Chữ Nôm là thứ chữ dân tộc của ta đã được dùng trong gần mười thế kỷ, mãi đến gần đây, cuối thời Pháp thuộc nó mới trở thành, cũng như chữ Hán, một thứ cổ tự không được dùng trong đời sống hàng ngày nữa. Thứ cổ tự này không được dạy riêng cho nên hiện nay rất ít người biết đọc. Nhưng là chữ dân tộc, nó đã cùng với chữ Hán mang chứa một phần quan trọng văn hóa dân tộc của ta, mà hiện nay một mình Thư viện Khoa học xã hội ở Hà Nội cũng còn giữ được đến 1186 quyển sách chữ Nôm. Trong công cuộc nghiên cứu văn hóa cổ của nước ta, nếu không biết chữ Nôm thì làm sao khai thác được cả cái vốn cổ chữ Nôm còn giữ được ở thư viện đấy và chắc là cũng còn rải rác trong dân gian ?
Muốn hiểu chữ Nôm, muốn đọc chữ Nôm thì điều kiện cơ bản là phải biết chữ Hán, nhưng đó là điều kiện cần thiết chứ không phải là điều kiện đầy đủ. Còn phải nắm vững phương pháp cấu tạo của chữ Nôm, nắm vững tình hình diễn biến của chữ Nôm qua các đời, cùng với nguồn gốc của nó, và để nắm được những điều kiện trên thì lại cần nắm được một số quy luật ngữ âm học lịch sử về tiếng Việt Nam và tiếng Hán Việt. Do đó chúng ta cần phải nhằm những mặt ấy mà nghiên cứu chữ Nôm.
Kể nghiên cứu chữ Nôm một cách có hệ thống thì phải nói đến người Pháp A. Chéon là người đầu tiên. Ông soạn sách Cours de Chữ Nôm làm giáo trình dạy cho người Pháp học tiếng Việt Nam, nhưng hiện chúng tôi không có sách ấy (bản của Thư viện khoa học xã hội đã bị mất từ lâu, không thấy có trong số sách chúng ta tiếp quản của Viện Viễn đông bác cổ). Kể đến các nhà học giả Trung Quốc Văn Hựu, tác giả bài "Luận về tổ chức của chữ Nôm và mối quan thiệp của nó với chữ Hán", đăng trong Yên kinh học báo kỳ 14, bài này đã được nhà học giả Nhật Bản Sơn-bản Đạt-lang giới thiệu trong Đông-dương học báo quyển 22, số 2, năm 1935. Sau nữa có nhà học giả Trung Quốc khác là Vương Lực, năm 1948 viết một bài nghiên cứu về tiếng Hán Việt, mục cuối cùng nghiên cứu về chữ Nôm đề là "Chữ Việt phỏng theo chữ Hán mà tạo thành". Hai tác phẩm sau đó chỉ nhằm giới thiệu chữ Nôm với người ngoại quốc nên chỉ là nghiên cứu về một vài khía cạnh, đặc biệt là cách cấu tạo của chữ Nôm thôi.
Hình thành
Chữ Nôm có lẽ hình thành từ những năm đầu khi người Trung Hoa chinh phục đất Giao Chỉ (Miền Bắc Việt Nam) và đặt nền đô hộ trên các bộ lạc người Việt vào đầu Công nguyên. Vì ngôn ngữ khác biệt, những chữ Nôm đầu tiên xuất hiện vì nhu cầu ghi địa danh, tên người hoặc những khái niệm không có trong Hán văn. Song chứng cứ còn lưu lại hết sức ít ỏi, khó kiểm chứng được một cách chính xác.
Phạm Huy Hổ trong "Việt Nam ta biết chữ Hán từ đời nào" cho rằng chữ Nôm có từ thời Hùng Vương. Văn Đa cư sĩ Nguyễn Văn San thì cho rằng chữ Nôm có từ thời Sĩ Nhiếp cuối đời Đông Hán thế kỷ thứ 2. Nguyễn Văn Tố dựa vào hai chữ "bố cái" trong từ ngữ "Bố Cái đại vương" do nhân dân Việt Nam suy tôn Phùng Hưng mà cho rằng chữ Nôm có từ thời Phùng Hưng thế kỷ thứ 8. Ý kiến khác lại dựa vào chữ "cồ" trong quốc hiệu "Đại Cồ Việt" (大瞿越) để cho rằng chữ Nôm có từ thời Đinh Tiên Hoàng.
