Thứ Ba, 26 tháng 1, 2010

QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA


Ngày Hoàng Sa (19/1) là ngày được chọn để vinh danh và tưởng niệm các Chiến Sĩ Hải Quân VNCH đã tham dự trận chiến lịch sử ở quần đảo Hoàng Sa diễn ra vào ngày 19/01/1974, có rất nhiều bài viết, phỏng vấn về trận hải chiến hào hùng này đã được đăng trên các websites hoặc chuyển đến các diễn đàn. Tuy nhiên đa số chúng ta chỉ đọc được các bài viết chính còn những chi tiết "bên lề" thì it ai được biết đến...

NHỮNG SỰ KIỆN QUAN TRỌNG TRƯỚC KHI ĐƯA ĐẾN TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA


NHỮNG NGUYÊN NHÂN ĐƯA ĐẾN TRUNG CỘNG XÂM LĂNG QUẦN ĐẢO HOÀNG SA NĂM 1974 QUẦN ĐẢO VÀ TRƯỜNG SA NĂM 1988


QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA CÙNG SỰ TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN CỦA NHIỀU NƯỚC TRONG BIỂN NAM HẢI VÀ VỊNH THÁI LAN


VỊ TRÍ, DIỆN TÍCH CÁC ĐẢO CỦA QUẦN ĐẢO HOÀNG SA ĐỐI VỚI VIỆT NAM CỘNG HÒA


QUẦN ĐẢO HOÀNG SA ĐỐI VỚI ĐẢO HẢI NAM CỦA TRUNG CỘNG


QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA TỪ THỜI GIA LONG TRIỀU NGUYỄN CHO TỚI PHÁP THUỘC & SAU NĂM 1954.






Thứ Ba, 19 tháng 1, 2010

QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA TỪ THỜI GIA LONG TRIỀU NGUYỄN CHO TỚI PHÁP THUỘC & SAU NĂM 1954.


Quần đảo Hoàng Sa (Paracel) và Trường Sa (Spratly) nằm trong vùng biển Nam Trung Hoa (South China Sea). Trước khi Gia Long chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô, chẳng nước nào dòm ngó mấy hòn đảo của hai quần đảo này cả . Đến khi Nguyễn Ánh thống nhứt sơn hà và lên ngôi Hoàng Đế năm 1802, chọn Huế làm kinh đô, Ngài cảm thấy cần bảo vệ an ninh cho Đế Đô từ phía đông, bằng cách cho chiếm nhiều quần đảo Hoàng Sa, đồng thời cho người vẽ lại bản đồ chi tiết quần đảo này . Khi sai sứ đi tấn phong ở Bắc Kinh, đã cho nộp luôn bản đồ vùng Hoàng Sa . Nhà Thanh nhận những tài liệu này đồng thời cũng thừa nhận luôn chủ quyền của nhà Nguyễn đối với quần đảo Hoàng Sa .

Đến năm 1858, khi Pháp xâm chiếm bán đảo Đông Dương làm thuộc địa, Ba-Lê đã ký kết với Bắc Kinh hòa ước, theo đó triều đình nhà Thanh, công nhận người Pháp giữ quyền bảo hộ Việt Nam . Người Pháp cho xây dựng bia chủ quyền và thiết lập đài khí tượng trên một trong các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa .

Năm 1899, Toàn quyền Paul Doumer ký nghị định thiết lập một ngọn hải đăng trên một trong mấy hòn đảo lớn . Năm 1932, nghị định 156-SC, thiết lập đơn vị hành chánh 'Delegration des Paracels' trực thuộc tỉnh Thừa Thiên . Cũng vào thời gian này, một công ty người Pháp được quyền khai thác phân chim hải âu trên các đảo, đem về Pháp biến chế thành phân bón nông nghiệp .

Chủ quyền quần đảo Hoàng Sa được tái xác nhận khi toàn Quyền Đông Dương Brevier, ký nghị định phân chia ranh hành chánh của Liên bang đông dương .

