Phần 1 : Xe cổ điển Pháp ở Miền Nam trước 1975.
Y Nguyên Mai Trần
Hoài niệm Saigon một thời là Hòn Ngọc Viễn Đông với những con đường hai bên là hàng me, hàng sao, lác đác cành phượng vỹ, thấp thoáng tà áo tung bay. Những thập niên giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ thứ 20, Pháp chiếm miền Nam và biến thành thuộc địa của họ với tên Cochinchine, bảo hộ miền Bắc và Trung. Vì nhu cầu phát triển kinh tế và chính trị cũng như khai thác tài nguyên, người Pháp đã đem vào Việt Nam và nhất là vào Cochinchine -Miền Nam hàng ngàn máy móc, xe buýt, xe vận tải và xe hơi. Sau Hiệp định Geneva 20 tháng 7, 1954, người Mỹ thay Pháp hổ trợ miền Nam không cộng sản, thành lập thể chế Cộng Hòa, viện trợ quân sự, kinh tế, giao thông, phát triển cơ cấu kinh tế thị trường. Từ đó Saigon xuất hiện những loại xe hơi,to, dài, nhiều mầu-mà người ta gọi chung là xe Hoa Kỳ, xen lẫn với các dòng xe thời Pháp, lưu thông trên khắp thành phố, tỉnh thành trước tháng 5 , 1975.
Bài sưu khảo này dựa vào tài liệu từ Internet, hình ảnh, postcards của các nhiếp ảnh gia, thư viện Pháp, Anh, Mỹ, của những người ngoại quốc đã từng đến thăm hoặc làm việc, của quân nhân Mỹ-Úc đã phục vụ trên chiến trường Việt Nam trước 1975 và manhhai albums cùng với tư liệu của người viết một thời lang thang trên các nẻo đường xưa Sài Gòn –Chợ Lớn-Gia Định, có dịp chiêm ngưỡng “xe hoa-xe Hoa Kỳ”, xe “lô ca xông citroen traction-avant””, xe taxi “con cóc, 4 ngựa”,xe “nhà binh-xe quân sự GMC”, xe “díp (jeep)”… cũng như có dịp tiếp cận xe Ford, Renault và Opel trong thập niên 60.
Mặc dù cố gắng tìm tòi, nghiên cứu hình ảnh xưa, đối chiếu với tài liệu trong thư viện, internet và kỹ niệm xưa, sự thiếu xót và nhằm lẩn có thể xảy ra, không tránh khỏi.
Bài viết nhằm giúp người đọc nhận diện, tham khảo các loại xe cổ xuất hiện ở miền Nam từ thời kỳ Pháp thuộc đến trước 1975 (tạm gọi là classic cars, xe cổ điển), cùng nhau tìm lại một thoáng hương xưa, hoài niệm phút giây lang thang trên phố củ với những ước mơ thầm lén-người viết không bàn về lịch sử hay quá trình phát triển chi tiết của các loại xe từ cổ xưa (antique) cố cựu (đầu những thập niên 1900s-veteran) và cổ điển (classic) theo quan điểm của sử gia về xe hơi, cũng như bối cảnh kinh tế xã hội chính trị thời bấy giờ.
Cũng nên lưu ý, người viết sẽ dùng danh từ xe hơi (thay vì ô-tô) cho tất cả các loại xe sedan-chạy xăng (petrol powered), để phân biệt với các loại xe chạy điện (electric powered) chạy bằng hơi nước (steam powered) hay xe đua (racing cars), cũng như không đi sâu vào chi tiết kỹ thuật công nghệ của những loại xe. Người viết xin lưu ý người đọc từ CV (chevaux vapeur)-tax horsepower-liên quan đến thuế má dùng trong kỹ nghệ xe hơi của Pháp đánh giá sức mạnh của các dòng xe, trong khi các xứ nói tiếng Anh dùng horsepower-hp. Nếu cần xin tra tài liệu trên Internet để biết rõ ràng hơn.
Thống kê xe cộ ba miền Việt Nam trước 1945
Năm | Loại | Trung Kỳ | Nam Kỳ | Bắc Kỳ | |
(An Nam) | (Cochinchine) | (Tonkin) | |||
1922 | Xe Hơi | 308 | 2230 | 1126 | Automobiles |
1929 | Xe Hơi | 1392 | 8712 | 4129 | Automobiles |
Xe Vận Tải | 214 | 671 | 325 | Trucks | |
Xe Bus | 495 | 643 | 390 | Buses | |
Xe Gắn Máy | 156 | 1099 | 901 | Motorcycles | |
Tổng cộng | 2257 | 11125 | 5745 | Total | |
1937 | Xe Hơi | 1600 | 6000 | 4300 | Automobiles |
Xe Vận Tải | 300 | 620 | 440 | Trucks | |
Xe Bus | 300 | 560 | 300 | Buses | |
Xe Gắn Máy | 50 | 260 | 620 | Motorcycles | |
Máy Kéo | 20 | 260 | 200 | Tractors | |
Tổng cộng | 2270 | 7700 | 5280 |
Tính đến năm 1974 VNCH có 35.384 xe vận tải nặng và 64.229 chiếc xe hơi chạy trên hệ thống đường xá 21.000 km, trong đó gần 12.000 km là đường trải nhựa, đi được quanh năm. (https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a#Giao_th.C3.B4ng)
So về số lượng xe hơi ở ba kỳ, Cochinchine Miền Nam thời ấy có nhiều nhất, hơn phân nữa tập trung vào khu vực Saigon-Chợ Lớn-trung tâm Gia định (Statistique Générale, Moyens de Transport et de Communication (Averages of Transportation and Communication), 1936-37, p. 115.
ĐẠI LÝ XE HƠI Ở SAIGON-TỪ THỜI PHÁP THUỘC ĐẾN 1975
Saigon là nơi đặt trụ sở chính của Hội vận tải và xe hơi của Đông Dương Indochine. Saigon là nơi có nhiều công ty đại lý buôn bán, sửa chửa, bảo hiểm xe du lịch, chở khách, taxi cho mướn. (Claudie Beaucarnot, Adieu Saigon, Au Revoir Hanoi: The 1943 Vacation Diary of Claudie Beaucarnot, (David Del Testa, 2002), p.14. 27 Société des Transports et Automobiles de I’indochine, Grand Rallye des Hauts Plateaux (pamphlet), (1954), p.p 22,32,34,40,41).
Những loại xe thông dụng giai đoạn 1900-1930 là xe Pháp, Renault, Peugeot, Citroen, Panhard, Berliet, Hotchkiss, và một số ít xe Mỹ của hảng Ford, Chrysler và GM (General Motors).
Công ty xe hơi đầu tiên ở Saigon Ippolito et Cie -Maison V. Ippolito- thành lập năm 1900, đại lý xe Peugeot và cung cấp dịch vụ chuyên chở công cộng (public courier service)- thư tín và khách hàng- đầu tiên giữa Saigon-Tây Ninh (24 tháng 10, 1901), sau đó đến Biên Hòa , Bà Rịa và Vũng Tàu (Cap Saint-Jacques). Trụ sở nằm ở góc Nguyễn Huệ và Lê Thánh Tôn, trước tòa Đô Chính (bây giờ UBNDTPHCM). Quyền đại lý xe Peugeot sau được chuyển qua công ty Le Comte, 34 Norodom (đường Thống Nhất) năm 1931.
Công Ty Bainier
Garage Bainier, công ty nổi tiếng nhất nằm ở góc đường Bonard (Lê Lợi) và Charner (Nguyễn Huệ) được thành lập năm 1914.
Hình 1: Công ty Bainier với Auto Hall góc đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ, từ năm 1920.
Hinh 2: Vị trí AutoHall đối diện với nhà hàng Pancrazi (trước 1975, tòa nhà thương mại Eden)
Khảo sát hình, có hai chiếc Citroen Type A tourer và một Citroen C4 (1928) chạy ra từ Bainier-AutoHall garage, chiếc xe chở khách Citroen chạy về hướng Auto Hall, Auto Hall nằm đối diện với nhà hàng Pancrazi trên đường Bonard và nằm xéo góc với Garage Bainier.Từ năm 1920 Ông E Bainier thành lập SOCIÉTÉ ANONYME DES ÉTABLISSEMENTS BAINIER, dời trụ sở về gốc đường 21 Bonard và 100-102 Nguyễn Huệ, cho xây lại AutoHall với công nghệ hiện đại thời bấy giờ (hình 1), mở rộng phạm vi thượng mãi làm đại lý cho nhiều hiệu xe như Unic,Dodge, Darracq và Citroen.
Garage Bainier được xây dựng dùng công nghệ cao, tận dụng ánh sáng và không gian, được xem như một phòng trưng bày xe hơi đẹp nhất vùng Viễn Đông (http://www.entreprises-coloniales.fr/inde-indochine/Bainier-Auto-Hall-Saigon.pdf)
Ông Emile Bainier đến Saigon làm trường thợ máy (mechanic foreman), năm 1911 ông làm Giám đốc cho công ty Ippolito. Sau đó ông rời Ippolito thành lập công ty riêng SOCIÉTÉ ANONYME DES ÉTABLISSEMENTS BAINIER năm 1914 địa chỉ số 40 Bonard.
Ông Emile Bainier mất năm 1941 ở Saigon, gia đình ông tiếp tục kinh doanh cho đến năm 1953 thì trở về Pháp. Vợ chồng hoàng tử Nguyễn Phúc Ưng Thi và Nguyễn Thị Nguyệt Nga mua lại tòa nhà Bainier và phá đi để xây lên khách sạn Rex, rạp chiếu phim Đại Nam năm 1958.
Công ty Bainier lúc đầu làm đại lý cho Citroen (xem Hình 1) nhưng đến năm 1931, quyền đại lý giao cho Mr Henri Hospital chủ Garage Citroen, 37 đường D’ Espagne (Lê thánh Tôn) đến năm 1936 trở thành công ty trực thuộc Citroen với tên Công ty Xe hơi Viển đông (Société Automobile d’Extrême-Orient)
Công Ty Garage Citroen
Hinh 3: Quảng cáo Garage Citroen
Hinh 4: Garage Citroen của ông Henri Hospital số 37 đường D’Espagne (Lê thánh Tôn) .Năm 1936, Garage Citroen trực thuộc công ty Citroen với tên Công ty Xe hơi Viển đông (Société Automobile d’Extrême-Orient).The SAEO đổi thành Xe Hơi Citroën Công Ty (Société
des Automobiles Citroën) năm 1969.