Trong một số nghiên cứu vào thập niên 1990, các học giả căn cứ vào đặc điểm cấu trúc nội tại của chữ Nôm, dựa vào cứ liệu ngữ âm lịch sử tiếng Hán và tiếng Việt, so sánh đối chiếu hệ thống âm tiếng Hán và tiếng Hán Việt đã đi tới kết luận rằng âm Hán Việt (âm của người Việt đọc chữ Hán) ngày nay bắt nguồn từ thời Đường-Tống thế kỷ 8-9. Và nếu âm Hán Việt có từ thời Đường, Tống thì chữ Nôm không thể ra đời trước khi cố định cách đọc Hán Việt (nếu xét chữ Nôm với tư cách hệ thống văn tự) và chỉ có thể ra đời sau khoảng thế kỷ thứ 10 khi người Việt thoát khỏi nghìn năm Bắc thuộc với chiến thắng của Ngô Quyền vào năm 938.[1]
Bước sang thời kỳ tự chủ bắt đầu vào thế kỷ 10 chữ Nôm được hoàn chỉnh dần và mãi đến thế kỷ 13-15 mới phát triển mạnh mẽ trong văn chương.
Phát triển
Truyện Nôm Phan Trần, ấn bản Nhâm dần (1902) triều Thành Thái Chữ Nôm khảm xà cừ dùng trang trí trên điếu ống thế kỷ 19-20 thời Nguyễn
Ban đầu khi mới xuất hiện chữ Nôm thuần túy ghi âm tiếng Việt nhưng mượn dạng chữ Hán y nguyên. Phép đó gọi là chữ "giả tá". Dần dần phép ghép hai chữ Hán lại với nhau, một phần gợi âm, một phần gợi ý được dùng ngày càng nhiều và có hệ thống hơn. Phép này gọi là "hài thanh" để cấu tạo chữ mới. Kể từ thời Lê về sau số lượng sáng tác băng chữ Nôm tăng dần trong suốt 500 năm từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 20. Dồi dào nhất là các áng thi văn có tính cách cảm hứng, tiêu khiển, và nặng phần tình cảm. Những tác phẩm Nôm này rất đa dạng: từ Hàn luật , đến văn tế , truyện thơ lục bát, song thất lục bát, phú, hát nói, tuồng, chèo. Văn Nôm đã diễn tả đầy đủ mọi tình cảm của dân tộc Việt, khi thì hào hùng, khi bi ai; khi thì trang nghiêm, khi bỡn cợt.
Thế kỷ 15-17
Thời kỳ này phần lớn thi văn lưu truyền biết tới nay là thơ Hàn luật bát cú hoặc tứ tuyệt.
Thời kỳ này phần lớn thi văn lưu truyền biết tới nay là thơ Hàn luật bát cú hoặc tứ tuyệt.
Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi),
Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông),
Bạch Vân am thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông),
Bạch Vân am thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Thế kỷ 18-19
Thơ Hàn luật của những thế kỷ kế tiếp càng uyển chuyển, lối dùng chữ càng tài tình, hóm hỉnh như thơ của Hồ Xuân Hương hay Bà Huyện Thanh Quan. Ngược lại thể thơ dài như Ai tư vãn của Ngọc Hân Công chúa cùng thể song thất lục bát trong Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm lưu danh những nữ sĩ biệt tài thời trước. Riêng Chinh phụ ngâm được xem là một tuyệt tác, có phần trội hơn nguyên bản chữ Nho.
Thể song thấy lục bát cũng lưu lại tác phẩm Cung oán ngâm khúc, lời văn cầu kỳ, hoa mỹ nhưng thể thơ phổ biến nhất là truyện thơ lục bát, trong đó phải kể Truyện Kiều (Nguyễn Du) và Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu). Văn từ truyện thơ bình dị hơn nhưng lối hành văn và ý tứ không kém sâu sắc và khéo léo. Những tác phẩm truyện Nôm khuyết danh khác như Thạch Sanh, Trê Cóc, Nhị độ mai, Phan Trần, Tấm Cám, Lưu Bình Dương Lễ, Ngư tiều vấn đáp y thuật, Nữ tú tài, tất cả được phổ biến rộng rãi khiến không mấy người Việt lại không biết vài câu, nhất là Truyện Kiều.
