Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Tự Biết Mình



 

Photo:

Tự Biết Mình 

Quay về, tôi kiếm lỗi tôi
Quán sâu mới thấy.. lôi thôi đủ điều
Tham lam, sân hận, mạn kiêu
Chê bai, xét nét.. Nói nhiều hơn tu
Bấy lâu nay bị cầm tù
Trong bao cám dỗ, mịt mù lợi, danh
Một lời nói cũng hơn tranh
Tham ái, chấp ngã quẩn quanh giữa đời.
Loay hoay tóc đã bạc rồi
Sống trong phiền lụy một đời đa mang!..

Chiều nay thắp một nén nhang
Chí thành trước Phật ăn năn tội tình
- Con vì bóng tối vô minh
Trần duyên phủ áng Tâm kinh bụi mờ
Việc tu lần lữa, chần chờ
Việc đời tham vọng chưa giờ lãng xao. 

Phước duyên tỉnh thức, hồi đầu
Nguyện theo chân Phật qua cầu tử sanh
Từ nay xin trọn ý lành
'' Phản quan tự kỷ '' tịnh thanh nghiệp trần
Ngày đêm tu tập tinh cần
Bước qua thất niệm để gần Đạo tâm. 
Nguyện không gây tạo lỗi lầm
Nguyện nhìn nhân thế với tầm mắt thương..
Từ bi, khiêm hạ, nhịn nhường
Cõi lòng an tịnh giữa buồn, lúc vui.. 
Con xin dưới bóng Phật ngồi
Đường Tu vững tiến không lùi từ đây.
- Hương hoa chẳng ngược gió bay
Hương người đức hạnh.. Biết ''quay trở về ''..
                     Như Nhiên - Thích Tánh Tuệ

Photo:

Source Internet.

