Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

LÒNG TIN THẦY-CHÚA ...

NHÂN MÙA VU LAN , NHỚ VỀ LÒNG TIN THẦY-CHÚA TẠI PHÚ QUÝ VÀ HÀM TÂN, TỈNH BÌNH THUẬN

MƯỜNG GIANG





            Ai cũng biết Bình Thuận-Phan Thiết từ ngày thành lập đền nay, phần lớn gắn liền với cuộc sống miền biển. Do trên khi những ngư dân đầu tiên đến lập nghiệp, dựng làng, đều không quên những vị tiên hiền, những người đã có công tạo lập và hình thành phát triển nơi dung thần mới. Ðình làng, dinh vạn là những nơi người dân tưởng nhớ ghi ơn, những thần thánh siêu hình đã mang đến sự ấm no, an bình cho muôn người. Vì vậy, nhắc đến Bình Thuận, Phan Thiết là nói tới Ông Nam Hải, Ông Quan Thánh, Bà Thiên Hậu, Thầy Chúa, Cô Cậu.. bên cạnh Phật, Chúa trong tín ngưởng truyền thống lâu đời của dân tộc Việt.



            Ðiều này cũng dể hiểu, ngày xưa khi đến định cư tại miền duyên hải Bình Thuận, từ Ba Ngòi vào tới Cù My, đều là những vùng đất hoang vu, biển khơi bát ngát trước mặt, còn sau lưng là giải Trường Sơn chập chùng , chạy dài từ bắc tới nam với núi cao rừng rậm, đầy ác thú, trăn rắn ma thiêng nước độc.



            Trong hoàn cảnh đơn độc, coi như bị đem con bỏ chợ, chỉ còn cách dùng sức người chống chọi với thiên nhiên, trên bờ là nạn cọp voi, phá hại làng xóm, giết chết con người, còn dưới biển cũng thường xãy ta bảo tố đắm ghe thuyền, cũng như bị cá mập cá xà, đẻn độc tàn hại, làm cho con người cảm thấy bé nhỏ, yếu đuối trước nghịch cảnh, nên họ đã tự đi tìm một lối thoát là tin vào những quyền lực vô hình để cầu che chở. Ðó là lý do giải thích sự song hành, trong nguồn tín ngưởng đa dạng của người Bình Thuận qua ba thế kỷ lập nghiệp trên vùng đất này.



1- BÀ CHÚA NGỌC ÐANG THỜ CÚNG TẠI PHÚ QUÝ LÀ AI ?



            Suốt duyên hải miền Trung, từ Thừa Thiên vào tới Bình Thuận, hầu như nơi nào cũng đều thờ cúng Bà Chúa Ngọc, kể cả Phú Quý, một hải đảo cách xa thành phố Phan Thiết hơn trăm cây số. Theo truyền thuyết dân gian, thì Bà Chúa có tiếng là linh ứng hiển hách, hay cứu nạn phò nguy nhưng đồng thời rất nghiêm khắc với những kẻ nào dám xúc phạm đến miễu thờ Bà. Có điều tới nay, dù người trần gian vẫn một lòng sùng kính, nhưng mấy ai biết rõ Bà là người Tàu, Việt hay Chàm, ngoài việc thờ cúng Bà như một vị nử thần, bên cạnh Bà Chúa Xứ Thiên Y A Na.



            Nhờ các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian của người Việt, nên nay ta có thể biết được tên gọi đầy đủ của Bà, qua bài vị trong miễu thờ tại Hòn Tranh (Phú Quý) “ Cung thỉnh Thiên Y A Na, Diễn Bà Chúa Ngọc, quang linh tuý tinh, hoằng huệ thượng đẳng thần “.Ðồng thời, tên Bà cũng khắc trên nhiều bài vị, cũng như các bài văn tế chữ Hán, khi cúng Thần Hòn Tranh, Ọng Nam Hải, Thành Hoàng.. Do đó các nhà biên khảo đều xác quyết Bà là người Chiêm Thành, tức Nữ Thần Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi, đã được cả người Chàm lẫn Việt tôn kính và Triều đình Nhà Nguyễn sắc phong chức Thượng Ðẳng Thần.



            Thật ra tên gọi Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi, được lưu truyền tới nay, là căn cứ vào cách viết của Hán tự . Riêng trong hệ thống thần linh của người Chàm, ta cũng biết được một cách đại khái, nhờ tấm văn bia do Phan Thanh Giản lập tại Tháp Bà ở Nha Trang, vào năm 1855, đời Tư Ðức thứ 9, thờ Nữ Thần Po Nagar, qua tên chử Hán là Thiên Y.



            Nhưng theo các truyền thuyết và nhiều truyện cổ dân gian của người Chiêm, thì hai nử Thần Po Nagar và Thiên Y A Na, lại là hai nhân vật khác nhau. Theo bài kinh cúng thần còn lưu tại Tháp Bà, thì Po Nagar là một vị nử thần sáng tạo ra thế giới. Trái lại Nử thần Thiên Y A Na được Phan Thanh Giản ghi chép trên bia đá ở Tháp Bà, là một cô gái , nguyên là một tiên nữ bị đọa nên xuống trần gian, làm con nuôi trong một gia đình trồng dưa ở vùng Ðại An, tỉnh Khánh Hòa. Nhờ linh hiển cứu giúp đời, nên dân chúng trong vùng lập đền thờ 6 tầng để cúng tế nhớ ơn, qua danh hiệu Thiên Y A Na, Diễn Bà Chúa Ngọc Thánh Phi, ảnh hưởng khắp miền Trung, nên nơi nào cũng có miễu thờ.



            Tuy nhiên trong hệ thống thần linh của người Việt, từ trước tới nay không hề có một vị nữ thần nào tên Thiên Y A Na. Trong lúc đó, người Chàm cũng có một truyện cổ dân gian, nói về sự tích Thiên Y A Na, với tình tiết như chuyện kể của người Việt, chỉ khác danh xưng của tiên nữ là Mukjuk (có nghĩa là Bà Ðen) , tương xứng với tượng nữ thần Thiên Y, mà dân Việt tại đảo Phú Quý đã thờ ở Hòn Tranh, qua danh hiệu ‘ Hắc tướng thượng đẳng thần ‘.



            Nhưng nếu Thiên Y A Na đúng là nữ thần Mukjuk, vậy thì sự liên hệ giữa hai nử thần Po Nagar và Thiên Y Mukjuk ra sao ? . Theo cách giải thích của người Việt, căn cứ từ sự tích của Bà Chúa Liễu Hạnh, trong Ðạo thờ Tam Phủ, đã hóa thân cùng lúc, để trở thành các Mẫu Thương Thiên (Thiên Phủ), Thượng Ngàn (Nhạc Phủ) hay Mẫu Thoải (Thủy Phủ). Vì vậy nên Mukjuk cũng đã hóa thân thành nữ thần Po Nagar, Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi.. Tóm lại tên đầy đủ của vị nữ thần mà người Chàm lẫn Việt đang thờ cúng khắp nơi, cũng như tại đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận là “ Po Ya Inư Nagar hay Po Yang Ya Inư Nagar . Từ đó người Trung Hoa đã dịch : Po hay Yang (Thiên Thần), còn Ya Inư Nagar lại được phiên âm theo Hán-Việt là Y A Na., coi nhu tất cả các vị thần trên, chỉ là một qua sự hóa thân của nhiều tên gọi.



+ Hải Ðảo Phú Quý :



            Không phải là tình cờ mà người ta gọi Phú Quý là Hòn Thu. Vì tên này đã dựa vào hình thế của đảo nhìn từ xa rất giống con cá thu và ở đây, ngày xưa cũng có rất nhiều loại cá này. Cũng từ những ý nghĩ bình dân mộc mạc ấy, ngư dân bản địa đã gọi Phú Quý là Ðảo Mực, vì thời gian gần đây, mực là nguồn lợi chính của dân trên đảo.



            Ra thăm Phú Quý, dù đi đêm hay ngày cũng đều có những đam mê thích thú. Thật vậy nếu ta rong thuyền về đêm, thì sẽ được hưởng cái cảnh huyền diệu của những dãy đèn nê ông câu mực tỏa sáng một góc trời. Ánh đèn ảo huyền lung linh theo sóng gió, khiến cho ta như đang lạc vào một thành phố trên biển. Còn ban ngày thì được ngắm cảnh trời nước mênh mông, con tàu nhỏ bé, con người cô độc, làm cho ta cảm thấy cuộc sống thật là bấp bênh tội nghiệp.



             Dân chúng sống trên đảo, vì hoàn cảnh, nên phải vượt biển từ Phú Quý vào Phan Thiết bốn mùa tám tiết, ngoại trừ khi có bảo tố. Riêng những ai cần tới đảo, người ta hay chọn mùa sóng êm từ sau Thanh Minh tới Tết Trung Thu. Bởi vậy người trên đảo mới thuộc làu một bài vè nói về thời tiết biển Bình Thuận, mà ông cha đã truyền lại từ lâu đời :” tháng giêng động dài, tháng hai động tố, tháng ba nồm rộ, tháng tư nam non, tháng năm có gió hợp Hòn, thổi lòn Nam Cú..” Núi Ba Hòn, Tà Cú là những địa danh quen thuộc của người địa phương. Từ Phan Thiết đi Phú Quý, trung bình mất 8 giờ và sự khởi hành cũng được căn cứ theo con nước và mùa trăng. Tháng bấc, ghe cập bến Tam Thanh còn mùa nam thì vào lạch Long Hải. Thuyền chạy được 2/3 đường, có thể nhìn thấy mõm núi Cấm nhô lên như chiếc vung và ngọn hải đăng ở phía sau. Ðây là hai điểm tựa mà người xưa khi chưa có hải bàn, nhắm vào đó mà định hường, nên không bao giờ bi lac.



             Hiện Phú Quý là một huyện đảo, nằm ngoài khơi Phan Thiết về phía đông nam chừng 56 hải lý, có diện tích 16,52 km2 và dân số tính tới cuối năm 2002 là 22.000 người, trữ lượng hải sản của ngư trường ước tính chừng 58.000 tấn và khả năng khai thác hằng năm là 20.000 tấn. Trươc đó vào năm 1886, đảo có 11 làng nhưng dân số chỉ có 600 người. Năm 1930-1954, đảo còn 9 làng nhưng dân số cũng chỉ có 900 người. Thời VNCH, đảo trở thành Nha Ðại Diện (1955-1958), quận Phú Quý (1958-1961), rồi thuộc Tuy Phong (1961-1966) và là Nha Phái Viên Hành Chánh, quận Hàm Thuận(1966-tháng 4/1975).Phú Quý nằm giữa biển khơi nhưng có nhiều phong cảnh đep, vẽ nên một bức tranh thủy mạc tuyệt vời của quê hương Bình Thuận, khiến cho nhiều người dù không sinh trưởng nơi cùng trời cuối đất này, cũng phải bâng khuâng thương nhớ chốn quê nhà, mỗi khi có dịp ra chơi biển.



