Học thuyết tiến hóa
Theory of evolution
***
Hình vẽ Cây phát sinh của Ernst Haeckel khoảng năm 1879. Ngày nay các thông tin trên cây này không còn đúng nữa, nhưng nó vẫn là một minh họa cho sự phát triển các sinh vật từ một tổ tiên chung.
Cây tiến hóa chỉ ra sự phân nhánh của những loài hiện đại từ tổ tiên chung của chúng ở tâm.. Ba vực chính được tô màu, với vi khuẩn màu xanh dương, vi khuẩn cổ màu xanh lục và sinh vật nhân chuẩn màu đỏ.
Evolutionary tree showing the divergence of modern species from their common ancestor in the centre. The three domains are coloured, with bacteria blue,archaea green and eukaryotes red.
Cây phát sinh chủng loại mô tả quá trình tiến hóa của tất cả các loài sinh vật thông qua dữ liệu về gene rRNA.
A speculatively rooted tree for rRNA genes, showing the three life domains Bacteria, Archae a, and Eucaryota, and linking the three branches of living organisms to the LUCA
(the black trunk at the bottom of the tree)
VIDEO
Tiến hóa đồng quy (Convergent evolution)
Charles Darwin (1809 – 1882) đã công bố thuyết Tiến hoá của mình trong hai cuốn sách kinh điển: “Nguồn gốc các loài” (1859) và “Nguồn gốc con người” (1871). Trong đó ông đã cho rằng:
1) Các loài động vật tiến hoá từ bậc thấp lên bậc cao hơn theo quy luật chọn lọc tự nhiên những biến dị nhỏ ngẫu nhiên có lợi trong quá trình cạnh tranh sinh tồn, được tích tụ dần.
2) Sự sống được hình thành một cách tự phát ngẫu nhiên từ một tập hợp các nguyên tố hoá học.
3) Loài khỉ lớn (tinh tinh) là tổ tiên trực tiếp của Loài người.
Các cuộc chống đối thuyết tiến hóa bắt đầu kể từ khi các ý tưởng về sự tiến hóa gây được sự chú ý vào thế kỷ 19. Ban đầu, vào năm 1859, khi Charles Darwin phát hành cuốn sách Nguồn gốc muôn loài, học thuyết tiến hóa dựa trên chọn lọc tự nhiên của ông bị cho là trái ngược với các học thuyết khoa học khác, nhưng sau đó nó lại được công nhận rộng rãi bởi cộng đồng khoa học.
Trong suốt gần một thế kỷ, các nhà sinh học không bất đồng khi quan sát các quá trình tiến hóa đang diễn ra cũng như là về học thuyết tiến hóa hiện đại. Từ đó về sau, hầu như mọi chỉ trích về thuyết tiến hóa đều có nguồn gốc từ tôn giáo hơn là từ cộng đồng khoa học.
Có luận cứ xem thuyết tiến hóa là tôn giáo, nhưng đã bị bác bỏ, bởi vì tôn giáo thì phải kể đến niềm tin vào siêu nhiên. Những người ủng hộ thuyết tiến hóa đã chỉ ra được rằng thuyết tiến hóa không cuồng tín. Đồng thời những người theo thuyết sáng tạo (creationism) tại Hoa Kỳ lại có cáo buộc những người ủng hộ thuyết Tiến hóa là thứ “tôn giáo vô thần” để ám chỉ đến những thứ dính líu với cuồng tín; tuy nhiên, các tòa án Hoa Kỳ đã bác bỏ chống đối này trong “vụ án thế kỷ”, nguyên cớ là một giáo viên trung học người Mỹ là Scopes bị buộc tội rao giảng thuyết Tiến hóa tại một trường phổ thông ở Tiểu bang Tennesse, nhưng Scopes đã thắng kiện.
Kỳ thực, thuyết Tiên hóa là một học thuyết khoa học như bao học thuyết khoa học khác như toán học (Euclid-Phi Euclid), cơ học Newton-Phi Newton - Non-Newtonian), quang học (hạt-sóng) … Như chúng ta thấy, tất cả chúng đều có quá trình kế thừa và phát huy và dần hoàn thiện (không cố chấp thành kiến như ở một số các học thuyết tôn giáo khác) đem lại lợi ích thiết tực cho sự tiến bộ của loài người.
Theo dòng lịch sử nhân loại, cho thấy tôn giáo chỉ có giá trị hữu hạn ở vai trò luân lý đạo đức xã hội thuộc phạm trù tình cảm, cần hài hòa với khoa học thuộc phạm trù lý trí; bằng ngược lại với thái độ cuồng tín thì chỉ là những sai lầm nghiêm trọng. Nên biết rằng những thứ tâm linh về phép lạ chỉ là những màn ảo thuật cá nhân, chứ chẳng phải là những “siêu khoa học” giải thoát loài người ra khỏi mọi khổ nạn được.
HT
Xem các tham khảo:
Source Internet.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.