Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

CÁC TRẬN CHIẾN LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI - Trận Cannae


I/ Tình hình trước trận đánh

Sau khi Chiến tranh Punic lần thứ hai bùng nổ (218 TCN), đội quân Carthage do Hanilbal chỉ huy đã vượt dãy Alpes để tiến vào lãnh thổ nước Ý. Họ nhanh chóng giành được hai chiến thắng trước quân đội La Mã tại sông Trebia (ngày nay gọi là sông Trebbia) (218 TCN) và hồ Trasimene (217 TCN). Liên tiếp gặp thất bại, Cộng hòa La Mã quyết định cử Quintus Fabius Maximus làm Quan toàn quyền để đối phó với Cathage. Fabius đã quyết định dùng chiến thuật du kích để đánh tiêu hao lựu lượng đối phương. Quân La Mã tập trung cắt nguồn tiếp tế của Hanilbal và tránh giáp mặt trực tiếp với quân đội Carthage.


Chiến thuật này đã không được nhiều người La Mã ủng hộ vì họ cho rằng như vậy là tạo điều kiện cho quân đội của Hanilbal có thời gian chỉnh đốn đội hình và chiến tranh sẽ tiếp tục kéo dài.

Viện Nguyên lão La Mã đã triệu tập ông để bàn lại chiến thuật của ông. Vì vậy Marcus Minucius Rufus, trưởng quan kỵ binh của Fabius lên thay thế quyền chỉ huy quân đội. Minucius, vốn bất mãn với chiến thuật của Fabius ngay từ đầu, đã nôn nóng phát động một cuộc tấn công và giành một thắng lợi bé nhỏ. Người La Mã tỏ ra phấn khởi, bèn đưa ông ta lên làm Đệ nhị Toàn Quyền quan, chỉ huy một quân đoàn chiến đấu riêng biệt với Fabius.

Sau khi Fabius kết thúc nhiệm kỳ sáu tháng, vào năm 216 TCN, Gaius Terentius Varro và Lucius Aemilius Paullus được bầu vào vị trí chấp chính cùng với quyền chỉ huy một đội quân La Mã đông đảo mới được hình thành nhằm tiêu diệt lực lượng Carthage

Cũng vào mùa xuân 216 TCN, Hanilbal đã chiếm được kho quân nhu lớn ở gần làng Cannae ở đồng bằng Apulia.

Đứng trước tình hình này, hai các quan chấp chính La Mã quyết định đưa quân tiến về phía Nam để đối đầu với lực lượng Carthage, họ tìm thấy Hannibal đang đóng quân ở cách bờ trái sông Aufidus khoảng 10 km. Ban đầu mỗi quan chấp chính chỉ huy riêng một nửa lực lượng nhưng sau khi quân La Mã hợp nhất thì theo luật, các quan chấp chính sẽ chỉ huy luân phiên mỗi người một ngày

II/ Các bên tham chiến

Chỉ huy quân đội La Mã là hai quan chấp chính Gaius Terentius Varro và Lucius Aemilius Paullus với khoảng 75.000 bộ binh và 2.400 kỵ binh La Mã, lực lượng đồng minh của họ bao gồm 4.000 kỵ binh, 2.600 bộ binh nặng và 7.400 bộ binh nhẹ (với tổng số khoảng 10.000 lính), như vậy tổng lực lượng của phía La Mã tham chiến là vào khoảng 86.400 người.

Quân đội Cathage do Hanilbal chỉ huy với khoảng 8.000 chiến binh người Libya được trang bị giáp và khí giới kiểu La Mã, 8.000 lính Iberia, 16.000 lính Gaule (8.000 được giữ lại trại trong ngày xảy ra trận đánh) và một số lượng không rõ lính Gaetulia (nam Algérie ngày nay). Đội kỵ binh tinh nhuệ của Hannibal cũng là hỗn hợp của 4.000 lính Numidia, 2.000 lính Iberia, 4.000 lính Gaule và 450 lính Libya-Phoenicia. Phần cuối cùng trong lực lượng Carthage là 8.000 kỳ binh tạo bởi những lính bắn đá người Baleare và bộ binh dùng giáo nhiều chủng tộc. Tổng cộng khoảng 50.000 người.

III/ Diễn biến trận chiến

Quân La Mã sử dụng cách bố trí đội hình bộ binh trung tâm và kỵ binh hai cánh. Cánh phải của đội quân La Mã đóng gần sông Aufidus, kỵ binh của họ được bố trí hai bên sườn còn bộ binh nặng được dồn vào trung tâm đội hình. Với cách bố trí bộ binh nặng này, La Mã hy vọng sẽ chọc thủng được trung tâm.quân Cathage.

Về phía Cathage, Hanilbal chủ trương bộ trí quân theo từng ưu điểm của từng đơn vị. theo đó lính Iberia, Gaule và Celtiberia được bố trí ở giữa, bộ binh Punic được bố trí ở cánh ngoài rìa của toàn đội hình bộ binh. Tuy được trang bị lao ngắn hơn các bộ binh La Mã, bộ binh Punic châu Phi của Hannibal lại trội hơn về khả năng cận chiến và giữ đội hình trong khi giao tranh ác liệt, họ chính là lực lượng tấn công hai cánh của quân La Mã. Kỵ binh cánh trái của quân Carthage (phía Nam gần sông Aufidus) bao gồm 6500 binh sĩ người Iberia và Celtiberia do Hasdrubal chỉ huy. Cánh phải quân Carthage gồm 3500 kỵ binh người Numidia do Hanno chỉ huy. Hai đội kỵ binh hai bên này tấn công kết hợp với chiến thuật vừa đánh vừa lùi bộ binh nhẹ và bộ binh nặng châu Phi vẫn giữ vững đội hình tạo thành thế trận vành trăng khuyết với hy vọng sẽ đập tan được quân đội La Mã.

Sau khi dàn thẳng toàn bộ lực lượng, Hanilbal cầm trung quân gồm lính Iberia và Celtiberia tiến lên phía trước đồng thời giữ cho phần còn lại dần tụt về phía sau tạo thành thế trận hình bậc thang, chiều sâu đội hình ở cả hai cánh và vùng trung tâm của quân Carthage càng lúc càng giảm, mục tiêu của Hanilbal là sử dụng lính châu Phi làm lực lượng dự bị còn lính Iberia và Celtiberia mở đầu cuộc chiến.