             Theo gia phả của Huỳnh tộc, một dòng họ lớn ở đây, thì vào năm 1761 nhằm đời Cảnh Hưng thứ 22, tổ của họ này là Huỳnh văn Ðây, trong một chuyến đánh cá chuồn, bị bão tố trôi xuống phương nam và tắp vào đảo. Cũng theo lời ghi lại, thì đảo lúc đó có thổ dân sinh sống. Ðảo rất lớn nhiều núi rừng, đất đai có thể trồng trọt canh tac, đầy bóng dừa và đặc biệt ngoài biển có rất nhiều tôm cá. Thế là đất lành chim đậu, người trước rủ người sau, lần hồi thành xóm làng đông đúc.



             Ðược tạo thành bởi một chuỗi đảo, nên ngoài hòn lớn Phú Quý, còn có một số cù lao nhỏ khác là Hòn Ðen, Hòn Ðỏ, Hòn Trứng, Hòn Trào, Hòn Tranh.. Theo các nguồn sử liệu hiện còn, qua hàng trăm năm lịch sử, đảo Phú Quý cũng được thay đổi tên gọi nhiều lần như Cổ Long, Thuận Tình, cù lao Khoai Xứ, cù lao Thu, Hòn Lớn. Tất cả những cái tên dùng để gọi đảo, đều hàm súc ý nghĩa, chứ không phải bâng quơ, chẳng hạn như nhà Nguyễn gọi là Cổ Long vì từ phía đông nhìn vào đảo, thấy giống như hình rồng, mà đầu là đỉnh núi Cao Cát (85m), còn đuôi là núi Cấm (108m).



            Thời kỳ Pháp đô hộ VN, thì đặt tên đảo là POULO CÉCIR DE MER. . Gần đây lại tìm thấy nhiều rìu, cuốc và vật dụng làm bằng sắt thô, cho thấy trên đảo đã có dấu vết nguời ở từ lâu đời. Dân đảo hiện nay, hầu hết là hậu duệ của lớp người Ðại Việt, sống dọc theo duyên hải Trung Phần từ Thanh Hóa vào tới Phú Yên, trong giai đoạn 1627-1672, thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Nhà cửa trên đảo trước đây thường làm theo kiểu dân Bình Ðịnh, mái lợp bằng ván dừa, trét đất nên rất mát. Trong lớp người khai phá này, còn có quân sĩ nhà Minh, vì không đầu hàng Mãn Thanh, cũng vượt biển từ bên Tàu tới đây tá túc, lâu ngày cũng trở thành dân bản địa. Trên đảo, dưới chân núi Cao Cát, hiện còn đền thờ công chúa Chiêm Thành là Bàng Tranh, theo truyền thuyết dân gian là bị đầy tới đây vì chống lại triều đình, đó cũng là dấu vết chứng tỏ đảo Phú Quý, buổi trước thuộc chủ quyền của người Chàm.



            Bao đời, người Phú Quý chủ yếu sống bằng nghề biển, vì vậy ngoại trừ hải sản có tại địa phương, còn phần lớn các nhu yếu phẩm khác đều mua từ đất liền, cho nên giá cả rất đắt đỏ nhất là các vật dụng xây cất như gạch ngói, tole.. Ðảo nguyên là một núi lửa có từ nguyên đại đệ nhất, đã ngưng hoạt động từ lâu, nên đất đai thuộc loại Féralit nâu đỏ, rất thích hợp với bông vải, mè, bắp và các loại đậu như đậu phộng, dùng để ép dầu thắp đèn. Quanh đảo có trông nhiều cây ngủ trảo, để dùng làm củi đun và chế thuốc trị phong hàn. Ngoài ra còn trồng dứa, vừa làm đê chắn cát gió, vừa lấy sợi để đan võng.



             Ngày xưa trên đảo chưa có đường xá, việc đi lại rất khó khăn, đàn ông đi biển để nuơi gia đình và kiếm sản phẩm dâng nạp cho triều đình. Bởi vậy công việc nội trợ đều do phụ nữ cáng đáng, từ việc tầm tang cho tới ruộng rẫy. Do lối đi chật hẹp phải luồn lách bụi rậm, không thể sử dụng đôi gánh như ở đất liền, vì vậy nên đã dùng chiếc gùi thay thế, vừa thuận lợi đi lại mà còn được rãnh đôi tay. Cho nên mới phát sinh câu vè :’ Buồn buồn ra đảo mà vui, đi đâu cũng thấy cái gùi sau lưng ‘.



Vùng biển từ Phan Thiết tới Phú Quý, được đánh giá là rất khắc nghiệt, hay có bảo tố bất thuờng, kể cả ‘ tháng ba, ba già cũng đi biển’. Dù hiện nay, tỉnh có hai chiếc tàu quốc doanh trị giá trên 10 tỉ đồng tiền Hồ, mỗi tàu chở được tới 100 hành khách với 50 tấn hàng hóa, có thể vượt sóng an toàn khi biển động lên tới cấp 6-7. Nhưng theo lời thuyền trưởng Nguyễn văn Ðịnh, đang điều hành con tàu khách chạy đường biển Phan Thiết-Phú Quý, mang tên BT-16, cho biết tàu này không thích hợp vượt biển, vì được đóng để chạy trên các tuyến đường sông nội địa mà thôi. Tệ hơn là sự tắc trách của cơ quan Ðăng Kiểm, dám cấp giấy phép cho một con tàu chở khách, không đạt được các tiêu chuẩn an toàn vì dụng cụ thiết bị không thích hợp như phao cứu sinh (có 5 cái/100hành khách), lại là lọai phao đường sông màu trắng, chứ không phải là thứ phao màu cam đường biển, mà cá mập rất sợ. Về thiết kế, buồng lái đóng quá cao, khiến cho tàu mất thăng bằng dễ bị lật khi có sóng lớn..



            Người Phú Quý xua nay bản chất hiền lành, cần kiệm, nên trong thời VNCH, tính tới tháng 4-1975, trên khắp ba xã Long Hải, Tam Thanh và Ngũ Phụng, hầu như nhà cửa đều được xây bằng vật liệu nặng, để chống chọi nổi với gió bão thường xuyên. Khắp đảo còn có nhiều kiến trúc cổ kính và đầy chất trữ tình, ảnh hưởng bởi phong cảnh đẹp cũng như máu lãng mạn của người dân vùng Thuận Quãng, tổ tiên của lớp lưu dân khai phóng đảo. Hiện ở đây có bảy ngôi chùa nguy nga đồ sộ như Linh Quang, Linh Bửu, Linh Sơn, Liên Hoa.. Vạn An Thanh, thờ Nam Hải Ðại Tướng Quân, còn giữ được bộ ngọc cốt ông lâu đời. Ðặc biệt chùa ở đây, không có sư ni, chú tiểu trụ trì, mà do tín đồ tự làm chủ, đóng góp, xây dựng, bảo trì.. Các ngôi chùa ngày nay to lớn đẹp đẽ cũng do tiền đóng góp của người Phú Quý vượt biển gửi về, nhà nước cọng sản chỉ có công tuyên bố xác nhận Phú Quý là khu vực lịch sử văn hóa mà thôi.



            Phú Quý trước tháng 4-1975 không có Việt cộng nằm vùng ở đây, vì chẳng có ma nào chịu làm cơ sở, dù buổi trước các ghe đi lại giữa Phan Thiết-Phú Quý, phải ngừng lại ở La Gàn (Tuy Phong), một căn cứ địa lâu đời của cọng sản. Có lẽ vậy, cho nên sau khi cưỡng chiếm được miền nam, VC Bình Thuận đã đuổi gần hết dân trên đảo vào Phan Thiết, đi kinh tế mới tại Kim Hải, Bình Tú, Ba Hòn, Quán Thùng.. để trả thù sự người dân không theo chúng. Do không chịu nổi tù gông nô dịch, nên trên đảo, sẵn ghe to, gần thủy lộ quốc tế, nên vượt biển ào ào, bỏ trống đảo, khiến cho VC phải nhắm mắt để dân chúng bị đì vào đất liền kinh tế mới, trở lại quê xưa.



            Không gì đẹp bằng chốn quê hương. Nhiều người tha phương cùng trời cuối đất, đến khi bóng xế chiều tà lại càng nhớ thương quê mình da diết. Nhà thơ Khai Trinh đã viết lên những vần thơ đượm thắm tình quê, khi nhớ về những ngày lính lưu lạc trên hải đảo :’



Quê tôi nằm giữa biển đông

thuộc vùng Bình Thuận, Tuy Phong xa ngàn

xa quê lệ đổ hai hàng

nhớ ngô nhớ sắn, nhớ làng Tam Thanh

nắng chiều trải xuống bãi Gành

nhìn về Phan Thiết, biển xanh xa vời

ngư dân vui cảnh ngàn khơi

lênh đênh trên nước, cuộc đời thong dong



Về nguồn gốc người Phú Quý, theo nhà văn Mỹ Khê, thì dân bản dịa rất hiếu hoà, mến khách. Toàn đảo có chín làng nhưng tiếng nói thì gần như lại khác nhau như xóm Núi Triều Dương nói giọng Phú Yên, người Xóm Chùa thuộc làng Mỹ Khê, Hội An phát âm gần giống Quảng Ngãi. Những người xóm Bầu, xóm Biển, Bải Lăng.. gần làng Quý Thạnh, Thượng Hải, Hải Châu.. có gốc vừa Bình Ðịnh-Quảng Ngãi. Cuối cùng người Bãi Dừa và Xóm Rảy, thuộc Long Hải Tây và Ðông, tiếng nói từa tựa dân Quảng Nam.



 Ðiều này cho thấy nguồn gốc người Phú Quý, phát xuất từ lớp lưu dân Ðại Việt đầu tiên tại miền duyên hải miền Trung từ Phú Yên ra tới Quảng Nam. Tuy thời gian đã xóa nhòa tất cả những vết tích đầu tiên tại đảo nhưng tập quán bản địa có nguồn gốc phát xuất từ Thuận Quảng như kiểu nhà, phong tục và nghề nghiệp, cho ta xác nhận phần nào nguồn gốc của dân chúng trên đảo.