Đến chiến tranh thế giới thứ 2, phe Đồng minh gồm: Mỹ - Anh - Pháp - Nga - Trung Cộng chống lại phe trục gây chiến gồm: Đức - Ý - Nhật . Với chính sách Đại Đông Á, Nhựt xua quân chiếm hầu hết các nước trong vùng và còn dòm ngó cả Úc Châu nữa, tuy nhiên càng về cuối năm 1945, phe Trục càng bị đánh bại dần . Ở Châu Âu, Đức đã bị đẩy lui dần và cuối cùng Bá Linh bị thất thủ . Riêng đối với mặt trận Đông Nam Á và Thái Bình Dương, ngày mùng 6 & mùng 8 tháng 8 năm 1945, tổng thống Hoa Kỳ Truman ra lệnh ném hai quả bom nguyên tử sang bằng hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhựt Hoàng đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện vào ngày 15-8-1945. Lợi dụng sự giải giới Nhật Trung Hoa đưa hải quân chiếm lấy nhóm Bắc Đảo (Amphitrite) của quần đảo Hoàng Sa, trong đó có đảo Phú Lâm là đảo lớn nhứt của quần đảo này (Trung Hoa gọi quần đảo Hoàng Sa là Tây Sa). Họ phá hủy tất cả bia chủ quyền, cùng những di tích Việt Nam có từ thời Gia Long triều Nguyễn và đồng thời cho xây dựng công sự phòng thủ với vài chục khẩu đại bác 105 ly, cùng một tiểu đoàn thủy quân lục chiến trấn giữ đảo .

Tương tự như hành động xâm lăng quần đảo Hoàng Sa của Trung Cộng, cuối thập niên 1950, Đài Loan đã đưa lực lượng hải quân xâm chiếm đảo ITUABU, hòn đảo lớn nhứt trong quần đảo Trường Sa (Trung Cộng gọi là đảo Nam Sa).

Đến khi Pháp trả lại độc lập cho VNCH năm 1954, hải quân của nền đệ I Cộng Hòa, đưa quân ra tiếp thu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì sự kiện đã rồi . VNCH chỉ còn cách là xây dựng lại bia chủ quyền và đài khí tượng trên các đảo thuộc nhóm Nguyệt Thềm (Crescent Group). Đó là các đảo Hoàng Sa, đảo Quang Hoà (Duncan), đảo Cam Tuyền (Robert), đảo Tri Tôn (Triton), Đảo Duy Mộng (Dummond), Đảo Vĩnh Lạc (Money), đảo Bạch Quy (Passu Koah). Sau đó, chánh phủ VNCH đưa nhân viên điều hành đài khí tượng, cùng quân trú phòng ra trấn giữ đảo, đồng thời hải quân VNCH cũng có trách nhiệm đi tuần tiễu quanh các đảo để bảo vệ .

Chánh phủ VNCH cũng đã gởi Công hàm tới Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, để phản đối Trung Cộng và Đài Loan xâm chiếm đảo trái phép . Lúc bấy giờ, dự luận quốc tế cũng chú ý tới vấn đề này, nhưng rồi công việc phản kháng của Chánh phủ VNCH cũng chẳng đi tới đâu . Trung Cộng vẫn chiếm giữ các đảo của nhóm Bắc Đảo (Amphitrite) và VNCH thì giữ các đảo thuộc nhóm Nguyệt Thềm (Crescent Group). Đối với quần đảo Trường Sa, Đài Loan vẫn chiếm giữ đảo ITUABU, còn VNCH vẫn giữ các đảo Trường Sa, Sinh tồn, Song Tử Đông, Song Tử Tây, Sơn ca, Nam Yết ...

Sự tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn duy trì trong tình trạng hiện tại .

(TRÍCH TÀI LIỆU CỦA BÃO BIỂN ĐỆ NHỊ HẢI SƯ, THÁI VĂN A - HẠM ĐỘI HẢI QUÂN, QUÂN LỰC VNCH, HẢI CHIẾN HOÀNG SA - 1990)

QUẦN ĐẢO HOÀNG SA ĐỐI VỚI ĐẢO HẢI NAM CỦA TRUNG CỘNG


QUẦN ĐẢO HOÀNG SA ĐỐI VỚI ĐẢO HẢI NAM CỦA TRUNG CỘNG

Tưởng cũng nên đề cập một chút về lịch sử đảo Hải Nam, vì ngày trước đảo Hải Nam là phần đất của nước Việt Nam, bị đời nhà Hán bên Trung Quốc, chiếm cứ và không trả lại cho đến ngày nay .

