Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

Loài tùng khổng lồ - Sequoia (redwood tree)




 File:United States - California - Sequoia National Park - General Sherman Tree -
Panorama.jpg

List of largest giant sequoias - Wikipedia, the free ... 



THREE DIFFERENT REDWOODS



Sequoia sempervirens - Wikipedia, the free encyclopedia

Sequoiadendron giganteum - Wikipedia, the free ...







General Sherman (tree) - Wikipedia, the free encyclopedia







VIDEO
Hình thu nhỏ


Hình thu nhỏ

Ở Công viên quốc gia California (Mỹ) có một cây tùng khổng lồ, to nhất hành tinh. Nó có tên General Sherman. General Sherman là loài thuộc họ thông, còn gọi là cù tùng hay tùng bách.
 
Tên cổ của nó là sequoia, do tộc người da đỏ Cherokee đặt. Sequoia là tên của người đã sáng lập ra văn tự tượng hình cho tộc người này. Như vậy, từ thuở xa xưa, tộc người Cherokee đã coi cây tùng này là một cây linh thiêng.


File:Redwood cones.JPG
Quả tươi và khô
 
General Sherman là loài sinh sản vô tính. Cây tùng khổng lồ này sinh ra từ một hạt giống vô cùng bé, chỉ bằng hạt gạo.
 

Các nhà khoa học đã tính toán rằng, nó cần một lượng đất chừng 100 ngàn mét khối để sinh sống. Diện tích bề mặt để nó mọc rễ với tán rễ cần tới 5 sân vận động tiêu chuẩn quốc tế.
 
   

File:Albino redwood.jpg       File:Sectionaltree.jpg
Sequoia sempervirens


File:Daniel Fuchs.CC-BY-SA.Sequoiadendron giganteum.jpg
Sequoiadendron giganteum

Chưa có con số chính xác về tuổi thọ của cây General Sherman. Có nhà khoa học cho rằng, nó đã có tuổi 4.000 năm, tương đương với các Kim tự tháp ở Ai Cập, song cũng có người tin rằng, nó mới khoảng 2.700 năm.
 
Một nhà văn đã mô tả rằng, cách đây 4.000 năm, khi các Pharaoh ở Ai Cập đặt nền móng xây dựng Kim tự tháp, thì ở vùng rừng rú thuộc California ngày nay, hạt giống của loài tùng này bắt đầu nảy mầm. Sau 2.000 năm, đế quốc La Mã đến hồi cực thịnh, thì cây tùng này đã đạt đến kích cỡ khổng lồ.
 
Khi các vùng đất màu mỡ Ai Cập trở thành sa mạc, nhiều nền văn minh biến mất, các Kim tự tháp bị những cơn bão cát chôn vùi dưới lòng đất, thì cây thông khổng lồ này vẫn hiên ngang sống. Nó chính là hiện thân của sự bất tử, là nhân chứng sống lâu nhất trên hành tinh của chúng ta.
 




Không ai đứng dưới gốc cây tùng này mà không thấy mình thật nhỏ bé. Phải cần tới 17 người lớn, cùng nắm tay nhau, mới kín được vòng thân của cây tùng này.


Cây sequoia của Công viên quốc gia California này được đặt tên là General Sherman, chính là tên vị tướng huyền thoại trong cuộc nội chiến Bắc - Nam của Mỹ. Cây cao gần 100 mét, chu vi thân 34m. Riêng một số cành của nó cũng có đường kính lên đến 2m. Nếu tính về mặt thể tích, thì nó là cây lớn nhất thế giới còn sống hiện nay. Theo các tính toán vào năm 1975, chỉ riêng phần thân đã cho khoảng 53.000 feet khối gỗ, tức khoảng 1.500 mét khối gỗ, lượng gỗ tương đương với việc khai thác cả một… góc rừng. Với lượng gỗ như thế, cây tùng này nặng tới 2.000 tấn và cần đến 30 container khủng, loại 40 feet mới chở hết được số gỗ của nó. Theo tính toán, số gỗ này, đủ làm 100 ngôi nhà rộng rãi, với đầy đủ các thiết bị trong nhà. Tức là chỉ cần hạ cây General Sherman là đủ để làm nhà cho cả một xóm nhỏ. Cây General Sherman có thể còn lớn hơn nữa, nếu như không có nhiều lần bị sét đánh gãy ngọn, cháy thân. Vì cây quá cao, hấp thụ sét, liên tục bị sét đánh, nên hiện chỉ 40% thân cây còn sức sống. Theo sử sách của vùng đất này, thì cây General Sherman chưa phải là cây lớn nhất nếu xét về quá khứ. Theo đó, cây lớn nhất cao tới 140m, cùng chu vi thân lên tới 35m. Tiếc rằng, cây General Sherman này đã bị bão quật đổ vào hơn 100 năm trước. Loài sequoia có chiều cao cực đại từ 70 đến 120 mét cùng đường kính thân lên tới 9m. Tuổi thọ của nó lên đến 4.000 năm. Sở dĩ loài sequoia sống trường tồn với thời gian như vậy, vì nó có một bộ rễ đặc biệt, cứng như thép và lan rộng, ăn sâu trong lòng đất. Bộ rễ cực khỏe ấy đã cung cấp nguồn dinh dưỡng vô cùng dồi dào cho cây. Ngoài ra, sequoia cũng chứa nhiều kháng thể, nên nó chống chọi tốt với sự tấn công của các loài côn trùng, các loài sâu đục thân và sự khắc nghiệt của thiên nhiên.






























Source Internet.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.