 Ngoài ra, vết tích người Chàm tại đây vẫn thấy nơi người Phú Quý qua hình ảnh cái gùi trên vai, mà ca dao còn nhắc tới ‘ngoài Hòn coi vậy mà vui, đi đâu cũng có cái GÙI sau lưng ‘ Vì nằm xa đất liền, nên trước đây Phú Quý hoàn toàn sống cô lập và tự túc, do trên người dân trên đảo biết trồng bông nuôi tằm, kéo tơ dệt vải, vừa để đóng thuế gọi là vải thuế và thứ mịn để may mặc.



Mới đây trên đảo đã tìm thấy một tập văn vần rất xưa, nói về tâm trạng của những người thợ bị bắt buộc ra tận Huế làm xâu cho triều đình nhà Nguyễn. Vì hầu hết dân chúng Phú Quý theo tam giáo, nên trên đảo có nhiều chùa thờ Phật cũng như đình làng thờ Thành Hoàng, Thần Linh và Dinh Vạn thờ ông Nam Hải tức Cá Ông. Ðặc biệt có chùa Linh Quang xây từ thời chúa Nguyễn Ánh còn bôn tẩu phục quốc. Theo truyền thuyết, chính vua Gia Long lúc đó chọn địa điểm xây cất. Trong chùa có một tượng Phật lớn tạc bằng đá gọi là đá nổi, đuợc vớt từ Hòn Tranh. Chỗ đá nỗi này, nay được gọi là Vũng Phật có phong cảnh rất đep. Ở đây còn có miếu Trấn Quốc thờ Ðức Trần Hưng Ðạo, tại Long Hải có miếu thờ Bà Chúa Xứ.



Ngoài ra còn có Dinh thờ Thầy Chúa, vị thần bổn mạng của Phú Quý, rất được dân chúng trên đảo ngưỡng mộ và kính tin. Do trên, người Phú Quý lưu vong tại San Francisco và San Bernadino, tiểu bang Ca, Hoa Kỳ, hàng năm đến tháng 7 âm lịch, đều làm bò cúng tế Thầy chúa rất trang trọng . Từ sau năm 1960, trên đảo có một vài gia đình theo đạo Tin Lành và Cao Ðài. Sau năm 1975, VC tiếp thu đảo và cấm tuyệt mọi tôn giáo, đập phá nhà thờ tin lành. Từ năm 1965-1975, các ngư thuyền tại Phú Quý được động cơ hóa, nhà cửa cũng xây cất nguy nga bằng gách tôle rất khang trang. Các giáo sư Phạm Hoàng Hộ và Phùng trung Ngân cùng phái đoàn thuộc viện Ðại Học Khoa Học Sài Gòn, thời VNCH, có tới thăm đảo và sau đó đề nghị cách thức trồng trọt cho phù hợp với phong thổ bản địa nhưng sau đó cũng bị quên lãng.



Trong bài Hội Hoa Ðăng, Mỹ Khê viết về nghề thẻ mực trên đảo Phú Quý, phát triển từ thập niên 1960, theo nghề làm mực tại Long Hương và Phan Thiết, là dùng đèn khí đá tạo ánh sáng ban đêm trên biển, gom mực. Sau đó lại dùng đèn manchon thay thế, nên nghề câu mực phát triển mạnh hơn, tuy nhiên vì phương pháp bắt mực quá cổ truyền, nên thu hoạch rất bấp bênh.



             Trên vùng biển Phú Quý có nhiều loại mực, từ thứ mực nang to lớn nặng trên 5 kg, tới loại mực đỏ trung bình cũng như các loại mực ống, thước rất ngon, có giá bán cao. Mùa mực chính tại Phú Quý từ tháng 6-9 âm lịch, có rất nhiều Mực Lá, nhỏ con, cơm mỏng, mình dài , đầu ngắn, ít râu, thịt ít ngọt. Về sau, người ta dùng mành mực thay vợt, nên lượng mực đánh bắt tăng gấp trăm nghìn lần khi dùng vợt. Những mùa trúng mực, ngoài phơi khô, còn muối làm mắm mực rất nổi tiếng với hương vị đặc biệt.



            Từ thập niên 1980, người Phú Quý lại thay đèn Manchon bằng đèn Néong, do máy phát điện riêng của mỗi ghe mang theo. Ngoài ra người ta còn thả đèn điện dưới nước để gom mực, nhờ đó mực bắt được nhiều mà không tốn công sức nhu lúc trước. Với phương pháp này, cả một vùng biển từ Phú Quý, Long Hương tới Mũi Né, hằng đêm được đèn điện từ các Mành Mực soi sáng, xa nhìn giống như một thành phố , chẳng những từ các ghe Phú Quý, mà còn từ Phan Thiết, Phan Rang, Long Hương tới hành nghề, tập hợp thành Hội Hoa Ðăng hằng đêm, đặc biệt là năm 1997, Bình Thuận rất trúng mùa mực



            Trong khi đó, tại Phan Thiết cũng như các tỉnh khác, ngư dân vẫn đánh mực bằng THÚNG CHAI LỚN, đan bằng tre trét chai, chở được từ 5-10 người, theo phương pháp cũ là đèn mangchon và vợt. Khi đi biển, các thúng chai câu mực từ Phan Thiết, Phan Rí, Long Hương.. được một thuyền lớn, có thể chở từ 8-10 thúng. Ở ngoài khơi, mỗi ghe thúng chở vài người, thả xuống biển để họ câu mực. Sau đó, ghe lớn tới vớt họ về đất liền . Dù thúng chai không bao giờ bị chìm, nhưng lối làm ăn này thường bị tai nạn, vì khó liên lạc từ thúng tới thuyền lớn. Nhiều khi vì gió lớn hay mưa to gió lớn, bị trôi giạt nên không thể gom lại đủ. Do đó những thuyền thúng bị lạc, khi tìm thấy, những nạn nhân bị chết khô một cách thê thảm.



Theo giáo sư Trần Phụng Ðình, tại Phú Quý ngoài ngư nông nghiệp, người ta còn KHAI THÁC SAN HÔ, người thợ lặn sâu xuống nước, đục từng tảng san hô trong vùng biển Ðông, từ Phú Quý tới tận quần đảo Trường Sa. Sau đó san hô được chở vào Phan Thiết, bán cho các lò nung thành vôi bột, dùng để quét tường hay làm hồ nhão, xây vách hoặc trét kín các nắp dũm đậy miệng tỉm đựng nước mắm.



Tại Phan Thiết, trước năm 1975, có nhiều lò vôi tập trung giữa các con đường Nguyễn Thái Học, Quang Trung, Phó Ðức Chính ở phường Ðức Thắng nhưng nhiều nhất ở bến Bà Triệu, gần nhà các bác sỷ Bùi Quang Chiếu, Huỳnh tấn Ðối, Hường Nhi.. kế Lò Heo thuộc Phường Phú Trinh, cạnh bờ sông Cà Ty mà thời Pháp thuộc có tên QuaiVerdun.



Tại Phú Quý còn sản xuất Vải Hòn, vì trên đảo có trồng nhiều bông vải, có thể kéo thành sợi, để dệt thành vải tuy thô nhưng cũng nhờ vậy, mà trong suốt thời kỳ quân Nhật chiếm Ðông Dương 1940-1945, người Bình Thuận không thiếu vải may mặc, trong lúc các tỉnh khác phải mặc quần áo vá hay dùng cả bao bố vải để che thân. Trên đảo vui nhất là mùa hái bông vải, với quang cảnh các cô gái Hòn miền biển mặn nhưng da trắng nõn nường xinh xắn, khác hẳn với phụ nữ sống trên Cù Lao Ré, ngoài khơi Quảng Ngãi da đen sần sùi vì sóng gió biển khơi. Các thiếu nữ hái bông, phía trước mang yếm, lưng đeo gùi đựng bông vải hái từ cây xuống. Ngoài ra, cách Phú Quý về phía nam chừng 22 hải lý, vào năm 1923 đột nhiên có hai đảo nhỏ nổi lên nhưng vì được cấu tạo bởi tro đất từ phún xuất thạch của nuí lửa dưới biển, nên chỉ sau ba tháng, hai đảo nhỏ này lại chìm xuống biển sâu, mặc dù trên bản đồ hải hành vẫn còn ghi để nhắc nhớ các tàu bè qua lại vùng biển này.



            Nhìn trên bản đồ thế giới, Phú Quý hay Hòn Thu nằm cheo leo trong Ðông Hải, cách Phan Thiết về hướng đông nam chừng 80km, cách Trường Sa 540 km và Hoàng Sa 725km. Ðảo có chiều dài 12 km, ngang 4,5 km, chu vi từ 30-35 km và diện tích tổng quát chừng 36 km2. Ðảo được hình thành hơn 9 thế kỷ qua, do các ngư phủ sống nghề đánh cá chuồn ( Cypsilurus Spiloptorrrus) doc theo duyên hải các tỉnh Nam Ngải Bình Phú tạo nên. Hiện Phú Quý bao gồm quần đảo Trường Sa, là một huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận, có dân số trên 22.000 người, mà 2/3 là ngư dân thành thạo nghề biển, chuyên săn cá mập lấy vi, lặn sò điệp quạt, các loại cá lớn, hải sâm.. Số còn lại sống nghề làm rẫy. Trữ lượng hải sản ước tính 58.000 tấn và khả năng khai thác chừng 20.000 tấn/1 năm.



            Ngư trường Bình Thuận rộng lớn và dồi dào hải sản, nằm về phía đông nam biển VN, chạy từ Hàm Tân ra tới hải phận quốc tế, xuống gặp quần đảo Trường Sa, giáp giới với vùng biển Nam Dương. Ngư trường này hiện là một địa điểm khai thác hải sản qui mô, chẳng những dành cho Phú Quý, Bình Thuận mà còn là vùng biển khai thác của các ngư dân lân cận từ các tỉnh Quảng Nam-Ðà Nẳng vào tới Khánh Hòa, Ninh Thuận. Theo một kỹ sư Pháp tên Raoul thì dưới chân núi Cao Cát có mõ dầu, còn xã Long Hải thì có quặng Vàng non. Các loại hải sản hiện có quanh Phú Quý rất nhiều là Mực Nang (Sepia), mực ống (loligo), mực tuộc (Calmar), mực túi (Octopuspunotatus), các loại cá Hồng (Lutianus Erythropterus), cá Mú già (Merou)..