Đảo Hải Nam ở về phía Đông vịnh Bắc Việt . Từ miền trung Bắc Phần ra đảo Hải Nam chẳng bao xa bằng đường biển . Đảo rộng độ 2 ngàn dậm vuông .

- Thời Hán Vũ Đế, đem quân xâm chiếm nước Nam Việt và chia đất Nam Việt ra 9 quận, đảo Hải Nam là 2 trong 9 quận nói trên của đất Nam Việt . Hai quận của đảo Hải Nam là quận Nhai Châu ở phía Đông và quận Đai Nhỉ ở phía Tây đảo .

- Đời Ngô, nước Việt Nam bị chia 2 châu . Đó là Giao Châu và Quảng Châu thì đảo Hải Nam thuộc Quảng Châu .

- Đến thời đại tự chủ, tức là thời kỳ đã đuổi quân xâm lược phương Bắc, giành được độc lập, thì người Việt Nam chỉ thu lại được phần đất thuộc Giao Châu mà thôi . Từ đời Hán, đảo Hải Nam đã thuộc về phần đất của Trung Hoa .

- Đời nhà Thanh, Hải Nam được đổi thành hai phủ: Quỳnh Châu phủ và Nhai Châu phủ , thuộc tỉnh Quảng Đông, nên cũng có người gọi đảo Hải Nam là đảo Quỳnh Nhai hay đảo Quỳnh Châu .

Trong đảo Hải Nam, có núi Ngũ Chi, vì núi có 5 ngọn cao giống như 5 ngón tay của bàn tay . Đảo Hải Nam chia làm 2 phần, một phần đất cao, nơi người họ Lê sinh sống . Còn phần đất thấp là nơi sinh sống của người Hán . Người họ Lê hay xuống quấy nhiễu người họ Hán, nên năm Quy Tự thứ 15-16 (1889-1890), tướng nhà Thanh là Phùng Tư Tài đem quân bình định ở đảo Hải Nam và lập ra 2 con đường hình chữ thập từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam để dễ bề kiểm soát các toán cướp núi . Từ đó, người họ Lê không còn quấy nhiễu người họ Hán nữa .

Từ đảo Hải Nam cách hòn đảo gần nhứt của nhóm Bắc Đảo (Amphitrite) là 129.4 dậm và cách đảo Hoàng Sa của nhóm Nguyệt Thềm là 180 dậm .

(TRÍCH TÀI LIỆU CỦA BÃO BIỂN ĐỆ NHỊ HẢI SƯ, THÁI VĂN A - HẠM ĐỘI HẢI QUÂN, QUÂN LỰC VNCH, HẢI CHIẾN HOÀNG SA - 1990)

VỊ TRÍ, DIỆN TÍCH CÁC ĐẢO CỦA QUẦN ĐẢO HOÀNG SA ĐỐI VỚI VIỆT NAM CỘNG HÒA


Quần đảo Hoàng Sa (Parcel) người Việt Nam còn gọi là quần đảo Cát Vàng, người Trung Hoa gọi là Tây Sa, gồm 72 đảo lớn nhỏ, do san hô cấu tạo . Hầu hết các đảo đều có diện tích nhỏ hơn 1 cây số vuông và cách mặt nước biển từ 1m đến 5m. Riêng đảo Phú Lâm trong nhóm Bắc ĐảO (Amphitrite) có diện tích 3 cây số vuông và có độ cao là 15m so với mực thủy triều . Các đảo rời rạc cách nhau từ 3 cây số đến 5 cây số . Chỉ đảo Phú Lâm có cây cối miền nhiệt đới . Đảo Hoàng Sa thì lau sậy mọc lưa thưa có một ít cây dừa . Mạch nước ngọt trên các đảo cũng rất là hiếm . Đào một lỗ đường kính 2m, sâu 6m, phải đợi 4 tiếng đồng hồ sau, mới múc được 5 lít nước lờ lợ như pha muối . Những hòn đảo nhô lên khỏi mặt nước biển, có phủ một lớp phân chim hải âu dầy độ 3 phân .