Vào giai đoạn đầu trận đánh, kỵ binh hai bên giao tranh ác liệt và đẫm máu ở hai cánh. Với trình độ và lực lượng vượt hơn, kỵ binh Carthage nhanh chóng áp đảo và đánh tan kỵ binh La Mã ở cánh phải đồng thời ập vào hậu tuyến bộ binh La Mã ở trung tâm. Trong lúc kỵ binh Carthage đang áp đảo ở cánh phải, bộ binh trung tâm của hai phía bắt đầu giao tranh. Tuy vượt trội về lực lượng nhưng bộ binh La Mã gặp bất lợi về hướng tấn công, họ bị gió Đông Nam mang theo cát bụi làm giảm tầm nhìn, cát bụi cùng tình trạng vệ sinh (do quân Carthage chặn nguồn nước từ ngày hôm trước) còn khiến tinh thần chiến đầu của quân La Mã sa sút. Dù sao đi nữa, mặt trận trung tâm vẫn là nơi chiến sự diễn ra ác liệt nhất. Nhận thấy tính chất quyết định của việc bộ binh nặng La Mã phải đánh bại bộ binh Carthage tại trung tâm, quan chấp chính Paullus đã dẫn lực lượng của mình trưc tiếp gia nhập trận đánh đang càng lúc càng quyết liệt ở đây. Bên kia chiến tuyến, Hannibal và những người anh em của mình cũng trực tiếp tham gia cuộc chiến đấu, cùng với binh sĩ Carthage ra sức sát phạt đối phương

Đích thân Hannibal đứng chỉ huy trung quân Carthage và ra lệnh cho đội bộ binh yếu này dần lùi về phía sau tạo thành vành trăng khuyết. Với thế trận này của quân Carthage cùng việc vừa tiến vừa đánh, quân La Mã bắt đầu mất cự ly đội hình và có ít không gian để dùng vũ khí chiến đấu. Việc quân Carthage ở trung tâm lùi cũng khiến người La Mã bỏ qua (có thể cũng do cát bụi làm giảm tầm nhìn) mối nguy đến từ các đội bộ binh châu Phi vẫn gần như giữ nguyên vị trí ở ngoài rìa giữ cho thế trận vành trăng của Hannibal. Các giao tranh ở vùng trung tâm cũng tạo thời gian cho kỵ binh Carthage đẩy lùi hoàn toàn kỵ binh La Mã và tấn công hậu tuyến bộ binh La Mã, đẩy lực lượng này vào thế "lưỡng đầu thọ địch".

Bộ binh La Mã bắt đầu lâm vào hoàn cảnh khó khăn khi ngày càng tiến sâu vào thế trận bán nguyệt của Hannibal. Vào thời điểm quyết định này, Hannibal ra lệnh cho bộ binh châu Phi của ông tấn công từ hai cánh, tạo thành vòng vây bao lấy bộ binh La Mã. Không còn đường thoát và bị tấn công từ bốn phía trong một diện hẹp, bộ binh La Mã rơi vào tình cảnh hỗn loạn, và cuối cùng theo như Polybius tả lại thì họ gần như chỉ còn biết đứng chờ chết. Cuối trận đánh, chỉ có khoảng 14.000 (trên tổng số 87.000) lính La Mã, tức là cứ 6 người mới có 1 người, thoát ra được khỏi vòng vây (phần lớn trong số họ chạy về thành phố Canusium ở gần đó).

IV/ Kết quả trận đánh:

Tổng cộng có hơn 75.000 lính La Mã thiệt mạng hoặc bị bắt làm tù binh, trong đó có cả quan chấp chính Paullus. Phía Cathage mất khoảng 16.700 người.

Trận chiến này đã làm cả La Mã lâm vào khủng hoảng. Đội quân tốt nhất của họ đã bị tiêu diệt gần như hoàn toàn, những người còn sống thì bị khủng bố tinh thần nặng nề, viên chấp chính duy nhất còn lại (Varro) thì hoàn toàn mất uy tín, một thảm họa cho quân đội và xã hội của Cộng hòa La Mã. Những người còn sống trở về từ Cannae bị phiên chế thành hai legio và cử ra đảo Sicilia đóng quân như một cách trừng phạt việc họ đã làm mất uy danh quân đội La Mã trên chiến trường. Bên cạnh thiệt hại về người, thiệt hại về tinh thần của La Mã cũng rất nặng nề: Mỗi thành viên tầng lớp trên trong xã hội La Mã thường có một chiếc nhẫn vàng làm dấu, và chỉ trong trận Cannae, Hannibal đã thu được ít nhất 200 chiếc nhẫn vàng như vậy. Người Roma hoảng loạn tới mức họ phải tìm tới các phương thức cổ xưa như hiến tế người để cầu nguyện, ít nhất đã có hai người bị thiêu sống. Lucius Caecilius Metellus, một viên quan bảo dân, hoảng sợ tới mức đề nghị các đồng nhiệm cùng lên thuyền bỏ trốn để làm việc cho nước ngoài. Trong ba mùa chiến dịch, Roma đã mất một phần năm dân số trên 17 tuổi. Ảnh hưởng tinh thần của chiến thắng ở Cannae khiến cho phần lớn miền Nam nước Ý gia nhập liên minh của Hannibal.

Sau trận Cannae, chỉ huy kỵ binh người Numidia là Maharbal đã đề nghị Hannibal lợi dụng thời cơ tiến quân ngay về Roma tuy nhiên Hannibal đã không làm theo lời khuyên này. Hannibal cũng có những lý do của ông khi không tiếp tục tiến quân về Roma. Theo sử gia Hans Delbrück thì thiệt hại trong các chiến dịch trên đất Ý cũng đủ khiến lực lượng của Carthage không thể tấn công thẳng vào Roma còn lực lượng của La Mã, tuy tổn thất lớn sau trận Cannae, cũng đủ để chống lại một cuộc bao vây Roma và duy trì lực lượng trên các vùng khác của Ý bất chấp sự có mặt của quân Carthage. Cách tiến quân của Hannibal sau trận Trasimene (217 TCN) và Cannae (216 TCN), cũng như sự thật rằng mãi 5 năm sau đó ông mới tấn công Roma lần đầu (211 TCN) cho thấy có thể chiến thuật của ông không phải là tiêu diệt tận gốc kẻ địch mà là triệt tiêu tinh thần đối phương bằng một loạt trận đánh để rồi buộc đối phương phải ký một hiệp ước hòa bình kèm theo việc từ bỏ hết các thành bang đồng minh.

Ngay sau trận Cannae, Hannibal gửi một phái đoàn do Carthalo dẫn đầu về Roma để thảo luận một hiệp ước hòa bình với Viện Nguyên lão La Mã. Tuy gặp nhiều tổn thất cả về người và tinh thần, Viện Nguyên lão vẫn từ chối đề nghị của Hannibal, trái lại họ còn tăng gấp đôi nỗ lực chống người Carthage bằng việc tổng động viên toàn bộ nam giới La Mã, thành lập các legio mới từ những nông dân không có đất canh tác và thậm chí là từ nô lệ. Việc tang lễ cho những người đã chết ở Cannae bị chính quyền La Mã hạn chế trong vòng 30 ngày, cũng chỉ có phụ nữ mới được phép khóc lóc ở nơi công cộng.Trận Cannae cũng giúp cho người La Mã có được bài học lớn của họ, từ sau thất bại ở Cannae, quân đội La Mã không bao giờ còn đối mặt sòng phẳng với quân Carthage trên chiến trường, thay vào đó họ sử dụng lại chiến thuật chiến tranh tiêu hao của Fabius - chiến thuật duy nhất hữu hiệu giúp đẩy Hannibal ra khỏi nước Ý.

Sau cùng, La Mã cũng trả được thất bại ở Cannae, họ tiến quân sang châu Phi, Publius Cornelius Scipio Africanus, con trai của P.C.S Aemilianus chỉ huy quân La Mã đánh bại Hannibal tại trận Zama, kết thúc Chiến tranh Punic lần 2.