Hinh 4a: Xe Citroen được trưng bày tại Garage Aviat ở Hànội năm 1952, Garage Aviat đại diện cho Garage Citroen ở Bắc (Tonkin ) và Trung (An Nam).
Công Ty Garage Charner
Hinh 5: Hinh chụp 1953, Peugeot 202 Cabriolet (1939-1949) chạy ngang qua Garage Charner 131-133 Nguyễn Huệ. Garage Charner được thành lập năm 1923, đại diện chính thức cho xe Renault (bây giờ là khách sạn Kim Đô-Royal City Hotel ).
Hinh 6: Garage Charner là đại lý độc quyền bán các xe hơi Delage, Renault, Panhard, Monet-Goyou…
Toà nhà Garage Charner nằm gần thương xá GMC (Grand Magasin Charner) bị cháy tháng 6 năm 1929, được xây lại.
Quảng cáo xe Renault của Garage Charner năm 1931
Hinh 8: Renault Monasix model RY2 -1930
Hinh 9 : Garage Renault 231, Bến Chương Dương (thời Pháp Quai de Belgique), phòng trưng bày xe Renault tai 59 đường Lê Thánh Tôn.
Công Ty Saigon Garage đại lý Simca (S.E.I.C)
Hinh 10: Công ty Saigon Garage thành lập năm 1936, góc đường Nguyễn Huệ và Công trường Garnier (công trường Lam Sơn thời VNCH-công viên nằm đối diện với Hạ Viện-bây giờ Nhà Hát Thành Phố)
Hình 10a: Saigon Garage S.E.I.C năm 1961
Công ty Olympic đại lý xe Anh Mỹ trên đường Hồng Thập Tự
Hình 11: Ảnh chụp 1953 Cinéma (nằm giữa) và Garage Olympic tọa lạc tai số 97-99 đường Hồng Thập Tự (Chasseloup Laubat) sau này là rạp cải lương Kim Chung. Trong ảnh có thể nhìn thấy xe Citroen 11 và xe Vauxhall Velox 1952-53.
Công Ty xe hơi Jean Comte-Etablissements Jean Comte
Tọa lạc tại địa chỉ 34 đường Norodom (Thống Nhất-Lê duẩn), được thành lập năm 1911 bởi hai ông Laroche và ông Le Comte.
Click to access Comte-Saigon-Pnom-Penh.pdf
Hình 12 – Ảnh chụp 1952-53. Etablissements Jean Comte, số 34 Boulevard Norodom (Thông Nhất (VNCH) và Lê duẩn) nằm sau nhà thờ Đức bà. Sau 1975 tòa nhà công ty bị phá bỏ để xây trung tâm thương mại Diamond Plaza). Công ty Jean Comte hoạt động ở Cochinchine từ năm 1920, đại lý các loại xe Peugeot, Hotchkiss, Dodge, Packard, Saurer và xe Vélo Solex.
Hình 13-Phòng trưng bày xe hơi Công Ty Jean Comte-Dãy xe Peugeot 202s và một chiếc Hotchkiss vị trí cuối cùng của dãy xe, bên phải là xe Peugeot 203.
Hinh 14. Năm 1960 Etablissements Jean Comte trở thành Saigon Xe hơi Công Ty, trụ sở chính thức của công ty Citroen (Société Automobile d’Extrême-Orient) được thiết lập năm 1936. Sau khi lấy lại quyền đại lý Citroen từ công ty Bainier (xem hình 1) để giao cho ông Henri Hospital –Garage Citroen số 37 đường D’Espagne (Lê Thánh Tôn), (xem hinh 4). Công ty Citroen mua lại Etablissements Jean Lecome thành lập Saigon Xe hơi Công Ty.
Hình chụp 1964 (ref manhhai’s album), Saigon Xe hơi Công ty là trưng bày và buôn bán dòng xe hơi đầu tiên của Việt Nam –xe La Dalat.
Công ty SCAMA Đại lý cho xe Ford (Mercury, Lincoln…)
Hinh 15: SOCIÉTÉ COLONIALE D’AUTOMOBILES ET DE MATÉRIEL AGRICOLE (SCAMA) đăng ký 1928, trụ sở 41 đường Tôn Thất Đạm (Chaigneau).
Năm 1936 công ty mở thêm tại địa chỉ 23-39, Boulevard Bonard (Lê Lợi), Saigon. Công ty đại diện cho hảng xe Ford, Mercury, Lincoln-hinh chụp 1952 với 3 chiếc Ford Vedette đậu phía trước
Thời Cộng hòa , công ty SCAMA có trụ sở tại số 9 đường Phạm Hồng Thái , đối diện với hội Kỵ Mã (bây giờ là nhà thi đấu Nguyễn Du?) cũng là đại lý cho xe Đức Opel, Mercedes, GMC
Click to access SCAMA-Ford.pdf
SIT Societe Indochinoise de transports
Hinh 16: Đại lý cho xe DeLahaye
Hình 17: Quảng cáo SIT Siege social -4 Filippini (đường Nguyễn Trung Trực)
Công ty khởi thuỷ nằm ở đường Nguyễn Trung Trực , thời VNCH dời về đường Ngô Tùng Châu (Lê thị Riêng). Đại lý cho xe Mỹ và Anh.
Click to access Indoch._de_transports.pdf
KYXACO Đại lý độc quyền Volkswagen VNCH
Công ty này do Ông Chí Tín (Lê Văn Ba) và hảng East Asiatic Đan Mạch lập ra. Kyxaco nhập cảng độc quyền xe Volkswagen ở Việt Nam. Trụ sở 155 đường Nguyễn Huệ, bên cạnh cinema REX góc Lê Thánh Tôn. http://antruong.free.fr/damdaiganhdao2.html
Hinh 18: Công ty KYXACO, 155 Nguyễn Huệ, góc Lê Thánh Tôn.
Đại lý độc quyền xe Volkswagen 1957-1975.
Hình 19: Công ty xe hơi Kim Long trên đường Lê Lợi, gần thương xá Tax, đại diện hãng xe Ford của Mỹ. Photo by Bruce Baumler, 1965
NHỮNG CÔNG TY XE HƠI LỚN VẨN HỌAT ĐỘNG Ở SAIGON CHO ĐẾN GIỮA 1975.
Saigon Grarage, 100 Nguyễn Huệ
Garage Charner, 131 Nguyễn Huệ
Kyxaco, 155 Nguyễn Huệ
Olympic 97-99 Hồng Thập Tự
Renault 231 Bến Chương Dương
SCAMA 9 Phạm Hồng Thái
SIT 102 Ngô Tùng Châu (Lê thị Riêng)
SàiGòn xe hơi công ty 2-B Duy Tân-34 Thống Nhất
Kim Long Garage 70 Le Loi
Lucia, Fiat Garage 11 Đổ Thành Nhân, Khánh Hội
Xe xưa trên lối cũ.
Khảo sát ảnh xưa, số lượng xe lưu thông nhiều nhất trên các tuyến đường như Tự Do, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Bến Bạch Đằng, Võ Di Nguy, Chi Lăng, …những đường thuộc quận 1, quận 3, quận 5 (Chợ Lớn) những địa điểm có nhiều du khách và quan chức Pháp Việt, ngoại quốc cùng với thương nhân khá giả, giàu có. Phần đông là xe có biểu tượng (logos) nhập từ Pháp và các xứ Âu Châu.
Sau khi Hiệp định Genève 20/7/1954 chia đôi Việt Nam. Miền Nam xây dựng thể chế Việt Nam Cộng Hòa với sự giúp đỡ của Mỹ và Đồng Minh. Đặc biệt thủ đô Saigon trở nên sầm uất, nhộn nhịp với đủ loại xe cộ có từ thời Pháp đến những loại xe du nhập từ Mỹ, Anh, Đức, Ý, Nhật…Lần đầu tiên người Saigon nhìn thấy những loại xe to, dài, nhiều màu, kiểu cách do người Mỹ đem vào mà họ gọi chung là xe Hoa Kỳ.
Bài viết gồm ba phần
Phần 1 –Xe cổ điển Pháp ở miền Nam trước 1975
Phần 2 -Xe cổ điển không xuất xứ từ Pháp ở miền Nam trước 1975.
Phần 3- Xe chở khách, xe buýt xưa – trước 1975
PHẦN 1 -XE CỔ ĐIỂN PHÁP Ở MIỀN NAM TRƯỚC 1975
.Phần lớn các công ty xe hơi đầu thế kỷ 20 có trụ sở trong địa hạt quận 1 trước 1954, một số có công ty đại diện ở các tỉnh lớn, Hà Nội Hải Phòng, làm đại lý cho hãng xe Pháp Peugoet, Citroen, Renault, Simca, Packard, Panhard, hãng xe Mỹ như Ford, Chrysler, General Motors, xe Anh như Vauxhall, Austin, Morris và xe Đức như Opel, Volswagen, xe Ý như Fiat, Nhật như Toyota, Honda..
Biểu hiệu xe Pháp (logos) thường thấy ở Việt Nam
Hinh 20: Ảnh chụp khoảng đầu thập niên 1940s, có thể nhận được loại xe peugeot 202, Traction 11 L (Legère) và xe buýt Renault. Có người lính ″mã tà ″ đội nón cối trắng điều khiển lưu thông.
Hinh 21. Xe Panhard, Austin 1100, Chevrolet, Renault , Volswagen, Simca, Peugeot, Jeep, Dauphine… chen chúc trên đường một chiều trung tâm quận nhất Saigon năm 1967.
Hinh 22: Xe đậu vị trí trước nhà hát Tây (thời VNCH là trụ sở Hạ Viện), đầu thập niên 1950s
Khảo sát hình 22, bãi xe đậu trước nhà hát Tây – trước tháng 5/1975 là Hạ Nghị Viện, sau 1975 mang tên nhà hát Thành phố. Tiệm Nouveautés Catinat của ông Lucien Barthet (Khởi thuỷ xây cất năm 1887 là tiệm Bách hóa department store, nằm ở góc đường Catinat và Bonard, đến thời VNCH trở thành Phòng thông tin triển lãm Quận 1 (hình 23, bây giờ Louise Vutton 2015).