Quần đảo Hoàn Sa nằm ngang và cách Đà Nẵng độ 225 dậm về phía Đông . Quần đảo này nằm giữa từ 111 độ tới 115 độ kinh tuyến Đông và từ 15 độ tới 18 đội vĩ tuyến Bắc. Hoàng Sa gồm 2 nhóm đảo chính:

1. NHÓM NGUYỆT THỀM (CRESCENT GROUP)
Gồm nhiều đảo nhỏ chìm dưới mặt nước biển . Trong số đó, chỉ có 7 đảo nhô lên khỏi mặt nước, diện tích độ một cây số vuông . Đó là các đảo Hoàng Sa, đảo Quang Hoà (Duncan), đảo Cam Tuyền (Robert), đảo Tri Tôn (Triton), Đảo Duy Mộng (Dummond), Đảo Vĩnh Lạc (Money), đảo Bạch Quy (Passu Koah). Hòn đảo gần Việt Nam nhất và cách Đà Nẵng là 196.6 dặm, cách Quảng Ngãi 157.5 dặm . Riêng đảo Hoàng Sa cách Đà Nẵng 225 dặm . Chủ quyền của VNCH đối với quần đảo Hoàng Sa đặt trên các hòn đảo quan trọng này .

2. NHÓM BẮC ĐẢO (AMPHITRITE GROUP)
Nhóm này gồm 7 hòn đảo lớn nhô lên khỏi mặt nước biển . Sáu trong bảy đảo, diện tích nhỏ hơn 1 cây số vuông . Đó là các đảo Cù Mộc (Tree Island), đảo Bắc (North island), đảo Lincoln và đảo Phú Lâm .

Riêng đảo Phú Lâm là hòn đảo lớn nhứt của nhóm Bắc Đảo và cũng là hòn đảo lớn nhứt trong quần đảo Hoàng Sa . Diện tích đảo Phú Lâm độ 3 cây số vuông, có độ cao 15m so với mực nước thủy triều . Trung Cộng đã cưỡng chiếm đảo Phú Lâm và tất cả các đảo của nhóm Bắc Đảo từ sau thế chiến thứ 2. Hòn đảo của nhóm này gần nhất cách Đà Nẵng 225 dặm .

Như đã đề cập, chủ quyền của VNCH đặt trên các hòn đảo thuộc nhóm NGUYỆT THỀM (Crescent Group). Thời Pháp thuộc, người Pháp đã xây ba dãy nhà để làm Đài Khí Tượng . Đến năm 1974 chỉ còn lại một dãy nhà sử dụng được mà thôi . Thời Đệ Nhất Cộng Hoà, đài khí tượng này trực thuộc Ty Khí Tượng Đà Nẵng . Quân trú phòng gồm một tiểu đoàn TQLC trấn giữ đảo . Sau vì nhu cầu của chiến trường, tiểu đoàn TQLC được rút về đất liền, bảo vệ an ninh cho nhóm Nguyệt Thềm do khoảng một trung đội Địa phương quân . Đây là thành phần bê bối, vô kỷ luật do Tiểu Khu Đà Nẵng đày ra đảo, do đó tinh thần chiến đấu của quân trú phòng không có . Đó là một điều sai lầm của giới chức có trách nhiệm thuộc thị xã Đà Nẵng . Chu kỳ cho các binh sĩ trú phòng và nhân viên khí tượng là ba tháng . Ngoài ra còn có lực lượng hải quân VNCH đi tuần tiễu thường xuyên quanh các đảo .

Hoàng Sa có rất nhiều vít biển . Ngoài ra còn có ốc tai tượng, ốc nhảy . Binh sĩ trú phòng và nhân viên khí tượng dùng không hết, phải phơi khô để khi đến lượt đổi vào đất liền, đem tặng cho bà con dùng, một hương vị đặc biệt của Hoàng Sa .