Source: http://webtruyen.com/cac-tran-chien-lam-thay-doi-the-gioi/tran-cannae_1118794.html

CÁC TRẬN CHIẾN LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI - Trận Arbela(Gaugamela) 331 Trước Công Nguyên Macedonia, Hy Lạp Vs Ba Tư


1. Nước tham gia: Liên quân Macdeonia-Hy Lạp vs Ba Tư.

Tướng cầm quân: Alexander Đại Đế(Macedonia) vs Hoàng đế Darius( Ba Tư).

Năm 331 BC Alexander nước Macedonia đã đánh bại Hoàng Đế Darius III của đế chế Ba Tư-Persia trong trận Gaugamela-một địa danh nằm ở phía Bắc nước Iraq ngày nay, nó cũng ko xa thành phố Arbela nên trận đánh này còn đưọc gọi là trận Arbela. Phe liên quân Macedonia-Hy Lạp có 40.000 bộ binh, 7000 kỵ binh còn phía quân Ba Tư đông gấp bội với 56.000 bộ binh, 35.000 kỵ binh, 200 chiến xa và 15 voi chiến. Kết quả đương nhiên Alexander vĩ đại đã giành chiến thắng chỉ với thiệt hại 3000 bộ binh + 1000 kỵ binh còn 100.000 quân Ba Tư gần như bị tiêu diệt toàn bộ số còn lại đều bị bắt hay bị thương.

2. Tình hình trước trận chiến

Alexander Đại đế được coi là người có những đóng góp lớn trong tiến trình phát triển của lịch sử văn minh nhân loại. Ông có tham vọng thống nhất phương Đông và phương Tây về một mối với khẩu hiệu "Tất cả trên thế gian đều là anh em" (World brotherhood of all men). Nhưng cái chết ở tuổi 33 khiến mơ ước của ông không bao giờ thành hiện thực

Alexander đã chiến thắng người Ba Tư hai lần trước trận Arbela này. Đó là trận chiến với 20000 kỵ binh Ba Tư ở sông Granicus và trận chiến với 20000 bộ binh Hy Lạp đánh thuê của vua Memnon xứ Rhodes. Sau khi chiến thắng, ông tha chết cho toàn bộ quân Ba Tư tù binh nhưng xử tử hết đám lính đánh thuê Hy Lạp, và gọi chúng là quân phản quốc. Sau cái chết của Philip, cha mình, Alexander hoàn toàn nắm toàn quyền trong tay, ông nắm giữ vùng Tiểu Á, sau đó hành quân xuống bờ biển Địa Trung Hải nghênh chiến với Hải quân Ba Tư. Alexander muốn làm sạch quân địch phía sau trước khi tiến quân nghênh chiến với bộ binh Ba Tư. Đây là cuộc chiến quyết định để "làm cỏ" toàn bộ đế quốc Ba Tư.

3. Diến biến:

Ngày 1/10/331 BC, Lúc mặt trời mọc, Alexander dẫn quân đội của mình chiếm lĩnh trận địa. Sau đó, ông dàn quân theo chiến thuật mà người Ba Tư chưa bao giờ được thấy trước đó: cho quân di chuyển theo hướng xiên về cánh phải. Cánh phải là đội quân xáp trận với quân Ba Tư trước tiên. Một đội hình bộ binh nhẹ che chắn phía trước. Để đẩy lui đợt tấn công của đội quân Ba Tư có số lượng áp đảo, Alexander cho bố trí kỵ binh và bộ binh bọc phía sau. Cánh quân này có thế di chuyển sang phải, trái hoặc lùi về phía sau khi cần, hỗ trợ cho cánh quân chủ lực bên phải.

Đội hình hình xiên của Alexander.

Bố trí của quân Ba Tư.

Darius nhận thấy rằng người Hy Lạp, trong khi di chuyển về phía trước, cũng di chuyển xa địa hình bố trí phục kích của quân Ba Tư. Để ngăn hướng di chuyển sẽ xé toang đội hình kỵ binh của mình, Darius điều kỵ binh nặng lên ứng chiến với cánh phải của Alexander. Sau đó, Darius tung chariot-chiến xa ngựa kéo ra ứng chiến.

Hai bên giao chiến.

Trong lúc đàn giao chiến với kỵ binh Ba Tư, Alexander điều các đơn vị bộ binh sang bên sườn đội hình, thọc vào đội hình quân Ba Tư. Quân Ba Tư cố gắng tấn công phá vòng vây, mở ta một khoảng cách phía trước đội hình của mình. Alexander nhận thấy khoảng cách. Ông đã tách quân, gồm một số hypaspist(bộ binh được trang bị giáp, khiên, kiếm hoặc giáo), và bốn tiểu đoàn bộ binh pha-lăng và đánh thẳng vào đội hình của Darius. Quân Ba Tư rối loạn vì đội hình chính diện tan vỡ. Darious tháo chạy. Nhưng cánh phải của quân Ba Tư, chọc thủng sườn trái quân Macedon và đánh vào doanh trại Macedon để mở đường máu cho Darius. Alexander chuyển quân về phía sau và tấn công. Quân Macedon đuổi theo tàn quân Ba Tư 35 dặm đường, giết hàng ngàn người.

Quân Ba Tư mở đường máu và rút chạy.

Nếu nhận xét về mặt chiến thuật quân sự thuần tuý đây đúng trận hay nhất trong lịch sử. Thay vì dàn quân thành hàng ngang như các tướng lĩnh đương thời thường làm, Alexander xếp quân thành hình cánh cung, ông dụ cho quân địch, vốn nhiều kỵ binh tiến lên trước đánh thọc sườn, 2 bên ông bố trí lính cầm thương chuyên chống kỵ mã để cầm chân quân địch. Sau đó Alexander dẫn đạo kỵ binh Macedonia cực kỳ thiện chiến xông thẳng vào vị trí Darius đang đứng. Đội hình Ba Tư lập tức rối loạn, họ tưởng rằng Alexander sẽ bối rối khi bị kỵ binh đánh thọc sườn và phải cho kỵ binh của mình hỗ trợ. Nhưng đằng này ông lại co cụm phòng thủ bằng giáo dài rồi bất ngờ vây đánh chủ tướng. Kết quả, đạo quân Ba Tư khổng lồ nhanh chóng tan rã, Hoàng Đế Darius bỏ chạy bán sống bán chết. Đây có lẽ là chiến thắng quan trọng nhất, huy hoàng nhất trong cuộc đời binh nghiệp vốn dĩ vô cùng vẻ vang của Alexander đại đế.

Trận này, quân Ba Tư có sự tham gia của 15 voi chiến, có thể nói đây là một trong những trận đánh đầu tiên trên thế giới của tượng binh. Nhưng 15 chú voi nay do di chuyển xa nên chỉ ra chiến trường... làm cảnh. Quân Macedon ban đầu cũng bối rối với tượng binh. Sau khi chiến thắng, Alexander đã bắt 15 con voi đầu tiên này vào quân đội của mình, tiếp tục bổ sung thêm một số nữa khi đánh chiếm phần còn lại của Ba tư.

