Du Li
Giới thiệu: Du Li là bút hiệu của Nguyễn Thị Phương Dung, sinh năm 1938 tại Hà Nội. Thưở nhỏ học trường Bưởi, năm 1954 theo gia đình vào Nam, học ở Trưng Vương cho đến hết năm Đệ Nhị; lớp Đệ Nhất học tại trường Chu Văn An. Sau đó chị học Luật tại Saigon, rồi sang Mỹ học và đậu bằng MA tại đại học Virginia (UVA).
Trong thập niên 1960, chị Phương Dung làm việc tại Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, sau đó có về VN một thời gian ngắn, rồi trở lại làm việc cho Liên Hiệp Quốc. Năm 1974, chị sang Texas đi học lại MBA, ra trường làm cho Wells Fargo Bank. Đến năm 1981 chị thôi làm việc, chỉ theo đuổi các công tác thiện nguyện mãi cho đến ngày chị qua đời.
Qua văn và thơ của chị, chúng ta biết một tác giả Du Li rất đằm thắm với cuộc đời, tuy đã nhìn thấy tính chất vô thường trong mọi sự. Cách nhìn trong sáng từ cái tâm thanh tịnh của chị như một dòng suối trong, đem đến chút mát mẻ cho cuộc sống đầy mệt nhọc của chúng ta.
***
Có một lần đi xe hơi với cậu Nhân từ San Francisco về Los Angeles khoảng 11 năm trước, cậu đề nghị giúp tôi phương tiện để "chị muốn làm gì thì làm, như viết sách chẳng hạn. Ðể chị không phải vội vã đi kiếm việc lo chuyện sinh kế." Hồi đó tôi mới nghỉ việc với ngân hàng Wells Fargo, dọn về sống với bố mẹ tôi lúc đó đã già. Tôi từ chối ngay đền nghị đó. Viện nhiều lý lẽ trong đó có lý "chị còn khỏe mạnh thì đi làm chứ. Sao lại để chú nuôi nhỉ."
Hồi đó cậu mới 31 tuổi, là kỹ sư, không thích nói chuyện triết ly và hoàn toàn không biết đạo đức là gì, nhưng cũng không biết từ đâu mà cậu bảo tôi:
"Cả đời chị đã giúp chúng em rất nhiều, bây giờ em chỉ muốn giúp lại chị một chút thôi, trong lúc nầy khi hoàn cảnh cho phép. Chị biết cho thì phải biết nhận chứ. Nếu không biết nhận thì chưa chắc đã biết cho." Tôi tiếp tục bàn luận hăng hái hơn trên suốt đoạn đường còn lại. Về chuyện "thấy vui khi cho và không nhận vì không thấy cần, không muốn ỉ lại vào ai, chứ không phải vì tự ái". Không biết tôi thuyết phục cậu hay thuyết chính mình !
Nhưng câu nói "không biết nhận thì cũng không biết cho" của cậu bổng dưng in chặt vào đầu tôi, nằm trong đó cũng với những câu "từ nhân thị đại chúng," "hãy nhìn đời bằng một con mắt lạnh lùng như tro tàn và một trái tim còn nóng hổi," v.v... mà tôi đã thu thập trong những sách Thiền từ hồi nào. Rồi có một lần đọc được một chuyện ngắn của chị bạn viết là từ hồi thầy Thiên Ân sắp mất, chị thường hay lại thăm Thầy và rất buồn khi thấy bệnh làm thân thể Thầy đau đớn. Chị thường khắc khoải không biết làm gì để Thầy vui, để Thầy bớt đau.
Một hôm khi chị hỏi: "Thầy muốn con làm gì ?" thì Thầy bảo chị đi mua cho Thầy chiếc mũ đội cho ấm đầu. Hôm đó là ngày cuối tuần. Ðã 7 giờ tối. Các tiệm lớn đều đóng cửa. Nhưng Thầy muốn thì chị mua ngay. Chị đành chạy ra tiệm Thrifty lúc đó còn mở cửa mua chiếc mũ đem về. Thầy nhận và tỏ vẻ vui. Còn chị thì rất vui vì làm được một việc vừa lòng Thầy. Sau đó ít lâu Thầy qua đời. Và khi chị tới giúp dọn dẹp phòng Thầy ở cũ, chị thấy trong tủ Thầy có cả tá mũ đủ loại rất đẹp. Chiếc mũ của chị mua biếu Thầy hôm đó trông tầm thường nhất. Chị chợt tỉnh ra. Nhìn thì tưởng chị làm CHO Thầy vui. Chị là người làm phước. Thực ra chính Thầy cho chị một cơ hội để chị được vui một lần chót với Thầy. Ðể chị được phước báu. Chính chị là người Nhận, người được, người thụ ơn.
Từ kinh nghiệm đó, chị nhận và biết là trong cuộc đời nghĩ tới cùng thì nhiều khi người cho lại chính là người nhận. Người nhận là người cho. Không biết ai là ai. Ai phải cám ơn ai. Thôi thì cứ cám ơn nhau vậy. Và cám ơn Ðời.