Thế kỷ 19-20
Thời kỳ cuối của chữ Nôm xuất hiện nhiều tác phẩm thi ca theo thể hát nói như của Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh, Tú Xương v.v. Đó là chưa kể những vở tuồng hoặc chèo dân gian cũng được soạn bằng chữ Nôm như Kim Thạch kỳ duyên, Quan Âm Thị Kính.
Thời kỳ cuối của chữ Nôm xuất hiện nhiều tác phẩm thi ca theo thể hát nói như của Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh, Tú Xương v.v. Đó là chưa kể những vở tuồng hoặc chèo dân gian cũng được soạn bằng chữ Nôm như Kim Thạch kỳ duyên, Quan Âm Thị Kính.
Đối ngược lại tài liệu văn học, triết học, sử học, luật pháp, y khoa, tôn giáo nhất là văn xuôi tuy có được ghi lại bằng chữ Nôm nhưng tương đối ít. Văn vần thì có vài tác phẩm như Thiên Nam ngữ lục (thời Hậu Lê) hay Đại Nam quốc sử diễn ca (thời Nguyễn). Song sử liệu, nhất là chính sử cùng các văn bản hành chính của triều đình thì nhất thể đều bằng chữ Hán. Ngoại lệ là những năm tồn tại ngắn ngủi của nhà Hồ (thế kỷ 15) và nhà Tây Sơn (thế kỷ 18). Những văn bản hành chính như sổ sách, công văn, giấy tờ, thư từ, khế ước, địa bạ v.v. chỉ đôi khi xen chữ Nôm nếu không thể tìm được một chữ Hán đồng nghĩa để chỉ các danh từ riêng (như tên đất, tên làng, tên người), nhưng tổng thể vẫn là văn bản Hán Việt bởi quan niệm chung của giới sĩ đại phu các triều đại bấy giờ thì cho là: "nôm na là cha mách qué". Dưới triều đại nhà Tây Sơn, do sự hậu thuẫn của Quang Trung hoàng đế, toàn bộ các văn kiện hành chính bắt buộc phải viết bằng chữ Nôm trong 24 năm, từ 1788 đến 1802. Nói cách khác, chữ Nôm là công cụ thuần Việt ghi lại lịch sử văn hoá của dân tộc trong khoảng 10 thế kỷ, mặc dù đó là công cụ còn nhiều hạn chế về mặt kỹ thuật cũng như mức phổ dụng so với chữ Hán.
Sự kết thúc của chữ Nôm và Hán
Chữ Quốc ngữ xuất hiện
Chữ Nôm được dùng song song với chữ Hán cho đến thế kỷ 16 khi các nhà truyền đạo phương Tây vào Việt Nam, họ đã dùng kí tự Latinh để phiên âm tiếng Việt, và chữ Quốc ngữ dựa trên kí tự La Tinh được hình thành. Mặc dù dễ học, dễ nhớ, việc dùng chữ Quốc ngữ sau đó chỉ phổ biến trong cộng đồng giáo dân trong phạm vi ghi chép Kinh Thánh chứ không được sử dụng nhiều trong việc làm phương tiện trứ tác hay truyền đạt thông tin. Chữ Nôm vì vậy vẫn là văn tự chính trong nền văn chương Việt Nam mãi cho tới hết thế kỷ 19. Sang đầu thế kỷ 20 chính quyền Pháp cho giải thể phép thi cử chữ Nho (1915 ở Bắc Kỳ và 1919 ở Trung Kỳ) và đưa chữ Quốc ngữ lên hàng văn tự chính thức bắt đầu từ năm 1908 thì chữ Quốc ngữ mới bắt đầu thay thế chữ Nôm. Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) và Hội Truyền bá Quốc ngữ (1938) cũng như sự phát triển báo chí vào đầu thế kỷ 20 đã góp phần trong việc thâu nhận chữ Quốc ngữ là văn tự chính đáng của người Việt, khép lại thời kỳ dùng chữ Nôm để truyền đạt tư duy cùng những cảm hứng của dân tộc Việt.