4. Kết quả trận chiến:

Nền văn minh Phương Tây theo bước chân chinh phạt của Alexander mà mở rộng sang phía Đông, tiến đến sát biên giới Ấn Độ.

Alexander vào thành Babylon và tự xưng là Đại đế mới của Ba Tư, truyền bá nền văn minh phương Tây đến Châu Á, áp đặt nền "cộng hòa", "dân chủ kiểu Hy Lạp" lên thể chế phong kiến vốn có của Châu Á. Bởi vì cuộc chinh phục của mình, người châu Âu sẽ không bao giờ trở thành nô lệ của một vị vua thần thánh, như ở Ba Tư hay Ai Cập.

Source: http://webtruyen.com/cac-tran-chien-lam-thay-doi-the-gioi/tran-arbelagaugamela-331-truoc-cong-nguyen-macedonia-hy-lap-vs-ba-tu_1118793.html

CÁC TRẬN CHIẾN LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI - Trận Tours-Poitiers 732 Islamic Moors Vs Frank Carolingian


1. Hoàn cảnh Trước trận chiến:

a. về phía người Moor:

đế quốc hồi giáo sau thời kỳ trị vị của 4 vị Caliphate đầu tiên: Abu Bakr, Umar, Uthman, Ali đã xảy ra sự phân chia trong nội bộ và dẫn đến sự cai trị của triều đại Umayyad với Caliphate Yazid I. sau khi gảii quyết xong nội bộ giữa Husseyn và Yazid I đế quốc hồi giáo đã tiếp tục con đường bành trướng của mình lúc này về phía đông quân hồi giáo đã chiếm đóng được khu vực Pakistans ngày nay. sau khi đánh bại đế quốc Sanassids- Persia, đế quốc Byzantine cũng bị đánh bại và mất các vùng đất ở khu vực Syria, bắc phi cho dù Leo the Isaurian đã đánh bại được quân hồi giáo trại Trận Akroinon và bảo vệ được những vùng còn lại của đế quốc Byzantium.

sau khi chiếm trọn Bắc Phi quân đội hồi giáo tiếp tục con đường chinh phục của mình khi vượt qua eo Gibraltar dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh Tariq ibn-Ziyad. và họ đã chiếm trọn toàn bán đảo Iberia. đánh bại quốc gia của người Visigoth năm 711. Al-Samh ibn Malik al-Khawlani chọn Narbonne làm thủ đô vào năm 720. tuy nhiên vẫn còn vài vùng còn nằm trong tay các công tước người Visigoth như Alet, Béziers, Agde, Lodève, Maguelonne, and Nîmes nhưng hoàn toàn thần phục triều đại của người Moors.

Sau đó họ vượt qua dãy Pyrenees tiếp tục thám hiểm tới vùng nước Pháp ngày nay. tuy nhiên cuộc thám hiểm của họ bị dừng lại đột ngột ở trận chiến Thành Toulouse khi công tước Odo d" Aquitaine đánh bại được cuộc vây hãm thành Toulouse và làm Al-Samh ibn Malik" bị thương trầm trọng.

nhưng sự thất bại này không làm dừng bước tiến của quân hồi giáo vào năm 725 lực lượng arab đã chiếm cứ được Atun ở tỉnh Burgundy nước Pháp ngày nay.

b. về phía người Frank:

vương quốc của người Frank đã được mở rộng dưới thời kỳ của Charles Martelđang trên đường trở thành một lực lượng lớn ở châu âu trờ thành Western Holy Roman empire đầu tiên.

2. các bên tham chiến:

a. phe Carolingian Frank:

chỉ huy Charles Martel với quân đội xấp xỉ 30000 người hoàn toàn là bộ binh.

b. phe người Moors:

chỉ huy Abdul Rahman Al Ghafiqi quan đội xấp xỉ 80000 người bao gồm nhiều dạng binh lính từ kỵ binh đến bộ binh nhưng mạnh nhất là đội hình kỵ binh.

3. Diễn biến:

Năm 732 lực lượng người Moors tiến vào miền nam nước pháp và tiến dần đến sông Loire, ngoài đại quân phía sau đi khà chậm thì nhóm quân tiền phong phía trước được chia thành những nhóm nhỏ và tiến hành các cuộc tập kích cướp phá làng mạc. vì cuộc hành quân này có rất nhiều ngựa đi cùng nên đội quân hồi giáo tiến hành việc tấn công vào cuối năm sau khi thu hoạch lúa mì. để có thức ăn cho ngựa.

họ đột nhiên tập kích và chiến thắng Eudes tại Bordeux cho dù 11 năm trước Eudes đã chiến thắng tại Toulouse. tại sông Garones Bordeux quân của Abdul đã chiến thắng nhanh chóng quân của Eudes với lợi thế tuyệt đối về kỵ binh hạng nặng mà lúc này chưa có quân đội nào của châu âu có được (trừ kị binh cataphrath của byzantine)

Sau đó quân đội của Abdul tiếp tục tiến bước về vị trí giữa thành phố Poitiers và Tours tại đây quân của Charles Martel cũng đang tiến tới.quân của Charles được huy động đến số lượng gần 30000 là thành công ngoài dự tính của Charles. tuy nhiên cũng như các đạo quân khác của châu âu cùng thời kỳ đạo quân của charles đa phần là Bộ binh (man at arm) và một ít nông dân vũ trang gần như vô dụng.

Charles tổ chức quân đội của ông theo đội hình Phalanx khi xưa, với quân bộ binh cầm giáo đứng thành hình vuông và cùng với cây cỏ dùng để ngụy trang họ là sự đe dọa to lớn cho bất kỳ đội kỵ binh nào.

trong bảy ngày đầu tiên hai bên có những cuộc giao tranh nhỏ. tuy nhiên Abdul còn chờ đợi nguồn cung cấp nhu yếu phẩm và các đội quân về tập hợp nên ông kéo dài cuộc chiến. và điều này rất có lợi cho Charles vì ông đang đợi các đạo quân bộ binh đầy kinh nghiệm của ông từ khắp nơi trong vương quốc đến tập hợp đây là niềm hy vọng duy nhất của Charles.

Quân của charles tập hợp trên những ngọn đồi và dùng dân binh quanh vùng để cướp phá quân của Abdul. Charles đã bình tĩnh chờ đợi sự tấn công của phe bên kia và không rời khỏi vị trí định sẵn. đây là một canh bạc mà Charles đã liều lĩnh đặt vào.

Cuối cùng Abdul không thể chờ đợi lấu hơn nên quyết định đánh đội quân của Charles để tiếp bước đi đến Tours nhằm có thêm nhu yếu phẩm.

Và để làm điều này Abdul đã hạ lệnh cho quân của ông leo lên đồi và từ bỏ ưu thế của kỵ binh băng khi phải băng qua khu rừng

Charles đã chuẩn bị cho trận chiến này từ lâu và ông nắm rất rõ về quân đội của Abdul, bản thân ông cũng biết rõ là nếu lực lượng của ông không chống lại nổi Abdul thì cũng không có lực lượng nào khác làm được điều này. ông đã có lợi thế về địa hình khi là người chọn địa điểm trận chiến với toàn bộ bộ binh của ông ở trên đồi và có cây cỏ làm bình phong ngụy trang.và ông cũng có lợi thế thứ hai là quân Abdul không hề biết gì về quân đội của ông cả.

