Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Cái tinh thần đặc biệt của tiếng Việt

Cái tinh thần đặc biệt của tiếng Việt
BS Nguyễn Hy Vọng
Theo các nhà ngữ học thì tiếng Mỹ là thứ tiếng nói vay mượn rất nhiều từ ngữ của các tiếng khác trên khắp thế giới, vì vậy mà nó rất dồi dào và sống động, nó là tiếng nói số một của loài người hiện nay

Theo tôi thì tiếng Việt cũng không thua kém chi.

Nó đang đứng thứ 12 về số đông người nói [83 triệu] và đang lan ra khắp thế giới tự do từ cái biến cố 1975.

Nó có một nguồn gốc rất là đa dạng vì qua 2,3 ngàn năm nó đã mượn rất nhiều tiếng Tàu mà xài, rồi gần đây lại còn mượn hàng trăm tiếng một của Pháp mà nói, bây giờ đã trở thành tiếng Việt rồi, thí dụ như 
béret, kaki, kilo, gara, accu, v.v… Các bạn có thể kể ra vài trăm tiếng như thế
.
Hiện nay tiếng Việt lại còn đang dùng rất nhiều tiếng Anh Pháp Mỹ vay mượn như 
computer, battery, charge, v,v,, mượn như thế sau này một thời gian sẽ Việt hoá và trở thành tiếng Việt luôn.

Đó là một điều hay, rất hay, tiếng Việt dồi dào thêm, có thêm nhiều cách nói, nhiều ngữ vững, nhiều cách phô bày tư tưởng.

Nhưng ta nên để ý rằng dù có nói bao nhiêu thứ tiếng khác nhau đi nữa, ta cũng chỉ có một thứ chữ abc hiện nay để viết, ta không còn viết chữ Nôm nữa, ta không còn viết chữ Tàu nữa, ta không còn biết chữ khoa đẩu là chữ gì nữa, và sẽ không bao giờ.

Như trong câu nói sau đây : 
cho xe vô gara, rồi check giùm cái bình điện, nếu hết charge thì câu điện giùm, vô nhà coi công to [compteur] tháng này tiền nước bao nhiêu
. Có đến 6 ngôn ngữ khác nhau của cả thế giới trong câu nói ngắn đó mà ta không ngờ ! [Việt, Tàu, Pháp, Anh, Mỹ]

Một chuyện lạ hơn nữa là, cách đây mấy ngàn năm, ngoài tiếng Tàu ra, ông bà ta còn dùng và xài không biết bao nhiêu là tiếng nước ngoài ở Đông nam Á châu mà ta cứ tưởng đâu là tiếng Việt của ta, không ngờ đó là tiếng nói của biết bao ngôn ngữ láng giềng, mà lại không phải là tiếng Tàu.

Thí dụ ta nói 
tha thiết thiết tha
 đó là tiếng Tháivắng vẻ, đó cũng là tiếng Thái luônđủng đỉnh, vâng, cũng là tiếng Thái !vơ vẩn vẩn vơ, đó là tiếng Lào đó bạn oichân tay, chân mây. nó là tiếng Khmer đómột ngày, một hai ba bốn năm, đó cũng là tiếng Miên luôn !

Cụ Nguyễn gia Thiều cách đây gần 200 năm đã viết :
"Trẻ tạo hoá 
đành hanh
 quá ngán"
[đành hanh là tiếng gốc Chàm đó bạn ơi, có nghĩa là ganh ghét, ganh tị]

Cụ Nguyễn Trãi cách đây gần 600 năm nói:
Tuy rằng bốn bể cũng 
anh tam
,
[Đó là tiếng Mã lai hiện nay đó bạn ơi, có nghia là thằng em trai]

Hay là : Hai chữ công danh tiếng 
vả vê 

Đó là tiếng Lào xưa đó, vả vê có nghĩa là trống vắng, mà bây giờ người Việt không còn ai nói nữa

Người Việt nói cái 
dùi cui hay đùi cui thì 250 triệu người Indonesia và Malay cũng nói là đulkul … y hệt!

Hai tiếng 
Nôm na
 mà ai cũng cho là Nôm là Nam , vậy thì na là gì ? mọi người đều lờ đi !
Thật ra, 
Nôm và na
 đều có nghĩa gốc là xưa, cũ, lâu đời…đã có từ lâu.
[Các tiếng Lào Thái Khmer đều có ghi hai tiếng "nôm na" và đều giải thích như vậy]

Tiếng 
Nôm
 là tiếng nói xưa của người nước ta, đã nói như vậy từ lâu, truớc khi ông bà ta gặp người Tàu.

Còn nhiều nữa, rất nhiều nữa, cả thảy 27 ngàn 400 tiếng Việt như vậy, ta đã cùng nói cùng xài chung, dùng chung, của không biết bao nhiêu là ngôn ngữ anh em chung quanh ta, đến nỗi là không có một tiếng Việt nào mà lại không có chung đồng nguyên [gốc gác] với một vài ngôn ngữ khácở miền Đông nam Á này

Các tiếng nói Đông nam Á [Khmer, Lào, Thái, Chàm, Malay, Indonesia, Nùng, Hmong Bahnar, Rhade, v.v.. bao bọc tiếng Việt trong một vòng dây thân ái của 
tình anh em ngôn ngữ chung giòng chung họ hàng 
mà chúng ta không ngờ đến đó thôi.