Hinh 23: Phòng thông tin trước Hạ Viện 1972 (nhà hát Thành Phố sau 75)
Đường Catinat trước 1975 là đường Tự Do và Bonard là Lê Lợi
Trên bải xe ̣ (hinh 22) , các loại xe hơi có thể nhận dạng gồm có Citroen Traction Avant, Renault 4CV, Traction 11, Peugeot 202, Peugeot 203, possible Land Rover, Panhard Dyna X 1953, Peugeot 203.
Đây là quang cảnh điển hình thời Pháp, nói chung xe xuất xứ từ Pháp chiếm đa số, đi đâu cũng thấy phần đông Renault 4 CV, rồi đến Simca, Dauphine, Renault, Peugeot, Citroen và một số xe từ các nước ở Âu Châu như Đức, Ý, Anh… Cuối thập niên 1950s, và thập niên 60s, khi người Mỹ và đồng minh cùng các công ty ngoại quốc bắt đầu vào miền Nam họ mang vào các loại xe sản xuất từ Mỹ-mà người Nam gọi là xe Hoa Kỳ, đặc điểm chung là kích thước lớn, dài, kiểu đột phá táo bạo, bumper (cây cảng-hãm xung) mạ kền, đuôi vẩy cá (fintail), sơn hai ba màu. Trên đường phố Sàigòn, cuối thập kỷ 40 và bắt đầu thịnh hành từ thập kỷ 50 có nhiều loại taxi xuất hiện- xe Renault 4CV, Simca Dauphine loại xe khách như Citroen Traction và cùng các loại xe Hoa Kỳ (thường được mướn làm xe “hoa” hay cho những cơ hội đặc biệt).
Người đọc chú ý, từ taxi dùng trong bài viết cho những loại xe chở khách có gắn taximetre (taximeter) để tính tiền. Trong hình kế tiếp 24, bức ảnh cho thấy loại xe khách mà người Pháp gọi là taxi đã xuất hiện ở Saigon năm 1905-12? bên cạnh xe lôi pousse-pousse (có người kéo mang bảng số 1100 )
Hinh 24: Xe chở khách năm 1912 ? –Saigon –chạy ngang tháp đồng hồ-hai phu xe pousse-pousse đứng trên thềm đá tháp đồng hồ- nổi tiếng thời bấy giờ -nhìn vào trường đua Phú Thọ.
Panhard cars
Công ty Panhard và Levassor đã được thành lập vào năm 1887, một thời nổi tiếng là một trong những công ty xe hơi tiền phong sớm nhất và quan trọng hơn bao giờ hết với chiếc xe đầu tiên sản xuất vào năm 1891 dựa trên một giấy phép của các bằng sáng chế của Daimler. Nhưng thay vì động cơ đặt phía sau như xe Daimler Benz, Panhard đặt động cơ và bộ tản nhiệt radiator- ở phía trước, điều khiển bánh xe phía sau, và một truyền trượt bánh răng thô. Cách cấu tạo này trở thành và được biết đến như là “Système Panhard”
Nhưng sau Thế chiến II, Panhard quyết định thay đổi, sản xuất xe cho tầng lớp trung lưu và phát triển một loại xe nhẹ, chi phí sản xuất thấp nhằm đáp ứng như cầu dùng xe phổ quát trong xã hội thời kỳ hậu chiến, dự kiến loại xe nầy sẽ trở thành phương tiện thông dụng di chuyển của mọi người. Đây cũng là chiến lược mà Citroen đã áp dụng để sản xuất 2CV, được biết như Panhard Rod thời bây giờ.
Hinh 25: Panhard Model X 86 Saloon 1952. Máy đặt phía trước (traction-avant), 2 cylinder car.
Hinh 25a: Panhard Model X 86 Saloon 1952 và Traction 11 trên đường Tự Do năm 1955
Dyna Panhard X, sedan 4 cửa , nhẹ, gọn là công trình thiết kế có tầm nhìn xa của kỹ sư Jean Albert Grégoire, đầu tiên được trưng bày Dyna AFG Paris Motor Show 1946. Sản xuất thương mại bắt đầu từ cơ xưởng Panhard ở Ivry (Paris) năm 1948 và trở thành xe mẫu (pattern) cho những loại xe Panhard khác, cho đến khi ngừng sản xuất năm 1967.
Dyna X còn được gọi là Dyna 110, Dyna 120 và Dyna 130 dựa theo tốc độ 110, 120 hay 130 km/giờ do sự tăng tiến của ỗ máy
Dyna X bị thay thế bởi loại xe lớn hơn, mạnh hơn Dyna Z năm 1954.
Hinh 26: Panhard dyna model Z (1963). Panhard xáp nhập (absorbed) với Citroen năm 1965.
http://www.thetruthaboutcars.com/2010/03/an-illustrated-history-of-panhard/
Hinh 26: Panhard dyna model Z (1963). Panhard xáp nhập (absorbed) với Citroen năm 1965.
Simca cars
Tên SIMCA (Société industrielle để Méchanique et Carrosserie). Công Ty thành lập bởi Henry- Théodore Pigozzi năm 1934 sản xuất xe Fiat (của Ý) cho thị trường Pháp. Khởi thủy Piozzi là đại diện phân phối xe Fiat trong nước Pháp công ty SAFAF (Société Anonyme Franais des Automobiles FIAT), dần dà bắt đầu nhập càng các bộ phận và được phép (under license) lắp ráp xe Fiat bán trên thị trường nội địa Pháp. Sau đó, cơ hội đến, ông mua lại cơ xướng cũ ở Nanterre và bất đầu sản xuất Simca tự do.
Mẫu Fiat 500 Topolino được sản xuất từ năm 1937, loại xe nhỏ, 569cc với 85km/giờ, máy đặt phía trước, ổ bánh phía sau ( rear wheel drive), 2 cửa. Fiat 500 Topolino được biến đổi thành SIMCA 5 (Cinq), và loại Fiat sinh sau Fiat 1100 được thay thế bởi SIMCA 8 (Huit.)
Sau thế chiến thứ hai, Simca cho ra mắt Aronde năm 1951, với thiết kế công nghệ monocoque (unitary body) của Simca, Simca Aronde được cho ra đời để cạnh tranh trực tiếp với Peugeot 203. Trong năm đầu tiên đã là xe bán chạy nhất so với Simca 8. Năm 1959 trở thành công vượt bực cho Simca, sản xuất 200,000 chiếc. Năm 1954, SIMCA mua lại cơ xưởng Poissy của Ford Pháp-vào thời này đang sản xuất Ford Vedette. Sau đó Simca sản xuất Vedette nhưng vẫn giữ bảng hiệu cũ. Cơ xưởng nầy thành cơ xưởng chính của SIMCA trong khi cơ xưởng cũ ở Nanterre bán lại cho Citroen năm 1961.
Sự thành công lớn của SIMCA cho phép Simca thâu tóm hãng xe Talbot (Từ đó Talbot biến mất trên thị trường), để trở thành món mồi ngón cho Chrysler sau này.
Hinh 27: Simca 1000 Rallye model năm 1963
Simca 1000 là loại sedan 4 cửa, máy đặt phía sau. Ổ máy 4 cylinders .9L sản xuất 43 Bhp ($3.6PS/32.1 kW) với tốc độ tối đa là 116km/giờ. Xe cân nặng 700kg
Hinh 28: Mẫu xe Simca 9 Aronde-1300 sản xuất đầu tiên năm 1951-55
Hinh 29: Sản xuất trong khoảng 1951-1963 SIMCA Aronde –thiết kế Pháp với nhãn hiệu Aronde/hirondell/chim nhạn. Trong suốt 12 năm với bốn kiểu xe Simca 8, 9 , 1300 và P69 Simca thành công nhất với các dòng xe này- Xe được sản xuất từ Pháp và Úc.
Simca 9 Aronde thấy ở Saigon sản xuất khoảng 1951-55, không phải là traction avant nhưng máy cũng đặt phía trước, năng xuất khoảng 1.2L. The Aronde rất phổ biến ở Pháp, giúp Simca trở thành hãng sản xuất xe hơi lớn thứ hai bên Pháp vào khoảng cuối thập niên 1950s, Simca ngừng sản xuất Arondecuối năm 1963.
Hinh 30: Simca trên đường Nguyễn Huệ
Hinh 31: Simca Aronde chết vì bị đặt chất nổ .
Hinh 32: Simca 6-1947-50 đậu trên đường quê.
Simca 6 là một chiếc xe nhỏ sản xuất và bán nội địa (Pháp) giữa năm 1947 và 1950. Simca trước đó đã được thành lập như là một công ty con của công ty Fiat (Ý), Simca 6 được phát triển dựa vào mẩu Simca 5. Simca 5, bản thân chính là loại Fiat Topolino và sản xuất tại Pháp được bán dưới nhản hiệu Simca.
Với sự ra mắt, tại 1947 Paris Motor Show, của Simca 6 thể hiện tư thế thiết kế độc lập cho một mô hình sản xuất Simca. Các Simca được tách từ nguồn gốc của nó bởi độ Mỹ hoá xe Fiat, mở rộng đặt hạ lưới tản nhiệt thấp, phía trước, hai bên là đèn pha được lên tích hợp(integrated) vào các tấm cánh (wing panels), tương tự như các dòng xe Peugeot 203 và Renault 4CV thời bấy giờ.
Hinh 33: Simca Aronde 1968 trên đường Lê Lợi, phia sau International Havester Scout 800-1967
Hì̀nh 34: Simca 5-2 cửa-569cc (Fiat 500- Topolino đổi huy hiệu (rebadged)-động cơ phía trước (front engine) ổ bánh sau (rear wheel drive). Đừng lầm lẩn với Peugeot 202 là phiên bản cải tiến dựa trên lọai xe SIMCA 8 -4 cửa
Hinh 35: The Fiat 500, thường được biết là “Topolino”, loại xe nhỏ sản xuất ở thành phố Topolino ở Ý từ 1936 đến 1955.
