Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

Học những quy tắc lịch sự tối thiểu


Nếu bạn vẫn có thể ngửi thấy mùi nước hoa của mình vào buổi tối, tức là cả ngày hôm nay mọi người đã mệt mỏi với mùi hương của bạn.

Trang Brightside đưa ra 17 quy tắc lịch sự tối thiểu người nào cũng nên biết. Việc bạn xử lý trước các tình huống sẽ chứng tỏ bạn có phải là người biết cách cư xử hay không:
 
1. Không đặt điện thoại của bạn trên bàn ở nơi công cộng. Điều này được cho là không lịch sự, bởi đó dường như là một cách chứng minh thiết bị này quá quan trọng với bạn, và bạn sẵn sàng cầm lấy nó, hí hoáy nhắn tin, lướt mạng, vào Instagram, Facebook… mà vô tình hay cố ý không để ý người đi cùng. Gặp nhau là để nói chuyện và trao đổi trực tiếp, chứ không phải giao tiếp qua các thiết bị điện tử.
 
2. Nếu bạn đang đi bộ với một người bạn, người đó gặp người quen, bạn cũng nên lịch sự chào lại họ.
 
3. Tránh cười, nói quá lớn, và nhìn chằm chằm vào người khác.
 
4. Đôi giày của bạn luôn luôn phải sạch sẽ.
 
5. Nếu nói “Tôi mời bạn” có nghĩa là bạn sẽ phải trả tiền. Thay vào đó bạn vẫn có thể nói theo cách khác: “Chúng ta đi đến nhà hàng nhé”. Trong trường hợp này việc thanh toán không mặc định là việc của bạn nữa, có thể người kia sẽ tranh trả, hoặc cả hai sẽ chia tiền.
 
6. Trong rạp chiếu phim, rạp hát hay các buổi hoà nhạc, bạn nên di chuyển tới những chỗ phía sau mọi người đang ngồi. Đàn ông nên là những người đi trước.
 
7. Lái xe ôtô, xe máy lao nhanh qua vũng nước, để nước bắn tung tóe vào người đi đường là hành vi không văn minh.
 
8. 9 điều nên được giữ bí mật: Tuổi tác, sự giàu có, mâu thuẫn trong gia đình, tôn giáo, các vấn đề sức khỏe, tình yêu, quà tặng, danh dự và sự xấu hổ.
 
9. Tránh nói chuyện lan man, vô nghĩa trên điện thoại. Nếu bạn cần một ai đó để nói chuyện, cách tốt nhất là hãy tới tìm họ.
 
10. Nguyên tắc vàng khi sử dụng nước hoa là dùng một cách điều độ, vừa đủ. Nếu bạn vẫn có thể ngửi thấy mùi nước hoa của bạn vào buổi tối, tức là cả ngày hôm nay mọi người đã mệt mỏi với mùi hương của bạn.

11. Không bao giờ đến thăm một ai đó mà không gọi điện trước. Một phụ nữ Anh nói rằng nếu như khách không mời xuất hiện trước cửa nhà họ, họ luôn đi giày vào, tay cầm một chiếc mũ và một chiếc ô. Nếu thích người đó, cô ấy sẽ kêu lên: “Tôi vừa mới về nhà”. Nếu không thích, cô ấy sẽ thở dài và nói: “Ô, thật đáng tiếc, tôi đang chuẩn bị ra ngoài”.
 
12. Đừng nghĩ đến việc hẹn hò cô ấy nếu bạn cứ nhắn tin suốt cả buổi tối hôm đó.
 
13. Đàn ông nên đi bộ phía bên tay trái phụ nữ. 
 
14. Phái mày râu không bao giờ nên chạm vào một người phụ nữ mà không có sự cho phép của cô ấy.
 
15. Khi có phụ nữ, đàn ông chỉ nên hút thuốc khi được sự cho phép của cô ấy.
 
16. Tôn trọng thư từ, tin nhắn, đồ đạc riêng tư của mọi người. Các bậc cha mẹ cũng không nên đọc thư của con cái. Các cặp vợ chồng nên tỏ sự tôn trọng lẫn nhau. Lục lọi quần áo, điện thoại, tìm kiếm những thứ không phải của mình là vô cùng khiếm nhã.
 
17. Đừng bao giờ quên nói lời cám ơn những người thân yêu và bạn bè.

Source Internet.

Chuyện chưa từng kể của GS John Vu (Nguyên Phong)

John Vu

Giáo sư John Vu là một nhà khoa học nổi tiếng ở nước Mỹ đứng trong Top 10 những người sáng tạo nhất thế giới, đứng đầu là Bill Gates và Steve Jobs.

Câu chuyện độc đáo, sâu sắc và góc nhìn thông thái của GS John Vu - Nguyên Phong về cuộc trò chuyện thú vị với Bill W. G, khi đi giảng ở hai quốc gia lớn ở Châu Á.

GS John Vu sau khi rời Vice President của Boeing, hiện là Viện Trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học ĐH Canergie Mellon, là dịch giả / tác giả bộ sách Hành Trình về Phương Đông, Đường Mây Qua Xứ Tuyết, Ngọc Sáng Hoa Sen, Trên Đỉnh Tuyết Sơn,... và cuốn mới nhất 2016 là Khởi Hành.