            Vào đầu thập niên 70, chính phủ VNCH đã cho các nhà thầu quốc tế tới hải phận miền nam VN, phân lô, khoan tìm các túi dầu và khí đốt dưới đáy biển. Kết quả các nhà thầu Mỹ đã xác định được vị trí các giếng dầu Ðại Hùng, cách Phú Quý về phía nam khoảng 150 hải lý với trữ lượng trên 300 triệu thùng, giếng Bạch Hổ cạnh Ðại Hùng, cách Phú Quý chừng 80 hải lý về phía nam, có trữ lượng trên 600 triệu thùng, giếng Rồng cách Phú Quý về phía nam chừng 100 hải lý, trữ lượng trên 100 triệu thùng.. Riêng khí đốt, VN có trữ lượng trên 10.000 tỷ Cubic feet.



            Ai tới thăm Phú Quý lần đầu, chắc hẳn sẽ thích thú và ngạc nhiên vì được gặp nhiều phong cảnh của các vùng quê hương đất nước. Về thăm xã Ngủ Phụng vào buổi chiều, làm ta như đang sống tại các thôn xóm dọc theo hai bờ sông La Ngà ở Hoài Ðức, Tánh Linh, qua tiếng gà cục tác gọi đàn con về chuồng, nhà nào phiá sau cũng có cầu tre nho nhỏ với chiếc lu đựng nước bên hè và thơ mộng nhất có lẽ là những đợt khói xanh biếc cơm chiều, khiến cho ai hồn cũng lâng lâng nhớ buồn. Xã Tam Thanh bến cảng, chợ huyện, trên đất dưới thuyền lúc nào cũng xôn xao tiếng người gọi nhau ơi ới, nhất là lúc thuyền đánh cá từ biển về bờ, khiến chúng ta như gặp lại Long Hương, Phan rí Cửa. Xa xa về bãi sau của đảo là xã Long Hải, nhà cửa san sát, xây cất toàn vật liệu nặng như thách thức với bảo tố cuồng phong và nắng gió đại dương muôn trùng, đâu có khác gì Cà Ná, Gành Son, Duồng..



            Trước năm 1990, trên đảo chỉ có một 1 cơ sở chế biến hải sản vì thời gian đó, VC bế quan tỏa cảng để xây dựng thiên đàng xả nghĩa. Rồi thì chủ nghĩa cọng sản sụp đổ hoàn toàn tại Ðông Âu và Liên Xô, khiến VC phải mở cửa đón đầu tu tư bản vào cứu đảng. Nhờ vậy, Phú Quý hồi sinh qua chương trình biển đông-hải đảo, giai đoạn 1997-2000, qua các xây dựng hạ tầng cơ sở trên đảo như làm đê chắn sóng, sửa sang mở rộng đường sá chạy vòng đảo, làm ngư cảng, lập hệ thống điện nước, mở bệnh viện và trường học cấp huyện.



            .Song song với đầu tư ngoại quốc, các gia đình trên đảo có thân nhân vượt biển, cũng nhận được nhiều giúp đỡ, nên Phú Quý phát triển nhanh chóng trở lại ngư nghiệp và nuôi các loại thủy sản quý đề xuất cảng.Tính đến năm 2002, Phú Quý có 731 thuyền đánh cá loại 19.370CV, trong số này có 20 tàu đông lạnh, có thể muối hay thu mua những thủy sản được thu hoạch, ngay trên biển, để tàu đánh cá không cần trở lại bến, mà vẫn tiếp tục hành nghề. Những tàu đông lạnh này còn cung ứng những thứ cần thiết.



            Trên đảo hiện có 16 xí nghiệp vừa tư nhân cũng như quốc doanh, chế biến các loại hải sản, 20 nhà máy làm nước đá và nhiều tiệm chuyên sửa chửa thủy động cơ, không cần phải vào đất liền như trước. Về phương tiện giao thông giữa huyện và thành phố Phan Thiết, đã có 3 tàu chuyên chở hàng, trọng tải 195 tấn và 5 tàu hành khách của quốc doanh và tư nhân, có thể cập bến tại ngư cảng mới của Phú Quý ở Tam Thanh. Về giáo dục, trên đảo đã có trường trung học công lập đệ nhất cấp. Tổng số học sinh trung tiểu học, theo thống kê năm 2002 lên tới 6073. Mức thu nhập bình quân 250 USD/1 năm. Hải ngư cảng Triều Dương, Hải Ðăng được xây dựng khá qui mô với hệ thống trụ neo tàu và bờ kè. Ngư dân trên đảo cũng theo thời chế biến các hải sản xuất khẩu như cá đông lạnh, mực lột da hay muối mặn.. Nhiều ngư dân có máy định vị, tầm ngư và vô tuyến. Về nuôi hải sản, hiện có 21 cơ sở sản xuất cá mú, tôm hùm.. qua các lồng bè và ao chắn ven bờ. Ốc hương, ba ba và nhất là loại cá mú đen có giá cao, được nuôi trong khu vực kín gió tại Lạch Dù, xã Tam Thanh đang phát triển rất mạnh.



            Hiện Việt Cộng sáp nhập các đảo còn lại tại quần đảo Trường Sa vào huyện Phú Quý, tình Bình Thuận. Do trên ngư trường Phú Quý được kéo dài tới những ngư trường Côn Sơn, Ðông Phú Quý tiếp với hải phận quốc tế, ngư trường Trường Sa.. là vùng biển có rất nhiều cá mập, cá hồng, cá thu, cá chuồn.. Nói chung vùng biển trên, ngoại trừ những biến chuyển đột ngột của khí hậu, bình thường nơi này sóng gió ôn hòa nhờ có đáy biển bằng phẳng. Nhưng trở ngại lớn vẫn là ngư dân Bình Thuận chưa có nhiều tàu lớn để có thể hành nghề xa bờ như ngư dân Nam Hàn, Ðài Loan, Nhật Bản.



            Thế giới hiện nay đã phát hiện được 50 loài cá mập, trong số này có 29 loài ăn thịt người rất nguy hiểm. Vùng biển VN có 14 loài cá mập, trong đó có 6 loài dữ, sống tập trung từ Phú Quý xuống tới Côn Ðảo, Trường Sa. Do trên ngư dân các tỉnh duyên hải từ Quảng Ngãi vào tới Bình Thuận, nhất là ở Phú Quý rất sành nghề câu cá mập, mà dân đảo gọi là nghề săn sư tử biển. Hiện nay, trong thời gian 26 ngày làm việc tại ngư trường Trường Sa, với 1 tàu lớn và 6 thuyền nhỏ, ngư dân có thể câu trên 35 tấn cá mập, từ đó thu được 414 vi cá phơi khô dùng chế biến món ăn ‘ VI CƯỚC CÁ’ thượng hảo hạng và gan dùng chế thuốc bổ ‘ dầu gan cá ‘.Riêng thịt cá mập thì vứt bỏ vì không ai muốn ăn, ngoài một số dân nhậu ăn tạp cho lạ miệng. Cũng tại Trường Sa, cá mập rất thích ăn mồi, vì vậy các ngư phủ đã dùng cách câu lưởi móc mồi và có đêm, một thuyền câu đã bắt trên 100 con cá mập bằng lối câu kiều này, trong lúc tại các vùng khác không hề xãy ra.



            Theo Y học, thì cá mập có giá trị lớn đối với con người vì ngoài công dụng cung cấp thực phẩm, gan cá mập chế thuốc bổ, máu cá mập có khả năng phòng bệnh rất cao nhất là chứng ung thư . Riêng giác mạc cá mập có thể đem ghép vào mắt người để trị các bệnh về thị giác. Hiện thê giới đã mở một ngân hàng giác mạc cá mập.. Ngoài ra da cá mập dùng làm túi xách, dây nịt và các loại trang sức phụ nử, giá cao không kém da sá sấu. Tại Âu Mỹ, người ta đã dùng thịt cá mập làm món bít tết, trong khi ở VN, cá mập chỉ được muối mắm và một số nhỏ xẽ thịt phơi khô.

                       

Nhưng cá mập rất hung dữ, thường tấn công con người. Chúng hung dữ khi còn trong bụng mẹ. Hàng năm từ tháng 5-10 là mùa cá mập ở Trường Sa. Tại Phú Quý, nghề câu bủa cá mập lấy vi thịnh hành từ những năm đầu của thập niên 60, sau nghề thẻ mực và nghề này càng ngày càng đuợc cải tiến. Nhưng có một sự ngạc nhiên là tuy cùng là người Phú Quý mà cách câu cá mập mổi xã lại khác nhau vì ảnh hưởng cũa tập quán bản địa. Theo đó, ngư dân Tam Thanh và Ngủ Phụng , chuyên nghề câu bủa cá mập mồi chìm. Lối câu này lấy thẻ mực làm mành và lưỡi rút, để câu các loại cá như hồng heo, hồng phèn, hồng chuối, hồng chữ, mú chiên, mú giấy, cá thu vốc, cá mím.. tại các vùng biển có gò, rạng.



Trái lại người Long Hải thì chuyên nghề câu bủa mồi nổi và lặn bắt các đặc sản như đồn đột, tôm, cua, ốc, đồi mồi tại Trường Sa. Thường thường, mỗi năm người Phú Quý ra khơi từ 15-20 chuyến tuỳ theo thời tiết và mỗi chuyến lâu từ 15-20 ngày, để câu cá mập lấy vi,gan và lặn bắt các loài hải sản khác. Ða số các thuyền câu tại Phú Quý thường là loại ghe có công suất 33-45 CV. Ðể chuẩn bị cho một chuyến xa khơi câu bủa cá mập, mỗi thuyền thường mang theo từ 20-25 kẹp cheo câu. Thường thì mỗi kẹp được kết lắp độ 20 thẻo câu và khoảng cách giữa mỗi thẻo câu, có chiều dài khoảng 20-30 sãi tay, tương đương từ 30-45m. Tóm lại mỗi kẹp câu có chiều dài chừng 1km. Khi hành nghề, các câu bủa được nối liền nhau, thành một vòng bao có chu vi tới 20-30 km. Ta.i nhũng điểm nối của các kẹp câu, ngư dân dúng đá dằn xuống sát đáy biển, phiá trên có phao và cờ hiệu làm dấu. Mồi dùng câu cá mập là các loại cá ngừ, nục, cờ, heo, đuối. nhái, ó. Hiện nay các thuyền câu cá mập đều được trang bị thêm trục kéo, do trên việc thu câu dễ dàng hơn kéo tay như trước đây. Tuy nhiên mấy năm gần đây, việc câu bủa cá mập càng ngày càng khó khăn vì ghe thuyền hành nghề tại vùng biển Trường Sa quá đông đảo, vừa làm lượng cá ít ỏi dần và trên hết làm đứt câu của ngư dân. Mặt khác nhiều người lại sử dụng chất nổ, khiến cho nghề bủa cá thêm bấp bênh và nhiêu ngư dân lại quay về nghề cổ truyền như câu thẻ, mành mực, câu cá tại các gò, rạng quanh biển Phú Quý



            Mới đây trong vùng biển Bình Thuận lại xuất hiện loại Mực Tuộc Ðốm Xanh là một loại thủy tộc rất nguy hiểm với sanh mạng con người, nhất là những thợ lặn. Loài mực này thường gặp ở biển Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Gò Công, Bến Tre, Trà Vinh.. Theo tin tức, thì vào ngày 18-5-2003, một thợ lặn ở Hàm Tân, Bình Thuận trong lúc lặn dưới biển thì bị một con mực đốm, màu xanh, to bằng ngón tay cái cắn vào đùi và chừng 30 phút sau, nạn nhân bị co giật và chết.