Thời Chúa Nguyễn, hàng năm đều có đội chiến thuyền ra Hoàng Sa khai thác các vật quý như mã não, ngọc trai ... hay những vật do thương thuyền bị bão dạt vào và chìm tại đảo .

Một lớp phân chim hải âu dầy độ 3 phân, phủ lên các đảo, là nguồn phân bón dồi dào cho nông nghiêp. Theo tài liệui địa chất có độ 11 triệu tấn phốt phát .

Thời Nhật Bổn chiếm VN, có lập đường rails, và cầu tàu, để khai thác phân chim hải âu . Nhưng sư di chuyến khó khăn, bất lợi nên cũng bỏ qua .

Trên đảo còn có nhiều mồ mả của người Trung Hoa đi đánh cá gần đó, nửa chừng bị bệnh thình lình và chẳng may chết, nên được chôn trên các đảo . Ngoài ra phía Nam của đảo Quang Hoà, cũng có ngôi miếu thờ, do binh sĩ TQLC dựng lên, nhờ vật liệu do Hải Quân VNCH chở ra từ đất liền .

(TRÍCH TÀI LIỆU CỦA BÃO BIỂN ĐỆ NHỊ HẢI SƯ, THÁI VĂN A - HẠM ĐỘI HẢI QUÂN, QUÂN LỰC VNCH, HẢI CHIẾN HOÀNG SA - 1990)

QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA CÙNG SỰ TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN CỦA NHIỀU NƯỚC TRONG BIỂN NAM HẢI VÀ VỊNH THÁI LAN



Kể từ cuối thập niên 60's và đầu thập niên 70's, các quốc gia có trình độ kỹ thuật cao như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật, Nga Sô, Tây Đức ... đã phóng lên không gian nhiều vệ tinh nhân tạo cho nhiều mục đích khác nhau . Vệ tinh trang bị những máy móc điện tử tối tân, có thể khám phá được bí mật của lòng đại dương hay lòng đất sâu trong quả địa cầu . Cũng chính những khám phá này, được biết vùng biển Nam Trung Hoa (South China Sea) nhất là vùng biển các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có dầu hỏa nằm sâu dưới lòng biển từ 4km trở đi . Do đó sự tái tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giữa các nước trong vùng biển Nam Trung Hoa và vịnh Thái Lan bùng nổ trở lại: VNCS (Bắc Việt), Trung Cộng, Đài Loan, Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương và VNCH ...

Vấn đề tranh chấp này đã được nhiều Ngoại Trưởng của các quốc gia liên hệ khơi mào nhiều lần, trong các cuộc họp quốc tế về luật biển nhưng cũng không đi đến đâu, vì không hội đủ yếu tố mà công pháp quốc tế về luật biển ấn định . Theo đó "hải đảo hoặc quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia nào, thì quốc gia đó phải chưng đủ bằng cớ như sau:
1. Tổ chức hành chánh trên đảo
2. Sắc tộc của những dân chúng sống trên đảo phải chiếm đa số
3. Lịch sử, di tích trên đảo
4. Vị trí địa dư và tính chất địa chất của đảo

Các quốc gia tranh chấp đều thừa hiểu rằng, nếu hai quần đảo đó thuộc chủ quyền quốc gia mình, thì hải phận quốc gia, hải phận quan thuế đánh cá và thềm lục địa quốc gia mình sẽ tăng lên hàng trăm hải lý, theo đúng nguyên tắc về luật biến "Chuỗi hải đảo pháp lý (Archipellago)".

Tuy nhiên trong giai đoạn hiện tại, vì Hoa Kỳ còn ủnbg hộ VNCH trong cuộc chiến tranh tự vệ, nên các nước tranh chấp trong vùng, chỉ lên tiếng phản đối lấy lệ, nhứt là các nước nhỏ, vì dù sao cũng tự lượng sức mình với Đệ Thất Hạm Đội Mỹ, đang hoạt động tại Thái Bình Dương, nhứt là tại hải phận VNCH. Đúng với nhận định của ký giả Robert J. Thompson viết trong tạp chí Kinh Tế Viễn Đông như sau "Căn cứ vào quyền lực trên biển (sea power) của Đô Đốc Mahan, thì quốc gia nào có hải quân mạnh sẽ có quyền lực trên biển và chủ quyền trên các hải đảo . Nhưng hải quân và không quân là hai thứ xa xỉ phẩm, quốc gia nghèo có nó chỉ khổ thêm thôi ."