Thị trấn cổ tích 700 năm



Hình ảnh nội tuyến 1

Nói đến vùng sông nước lãng mạn, chắc hẳn mọi người đều nghĩ đến Venice. Nhưng không mấy ai biết rằng, ở Hà Lan còn có một thị trấn nhỏ không hề thua kém Venice, thậm chí còn giống như Thiên đường.
Nước sông chảy chầm chậm, hai bên bờ sông là những ngôi nhà tranh cổ và đẹp. Đây không phải là Venice, cũng không phải là Amsterdam, mà được gọi là “Venice của Hà Lan”.
Nàng không có hương vị buôn bán hối hả của Venice, cũng không có vẻ cổ kính trầm mặc của Amsterdam. Nàng yên tĩnh, đơn giản, để cho mọi người cảm nhận như đang sống trong truyện cổ tích. Và nàng chính là thị trấn Giethoorn.
Nếu như nói truyện cổ tích là không có thật, thì khi đến Giethoorn, bạn sẽ tin vào câu chuyện cổ tích một lần nữa.
thi tran 1
Giethoorn là một ngôi làng tại tỉnh Overijssel, cách thủ đô Amsterdam 120 km. Do vùng đất tương đối thấp, đất đai cằn cỗi và toàn là đầm lầy, lau sậy trở thành thảm thực vật chủ yếu ở đây. Ở gần bờ còn có một số hoa sen và thực vật thủy sinh khác.
thi tran 2
Ngôi làng được thành lập vào năm 1230 bởi một nhóm người tị nạn đến từ miền Nam Hà Lan. Khi lần đầu tiên đến đây, họ đã rất ngạc nhiên bởi số lượng lớn các sừng dê còn sót lại sau một trận lụt lớn. Đó là lý do tại sao nơi này được đặt tên là Giethoorn, có nghĩa là “sừng dê.”
Qua nhiều năm người dân nơi đây phát hiện ra nhiều mỏ than bùn và họ cho đào than bùn ở những khu vực phù hợp với họ nhất, và hậu quả là đã để lại nhiều hố sâu trên mặt đất. Thời gian trôi qua, những hố sâu đó biến thành hồ, rồi thành kênh rất đẹp mà chúng ta thấy ngày nay, đặc điểm đó đã giúp cho ngôi làng trở thành một điểm du lịch rất thu hút.
thi tran 3
Trong làng không có đường đi ô tô, phương tiện giao thông chỉ có xe đạp và thuyền. Vì vậy, ở đây 700 năm không phải sửa đường, không mua một chiếc xe hơi. Thay vào đó là hơn 100 cây cầu gỗ nhỏ được bắc ngang qua kênh đào nhỏ hẹp.
thi tran 4
Sông uốn khúc, sóng vỗ lăn tăn, chèo thuyền du ngoạn trên mặt nước hoặc dừng chân ở đầu cầu, có lẽ đây là linh hồn của Giethoom, cho ta trí tưởng tượng vô hạn, ước mơ bay xa.
thi tran 5
Tuy ở đây yên tĩnh, tự nhiên nhưng không thiếu sức sống, có rất nhiều hoạt động thể thao dưới nước sôi động, có quá nhiều nơi xinh đẹp để chèo thuyền, tản bộ và đi xe đạp chơi đùa.
14747061133243.jpg
14747061147805.jpg
Nếu đi bằng ô tô, bạn có thể đậu xe bên ngoài thị trấn rồi đi vào tham quan. Cho dù ở dưới nước hay trên bờ, bạn đều cảm thấy thị trấn rất yên tĩnh.
thi tran 6
Đi thuyền vào thị trấn, nhìn quang cảnh hai bên hết sức thu hút. Bạn có thể nghe được người chèo thuyền nhẹ nhàng nói chi tiết lịch sử và đặc điểm của từng ngôi nhà.
thi tran 7
Nhà ở Giethoorn rất độc đáo, đến nay vẫn bảo trì nóc nhà truyền thống hình tháp, tất cả làm bằng cỏ lau. Nóc nhà như vậy rất bền và vững chắc, sử dụng được ít nhất 40 năm, hơn nữa mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông, chịu được nắng và gió.
thi tran 8
Nghe nói trước kia người dân nghèo không có tiền mua gạch ngói nên phải dùng cỏ lau để thay thế, nhưng bây giờ cỏ lau là vật liệu xây dựng mà người có điều kiện mới mua được, đắt gấp mấy chục lần gạch ngói.
thi tran 9
Nóc nhà cỏ lau, ngôi nhà thấp nhỏ, mỗi hộ gia đình đều có con sông chảy qua. Hầu như mỗi nhà đều có vườn hoa được chăm sóc cẩn thận để chia sẻ cảnh đẹp với du khách qua đường.
thi tran 10
“Bạn đứng trên cầu ngắm cảnh, người ngắm cảnh trên lầu nhìn bạn, trăng sáng tô điểm khung cửa sổ của bạn, bạn tô điểm cho giấc mơ của người khác”.Tại Giethom, cảnh đẹp nảy sinh tình, tình nảy sinh ý thơ.
thi tran 11
Ở đây, ngoài tiếng vui đùa của khách du lịch, bạn có thể nghe thấy tiếng kêu “cạc cạc” của vịt và tiếng chim hót véo von, quả thật là một thế giới cổ tích.
thi tran 12
Những câu chuyện cổ tích về cảnh đẹp bốn mùa. Mỗi khi mùa xuân đến, vườn hoa trong nhà đua nhau nở, gia cầm và dê ở bên cạnh ăn uống nhàn nhã, trên mặt hồ in bóng ngôi nhà nhỏ màu xanh lá.
thi tran 13
thi tran 14
Mùa hè, những dòng sông trở nên mát mẻ, giống như mở điều hòa không khí tự nhiên.
thi tran 15
Buổi sáng mùa thu, mở cửa sổ là thấy thế giới đầy sương, cỏ xanh thăm thẳm, nước sông phẳng lặng.
thi tran 16
Vào mùa đông, nơi đây trở thành thế giới băng tuyết, dòng sông biến thành một thiên đường cho người yêu thích trượt ván. Từ trẻ em 5, 6 tuổi đến người già thường xuyên trình diễn kỹ thuật nhảy trên băng.
thi tran 17
thi tran 18
Giethoorm thỏa mãn ước mơ của biết bao nhiêu người: Có một vườn nhỏ, không cần quá lớn, một ngôi nhà, không cần nhiều xa hoa, thời gian rảnh rỗi có thể đứng trước cổng ngắm những bông hoa nở rộ, bầu trời đầy mây bay, sóng nước lăn tăn chảy, bốn mùa thay đổi. Thực sự hạnh phúc chỉ đơn giản như vậy!
thi tran 19
Ở chốn thần tiên này, thời gian chầm chậm trôi qua với một ly cà phê và một quyển sách, chỉ một ngày là thỏa mãn rồi!
Mời các bạn chiêm ngưỡng những khung cảnh tuyệt đẹp qua chuyến du ngoạn ngắn của đoàn du khách:
Huy Hoàng
Source Internet.


Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Bob Dylan - Người viết Thơ thành Nhạc


Bob Dylan đã viết gì để hội đồng chấm giải dúi vào tay ông giải thưởng Nobel văn học chứ không phải một tác giả văn học thực thụ đã lăn lộn nhiều năm? Câu trả lời: ông viết nhạc.
Dù không phải một cái tên lạ hoắc hay mới toanh nhưng thực tế là vài tiếng sau khi một trong những ca sĩ – nhạc sĩ vĩ đại nhất của thế kỷ 20, Bob Dylan, được trao giải Nobel văn chương năm 2016, giới chuyên môn cũng như truyền thông vẫn chưa khỏi bàng hoàng.
Murakami sẽ bắt đầu cắt 1 câu thành 3 dòng
Phản ứng đầu tiên của tờ Paris Review, tạp chí lâu đời cho giới cầm bút, đó là: "Hỡi các nhà văn, hãy tập đàn guitar thôi nào! Hãy vứt hết những chiếc máy gõ chứ hay những chiếc bút chì sắc nhọn, hãy mua một cây acoustic guitar hay một cây harmonica ấy".
Và họ dự đoán tiếp sau đây, Haruki Murakami sẽ bắt đầu cắt 1 câu thành 3 dòng, đặt tên sách là Tuyển tập lời bài hát, trong khi đó Don DeLillo đàm phán thu âm cùng hãng Columbia, còn Milan Kundera sẽ tham dự festival âm nhạc tại Newport năm 2017.
Thực ra, chuyện Bob Dylan giành giải không đến nỗi là chuyện từ trên trời rơi xuống. Năm 2008, ông từng nhận được giải Pulitzer. Và lâu nay, giới cá cược cũng đã đặt cửa khá cao cho ông trong cuộc chạy đua tới giải thưởng văn học danh giá nhất hành tinh.
"Vì đã tạo nên những biểu đạt đầy chất thơ trong truyền thống âm nhạc vĩ đại của nước Mỹ", đó là lời của hội đồng xét giải Nobel khi xướng tên Bob Dylan.
Người viết thơ trong nhạc
Không phải lúc nào cũng có thể mở lên một album của Bob Dylan. Đôi khi, âm nhạc của ông đem đến một cảm giác như đang lái một chiếc ô tô mui trần, vỡ nắp, lao trên một sa mạc mênh mông, cát lạo xạo dưới lốp xe. Trên băng sau, một ai đó mặc chiếc quần jeans bạc màu, cầm guitar và hát:
How does it feel, ah how does it feel?
To be on your own, with no direction home
Like a complete unknown, like a rolling stone
(Cảm giác đó ra sao? Cảm giác đó ra sao? / Tự đi trên đôi chân, không biết nơi đâu là hướng về nhà / Như một hòn đá lăn, hoàn toàn chẳng ai hay biết)
Dylan kể chuyện bằng âm nhạc, những câu chuyện tình buồn và những câu chuyện đời buồn của con người trong một thời đại mà Jack Kerouac gọi là “chỉ có thế thấy dòng Mississippi cuồn cuộn chảy qua hàng rào thép gai”. Các nhân vật của Dylan tựa như những hồn ma của nước Mỹ xa xưa đã mất, nhuốm sắc màu rong ruổi, buồn bã nhìn quá khứ khép lại sau lưng.
All the people we used to know
They're an illusion to me now
Some are mathematicians
Some are carpenter's wives
Don't know how it all got started
I don't what they're doing with their lives
But me I'm still on the road    
(Những người chúng ta từng quen / Giờ họ trong tôi chỉ là ảo ảnh / Một vài nghiên cứu toán / Một vài là vợ của người thợ mộc / Chẳng hiểu tất cả chuyện đó bắt đầu từ đâu / 
Tôi không biết họ đang làm gì với cuộc đời của họ / Nhưng tôi vẫn cứ đi)
Emily Dickinson từng nói: "Nếu tôi cảm thấy như đầu lìa khỏi cổ, tôi biết đó chính là thơ ca". Nếu hiểu theo cách này, chẳng ai còn nghi ngờ gì về tính thơ trong lời hát của Dylan cả.
