constantinople mỗi ngày. Chỉ trong một đoạn thời gian ngắn, số lượng tử vong đã vượt quá 23.000 người, những người chết đầu tiên còn có người chịu trách nhiệm chôn cất, về sau người chết nhiều đến nỗi cả trong và ngoài thành phố đều không còn đất để chôn, xác chết bắt đầu chất đống trên đường phố và phát ra mùi hôi thối rợn người. Bản thân Justinian cũng suýt bị nhiễm dịch hạch. Vì sợ hãi, ông đã ra lệnh cho đào nhiều hố lớn để chôn người chết. Những người lưu lạc và ăn mày tứ xứ không sợ chết cũng được kêu gọi tham gia và việc chôn cất.
Trận dịch hạch này đã giết chết một nửa thành phố Constantinople sau đó còn tiếp tục lan rộng dữ dội hoành hành trên đế quốc Byzantine trong hơn nửa thế kỷ cho đến khi ¼ dân số La Mã bị xóa sổ.
Theo nghiên cứu, đại dịch đã dẫn đến nạn đói và nội loạn, gây ra cái chết cho khoảng một trăm triệu người. Hậu quả trực tiếp chính là đế chế Byzantine thời cực thịnh đã rất nhanh chóng bị diệt vong, đây cũng là căn nguyên của “Cái chết đen” kinh hoàng ở Châu Âu.
7. Bệnh dịch hạch ở Athens (430-427 TCN)
Từ năm 430 đến năm 427 trước Công nguyên, đã xảy ra một trận dịch lớn ở Athens, gần một nửa dân số bị chết và toàn bộ Athens gần như bị phá hủy. Một số chuyên gia tin rằng bệnh dịch lần này là một loại bệnh dịch hạch truyền nhiễm. Nó đã tấn công tàn khốc toàn bộ thành phố Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Nhà sử học Hy Lạp Thucydides đã mô tả thứ dịch hạch ghê gớm phá hủy Athens như sau: “Những người có sức khỏe tốt bỗng nhiên bị một cơn sốt kịch liệt, mắt đỏ như lửa cháy, cổ họng hoặc lưỡi bắt đầu xung huyết và tỏa ra một mùi hôi thối bất thường, kèm theo đó là nôn mửa, tiêu chảy và cơn khát khủng khiếp, cơ thể của người bệnh phát viêm và chuyển sang lở loét, đau đớn không thể ngủ được, họ thậm chí không thể chịu đựng nổi khi chạm vào giường. Một số người bệnh trần truồng lang thang trên đường tìm nước uống cho đến khi ngã xuống đất. Thậm chí chó cũng chết vì bệnh dịch. La liệt khắp nơi là xác người chết lẫn lộn với xác quạ đen và đại bàng. Một số người sống sót còn để lại di chứng, ngón tay, ngón chân biến mất, mắt mù lòa, hoàn toàn mất trí nhớ…”
8. “Bệnh dịch hạch Anthony” ở La Mã cổ đại (164-180 sau Công nguyên)
“Bệnh dịch hạch Anthony” ở La Mã cổ đại là do bệnh truyền nhiễm khởi phát. Theo mô tả trong sử sách thì triệu chứng của loại bệnh truyền nhiễm này là: tiêu chảy dữ dội, nôn mửa, cổ họng sưng đau, lở loét, nóng nhiệt, tay chân lở loét hoặc hoại tử, cổ họng khát bỏng không chịu nổi, da mưng mủ.
Những người lính chiến đấu ở vùng Cận Đông trở về Đế quốc La Mã đã mang theo bệnh đậu mùa và bệnh sởi lây sang cho người dân Anthony. Bệnh truyền nhiễm đã cướp đi sinh mạng của hai vị hoàng đế La Mã. Người đầu tiên là Lucius Verus, nhiễm bệnh chết năm 169, người thứ hai chính là vị thừa kế của ông ta Marcus Aurelius Antoninus, ông tại vị đến năm 180 và cũng qua đời vì bệnh dịch.
Chín năm sau, bệnh dịch lại lần nữa bùng phát. Theo nhà sử học La Mã Diorca, có đến 2000 người chết vì bệnh dịch ở La Mã mỗi ngày, chiếm tương đương ¼ trong tổng số người nhiễm bệnh. Tổng số người chết ước tính lên đến khoảng 5 triệu. Ở một số nơi, bệnh dịch đã giết chết 1/3 tổng dân số, làm suy yếu nặng nề lực lượng của đội quân La Mã.
Bệnh dịch đã tác động rất lớn đến tình hình xã hội và chính trị của đế chế La Mã, đặc biệt là trên các lĩnh vực văn học và nghệ thuật.
Vào năm thứ hai của thời kỳ chiến tranh Peloponnesian, dường như chiến thắng đã nằm trong tầm tay Athens. Bệnh dịch hạch được cho là đã lan đến Athens từ Piraeus – một thành phố cảng ở Athens, cảng đóng vai trò chính trong việc cung cấp nguồn thực phẩm và nhu yếu phẩm hàng ngày cho thành phố. Sparta và một số vùng của miền đông Địa Trung Hải cũng bị bệnh dịch tấn công.
Bệnh dịch này lần nữa lại trỗi dậy vào mùa đông năm 429 và 427 trước Công nguyên. Các sử gia hiện đại không đồng ý rằng dịch bệnh là nguyên nhân dẫn đến thất bại của Athens trong cuộc chiến Peloponnesian. Tuy nhiên, người ta tin rằng sự thất bại của cuộc chiến đã mở đường cho chiến thắng của Macedonia, và cuối cùng Đế chế La Mã đã được thành lập. Theo các ghi chép lịch sử, dịch bệnh lần này bùng phát dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm sốt thương hàn, đậu mùa, sởi và hội chứng sốc nhiễm độc.
9. Bệnh dịch hạch ở Marseille (1720 ~ 1722)
Năm 1720, một bệnh dịch hạch đã tấn công thành phố Marseille nước Pháp gây ra thảm họa nghiêm trọng nhất trong lịch sử thành phố và là một trong những bệnh dịch nghiêm trọng nhất ở Châu Âu vào đầu thế kỷ 18.
Năm 1720, bệnh dịch hạch đã đột nhiên bùng phát ở thành phố Marseille, ảnh hưởng đến toàn bộ thành phố và các thành phố lân cận, gây ra cái chết cho khoảng 100.000 người. Bệnh dịch xảy ra bất ngờ và kết thúc cũng nhanh chóng, Marseille cũng đã nhanh chóng vực dậy sau dịch. Nền kinh tế phục hồi chỉ sau và năm và phát triển nhanh sau đó, với thương mại mở rộng sang Tây Ấn và Mỹ Latinh. Đến năm 1765, tăng trưởng dân số đã trở lại mức trước năm 1720. Bệnh dịch hạch này không tàn khốc như “Cái chết đen” xảy ra vào thế kỷ 14.
Minh Lan (t/h)
Source: https://trithucvn.net/the-gioi/suc-huy-diet-khung-khiep-cua-cac-dai-dich-benh-trong-lich-su.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.