Địa vị chữ Nôm lu mờ
Đơn khai sinh năm 1938 ở Bắc Kỳ có bốn dạng chữ: chữ Quốc ngữ lẫn chữ Nôm cùng dấu triện bằng tiếng Pháp và vài chữ Nho
Sau khi chữ Quốc ngữ (dùng mẫu tự Latinh) được phổ biến vào đầu thế kỷ 20, chữ Nôm dần dần mai một. Mất vị trí là phương tiện ghi chép, chữ Nôm tàn lụi dần trong bối cảnh tiến trình Âu hóa ngày càng mạnh ở Việt Nam. Được sự cổ xúy của thủ lĩnh các phong trào duy tân đương thời, chữ Quốc ngữ đã trở nên phổ biến và khẳng định chỗ đứng của nó trong hệ thống văn tự mới của dân tộc theo mô hình phương Tây, thoát khỏi ảnh hưởng Hán học. Lối văn tự đó nở rộ với phong trào Thơ mới và các sáng tác của Tự lực văn đoàn. Từ đó di sản chữ Nôm về mặt kiến thức cũng như văn tịch cổ ngày càng bị đe dọa, có nguy cơ mất hẳn. Ngày nay, ở Việt Nam và cả thế giới rất ít người còn đọc được văn bản chữ Nôm từ nguyên tác. Hậu quả là một phần quan trọng của lịch sử và văn học Việt Nam đã nằm ngoài tầm tay của 80 triệu người nói tiếng Việt.
Những cách tạo chữ Nôm
Dựa vào chữ Hán, chữ Nôm đã được hình thành bằng nhiều cách khác nhau. Trong đó, có thể tóm tắt thành 5 loại dựa vào ba yếu tố hình-âm-nghĩa như sau:
Chữ Hán được vay mượn toàn diện 100% cả hình, âm và nghĩa. Ví dụ: Hán 漢, Việt 越, tỉnh 省, thành 城.
Giữ hình và nghĩa của chữ Hán, nhưng đọc theo âm Nôm. Ví dụ: 車 xe (<車 xa); 孤 côi (< 孤 cô); 局 cuộc (< 局 cục); 餅 bánh (< 餅 bính); 家 nhà (< 家 gia); 卷 cuốn (< 卷 quyển); 刀 dao (<刀 đao); 巾 khăn (< 巾 cân); 瓦 ngói (<瓦 ngoã); 心 tim (< 心 tâm).
Giữ nguyên hình và âm của chữ Hán, nhưng đổi nghĩa. Ví dụ: 沒 một (chỉ số 1, nghĩa gốc tiếng Hán là "mai một", "mất đi"); 卒 tốt (chỉ tốt >< xấu, nghĩa gốc chữ Hán là "binh lính", "chết"); 戈 qua (nghĩa là đi qua, nghĩa gốc chỉ một loại vũ khí dài); 賒 xa (chỉ xa > < gần; nghĩa gốc là mua trả góp); 昌 xương (chỉ xương động vật, nghĩa gốc là "đẹp", "hưng thịnh"); 泊 bạc (chỉ màu trắng, nghĩa gốc là “bến”, “nơi đậu thuyền”) v.v.
Giữ nguyên hình và âm của chữ Hán, nhưng đổi nghĩa. Ví dụ: 沒 một (chỉ số 1, nghĩa gốc tiếng Hán là "mai một", "mất đi"); 卒 tốt (chỉ tốt >< xấu, nghĩa gốc chữ Hán là "binh lính", "chết"); 戈 qua (nghĩa là đi qua, nghĩa gốc chỉ một loại vũ khí dài); 賒 xa (chỉ xa > < gần; nghĩa gốc là mua trả góp); 昌 xương (chỉ xương động vật, nghĩa gốc là "đẹp", "hưng thịnh"); 泊 bạc (chỉ màu trắng, nghĩa gốc là “bến”, “nơi đậu thuyền”) v.v.
Giữ hình của chữ Hán, nhưng đổi hẳn âm và nghĩa. Ví dụ: 帝 đấy (tiếng Hán là "đế", chỉ vua chúa); 固 có, đối lập với "không", (tiếng Hán là "cố", nghĩa là "vững chắc"); 羅 (罗)là (tiếng Hán đọc là "la", nghĩa là "cái võng", "cái lưới", "lụa"); 略 trước, đối lập với "sau" (âm Hán Việt là "lược", nghĩa là "sơ lược", "sơ sài", "tính toán"); 別 biết, [hiểu biết] (âm Hán là "biệt", nghĩa là cách biệt, khác biệt); 及 gặp [gặp gỡ] (âm Hán là "cập", nghĩa là "đến", "kịp tới"); 弄 sống (âm Hán là "lộng", nghĩa là "đùa giỡn"); 滝 sông (âm Hán là "lung", nghĩa là "nước chảy xiết") v.v.