Lúc bấy giờ chính phủ VNCH cho phép các công ty ngoại quốc đấu thầu khai thác dầu hỏa nằm trong vùng lãnh hải của mình, từ vĩ tuyến 17 đến Phú Quốc . Một công ty Hoa Kỳ đã trúng thầu và khoang đúng giếng dầu có tên là Bông Hồng 9, Dầu thô phun ra được đốt cháy, mà báo chí thời bấy giờ có hình ảnh và bài viết về giếng dầu này .

Kết quả khả quan đó, làm cho chánh phủ VNCH và mọi người dân miền Nam Việt Nam đều vui mừng và tin tưởng "Nhờ may mắn có tài nguyên này mà có thể giữ chân Hoa Kỳ, tiếp tục ủng hộ cuộc chiến tranh tự vệ, chống lại CSBV và sẽ đi đến chiến thắng CS trong tương lai".

Tuy nhiên sau thời gian thí nghiệm tính toán, các chuyên viên kinh tế Hoa Kỳ cho biết, giếng dầu Bông Hồng 9 có số lượng dầu chứa chỉ đủ cho các chi phí trong việc khai thác, không có lời, hay có nhưng chẳng là bao nhiêu .

Thêm vào đó, cuộc thăm viếng Trung Cộng của Tổng Thống Nixon năm 1972, đã được chính phủ Mao Trạch Đông đón tiếp trọng thể . Sau đó, mối bang giao lạnh nhạt giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng được nối lại, kể từ sau cuộc Vạn Lý Trường Chinh của Mao Trạch Đông kết thúc năm 1949, đẩy thống chế Tưởng Giới Thạch chạy ra hải đảo Đài Loan, tử thủ phần đất tự do còn lại, cho đến khi ông chết tại đó, nhưng Đài Loan vẫn đứng vững đến ngày nay .

Khi nối lại bang giao với Trung Cộng, Hoa Kỳ bắt đầu đặt chiến tranh Việt Nam lên bàn cân và so sánh lợi hại, vì bấy giờ Hoa Kỳ đã đẩy biên giới chống CS lên tới sát nách Nga Sô . Thêm vào đó các cuộc biểu tình phản chiến của dân chúng Hoa Kỳ chống chiến tranh VN diễn ra hàng ngày trên đường phố Hoa Kỳ, cùng nhiều yếu tố khác như vụ Watergate, khiến Hoa Kỳ quyết định rút chân ra khỏi chiến tranh Việt Nam (trong danh dự) . Sau khi ép chính phủ VNCH ký hiệp định Paris một cách bất lợi về phía VNCH ngày 2701-1973, Hoa Kỳ cho thi hành chương trình "Việt Nam Hoá Chiến Tranh", một hình thức "chạy làng", của Hoa Kỳ và Mỹ đã rút toàn bộ lực lượng ra khỏi VNCH, nuốt các lời hứa với bạn đồng minh của mình .

(TRÍCH TÀI LIỆU CỦA BÃO BIỂN ĐỆ NHỊ HẢI SƯ, THÁI VĂN A - HẠM ĐỘI HẢI QUÂN, QUÂN LỰC VNCH, HẢI CHIẾN HOÀNG SA - 1990)

NHỮNG NGUYÊN NHÂN ĐƯA ĐẾN TRUNG CỘNG XÂM LĂNG QUẦN ĐẢO HOÀNG SA NĂM 1974 QUẦN ĐẢO VÀ TRƯỜNG SA NĂM 1988 .


NHỮNG NGUYÊN NHÂN ĐƯA ĐẾN TRUNG CỘNG XÂM LĂNG QUẦN ĐẢO HOÀNG SA NĂM 1974 QUẦN ĐẢO VÀ TRƯỜNG SA NĂM 1988 .