             Theo các nhà khoa học, thì đây là loài mực tuột đốm, qua cái tên Hapalochlaena Lunulata (Quoy and Gaimard, 1832), là loài mực từng cắn chết người ở Mỹ Tho, cũng như gây ngộ độc thực phẩm cho 33 người trong đó làm cho 4 người chết tại Bình Thuận. Theo các nghiên cứu tại Viện Hải Dương Học Nha Trang, cho biết Loài Mực Tuộc Ðốm Xanh có mang độc tố Maculotoxin (MTX), với hàm lượng rất cao,lên tới 4,287 micro gram/100g chứa trong tuyến nước bọt, có thể giết chết người. Ngoài độc tố này còn thấy trong khắp cơ thể kể cả râu. Một con mực độc này, khi trưởng thành qua kích thước 140-150mm, nặng 20-29g, có chứa một lượng độc tố đủ giết 10 người.Loại độc tố này rất giống độc tố thần kinh Tetrodotoxin (TTX) ở cá nóc. Khi bị mực cắn, chất độc từ tuyến nước bọt theo răng vào máu người. Nạn nhân chừng vài phút sau thấy ngứa, nơi vết thương bị bỏng, rồi chân tay run rẩy, bắp thịt tê cứng, bệnh trạng kéo dài chừng 2 giờ, nạn nhân chết trong sự tĩnh táo. Loài mực này thường sống ẩn trong các hang đá nhỏ dưới nước, chúng rất dễ phân biệt với những loại mực tuộc hiền (Octopus), nhờ làn da của chúng có những đốm tròn xanh da trời lớn và râu rất khác biệt. Chúng có thể sống trên cạn vài ba tiếng nhờ làn da có lớp nhầy luôn giữ được đổ ẩm. Mực này như cá nóc, không ăn được vì có chất độc chứa khắp cơ thể từ thịt, nước bọt đến gan ruột và cơ quan sinh dục.



            Nói chung, nhờ tiền thân nhân từ hải ngoại giúp đỡ và vốn đầu tư của tư bản, mấy năm gần đây, người Phú Quý bớt nhọc nhằn. Nhà cửa trên đảo đều tường gạch mái ngói thềm lót đá hoa, đời sống tiện nghi không thua chốn thị thành.



            Tới thăm đảo, nếu khởi hành từ Ngũ Phụng đi về hướng bắc sẽ gặp Miếu Bà, Lăng Ông, Mõm Vàng, Mũi Trâu nằm, Doi Thầy Chúa. tại đây có nhiều miếu thờ Thầy Nai, tương truyền là lính của Trịnh Hoà, thái giám đời Minh bên Tàu, đi khảo sát phương nam, bị bệnh chết, nên đem chôn đứng trên đảo. Hiện ngôi mộ đá này vẫn còn và có hình dạng như một miệng giếng. Hàng năm tới ngày 12 tháng 6 âm lịch, dân đảo tổ chức cúng mừng ngày vía, có hát bội và hò bá trạo. Hai bên miếu hiện còn hai con rái cá bằng đá, tương truyền do chính vua Gia Long khi tẩu quốc tới đây năm 1783, đã sắc phong và được khắc vào đá, bằng tám chữ ‘ Tả Hữu Lang lại, Nhị Ðại Tướng Quân ‘ Qua khỏi Long Hải, nhìn lên thấy Hàm Rồng trên núi Cao Cát, lưng chừng núi có chùa Phật Linh Sơn Tự. Rồi tới Lạch Thế, xóm ông Cội, Lạch Dù, Lạch Bãi Phủ nơi có hang cá mập về tu khi già. Vào điạ giới xã Tam Thanh thấy miếu thờ trời, Doi Lĩnh, Bãi Ðá Cửa Khổng, Bàn Thang cùng nhiều hang động lạ mắt. Ðây là cửa sâu, dưới chân núi Ðụn (44,9m), qua Doi Cát Vinh tới Cồn Giữa, nối liền với Hòn Tranh khi nước cạn, tiếp với Lạch Chỏi, Lạch Chùa thuộc xã Tam Thanh, hiện là ngư cảng chính của Phú Quý.



            Trên Hòn Lớn hiện có 3 Vạn thờ Nam Hải Ðại Tướng Quân ( Cá Ông) và 6 ngôi chùa thờ Phật đều được dân làng trùng tu. Tại Hòn Tranh có Gò Cạn Ðá, Gò Móng Tay, Bãi Nam, Bãi Nồm, Bãi Bắc, Vũng Gần, Vũng Bàn, Mũi Xương Cá, Vũng Phật. Chính tượng Phật Thích Ca, thờ trong Linh Quang Tự ở Triều Dương, được tạc bằng đá bột trên đảo hòn Tranh, từ đầu thế kỷ 20. Ở đây còn có hang Cá Cơm, hang Cò Nước, Cò Khô, nơi trú ẩn và sinh đẻ của cò. Ngoài ra còn có miếu thờ tướng quân Bùi Huy Bích (1744-1818), nhà Nguyễn. Theo tài liệu còn lưu trữ, năm 1928, Pháp mở trường sơ cấp Ngũ Phụng với ba lớp đồng ấu, dự bị và sơ đẳng.



            Hiện Huyện Phú Quý bao gồm thêm các đảo Trường Sa, An Bang, Song Tử, Tiên Nữ và Sinh Tồn.. gọi chung là Trường Sa, thuộc tỉnh Bình Thuận. Trường Sa gồm nhiều đảo, xếp thành hình vòng cung, nằm về phía đông nam VN. Thời tiết ở đây gần giống Nam Phần, mùa nắng từ tháng giêng đến tháng năm, những thang còn lại đều là mùa mưa. Nhờ có biển bao quanh , nên nhiệt độ trên đảo trung bình 25 độ C, ban đêm mát hơn trên đất liền.



             Ðây là vùng bão tố, có thể nói là không bao giờ ngớt gió, cho nên mới được mệnh danh là nơi ‘ đầu sóng, ngọn gió’ Vì gió mạnh nên sóng rất cao và sóng cuộn cao trùng trùng, xa nhìn như những bờ đê, kéo dài bất tận. Ở đây thường có bão nắng, nóng làm bỏng da, còn cát thì chạy mịt mùng. Nhưng ngược lại ngư trường Trường Sa có nhiều loại cá quý như Hồng, Mú, Ngừ, Mập, Thu, Tôm Hùm, Ốc Tai Tượng, Ngọc Trai.. Tóm lại tại đây có tất cả 177 loại cá, trong đó ngư dân đang khai thác được 60 loài. Trong số này có Cá Ngừ là loại mà người Nhật dùng ăn sống, có giá rất cao. Riêng họ cá Hồng chiếm 45%, cá Mú 10,3%, cá Thu 3,5 %. Ngư dân Phú Quý tới Trường Sa, chủ yếu khai thác cá Hồng và cá Mập lấy vi, gan. Mỗi chuyến thường kéo dài 15-20 ngày. Ngoài ra còn có tôm Hùm, cua Huỳnh Ðế, Ðồi Mồi, Ngọc Trai, Hải Sâm, Ốc Tai Tượng, Cá Mú. Ngư dân còn bắt được nhiều rùa biển (vích hay Ðú), khi chúng ngủ trên mặt nước hay trong mùa giao phối



            Người Phú Quý khi tới làm biển ở Trường Sa, rất chú trọng tới động tác của chim Hải Âu. Ðây là loài chim khí tương, khi chúng đi kiếm ăn xa, ắt là thời tiết tốt, sóng yên gió lặn. Những ngày chỉ bay quanh quẩn ven bờ, thời tiết xấu, không gió lớn thì cũng mưa giông. Ðến khi nghe chúng kêu réo inh ỏi và bay hàng đàn trên đầu kiếm chỗ ẩn náo, là dấu hiệu báo trời sắp có bảo tố.



+ Lòng Tin Thầy Chúa Trong Lòng Ngư Dân Phú Quý :



            Khi viết về quê hương Phú Quý của mình, nhà văn, nhà biên khảo Mỹ Khê (Ðổ Minh Hứng), có nhắc tới THẦY và CHÚA là hai đấng thần linh, được tin tưởng tuyệt đối trong lòng hầu hết mọi người sống nơi hải đảo.

           

            Theo Thượng Tọa Thích Quảng Thanh, sư trưởng chùa Bảo Quang tại nam Califonia, thì Thầy và Chúa trong lòng người Phú Quý, đó là lòng thành khẩn và niềm tin của người mộ đạo.



            Riêng với ngườiPhú Quý, thì Thầy và Chúa, coi như là sự tổng hợp tất cả lòng tin từ mọi tôn giáo trong lòng họ như Ðức Phật, Ông Nam Hải, Thần Thánh, Kẻ Khuất Mặt, kể cả Bà Chúa Ðảo người Chàm. Có điều là trong lúc cúng tế, qua những nguồn tín ngưởng truyền thống lâu đời , người dân ở đây lại nhắm vào hai đấng linh thiêng của họ, mà qua tin tưởng truyền từ đời này sang thế hệ nọ, ai cũng nói là Thầy Chúa, đã che chở và cưu mang họ, trong mọi trường hợp nguy khốn, bệnh tật, bảo táp và ngay chính khi tiếp cận với sự chết chóc tại chiến trường.



            Thật ra tới nay, biểu tượng của Thầy và Chúa, chẳng một ai biết chính xác về xuất xứ, mà chỉ theo lời kể, huyền thoại cùng nổi cô vọng mơ hồ, lâu ngày trở thành sự thật của một niềm tin. Hình ảnh đó tuỳ theo cơ duyên của niềm tin. Ðối với các tin đô Phật gíáo, thì họ quan niệm đó là Phật Bà Quan Âm. Ðối với những ngư dân hành nghề trên biển, thì đó là Nam Hải Ðại Tướng Quân. Nói chung tuyệt đại quần chúng trên đão Phú Quý, thì đó là những hình ảnh thiêng liêng trong tâm tưởng, làm điểm tựa của một niềm tin sắt đá, tạo nên sự thành công trên đường đời, từ đó đến nay. Cho nên không ngạc nhiên khi biết, những người Phú Quý hải ngoại đang định cư tại San Francisco và San Bernardino, hàng năm vào tháng bảy âm lịch, tổ chức cúng tế rất linh đình trang trọng và đây cũng là dịp để người người trả ơn cứu độ.



