Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Đôi điều tôi học từ “Kinh Duy-ma-cật sở thuyết”?…


Nói ra là bị kẹt
Không nói cũng không xong…
(Thiền sư Chân Nguyên, TK XVII)
 
Có người hỏi tôi rằng học được gì từ “Duy-ma-cật sở thuyết”?
Học được nhiều lắm chứ!
 
Học rằng cõi Phật chẳng đâu xa. Cõi Phật trong ta. Tâm ta mà thanh tịnh thì cõi Phật thanh tịnh. Tâm ta chưa thanh tịnh thì thấy đâu cũng là gò nỗng, hầm hố, gai góc, thanh tịnh rồi thì cõi đất bỗng nhiên trở nên rộng lớn, nghiêm đẹp, ánh vàng ròng khắp nơi nơi…
 
Học rằng trước hết phải tùy lòng ngay thẳng (trực tâm) mà khởi. Có trực tâm thì mới có chánh đẳng. Có « Chánh đẳng » rồi mới có « Chánh giác ». Chia chẽ thì so sánh, hơn thiệt, ganh đua, đấu đá. Bình đẳng, không phải là kéo chân rùa dài ra, thúc giò hạc ngắn lại.
Thấy cái Một thì thấy tất cả. Tất cả là Một. Một là tất cả.
 
Học rằng phương tiện mà không trí huệ không xong. Khoa học mà không có lương tâm là sự tàn lụi của tâm hồn.
Trí độ là mẹ Bồ Tát,
Tùy nghi phương tiện là cha.
Phải có Trí độ (Bát Nhã) trước đã. Rồi, phương tiện mới tùy nghi. Pháp sư phải « vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai » (Pháp Hoa). Vào tòa Như Lai là từ bi ; mặc áo Như Lai là nhu hòa, nhẫn nhục ; ngồi tòa Như Lai là thấy biết « chư phápKhông tướng». Phương tiện tùy nghi mà chưa có Trí độ thì nguy.
 
Học rằng “Tại các cảnh thiền định, tưởng đó như các tầng địa ngục”. Không đắm  mê các tầng thiền để bỏ quên đời, mà tưởng cảnh thiền như các tầng địa ngục, thấu cảm cùng nỗi khổ đau vô tận của chúng sanh. Đối với cuộc sinh tử luân hồi, tưởng đó như vườn cảnh điện đài để thênh thang “một cõi đi về” mà cứu độ chúng sanh.
 
Học rằng bệnh thường gặp là “chấp Không”! Thấy không rồi mê không, gì cũng không, chẳng thấy được chân không mà diệu hữu, diệu hữu mà chân không! Cho nên “tu học lẽ không mà chẳng lấy lẽ không làm chứng đắc. Tu học vô tướng, vô tác, mà chẳng lấy vô tướng, vô tác làm chứng đắc”.
 
Học rằng tâm khó mà nhận thấy! Tìm hoài tâm không ra. Tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm vị lai không thấy đâu cả. Làm sao để tâm an ? Còn lâu! Chỉ có cách tiếp cận qua thân. Thân tâm nhất như.  Cho nên « giả bệnh » là cách tốt nhất. Mà bệnh thì rất bình đẳng. Mọi người đều bình đẳng trước… bệnh ! Thân này không thể tin cậy được. Nó không phải của ta, không phải là ta, không phải là tự ngã của ta. Phải thấy thân Phật, tức thấy pháp thân. Muốn thấy pháp thân thì phải “quán”. Phải nhìn sâu vào bên trong, nhìn xuyên qua cái giả tướng bên ngoài, phải “kiến tướng phi tướng” . Khi ấy nhận ra:
Vô lượng ức đấng Như Lai,
Chư Phật với thân mình đây,
Không khác chi đừng phân biệt
 
Học rằng hé cửa vào Bất Nhị thì thấy Như Lai ngồi cười tủm tỉm, mở toang bảo tháp, tay bắt mặt mừng chào đón Phật Thích Ca, chào đón chúng sanh… Thấy biết Như Lai rồi thì chỉ còn ú ớ, há hốc hoặc lặng thinh. Ủa, vậy đó hả ? Bởi với Như Lai thì “Chẳng thể dùng trí mà hiểu, chẳng thể dùng thức mà biết, không thể dùng tất cả ngôn thuyết để hiển thị hay phân biệt, tất cả ngôn ngữ đàm luận đều dứt tuyệt ».
 