Không hiểu sao tôi lại thích chuyện đó vô cùng. Lâu lâu đem đọc lại. Ðến nhập tâm. Nhưng trong đời sống hằng ngày vẫn thích Làm Cho người khác chứ không thích ai làm cho mình điều gì nếu tôi có thể tránh được. Cái tính nầy phải nói tôi "thừa hưởng" của ông Bố. Hơn 10 năm sống gần Cụ, tôi nhìn thấy thật rõ ràng. Cả cuộc đời cụ hy sinh cho vợ con. Giúp đỡ mọi người mà không kể ơn. Ðến lúc già không còn quyền thế để giúp người như trước thì cụ lại chắt chiu, tiết kiệm chi tiêu, dành tiền Dưỡng Già để gửi giúp đỡ họ hàng. Cụ cất và xếp những thư đầy tình cảm ơn nghĩa từ Việt Nam gửi sang đầy chật ngăn kéo. Nhưng cụ không thích phải nhờ con cái điều gì. Mặc dầu cụ để tôi lái xe đưa đi bác sĩ, đi nhà thương hay đi thăm mấy bà cô ở Quận Cam nhưng bao giờ cụ cũng nói "lúc nào tiện." Nghe giọng thấy như miễn cưỡng.
Những năm đầu Cụ không nói cám ơn. Cho mãi đến gần đây khi cụ đã đọc kinh sách Phật thật nhiều tôi mới nghe Cụ nói "Thank You" với con cái. Ở nhà cụ vẫn nhất định tự đun lấy nước sôi đổ vào bình. Tay cụ run run nhiều lúc nước rớt ra ngoài. Tôi và cô em đã nhiều lần dặn "cậu để đó chúng con làm cho. Không có lỡ bỏng thì phiền lắm." Bao giờ cụ cũng trả lời "tôi làm được mà". Dần dần tôi thấy rõ là dù đã ngoài 80, cụ vẫn không thích ai Làm Cho Mình cái gì nếu cụ nghĩ là cụ còn làm được. Phiền là nhiều lúc cụ ước lượng sai về sức mình. Có thể là vì cụ vẫn thấy chuyện Cho và Nhận, Người và Ta thật khác biệt, thật minh bạch như chuyện Ngày và Ðêm chăng ? Tôi thỉnh thoảng cũng than phiền cụ về chuyện nầy với các em. Vì tôi bắt đầu thấy là những phân biệt rõ ràng như Trắng và Ðen của mình và người đời, nhiều khi lại chưa hẳn là như thế.
Bắt đầu biết chuyện phân biệt Cho với Nhận chỉ là sản phẩm của "cái tôi" đầy tự ái, mà thực ra thì cả hai chỉ là một. Biết thế mà tôi vẫn bắt gặp mình "giẫy nẫy" lên mỗi khi các em tôi cho quà, và cứ thanh minh thanh nga là đã từ lâu mình không còn tự ái nữa. Biết thế mà tôi vẫn ghi sổ ký ức tên ân nhân và nóng lòng tìm cơ hội trả nghĩa. Cũng lại thấy rõ ràng là mình suy nghĩ và hành xử không đồng nhất. Cũng lại thấy lòng hơi bực bội mỗi khi nghe cô em út say sưa nói về chuyện "có đi có lại" (Give and Take) như là một bí quyết giao tế tối thượng trên cõi đời nầy. Bực nhưng chưa thấy tại sao mình bực. Có thể là vì chính trong lòng mình đang tranh chấp về chuyện Cho và Nhận, chuyện Ban Ơn và Thụ Ơn chăng ?
Cũng trong thời gian đó thỉnh thoảng tôi đi Oxnard thăm những ruộng rau. Ngày Chủ Nhật thiên hạ đi nhà thờ, đi chùa hay đi Bolsa ăn phở, thì tôi đi mót rau. Những ruộng rau nhà chủ vườn đã hái xong, bỏ lại những cây rau không đủ tiêu chuẩn đầy ruộng, để mặc cho đến mùa sau. Tôi tới ngồi giữa ruộng rau ngắm những cây rau còn đầy sức sống. Những tầu lá phía ngoài xòe thẳng, thật xanh, có gân trắng chằng chịt như những nét họa tuyệt diệu. Như mạch sống đang trào ra ôm ấp bông súp lơ trắng tinh lấp ló bên trong đọt lá non chúp đầu vào nhau như bàn tay chắp búp sen lại Phật. Tôi hít hà trong không khí trong lành và vùng bao la xanh ngắt vắng lặng. Từ cái yên bình của ngoại cảnh và nội tâm, tôi thấy niềm tri ân vỡ bung ra ôm trọn vẹn tôi trong cái thinh không vô cùng đó. Không biết tên ai để nhớ, để có dịp trả ơn thì làm sao đây ? Gọi là Ðời, là Trời Phật ư ? Nhưng làm sao trả ơn Ðời, ơn Trời ?