            Những di tích còn lại lâu đời trên đảo như mộ và dinh thầy, miếu bà chúa xứ, được người địa phương gìn giữ và tôn sùng. Vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, mộ thầy được trùng tu theo mô hình bát quái, một hình thức mà các thầy đia lý gọi là phép ếm đối. Sự trùng hợp ngẫu nhiên sau đó là trên đảo luôn xãy ra sự bất ổn, khiến cho chính quyền cũng lưu tâm. Theo Ðổ Minh Hưng viết, do vậy cho nên trong một lần kinh lý, Ðại Tá Tỉnh Trưởng Bình Thuận là Ngô Tấn Nghĩa tới thăm Phú Quý, đã ngạc nhiên về ngôi mộ thầy, nên theo lời các bậc trưởng thượng trên đảo, yêu cầu chính quyền sở tại xây lại mộ thầy như hình dạng nguyên thủy đã có từ xưa.



             Xưa nay ta biết, mỗi thần tích đều bắt đầu bằng một câu chuyện tiền kiếp. Trong tâm khảm của người Việt, vẫn có sự khác biệt trong cùng một niềm tin của nông dân và những người thương buôn hay dân chài sống quanh năm trên biển cả. Cho nên với người nông dân bình yên trên đất liền, giáo lý của tôn giáo mới là điều quan trọng. Nhưng trái lại đối với ngư dân hay giới thương hồ, sự kiện thần cứu người ngoài biển khơi mới quan trọng, ghi nhớ và do đó thần mới được truyền bá thờ cúng lan rộng. Ðối với giới thương buôn trên biển, thần Bạch Mã (Thái Giám), đươc tôn sùng trong một thơi gian dài. Với người dân biển, quanh năm tiếp cận với sóng gió, thì vị Bồ Tát đó là Avalokitesvara, Quan Âm của Phật giáo Ðại thừa và Quan Âm Nam Hải của dân qua lại trên biển đông, mỗi khi gặp tai nạn thường khấn nguyện kêu cứu.



            Một truyện tích đi theo lớp lưu dân Trung Hoa qua hai ngã đường bộ và đường biển, cùng với những thần tích, nhân vật mang những hình dạng huyền thoại không dễ gì nhận ra, vì mất đi tính chất sự tích của lúc ban đầu. Giống như truyền thuyết về thầy chúa tại Phú Quý, khởi nguồn từ một ngôi mộ truyền khẩu là của một hoa thương hay là gia đình Tưởng Giới Thạch, qua sự kiện một vài người Hoa từ Phan Thiết tới cúng kiến. Ðiều ngạc nhiên là dân Phú Quý hoàn toàn là Ðại Việt, vậy sự tích thầy là người Hoa có gì liên hệ mà họ phải cúng kính ? Thật ra đây là sự nối tiếp giữa nên văn hoá Việt và nền dân tộc học của người Chàm, đã có một thời vẩy vùng trên biển khơi. Sự thờ kính thầy chúa trên hải đảo ngoài khơi Bình Thuận, chính là sự nối tiếp Chàm-Việt, qua đó người địa phương vốn đến từ miền ngũ Quảng , đã tưởng tượng từ ý nghĩa, tính ‘thái giám’ của thần tích , nên ghép chung thầy Tàu và chúa Chàm, đó là truyện tích và sự thờ cúng thần thánh tại Phú Quý, trong dòng tín ngưỡng dân gian của người Bình Thuận.



            Cũng trong câu chuyện thần tích, liên quan dến thần biển, đảo, trong truyện tích Việt-Chàm Bình Thuận, vẫn hay nhắc tới chuyện tướng Tài Công Lan, Kỳ Hoạt Bát hay Cathun.rât được dân chài vùng Mũi Né, Phố Hải cúng tế. Rồi thì người Chàm vong quốc, những ông thần Chàm cũng chạy theo và người Việt lại thay vào đó là ông Bổn, tức là thái giám Trịnh Hoà thời nhà Minh, được dân Minh Hương khi tới định cư ở VN trong thời kỳ Trinh-Nguyễn phân tranh thờ phụng. Hiện tượng thu nhận, chuyển đổi, biến dạng thần thánh trong dòng tín ngưởng của người Việt xưa nay, là điều thường xãy ra khi phải giao tiếp giữa Việt-Hoa-Chàm và Khờ mer. Cho nên dù không rõ sự tan vở quyền lực của người Chàm trên hải đảo Phú Quý như thế nào. Tất nhiên cũng không thể suy đoán từ hiện tại để cho rằng quá khứ thế này, thế nọ. Nhưng hiển nhiên thần thánh tại Phú Quý, một vùng đất xa xôi của Bình Thuận, nơi mà quyền lực và văn minh của nhà Nguyễn cũng như thực dân Pháp, không chạm tới cả một thời gian dài hằng bao thế kỷ, đã khiến cho thần linh không có chiều hướng nâng cấp như ở đất liền, mà phải đứng khựng lại và phát triển chiều ngang theo tầm mức dân sinh trong lòng người bản địa.



            Tuy khởi nguồn từ cái nôi văn hiến của ngũ Quảng, nhưng rỏ ràng các lưu dân Phú Quý chỉ là lớp dân biển sống ven duyên hải Trung phần, nên tính tình cũng như bản chất rất bình dân, họ chỉ lưu tâm tới các thần thánh sát đời sống nghề nghiệp hằng ngày của mình như thổ địa, ma quỷ, thần cây đa ma cây gáo, hơn là các vị thần ngất ngưởng trên tòa sen Phật giới cao tít. Có điều phải công nhận là dù lưu dân có ngang bướng, dọc ngang thế nào chăng nửa nhung họ luôn biết, ngoài thần thánh của mình mang theo, không có bao nhiêu, nên phải tiếp nhận thêm thần của người tại bản địa, để ứng xử cho hợp với thực tế. Cũng dể hiểu khi giải thích, vì người lưu dân thời trước gần như sống trong cảnh bị đem con bỏ chợ, nhất là trong khoảng thời gian từ 1862-1945. Lúc đó triều đình càng lúc càng xa, mà cuộc sống của lưu dân càng lúc càng mõng manh. Do thiếu quyền lực trần thế bảo vệ, người dân sống trong vùng cô tịch, bổng sợ cõi vô hình, dưới những dạng khuất lấp khó lường. Rồi do những sự đe dọa thường nhật, cho nên dù Việt và Chàm có hai nền văn hoá khác biệt nhưng lại chung sự thờ cúng thần biển, nên sự hòa đồng sau đó, mà điển hình là lòng tin kính thầy và chúa.



            Trong dòng lưu dân Trung Hoa, tới lập nghiệp tại Ðàng Trong vào thế kỷ XVII và sau đó, đa số làm ăn phát đạt là nhờ hưởng được quá nhiều, chính sách dung dưỡng và bao che của thực dân Pháp trên lãnh vực kinh tế. Nhưng không phải vì thế mà họ là những khuông mặt xuất sắc về văn hóa và tư tưởng so với trí thức VN, ngay cả những người được gọi là tổng binh, đô đốc.. bỏ nước ra đi để phản Thanh, phục Minh.



             Về thương buôn lại càng tệ hơn vì đa số ít học nhưng nhờ có tiền và thế lực kinh tế, nên đã gây ra những phản ứng ngược trong dòng tín ngưởng dân gian người Việt. Ngoài ra Ðàng Trong cũng là cửa ngỏ đón tiếp lưu dân Minh triều đầu tiên nhập Việt, trước khi được phép xuôi về Nam khẩn hoang, nên cũng mang đầy dấu ấn của Thiên Ðịa Hội. Phú Quý là một vùng đất hải đảo xa xôi đất liền, nên không bị khủng hoảng về tín ngưởng trong suốt thời gian Pháp thuộc, do sự lấn áp của chủ nghĩa kinh tế tư bản Tây phương, trước trào lưu tam giáo Phật, Lão, Thích. Trong khi Bình Thuận và cả nước, từ Việt, Hoa, Khmer, Chàm.. sôi động trong sự khủng hoảng, đảo lộn vì sự chiếm đóng của người Pháp, thì Phú Quý vẩn hạnh phúc trong cảnh thanh bình biển sóng, trời mây, giữa lúc người Việt đành mang cái riêng ngàn đời, để hội nhập vào trong cái chung cũa tư tưởng thế giới, thì người dân biển cũng chỉ biết ‘Khấn Vái, Cầu Phước’ và may mắn thay cho ho, là hầu hết tai nạn đều qua khỏi, trước ngày giặc Băc tới đô hộ đảo sau tháng 4-1975. Ðó là sự thành khẩn trong niềm tin, một tôn giáo của Phú Quý qua thần tích ‘ THẦY VÀ CHÚA ‘



+ Lệ Cúng Thầy Chúa của người Phú Quý định cư tại Hoa Kỳ :



“Hồn tôi bỗng vỡ làm đôi

Nửa nơi đất khách, nửa nơi quê nhà”





                        Ðó là hai câu thơ mà cố văn sĩ kiêm nhạc sỹ Anh Vũ, đã mở đầu trong bài viết về Lệ Cúng Thầy Chúa hằng năm, của người Phú Quý, tỉnh Bình Thuận tại Hoa Kỳ. “ Thật vậy, rất là bất ngờ, tôi đến nơi địa điểm đăng đàng lễ cúng Thầy Chúa trễ hơn mười lăm phút, nên chiên trống đã trỗi lên liên hồi, cờ đuôi nheo ngũ sắc, đại kỳ Việt Mỹ hàng hàng tung bay phất phới. Người người trang nghiêm, chỉnh tề hướng về bàn thờ hai vị thần linh “Thầy Chúa” lộng lẫy, uy nghiêm nghi ngút hương trầm. Ban tế lễ mặc những y phục cổ truyền xanh đen óng ả mượt mà. Hơn chục vị, trên nét mặt người nào người nấy lộ vẻ nghiêm trang thành khẩn. Bàn thờ lớn chính giữa, với những bài vị, hoành phi câu đối đỏ vàng hai bên, những chân đèn đồng bóng loáng được chiếu sáng bởi các ngọn nến, khói nhang hương trầm nghi ngút uốn lượn làm tăng thêm vẻ huyền bí của buổi tế lễ. Hai bên bàn thờ chính là hai bàn thờ nhỏ. Phía trước cũng có một bàn thờ thấp hơn, bàn nào cũng có những bông hoa tươi đỏ thắm, nải, quả và đầy đủ thực vị của ngày cúng giỗ cổ truyền. Ðặc biệt nơi này có thêm một con bê thui được cúng tế như hồi còn ngoài Ðảo.



