Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Lưới Trời



 
 
        Chữ Đạo , một danh từ triết học Trung Hoa đã được dùng rất lâu trước khi bộ Đạo Đức kinh 道德經 của Lão Tử xuất hiện đạt được tầm quan trọng đặc biệt, phổ cập trong văn bản này.  Đạo ban đầu có nghĩa là "con đường", những ngay trong tiếng Hán cổ đã có nghĩa "phương tiện", "nguyên lí", "con đường chân chính". Nơi Lão Tử, danh từ này được hiểu như một nguyên lí cơ sở xuyên suốt chi phối vũ trụ vạn vật.  Vì thế, Đạo còn được gọi là Thiên Đạo, Thiên Lý - tức Quy luật Tự nhiên của vũ trụ vạn vật [ Đạo = Lý (lẽ) = Quy luật;  Thiên = Trời = Tự nhiên].
1. Lưới Trời.
        Trong Đạo Đức kinh của Lão Tử, nơi Chương 73 Nhiệm Vi 任為 có viết:
       Hán văn:
    1.                  
    2.               
    3.                      
    4.         .
        Phiên âm:
    1. Dũng ư cảm tắc sát. Dũng ư bất cảm tắc hoạt. Thử lưỡng giả hoặc lợi hoặc hại.
    2. Thiên chi sở ố, thục tri kỳ cố. Thị dĩ thánh nhân do nan chi.
    3. Thiên chi đạo bất tranh nhi thiện thắng, bất ngôn nhi thiện thắng, bất ngôn nhi thiện ứng, bất triệu nhi tự lai, thản nhiên nhi thiện mưu.
    4. Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất thất.
        Dịch xuôi:
    1. Mạnh bạo dám làm là chết, mạnh bạo chẳng dám làm là sống. Hai cái đó, hoặc lợi hoặc hại.
    2. Cái mà Trời ghét, ai mà biết được căn do, thánh nhân còn lấy làm khó nữa là.
    3. Đạo Trời không tranh mà thành, không nói, mà người hưởng ứng, không mời mà người tự tới, nhẹ nhàng mà công việc vẫn xong xuôi.
    4. Lưới Trời lồng lộng, thưa mà chẳng lọt.
        Dịch thơ:
    1. Can trường chẳng phải liều thân,
    Bằng hà bạo hổ có lần mạng vong.
    Can trường một dạ nấu nung,
    Nấu nung chí lớn, mới mong sinh tồn.
    Hai đường một mất một còn,
    Cùng là dũng cảm, thiệt hơn khác vời.
    2. Những điều chẳng hợp ý Trời,
    Mấy người hiểu được khúc nhôi vân mòng.
    Đến ngay những bậc thánh nhân,
    Cũng còn cảm thấy khó khăn lọ là.
    3. Trời xanh đường lối cao xa,
    Không cần tranh chấp thế mà thắng luôn.
    Không cần biện bác thiệt hơn,
    Thế mà đây đó vẫn thường nghe theo.
    Không mời thiên hạ tới đều,
    Thung dung mà vẫn muôn chiều thành công.
    4.   Lưới trời lồng lộng mịt mùng,
    Tuy thưa mà chẳng chi từng lọt qua.  
2. Bình giảng.
        Chương này Lão Tử bàn:
1. Thế nào là dũng cảm chân thực
2. Thế nào là hung họa
3. Thế nào là đường lối Trời
4. Cách Trời thưởng phạt
        2.1. Thế nào là dũng cảm chân thực?
       Dũng cảm chân thực, theo Lão Tử, không phải là lao đầu vào hiểm nguy, mà chính là biết tránh hiểm nguy, biết thực hiện sứ mạng của mình.
        Các thánh hiền xưa nay đều dạy như vậy.
       Tử Lộ hỏi Khổng Tử: «Như Thầy đem ba quân ra trận Thầy sẽ chọn ai giúp Thầy?». Đức Khổng đáp: «Như kẻ tay không bắt hổ, chân không mà lội qua sông, chết không hối tiếc thì ta chẳng cho theo. Ta chỉ chọn kẻ vào việc mà biết lo sợ, dè dặt, biết lo tính cho được thành công.» 
        2.2. Thế nào là hung họa?
        Nói cách khác Trời ghét cái gì? Trời ghét những con người đi sai định luật thiên nhiên. Mà định luật thiên nhiên chung qui chỉ muốn cho ta:
        - Thích ứng với hoàn cảnh
        - Phát huy các đức tính tiềm ẩn nơi ta.
        - Tiến tới tinh hoa cao đại.
        Cho nên dĩ nhiên Trời ghét sự ù lì, sự ươn hèn, thiếu nỗ lực, những gì làm giảm giá trị con người, giảm tự do con người giảm hạnh phúc con người, ngăn chặn không cho con người sống một cuộc đời toàn diện, toàn bích.
        2.3. Thế nào là đường lối của Trời.
       Đường lối của Trời là đường lối của sự công chính, của lẽ phải. Vì thế cho nên, nếu con người sống theo lẽ phải, sống theo lẽ công chính, thì tự nhiên mọi người sẽ phục mình.
        Dịch Kinh viết:
                «Dạy rằng quân tử trên đời,
                Ngồi nhà nói phải muôn người vẫn theo.
               Dặm nghìn còn phải hướng chiều,
               Thời trong gang tấc đâu điều lần khân.» 