Sau khi Hoa Kỳ rút quân ra khỏi VNCH, nối lại bang giao với Trung Cộng, những tranh chấp mỏ dầu dưới lòng biển Nam Trung Hoa bùng nổ trở lại . Trong số các quốc gia tranh chấp, Trung Cộng là nước có lực lượng hải quân mạnh hơn cả .

Nhưng những yếu tố quan trọng nhứt đã thúc đẩy Trung Cộng đưa lực lượng hải quân và TQLC xâm lăng Hoàng Sa, thôn tính luôn các hòn đảo trong nhóm Nguyệt Thềm, thuộc chủ quyền VNCH là:
- Giải pháp của Kissinger nhằm vãn hồi hoà bình ở Trung Đông đã thành hình. Ai Cập về với Do Thái . Đổi lại Hoa Kỳ nhượng bộ tối đa để đông dương lọt vào tay khối Cộng .

- Hoa Kỳ đã đi đêm với Trung Cộng sau khi nối lại bang giao, ngầm để cho Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa, khi Đô Đốc Zumwalt, cựu Trưởng Phái Bộ MACV và cũng là cựu CNO / US Navy của Hoa Kỳ đối với chính phủ VNCH, mở cuộc họp báo tại GUAM năm 1970. Ông tuyên bố đại ý:
" Người Mỹ chúng tôi đang thực thi chiến lược tiền đồn hải đảo song song với việc phát triển hải quân nổi (Destroyer, Aircraft carrier), nhưng Hoàng Sa và Trường Sa không đáp ứng nhu cầu hành quân biển bằng một hàng không mẫu hạm, nhất là lưu động tính . Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chỉ là đảo rada cố định, duy trì nó thật tốn kém . Tôi không phủ nhận, những nguồn tin tốt mà các đồng minh chúng ta trên các đảo này trao đổi với Đệ Thất Hạm Đội ."

Lời tuyên bố trên, hàm ý là Hoa Kỳ bật đèn xanh cho Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa .

- Hoàng Sa và Trường Sa nằm cạnh hải đảo quốc tế giữa Hồng Kông, Tân Gia Ba, Nhật Bổn, Mã Lai, Nam Dương, Thái Lan và Úc Đại Lợi .

- Về phương diện chiến lược, từ lúc CSVN ngã hẳn về Nga Sô và ký hiệp ước hổ tương quân sự với quan thầy Nga, CSVN trở thành 1 gọng kềm của Nga trong việc bao vây Trung Cộng ở phía Nam . Để có thể bẻ gãy gọng kềm này và đồng thời quan sát thường xuyên các hạm đội Nga ở Thái Bình Dương, ra vào các hải cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu và nhất là quân cảng chiến lược Cam Ranh, Trung Cộng bắt buộc phải chiếm Hoàng Sa . Nếu chiến tranh Nga Hoa sảy ra, lúc đó cạnh sườn phía Đông của Việt Nam bị hở, nên Hà Nội không thể dốc toàn lực tấn công Trung Cộng, mà không đề phòng Trung Cộng đưa quân từ hai quần đảo này cắt Việt Nam thành mảnh vụn và nghiền nát tên học trò lừa thầy phản bạn .

- Văn kiện bán nước do tên Phạm Văn Đồng ký ngày 14-9-1958, dâng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho quan thầy Trung Cộng .

- Về phương diện kinh tế, nền san hô lâu đời có trầm tích dầu hỏa dưới lòng đất là tài nguyên dồi dào cho quốc gia, nếu khai thác được mỏ dầu này . Ngoài ra trên mặt các đảo nhô ra khỏi mặt nước biển, cũng đều có phủ một lớp phân chim Hải âu, có thể khai thác và biến chế thành phân bón nông nghiệp . Theo tài liệu địa chất, có khoảng 11 triệu tấn phốt phát nơi đây .

Với những lý do chánh yếu trên đây, Trung Cộng đã đưa lực lượng xâm lăng quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và quần đảo Trường Sa năm 1988.