Mỗi lần đi như thế tôi thường khuân về hàng thùng rau đem biếu chùa và hàng xóm. Mọi người cám ơn. Nhưng trong lòng tôi thầm nghĩ chính mình phải cám ơn họ vì họ đã nhận và tiêu thụ hộ. Không có người nhận thì làm sao tôi có dịp cho ? Làm sao tôi có cớ tiếp tục đi mót rau, để dần dần nhìn thấy lòng tham của mình ? Nhặt cho nhiều. Tội gì, không làm thế thì phí của đi ! Nhưng thực ra thì làm sao mà phí được khi những cây rau bỏ lại sẽ chết đi, sẽ được cầy lên vùi vào lòng đất, trở lại làm phân bón cho rau mùa sau.
Biết vậy nên từ đó về sau tôi thường chỉ nhặt in ít đủ nhà dùng vài ngày thôi. Còn thì ngồi chơi với ruộng rau. Nhận hưởng nắng ấm trải dài, không gian đầy ắp sức sống và những hỉ xả của Ðất Trời. Bỗng nhận thấy rằng mình vẫn nhận được rất nhiều, hằng ngày của Trời Ðất mà không thắc mắc. Nhưng người với người thì tại sao nhiều vấn đề thường được đặt ra ? Phải chăng vì cái "ngã" còn đứng ở đó đặt ra những chuyện Người Cho, Kẻ Nhận ? Người có, người không. Người đứng trên, kẻ đứng dưới, v.v... Mặc dầu Kinh Phật vẫn dạy rằng hạnh Bố thí là hạnh thứ nhất của người Phật tử. Bố thí trong tinh thần không còn có người bố thí và kẻ được bố thí. Chỉ có việc bố thí. Ðể không còn có Người và Ta, không còn tự ái, dù là tự tôn hay tự ti. Vì khi còn phân biệt giữa Người và Ta tức là còn có Ngã. Còn nhị nguyên. Còn tính toán hơn thiệt. Còn có đi có lại. Còn rất Ðời. Chưa đi vào đường Ðạo.
Tất cả những cái thấy, những cảm nhận, những ý nghĩ, những quán chiếu, những suy tư đó nằm đầy ắp óc tôi. Nung nấu. Tôi hiểu hết mọi sự bằng óc. Nhưng chưa bằng con tim. Tất cả còn nằm đó, trên óc. Ðược dùng để suy đoán, biện luận, và phán xét. Chưa di chuyển xuống tim để biến thành máu chạy khắp toàn thân. Tới tận đầu ngọn tóc, tận kẽ ngón chân để trở thành đời sống và hành động tự nhiên như hơi thở.
Cho đến khi lâm bệnh phải nằm nhà thương cả tháng. Ðầu óc nhiều lúc rất mịt mù, mất khả năng suy nghĩ mạch lạc rõ ràng. Thân thể thì hoàn toàn bất lực. Như chiếc xe hết xăng, hết điện nằm vạ giữa xa lộ ! Tôi sống được hoàn toàn là nhờ giúp đỡ của mọi người. Tôi đã nhận rất nhiều, ở từ ông bác sĩ giải phẫu, cô y tá hằng ngày vào thay thuốc, đến bà đổ rác mỗi ngày, và bao nhiêu người làm khác để cho thân thể tôi được phục hồi.
Tôi đã nhận rất nhiều từ các em tôi, từ họ hàng, bạn hữu thân thương những giúp đỡ hữu hình và vô hình trợ lực cho tinh thần tôi không sụp đổ. Tôi nhận được từ những Linh Thiêng của Ðất Trời ân huệ cho tâm tôi mở ra. Bằng lòng đón nhận tất cả. Từ cái đau cho đến tận cùng là cái chết. Bệnh hoạn làm cho thân thể bất lực. Làm tương lai trở thành hiện tại. Mọi dự phóng không còn chổ đứng. Vì chính sự sống cũng trở thành bấp bênh, biến hóa khó lường. Trên bờ vực bấp bên đó, cái ngã nín thở nằm yên. Ðợi chờ. Rồi trong niềm yên lặng vô biên bên trong, và những thương yêu chân thật bao bọc bên ngoài những hiểu biết nung nấu trong óc bỗng bung ra. Tìm đường xuống tim.
Kỉ niệm một buổi tối đi nghe giảng. Rồi thiền với một nhóm người mới gặp lần đầu. Sau khi xả thiền, mọi người đứng thành một vòng tròn nắm tay nhau theo cách "Nhận - Cho". Tay trái ngửa lên cho tay người đứng bên trái mình úp xuống. Tay phải úp xuống tay trái của người đứng bên phải mình. Tất cả mọi người đều làm như vậy thành vòng tròn. Từng đôi bàn tay khum lại ôm lấy nhau. Mọi người cùng nhắm mắt trong một phút cho điện (energy) luân lưu giữa những người trong nhóm. Qua bàn tay mở ngửa, điện nhận được từ bàn tay người bên trái chạy qua người mình rồi truyền đem cho người đứng bên phải, qua bàn tay mình úp xuống tay người. Truyền cho nhau thanh điện và tẩy biến những trược điện của nhau.