Học rằng chúng sanh là những ảo vật do nhà ảo thuật là chính ta tạo ra. Mà nhà ảo thuật cũng là một chúng sanh. Tạo ra rồi hồng hộc chạy theo, bám lấy, giành giật, khổ đau, hạnh phúc… Rồi ráng giải thích những hình bóng ảo, rời rạc, lắp ráp tạm bợ đó mà tưởng thiệt ; rồi ráng gân cổ cãi nhau chí chóe với bao nhiêu khái niệm danh từ… mà tưởng hay! Chẳng qua là những bóng hình trong gương, mặt trăng đáy nước, dấu chân chim giữa hư không…
 
Học rằng “ Tất cả phiền não đều là hạt giống Như Lai” ! Rằng Thân này là hạt giống Như Lai. Vô minh với ái là hạt giống Như Lai. Tham, sân, si là hạt giống Như Lai…
Thì ra vậy ! Thì ra tứ đại ngũ uẩn, vô minh, ái thủ hữu, tham sân si… đều là hạt giống của Như Lai. Cho nên không lạ, từ những hạt giống đó mà sinh sôi nẩy nở đủ thứ chuyện trên đời, rồi quấn quít nhau mà trùng trùng duyên khởi… Nhưng Như Lai chẳng xấu ác, chẳng thánh thiện. Như Lai là Như Lai. Tathagata. Vô sở tùng lai diệc vô sở khứ. Chẳng từ đâu đến, chẳng đi về đâu. Nó vậy là nó vậy.
Cho nên phiền não cũng chính là Bồ-đề, khổ đau là hạt giống của an lạc !
Trong lửa sinh hoa sen, 
Tại năm dục hành thiền…
 
Học rằng sân hận đưa ta vào địa ngục không lối thoát nên cần biết sống trong cõi Diệu Hỷ của Phật Asuc (Aksobhya), vị Phật có tên là Vô Sân, Vô Nộ, Bất Động. Ngoài không dính mắc là thiền, trong không lay động là định (Huệ Năng). Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền (Trần Nhân Tông).
Duy-ma-cật bảo: Pháp hỷ là vợ nhà/ Từ bi là con gái/ Tâm thiện là con trai/ Không tịch là nhà/ Trần lao là đệ tử/ Tùy ý mình mà chuyển biến…
Tùy ý mình mà chuyển biến.  Muốn thấy « con là nợ/ vợ là oan gia/ cửa nhà là nghiệp báo… » cũng tùy ý mình mà chuyển biến !
 
Học rằng thực tướng là vô tướng, nên hòa nhập nhau có chi ngăn ngại vì cùng bản chất, pháp tánh. Núi Tu-di to lớn kia mà đem đặt vừa vào đầu hạt cải, nước bốn biển mênh mông nọ mà rót đầy lỗ chân lông có chi là lạ ? Núi Tu-di cũng không mà đầu hạt cải cũng không. Nước bốn biển cũng… không mà lỗ chân lông cũng không.  Nhưng chân không mà diệu hữu, diệu hữu mà chân không. Lý mà vô ngại thì Sự vô ngại. Sự Sự vô ngại vậy!
 
Học rằng có thứ hương thơm nuôi cả thân và tâm bất tận đó chính là Giới đức. Thứ hương thơm đó mới có thể bay cao, bay xa, bay ngược chiều gió… Tiếng lành đồn xa.  Nhưng giới không chỉ là giới. Giới còn là Định là Huệ. Giới định huệ không chia chẽ. Tương tác, tương sinh.
 
