Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

Hitler Đã Từng Có Kế Hoạch Hạ Thủ Các Lãnh Tụ Đồng Minh Trong Một Chiến Dịch




Hình Trái: Otto Skorzeny năm 1943. Hình Phải: Hội nghị ở Teheran, Iran, Tháng 12 năm 1943. Hàng trước: Chủ Tịch Sô Viết Stalin, Tổng Thống Mỹ Roosevelt, Thủ Tướng Anh Churchill.

Với ý đồ muốn thống trị thế giới, Hitler đã nghĩ đến mọi kế hoạch táo bạo nhất.  Một trong những kế hoạch đó là tiêu diệt tất cả các lãnh tụ Đồng Minh tại một địa điểm.  Vào thập niên 1940, dĩ nhiên việc thực hiện không dễ dàng, nhưng vào thời điểm đó cách bảo vệ yếu nhân chưa tinh vi như bây giờ.  Tuy nhiên kế hoạch táo bạo này của Hitler không đựơc nhiều người biết đến, ngoại trừ ở Nga. Vậy chuyện gì đã xảy ra ?

Năm 1943, Nazis đã lên kế hoạch ám sát những vị lãnh đạo chính trong khối đồng minh, khi họ có cuộc hội nghị tại Tehran (thủ đô Iran bây giờ).  Tehran đã được chọn làm nơi họp mặt của Joseph Stalin (Nga), Franklin Roosevelt (Mỹ) và Winston Churchill (Anh), ba vị lãnh đạo quân Đồng Minh.  Cả ba vị này đều biết rất rõ về âm mưu ám sát.  Trong chiến tranh, bên nào cũng tìm cách hạ thủ bên kia bằng mọi cách.  Tehran, lúc đó là nơi thích hợp nhất cho cuộc họp mặt.  Kế hoạch cho cuộc hội nghị này được bàn thảo sau khi Tổng Thống Mỹ Roosevelt gặp Thủ Tướng Anh Churchill tại Casablanca. Khi Đức biết về cuộc họp mặt này thì đã quá muộn. Đức tiếc vì mất một cơ hội ám sát hai vị lãnh tụ Đồng Minh này & họ đã quyết không bỏ lỡ cơ hội khi ba vị lãnh tụ gặp nhau tại Tehran.


Roosevelt & Churchill ở Casablanca.

Otto Skorzeny được chọn để chỉ huy chiến dịch này, ông ta người gốc Áo, chức vụ Đại Tá trong đội quân SS của Đức. Ông ta nổi tiếng trong vụ giải cứu nhà lãnh tụ độc tài Benito Mussolini ở Ý. Tuy nhiên nhóm của Skorzeny đã bị tình báo Nga gài người vào.

Một tình báo viên của Nga là Nikolai Kuznetsov được gài vào nhóm Nazi, anh này đã chuốc rượu viên Đại Tá SS, trong cơn say viên Đại Tá này đã hứng chí tiết lộ bí mật của kế hoạch ám sát.  Một tình báo viên người Nga khác Gevork Vartanian lúc đó 19 tuổi đã cùng nhóm của anh phát hiện tín hiệu radio của 6 người lính dù Đức nhảy xuống một địa điểm ở Iran cách thủ đô Tehran 40 dặm.  Nhóm lính dù của Đức này bị theo dõi khi họ đến Tehran, những cuộc điện tín của họ bị nghe lén bởi nhóm của Vartanian.  Nhóm tình báo Nga này đã biết được kế hoạch nhảy dù của lính Đức vào giữa tháng Mười năm đó để thực hiện vụ ám sát .

Sau vụ này Vartanian được nhận huân chương vàng Anh Hùng Sô Viết.  Cháu gái của Churchill đã khen ngợi việc làm xuất sắt của ông vào năm 2007.  Tuy nhiên, Sô Viết thời bấy giờ đã không thuyết phục được nhóm đồng minh Tây Phương tin vào việc họ ngăn chặn được vụ ám sát này.  Mỹ & Anh đã không tin vào tình báo Sô Viết, một số còn cho rằng Nga vẫn hay dối trá.


Tình Báo Viên của Sô Viết Nikolai Kuznetsov.

Mặc dù giới báo chí đã cố tìm ra sự thật về vụ này, tổng thống Roosevelt đã nhập cuộc và giới báo chí tin rằng chuyện này không có thật .  Sau cuộc chiến, Skorzeny đã phủ nhận về việc đã có kế hoạch này.  Ông ta xác nhận đã bàn với Hitler về kế hoạch ám sát, tuy nhiên họ bỏ qua vì cho rằng kế hoạch này khó có thể thực hiện .

Những việc này không làm cho câu chuyện kém nổi tiếng hơn ở Nga, bao nhiêu sách vở, tài liệu, phim ảnh đã được thực hiện về câu chuyện này .

Những học giả Tây Phương về sau đã thừa nhận Sô Viết đã đúng về câu chuyện về âm mưu ám sát ba vị lãnh đạo này ...

Source: https://m.warhistoryonline.com/instant-articles/operation-long-jump.html



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.