Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

Tìm hiểu về viêm Amidan


Viêm amidan là tình trạng amidan bị nhiễm trùng, sưng, đau xảy ra ở mọi lứa tuổi. Thông thường, amidan có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên có trường hợp amidan bị biến chứng gây khó chịu cho người bệnh nếu không điều trị đúng hướng và kịp thời.
Amidan là một cấu trúc giống thịt – trên thực tế là các hạch bạch huyết – nằm ở 2 bên phía sau họng.Amidan là hệ thống phòng vệ đầu tiên của hệ miễn dịch và thường đóng vai trò thanh lọc các vi khuẩn hoặc virus muốn xâm nhập vào cơ thể thông qua đường mũi hoặc đường miệng. Viêm amidan thường xảy ra khi tình trạng nhiễm khuẩn hoặc vius trở nên quá tải làm chúng sưng lên và viêm.


Nguyên nhân gây viêm amidan

  • Vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, xoắn khuẩn, các chủng ái khí và yếm khí.
  • Virus cúm, sởi, ho gà...
  • Thời tiết thay đổi đột ngột (bị lạnh đột ngột khi mưa, độ ẩm cao...) các vi khuẩn và virus có sẵn ở mũi họng trở nên gây bệnh.
  • Ô nhiễm môi trường do bụi, khí, điều kiện sinh hoạt thấp, vệ sinh kém.
  • Sức đề kháng kém, cơ địa dị ứng.
  • Có các ổ viêm nhiễm ở họng, miệng như sâu răng, viêm lợi,viêm nha chu, viêm quanh thân răng khôn, viêm xoang...
  • Do đặc điểm cấu trúc giải phẫu của amidan có nhiều khe kẽ, hốc, ngách là nơi cư trú, ẩn nấu và phát triển của vi khuẩn. Hơn nữa amidan nằm trên ngã tư đường ăn và đường thở, là cửa ngõ cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào.


Các triệu chứng của viêm amidan


Viêm amidan có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng thường gặp nhất là tuổi đi học. Những dấu hiệu chính của viêm amidan bao gồm:
  • Đau họng
  • Amidan sưng, tấy đỏ
  • Các mảng trắng ở amidan
  • Khó nuốt, nuốt đau
  • Đau đầu
  • Sốt
  • Sưng nề hạch bạch huyết
  • Viêm thanh quản (một tình trạng viêm thanh quản, gây khan tiếng)


Các phương pháp điều trị viêm amidan


Có một thời điểm, các bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt amidan đối với các trường hợp viêm amidan tái đi tái lại, nhưng bây giờ chỉ định này ít hơn rất nhiều. Ngày nay, phấu thuật chỉ được chỉ định nếu như các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.


Viêm amidan thường do virus. Việc chăm sóc điều trị ở nhà bao gồm nghỉ ngơi, súc miệng bằng nước muối ấm, sử dụng các thuốc giảm đau không qua kê đơn và uống thật nhiều nước. Viêm amidan do vi khuẩn thì thường được điều trị với kháng sinh.Nếu tình trạng nhiễm trùng trầm trọng, viêm amidan không điều trị có thể làm cho amidan sưng nề quá mức và có thể cản trở đường thờ. Mủ từ các amidan bị nhiễm trùng sẽ tích lũy ở các mô mềm xung quanh, gây đau họng và cần thiết phải được điều trị để ngăn ngừa sự phát tán của chúng vào trong máu. Một số nhóm vi khuẩn streptococcus có thể gây ra những biến chứng trầm trọng khác như viêm thận hoặc thấp khớp.Như một quy luật, nếu như tình trạng viêm họng trở nên tồi tệ hơn, kéo dài trên 2 ngày hoặc kèm theo khó thở, khó nuốt thì bạn cần đến bác sĩ ngay lập tức. Những dấu hiệu cảnh báo khác cần chú ý là tình trạng sốt trên 102 độ F hoặc 39oC, cứng cổ hoặc đau bụng, nôn.Để hạn chế viêm Amidan chúng ta cần tránh các yếu tố nguy cơ gây viêm:
  • Vệ sinh: giữ ấm vùng mũi họng nhất là lúc giao mùa, trời quá lạnh.
  • Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: bụi, khói thuốc lá…
  • Tránh dùng đồ ăn uống quá nóng hay quá lạnh.
  • Vệ sinh tại chỗ: súc họng sau khi ăn, sáng - tối.