Học rằng không có gì để « đắc » vì « vô sở đắc » : Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác(Anậuđala Tam-miệu Tam-Bồ-dề) sẵn có đó rồi trong mỗi chúng sanh. Chỉ cần thắp sáng lên. Con đường đó là con đường quay lại chính mình, nương tựa chính mình.
Rồi một hôm, chỉ còn biết tủm tỉm cười một mình. Nụ cười đến từ bên trong, từ những tế bào, từ đất nước gió lửa. Con đường đã vạch ra, đã bày sẵn : Tứ diệu đế, Tứ niệm xứ…Thất giác chi, Bát chánh đạo… vốn là 37 món trợ đạo đừng quên.
Đạo phẩm là bạn hiền 
Nhất tâm là điều ngự, 
Bát chánh đạo dạo chơi.
 
Học rằng bốn Ma là « thị giả », luôn ở cạnh ta, giúp ta từng li từng tí. Ma phiền não bủa vây và nhắc nhở sẵn có bốn vạn tám ngàn cách thoát ra sao chẳng thử một vài; Ma ngũ uẩn thì càng thân thiết, nhắc rằng mấy thứ lăng nhăng nó quấy ta chỉ là những kết hợp tạm bợ, lắp ghép lai rai; Ma trời (thiên ma) là lời cảnh giác, đừng tưởng bỡ, tưởng « làm trời » thì muốn gì cũng được. Còn lâu ! Rớt vào địa ngục như chơi. Lên voi xuống chó mấy hồi. Còn Ma chết (tử ma) lại là bạn thiết gắn bó từ thuở còn bụng mẹ trong từng tế bào. « Bốn thứ ma, tám muôn bốn ngàn thứ phiền não làm cho chúng sinh phải nhọc nhằn mệt mỏi đều có thể làm Phật sự »…
 
Học rằng « Phật sự » là món cơm Hương Tích, là món trà Tào Khê, là tiếng gió thổi, là tiếng lá rơi, là dáng đi dáng đứng dáng ngồi… Nhất thiết pháp giai thị Phật pháp. Tất cả pháp đều là pháp Phật. Không phải do Phật làm ra đâu ! Duyên sinh tự có. Chỉ vì tất cả đều vô thường, khổ, không, vô ngã, thực tướng vô tướng… Phật sớm thấy biết và từ bi « khai thị » cho chúng sanh « ngộ nhập », để cùng mà giải thoát! « Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành », « Đừng vội tin. Hãy đến để mà thấy » Phật nói.
Pháp thuận với không, tùy theo vô tướng, ứng với vô tác. Pháp lìa khỏi tốt và xấu. Pháp không có thêm và bớt. Pháp không có sinh và diệt…Tướng pháp là như vậy, há thuyết diễn được sao?”.
 
Học rằng « Cư trần mà lạc đạo » :  “… ở tại nơi sanh tử mà chẳng làm việc ô trược, trụ nơi Niết-bàn mà chẳng diệt độ mãi… ; kính giữ luật hạnh thanh tịnh của bậc sa-môn, tuy ở tại nhà, mà chẳng vướng vào ba cõi, thị hiện có vợ con, mà tu hạnh thanh tịnh… »;
Từ đó mà « thõng tay vào chợ »:
Hoặc làm chúa thành ấp
Hoặc làm chủ đoàn buôn
Làm quốc sư, đại thần,
Để lợi ích chúng sanh…
Trong kiếp có bệnh dịch/ Hiện làm các dược thảo/ Trong kiếp có đói kém, Hiện thân làm món ăn/ Trong kiếp có đao binh/ Khiến trụ cảnh không tranh/ Những nơi có địa ngục/ Cứu khỏi mọi khổ não/…
*  *   *
“…Thưa, Thánh trí vốn vô tri, mà muôn vàn phẩm loại đều được soi tỏ. Pháp thân vốn vô tướng, nhưng lại ứng hiện theo từng hình tướng đặc thù. Vần điệu chí cao thì vẫn không lời, mà thư tịch huyền vi khắp nơi quảng bá.
… Vả, chúng sinh mãi ngủ vùi, phi ngôn thì lấy gì để đánh thức? Đạo không vận chuyển đơn côi. Đạo hoằng do người.
Cho nên, Như Lai sai Văn Thù nơi phương khác; triệu Duy-ma từ quốc độ kia; cùng tụ hội Tỳ-da-ly để chung truyền đạo ấy”.
(Tăng Triệu, tựa Duy-ma-cật sở thuyết, thế kỷ thứ V.
Tuệ Sỹ dịch Việt, mùa Thu, PL. 2548)
 