Lúc này mùa đông sắp tới quân của Abdul không được trang bị để chống chọi là mùa đông trong khi quân của Charles đã được chuẩn bị khá kỷ về vấn đề này. ngoài ra quân của Abdul cũng muốn chờ đợi quân của Charles tiến ra đồng bằng để họ có thể sử dụng ưu thế về kỵ binh hạng nặng.

Tuy nhiên bên Charles cũng kiện quyết bám trụ lấy ngọn đồi dùng tư thế phòng ngự và cây rừng để chờ đợi quân của Abdul.

Về thực tế thì thiên thời và địa lợi đều nằm trong tay của Charles. trận chiến này là một cuộc chiến cân não xem ai có bản lĩnh chờ đợi lâu hơn. và về mặt này Charles đã thắng Abdul sau bảy ngày giao tranh bất phân thắng bại đã không nhẫn nại được nữa và quyết định tấn công.

Tất nhiên Abdul cũng có chỗ dựa là kỵ binh hạng nặng của ông là hoàn toàn có ưu thế lớn. tuy nhiên khắc tinh của kỵ binh chính là đội hình phalanx. tuy rằng kỵ binh của Abdul được trang bị Lance và kiếm. một vài lần họ đá phá vỡ được đội hình kiểu phalanx của bên Frank nhưng cái giá phải trả là quá lớn, trong khi bên Frank nhanh chóng phục hồi đội hình của mình như những gì họ được huấn luyện suốt 11 năm.

Đến ngày thứ hai của trận chiến quân đội của Abdul đã phá vỡ được đội hình hình vuông của Charles họ tiến lên cố gắng tấn công để giết chết Charles tuy nhiên đội cận vệ của Charles vẫn giữ được đội hình và đã chiến đấu rất anh dũng đẩy lùi được quân hồi giáo.

Vào thời điểm này nhu yếu phẩm của Abdul cũng sắp cạn kiệt và ông ta đang phải cử kị binh để lấy nhu yếu phẩm từ Bordeux. tuy nhiên Charles đã cử đạo quân do thám của mình đi trước và đã cướp được lương của Abdul tịch thu rất nhiều lương thực và nô lệ.

Tin tức từ vụ cướp lương này đến tai Abdul và ông ta biết không thể cầm cự lâu hơn vì nhu yếu phẩm đã cạn nên ông đã ra lệnh rút quân. quân của Abdul lần lượt rút về trại của mình. còn Abdul thì bị bao vây và điều này dẫn đến cái chết của ông.

Phía bên kia họ cũng cố lại đội hình phalanx và chuẩn bị tái chiến vào ngày hôm sau.

Ngày hôm sau người Arab không quay lại cuộc chiến còn Charles cũng không dám cho quân mình tiến ra vì sợ bị tập kích trên đồng bằng sẽ là điểm yếu chết người của quân Charles. chỉ đến khi quân do thám của Charles do thám toàn diện doanh trại của quân Moors ông mới biết quân Arab đã rút lui từ ban đêm chạy về bên kia dãy Pyrenees và mang theo tất cả những gì có thể đưôc.

4. kết cục trận chiến:

Phe Charles Martel thương vong tầm 1500, phe Abdul thương vong tầm 12000 Abdul chết tại trận

Dù sau này quân Moors có quay lại tấn công nhưn không thể thành công, Charles Martel đã đẩy lùi quân Moor sang phía bán đão Iberia và không thể quay lại tấn công châu âu. lúc này phía người Moors nãy sinh nội loạn những người đứng đầu ở Iberia thành lập nên một quốc gia hồi giáo đặt thủ đô ở Corduba và ly khai với Caliphate ở trung đông sau trận nội chiến tại Zab năm 750.

Charles Martel cũng tạo nên vương triều Carolingian các con cháu ông như Pepin lùn, Charlemagne chiếm được vùng phía bắc của Tây ban nha cùng Catalonia(vùng Bârcelona ngày nay) làm vùng đệm giữa người hồi giáo và người thiên chúa. cũng như trở thành Holy Roman Empire đầu tiên

Source: http://webtruyen.com/cac-tran-chien-lam-thay-doi-the-gioi/tran-tourspoitiers-732-islamic-moors-vs-frank-carolingian_1118792.html


CÁC TRẬN CHIẾN LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI - Trận Marathon, Năm 490 Trước Công Nguyên Hy Lạp Vs Ba Tư


1. Nước tham chiến: Hy Lạp vs Ba Tư.

Tướng cầm quân: Mitiades( Hy Lạp), Datis( Ba Tư).


2.Địa điểm:

Marathon nằm cách Athens 42km, là một thung lũng bằng phẳng có núi rừng bao quanh ba mặt: Bắc, Tây và Nam. Phía Đông Marathon là vùng biển Aegean quanh năm sóng vỗ

3. Hoàn cảnh trước trận chiến

Vào những năm cuối thế kỷ 5 TCN trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ phát triển, bằng các cuộc chinh phục mở rộng đất đai. Ba Tư đã trở thành một đế quốc hùng mạnh ở Tây Á với diện tích gần 2 triệu km². Lãnh thổ đế quốc Ba Tư phía Bắc giáp biển Đen, biển Caspi, biển Aral; phía Nam giáp biển Đỏ, vịnh Persian, biển Ả Rập; phía Tây kéo dài tới sông Danube và bờ Địa Trung Hải; phía Đông giáp sông Ấn. Mặc dù đế quốc đã rộng lớn như vậy nhưng hoàng đế Ba Tư Darius I Đại Đế (trị vì:522 TCN-485 TCN) vẫn không bỏ mộng bá chủ thế giới, xâm lăng chinh phục, mở rộng hơn nữa lãnh thổ của mình.

Darius Đại Đế, hoàng đế của Đế quốc Ba Tư. Tám năm trước khi trận chiến Marathon diễn ra, thành bang Athens thuộc Hy Lạp đã chi viện cho cuộc nổi dậy của nhân dân vùng Tiểu Á chống lại sự thống trị của Ba Tư. Bằng sự chi viện đó, các bộ tộc gốc Hy Lạp vùng Tiểu Á đã đánh chiếm và thiêu hủy thành Sardis, một đô thị giàu có và sầm uất của Ba Tư. Tuy nhiên chỉ 2 năm sau quân Ba Tư đã dẹp tan được cuộc nổi dậy đó. Việc Athens, một tiểu quốc nhỏ bé ở phía Tây xa xôi dám giúp đỡ các bộ tộc Tiểu Á chống lại mình đã làm cho Darius I nổi giận, thực hiện ý đồ trả thù người Athens và là cũng là dịp may hiếm có để tiến hành cuộc chinh phục tiếp theo. Theo sử gia Herodotus thì để thể hiện quyết tâm của mình, Darius I đã sai đêm cây cung ra và bắn một mũi tên lên trời mà nói rằng: "Xin Thượng Đế cho con được tự tay trả thù người Athens".