Hôm đó ra về không những là thấy lòng vui, thân khỏe mà còn thấy mình thích quá, thích quá về lối cầm tay kiểu nầy. Tôi thường vẫn không thích cái kiểu nắm tay nhau, nhất là lại nắm chặt. Bởi vì thấy như có một sự nắm giữ làm của riêng, và khi một người muốn buông tay ra, mà gặp người kia không đủ mẫn cảm để nhận biết, thì sẽ có một sự vẫy vùng nho nhỏ. Lối cầm tay nầy thật nhẹ nhàng và có ý nghĩa. Lúc đó tôi nghĩ vậy.
Kỉ niệm nầy trở về với tôi nhiều lần trong lúc nằm trên giường bệnh. Câu nói của cậu Nhân 11 năm về trước trên chuyến xe đi từ San Fran về Los, cùng với câu chuyện của chị Vân về Thầy Thiên Ân, và những kinh nghiệm về Nhận và Cho thu thập bấy lâu trong cuộc đời vẫn cất giữ trong óc, bỗng hiện ra như những mảnh puzzle. Ghép vừa vào nhau. Dần dần. Rồi một hôm nằm đọc Kinh Phật nói về hạnh bố thí và giảng tại sao nên bố thí, tôi cảm thấy như mình vừa ráp xong mảnh puzzle cuối cùng. Bỗng nhìn thấy như một người tù sau bao năm nằm trong ngục tối được giải phóng để nhìn thấy ánh sáng chói lòa và vạn vật rạng rỡ của một thế giới con người tự do.
Khi ra khỏi bệnh viện, tôi lên San Jose tiếp tục làm chemotherapy và dưỡng bệnh tại nhà một người em trai đã có gia đình. Tôi thoải mái trong sự nhờ cậy rất nhiều ở mấy người em. Một anh bạn từ tuở trung học với em trai tôi nghe tin cũng ân cần lại thăm. Anh tình nguyện chở tôi đi bệnh viện khi cần. Khi thấy tôi khen cây hồng ròn nhà anh, anh cắt cho tôi những chùm hồng vàng cam còn cả lá. Anh đem cho bánh dẻo vợ làm và cuốn băng nhạc chọn lọc những bài ca Việt và Mỹ thịnh hành hồi đó khi anh hay xuống chơi với em tôi vào đầu thập niên 60 ở Phú Nhuận. Tôi không thắc mắc khi nhận quà anh cho. Cám ơn anh mà không lúng túng. Tôi bỗng nhớ đến hình ảnh Kevin, cháu tôi hồi một tuổi. Hồi đó tôi đến trông cháu những ngày em tôi đi làm. Ðến giờ ăn, chú bé nằm u ơ chờ tôi đem sữa hâm lại. Không thắc mắc. Ăn xong chú buông chai không xuống thảm. Nhìn tôi. Cười. Không lúng túng. Và u ơ đòi bế ra đứng cửa sổ ngóng mẹ về.
Cũng vẫn là cùng một vòng tròn. Lúc đó chú Kevin đứng bên phải tôi, ngửa tay cho tay tôi úp xuống. Bây giờ tôi đứng bên phải anh bạn, tay ngửa lên đón bàn tay anh. Chẳng mấy khác, thì tại sao không thể cũng nhìn cười như chú Kevin ngày bé. Khi đã biết rằng có một người khác đang đứng cạnh mình bên phải tay ngửa lên cho tay mình úp xuống. Khi biết rằng những người đứng bên phải và bên trái mình luôn luôn đổi chổ hằng giờ hằng ngày trong cùng một vòng tròn, hay sang một vòng tròn khác. Còn gặp lại, hay sẽ không bao giờ gặp nữa. Biết vậy sẽ không còn ngại ngùng khi nhận và mong mỏi khi cho. "Ân nghĩa xin nguyện đền." Những không là tìm cho được ân nhân cũ để trả nghĩa. Mà luôn luôn giữ đầy trong tấm lòng biết ơn Ðời ơn Người để luân lưu đi những ân huệ nhận được từ người phía trái sang cho người bên phải. Không giữ lại để dành. Ðể chuyển hoá những đắng cay của Sân Hận nhận được, thành ngọt ngào của Hỉ Xả Tha Thứ đem cho người đứng bên. Không sổ sách trong tâm.
Trước Giáng Sinh, cô em gái ở Virginia gửi cho ít quần áo ấm mặc trong nhà. Cùng với tấm thiệp nhắc nhở tôi là "everyday should be Christmas and we hope you will be in everyday the comfort of receiving as well as the joy of giving". Tôi muốn nói với cô rằng từ ngày bệnh hoạn đến nay, đối với tôi "everyday IS Christmas". Và tôi đã cảm nhận được niềm vui hồ hởi cả trong hành động Nhận và Cho. Trong thực tế, lúc nầy tôi không làm được gì Cho ai. Ngay cả mấy con tem nhiều khi cũng phải nhờ người đi mua. Nhưng sao tôi cảm thấy như có rất nhiều để cho. Phải chăng vì tôi đã nhận được từ Ðất Trời và Người rất nhiều ? Mỗi ngày. Nhận được nhiều thì cũng có rất nhiều để cho đi. Vì tôi chỉ đứng đó để chuyển hóa và luân lưu đi tất cả sau khi đã thụ hưởng hoặc thêm thắt một chút hương hoa. Rồi có lúc không còn thấy mình đứng đó để nhận hay cho, hay để thấy vui trong lòng. Mà chỉ thấy một sự luân lưu nhẹ nhàng. Không ngừng. Tự nhiên như bốn mùa thay đổi. Như lẽ vô thường của vạn vật.
