Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

SƯỚNG & KHỔ

Kahlil  Gibran (1883-1931)

Kahlil Gibran là một thi sĩ, triết gia, nghệ sĩ, đã ra đời trên một phần đất từng sinh sản bao nhiêu nhà tiên tri và phần đất đó hiện đang bừng bừng lửa đạn của chiến tranh Trung Đông: Li Băng.

Hàng triệu người xử dụng ngôn ngữ Arabic đã biết đến ông và coi ông như một thiên tài.

Nhưng hơn thế nữa tiếng tăm ông lan rộng  ra khỏi lãnh vực Cận Đông. Thơ ông đã được dịch sang hơn hai mươi ngôn ngữ khác nhau.

Những sáng tác về hội họa của ông cũng từng được triển lãm ở những thủ đô nổi tiếng trên thế giới và được so sánh, đánh giá ngang với những danh họa  của William Blake.

Điều đáng nói là trong hai mươi năm cuối của đời người ông sống ở Mỹ, là nơi ông đã sáng tác bằng Anh ngữ những tác phẩm giá trị để đời.

 Tác phẩm The Prophet và những tập thơ khác của ông với những bức vẽ huyền bí do chính ông minh họa được một số rất đông dân Mỹ yêu mến và khâm phục, họ tìm thấy ở thơ ông một ảnh hưởng sâu đậm thôi thúc của trái tim và lý trí con người.

                                              SƯỚNG Và KHỔ

                      ( On Joy and Sorrow- Trích trong The Prophet)



                 Khi mặt nạ khổ đau rơi xuống

                 niềm vui sẽ ngời ngời hiện ra

                 và tiếng cười hớn hở vỡ òa

                 đến từ nuớc mắt chan hòa trong anh



                 Chao ôi rồi tôi sẽ thế nào



                 Vết thương nỗi đau anh càng khắc sâu

                 sẽ đựng hết niềm vui anh đang có

                 có phải chiếc ly đựng ruợu trên tay anh

                 người thợ gốm đã nung trong lò cháy đỏ



                Anh biết chăng tiếng nhạc sáo du dương

                đang giúp anh xoa dịu tâm hổn

                phát ra từ thanh gỗ đáng thương

                từng chịu những nhát dao cắt xuống



                Khi niềm vui chan chứa trong anh

                hãy cúi xuống trái tim để thấy

                cái mang nỗi khổ đến cho anh

                cùng là cái  tặng anh niềm vui sướng ấy



                Và khi anh ngập tràn nỗi khổ

                nhìn xuống trái tim mình anh cũng thấy

                nước mắt thật sự chẩy ra

                từ niềm vui sướng đã qua trong đời



                 Có  người nói “Niềm vui hơn nỗi khổ”

                 nhưng  kẻ kia “Thích cái thú đau thương”

                Này anh, hãy nghe ta chúng không hề tách biệt

                khi một cái đang ngồi  sát cạnh bên anh

                thì cái kia đã ngủ sẵn trên giường



                Nhưng thực sự anh luôn treo ngược

                đong đưa cân nhắc giữa buồn vui

                chỉ khi anh giũ bỏ được cả hai

                thong dong anh sẽ an vui hài hòa



               Khi giữa bạc vàng anh còn bị đem cân

               sướng và khổ sẽ nặng bồng theo chính nó.

Trần Mộng Tú

***

Nguyên Bản Tiếng Anh

Your joy is your sorrow unmasked
And the selfsame well from which your laughter
rises was oftentimes filled with your tears.
And how else can it be?
The deeper that sorrow carves into your being,
the more joy you can contain.
Is not the cup that holds your wine the very
cup that was burned in the potter's oven?
And is not the lute that soothes your spirit the
very wood that was hollowed with knifes?
When you are joyous, look deep into your heart
and you shall find it is only that which has given
you sorrow that is giving you joy.
When you are sorrowful, look again in your
heart, and you shall see that in truth you are weeping
for that which has been your delight.

Some of you say, "Joy is greater than sorrow,"
and other say, "Nay, sorrow is the greater."
But I say unto you, they are inseparable.
Together they come, and when one sits alone with you at your board, remember that the other
is asleep upon your bed.

Verily you are suspended like scales between
your sorrow and your joy.
Only when you are empty are you at standstill
and balanced.
When the treasure-keeper lift you to weigh his
gold and his silver, needs must joy or your
sorrow rise or fall.

Làng Nam sao chép.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.