Lúc ấy, Phật bảo Di-lặc: “Nay ta đem pháp A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề này mà phó chúc cho ông…”
Rồi quay sang A-nan ân cần dặn : “Hãy thọ trì kinh này và lưu hành giảng thuyết rộng rãi nhé !”.
Đâu có chi phân biệt!
 
Đỗ Hồng Ngọc
(Saigon, 12.2015)

Source Internet.

Việt Nam xưa trong tranh họa sĩ Pháp


Cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20, nhiều họa sĩ Pháp đã tìm tới Việt Nam như một điểm đến khơi nguồn cảm hứng hội họa.
Ở thời điểm này, nhiều bức tranh ấn tượng ghi lại  đẹp đất nước – con người – văn hóa Việt Nam đã được các họa sĩ Pháp thực hiện:
 
Tranh của họa sĩ người Pháp
Tranh của họa sĩ người Pháp Joseph Inguimberty (1896-1971), trưởng khoa Hội họa của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Bức tranh sơn dầu “Janette, Dominique và bà vú em” của Joseph Inguimberty.
Bức tranh sơn dầu “Janette, Dominique và bà vú em” của Joseph Inguimberty.
Bức tranh sơn dầu “Janette, Dominique và bà vú em” của Joseph Inguimberty.
Bức tranh sơn dầu “Janette, Dominique và bà vú em” của Joseph Inguimberty.
Bức tranh khắc họa phụ nữ Việt Nam ở những thập niên đầu của thế kỷ 20, do họa sĩ Joseph Inguimberty thực hiện.
Bức tranh sơn dầu “Janette, Dominique và bà vú em” của Joseph Inguimberty.
Hai bức tranh tách biệt ở trên đã từng được Joseph Inguimberty đưa vào thành một bức sơn dầu khổ lớn, đặt tên là “Gia đình bên bờ ao”.
Bức tranh sơn dầu “Phụ nữ và trẻ em” vẽ năm 1934 của Inguimberty.
Bức tranh sơn dầu “Phụ nữ và trẻ em” vẽ năm 1934 của Inguimberty.
Bức tranh sơn dầu “Phụ nữ và trẻ em” vẽ năm 1934 của Inguimberty.
Bức “Những người phụ nữ gặp mặt”.
Bức “Những người phụ nữ gặp mặt”.
Bức “Họp mặt”.
Bức “Họp mặt”.
Bức “Đất và người miền Bắc”.
Bức “Đất và người miền Bắc”.
Bức “Người phụ nữ nằm võng”.
Bức “Người phụ nữ nằm võng”.
Bức “Cô gái miền Bắc” vẽ năm 1934.
Bức “Cô gái miền Bắc” vẽ năm 1934.
Bức “Đi chợ”.
Bức “Đi chợ”.
Bức “Ngôi chùa”.
Bức “Ngôi chùa”.
Bức “Những người phụ nữ” vẽ năm 1932 của Joseph Inguimberty.
Bức “Những người phụ nữ” vẽ năm 1932 của Joseph Inguimberty.
Joseph Inguimberty là một họa sĩ Pháp. Trong trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ông vốn được học trò yêu mến bởi là người có phương pháp giảng dạy thực tế, ít tính hàn lâm, kinh viện.
Joseph Inguimberty rất hứng thú với văn hóa Việt Nam. Trong thời kỳ sinh sống tại đây, ông đã thực hiện nhiều tranh về đất nước – con người Việt Nam.
Joseph Inguimberty luôn khuyến khích các học trò của mình hãy thực hiện những bức tranh thể hiện đậm đặc màu sắc văn hóa quê hương, cùng với đó, ông đề cao cách thể hiện màu sắc và ánh sáng. Trong tranh của Inguimberty, người ta có thể cảm nhận thấy rõ đường đi của ánh sáng, đặc biệt, tranh ông sử dụng những gam màu dịu dàng, lãng mạn.