Hinh 36: Simca 1000 Ralye
Simca Rallye 1.3 (Simca 1000), xe sedan 4 cửa, máy đặt phía sau Simca Pháp sản xuất từ năm 1961 đến 1978. Thuộc loại xe hạng nhẹ, cân 700kg, đạt tốc độ tối đa 116km/giờ
Hinh 37: Xe cộ trên đường Trần Hưng Đạo 1969 – picture Bob Carolan
Renault cars
Sản phẩm trí tuệ của một kỹ sư nhiệt tình tên là Louis Renault , công ty Renault được thành lập cùng với hai người anh em của ông ở Pháp vào năm 1899 , những người em lo về tài chính , trong khi ông chú trọng về cơ học, máy móc” . Thành lập cơ xưởng cạnh sông Sein năm 1899. Louise Renault sản xuất loại xe đầu tiên từ 1898-1903, loại xe nhỏ Renault Voiturette.
Khủng hoảng kinh tế 1929-31, cũng như các hảng xe hơi khác đều phải giảm giá, cắt nhân công, tăng hiệu quả năng xuất, mang giá thành sản xuất xe xuống thấp, công ty Renault trở thành công ty đa dạng sản xuất xe buýt, xe chở hàng trucks, xe lửa điện electric railcars, máy cày và cả động cơ cho máy bay.
Do nhiều cuộc đình công gây rắc rối cho các nước trong khu vực, Renault đã được quốc hữu hoá năm 1945 để tránh phá sản như Citroen đã làm trước đó vài năm. Các dự án đầu tiên được thực hiện bởi công ty mới sản xuất 4CV nhỏ, nhưng bị hoãn lại cho đến sau Thế chiến II. Đối với thị trường châu Âu, xe nhỏ là tương lai vì giá rẻ, dể mua và duy trì. Sau khủng hoảng kinh tế và thế chiến, sự cách biệt giữa Âu Châu và Mỹ càng ngày càng lớn. Louis quyết định tối tân hóa cơ xưởng, bắt chước lối sản xuất dây chuyền của hảng Ford (Ford dùng công nghệ này bắt đầu năm 1912 sản xuất hàng loạt Ford T2)
Ngày nay Renault hòa hợp với Nissan (công ty xe hơi lớn của Nhật) trở thành một trong 4 hãng sản xuất xe hơi lớn nhất trên thế giới.
Hinh 38: Xe 4 bánh Renault đầu tiên-Renault Voiturette 1989-1903
Dòng xe 4CV, được giới thiệu vào năm 1946, là một thành công lớn so với dự kiến ban đầu. Với sự thành công này công ty thực hiện bán, mua lại và phát triển máy móc hạng nặng để giúp gia tăng sản xuất. Renault sau đó quay trở lại với lĩnh vực chế xe hạng nặng và qua việc sáp nhập với hai công ty hiện có Latil và Somua-cả hai là công ty sản xuất xe tải chở người và hàng hoá- họ và tạo ra một công ty mới, hoàn toàn dành riêng để làm xe tải, buýt với tên Saviem.
Dòng 4CV được thay thế bằng dòng xe Dauphine xuất hiện vào năm 1956. Đây là dòng xe thành công lớn kể cả trên thị trường Mỹ. Dauphine ngừng sản xuất năm 1961, được thay thế bởi hai dòng xe Renault 4 va Renault 8
Renault bắt đầu những năm 70 với những dòng xe thành công khác, thể thao hơn và nhanh nhẹn hơn nhưi dòng xe Renault 5, vì xe xài tiết kiệm nhiên liệu nhất là trong thời gian khủng hoảng dầu trong thập niên 1970s
Cũng trong những năm 70s, Renault bắt đầu mở rộng ảnh hưởng của mình và mở ra các nhà máy ở Đông Âu, châu Phi, Úc cũng như hợp tác với công ty Mỹ AMC đến năm 1979. Vào đầu những năm 80, Renault gặp rắc rối tài chính một lần nữa nên công ty ra khỏi hoạt động đua xe hoàn toàn, cũng như bán tất cả các phi tài sản và giảm chi mọi mặt.
Năm 1987 công ty bắt đầu biến cán cân nghiêng về lợi nhuận, do đó, vào đầu những năm 90, một loạt xe mới được phát hành trên thị trường và tất cả các mô hình đều thành công: Clio Espace, Twingo và Laguna. 1995 Renault Megane là chiếc xe đầu tiên để đạt được Euro NCAP (New Car Assessment Program) đánh giá bốn sao về an toàn .
Cũng trong những năm 90, Renault trở lại Formula 1 racing đua thành công, sau khi giành chức vô địch năm 1992, 1993, 1995, 1996, 1997. Trong năm 1996, Công ty chuyển hướng, cho rằng một tình trạng nhà nước sở hữu công ty sẽ không được hưởng lợi lâu dài nên công ty đã được tư nhân hóa một lần nữa. Renault đã đầu tư hơn nữa tại Brazil, Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau năm 2000, tuy thất bại với một loạt xe kém thành công như Avantime và Vel Satis, nhưng cũng tiếp tục thành công với hàng loại xe cũ như Clio, Laguna và Megane.
Read more: http://www.autoevolution.com/renault/history/#ixzz44kGHFLHk
Hinh 39: Renault Floride-Caravelle
Floride, còn được biết đến với cái tên Caravelle, là dòng xe thể thao 2 cửa, 2 + 2 chỗ ngồi của hãng xe Pháp Renault, được sản xuất trong giai đoạn từ 1958 – 1968.
Renault ghen tị với sự thành công phát triển ở Bắc Mỹ của dòng xe Volkswagen / Beetle quyết định tìm kiếm những phương cách để Renault có được sự thành công như hãng Volkswagen-Đức. Renault quyết định thay đổi xe Renault Dauphine của mình. Tại một hội nghị của các nhà phân phối ở Bắc Mỹ diễn ra ở Florida, người kinh doanh Renault ở Hoa Kỳ kêu gọi thành lập một Dauphine coupe / cabriolet sẽ cải thiện hình ảnh của Renault tại thị trường quan trọng của Mỹ. Chủ tịch Renault, Pierre Dreyfus đồng ý, và kể từ khi khái niệm đã được sinh ra tại một hội nghị đó ở Florida cho đến lúc nổi tiếng trong công ty gọi xe là “Renault Floride”. Tuy nhiên tên “Floride” được coi là không phù hợp với các tiểu bang khác của Hoa Kỳ, nên một tên khác, “Caravelle”bắt đầu được sử dụng cho khu vực Bắc Mỹ và các thị trường lớn khác (bao gồm cả Anh)
Hinh 40: Renault Caravelle sản xuất khỏang 1947-1961
Hình 41: Dáng hao hao giống Renault Caravelle, 1968 VW Type 3 Fastback của nhân viên Úc trong khuôn viên Tổ chức hỗ trợ quân sự của thế giới tự do ( Free World Military Assistance Organization (FWMAO), hiện nay là địa chỉ khách sạn Kỳ Hoà 238 ba tháng hai (trước 1975 Trần Quốc Toản) thuộc quận 10.
Hinh 42: Xe buýt Renault 6C-2 vào năm 1951 trên đường Bonard (Lê Lợi), Saigon ?.
Trong ảnh này, phia sau xe bus, tòa nhà hát Tây –sau là Hạ Viện trước 1975 – là công trình xây cất của kiến trúc sư Pháp Eugene Ferret năm 1897.
Hinh 43: Renault Juvaquatre -4CV- berline trên đường Saigon 1968. Juvaquate sản xuất đầu tiên 1939, chấm dứt 1955.
Hinh 44: Renault Juvaquatre ảnh chụp 1969 chạy trên đường Pasteur 1969 , bên trái phía xa là Saigon xe hơi công ty, bên phải qua hàng cây cao là Vương Cung Thánh Đường –nhà thờ Đức Bà. Xe được sản xuất vào khoảng 1936-1948, loại xe sedan 4 chổ. Đến năm 1947-48 Juvaquatre được thay thế bằng loại xe 4CV cho đến năm 1961. Juvaquatre được hồi sinh 1950-1960 biến chế thành panel van hay station wagon với nhãn hiệu Renault Dauphinoise
Hinh 45: Renault Dauphinoise fourgonnette là loại xe panel van hay station wagonwagon, sản xuất từ năm 1950-1960.
Hinh 46: Renault Novaquatre mẫu YN2 1934, ảnh chụp 1946
Renault Novaquatre (4CV) kiểu 1934 đậu trước trường Chasse Loup-Laubat 1946 (bây giờ Lê Quý Đôn) – so với Juvaquatre, hai đèn phía trước nằm trên 2 vành bánh xe, phía sau chiếc Renault là loại xe Jeep thời thế chiến hai 1941-45.
Hinh 47: Renault Monaquatre 1934
Hinh 48: Bến Taxi ở đường Lê Lai (Boudonnet) bên hông tường ga xe lửa Saigon (bây giờ là khu khách sạn New World). Rạp hát xưa Aristo năm đối diện bến xe taxi khoảng 1950
Taxi – Renault 4CV
Renault 4CV mà người Việt gọi là xe 4 ngựa- quatre cheveaux, xe con cóc, sản xuất khoảng 1946-61 là thối thân của xe Juva Quatre và tiền thân của Renault Dauphine . Rất thông dụng thời bấy giờ và được dùng làm taxi vì xe nhỏ, nặng 620kg, rẻ tiền, thiết kế giản dị, dể sửa ,4 chỗ ngồi, máy đặt phía sau, ổ bánh phía sau, phía trước có đặt đồng hồ tính tiền. Đầu thập niên 1960s , chính phủ với chương trình “Hữu Sản Hoá” người nghèo, nhập cảng loại xe mới Renault Dauphine, bán góp cho người muốn chạy xe taxi làm kế sinh nhai. Thành phố Saigon lại xuất hiện nhiều taxi Dauphine, bên cạnh taxi Renault 4CV 750 và 760 phân khối.
Chiếc xe này cho người viết cảm giác đi taxi đầu tiên vào khoảng năm 1952-53,người tài xế cũng là người thân vừa mua xe để chạy taxi làm nghề sinh sống, cũng muốn chạy quanh thành phố cho quen nên người viết được tháp tùng. Thời VNCH, thân xe sơn hai màu-màu bơ và xanh lá cây, có mui trần được mở, nhìn lên bầu trời như chạy đua với trăng sao lùa những luồng gió mát thổi vào xoa dịu cái nóng của thành phố vừa ngả về đêm.