Nếu bị viêm Amidan cấp



  • Viêm Amidan cấp với biểu hiện 1 hoặc 2 triệu chứng hay nhiều triệu chứng sau: sốt, mệt mỏi, có hạch cổ, nuốt khó, đau, ăn khó, thở hôi, khạc ra chất bã đậu hay mủ.
  • Đối với viêm Amidan cấp thông thường sử dụng kháng sinh uống, có thể tiêm kèm theo thuốc giảm viêm, giảm đau, thuốc súc họng tại chỗ và vitamin.



  • Không điều trị hay điều trị không đúng có thể dẫn tới biến chứng viêm tấy - áp xe quanh Amidan, viêm tấy- áp xe thành họng, viêm hạch cổ, thấp khớp, viêm cầu thận, viêm tai giữa…Trong trường hợp có biến chứng việc điều trị tốn kém và kéo dài thời gian nằm viện hơn cho người bệnh.




Khi nào cần cắt Amidan và khi cắt Amidan chúng ta phải làm gì?


Cắt Amidan có những chỉ định chặt chẽ. Có 3 chỉ định cơ bản1. Viêm Amidan tái diễn nhiều lần: 5-7 lần/năm.2. Viêm Amidan đã có biến chứng nhiều lần tại Amidan hay toàn thân: viêm - áp xe quanh Amidan, viêm tấy - áp xe thành họng, thấp khớp, hạch cổ…3. Viêm Amidan quá phát ảnh hưởng đến chức năng ăn nuốt (nuốt vướng, nuốt khó liên tục
, chức năng thở (ngủ ngáy, cơn ngừng thở ngắn).


Thông thường người ta tiến hành cắt Amidan cho người bệnh khi đang không có biểu hiện viêm cấp tính của bệnh lý Amidan cũng như toàn thân. Người bệnh sẽ được xét nghiệm các thông số về máu như công thức máu, sinh hoá máu, sính hoá nước tiểu, chụp tim phổi, điện tim và khám tai,mũi, họng để đảm bảo đủ điều kiện gây mê cắt Amidan. Nguời bệnh cần được nghỉ ngơi, dùng an thần tối ngày trước mổ.Hiện nay, cùng với tiến bộ của thuốc mê, phương pháp gây mê, đa số các bệnh viện thực hiện cắt Amidan gây mê nội khí quản giúp cho người bệnh tránh đau và ảnh hưởng tâm lý nhất là trẻ em. Các phương tiện cắt Amidan hiện nay giúp cho việc cắt Amidan gần như không chảy máu. Một số phương tiện mới hiện đại mới được áp dụng như dao mổ dùng sóng siêu âm, dao Coblator dùng sóng radio, dao mổ peakblade sử dụng sóng plasma giúp việc cắt Amidan gần như không chảy máu và giảm đau sau mổ rất hiệu quả. Thời gian nằm viện sau mổ được rút ngắn chỉ cần nằm viện sau mổ 1-2 ngày.

Lưu ý khi cắt Amidan

  • Uống thuốc đầy đủ theo toa bác sĩ. Nghỉ ngơi hợp lý, nên nghỉ làm, nghỉ học khoảng một tuần đến 10 ngày. Nên nằm đầu cao. Bằng cách kê đầu cao hơn tim sẽ giúp bạn giảm được phù nề và sưng. Nên dùng các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa.
  • Tuân thủ chế độ ăn trong 10 ngày, nên ăn thức ăn mềm, lỏng, lạnh, không ăn chua. Các loại thức ăn nóng, cứng nên tránh vì có thể gây trầy xước chỗ mỗ và làm chảy máu. Uống nước thật nhiều vừa tránh chảy máu vừa tránh mất nước.
  • Ðôi khi sau mổ có thể bị nôn chừng 1-2 lần. Nếu kéo dài và nôn nhiều lần, bác sĩ điều trị sẽ cho thuốc để điều chỉnh dạ dày giúp bớt nôn.
  • Nên đến bác sĩ trong các trường hợp máu chảy liên tục kéo dài không kiểm soát được từ mũi hoặc miệng, sốt trên 38,6 độ C kéo dài dù uống nhiều nước và uống thuốc đầy đủ; đau đầu kéo dài, không giảm đau dù đã dùng các thuốc giảm đau; sưng, đau, phù nề tăng dần, không thuyên giảm dù đã uống thuốc theo toa.


Alex Lee (tổng hợp)

Source Internet.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.