Hè năm ngoái tôi đã đi dạy với Bill G và học được rất nhiều qua kinh nghiệm của người giám đốc điều hành doanh nghiệp này. Khi đi qua nhiều nước, chúng tôi thường xếp hàng ở sân bay. Bill quan sát :
 “Ông có thể thấy ở một số nước, mọi người chờ đợi kiên nhẫn cho đến lượt họ nhưng ở các nước khác, mọi người thường chen lấn xô đẩy. Mọi người mua vé đều có chỗ trên máy bay rồi, vậy sao họ phải xô đẩy người khác? Dường như là giáo dục của họ thiếu đào tạo phép xã giao và sự tự trọng. Nước này vẫn muốn trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới nhưng cứ nhìn vào dân chúng sô bồ, hỗn loạn, chen lấn và thiếu tự trọng này thì còn lâu họ mới lấy được sự kính trọng của những quốc gia khác. Họ có thể có sức mạnh kinh tế nhưng muốn đi xa hơn thì còn lâu lắm vì kinh tế là một chuyện nhưng dân trí lại là một chuyện khác. Không phải to tát, lớn lao là quan trọng nhưng thường những điều nhỏ bé xác định ra hệ thống giáo dục của họ tốt thế nào. Chính hành vi của những người dân xứ đó xác định ra liệu một nước đó có là “Đẳng Cấp Thế Giới” (World Class) hay không ? Một con heo có thể thoa son dồi phấn nhưng nó vẫn là một con heo phải không ?”.


Khi rời khỏi nước này, Bill kết luận : “Quốc gia này còn phải học nhiều vì không có hệ thống dịch vụ tốt ở đây. Cả nước đang hội tụ vào phát triển sản phẩm để xuất khẩu tối đa nhưng họ sẽ không đi xa được nữa. Họ có thể hiểu kinh doanh sản phẩm nhưng không hiểu kinh doanh con người. Toàn thể nền kinh tế là về xây dựng thật nhiều cơ xưởng, sao chép mọi thứ, và xây dựng nhiều sản phẩm giá rẻ nhưng không cần chất lượng cao, nghĩa là họ không nghĩ gì đến khách hàng mà chỉ nghĩ đến quyền lợi của họ. Họ muốn xây dựng mọi thứ, sản phẩm lớn, sản phẩm nhỏ nhưng họ sẽ không bao giờ thành công vì không hiểu nhu cầu của khách hàng; họ không có ý tưởng nào về sự thoả mãn của khách hàng. Từ người quản lý khách sạn tới người phục vụ nhà hàng, từ quan chức mức cao tới công nhân mức thấp, tất cả họ đều hành động y hệt như nhau, cứ vội vàng làm gì đó cho nhanh chóng mà không suy nghĩ. Chúng ta đã đi tìm hiểu rất nhiều cơ xưởng và nếu chú ý, ông sẽ thấy rằng phần lớn các cơ xưởng đều có giám thị người ngoại quốc, và phần lớn các công ty đều có người tiếp thị ngoại quốc bởi vì người của họ không thể làm điều đó. Đó là làm kinh doanh “nửa đường” vì sản phẩm không thể thành công nếu không có dịch vụ, và chính dịch vụ đem khách hàng trở lại”.

Một ngày ở Hàn Quốc, chúng tôi phạm sai lầm bởi việc đi sai chỗ cách xa khách sạn của chúng tôi vài dãy phố. Trời tối khi chúng tôi hỏi đường nhưng không mấy ai nói được tiếng Anh. Cuối cùng một sinh viên đi tới, anh chỉ cho chúng tôi hướng đi tới khách sạn nhưng ngần ngại : “Dễ lạc lắm vì có vài chỗ rẽ phải và rẽ trái và bây giờ đã khuya rồi và rất khó đi khi trời tối, các ông có thể bị lạc lần nữa”. 

Thế là anh ta đề nghị đi cùng chúng tôi tới khách sạn để chắc rằng chúng tôi sẽ không bị lạc. Chúng tôi bước đi quãng mười lăm phút cho tới khách sạn. Khi chúng tôi cám ơn người sinh viên, Bill đề nghị anh ta ăn tối với chúng tôi nhưng anh từ chối vì cần về nhà. Vào lúc đó chúng tôi thấy rằng anh ta phải đi lộn lại theo hướng ngược với chỗ chúng tôi bị lạc. Sự kiện là một thanh niên sẵn lòng giúp người lạ cho dù phải đi ngược lại trong đêm tối đã gây ấn tượng cho cả hai chúng tôi. Bill bảo tôi : “Khi một thanh niên của một quốc gia hành động như vậy, nước đó có tương lai. Đó là điều một quốc gia có “Đẳng Cấp Thế Giới (World Class)”.

Theo Bill :
 “Đẳng Cấp Thế Giới” không phải là nền kinh tế mạnh hay có bao nhiêu triệu phú hay tỉ phú, bao nhiêu đại học hay nhà chuyên môn mà đẳng cấp thế giới là về cách công dân của nó hành động ra sao”.

GS John Vu
(nguồn Hạt Giống Tâm Hồn)

Source Internet.

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

Hàng rong xưa

 
 
 
 
 


 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Source Internet.