Bỗng khám phá ra một quyền tự do căn bản và tối thượng của con người mà cả đời mình không hề biết tới, mặc dầu vẫn tự hào là người tự do. Bỗng hiểu tại sao trong sáu phép Lục Ðộ, bố thí là hành (động) đầu tiên của người Phật tử và là hạnh thấp nhất. Nhưng chính hạnh bố thí cũng có thể là hạnh cuối cùng đưa con người tới giải thoát. Trọn vẹn. Ðời đời .
Du Li
Hồi đó cậu mới 31 tuổi, là kỹ sư, không thích nói chuyện triết ly và hoàn toàn không biết đạo đức là gì, nhưng cũng không biết từ đâu mà cậu bảo tôi:
"Cả đời chị đã giúp chúng em rất nhiều, bây giờ em chỉ muốn giúp lại chị một chút thôi, trong lúc nầy khi hoàn cảnh cho phép. Chị biết cho thì phải biết nhận chứ. Nếu không biết nhận thì chưa chắc đã biết cho." Tôi tiếp tục bàn luận hăng hái hơn trên suốt đoạn đường còn lại. Về chuyện "thấy vui khi cho và không nhận vì không thấy cần, không muốn ỉ lại vào ai, chứ không phải vì tự ái". Không biết tôi thuyết phục cậu hay thuyết chính mình !
Nhưng câu nói "không biết nhận thì cũng không biết cho" của cậu bổng dưng in chặt vào đầu tôi, nằm trong đó cũng với những câu "từ nhân thị đại chúng," "hãy nhìn đời bằng một con mắt lạnh lùng như tro tàn và một trái tim còn nóng hổi," v.v... mà tôi đã thu thập trong những sách Thiền từ hồi nào. Rồi có một lần đọc được một chuyện ngắn của chị bạn viết là từ hồi thầy Thiên Ân sắp mất, chị thường hay lại thăm Thầy và rất buồn khi thấy bệnh làm thân thể Thầy đau đớn. Chị thường khắc khoải không biết làm gì để Thầy vui, để Thầy bớt đau.
Một hôm khi chị hỏi: "Thầy muốn con làm gì ?" thì Thầy bảo chị đi mua cho Thầy chiếc mũ đội cho ấm đầu. Hôm đó là ngày cuối tuần. Ðã 7 giờ tối. Các tiệm lớn đều đóng cửa. Nhưng Thầy muốn thì chị mua ngay. Chị đành chạy ra tiệm Thrifty lúc đó còn mở cửa mua chiếc mũ đem về. Thầy nhận và tỏ vẻ vui. Còn chị thì rất vui vì làm được một việc vừa lòng Thầy. Sau đó ít lâu Thầy qua đời. Và khi chị tới giúp dọn dẹp phòng Thầy ở cũ, chị thấy trong tủ Thầy có cả tá mũ đủ loại rất đẹp. Chiếc mũ của chị mua biếu Thầy hôm đó trông tầm thường nhất. Chị chợt tỉnh ra. Nhìn thì tưởng chị làm CHO Thầy vui. Chị là người làm phước. Thực ra chính Thầy cho chị một cơ hội để chị được vui một lần chót với Thầy. Ðể chị được phước báu. Chính chị là người Nhận, người được, người thụ ơn.
Từ kinh nghiệm đó, chị nhận và biết là trong cuộc đời nghĩ tới cùng thì nhiều khi người cho lại chính là người nhận. Người nhận là người cho. Không biết ai là ai. Ai phải cám ơn ai. Thôi thì cứ cám ơn nhau vậy. Và cám ơn Ðời.
Không hiểu sao tôi lại thích chuyện đó vô cùng. Lâu lâu đem đọc lại. Ðến nhập tâm. Nhưng trong đời sống hằng ngày vẫn thích Làm Cho người khác chứ không thích ai làm cho mình điều gì nếu tôi có thể tránh được. Cái tính nầy phải nói tôi "thừa hưởng" của ông Bố. Hơn 10 năm sống gần Cụ, tôi nhìn thấy thật rõ ràng. Cả cuộc đời cụ hy sinh cho vợ con. Giúp đỡ mọi người mà không kể ơn. Ðến lúc già không còn quyền thế để giúp người như trước thì cụ lại chắt chiu, tiết kiệm chi tiêu, dành tiền Dưỡng Già để gửi giúp đỡ họ hàng. Cụ cất và xếp những thư đầy tình cảm ơn nghĩa từ Việt Nam gửi sang đầy chật ngăn kéo. Nhưng cụ không thích phải nhờ con cái điều gì. Mặc dầu cụ để tôi lái xe đưa đi bác sĩ, đi nhà thương hay đi thăm mấy bà cô ở Quận Cam nhưng bao giờ cụ cũng nói "lúc nào tiện." Nghe giọng thấy như miễn cưỡng.