Hinh 49: Taxi Renault 4CV chạy quanh bồn nước góc đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi khoảng thập niên 1960
Hinh 49a : Taxi mẫu 1952.
Hinh 50: Bến Taxi Renault CV (mẫu 1957), 2 chiếc taxi Renault 750 (747cc), bên cạnh là xe La Dalat chiếc xe hơi sản xuất đầu tiên ở Việt Nam.
Những ai đã từng đặt chân đến Sàigòn trước 1975 mà không nhớ đến những chiếc taxi Renault chạy khắp nẻo đường Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định,miền Nam, chứng kiến bao nhiêu cảnh vui buồn, thương hận trước 1975. Có thể nói taxi quatre cheveaux là một thứ văn hóa của dân Saigon, miền Nam là một cái gì mới, xa lạ với người miền Bắc trước 1975.
Hinh 51: Renault 760 (760cc) trên đường Tự Do
Hinh 52: Renault 4 R4 1961, phía sau là Taxi Renault 4CV 750 (747cc)
Hinh 53 : Renault 4 R4
http://www.taringa.net/posts/autos-motos/11752930/Entra-Autos-Que-Quedaron-En-La-Historia-Argentinaa.html
Renault 4, còn được gọi là 4L (phát âm là “Quatrelle”) hay 4R, là loại xe không đắt, tiết kiệm (economy) mở ra phia sau (hatchback ) được sản xuất bởi hãng Renault từ năm 1961 đến 1992
Renault 4 là một thiết kế xe nhỏ sản xuất hàng loạt đơn giản nên rất phổ biến, thông dụng trong đô thị và vùng phụ cận. Đây cũng là ứng dụng đầu tiên kỹ thuật lực kéo áp dụng trên chiếc Renault chở khách Estafette vào năm 1958 (máy đặt phía trước, ổ bánh xe phía trước (front engine, front wheel drive) Cũng la kết quả sau khi khảo cứu, khai thác những ưu điểm và nhược điểm của xe Citroën 2 CV 1948 .
Xe được bắt đầu sản xuất từ tháng 8 năm 1961 đến cuối năm 1992 tại 28 quốc gia
Renault Dauphine
Dauphine sản xuất từ năm 1956 đến 1967 , loại xe thông dụng máy đặt phía sau , thân khung liền vỏ , hộp số tự động có ba số, không tự động có 3 hoặc 4 số , 4 cửa, động cơ 845 phân khối. Dauphine được đưa ra thị trường nhằm thay thế cho dòng xe rất thành công trước đó 4CV
Một số lớn Dauphine được nhập cảng vào VNCH qua chương trình Hữu Sản Hoá 1968 làm taxi. Cùng thời với Volkswagen Beetle, Morris Minor, Mini and Fiat 500, đây là những dòng xe đi đầu trong chiến lược sản xuất xe thông dụng, giá phải chăng ở Âu Châu thời bấy giờ
Hinh 54 Tem thư phát hành khuyến khích phong trào Hửu Sản Hóa.
Chương trình Hửu Sản Hóa
https://www.facebook.com/notes/nam-r%C3%B2m/h%E1%BB%AFu-s%E1%BA%A3n-h%C3%B3a-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-75-v%C3%A0-qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%AFu-h%C3%B3a-sau-75-/483065861887422/
Hinh 55: Xe nhà Dauphine chạy gần dinh Độc Lập.
Hinh 56: Taxi Dauphine –góc Nguyễn Huệ và Lê Lợi, Tòa nhà trắng bên trái là thư viện Abraham Lincoln, phía sau là Tòa Độ Chính 1967.
Hinh 57: Renault –Dauphine mẫu 1956
Hinh 58 : Taxi Dauphine trên đường Công lý, phia sau là chiếc Chevrolet 1950s
Hinh 59 : Renault Fregate model 1951 trên đường Norodom (bây giờ là lê duẩn) năm 1953.
Hinh 60: Renault Fregate 1954 (NBF 338), Renault 4CV Taxi (NBI 992) và Volswagen Beetle NBP… trên đường Tự Do 1961.
Hinh 61 : Renault Fregate đường Nguyễn Cư Trinh, bùng binh Cống Quỳnh quận Nhì (giờ là Q1), phía sau xe van Renault Goelette dừng lại cho người qua đường.
Hinh 62: Renault 8 (mẫu 1962) Saigon 1969-70 – Ngã tư Trần Hưng Đạo-Đề Thám.
Hinh 63: Renault 8 Gordini -4 đèn pha phía trước , sản xuất khoảng 1964-1970
Hinh 64: Renault Estafette trên đường Tự Do năm 1965, phía trước van Estafette là đuôi xe Citroen DS
Hinh 65: Xe Van Renault Estafette được sản xuất từ năm 1959 đến năm 1980 với tổng số 533,209 chiếc- Estafette là loại xe van đầu tiên ra mắt của công ty với công nghệ ổ diã xe đặt phía trước (front wheel drive)
Thiết kế thân xe có 3 cửa phía sau (three-part tailgate) cửa trượt bên hông (sliding side door) dựa vào sự thành công của Type H van Citroën.
Van estafette có ba cửa mở ra phía sau.
Sau khi xe Van Estafette tung vào thị trường năm 1959, Renault là hảng chế tạo xe hơi duy nhất trên thế giới sản xuất các loại xe với 3 kỷ thuật công nghệ khác nhau:
Má đặt trước với ổ dỉa xe đặt phía trước ( the front engined front wheel drive ) như Van Estafette, máy đặt sau với ổ dỉa xe đặt phía sau (rear engined rear wheel drive ) như dòng xe Dauphine và máy đặt trước với ổ dỉa xe đặt phía sau (front engined rear wheel drive ) như dòng xe Fregate.
Hinh 66: Renault Estafette và bến xe buýt Renault-Saviem màu xanh-ngà, bùng binh chợ Bến Thành 1961
Hinh 67: Renault Goelette fourgon 1950 của trường nữ trung học Áo tím Gia Long
Hinh 68: Renault Goelette chở khách hàng trên quốc lộ 1 –Saigon Mỹ tho 1968 (photo Lance Nix)
Hinh 69: Renault Goelette Bien Hoa 1968 và Volswagen Van có cửa sổ., phía sau cùng xe Citroen Ami 6.
Peugeot cars
Peugeot là một trong số hãng sản xuất xe hơi lâu nhất, tuy nhãn hiệu lúc đầu- không phải đó làm xe hơi- bắt đầu năm 1842 (buôn bán máy nghiền cà phê, muối và tiêu). Người đầu tiên quan tâm đến chuyện làm xe hơi là ông Armand Peugeot và sau khi gặp ông Gottlieb Daimler, chiếc xe Peugeot đầu tiên được sinh ra – loại xe ba bánh- chạy bằng hơi nước vào năm 1889 .
Hinh 70: the Serpollet-Peugeot, xa ba bánh với động cơ bằng hơi nước ( steam powered tricycle) 1889
Năm sau, máy chạy bằng hơi nước được thay thế bằng xe bốn bánh với máy chạy xăng của Daimler.
Sau thế chiến thứ nhất, xe hơi trở thành phương tiện cần thiết và không được xem như hàng đắt giá, công ty khá thành công với hàng loạt dòng xe chạy xăng sản xuất từ hàng Societe Anonyme Des Automobiles Peugeot , xưởng sản xuất ở Adincourt. Công ty này là công ty tách ra từ công ty mẹ đó bà anh em Peugoet thành lập. Năm 1929 dòng xe Peugeot 201 được tung ra cùng với cách định mẫu các dòng xe độc đáo về sau bằng 3 con số, với số không nằm ở giữa.
Trong thời gian thế chiến 2, Peugoet bị ảnh hưởng nặng phải sản xuất các loại xe hơi và dụng cũ chiến tranh cho Đức. Khí thế chiến 2 chấm dứt hầu hết cơ xưởng Peugeot bị phá hủy cần phải được xửa chữa vì thế đến năm 1948 Peugeot mới cho ra dòng xe mới, dòng xe 203. Thời nầy Pháp trở lại ViệtNam và cho nhập cảng loại xe này rất nhiều!
Read more: http://www.autoevolution.com/peugeot/history/#ixzz44dNoqRG9
Các dòng xe Peugeot và năm được tung ra trên thị trường
• 104 (1972), 106 (1991), 107 (2005), 108 (2014)
• 201 (1929), 202 (1938), 203 (1948), 204 (1965), 205 (1983), 206 (1998), 207 (2006), 208 (2012)
• 301 (1932), 302 (1936), 304 (1969), 305 (1977), 306 (1993), 307 (2001), 308 (2007), 309 (1985), 301 (2012)
• 401 (1934), 402 (1935), 403 (1955), 404 (1960), 405 (1987), 406 (1995), 407 (2004), 408 (2010)
• 504 (1968),
Nhung dòng xe thường thấy ở Viet Nam , nhất là Miền Nam.
Peugoet 202, 203, 302, 403, 404 and 504
Hinh 71: NHA TRANG 1904-1907 – Gabrielle Vassal dans une voiture – Bà Gabrielle Vassal ngồi trên xe hơi ở Nha Trang. Có thể là biến thể của dòng xe Peugeot 33 -1901
https://www.google.com.au/#q=Gabrielle+Vassal+dans+une+voiture
Hinh 72 : Peugeot 202 và xe vận tải nhỏ Renault trên đường Charner 1950s
Hinh 73: Peugeot 202 thùng, chở hàng hóa (đầu 1950s)
Hinh 74: Taxi renault 4 CV, Jeep, Toyota Corona, Peugeot 404 , xe Hoa Kỳ trên đường Nguyễn Huệ.
Hinh 75: So sánh Peugeot với Simca
Đừng nhầm lẩn Peugeot với Simca 5 hoặc 8 (1946-50) –Peugeot 202 thiết kế với hai đèn trước nằm sau vỉ sắt tản nhiệt-radiator grill.