Ngay sau đó, Darius I tăng cường ổn định tình hình trong nước, xúc tiến việc củng cố quân đội, đóng thêm thuyền chiến, tích trữ lương thảo và chờ thời cơ thực hiện ý đồ. Năm 492 TCN, ông tiến hành cuộc viễn chinh lần thứ nhất đánh chiếm eo biển Henretspon và xứ Theraso. Tuy nhiên hạm đội của ông bị quân Theraso tiêu diệt. Cuộc viễn chinh lần thứ nhất thất bại.

Hai năm sau, Darius I lại điều động lực lượng tiến hành cuộc viễn chinh lần hai. Trong cuộc viễn chinh này hạm đội Ba Tư có tới 600 chiến thuyền và 10 vạn quân dưới sự chỉ huy của tướng Datis và Artaphernes. Đoàn quân viễn chinh xuất phát từ đảo Samos, men theo bờ biển vùng Tiểu Á chiếm các đảo Naxos, Delos. Nhân dân các đảo đã quyết chiến đấu một cách dũng cảm. Nhưng chỉ sau một tuần, quân Ba Tư đã chiếm được các đảo. Hầu hết các cư dân ở đây đều trở thành nô lệ và vùng biển này trở thành căn cứ xuất phát của hạm đội Ba Tư sang phía Tây. Sau thắng lợi đó, Ba Tư tiếp tục tiến vào biển Attica và sau đó đổ bộ lên Marathon. Cuộc đổ bộ thực chất chỉ nhằm kéo quân Athens bỏ ngỏ thủ phủ Athens tạo điều kiện cho họ men theo bờ biển để vòng lên đánh chiếm.

Chuẩn bị chiến tranh:

Mùa thu, đồng bằng Marathon khá ẩm ướt. Quân Ba Tư sau khi đổ bộ đã tiến hành dựng lều trại trên bãi biển với ý định nghi binh, làm cho người Athens tưởng rằng họ sẽ tác chiến tại đây. Được tin quân Ba Tư đổ bộ, sau khi để lại một lực lượng bảo vệ, các tướng lĩnh Athens nhanh chóng điều hơn 1 vạn quân đến Marathon. Trên ngọn đồi Cotroni nhìn xuống thung lũng Marathon mà phía xa, trên bãi biển quân Ba Tư đang kéo thuyền lên bờ và đóng trại, một cuộc họp quan trọng của hội đồng tướng lĩnh Athens được triệu tập. Đây là cuộc họp có ý nghĩa quyết định vận mệnh của thành bang Athens trước sự xâm lược của người Ba Tư. Hội đồng tướng lĩnh bao gồm 10 đại biểu đại diện cho các địa phương thành lập xứ Athens và một vị thẩm phán cao cấp là Callimachus. Cuộc họp diễn ra trong không khí căng thẳng nhưng tất cả 11 con người đều thể hiện ý chí quyết tâm chiến đấu một mất một còn với quân Ba Tư. Một vấn đề nan giải được đặt ra và gây tranh luận trong cuộc họp là tiến hành giao chiến ở đâu và như thế nào? Nên giao chiến với quân Ba Tư ngay trên cánh đồng hay lùi về giữ các ngọn đồi, nơi có địa thế cao nhằm ngăn chặn quân Ba Tư và chờ quân tiếp viện tới? Cuộc tranh luận kéo dài và trong 10 vị thủ lĩnh đại diện cho 10 địa phương của Athens thì có 5 người đồng ý giao chiến ngay tại Marathon và 5 người không đồng ý. Những người không muốn giao chiến ở Marathon cho rằng lực lượng ở đây quá ít, mà quân Ba Tư lại quá đông lại có kỵ binh mạnh, nếu quân Athens giao chiến ở đây e khó có thể bảo toàn lực lượng và thất bại là điều khó tránh khỏi. Đối với những người quyết tâm giao chiến ở Marathon, trong đó có Miltiades, một vị tướng mưu lược tài ba của Athens thì cho rằng quân Ba Tư dù đông nhưng nếu giao chiến ở đây sẽ bộc lộ nhiều điểm yếu. Kỵ binh Ba Tư với tài phi ngựa, bắn cung là lực lượng chủ yếu của quân Ba Tư chỉ quen đánh phân tán, nếu đánh tập trung sức chiến đấu sẽ bị hạn chế. Vả lại giờ đây, các tướng lĩnh Athens đã nhìn thấy phần lớn lực lượng kỵ binh này đã xuống thuyền về Athens theo đường biển. Số kỵ binh còn lại của Ba Tư sẽ khó cơ động trên cánh đồng chật hẹp, lầy lội. Quân Ba Tư lại là đội quân hỗn hợp của nhiều dân tộc bị chinh phục, chiến đấu không có mục đích, không được huấn luyện một cách kỹ càng và đặc biệt chỉ được trang bị vũ khí ngắn và cung tên là chủ yếu. Trong khi đó quân Athens mặc dù lực lượng ít hơn nhưng họ được huấn luyện kỹ, được trang bị giáo và mác dài hơn, có kỷ luật và tinh thần chiến đấu cao. Cuộc họp kéo dài mà chưa đến kết luận và còn phải chờ quyết định cuối cùng của Callimachus. Để giúp ông có quyết định hoàn toàn đúng đắn, Miltiades đã nói:

" Callimachus, bây giờ là tùy thuộc ở bạn muốn đưa Athens vào vòng nô lệ, hoặc là đảm bảo nền tự do của thành này và giành lấy cho bạn một vinh quang bất diệt còn hơn vinh dự mà Hamodius và Aristotle đã có. Bởi vì từ khi người Athens hợp lại thành một dân tộc, chưa bao giờ họ lâm vào một cơn nguy hiểm như thế này. Nếu họ quỳ gối trước mặt quân Medes, họ sẽ bị giao cho Hippias và bạn cũng biết khi đó họ sẽ đau khổ biết chừng nào. Nhưng nếu Athens chiến thắng trong cuộc thử sức này, nó có thể từ chiến thắng đó để trở thành đô thị số một của Hy Lạp. Lá phiếu của bạn là quyết dịnh chúng ta có chấp nhận giao tranh hay không. Nếu bây giờ chúng ta không giao chiến, một vài phần tử âm mưu sẽ chia rẽ Athens và đô thị sẽ rơi vào tay Medes. Nhưng nếu chúng ta chiến đấu trước khi có chuyện gì xảy ra tại Athens, tôi tin rằng chúng ta có thể chiếm phần tốt đẹp trong cuộc giao tranh. "

Trước lời lẽ chân thực và đầy sức thuyết phục của Miltiades, Callimachus đã bỏ phiếu đứng về phía những người quyết tâm giao chiến với Ba Tư ngay tại Marathon.