Những năm đầu Cụ không nói cám ơn. Cho mãi đến gần đây khi cụ đã đọc kinh sách Phật thật nhiều tôi mới nghe Cụ nói "Thank You" với con cái. Ở nhà cụ vẫn nhất định tự đun lấy nước sôi đổ vào bình. Tay cụ run run nhiều lúc nước rớt ra ngoài. Tôi và cô em đã nhiều lần dặn "cậu để đó chúng con làm cho. Không có lỡ bỏng thì phiền lắm." Bao giờ cụ cũng trả lời "tôi làm được mà". Dần dần tôi thấy rõ là dù đã ngoài 80, cụ vẫn không thích ai Làm Cho Mình cái gì nếu cụ nghĩ là cụ còn làm được. Phiền là nhiều lúc cụ ước lượng sai về sức mình. Có thể là vì cụ vẫn thấy chuyện Cho và Nhận, Người và Ta thật khác biệt, thật minh bạch như chuyện Ngày và Ðêm chăng ? Tôi thỉnh thoảng cũng than phiền cụ về chuyện nầy với các em. Vì tôi bắt đầu thấy là những phân biệt rõ ràng như Trắng và Ðen của mình và người đời, nhiều khi lại chưa hẳn là như thế.
Bắt đầu biết chuyện phân biệt Cho với Nhận chỉ là sản phẩm của "cái tôi" đầy tự ái, mà thực ra thì cả hai chỉ là một. Biết thế mà tôi vẫn bắt gặp mình "giẫy nẫy" lên mỗi khi các em tôi cho quà, và cứ thanh minh thanh nga là đã từ lâu mình không còn tự ái nữa. Biết thế mà tôi vẫn ghi sổ ký ức tên ân nhân và nóng lòng tìm cơ hội trả nghĩa. Cũng lại thấy rõ ràng là mình suy nghĩ và hành xử không đồng nhất. Cũng lại thấy lòng hơi bực bội mỗi khi nghe cô em út say sưa nói về chuyện "có đi có lại" (Give and Take) như là một bí quyết giao tế tối thượng trên cõi đời nầy. Bực nhưng chưa thấy tại sao mình bực. Có thể là vì chính trong lòng mình đang tranh chấp về chuyện Cho và Nhận, chuyện Ban Ơn và Thụ Ơn chăng ?
Cũng trong thời gian đó thỉnh thoảng tôi đi Oxnard thăm những ruộng rau. Ngày Chủ Nhật thiên hạ đi nhà thờ, đi chùa hay đi Bolsa ăn phở, thì tôi đi mót rau. Những ruộng rau nhà chủ vườn đã hái xong, bỏ lại những cây rau không đủ tiêu chuẩn đầy ruộng, để mặc cho đến mùa sau. Tôi tới ngồi giữa ruộng rau ngắm những cây rau còn đầy sức sống. Những tầu lá phía ngoài xòe thẳng, thật xanh, có gân trắng chằng chịt như những nét họa tuyệt diệu. Như mạch sống đang trào ra ôm ấp bông súp lơ trắng tinh lấp ló bên trong đọt lá non chúp đầu vào nhau như bàn tay chắp búp sen lại Phật. Tôi hít hà trong không khí trong lành và vùng bao la xanh ngắt vắng lặng. Từ cái yên bình của ngoại cảnh và nội tâm, tôi thấy niềm tri ân vỡ bung ra ôm trọn vẹn tôi trong cái thinh không vô cùng đó. Không biết tên ai để nhớ, để có dịp trả ơn thì làm sao đây ? Gọi là Ðời, là Trời Phật ư ? Nhưng làm sao trả ơn Ðời, ơn Trời ?
Mỗi lần đi như thế tôi thường khuân về hàng thùng rau đem biếu chùa và hàng xóm. Mọi người cám ơn. Nhưng trong lòng tôi thầm nghĩ chính mình phải cám ơn họ vì họ đã nhận và tiêu thụ hộ. Không có người nhận thì làm sao tôi có dịp cho ? Làm sao tôi có cớ tiếp tục đi mót rau, để dần dần nhìn thấy lòng tham của mình ? Nhặt cho nhiều. Tội gì, không làm thế thì phí của đi ! Nhưng thực ra thì làm sao mà phí được khi những cây rau bỏ lại sẽ chết đi, sẽ được cầy lên vùi vào lòng đất, trở lại làm phân bón cho rau mùa sau.