Thế giới của Dylan luôn có những con người rất cụ thể, chẳng hạn như một chàng trai tới New Orleans rồi làm việc trên một con thuyền đánh cá trong Tangled up in blues, một tội phạm da đen bị bắt giam vì bắn chết 3 người trong Hurricane
, hay một người mẹ của 9 đứa con tới từ Baltimore bị chủ nông trang sát hát trong The Lonesome Death of Hattie Carroll,... Thế nhưng, cái thế giới ấy giống như nằm sau một ô cửa chớp, chỉ có thể nhìn vào mà khó lòng chạm đến. Cùng một lúc, Dylan phơi bày tất cả ngôn ngữ nhưng lại không phơi bày gì cả.
Bạn vừa nghe vừa tự hỏi, những chi tiết như nằm mơ thấy thánh Augustine nước mắt ròng ròng, hay ngài Jones bước vào một căn phòng và bắt gặp một người đàn ông trần truồng không quen biết, chúng có ý nghĩa gì không, hay chúng chỉ là một giấc chiêm bao phi lý và lộn xộn? Vài lúc, bạn nghĩ Bob Dylan một nhà thơ thế hệ Beat bị ma ám, vài lúc, bạn cảm tưởng ông là một Luis Bunuel tái tạo ảo giác bằng con chữ, vài lúc khác nữa, bạn lại đinh ninh ông là một Edgar Allan Poe của những người phiêu bạt.
Cứ cắt nghĩa đi. Bạn sẽ cố gắng hiểu Dylan, để rồi, tất cả những gì bạn hiểu được, đó là bạn chẳng hiểu gì về Dylan cả. Thi thoảng, bạn bắt gặp một vài câu tâm đắc, kiểu như:
I hear the ancient footsteps like the motion of the sea
Sometimes I turn, there's someone there, other time it's only me
(Tôi nghe những tiếng bước chân xưa cũ như chuyển động của đại dương / Đôi khi tôi quay lại, có người đang đứng đó, những lần khác chỉ có mình tôi)
Nhưng thế thôi là đủ để bạn yêu ông ấy. Thơ ca mà, hiểu để làm chi đâu, chúng chỉ là để uống trong những đêm sầu, trong những đêm khi đang “leo lên mười hai ngọn núi phủ sương, lê lết vào sáu đại lộ ngoằn nghoèo, len vào giữa bảy khu rừng buồn bã”.
Và rồi, như nhân vật ông toán sư trong Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và Chốn tận cùng thế giới của Murakami, đi đến kết luận đầy cảm tính rằng, Bob Dylan hát cứ như là nghe một đứa trẻ đứng bên cửa sổ xem mưa vậy.
Nhớ lại trong ca khúc Mr.Tambourine man, Dylan viết:
Hey, Mr. Tambourine Man, play a song for me
In the jingle-jangle morning I'll come following you
Take me on a trip upon your magic swirlin' ship
My senses have been stripped, my hands can't feel to grip
My toes too numb to step, wait only for my boot heels
To be wanderin'
I'm ready to go anywhere, I'm ready for to fade
(Này, người gõ tambourine, hãy chơi cho tôi một khúc nhạc / Trong buổi sáng đinh đang, tôi sẽ đi theo người / Đưa tôi đi trên con tàu ma thuật của người / Những giác quan của tôi trơ trụi, bàn tay tôi không còn nắm được lấy / Những ngón chân quá tê cóng để bước đi, chỉ đợi cho gót giày lang thang đây đó / Tôi đã sẵn sàng tới bất cứ nơi đâu, tôi đã sẵn sàng để úa tàn)
Có khi, nghe Bob Dylan cũng như nghe người gõ tambourine đó. Nghe không phải để hiểu thêm về cuộc sống, vì đã quá hiểu về cuộc sống và đã chán ngấy cuộc sống rồi, nghe để úa tàn thôi.