Ghép hai chữ Hán với nhau. Loại này hết sức phổ biến và thường ghép một thành tố biểu âm với một thành tố biểu ý (giống như chữ hình-thanh trong Lục thư). Ví dụ: tháng = nguyệt 月 (biểu ý) + thượng 尚 (biểu âm); mắt = mục 目 (biểu ý) + mạt 末 (biểu âm), trời= thượng 上 (biểu ý) + thiên 天 (biểu âm); năm (con số) = ngũ (五 biểu ý) + nam (南 biểu âm); năm (năm tháng) = niên (年 biểu ý) + nam (南 biểu âm). Thường ghép một thành tố biểu âm với một thành tố biểu ý (giống như chữ hội ý trong Lục thư)
Thêm nét và thêm chữ Hán. Ví dụ: Bố (đối lập với mẹ) = vương 王 + bố 布 + nét giản lược của 司)
Thêm bộ thủ khác. Ví dụ: 渃 nước (thủy 氵+ nhược 若); 扜 vo [vo tròn] (thủ 扌+ vu 于). Các bộ thủ thường được dùng là: 亠﹐ 刂﹐ イ﹐ 厂﹐ 广﹐ 氵, 忄﹐ 辶﹐ 土﹐ 寸﹐ 口﹐ 巾﹐ 山﹐ 犭﹐ 子﹐ 小﹐ 女﹐ 礻﹐ 灬﹐ 木﹐ 艹﹐ 日﹐ 月﹐牛﹐ 毛﹐ 片﹐ 牙﹐ 疒﹐ 瓦﹐ 石﹐ 衤﹐ 白﹐ 目﹐ 皮 ﹐ 田﹐ 米﹐ 耳﹐ 竹﹐ 舟﹐ 羽﹐ 雨﹐ 色﹐ 耒﹐ 糸﹐ 貝﹐ 走﹐ 足﹐ 車﹐ 角﹐酉﹐ 金﹐ 風﹐ 食﹐ 髟﹐ 馬﹐ 魚﹐ 赤.
Thêm các nét nháy bên trên, bên cạnh, để chỉ một chữ có âm đọc khác biệt. Ví dụ 女< nỡ, nợ, nữa (bằng dấu < cộng với chữ 女 nữ); 馬< mỡ, mựa (dấu < cộng với chữ 馬 mã). “朱 cho (dấu “ cộng với 朱 chu); “貝 buổi (dấu “ cộng với 貝 bối)
Thêm nét và thêm chữ Hán. Ví dụ: Bố (đối lập với mẹ) = vương 王 + bố 布 + nét giản lược của 司)
Thêm bộ thủ khác. Ví dụ: 渃 nước (thủy 氵+ nhược 若); 扜 vo [vo tròn] (thủ 扌+ vu 于). Các bộ thủ thường được dùng là: 亠﹐ 刂﹐ イ﹐ 厂﹐ 广﹐ 氵, 忄﹐ 辶﹐ 土﹐ 寸﹐ 口﹐ 巾﹐ 山﹐ 犭﹐ 子﹐ 小﹐ 女﹐ 礻﹐ 灬﹐ 木﹐ 艹﹐ 日﹐ 月﹐牛﹐ 毛﹐ 片﹐ 牙﹐ 疒﹐ 瓦﹐ 石﹐ 衤﹐ 白﹐ 目﹐ 皮 ﹐ 田﹐ 米﹐ 耳﹐ 竹﹐ 舟﹐ 羽﹐ 雨﹐ 色﹐ 耒﹐ 糸﹐ 貝﹐ 走﹐ 足﹐ 車﹐ 角﹐酉﹐ 金﹐ 風﹐ 食﹐ 髟﹐ 馬﹐ 魚﹐ 赤.
Thêm các nét nháy bên trên, bên cạnh, để chỉ một chữ có âm đọc khác biệt. Ví dụ 女< nỡ, nợ, nữa (bằng dấu < cộng với chữ 女 nữ); 馬< mỡ, mựa (dấu < cộng với chữ 馬 mã). “朱 cho (dấu “ cộng với 朱 chu); “貝 buổi (dấu “ cộng với 貝 bối)
Bớt nét của chữ Hán, đổi luôn âm và nghĩa. Ví dụ: "khệnh khạng" (đều dùng chữ "cộng" 共 bớt nét, trong đó chữ "khệnh" bỏ nét phảy ノ, chữ "khạng" ヽ bỏ nét mác). "khề khà" (đều dùng chữ "kỳ" 其, chữ "khề" bỏ nét phảy ノ, chữ "khà" bỏ nét mác ヽ).