Biết vậy nên từ đó về sau tôi thường chỉ nhặt in ít đủ nhà dùng vài ngày thôi. Còn thì ngồi chơi với ruộng rau. Nhận hưởng nắng ấm trải dài, không gian đầy ắp sức sống và những hỉ xả của Ðất Trời. Bỗng nhận thấy rằng mình vẫn nhận được rất nhiều, hằng ngày của Trời Ðất mà không thắc mắc. Nhưng người với người thì tại sao nhiều vấn đề thường được đặt ra ? Phải chăng vì cái "ngã" còn đứng ở đó đặt ra những chuyện Người Cho, Kẻ Nhận ? Người có, người không. Người đứng trên, kẻ đứng dưới, v.v... Mặc dầu Kinh Phật vẫn dạy rằng hạnh Bố thí là hạnh thứ nhất của người Phật tử. Bố thí trong tinh thần không còn có người bố thí và kẻ được bố thí. Chỉ có việc bố thí. Ðể không còn có Người và Ta, không còn tự ái, dù là tự tôn hay tự ti. Vì khi còn phân biệt giữa Người và Ta tức là còn có Ngã. Còn nhị nguyên. Còn tính toán hơn thiệt. Còn có đi có lại. Còn rất Ðời. Chưa đi vào đường Ðạo.
Tất cả những cái thấy, những cảm nhận, những ý nghĩ, những quán chiếu, những suy tư đó nằm đầy ắp óc tôi. Nung nấu. Tôi hiểu hết mọi sự bằng óc. Nhưng chưa bằng con tim. Tất cả còn nằm đó, trên óc. Ðược dùng để suy đoán, biện luận, và phán xét. Chưa di chuyển xuống tim để biến thành máu chạy khắp toàn thân. Tới tận đầu ngọn tóc, tận kẽ ngón chân để trở thành đời sống và hành động tự nhiên như hơi thở.
Cho đến khi lâm bệnh phải nằm nhà thương cả tháng. Ðầu óc nhiều lúc rất mịt mù, mất khả năng suy nghĩ mạch lạc rõ ràng. Thân thể thì hoàn toàn bất lực. Như chiếc xe hết xăng, hết điện nằm vạ giữa xa lộ ! Tôi sống được hoàn toàn là nhờ giúp đỡ của mọi người. Tôi đã nhận rất nhiều, ở từ ông bác sĩ giải phẫu, cô y tá hằng ngày vào thay thuốc, đến bà đổ rác mỗi ngày, và bao nhiêu người làm khác để cho thân thể tôi được phục hồi.
Tôi đã nhận rất nhiều từ các em tôi, từ họ hàng, bạn hữu thân thương những giúp đỡ hữu hình và vô hình trợ lực cho tinh thần tôi không sụp đổ. Tôi nhận được từ những Linh Thiêng của Ðất Trời ân huệ cho tâm tôi mở ra. Bằng lòng đón nhận tất cả. Từ cái đau cho đến tận cùng là cái chết. Bệnh hoạn làm cho thân thể bất lực. Làm tương lai trở thành hiện tại. Mọi dự phóng không còn chổ đứng. Vì chính sự sống cũng trở thành bấp bênh, biến hóa khó lường. Trên bờ vực bấp bên đó, cái ngã nín thở nằm yên. Ðợi chờ. Rồi trong niềm yên lặng vô biên bên trong, và những thương yêu chân thật bao bọc bên ngoài những hiểu biết nung nấu trong óc bỗng bung ra. Tìm đường xuống tim.
Kỉ niệm một buổi tối đi nghe giảng. Rồi thiền với một nhóm người mới gặp lần đầu. Sau khi xả thiền, mọi người đứng thành một vòng tròn nắm tay nhau theo cách "Nhận - Cho". Tay trái ngửa lên cho tay người đứng bên trái mình úp xuống. Tay phải úp xuống tay trái của người đứng bên phải mình. Tất cả mọi người đều làm như vậy thành vòng tròn. Từng đôi bàn tay khum lại ôm lấy nhau. Mọi người cùng nhắm mắt trong một phút cho điện (energy) luân lưu giữa những người trong nhóm. Qua bàn tay mở ngửa, điện nhận được từ bàn tay người bên trái chạy qua người mình rồi truyền đem cho người đứng bên phải, qua bàn tay mình úp xuống tay người. Truyền cho nhau thanh điện và tẩy biến những trược điện của nhau.
Hôm đó ra về không những là thấy lòng vui, thân khỏe mà còn thấy mình thích quá, thích quá về lối cầm tay kiểu nầy. Tôi thường vẫn không thích cái kiểu nắm tay nhau, nhất là lại nắm chặt. Bởi vì thấy như có một sự nắm giữ làm của riêng, và khi một người muốn buông tay ra, mà gặp người kia không đủ mẫn cảm để nhận biết, thì sẽ có một sự vẫy vùng nho nhỏ. Lối cầm tay nầy thật nhẹ nhàng và có ý nghĩa. Lúc đó tôi nghĩ vậy.
Kỉ niệm nầy trở về với tôi nhiều lần trong lúc nằm trên giường bệnh. Câu nói của cậu Nhân 11 năm về trước trên chuyến xe đi từ San Fran về Los, cùng với câu chuyện của chị Vân về Thầy Thiên Ân, và những kinh nghiệm về Nhận và Cho thu thập bấy lâu trong cuộc đời vẫn cất giữ trong óc, bỗng hiện ra như những mảnh puzzle. Ghép vừa vào nhau. Dần dần. Rồi một hôm nằm đọc Kinh Phật nói về hạnh bố thí và giảng tại sao nên bố thí, tôi cảm thấy như mình vừa ráp xong mảnh puzzle cuối cùng. Bỗng nhìn thấy như một người tù sau bao năm nằm trong ngục tối được giải phóng để nhìn thấy ánh sáng chói lòa và vạn vật rạng rỡ của một thế giới con người tự do.