Source news.zing.vn 

Khyết Điểm / Ưu Điểm

Một cậu bé 10 tuổi quyết định học môn võ judo cho dù cánh tay trái của cậu đã mất trong một tai nạn xe hơi. Cậu theo học judo với một võ sư Nhật. Vì tin rằng mình đã học tập rất chuyên cần và tiến bộ nên cậu vô cùng thắc mắc tại sao sau ba tháng tập luyện mà thầy chỉ dạy cho mình mỗi một thế võ duy nhất.

Cuối cùng, không kiên nhẫn nổi nữa, cậu bé hỏi thầy:

-  Thưa thầy, chẳng lẽ con không thể học được các thế võ khác sao?

Ông trả lời:

-  Đây là thế võ duy nhất thầy dạy con, cũng chính là thế võ duy nhất mà con cần phải học.

Tuy không hiểu hết lời thầy nhưng tin tưảng ở thầy, cậu bé tiếp tục tập luyện.

Nhiều tháng sau, võ sư dẫn cậu đến tham dự một cuộc thi judo. Cậu bé rất ngạc nhiên khi thấy mình thắng dễ dàng trong hai trận đầu. Trận thứ ba khó khăn hơn nhưng sau một hồi, đối phương mất kiên nhẫn trong các đòn tấn công, cậu bé đã khéo léo sử dụng thế võ và chiến thắng, vẫn chưa hết ngạc nhiên vì thành công của mình, cậu tự tin bước vào trận chung kết.

Lần này, đối thủ của cậu là một võ sinh cao lớn, to khỏe và dày dạn kinh nghiệm hơn. Vào trận không lâu, cậu bé đã liên tiếp trúng đòn và hoàn toàn bị đối phương áp đảo. Het hiệp đầu, sợ cậu bé bị thương, trọng tài ra hiệu để kết thúc trận đấu sớm nhưng người thầy của cậu không đồng ý:

-  Cứ để cậu bé tiếp tục. - Võ sư yêu cầu.

Ngay sau khi trận đấu bắt đầu lại, đối phương phạm phải sai lầm nghiêm trọng: anh ta coi thường đối thủ và mất cảnh giác. Ngay lập tức cậu bé dùng thế võ duy nhất của mình quật ngã đối phương và khóa chặt anh ta trên sàn. Cậu bé đã đoạt chức vô địch.

Trên đường về, hai thầy trò ôn lại các thế đánh trong từng trận đấu. Lúc này cậu bé mới thu hết can đảm nói ra cái điều ám ảnh trong đầu mình bấy lâu nay:

-  Thưa thầy, làm sao con có thể trở thành vô địch chỉ với một thế võ như thế?