                        Sau hơn một tiếng đồng hồ dâng sớ, châm rượu, tôn vinh công đức Thầy Chúa với đầy đủ nhang khói, chiêng trống phèng la củaban nhạc cổ truyền, mọi người được phép vào bàn thờ thắp nhang, vái lạy, cầu xin, bày tỏ lòng biết ơn thành kính của mình đối với hai vị thần linh Thầy Chúa rất linh thiêng đã và đang phò độ cho con dân Ðảo Phú QuiÔ giữa nơi sóng nước bao la từ bao đời nay tai qua nạn khỏi. Ðặc biệt nhất là sau khi CS cưỡng chiếm miền Nam, với chính sách độc tài chuyên chính, vô sản hóa toàn dân, bà con Hải Ðảo phải cắn răng giã từ mồ mả ông cha ra đi. Nhờ Thầy Chúa phù hộ, tính cho đến nay khoảng hơn 2000 người đã đến được bến bờ Tự Do mà “không có một người nào mất tích trên biển”, trong đó tôi, một trong những người khách cưu mang những “ân tình ân nghĩa” đối với bà con Phú Quý và nhất hai vị thần linh Thầy Chúa-thể hiện lòng Từ bi, đức độ Bồ Tát cứu độ chúng sinh, y như đạo hạnh của Ðức Phật Quan Thế Aạm: “chúng sanh còn đau khổ, thì Ngài còn ở lại thế giới Tà Bà để phổ độ”.



                         Ðây không phải là lần đầu tiên tôi dự ngày lễ cúng Thầy Chúa của bà con Hải Ðảo. Cứ vào khoảng những ngày đầu mùa hè hàng năm, dù được mời hay không, khi nghe tin đến ngày cúng là tôi đều có mặt. Nhưng những năm trước vì bà con mới định cư, nên cách thức trang trí, nghi lễ văn điếu, lễ tế, và địa điểm hành lễ có phần đơn sơ. Thế mà bà con Hải Ðảo thông qua Hội Ðồng Hương Phú QuiÔ Nam California quy tụ hơn hai trăm người. Càng ngày con số này gia tăng đáng kể. Như hôm nay có thêm bà con từ San Francisco về. Hội có ban nhạc, ca sĩ riêng.



                         Tuy là cây nhà lá vườn, nhưng trình diễn vô cùng điệu nghệ. Khoảng 300 người quay quần bên nhau chuyện trò líu lo hớn hở. Người nào việc nấy: các chị xào nấu, mùi thơm thức ăn, gia vị bốc lên làm ngào ngạt cả núi rừng công viên Pomona. Các anh, dọn dẹp vệ sinh, sắp xếp bàn ghế và chia nhau bày trò chơi với các em thiếu nhi. Họ làm việc tự do sốt sắng, không so đo nhìn nhau hơn thua, nghi kỵ. Không áo mão cân đai giấy tờ phát biểu, chụp hình quay phim, danh tước hão huyền.



                         Mặc dù dễ vượt biên, nhưng vì không muốn xa rời mồ mả ông cha, nên số người tìm Tư do sau năm 1975 khoảng hai ngàn. Hầu hết sống tập trung ở San Francisco, San Bernadino, Texas, Hawaii và các miền biển đông nam Hoa kỳ. Cũng có một số rất ít ở xa như Nauy, Pháp, Thụy Ðiển, Úc... Họ làm việc cần cù siêng năng cần mẫn. Ða số là nghề may, thẩm mỹ, lái taxi, làm biển... Sau hơn 20 năm người dân bình dị hiền lành, hiếu khách nơi miền biển, đã trưởng thành hội nhập nhanh vào dòng chính mẫu quốc, nên họ có được đời sống, việc làm ổn định. Cho dù sống ở nơi đâu người dân Phú Quý cũng đùm bọc quay quần bên nhau chịu khó dạy dỗ con cái, noi gương Thầy Chúa nên thế hệ thứ hai đã bắt đầu vươn lớn. Mặc dù chưa có số thống kê chính thức nhưng khi thăm dò hỏi thăm, cũng biết khá nhiều con em Phú Quý đã có mặt và đỗ đạt trong các ngành kỷ sư, điện toán, y, nha, dược và cũng có một số tham gia trong chính quyền sở tại.



                        Càng đi xa con người lại càng có khuynh hướng nhìn về quê cha đất tổ, mặt dù nơi xa xăm kia chỉ là vách lá cọng rau. Cho dù con cháu lớn lên nơi xứ người nhưng mỗi khi có lễ cúng Thầy Chúa ta thấy trẻ em đông không thua gì người lớn. Ðó là niềm tự hào và cũng là điều ước mơ chung của các bậc cha mẹ: “đi đâu thì đi, làm gì thì làm. Nhưng đến ngày lễ cúng Thầy Chúa thì về.”.



                         Ðiều chắc chắn rằng những nhân chứng sống như Nguyễn văn Ðồng Nauy, Ðỗ Minh Hưng San Bernadino, Nguyễn Duy Trung Santa Ana, Ðỗ Minh Hùng ca sĩ cổ nhạc Westminster... đều xác nhận rằng Thầy Chúa đã và đang phù hộ cho tất cả những người vượt biển tìm Tự Do từ Ðảo và không một người lính VNCH nào tử trận trong cuộc chiến chống CS vừa qua.



2- DINH THAY THIEM TAI HAM TAN, BINH THUAN :



+ HAM TAN :



             Mấy chục năm về trước, khi biển Bình Thuận chỉ cần một chiếc thuyền nan nho nhỏ với cánh buồm lá buông thô sơ, là có thể chạy ven bờ hốt những mẻ lưới đầy cá nục, cá mòi.. như lúc nào cũng nhởn nhơ bơi lội trên mặt nước. Trong đất liền thì rừng già ngun ngút, gỗ quý đầy đất nhưng rất ít người khai thác. Do đó vào thời Pháp thuộc, nhiều người Âu, Ấn và Hoa kiều đã tìm đến đây để mau chóng phát đạt hơn các miền khác. Bởi vậy người bản địa ngày xưa đã có câu vè :’Ai muốn nghỉ mát thì lên Ðà Lạt, còn muốn hốt bạc thì về Hàm Tân ‘.



            Ðây là một vùng đất có biển cả mênh mộng và rừng núi bạt ngàn, quê hương êm đềm ở đâu nhìn cũng thơ mộng như một bức tranh thủy mạc, trong đó biển khơi xanh ngắt, thảo nguyên rừng núi giao duyên. Toàn huyện hiện có 94.400 ha đất tự nhiên, trong đó rừng chiếm diện tích hơn một nửa diện tích. Rừng Hàm Tân trước đây có rất nhiều gỗ quý, gỗ dầu, bạch đàn, lá buông.. theo các chuyên gia ngoại quốc, đất đai ở đây cũng rất thích hợp trong việc trồng dâu nuôi tằm, bông vải, đào lộn hột, các loại cây có chất dầu, bạch đàn và tre nứa.



            Hàm Tân có 37 km bờ biển và cũng là một ngư trường lớn của tỉnh Bình Thuận. Bãi biển Hàm Tân cũng rất thơ mộng với nhiễu bãi tắm như Ngảnh, Tam Tân, Ðồi Dương LaGi, Tân Thắng.. hầu hết đều đẹp và thơ mộng không thua bất cứ một bãi biển nào trong tỉnh Bình Thuận hay biển Ninh Chữ, Ninh Thuận. Ðây cũng là một tặng phẩm của trời đất dành cho người biển mặn. Ðây còn là quê hương thứ hai của loài phong lan, sau Ðà Lạt như giống lan nhất điểm hồng, hồ điệp, ngọc điểm.. rất được các giới cây kiểng ưa thích.



            Trước năm 1975, đường sá trong huyện đã được khai mở rất nhiều, chỉ vì Việt Cộng ngày nào cũng đắp mô, chôn mìn, nên nhiều nơi thành hư hại hoang phế. Ngày nay nhờ tiền đầu tư lấy lời và đóng thuế tiêu thu tới dân chúng, nên Việt Cộng đã phải nâng cấp sủa chữa và mở mang hệ thống hạ tầng cơ sở theo giao kèo với các chủ nhân ông tư bản. Do trên tới năm 2004, Hàm Tân đã có một hệ thống đường bộ, thiết lộ và thủy vận, tương đối thuận lợi, từ thị trấn La Gi, tới Phan Thiết, Vũng Tàu và Sài Gòn, cũng như xuyên suốt các huyện miền núi phía tây Tánh Linh và Ðức Linh. Khắp huyện có nhiều khoáng sản như than bùn, cát thủy tinh, sa khoáng, loại đá quý như óp lát, ti tan.. đều lộ thiên, rất dễ khai thác. Hiện đã trồng được hơn 200 ha dâu nuôi tằm, 3000 ha đào lộn hột và 8000 ha bạch đàn. Về ngư nghiệp, toàn huyện hiện có 1160 thuyền đánh cá, với công suất 50.460 mả lực, trong đó có 28 thuyền trọng tải lớn, chuyên đánh cá ngừ đại dương xa khơi, gần hải phận quốc tế và quần đảo Trường Sa. Sản lượng thủy sản thu được từ 30.000-35.000 tấn/1 năm, chiếm 1/3 tổng sản lượng toàn tỉnh Bình Thuận.



            Ở Hàm Tân, hiện đã có 159 trang trại chiếm một diện tích 1422 ha. Chăn nuôi cũng phát triển từ năm 2000, với đàn bò lai sind, heo nạc, gà vịt sai trứng. Ngư cảng trên bến Chương Dương, tại thị trấn La Gi, nơi toàn ghe thuyền trong huyện đậu, được xây kè hai bờ sông Dinh.



            Nằm bên hữu ngạn sông Dinh hiền hòa thơ mộng, thị trấn La Gi có diện tích 6,95 km2 và dân số 30.097 người. Ðây là miền đất chuyên sống bằng ngư nghiệp, chế biến hải sản và phát triển du lịch tại Bãi tắm Ðồi Dương, Hòn Bà, Ngảnh, Tam Tân, Ðập Ðá Dựng. Dinh Thầy Thím thu hút nhiều khách thập phương. Quốc lộ 55, nối La Gi với suối nước nóng Bình Châu và Vũng Tàu. Tuy nhiên từ năm 2003, sóng lớn đã làm sụp lở nhiều nhà cửa dân chúng, lở sâu vào bờ hơn 50 m và chạy dài tới nửa cây số. Ða số các nạn nhân thuộc lớp nghèo, nên không đủ tiền mua đất cắm dùi, phải sống ven cồn và lãnh tai nạn thương xuyân khi trời nổi cơn gió bụi thất thường.