Joseph Inguimberty còn rất hứng thú với chất liệu sơn mài và đã khuyến khích học trò của mình thử nghiệm với tranh sơn mài để nâng tầm sơn ta, từ những món đồ mỹ nghệ thủ công, lên thành một thể loại tranh nghệ thuật.
Tại Pháp, Joseph Inguimberty đã từng theo học mỹ thuật và kiến trúc tại trường Nghệ thuật – Thiết kế Quốc gia Pháp (Paris). Inguimberty đã từng giành được một số giải thưởng hội họa ở Pháp trước khi tới Việt Nam hồi năm 1925 và được mời làm trưởng khoa Hội họa ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Có lẽ đóng góp lớn nhất của Inguimberty đối với mỹ thuật Việt Nam chính là việc ông đã cùng với các học trò của mình thử nghiệm ở dòng tranh sơn mài – dòng tranh đã trở thành điểm nhấn đặc biệt của hội họa Việt Nam đối với hội họa thế giới.
Bức “Những người phụ nữ” vẽ năm 1932 của Joseph Inguimberty.
Trên đây là một bức tranh sơn mài hai mặt được tạo thành từ 6 tấm gỗ ghép, một mặt khắc họa đoàn rước trong cung đình Huế và một mặt khắc họa cảnh quan mùa xuân. Tác phẩm do thầy trò Joseph Inguimberty cùng thực hiện ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Bức tranh đã từng được đem bán đấu giá ở Hồng Kông và đạt mức giá 1.100.000 đô la Hồng Kông (3 tỉ đồng). Bức tranh chỉ đề là tác phẩm của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, vì vậy, có thể hiểu đây là một tác phẩm do thầy trò Joseph Inguimberty cùng thực hiện. Kích thước của tác phẩm này là 180x300cm, được thực hiện vào khoảng năm 1938-1940.
Ngay khi đặt chân đến Việt Nam năm 1925, Inguimberty đã bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp và chất lượng của những món đồ mỹ nghệ sơn mài của Việt Nam, trong 20 năm giảng dạy ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Inguimberty đã cùng đồng hành với nhiều thế hệ học trò để sáng tạo và phát triển một trường phái tranh sơn mài của Việt Nam.
Những họa sĩ nổi tiếng trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam như Tô Ngọc Vân, Phạm Hậu, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Khang, Trần Văn Cẩn, Trần Quang Trân đều đã từng học về nghệ thuật vẽ tranh sơn mài trong ngôi trường này. Tác phẩm trên đây là một ví dụ độc đáo về những kỹ thuật cao tay, điêu luyện mà thầy trò nhà trường đã đạt tới.
Nếu mặt thứ nhất lấy nền màu đỏ thì mặt thứ hai lấy nền màu vàng. Bức này khắc họa một con phượng hoàng, bên cạnh nó còn có hai con sếu, bay giữa những bông hoa mai, hoa cúc, những cây tùng, cây trúc, trong phong cảnh mùa xuân. Đây vốn là những hình ảnh ước lệ, tượng trưng, mang nhiều ý nghĩa biểu đạt trong văn hóa Á Đông.