Hinh 76: Simca 5 hoặc 8, hai đèn trước nằm bên trong vỉ sắt
Peugeot 202 được sản xuất từ giữa năm 1938 -1942 và rồi sau đó bắt đầu sản xuất lại cuối năm 1945 , được bán trên thị trường đến năm 1949, thì được thay thế bằng Peugeot 203.
Peugeot 202 được trang bị động cơ làm mát bằng nước 1133 cc , cho tối đa là 30 PS (22 kW) tại 4000 rpm và tốc độ tối đa khoảng 100 km / h (62 mph).
Máy gắn phía trước tới bánh sau thông qua hộp số 3 tốc độ . Nhiên liệu được dẩn qua van trên cao , tại thời điểm đó đối thủ cạnh tranh rõ ràng nhất là Renault tung ra chiếc Renault Juvaquatre, vẫn cung cấp nhiên liệu qua van bên cạnh máy.
Hinh 77: Peugeot 302. Để ý sự khác biệt bên hông xe và kính trước.
Peugeot 302 là tiền thân của 202. Được giới thiệu tại Paris Motor Show 1936 và chỉ sản xuất trong 18 tháng, cho đến tháng tư năm 1938. Động cơ bốn xi lanh 1.758 cc làm mát bằng nước , tương tự như động cơ được trang bị cho peugeot 402, với tốc độ tối đa 105 km / h (65 mph).
Hinh 78: Peugeot 402 B.E 1939
Hinh 79 : Peugeot 203 , VW Kombi, Peugept 404, Simca Aronde góc đường Tự Do và Lê Lợi, bên hông khách sạn Continental Saigon 1968 – Photo by John F. Cordova – Café Givral bên trái và Continental Palace Hotel bên phải
Hinh 79a : Peugeot 203 taxi
Hinh 80: Peugoet 203 có thùng, dùng làm xe cứu thương và chở hàng nằm trong kho thương cảng Saigon 1951.
Hinh 81: Peugeot 203 Familiale khoảng đầu thập niên 1950s, 3 hàng ghế, chở đến 6 người.
Hinh 82: Peugeot 203-1955
Peugoet 203 (late 1940s) Peugeot 1950s và Traction Legere 11
Hinh 83: Peugeot trên đường quê, thời Pháp thuộc trước 1954
Hinh 84: Peugeot 403 sản xuất từ 1955 đến 1966, với kiểu Pininfarina với 1468cc. Chiếc xe này hiện được trưng bày trong phòng triển lãm ở Saigon.
Hinh 85: Peugeot 403- 1960
Hinh 86: Peugeot 403 trên đường Tự Do, trước Hạ Viện 1968 (bây giờ nhà hát Thành phố)
Hinh 87: Peugeot 403 trên đường Thống Nhất, trước dinh Độc Lập
Hinh 88: Peugeot 403 trước Vương Cung Thánh Đường 1966 (Tom Briggs)
Hinh 89: Peugeot 404 trên đường Nguyễn Huệ
Hinh 90: Peugeot 404 SAIGON 1971 – Ngã tư Đoàn Thị Điểm – Phan Đình Phùng
Nay là ngã tư Trương Định – Nguyễn Đình Chiểu – Photo by Dick Leonhardt
Hinh 91: Peugeot 404 station wagon
Hinh 92: Peugeot 404-1964 hiện được trưng bày trong bảo tàng viện xe cổ ở Saigon.
Hinh 93: Ford Fairlane 500 model 1957, Peugeot 404 1960 and Renault 12TS (1970s) hay Peugeot 504 trên đường Tự Do trước Hạ Viện (bây giờ Nhà hát thành phố)
Hinh 94: Peugeot D3A Camionette 1954 trên đường Phan Đình Phùng.
Citroen cars
SOCIÉTÉ ANONYME DES ÉTABLISSEMENTS BAINIER
21, bd Bonard và 100-102, bd Charner
Traction Avant, tiếng Anh là front-wheeled drive –FWD-lực kéo xe đặt ổ bánh phía trước được thiết kế bởi hai ông André Lefebvre và Flaminio Bertoni khỏang cuối năm 1933, đầu năm 1934. Tuy không phải là những người sản xuất FWD đầu tiên (xe Alvis được thiết kế FWD năm 1928 ở Anh, L29 từ năm 1929-1932 tại Hoa Kỳ và DKW F1 năm 1931 tại Đức) Traction Avant áp dụng công nghệ FWD vào khung liền vỏ – unitary body. Cùng với dòng xe DKW 1930s của Đức, Traction tiên phong trong công nghệ FWD được tung lên thị trường sản xuất xe khối ở Âu Châu (European mass car market).
Trong năm 1930, hãng Citroen đã đấu tranh để cạnh tranh với các hảng đối thủ như Peugeot và Renault. Andre Citroen nhìn thấy công ty của ông cần một thiết kế mới với tiềm năng cách mạng hóa ngành công nghiệp xe hơi. Ông sang Mỹ và tìm được cảm hứng ấy sau khi thăm viếng Tổng công ty Budd tại Hoa Kỳ. Nơi đây ông chứng kiến xe hơi được thiết kế theo kiểu khung liền vỏ (vỏ xe ̣không phải là vỏ bánh xe -tiếng Anh Unitary Body or Unibody), kết cấu thân xe và khung xe (chassis) vào một đơn vị nhẹ. Thiết kế của công ty Budd bao gồm sáng kiến mới, đặt máy xe (engine) và bộ phần truyền tải (transmission) phía trước của xe, lợi thế công nghệ này làm nội thất xe rộng hơn, trung tâm trọng lực gravity thấp hơn và như vậy giúp cho việc xử dụng xe hoàn hảo (superior) hơn.
Cấu trúc Traction Avant dựa trên khung và vỏ sườn hàn lại với nhau-gọi chung là khung vỏ như đã nói trên. Hầu hết các xe khác của thời đại này dựa trên một khung riêng biệt (chassis) và vỏ (thùng) xe được hàn vào. Công nghệ khung vỏ –unibody or unitary body thân đơn nhất- đưa đến kết quả sản xuất xe nhẹ hơn, và vì thế công nhiệp này được sử dụng cho hầu như tất cả các công trình xe sedan về sau.
Mẫu Traction Avant ban đầu là một saloon nhỏ với 2.910 mm (115 in) chiều dài và 1.303 cc (79.5 cu in) động cơ, mô hình này được gọi là 7A. Chỉ sau 2 tháng, với khoảng 7.000 xe được sản xuất, 7A được nối tiếp trong tháng sáu năm 1934 bởi dòng xe 7B với động cơ 1.529 cc với hai cần gạt nước (screen wipers) thay vì một gạt nước duy nhất của dòng xe 7A . Dòng xe 7Bs được thay thế bởi dòng xe 7C mạnh hơn với động cơ 1628cc
Mẫu xe về sau dòng 11 (tung ra tháng 11, 1934) với 1,911 cc (116.6 cu in) bốn xy lanh và dòng 15 (tung ra khoang tháng 6, 1938), với 2,867 cc với 6 xy lanh. Dòng 11 có hai kiểu 11BL (“légère”, or “light”), có cùng kích thước với dòng 7 CV, và 11B (“Normale”, or “normal”) với bánh xe (wheel) to hơn và bề ngang bánh xe rộng hơn.
Nhin qua, không thấy sự khác biệt to lớn giữa 7CV và loại sinh sau 11CV và 15CV, tuy vậy những dòng xe này được thiết kế hài hòa, thú vị, được ham chuộng thời ấy, mặc dù không phải là loại xe có chiến lược viễn kiến Traction Avant trở thành một trong những dòng xe đặc biệt nhất, mở màn cho những loại xe sinh nửa thế kỷ sau-dòng xe “cách mạng” Citroën DS.
Các dòng xe Citroen và thời gian sản xuất
Citroen 7CV –1934-41
Citroen 11CV -1934-57
Citroen 15CV-1938-56
Citroen DS 19-1955
Citroen DS 21-1970
Citroen DS 23-1973
Hinh 95: Citroen cổ xưa AC4 model 1927-đậu trước hảng xăng dầu Shell , góc đường Norodom-Luro (Thống Nhất Cường Để thời VNCH sau nầy Lê duẩn-Tôn đức thắng), công ty được thành lập đầu thập niên 1930s với tên Companie Franco Asiatique des Petroles
Hinh 96 : Xe xưa Citroen, Peugeot và Renault, góc đường Catinat (Đồng Khởi ) và Bonard ( Lê Lợi) phía trước nhà hát Thành Phố-bên hông là công viên Garnier trước 1954. (Manhhai photo albums)
Hinh 97: Traction 11B Cabriolet RHD 1937 và Traction 11B Sedan 1937
Hinh 98: Traction Avant 11B –cabriolet 1937 tân trang đậu trên đường phố Saigon
Hinh 99: Traction Onze BL 11 (Legere=nhẹ) bên phải và Traction 11 màu trắng bên trái với thùng xe phía sau to gấp đôi được giới thiệu với kiểu xe 1952 (Ra mắt vào tháng năm 1934), 1.911 cc , động cơ bốn xy-lanh.
Hinh 100: Citroen traction-avant 11 model 1953.
Hinh 101: Xe Citroen và Vedette đậu ở góc đường Lê Lợi và Pellerin (Pasteur) ngày xưa có khu giải trí và rạp hát Casino Saigon
Hinh 102: Traction 15 ra mắt tháng 6 năm 1938 với 2,867 cc, sáu xy lanh
Hinh 103: Chiếc xe Traction 11 đậu trước nhà hàng Sing Sing, phía sau xe Traction là ngã tư Phan Đình Phùng & Đoàn Thị Điễm.
Hinh 104: Traction 11 xưa trên đường phố Saigon 1969
Hinh 105: Traction 11 kiểu sau 1935, chỉ có một ống bơm xăng và có thể mở cóp sau để chứa đồ. Traction sản xuất trước 1935 có 2 ống bơm xăng 2 bên.
Hinh 106: Traction Onze BL (legere) mẫu 1937
Hinh 107: Citroen đậu tại bến xe lô-ca-xông đường Phạm Ngũ Lăo gần Chợ Bến Thành năm 1969.Người Saigon một thời dùng xe này như xe khách, gọi là xe lô-ca- xông (location).