4. Diễn biến:

Từ quyết định đúng đắn đó, Callimachus ra lệnh cho quân Athen chuẩn bị giao chiến. Xuất phát từ đặc điểm địa hình cánh đồng Marathon, hai bên đều là đầm lầy, mùa thu vào thời điểm trận đánh lại bị ngập nước, Callimachus và Miltiades đã thay đổi cách bố trí đội hình phalax thông thường. Với 11.000 bộ binh, thay vì tổ chức thành một khối dày đặc, Callimachus đã kéo dài đội hình với chính diện hơn 1km bằng chiều rộng cánh đồng, sát các khu vực đầm lầy. Bên cạnh đó, hai đầu đội hình được tăng cường lực lượng, giữ nguyên tám hàng xung trận, quân Athen ở chính diện và hai đầu, kích hàng ngang tiến nhanh về phía quân Batư.

Trước quyết tâm giao chiến của quân Athen, lực lượng nghi binh còn lại của quân Batư với khoảng 10.000 bộ binh và 10.000 kị binh cũng dàn đội hình theo kiểu phalax với chính giữa là bộ binh và hai bên sườn là kị binh. Sau đó các tướng lĩnh Ba tư cũng thúc quân tiến lên công kich. Thế là cả 2 đội quân với hàng vạn chiến binh, hừng hực khí thế lao vào nhau quyết tử.

Do số lực lượng bộ binh đông và dày đặc, lúc đầu quan Ba tư đã đẩy lùi được chính diện quan Athen, buộc phía Athen phải chống cự một cách quyết liệt, nhưng rốt cuộc cánh giữa vẫn bị chọc thủng và bị dồn qua cánh đồng về nơi xuất phát. Song ở hai đầu bộ đội hình quân Athen, bộ binh nặng đã ngăn chặn đẩy lùi được kị binh Ba Tư. Cuộc chiến đấu diễn ra giằng co và quyết liệt. Các chiến binh 2 bên quấn lấy nhau, đâm chém không dứt, hò reo làm vang động cả một vùng. Đội hình tiến công của quân Ba Tư dần rơi vào thế bất lợi. Quá trình tiến lên, mặc dù đã đẩy đuwocj quân Athen ở chính diện về phía sau, nhưng lại lọt vào giữa đội hình đối phương trên một khu vực chật hẹp, hàng vạn quân Ba Tư hầu như bị bao vây từ ba mặt, không phát huy được sức mạnh của kị binh. Chính lúc đó, tiến kèn hiệu lệnh từ phía quân Athen vang lên, quân Athen từ cánh phải và cánh trái đội hình tiến công mãnh liệt vào hai bên sườn đối phương, tạo thành gọng kìm khép chặt quân Ba tư, cùng lúc cánh giữa quân Athen cũng nhanh chóng tập hợp, ổn định đội hình quay lại tiến công. Đội hình quân Ba Tư chững lại, lâm vào tình trạng bị bao vây hoàn toàn, bị chia cắt và rối loạn. Tuy nhiên, quân Ba Tư vẫn chiến đấu, người trước ngã, người sau tiến lên. Hàng loạt mũi tên dày đặt từ phía quân Ba Tư vẫn tiếp tục bay qua đầu tiền quân Athen. Nhưng tất cả mọi cố gắng của quân Ba Tư đều không hiệu quả, hàng ngũ họ vẫn tiếp tục bị rối loạn và thương vong không kể xiết. Những ngọn kích dài vẫn tiếp tục quật ngã các chiến binh Ba Tư có vũ khí ngắn hơn.

Cuối cùng quân Ba tư buộc phải quay đầu rút chạy về phía bờ biển, nơi các chiến thuyền đang được hạ thủy. Một bộ phần quân Athen tiếp tục truy kích quân Ba Tư đến sát mép biển. Quân Ba Tư vừa đẩy thuyền chiến vừa chiến đấu một cách tuyệt vọng. Song, quân Athen cũng bị thương vong một số, và đó là thương vong chủ yếu của họ trong trận đánh. Cũng tại đây, Callimachus, người chủ trì chính cuộc chiến, một trong những người chỉ huy dũng cảm của quân Athen đã ngã xuống.

Những chiến thuyền còn lại của Ba Tư lúc đó đã chạy thoát ra biển khơi. Quân Athen kết thúc thắng lợi, thu 7 chiến thuyền và nhiều vũ khí của quân Ba Tư vứt lại khi tháo chạy. Số quân Athen tử trận theo ước tính chỉ gần 200, trong khi đó quân Ba Tư để lại trên chiến trường 6400 xác chết.

Clip mô phỏng:

.youtube.com/watch?v=yFA54ys-wmY

.youtube.com/watch?v=9ftAKMZfgKw

5. Kết quả trận chiến:

"Nền dân chủ" đầu tiên của Thế giới đã được bảo vệ, đây là các học giả phương Tây đánh giá.

Từ đây danh từ "Ma-ra-tông" xuất hiện. Do thua kém về số lượng chiến binh, nên đội quân Athen lúc đó đã cử một người chạy chuyên nghiệp tên là Pheidippides tới Sparta để xin viện trợ. Anh đã thực hiện một chuyến đi dài 240 km chỉ trong một ngày, để khi đến nơi mới phát hiện ra rằng một lễ hội tôn giáo đã ngăn cấm người Sparta đánh nhau cho đến ngày trăng tròn vào 6 ngày sau.

Binh lính Athen đã đơn độc chống lại đội quân Ba Tư tại Marathon và giành chiến thắng. Nhưng một nhóm quân của Ba Tư đã dong thuyền tới tới Athen vì vậy đội quân quả cảm lại vội vàng cử một người trở lại Athen để cảnh báo về cuộc tấn công, và lần này không biết vì lý do gì vẫn là Pheidippides. Người đưa tin đã chạy quãng đường 42 km không ngừng nghỉ và gục chết ngay khi vừa báo tin.

Source: http://webtruyen.com/cac-tran-chien-lam-thay-doi-the-gioi/tran-marathon-nam-490-truoc-cong-nguyen-hy-lap-vs-ba-tu_1118789.html

CÁC TRẬN CHIẾN LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI - Trận Hattin Năm 1187: Saracens Vs Crusader

Trận Hattin Năm 1187: Saracens Vs Crusader

1. Tình thế trước trận chiến:

Guy de Lugsinan trở thành vua của Jerusalem sau khi được nhận Vương vị từ vợ mình Sibylla với cái chết của con trai Sibylla: Baldwin V. vương quốc Jerusalem lúc này bị phân tán quyền lực giữa nhóm chính quyền Guy, Sibylla ; nhóm những hiệp sỹ thánh chiến và quý tộc mới đến ở cuộc thánh chiến lần hai như: Raynald de Chatillon, Gerard de Ridefort người đứng đầu của nhóm Knight of Templar ; và nhóm quý tộc cũ lãnh đạo bời Raymond III de Tripoli.

về phía Saladin ông ta trở thành người đứng đầu Ai cập vào năm 1169, đến năm 1174 ông ta đã chiếm được Damascus quyền lực của ông ta lan tới Aleppo năm 1176, và lan đến tận Mosul(Iraq) năm 1183. tình thế lúc này quân hồi giáo đã bao vây xung quanh vương quốc Jerusalem.

năm 1177 vị vua hủi Baldwin IV lúc đó mới 16 t đã đánh bại quân đội của Saladin tại trận Montgisard. và kết quả là một hòa ước đã được ký kết giữa hai bên. tuy nhiên vào những năm 1186 thì Raynald đã từng bước phá vỡ hiệp ước này thông qua việc cướp bóc các đoàn lữ hành và thậm chí còn tập hợp hải quân định đánh chiếm Mecca.

năm 1187 sau khi Guy lên ngôi ông ta đã cứ một phái đoàn đàm phán đến Tripoli để đạt được 1 hiệp ước giữa Raymond và Guy tuy nhiên phái đoàn này bị đánh bại tại cuộc chiến Cresson ngày 1/5/1187 bởi một lực lượng nhỏ lãnh đạo bởi Al-Afdal.

và lúc này toàn bộ quân đội của Jerusalem đã được kếu gọi tham gia trận chiến.

