Lê Tấn Tài
Nghệ thuật vẽ, chạm khắc trên lá cây bắt nguồn từ Trung Hoa và Ấn Độ và nay đã lan rộng khắp thế giới. Từ những chiếc lá được ép khô, nghệ nhân đã biến hóa chúng trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, sinh động. Lá cảnh được xem như là một bộ môn nghệ thuật viết chữ, vẽ tranh trên lá, ghép lá thành tranh, dùng lá làm vật liệu trang trí và tạo hình...
Màu xanh lá cây hiện diện khắp nơi trong thiên nhiên, là màu của sự sống, đem lại tươi mát, hi vọng cho con người, hàn gắn xoa dịu tâm hồn. Những chiếc lá khô sẩm màu xuất hiện vào mùa lá rụng cũng để lại cho con người nhiều nỗi bâng khuâng, lưu luyến. Lá lìa cành là vì gió thổi hay vì cây không giữ lá ở lại? Cảm xúc trước cảnh vật thiên nhiên, Khái Hưng thổi hồn vào những chiếc lá rụng:
Màu xanh lá cây hiện diện khắp nơi trong thiên nhiên, là màu của sự sống, đem lại tươi mát, hi vọng cho con người, hàn gắn xoa dịu tâm hồn. Những chiếc lá khô sẩm màu xuất hiện vào mùa lá rụng cũng để lại cho con người nhiều nỗi bâng khuâng, lưu luyến. Lá lìa cành là vì gió thổi hay vì cây không giữ lá ở lại? Cảm xúc trước cảnh vật thiên nhiên, Khái Hưng thổi hồn vào những chiếc lá rụng:
" Trời cuối đông,vàng úa nhuộm màu buồn vô hạn. Một làn gió lạnh thổi qua : mấy chiếc lá rụng.
- Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng.
- Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ.
- Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất.
- Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ.
- Có chiếc lá như sợ hãi ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất còn cất mình muốn bay trở lên cành.
- Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại. - Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho một cảnh biệt ly.
- Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng.
- Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ.
- Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất.
- Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ.
- Có chiếc lá như sợ hãi ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất còn cất mình muốn bay trở lên cành.
- Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại. - Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho một cảnh biệt ly.
Vậy thì sự biệt ly không phải chỉ có nghĩa là buồn rầu, khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt ly theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi ?"
Chiếc lá rất mong manh và nhanh chóng hư hỏng, nhưng từ những chiếc lá xanh tươi đến những chiếc lá khô ảm đạm cũng đều tạo ra một thế giới màu sắc lung linh có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật tuyệt tác. Để có chất liệu làm tranh, nghệ nhân phải có lòng đam mê, nhiều nhiệt huyết và bỏ ra rất nhiều thời gian, lặn lội qua nhiều cánh rừng, để tìm loại lá nào có hình dáng, màu sắc mong muốn .
Lá được lựa chọn phải là lá mới rụng chưa bị phân hủy. Muốn có lá màu trắng phải là lá mỏng, ít gân, có độ dai, nếu muốn nhiều màu sắc khác, lá phải dày hơn, gân đẹp hơn có nhiều sắc độ khác nhau. Rồi phải qua nhiều công đoạn mới có thể dùng làm chất liệu cho tác phẩm của mình như nhặt lá, rửa lá . Sau khi rửa sạch, để ráo, lá được luộc kỷ để loại bỏ các lớp bên ngoài có nhiều thành phần hữu cơ dễ bị phân hủy, cùng với vài loại hóa chất tạo sự bền dai . Tiếp đến là khâu làm khô lá, phơi nắng hoặc sấy khô, tẩm màu ...
Kinh lá là loại kinh Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ, được viết trên lá cây buông. Kinh cổ viết trên lá cọ. Hai mặt của tập kinh được ép lại bằng hai tấm gỗ – thường được trang trí rất đẹp – có hai sợi chỉ luồn qua. Các chữ của kinh được viết gắn lên những đường gân song song của lá cọ, vì vậy phía trên đầu của một hàng chữ luôn luôn là một đường thẳng.
Kinh lá là loại kinh Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ, được viết trên lá cây buông. Kinh cổ viết trên lá cọ. Hai mặt của tập kinh được ép lại bằng hai tấm gỗ – thường được trang trí rất đẹp – có hai sợi chỉ luồn qua. Các chữ của kinh được viết gắn lên những đường gân song song của lá cọ, vì vậy phía trên đầu của một hàng chữ luôn luôn là một đường thẳng.
Ngày nay, nghệ nhân dùng lá cọ và phải dùng mũi sắt thật nhọn làm cây viết khắc từng chữ lên lá, rồi lấy mực màu thoa lên lá, lau sạch và đem lưu giữ. Kinh cũng được viết trên lá bồ đề. Cây bồ đề thấy nhiều ở Ấn độ. Hơn 2000 năm trước, Phật Thích Ca ngồi dưới gốc cây Bồ Đề khi Ngài giác ngộ. Kể từ đó, lá Bồ Đề đã được dùng để viết ngay cả trước khi phát minh ra giấy bởi vì các lá Bồ Đề có hình đẹp thon nhọn như một mũi kim. Ngày nay lá Bồ Đề được dùng để vẽ tranh, trang trí tường, đánh dấu trang, quà tặng...
Tranh lá được vẽ hoặc chạm khắc trên một số loại lá thích hợp như lá phong... Lá cây ở đây thay thế cho giấy, nghệ nhân phải dùng màu để vẽ tranh. Những bông hoa, chân dung Đức Phật hay những bức tranh phong cảnh núi non hùng vĩ ... được vẽ trên nền chiếc lá, đều trở nên độc đáo hơn, mang màu sắc của vẻ đẹp tự nhiên, cộng thêm những chiếc gân lá hiện lên càng khiến bức tranh thêm sống động. Các nghệ nhân phải thực hiện qua một quá trình rất công phu, tỉ mỉ với khoảng 60 công đoạn mới có thể tạo nên những kiệt tác nghệ thuật thu nhỏ như vậy.