Sự đối lập giữa hai bức tranh ở hai mặt thể hiện nỗ lực đạt tới sự cân bằng, hài hòa. Tác phẩm có thể coi là một ví dụ tiêu biểu về thời kỳ thầy trò trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cùng nhau nghiên cứu, thực hiện tranh sơn mài.
Bức “Những người phụ nữ” vẽ năm 1932 của Joseph Inguimberty.
Bức sơn mài này cũng được thực hiện bởi thầy trò trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương hồi năm 1940. Tác phẩm khắc họa hình ảnh chim phượng hoàng, bên cạnh đó còn có hình ảnh một vài con sếu trong quang cảnh mùa xuân.
Tác phẩm đã được bán đấu giá ở Hồng Kông và đạt mức 687.500 đô la Hồng Kông (1,9 tỉ đồng). Bức tranh được ghép thành từ 10 tấm gỗ với tổng kích thước 170x300cm.
Bức “Dân tộc vùng cao” vẽ bằng phấn màu và màu bột trên giấy, do họa sĩ người Pháp
Bức “Dân tộc vùng cao” vẽ bằng phấn màu và màu bột trên giấy, do họa sĩ người Pháp André Maire (1898-1984) thực hiện năm 1949.
Bức “Cảnh Hà Nội” do họa sĩ Pháp
Bức “Cảnh Hà Nội” do họa sĩ Pháp Gaston Roullet (1847-1925) thực hiện năm 1885.
Bức “Cảnh Hà Nội” do họa sĩ Pháp
Bức “Hải Phòng” do Gaston Roullet thực hiện đã được bán đấu giá với mức giá 56.250 đô la Hồng Kông (158 triệu đồng).
Bức “Cảnh Hà Nội” do họa sĩ Pháp
Bức tranh khắc họa quang cảnh Huế của Gaston Roullet, thực hiện hồi năm 1886. Tác phẩm đã được bán với giá 81.250 đô la Hồng Kông (228 triệu đồng).
Bức tranh khắc họa quang cảnh kênh Tàu Hủ ở Sài Gòn năm 1939, do họa sĩ người Pháp
Bức tranh khắc họa quang cảnh kênh Tàu Hủ ở Sài Gòn năm 1939, do họa sĩ người Pháp Léo Craste (1887-1970) thực hiện. Craste từng cộng tác với tạp chí Đô Thành Hiếu Cổ tại Huế.
Bức tranh sơn dầu “Một đám rước ở Đông Dương” vẽ năm 1927 của họa sĩ người Pháp
Bức tranh sơn dầu “Một đám rước ở Đông Dương” vẽ năm 1927 của họa sĩ người PhápRené Bassouls – một người rất yêu mến đất nước – con người Việt Nam, ông đã từng thực hiện nhiều bức tranh ghi lại những nét thẩm mỹ văn hóa độc đáo ở nơi đây. Qua những bức tranh của René Bassouls, người ta có thể cảm nhận thấy sự ngưỡng mộ và hòa mình của họa sĩ vào đời sống văn hóa đang trải ra xung quanh ông.
Bức “Chợ bên bến sông” - một bức tranh sơn dầu của họa sĩ người Pháp
Bức “Chợ bên bến sông” – một bức tranh sơn dầu của họa sĩ người Pháp Victor Tardieu (1870-1937), thực hiện vào khoảng năm 1924. Bức tranh đã được bán đấu giá với mức giá 150.000 đô la Hồng Kông (420 triệu đồng). Victor Tardieu chính là hiệu trưởng đầu tiên của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Bức “Chợ bên bến sông” - một bức tranh sơn dầu của họa sĩ người Pháp
Bức “Mẹ và con” của Victor Tardieu vẽ năm 1925, có giá 367.500 đô la Hồng Kông (1 tỉ đồng). Bức tranh được vẽ bằng than và phấn màu trên giấy.
Bích Ngọc


Source Internet.