(TRÍCH TÀI LIỆU CỦA BÃO BIỂN ĐỆ NHỊ HẢI SƯ, THÁI VĂN A - HẠM ĐỘI HẢI QUÂN, QUÂN LỰC VNCH, HẢI CHIẾN HOÀNG SA - 1990)

NHỮNG SỰ KIỆN QUAN TRỌNG TRƯỚC KHI ĐƯA ĐẾN TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA

NHỮNG SỰ KIỆN QUAN TRỌNG TRƯỚC KHI ĐƯA ĐẾN TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA

 Ngày17-1-1974, một phái đoàn của quân lực VNCH thuộc vùng 1 chiến thuật gồm: 

- Đại diện P3/QĐ1/V1: Thiếu Tá Hồng 
- Đại diện BTL/HQ/V1 ZH: Hải quân Đại Úy Trần Kim Diệp, Trưởng phòng 2/V1ZH. 
- Đại diện Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ ở Đà Nẵng: viên Đại Úy đã tham dự vụ đột kích cướp tù binh tại trại tù Sơn Tây . 

Phái đoàn được lịnh của Bộ Tổng Tham Mưu ra thám sát đảo Hoàng Sa, thuộc nhóm Nguyệt Thềm (Crescent group), để chuẩn bị thiết lập một phi trường vận tải cơ C7 (Caribou). Phương tiện di chuyển do Tuần Dương hạm Whec Lý Thường Kiệt HQ16 chịu trách nhiệm . Khi chiến hạm chở phái đoàn gần đến các đảo thuộc chủ quyền VNCH thì tuần dương hạm Lý Thường Kiệt phát giác 2 đối vật lạ trong vùng lãnh hải của ta, nên xin lệnh cho đi phối kiểm 2 đối vật lạ trên, sau khi đã đưa phái đoàn lên đảo Hoàng Sa. Được biết 2 đối vật lạ trên chính là 2 ngư thuyền võ trang của Trung Cộng. 

Tiếp tục điều tra, các chiến sĩ Địa Phương Quân của VNCH cho biết, chính hai ngư thuyền võ trang trên đã đổ bộ vào các đảo của ngư thuyền VNCH hơn một tháng trước đây. Bọn lính Trung Cộng khéo léo ngụy trang là lên đảo để đổi thuốc lá với nhân viên khí tượng và Địa Phương quân của ta. Tuy nhiên cả hai ông Trưởng Ty khí tượng cùng Viên Trung Úy Trưởng đảo đều tắc trách, không báo cáo tin tức này về tiểu khu Đà Nẵng. 

Ngày 18-1-1974, phái đoàn thám sát của QL/VNCH đã hoàn tất công tác. Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt đón phái đoàn trở lên chiến hạm, đồng thời được lịnh đuổi hai ngư thuyền võ trang của Trung Cộng cút khỏi hòn đảo thuộc chủ quyền VNCH. Tuy nhiên, các tên lính Trung Cộng cho là các đảo trong nhóm Nguyệt Thềm cũng thuộc chủ quyền của bọn chúng, cố tình dằn co với ta để kéo dài thời gian. 

Thấy chúng ngoan cố, Hạm Trưởng Khu Trục hạm Trần Khánh Dư HQ4 là Hải Quân Trung Úy Tả Vũ Hữu San, cho mũi chiếm hạm húc vào 1 trong 2 ngư thuyền võ tranh này, làm đài chỉ huy của ngư thuyền Trung Cộng bị thủng 1 lỗ to bằng cái thúng đong lúa . Lúc đó bọn lính Trung Cộng mới chịu bỏ đi và đồng thời liên lạc để xin tăng viện . Phần Hải Quân VNCH cũng đề phòng và báo cáo về BTL/QĐ1 và BTL/HQ/V1ZH để xin điều động lực lượng tăng viện với các chiến hạm HQ4, HQ5, và HQ10. 

 (TRÍCH TÀI LIỆU CỦA BÃO BIỂN ĐỆ NHỊ HẢI SƯ, THÁI VĂN A - HẠM ĐỘI HẢI QUÂN, QUÂN LỰC VNCH, HẢI CHIẾN HOÀNG SA - 1990)

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2010