Hinh 108: Xe traction đậu trên đường Bonard (Lê Lợi) năm 1953- Chiếc đầu là custom-made (làm theo kiểu đặt hàng) traction avant Onze 11, sau đó là chiếc traction 11, kế tiếp là Renault Monaquatre.
Citroen DS
Citroen tung vô thị trường loại xe DS thay thế Traction Avant 11.Mẫu đầu tiên DS 19 được tung ra năm 1955, trong khi dòng ID rẻ hơn, máy yếu hơn được tung ra năm 1957. Dòng xe DS và ID luôn luôn được cái thiện trong suốt quá trình sản xuất 20 năm. Đầu tiên DS 19 với 1911 phấn khối- mang qua từ Traction Avant, sau đó được thay thế bởi DS 19a với 1985 cc (phấn khởi) năm 1965 (còn gọi là DS 20 từ năm 1969). Cùng năm DS 21 được tung ra với 2175 cc, máy mạnh hơn nhờ bộ phận phun nhiên liệu cửa hãng Bosch được gắn vào xe đầu tiên năm 1970. DS 21 trở thành một trong những loại xe đầu tiên bán trên thị trường khối (mass market) với bộ phun nhiên liệu điện tử năm 1970.
Sau cùng dòng DS 23 được giới thiệu vào năm 1973 với lòng máy 2347 cc, với 2 lựa chọn với bộ máy hòa khí (carburator) hay bộ máy phun nhiên liệu điện tử. Dòng DS 23 với bộ máy phun khi là dòng xe mạnh nhất sản xuất 141 hp (105 kW). Cũng nên biết 1Hp=.7457Kw
Hinh 109: Hinh quảng cáo DS 19, năm 1957, trước cổng Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt
http://www.dsinasia.com/Vietnam/history.html
Hinh 110: Citroen DS 19 trên Bến Bạch Đằng (Tôn đức thắng) góc đường Hàm Nghi, tòa nhà là trụ sở Tổng Cục Quan thuế trước 1975- Trong ảnh có thể nhìn thấy cả xe taxi Dauphine và Peugoet 203. Ảnh chụp khoảng cuối thập niên 1960s.
Khi Citroen tung DS 19 năm 1955 vào thị trường báo chí thời bấy giờ ca ngợi chiếc xe này như được thiết kế từ một hành tinh nào đó trong vũ trụ.
Hệ thống nhúng treo thuỷ khí (Hydro-pneumatic suspension), Hệ thống phù trợ cho tay lái (assistance systems for the steering), thằng –phanh (brakes) và cần đổi số (gearshift lever), and inboard đĩa thắng trước (inboard front disc brakes) là những tiến bộ tiền phong của loài thiết kế đặc biệt-khác thường này.
Hinh 111: Citroen DS 19 series đậu trước hội trường Diên Hồng- trụ sở Thương Nghị Viện thời Việt Nam Cộng Hoà (bến Chương Dương)-bây giờ là Sở Giao dịch Chứng khoán ( 45-47 Bến Chương Dương, Quận 1)- trong thời gian hội nghị Colombo.
Hinh 112: DS 19 đậu trước khách sạn Continental
Hinh 113 : DS 19 trên quốc lộ 1 Saigon–Trung Lương 1968 (Lance Nix)
Hinh 114: DS 21 and DS 19 tại Càphê 30/4 trong khuôn viên Định Độc Lập (Hội trường Thông Nhất bây giờ) đường Huyền Trân Công Chúa.
Hinh 115: DS 23 là loại xe DS hiếm thời bấy giờ, chiếc nầy được đồn đại là của Tổng Thống Thiệu, Đệ Nhị Cộng Hoà, sau lọt vào tay tướng Trán văn trà.
Những tính năng như hệ thống nhúng treo tự cân bằng, đèn pha hướng, phanh trợ lực( power brakes) và trợ lực tay lái- power steering (tất cả được điều khiển bởi hệ thống thủy lực treo ( hydraulic suspension) xác nhận vị trí Citroen một lần nữa ở đỉnh cao của sự sáng tạo xe hơi thời bấy giờ.
DS 21 (1968-1975)
DS 21 đến thị trường 16 năm sau DS19, về cơ bản là một cải thiện quan trọng của dòng xe DS. Sự khác biệt kỹ thuật chủ yếu là động cơ công suất lớn hơn DS 19 và là một trong những Citroëns đầu tiên với hệ thống phun nhiên liệu.
DS 23
Với động cơ 2347cc đến trong cả hai hệ thống phun nhiên liệu fuel injection và các hình thức dùng bộ chế hòa khí carburetor. Các mẫu xe dùng hệ thống phun nhiên liệu điện tử đã sản xuất DS mạnh nhất mọi thời đại, với 143 HP. Các dòng DS biến thể (variant) mới nhất này đi kèm với sự lựa chọn loại hộp số: một bốn số tự động gọi là “HYDRAULIQUE” (four-speed automatic called “Hydraulique”), một ba số tự động từ Borg-Warner và hai không tự động (manuals) với hộp số gồm 4 hoặc 5 tốc độ (4 or 5 speeds)
(http://www.autoevolution.com/cars/citroen-ds23-1973.html#aeng_citroen-ds23-1973-23-117-hp)
Chú ý Citroen tung lên thị trường dòng xe DS bên cạnh dờng ID được tung ra thị trường nội địa Pháp với giá rẻ hơn. Tuy bề ngoài khó phân biệt, ID có lòng máy nhỏ hơn nên công xuất yếu hơn cộng với bộ thằng đĩa không tân tiến.
Citroen 2 CV (citroen deux cheveaux)-xe con coc
Citroen 2CV (tiếng Pháp: “deux chevaux” tức là “deux chevaux-VAPEUR” (dịch nghĩa “hai con ngựa hơi”, hay tax hores power “hai thuế mã lực”) là một FWD (Front Wheel Drive) ổ đĩa bánh trước , máy mát bằng không khí, xe được giới thiệu tại hội chợ 1948 Paris Mondial de l’Automobile , Citroën sản xuất năm mẫu xe trong khoảng thời gian 1948-1990.
Được thai nghén bởi Phó Chủ tịch Pierre Boulanger nhằm cơ giới hóa số lượng lớn nông dân vẫn còn sử dụng ngựa và xe ngựa kéo trong năm 1930 Pháp, 2CV được ghi nhận từ sự kết hợp tối đơn giản về kỹ thuật sáng tạo và tiện dụng, đơn giản thân xe bằng kim loại – khởi thủy uốn như tôn vượn sóng làm tăng thêm sức mạnh cho thân xe mà không cần thêm trọng lượng. 2CV đặc trưng với giá bình dân, chi phí thấp, bảo trì và vận hành, một động cơ làm mát bằng gió ,tiêu thụ nhiên liệu thấp, và một hệ thống nhúng treo, nhẹ nhàng off-road, sàn xe cách cao mặt đất , và điều chỉnh chiều cao hệ thống nhúng bằng cách kéo dài / rút ngắn của thanh kéo (tie rods) . Thường được hóm hỉnh, thân mật gọi “một chiếc ô-dù trên bánh xe”. 2CV có điểm nổi bật là mui trần có thể mở cuốn lại (canvas, rolled back sun roof) kéo dài tới gần cản sau của xe, cho phép xe tải vật dụng quá khổ.
Sản xuất tại Pháp giữa năm 1948 và 1989 (và cuối cùng hai năm ở Bồ Đào Nha 1989-1990), hơn 3,8 triệu 2CVs đã được sản xuất, cùng với hơn 1,2 triệu xe tải thùng nhỏ giao hàng 2CV được biết đến như Fourgonnette. Citroen cuối cùng đưa ra một số dòng xe biến thể giống nhau về cơ học bao gồm cả dòng Ami (hơn 1,8 triệu chiếc); các Dyane (hơn 1,4 triệu chiếc); các Acadiane (trên 250.000 chiếc); và Mehari (hơn 140.000 chiếc ). Tổng cộng, Citroën sản xuất hơn 8,8 triệu “A Series” xe, gồm các biến thể 2CV được biết đến.
Một đánh giá kỹ thuật 1953 của tổ chức Autocar (Anh) mô tả “sự khéo léo phi thường của thiết kế này, mà chắc chắn là độc đáo nhất kể từ Model T Ford của Henry Ford ở Mỹ”. Năm 2011, The Globe and Mail (Canada) gọi đó là một “chiếc xe độc nhât không có đối thủ”.
Hinh 116: Citroen 2CV Mẫu 1959 và mẫu 1962.
Hinh 117: Citroen mẫu 1970 và Citroen mẫu 1955.
Hinh 118: Citroen 2CV mẫu 1955 chạy trên Bến Chương Dương–đầu đường Tự Do
Hinh 119:Citroen 2 CV fourgonnette AU 1951-1962
Hinh 120: Citroen 2 CV sedan và Citroen 2CV fourgonnette AU 1951-1962 chạy phía trước góc Tự Do và công trường Lam Sơn.
Hinh 121: 1966 Citroen Ami 6 Berline Sedan
Hinh 122: Ami 8 1971
Citroen Ami được tung ra thị trường ngày 25 tháng 4 năm 1961, bốn tháng trước Renault 4 R 4 (xem hinh 50). Cả Renault 4 và Citroen Ami đáp ứng nhu cầu thị trường cần một chiếc xe hơi cỡ lớn hơn và it mộc mạc hơn 2CV. Ami là một 2CV với thân xe được làm lại , máy lớn hơn so với 1950 2CV), để bù đắp cho trọng lượng tăng thêm. Lúc tung ra trên thị trường, xe được trang bị máy làm mát bằng không khí với 602 cc hai xy-lanh động cơ phẳng.
Bộ khung chính và hệ thống nhúng treo tương tự như 2CV. Ghế của Ami dễ dàng tháo rời. Citroen Ami loại xe siêu nhỏ (supermini) được sản xuất từ năm 1961 đến năm 1978, là một trong số năm mẫu xe bán chạy nhất tại Pháp. Sản xuất đạt 1.840.396 đơn vị. Amis được thay thế bằng Visa Citroen từ năm 1978.
Cũng nên biết, ở Pháp biệt danh 3CV còn được dùng cho dòng xe Ami 6, nhưng không bao giờ được áp dụng cho dòng Ami 8.