-  Con chiến thắng vì hai lý do. - Người thầy trả lời. - Lý do thứ nhất, con gần như đã làm chủ được một trong những cú đánh hiểm và hiệu quả nhất của môn võ này. Lý do thứ hai, cách duy nhất mà đối thủ của con phá được thế võ đó là họ phải giữ chặt cánh tay trái của con lại - mà con lại không có tay trái.

Đôi khi, một điểm yếu của ai đó lại trở thành điểm mạnh vững chãi nhất của họ. Có ưu điểm là một điều tốt nhưng nếu có thể biến khuyết điểm thành lợi thế lại càng là một điều kỳ diệu hơn.

Hãy tin vào chính mình!

Source Internet.

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

Chiếc Ô Thiền



Photo:

Chiếc Ô Thiền

Con về trời đổ mưa to
Thầy trao con một chiếc Ô che đầu
Con không cần trả lại đâu!
Giữ mà che lúc dãi dầu nắng sương.. 
Ô này tên gọi Tình Thương
Che con trước những nhiễu nhương cuộc đời
Trước bao thuận nghịch, đổi dời
Hàng ngày đối diện vẫn cười an nhiên.

- Không nghe, không nói, không nhìn
Thật ra chỉ được bình yên nhất thời !
Khéo tu, con bỏ .. ''cái Tôi''
Là Ô che mát.. mọi nơi an nhàn..

Thị phi, phải trái ngoài đàng
Vẫn nghe như gió.. qua màn lưới giăng
Lòng mình vẫn sáng như trăng
Vì buông thành kiến, biệt phân mọi điều..

Mưa và nắng cách bao nhiêu ?
Buồn và vui bởi .. ghét, yêu chập chùng..
Tình đời giông tố, bão bùng
Chiếc Ô Hỷ Xả .. con dùng để che..

Đi về, vững bước con nghe!
Ô là.. bóng mát Bồ Đề tặng con .. 

Như Nhiên - Thích Tánh Tuệ


Source Internet.

Cái Tôi- vật cản hạnh phúc nhân sinh




Photo:
Namo Buddhaya



Chúng ta thường không nhận ra được “Cái Tôi cao” ở bản thân mình.
 Bởi chúng ta chỉ công nhận, lắng nghe, thấy vui khi được người khác nói về những cái tốt, thế mạnh của mình. 
Nhưng chúng ta lơ là, không suy nghĩ, thậm chí đôi khi là khó chịu khi nghe thấy những điểm yếu, khuyết điểm 
của mình. - Chúng ta chỉ nhìn thấy những cái mình có mà không biết đến những gì mình còn khiếm khuyết. 
Nói cách khác là tự thỏa mãn với chính mình.

- Chúng ta luôn nhìn thấy kết quả mọi thứ mình làm tốt hơn người khác, không ai bằng mình.

- Chúng ta luôn nhìn thấy mọi thứ của mình là tốt nhất, và không ai có những thứ ấy tốt hơn mình.

- Chúng ta không thể lắng nghe được những điều người khác nói và suy ngẫm về nó.

- Chúng ta không sẵn sàng chấp nhận (đón nhận) sự thay đổi, ngay cả khi biết nó đúng.

- Chúng ta không sẵn sàng nghiên cứu, học hỏi. Sự học hỏi ở đây, không chỉ là học hỏi kiến thức có liên quan 
đến công việc chuyên môn, mà là nhìn và học hỏi ở những người xung quanh, với những điều bản thân mình 
chưa có, không có.
- Một người leo lên nấc thang danh vọng, địa vị càng cao, thì cái tôi mà họ vác trên vai dường như càng nặng. 
Con người mưu cầu danh vọng, địa vị, tình yêu.. vì nghĩ những điều này mang lại cho họ hạnh phúc, nhưng cái tôi
 đã khiến họ trở nên cô đơn, trống vắng, mặc dù sở hữu được trong tay những điều trên.

'' Tôi là ai mà cười khi dấu lệ. Tôi là ai mà còn trần gian thế! '' TCS

Source Internet.