Ngoài ra còn một số chữ được viết tắt từ chữ Hán gốc và không đổi cả âm lẫn nghĩa. Những chữ này tương đương với chữ Giản thể của Trung Quốc, nhưng cũng có nhiều chữ không trùng với chữ Giản thể do được viết tắt theo lối Nôm. Ví dụ: 风 phong (viết tắt chữ 風 phong); 万 vạn (viết tắt chữ 萬 vạn); 乙 vũ (viết tắt 雨 vũ, không phải là "ất"); り tiền (viết tắt chữ 錢 tiền).
Nhược điểm
Nhìn chung chữ Nôm thường có nhiều nét hơn, phức tạp hơn chữ Hán (do phần lớn là những chữ buộc phải ghép 2 chữ Hán lại) nên khó nhớ hơn cả chữ Hán vốn cũng đã khó nhớ. Cách đọc cũng có khi không thống nhất hoặc một chữ có thể có nhiều cách đọc, cách viết, nên có người nói rằng "chữ Nôm phải vừa đọc vừa đoán". Ngoài ra, việc "tam sao thất bản" là khó tránh khỏi, phần vì trình độ người thợ khắc chữ ngày xưa, phần vì khâu in mộc bản có chất lượng không cao (chữ bị nhòe, mất nét).
Do các thanh trong chữ Nôm nhiều hơn trong tiếng Hán nên người viết phải dùng dấu nháy [»] hoặc chữ khẩu [⁶] đặt cạnh chữ để biểu thị chữ muốn viết nên rất khó đọc.
Chữ nôm của các dân tộc khác
Ở Việt Nam, không chỉ có dân tộc Kinh chế tạo ra chữ Nôm, một vài dân tộc thiểu số khác như Tày, Dao, Ngạn, v.v. cũng tạo ra chữ Nôm dựa trên chữ Hán để lưu lại ngôn ngữ của họ[2].
Chữ Nôm Tày
Chữ Nôm Dao
"Chữ nôm" của các nước khác
Chữ Nôm Dao
"Chữ nôm" của các nước khác
Do 喃 nôm = 口 khẩu + 南 nam nên chữ "喃 nôm" trong tên gọi "chữ Nôm" thường được hiểu với ý nghĩa là "ngôn ngữ của người Nam". Tuy nhiên, nếu mở rộng khái niệm "chữ nôm" ra cho tất cả các hệ chữ được sáng tạo dựa trên chữ Hán thì có người còn gọi những chữ được các dân tộc phương bắc như Nhật Bản, Triều Tiên là "chữ nôm Nhật", "chữ nôm Triều", hay gọi những hệ thống chữ của các dân tộc thuộc Trung Quốc[3] như Tráng, Đồng, v.v. là "chữ nôm Choang", "chữ nôm Đồng", v.v.
Tương tự như Kokuji của người Nhật, người Triều Tiên cũng dùng chữ Hán để tạo thành một số chữ biểu ý riêng trong hệ thống Hanja của họ. Ví dụ: 畓 dap = 水 thuỷ + 田 điền, nghĩa là ruộng nước, để phân biệt với 田 là đồng khô; 巭 bu = 功 công + 夫 phu, nghĩa là người lao động.
Chữ vuông Choang của dân tộc Tráng ở cực nam Trung Quốc được phát triển dựa trên chữ Hán và thường được so sánh với chữ Nôm của dân tộc Kinh ở Việt Nam do có nhiều điểm tương đồng giữa hai hệ thống chữ viết này[4][5]. Tuy nhiên, ngoài những cách tạo chữ tương tự với cách tạo chữ Nôm là giả tá, hình-thanh và hội ý, còn có những chữ vuông Choang được tạo ra bởi những cách sơ khai hơn là tượng hình và chỉ sự (xem Lục thư).
Tuy nhiên, cũng nên phân biệt những "chữ nôm" này với những bộ chữ biểu âm như Kana và Hangul trong tiếng Nhật và tiếng Hàn hiện đại.
Đào Duy Anh
Source Internet.