Khi ra khỏi bệnh viện, tôi lên San Jose tiếp tục làm chemotherapy và dưỡng bệnh tại nhà một người em trai đã có gia đình. Tôi thoải mái trong sự nhờ cậy rất nhiều ở mấy người em. Một anh bạn từ tuở trung học với em trai tôi nghe tin cũng ân cần lại thăm. Anh tình nguyện chở tôi đi bệnh viện khi cần. Khi thấy tôi khen cây hồng ròn nhà anh, anh cắt cho tôi những chùm hồng vàng cam còn cả lá. Anh đem cho bánh dẻo vợ làm và cuốn băng nhạc chọn lọc những bài ca Việt và Mỹ thịnh hành hồi đó khi anh hay xuống chơi với em tôi vào đầu thập niên 60 ở Phú Nhuận. Tôi không thắc mắc khi nhận quà anh cho. Cám ơn anh mà không lúng túng. Tôi bỗng nhớ đến hình ảnh Kevin, cháu tôi hồi một tuổi. Hồi đó tôi đến trông cháu những ngày em tôi đi làm. Ðến giờ ăn, chú bé nằm u ơ chờ tôi đem sữa hâm lại. Không thắc mắc. Ăn xong chú buông chai không xuống thảm. Nhìn tôi. Cười. Không lúng túng. Và u ơ đòi bế ra đứng cửa sổ ngóng mẹ về.
Cũng vẫn là cùng một vòng tròn. Lúc đó chú Kevin đứng bên phải tôi, ngửa tay cho tay tôi úp xuống. Bây giờ tôi đứng bên phải anh bạn, tay ngửa lên đón bàn tay anh. Chẳng mấy khác, thì tại sao không thể cũng nhìn cười như chú Kevin ngày bé. Khi đã biết rằng có một người khác đang đứng cạnh mình bên phải tay ngửa lên cho tay mình úp xuống. Khi biết rằng những người đứng bên phải và bên trái mình luôn luôn đổi chổ hằng giờ hằng ngày trong cùng một vòng tròn, hay sang một vòng tròn khác. Còn gặp lại, hay sẽ không bao giờ gặp nữa. Biết vậy sẽ không còn ngại ngùng khi nhận và mong mỏi khi cho. "Ân nghĩa xin nguyện đền." Những không là tìm cho được ân nhân cũ để trả nghĩa. Mà luôn luôn giữ đầy trong tấm lòng biết ơn Ðời ơn Người để luân lưu đi những ân huệ nhận được từ người phía trái sang cho người bên phải. Không giữ lại để dành. Ðể chuyển hoá những đắng cay của Sân Hận nhận được, thành ngọt ngào của Hỉ Xả Tha Thứ đem cho người đứng bên. Không sổ sách trong tâm.
Trước Giáng Sinh, cô em gái ở Virginia gửi cho ít quần áo ấm mặc trong nhà. Cùng với tấm thiệp nhắc nhở tôi là "everyday should be Christmas and we hope you will be in everyday the comfort of receiving as well as the joy of giving". Tôi muốn nói với cô rằng từ ngày bệnh hoạn đến nay, đối với tôi "everyday IS Christmas". Và tôi đã cảm nhận được niềm vui hồ hởi cả trong hành động Nhận và Cho. Trong thực tế, lúc nầy tôi không làm được gì Cho ai. Ngay cả mấy con tem nhiều khi cũng phải nhờ người đi mua. Nhưng sao tôi cảm thấy như có rất nhiều để cho. Phải chăng vì tôi đã nhận được từ Ðất Trời và Người rất nhiều ? Mỗi ngày. Nhận được nhiều thì cũng có rất nhiều để cho đi. Vì tôi chỉ đứng đó để chuyển hóa và luân lưu đi tất cả sau khi đã thụ hưởng hoặc thêm thắt một chút hương hoa. Rồi có lúc không còn thấy mình đứng đó để nhận hay cho, hay để thấy vui trong lòng. Mà chỉ thấy một sự luân lưu nhẹ nhàng. Không ngừng. Tự nhiên như bốn mùa thay đổi. Như lẽ vô thường của vạn vật.
Bỗng khám phá ra một quyền tự do căn bản và tối thượng của con người mà cả đời mình không hề biết tới, mặc dầu vẫn tự hào là người tự do. Bỗng hiểu tại sao trong sáu phép Lục Ðộ, bố thí là hành (động) đầu tiên của người Phật tử và là hạnh thấp nhất. Nhưng chính hạnh bố thí cũng có thể là hạnh cuối cùng đưa con người tới giải thoát. Trọn vẹn. Ðời đời .
Du Li
Source Internet.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.