Nhưng tiếng Việt có một điểm rất lạ, dễ thì dễ mà khó cũng thật là khó, vì ta tưởng là ta viết đuợc tiếng Việt là ta hiểu được tiếng Việt ,

Thật ra ta không hiểu tiếng mẹ đẻ của chúng ta nó ra làm sao cả :

- ta nói 
đau đớn
 mà ta không hiểu đớn là gì, [đớn là tiếng Mon có nghia là đau cái đau của lòng mình]
- ta nói 
rộn rịp
 mà không hiểu rịp là gì, [rịp là bận việc], gốc tiếng Lào Thái đó bạn ơi
- ta nói 
săn sóc 
, chăm sóc mà ta chẳng hiểu săn là gì mà sóc là gì. Săn là theo dõi, sóc là sức khoẻ # health [gốc Sanskrit / Pali đó]

Có cả thảy chừng 10 ngàn tiếng Việt gốc gác như thế !

Thành thử dù cho ta có biết viết chữ Nôm, hay chữ Tàu đi nữa, ta vẫn không thể nào bíết ý nghĩa của mỗi từ ngữ trong tiếng Việt của ta đâu!

Biết thêm vài ba ngàn tiếng Pháp, tiếng Anh, chữ Tàu chữ Nôm thì cũng tốt thôi, ta sẽ trở thành một thứ học giả "bất đắc dĩ", nhưng đừng tưởng rằng như vậy là đã hiểu thông suốt tiếng Việt.

Cái này đòi hỏi phải có một trình độ và khả năng hiểu biết ý nghĩa nguồn gốc của mỗi chữ mỗi âm, mỗi từ trong tiếng Việt mà con số lên đến gần 10 ngàn tiếng đơn như vậy.

Chỉ có một cách qua được cái khó khăn vuợt bực đó.

Đó là phải có một bộ từ điển nguồn gốc tiếng Việt, tham khảo khắp cả 58 thứ tiếng lớn nhỏ ở nam Á châu, từ tiếng Thái Lào, Khmer, Miến, Malay, Indonesia cho đến những tiếng nói thiểu số với vài ba trăm ngàn người, tiếng Muờng, tiếng Nùng, tiếng Hmong, tiếng Chàm …Chúng nó đều có đóng góp âm thanh, giọng nói và ý nghĩa gốc gác, hay làm nguồn cội ban đầu cho mọi từ, mọi ngữ trong tiếng Việt.

Và đó là bộ Từ điển nguồn gốc tiếng Việt, sắp xuất bản mà chúng tôi xin phổ biến truớc một íttừ ngữ nguồn gốc Việt để các bạn và quý vị xem cho vui.

BS Nguyễn Hy Vọng


*****


BS .Trần Văn Tích : Góp Ý với BS. Nguyễn Hy Vọng về bài viết :

Cái tinh thần đặc biệt của tiếng Việt
 
 
Kính anh Nguyễn Hy Vọng,
Theo anh, trong câu thơ Nguyễn Trãi : Tuy rằng bốn bể cũng anh tam, hai chữ anh tam có nghĩa là thằng em trai.
Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi có ít nhất hai bài dùng hai chữ anh tam. 
1) Thuật hứng, bài số 19 : Núi láng giềng, chim bậu bạn / Mây khách khứa, nguyệt anh tam.
2)  Bảo kính cảnh giới, bài số 47 : Tuy rằng bốn bể cũng anh tam / Có kẻ hiền lành có kẻ phàm.
Tôi nghĩ phải đọc eng tam mới đúng, chứ không phải anh tam. 
Hai chữ eng tam vốn thuộc phương ngữ, thổ ngữ của miền Trung. Thuở sinh tiền, mẹ tôi vẫn nói "eng tam tụi bây" có nghĩa là "anh em chúng mày" để chỉ bốn anh em tôi. Lối nói này rất quen thuộc với người dân Quảng Trị chúng tôi. Không tin anh thử tìm hỏi những người lớn tuổi gốc Quảng Trị sẽ rõ. Khi ghi lại bằng chữ Nôm, tiền nhân không viết được chữ eng. Trong hai câu thơ Nguyễn Trãi tôi trích dẫn, chữ eng biến thành anh, chữ Hán; qua hai cách viết, cách thứ nhất dùng chữ anh có thảo đầu (như anh trong anh hùng), cách thứ hai dùng chữ anh bộ nữ  (như anh trong anh hài ).
Như vậy, theo ngu ý, phải phát âm hai câu thơ Ức Trai như sau :
 
1) Mây khách klhứa, nguyệt eng tam và
 
2) Tuy rằng bốn bể cũng eng tam. Về nghĩa chữ thì eng tam có nghĩa là anh em. Dân Trung chúng tôi có câu phương ngôn : Cha thì già, tam thì dại  mô tả gia cảnh khó khăn, cha đã già trong khi em còn nhỏ. Paul Schneider dịch hai câu thơ liên hệ sang tiếng Pháp như sau : câu 1 : Le mont est mon voisin, l'oiseau mon ami / Le nuage mon visiteur, la lune ma compagne; câu 2 : Entre les quatre mers, tous les hommes sont frères / D'aucuns sont vertueux d'autres vulgaires.
Tóm lại trong hai chữ anh tam (đúng ra là eng tam), chỉ có một mình chữ tam mới có nghĩa là thằng em trai, frère cadet. Người Quảng Trị mà nghe hai chữ anh tam thì thấy là kỳ khôi, kỳ cục lắm!
Trân trọng góp ý,
Trần Văn Tích

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.