Một loại tranh lá thịnh hành ở Việt Nam và Nhật hiện nay là dùng lá như chất liệu, nhuộm màu cho phù hợp, rồi ghép thành tranh, mang một nét độc đáo, màu sắc sống động, tự nhiên ... Mỗi bức tranh đều khác nhau vì mỗi chiếc lá đều có những đường nét, hình dạng, đường gân, đường viền, màu sắc khác nhau.
Có người thích hình dáng tự nhiên của lá, giữ nguyên các đường gân lá, hoặc dùng lá khô trong thiên nhiên không qua các công đoạn làm lá , tẩm màu..., lá khô thì để nguyên, lá tươi thì đem phơi nơi thoáng gió, rồi dùng keo gắn lại thành tranh, như mảnh mo cau với những đường gân tự nhiên để tạo những cuộn sóng trong biển hoàng hôn, hoặc đám râu bắp ghép thành một suối tóc chảy dài.
Trang trí lá trong nội thất để có màu xanh lá cây, hoặc có những sắc độ màu khác nhau, làm cho không gian tươi sáng và cảm giác dễ chịu. Bày trí thêm những đồ vật màu xanh nhạt như ghế, gối, lọ hoa, đen chùm... để tạo nên sự hài hòa về màu sắc. Màu xanh lá có thể phục hồi sự cân bằng tinh thần, liên kết cơ thể và tinh thần, đem lại cảm thức thư giãn và hạnh phúc.
Một ngôi nhà màu xanh cung cấp cảm giác dịu mát và thanh thản. Khi cảm thấy mệt mỏi, một không gian xanh của thiên nhiên sẽ làm hồi sinh các giác quan. Những người thích màu xanh lá là những người chân thành, rộng lượng và thân thiện. Xanh lơ và xanh lục là màu làm cho không gian xa rộng hơn, tạo cảm giác lạnh về nhiệt độ, đem lại cho con người một sự thư giãn tuyệt đối. Cổng cưới thiên nhiên trang trí bằng cành lá sẽ mở ra chào đón ngày hạnh phúc của đôi bạn đường.
Tác phẩm đan bằng lá cũng được dân gian Việt Nam ưa thích. Ban đầu chỉ là xếp hình những con cào cào, châu chấu, bông hoa quen thuộc, dần dần nghệ nhân đã tìm hiểu thêm từ nghệ thuật xếp giấy để ứng dụng vào xếp lá dừa, đặc biệt là các đèn lồng Hội An rất ngộ nghĩnh…Chiếc nón lá đã là hình ảnh quen thuộc của mọi người , vật liệu đơn sơ, nhưng lại là một nghệ thuật, một vật dụng, một biểu tượng của dân tộc Việt.
Từ ngàn xưa, dân quê đã sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật từ thiên nhiên như: mây, tre, lá, lục bình, cói… Những lũy tre làng đã khơi dậy sự sáng tạo của con người và phát minh ra nhiều loại hình đan lát, giúp ích rất nhiều trong quá trình phát triển nghệ thuật. Sự kết dính của những mảnh lá bằng kỹ thuật đan lát đã tạo ra nhiều tác phẩm độc đáo, dù giờ đây, những vật dụng được tạo ra bằng kỹ thuật đan lát đã trở nên hiếm hoi trong cuộc sống hiện đại.
Thiền chuộng cuộc sống thiên nhiên để có những cảm xúc hồn nhiên thanh thản, tâm trong suốt dễ hòa nhập vào bản thể vũ trụ . Thật vậy, Phật đã chọn cảnh thiên nhiên, trong khu vườn Lâm Tỳ Ni để phát tâm đi tìm chân lý. Và khi Ngài thành đạo cũng là lúc Ngài ngồi dưới cội Bồ Đề. Cây lá tươi tỉnh, không gian trở nên rộng lớn hơn, bởi thế nghệ thuật Thiền là sao chép, tái tạo và sáng tác những tác phẩm nghệ thuật gợi được cảm xúc cho người thưởng ngoạn.
Lá cảnh là một trong những bộ môn nghệ thuật mang phong cách tự nhiên để gợi nhiều cảm xúc cho người xem. Lá cây mong manh, dễ tan rã dễ làm cho chúng ta nghĩ đến sự vô thường và tánh rỗng không của mọi sự. Không có gì chắc chắn hay cân đối trong lá cảnh. Vì đối với Thiền, sự cân đối là chết, là thiếu tự nhiên, nó quá toàn bích không còn chỗ nào cho sự phát triển và đổi thay. Thiền là nghệ thuật sống với niềm an vui sâu thẳm tự nhiên vốn sẵn có nơi mỗi chúng ta. Thiền vui với khoảnh khắc hiện tại, với cái hiện hữu mong manh, dễ tan biến.
Nghệ thuật lá cảnh tạo dựng nét thiên thu trong những giây phút ngắn ngủi nối tiếp bất tận, và cái mong manh của vạn vật biến chuyển không ngừng. Kinh Bát Nhã cho thấy cái biết rõ ràng chân thật khi chúng ta buông xả mọi thứ ràng buộc. Khi lòng mình thoải mái, tâm mình an bình, trí mình tươi mát, linh động, bén nhạy thì vạn vật hiện ra một cách chân thật: Chúng hiện hữu, có mặt tràn đầy với những hình dáng và màu sắc nhưng rỗng lặng, yên tĩnh và riêng biệt tuyệt đối.
Lê Tấn Tài
Lê Tấn Tài
Source Internet.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.