Hinh 123: Citroen Ami 6 trên đường Lê Lợi –công trường Lam Sơn 1971
Xe La Dalat-Xe hơi sản xuất đầu tiên ở VietNam.
Hinh 124: Xe La Dalat-xe hơi sản xuất từ Việt Nam lần đầu tiên với sự yểm trợ công nghệ từ Citroen. Ảnh chụp “Saigon June 1974 – Hàm Nghi boulevard” by Jack Garofalo-Paris Match via Getty Images, và giao lộ Tôn Thất Đạm) (https://www.facebook.com/photo.php?fbid=872558386132787&set=g.865130223501356&type=1&theater)
Hinh 125: Các kiểu xe La DaLat
http://saigoneer.com/saigon-technology/3129-made-in-vietnam-la-dalat
Sau thế chiến thế nhất, công ty Ford tung ra loại xe hơi thực dụng – rẻ tiền, để đáp ứng nhu cầu di chuyển của dân Mỹ- Ford Model T2. Sự thành công của Ford Model T2 do tài sáng tạo thiên tài của Henry Ford qua công nghệ sản xuất dây chuyền. Ford Model T được bầu là xe có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20 trong cuộc thi Car of the Century-Xe hơi của thế kỷ năm 1999, trước các dòng xe BMC Mini, Citroën DS, và Volkswagen Type 1
(https://en.wikipedia.org/wiki/Ford_Model_T)
Cũng thế, để đáp ứng nhu cầu về phương tiện di chuyễn của dân Pháp sau thế chiến 2 , Citroen đã tung ra thị trường chiếc xe 2CV, sau khi gặt hái thành công trong việc sản xuất một chiếc xe rẻ tiền, bền bỉ, bảo trì và sửa chửa dễ dàng, thực dụng cho dân chúng thời hậu chiến. Citroen tiếp tục tung ra Citroën Dyane 6 và Méhari sản xuất cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60. Xe Citroën La Dalat sản xuất ở Việt Nam là loại xe căn bản dựa trên kiểu Citroën Baby Brousse sản xuất ở Côte d’ivoire, dựa theo kiểu xe Méhari.
Như đã biết Citroen đã xuất hiện ở Đông Dương (Indochine) từ đầu thập niên 1930s qua các đại lý, nổi tiếng nhất là Công Ty Bainier ở góc đường Bonard và Charner. Từ năm 1937, quyền đại lý cho Citroen chuyển qua cho Công Ty Saigon-Citroen của ông Henri Hospital ở 37 Lê Thánh Tôn.
Hinh 126: Cơ xưởng sản xuất La Dalat ở Bến Vân Đồn 1971.
Từ năm 1971 Xe La Dalat được lắp ráp sản xuất tại Bên Vân Đồn (đường Tôn Thất Thuyết) nơi tọa lạc của hãng thuốc lá Bastos ngày xưa.
Xe hơi Citroen Công Ty đổi về địa chỉ Establishments Le Comte ở đường Thống Nhất (bây giờ Diamond Plaza) rồi biến thành Saigon Xe hơi Công Ty là nơi trưng bày, bán sản phẫm Citroen và xe La Dalat.
Đầu tiên Citroen nhập cảng vào Việt Nam những bộ phận chính như máy, tay lái, bộ nhúng, bộ thắng… Phần còn lại như đèn, kèn báo hiệu, ghế, giàn đồng, mui xe được chế tạo tại Việt Nam. Lúc tung ra thị trường vào năm 1970, tỷ lệ cơ phận nhập cảng so với cơ phận nội địa là 75/25 cho đến năm cuối cùng khi hảng Citroen đóng cửa vào năm 1975 là 60/40. Có tất cả là 4 kiểu La Dalat: loại 4 chổ ngồi hoặc 2 chổ ngồi với thùng chở hàng (hinh 122).
Hinh 127 : Citroen Mehari
Delahaye cars
Hinh 128: Quảng cáo xe Delahaye của công ty Bainier, Saigon
Hinh 129: Delahaye 235 mẫu 1951-54
Hãng xe hơi Delahaye do Emile Delahaye thành lập từ năm 1894 tại Tours, Pháp. Năm 1896, xe Delahaye tham gia cuộc đua Paris–Marseille–Paris và đứng hạng 8 với tốc độ trung bình 20 km/giờ. Một thành tích đáng nể vào thời đó.
Hiệu xe Delahaye chấm dứt hoạt động năm 1954 nhưng đã để lại một tiếng vang khá lớn trong giới yêu xe cổ. Nổi bật nhất là ca sĩ Elton John với chiếc Delahaye 178 Drophead Coupé được sản xuất năm 1949.
Không thấy dấu vết của loại xe này tồn tại ở Vietnam.
Hinh 130: Xe Delahaye của ca sĩ nổi tiếng người Anh, Sir Elton John.
Phụ Lục:
Bằng cấp lái xe của người viết 1968.
Citroen 11
Citroen, xe hơi đầu tiên thiết kế với ổ bánh lái phiá trước (Front Wheel Drive FWD), năm 1934 là chiếc xe Citroen Traction Avant (FWD) nguyên mẫu (prototype) với máy 1300 cc trên thân khung liền vỏ (unibody). Mặc dầu thành công với Citroen 7, Andre Citroen yêu cầu kỹ sư của ông cưa chiếc 7 ra làm đôi và làm bề ngang rộng thêm khoảng 12 cm . Dòng xe thứ nhất ra đời vẫn với 1300cc cho công xuất 23,5kW (32 Hp), so với trọng lượng xe 1000kg, máy hơi yếu. Dòng xe thứ hai ra đời máy mạnh hơn với công xuất 26.5 kw (36hp) 1628 cc và cuối cùng với 1911 cc cho ra công xuất 34 Kw (46 hp) cho đến hết đời của traction 11 năm 1957.
Đặc điểm công nghệ, máy, bộ hợp ly (clutch) và bộ hộp số có thể tách rời ra bộ phận riêng làm cho việc bảo trì, sửa chữa dễ dàng, ổ bánh trước (FWD) với nhúng treo độc lập, chiếc xe có chiều dài nên trọng lực thấp, sàn thấp làm cho xe dễ lái và bắt đường (road holding).
Vì khả năng dễ lái và chạy nhanh Traction 11 rất được yêu thich và phổ biến trong giới xã hội đen(gangster), nên còn được mệnh danh là xe của dân xã hội đen.
Citroen hầu hết sản xuất loại sedan 4 cửa, nhưng cũng có một số ít mẫu Coupe và roadster.
Hinh 131: Trái, Traction 7; Giữa, Traction 11 ; Phải, Traction 15
Renault 2CV
Trích từ http://hoangkimviet.blogspot.com.au/2013/05/xe-con-coc-citroen-2-cv.html
Cuộc phiêu lưu Paris-Tokyo bằng 2 CV
Thập niên 50 có hai người pháp gốc Lyon tổ chức một chuyến đi từ thủ đô Pháp Quốc, Paris đến Tokyo, nước Nhật Bản băng qua 2 lục địa, châu Âu và châu Á. Chuyến đi khởi hành ngày 2 tháng tám 1956 và đến Tokyo ngày 19 tháng tư 1957 với đường về không ngưng nghỉ trong một tháng trên một chiếc xe Citroën 2 CV kiểu A sản xuất năm 1939.
Với 9 tháng thám hiểm trên các nẻo đường. Jacques Cornet và Georges Kim đã chứng kiến từng khuôn mặt thay đổi trên những chặng đường đi qua. Vừa có tính cách mạo hiểm đầy thể lực mà cũng là kinh nghiệm cho con người. Họ đã quan sát và nhìn tận mắt những phong tục tập quán, những chế độ chính trị, những phong cảnh của Á châu đầy cảm xúc. Mổi một quốc gia mà họ đi qua, để lại hàng lớp những bất ngờ, điều tốt và xấu, những tai nạn năng nề hoặc dí dỏm nhẹ nhàng.
Họ đã chống chỏi với thiên nhiên, vượt qua những chặng đường chưa có xe cộ lưu thông hoặc những chặng đường biến mất trong những cơn lũ dưới những cơn mưa tầm tã của vùng nhiệt đới.
Họ cũng hưởng được những sự tiếp đón nồng hậu của các sắc dân á châu, chia xẽ cuộc sống với những dân du mục trên sa mạc và củng hưởng những xa hoa tráng lệ của những nhà triệu phú.
Trên đường về, thật là một cuộc chạy đua với thời gian đã đưa họ về đến Paris dưới 1 tháng, sự hư hỏng máy móc nhiều khi làm họ khốn đốn trên sa mạc. Khi họ khởi động lại được cổ máy để tiếp tục con đường, nhờ vào trí thông minh tháo vát và năng động, họ vẫn thành công bắt chiếc xe phải hoạt động và đưa họ trở về nhà.
Đại lý hảng xe hơi ỏ Hà Nội.
Nguồn :https://36hn.wordpress.com/2015/07/24/xe-hoi-va-cac-hang-xe-o-ha-noi-xua/
(http://tranthanhnhan1263.blogspot.com.au/)
Tham Khảo:
http://saigon-vietnam.fr/
http://stubs-auto.fr/
http://www.hemmings.com/
http://www.avant-train-latil.com/hanoi.php
http://www.antiqbrocdelatour.com/
http://www.dsinasia.com/Vietnam/history.html
http://www.flickriver.com/photos/photiste/8169524851/
http://motoburg.com/549-citroen-type-a-tourer.html
http://belleindochine.free.fr/Automobile.htm
http://www.renaultoloog.nl/autos-francais.htm
https://en.wikipedia.org/wiki/
http://www.entreprises-coloniales.fr
http://www.erclassics.fr/voitures-francaises-de-collection.php
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/albums (manhhai albums)
British family cars of the fifties . Michael Allen
Martin Buckley and Chris Rees .The Complete Illustrated Encyclopedia of Classic Cars
David Lillywhite et al. The Encyclopedia of Classic Cars
http://hoangkimviet.blogspot.com.au/2013/05/xe-con-coc-citroen-2-cv.html
Y Nguyen Mai Tran 4/2016
Source: https://maivantran.com/2016/04/29/xe-xua-tren-loi-cu-xe-co%CC%89-die%CC%89n-phap-o%CC%89-mien-nam-truoc-1975/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.