2. Các phe tham chiến:

a.Phe Thập Tự

vương quốc Jerusalem: Guy de Lugsinan, Raymond III de Tripoli, Balian de Ibelin

hiệp sĩ Templar: Gerard de Rideford

hiệp sĩ Hospitaller.

công quốc Antioch:Raynold de Chatillon.

toàn quân 20000 người: bộ binh 15000, hiệp sĩ 1200,

b.Phe Hồi giáo:

Salah"adin, Taqi al-Din, Muzaffar al-Din Keukbir chỉ huy 3 cánh quân khác nhau để bao vây quân thập tự. gồm 30000 quân 5000 kỵ binh.

Quân thập tự gồm 30000 quân 5000 kỵ binh.

3. Diễn biến:

a.Trận đánh thành Tiberias:

sau khi hợp nhất quân đội của Raymond và quân đội của Guy gặp nhau tại Acre

vào ngày 2/7 để dẫn dụ quân đội của Guy rời xa các nguồn nước, Saladin dẫn một đạo quân đến bao vây thành Tiberias nhưng vẫn để lại phần lớn quân ở Safuriya.

và Saladin đã thành công trong việc bao vây thành Tiberias nơi Eschiva vợ của Raymond đang giữ thành.

sau những cuộc tranh cãi trong nội bộ các lãnh chúa cuối cùng Guy quyết định rời xa nguồn nước và sự an toàn của đội quân để tấn công giải cứu Tiberias theo đúng ý đồ của Saladin. Saladin đã tính rằng phải tiêu diệt quân thập tự trên chiến địa chứ không thể công thành mà giành thắng lợi được.

b. Diễn biến Trận chiến:

3/7 quân thập tự tiến từ Sephoria. quân Raymond là quân tiên phong, quân của Guy là chủ lực, và quân của Balian, Raynald, Gerard là quân tiếp viện cho quân tiên phong.

và đội quân thập tự gần như ngay lập tức bị quấy rối bởi lính phóng giáo dùng ngựa của Saladin.

đến trưa mùng 3/7 quân đội thập tự đến được một nguồn nước cách Sephoria 6 dặm tại làng Turan và vẫn còn tám dặm nữa mới đến Tiberias. thông thường cuộc hành quân trên sa mạc chỉ đi tối đa 8 dặm / ngày để tránh sự mệt mỏi cho quân lính tuy nhiên Guy đã làm khác biệt điều này khi bắt lính của mình đi 14 dặm chỉ trong một ngày.

Sau khi chiếm được Tiberias Saladin tiến quân về phía quân Thập tự, lúc này quân thập tự vừa rời khỏi Turan. lệnh tấn công của Saladin được ban ra.ông ta cử hai cánh quân của mình do Taqi al-Din và Muzaffar al-Din Keukbir lãnh đạo đi đánh chiếm nguồn nước ở Turan và hình thành thế bao vây quân thập tự.

dưới áp lực của các cuộc đột kích liên tục của quân saladin, đội quân tiếp viện cho quân tiên phong buộc phải dừng lại và việc này làm cả quân đội bị ngưng bước tiến trên một cao nguyên.

quân đội thập tự buộc phải cắm trại và bị bao vây bởi quân hồi giáo. tình trạng của họ giờ đây không có nước không thực phẩm và không quân cứu viện.

suốt đêm hôn đó quân đội của Saladin đã liên tục bắn các đợt cung tên quấy rối quân thập tự tổng cộng họ đã bắn gần 400 lượt.

vào sáng 4/7 quân saladin cho đốt lửa và khói từ những đám cháy này khiến quân thập tự thêm đau khổ. lúc này Raynand và Gerard khuyên Guy tấn công giải vây.

Quân chủ lực được Almaric lãnh đạo. Raymond lãnh đạo đội quân thứ nhất cùng Raymond de Antioch con trai cua Bohemund III de Antioch, quân của Balian và Jocelin III de Edessa lãnh đạo đội quân tiếp viện cho quân tiên phong. trong lúc các cánh quân này đang chuẩn bị thì 5 hiệp sĩ của Raymond đào tẩu sang phía Saladin và kể lại toàn bộ nội tình tàn khốc của quân thập tự lúc này. Khát cháy cổ và suy giảm thể lực trầm trọng quân thập tự cố gắng rời trại chuyển hướng sang phía nguồn nước ở Hattin.

Tuy nhiên họ lại bị quân Saladin tấn công phía trước không đường tiến lên phía sau không đường rút chạy. Raymond tổ chức hai cuộc tấn công nhỏ nhằm chạy đến nguồn nước ở biển hồ Galilee. và cánh quân của Taqi al-din đã tấn công buộc cánh quân của Raymond phải quay lại đội hình.

toàn bộ lính bộ binh của quân thập tự đã bị khát đến cháy họng và đang buộc phải lê bước đến Hattin.

Guy quyết định bỏ trại lần nữa để chặn bước tiến của quân hồi giáo. tuy nhiên khi không có sự bảo vệ của bộ binh nên ngựa của các hiệp sĩ lần lượt bị quân hồi giáo giết chết hoặc lấy mất. nên chính kỵ binh của Guy phải đi bộ và rút chạy đến Hattin lúc này quân của Guy hoàn toàn bị bao vây.

4. kết quả trận chiến:

quân hồi giáo đã chiếm được lều của Guy, giám mục Acre bị giết trong trận chiến;Guy, Almaric,Raynand,William V de Montferrat, Gerard de Rideford,Humphrey IV de Tôron, Hugh de Jabalah, Plivain de Plotron, Hugh de Gibelet... đều bị bắt. một nhóm nhỏ gầm 3000 chiến binh thập tự chạy thoát khỏi trận chiến trong đó có Raymond, Jocelin, Balian, Reginald de Sidon.

kết quả trận chiến này gần 17000 lính thập tự chết hoặc bị bắt làm tù binh, đất đai của vương quốc Jerusalem bị xóa sổ, Thành Jerusalem bị chiếm vào tháng 10 sau 100 ngày phòng thủ bời Sibylla, Balian( trở thành Truyền Thuyết cho Film Kingdom of Heaven). vương quốc Jerusalem chính thức bị xóa sổ dù gần 3 năm sau Richard the Lionheart của Anh chiếm lại được Jerusalem.

Source: http://webtruyen.com/cac-tran-chien-lam-thay-doi-the-gioi/tran-hattin-nam-1187-saracens-vs-crusader_1118788.html