        2.4. Trời thưởng phạt ra sao?
    Trời thưởng phạt một cách tự nhiên bằng định luật Nhân Quả. Hoạt động trên bình diện nào, thì kết quả sẽ báo ứng trên bình diện ấy.
    Hoạt động tốt, đúng sẽ đem lại thành công, sẽ làm cho mình sung sướng, sẽ không trái với lương tâm, sẽ được mọi người tán thưởng. Hoạt động dở sai, sẽ đem lại thất bại, sẽ làm cho mình khổ sở, sẽ bị lương tâm cắn rứt, sẽ bị mọi người chê trách.
    Hoạt động tốt trên bình diện xã hội, sẽ làm cho xã hội tiến bộ, đoàn kết, sung sướng. Hoạt động dở trên bình diện xã hội sẽ làm cho xã hội thoái hóa, chia ly, khốn nạn.
    Hoạt động tốt trên bình diện cá nhân sẽ làm cho con người tiến bộ, phát triển, hạnh phúc. Hoạt động dở trên bình diện cá nhân sẽ làm cho con người thoái hóa, trụy lạc, sầu bi, thống khổ, v.v.
    Trong Minh Tâm Bửu Giám 明心寶鑑, bản dịch của Trương Vĩnh Ký, chương 2 Thiên Lý 天理 - Lẽ Trời có chép:«Chủng qua đắc qua, chủng đậu đắc đậu. Thiên võng khôi khôi sơ nhi bất lậu    ,    .        -  Người làm việc lành thì gặp điều lành, làm việc ác thì gặp điều ác, cũng như trồng dưa thì được hái dưa, trồng đậu thì được hái đậu, lưới trời lồng lộng (trùm bọc khắp nơi) dù thưa mà chẳng lọt đâu cả.»
3. Điển tích.
    Ở một địa phương nọ, một bà có đứa con chỉ mới 8, 9 tuổi bị giết một cách mờ ám, bà ta luôn luôn khiếu nại mỗi khi có quan huyện mới về trấn nhậm địa phương của bà. Nhưng đã hơn 20 năm qua vụ án này vẫn không tìm ra thủ phạm mặc dù có rất nhiều quan huyện lần lượt đến trấn nhậm địa phương này và bà không ngừng kêu oan cho con gái.
    Như thường lệ, bà lại khiếu nại khi vừa có quan huyện mới. Ông quan này quyết truy tầm cho ra thủ phạm, ngày đêm suy nghĩ, thường ngồi ở án thư suy nghĩ, có khi ngủ gục luôn trên bàn. Một hôm nọ, đang suy nghĩ về thủ phạm cho đến nỗi "làm một giấc ngon lành" ngay bàn làm việc. Khi giựt mình thức giấc thì thấy cái nghiên son của mình có ai đó đã nhỏ một giọt mực (giọt có màu đen : châu hữu mặc 珠有墨) khiến ông suy nghĩ rất nhiều. Sáng ra, ông cho nha lại điều tra trong huyện có ai tên là "Châu Hữu Mặc" hay không?
    Nha lại phúc trình cho quan rằng có một người tên Châu Hữu Mặc đỗ cử nhân tiến sĩ gì đó nhưng không ra làm quan, nhà lại giàu có...
    Quan cho đòi vị trí thức này lên và hỏi: Có phải ông là Châu Hữu Mặc không? Ông ta không trả lời mà lại hỏi quan huyện: Ngài tên chi? Đáp: Ta tên là Mã Hữu Giác. Lập tức kẻ tên Châu Hữu Mặc la lên lưới trời, lưới trời rồi quỳ xuống và thú tội:
    Mấy chục năm trước, tôi đỗ đầu một khoa thi của triều đình, đinh ninh rằng thế nào mình cũng được triều đình triệu ra làm quan, nhưng chờ mãi, chờ hoài không thấy, trong khi những kẻ thua tôi thì lần lượt được ra làm quan. Tôi nghĩ không lẽ trời quên mình, đành bắt đứa nhỏ và giết chết một cách bí mật và nói: Vụ án này khi nào "Ngựa có sừng mới khám phá ra tao là thủ phạm". Không ngờ hôm nay ngài là Mã Hữu Giác (馬有角 - ngựa có sừng) tức là lời nguyền của tôi đã được trời đưa ngài đến để trừng trị tội ác của tôi. Tuy vậy mỗi ngày tôi đều để một số tiền nơi chỗ bà già mỗi sáng ra đi tiểu, tôi không bỏ ngày nào.
    Vụ án đã có thủ phạm, tuy nhiên, vị quan Mã Hữu Giác cho đòi bà lên và bảo: thủ phạm là Châu Hữu Mặc đã thú nhận, nhưng ông ta cho biết mỗi sáng bà đều nhận được tiền của ông ta. Do đó, bà có khiếu nại gì không? Bà lão thỏa mãn yêu cầu và nhận thực mỗi sáng khi tiểu tiện, lá cây bay đi, đều bày ra một sô tiền không biết của ai. Vì cử chỉ hối lỗi của ông ta tôi xin ngài đừng truy cứu nữa."
    Sau đó, vị quan huyện viết tờ trình triều đình có người đỗ cao mà triều đình không cân nhắc. Được tờ trình, triều đình đòi Châu Hữu Mặc diện kiến thánh thượng và được bổ đi làm quan. Nhưng ông ta từ chối vì đã quá chán chê và thân mạng tội giết người. Ra về, người ta chỉ nghe Châu Hữu Mặc lẩm bẩm: "Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà không lọt". 

Xem thêm:

Source Internet.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.