            Với bờ biển chạy dài hơn 40 km, từ Bình Châu (Bà Ria), tới Tân Thuân ( Hàm Thuận Nam), với bãi cát trắng, rừng phi lao, tạo nên phong cảnh vừa hoang dã nhưng cũng thật hữu tình, dễ làm mê lòng người khi tới đây du ngoạn và nghĩ mát. Vùng này cũng có rất nhiều di tích củ, chẳng hạn như Dốc ông Bằng, nơi bắt đầu của đảng cọng sản đệ tam quốc tế, từ Liên xô vào Bình Thuận năm 1930. Dinh Thầy Thím với lối kiến trúc độc đáo, nằm giữa một cánh rừng cô tịch, thờ một sĩ phu triều Nguyễn, vì đời ở ẩn làm nghề thầy thuốc giúp đời. Hằng năm vào rằm tháng chín âm lịch, có lễ tế thu truyền thống, thu hút nhiều khách thập phương từ mọi nơi về cúng bái. Ðập Ðá Dựng có từ thời Pháp thuộc, tạo thành bởi những bờ đá, to nhỏ, hình thụ kỳ dị, chồng chất giữa dòng nước bạc mông mênh. Ðây còn có chùa Một Cột Bình Tuy, đứng giữa rưng hoa anh đào, hương hoa bát ngát, nở rộ vào lúc xuân về. Tại Tân Hải, có một mạch suối nước nóng, trữ lượng chất khoáng và độ sôi cao, không thua gì suối nưóc nóng Bình Châu hay Vĩnh Hảo.



            Do nằm giữa hai trung tâm du lịch lớn là Vũng Tàu và Phan Thiết, nên Hàm Tân được các nhà đầu tư trong và ngoài nước chú ý đặc biệt và đánh giá cao, bõ nhiều nguồn vốn đầu tư vào, để xây dựng các tuyến đường bộ trong vùng, dẫn tới khu du lịch. Quôc lộ 1A, qua hai xã Tân Nghĩa, Tân Minh. Quốc lộ 55 chạy ngang qua bảy xã nối với quốc lộ 1A, với vùng duyên hải, từ La Gi đi Phước Hải, Bình Châu, Bà Rịa. Tỉnh lộ 710, nối liền xã Tân Minh với Tánh Linh, Ðức Linh. Tại Tân Minh, một xã sát nuí, đã có đường đi vào khu kinh tế mới Núi Rao trồng mía và bông vải. Ngay cây số 46, tức là căn cứ 10 củ, nay là xã Tân Nghĩa, có quốc lộ 55 ngang qua Tân Hà, Ðông Thuận, Ðông Hiệp, Ðông Hòa, Ðông Thanh.



            Ngảnh Tam Tân là một bãi tắm hữu tình, nằm cách huyện lỵ 10 km, cách bến xe Tân Hải và tỉnh lộ 709 chừng 200m. Ðây là một vùng du lịch, bao gồm Dinh Thầy Thím, Hồ Núi Ðất và Ngảnh. Một vùng biển đẹp như có bàn tay ve vuốt của của sóng nước, nổi u tịch của rừng chiều và nét trầm tư muôn đời củ non cao, mây nổi. Tất cả đã khiến cho mọi người bâng khuâng vương vấn, trước hàng dương liễu vi vút trước gió, tiếng sóng vổ xôn xao và bãi cát trắng mịn màng, như chờ đợi trong lặng lẽ muôn đời. Tóm lại từ ngày mở cửa, khu bãi biển Tam Tân (Tân Hải), đã đón hàng vạn du khách đến đây tắm biển, vui chơi trước non nước hữu tình. Ngoài ra, mọi người đến đây còn có chủ yếu là đi cầu lộc, cầu tài ở Dinh Thầy Thím. Theo lệ, thì năm này xin lộc, năm sau phải đến trả, cứ như thế cái vòng nợ nần cứ quay tròn.



            Hàng năm, sau tết Nguyên Ðán, mùa câu thu lại về và thường kéo dài tới ba tháng, bắt đầu từ tháng ba. Suốt thời gian này, các thuyền câu cá thu, có công suất từ 56 CV trở lên, làm những chuyển biển xa khơi dài ngày, từ 20-30 tháng. Vùng đánh cá thu quen thuộc, thường là ngư trường quanh Côn Ðảo, Trường Sa, Lạch Dù, rạng Xanh, Rạng Ông Bá..



            Trong số 3000 thuyền đánh cá của địa phương, có chừng 100 chiếc công suất lớn, có thể vượt biển xa. Thuyền đánh cá thu, khi ra khơi thường mang theo cả trăm cây nước đá, lương thực và xăng dầu dùng đủ một tháng biển. Thuyền câu cá thu thường có 7-8 người bạn, đều trang bị câu tay và câu vàng. Cần câu tay cá thu thường dài khoảng 3m, bằng tre đặc, trên đầu có gắn một khoen đồng có đường kính 1 lóng tay. Cước câu thu, dài từ 80-100m, được cuộn trong một ống câu gỗ, có xẻ rãnh để giữa cước đừng tuộc. Trước khi móc lưỡi, dây cước được luồn qua khoen đồng, để thuận tiện khi quăng câu thêm xa, hoặc thu dây về khi cá cắn câu.



            Loại câu vàng rất tốn kém. Cước lớn có đường kính bằng chiếc đũa, chiều dài từ 500-2000m. Ngoài ra còn phải mua cước nhỏ, phân thành nhiều đọan nhỏ, từ 3-4m. Trên đoạn dây Triên ( dây lớn), cứ cách khoảng 15m, cột một dây Thẹo (dây nhỏ), đoạn cuối buộc một chùm lưỡi câu độ 3, 4 chiếc theo hình nhánh. Phải nối sao, để khi cần giật rời Thẹo khỏi Triên, khi cần thu câu bằng trục máy. Hiện có tới 1/3 thuyền câu cá thu, đều trang bị câu vàng dài tới 2000m. Dùng mồi cá nục sồ sống và các loại dây ny lon ngủ sắc, để làm mồi câu cá thu, lại còn phải biết nhìn con nước, để đón độ sâu mà thả câu. Nhờ đầy đủ kinh nghiệm nên họ thu hoạch dáng kể vào những ngày mùa.



+ Dinh Thầy Tại Tam Tân :



            Là một ngôi đền năm giữa một khu rừng già trong tỉnh Bình Thuận, cách thị xã La Gi về hướng đông nam chừng 12 km nhưng không xa huyện lỵ Tam Tân là mấy. Ðền gồm ba gian, kiến trúc theo lối đình làng xưa, nằm ẩn mình dưới những tàn cây cổ thụ lâu đời. Phong cảnh cô tịch, rừng núi hoang sơ, khiến cho ai tới đây, củng thêm lòng sùng bái một nơi chốn thiêng liêng và sự tin tưởng vô hình, huyền bí về Thầy, cũng là vị thần được thờ và giổ tế hằng năm vào các ngày 15 và 16 tháng chín âm lịch.



            Cũng giống như Thầy Chúa ở Phú Quý, tiểu sử Thầy tại dinh Tam Tân, đến nay cũng chưa ai biết, mà chỉ là huyền thoại hay lời đồn mà Hội Tam Quy, thu thập và ấn hành phát cho khách hành hương khi tới trẩy hội.



            Theo tài liệu, Thầy sinh vào thời chúa Nguyễn Phúc Ánh, tại làng La Qua, phủ Ðiện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra còn có Thím sinh tại Yến Nê . Lúc thiếu thời, thầy có theo bút nghiên đèn sách nhưng khoa danh lận đận, nên bỏ đời vào núi tu đạo giúp đời, dẩn độ chúng sanh, cưa dân độ thế, chữa bệnh và dạy người sống theo lễ nghĩa thánh hiền.



            Rồi biến cố xãy ra, thầy và thiếm bị chính vua Tự Ðức, trong cuộc xử án, đã ban tội chết bằng tam ban triều diễn. Ngày hành quyết, trước đông đủ dân chúng, triều thần và nhà vua, thầy thiếm dùng vải điều đỏ biến thành cặp rồng bay về phương nam lánh nạn tại rừng Tam Tân, trong huyện Tuy Lý, tỉnh Bình Thuận.



            Cũng như khi còn sống tại Quảng Nam, thầy thím lại tiếp tục cứu dân độ thế, chửa bệnh, giúp gạo cơm cho dân chúng trong vùng, cho nên ai cũng kính mến và xưng tụng là thầy. Tiếng tăm lừng lẩy lan tràn, khiến mọi ngươi gần xa tìm đến theo học đạo. Ðể tránh thị phi, thầy thiếm sống ẩn trong rừng sâu để lánh đời nhưng khi dân chúng gặp tai ương hoạn nạn, vẫn xuất hiện cứu độ. Thầy thím chết trong một lều tranh giữa rừng, được an táng tại Bàn Thông và mỗi năm dân chúng trong vùng, tổ chức hai lần lễ, mồng năm tháng giêng là ngày tảo mộ và giổ tế vào rằm tháng chín.



            Do cảm hóa công đức của thầy thím, dân làng trong vùng Tam Tân lập Dinh thờ phụng cúng tế hàng năm. Dinh theo thời gian nhờ tài vật của khách thập phương, lần hồi biến đổi, qua nhiều lần tu bổ, trở nên nguy nga tráng lệ như ngày nay.Về sau, qua những lời đồn đãi của dân chúng gần xa, vua Tự Ðức cho quan vào tận Tam Tân dò xét dư luận để tìm sự thật. Biết mình đã giết lầm người hiền tốt, nên vua ban chiếu xá tội củ và phong cho thầy làm ‘ Chí Ðức Tiên Sinh’ và thím ‘ Chí Ðức Nương Nương’



            Theo lời dân chúng, sau khi mất, thầy vẫn thường hiện về phù hộ cho dân chúng trong vùng Tam Tân được an cư lạc nghiệp, càng làm cho người người tôn kính thêm và cũng vì thế, càng lúc càng làm giổ thầy thêm lớn và ngày giổ này, hiện đã trở thành ngày hội Dinh Thầy.



            Dinh có bề dầy lịch sử theo sự ra đời của mãnh đất Tam Tân, thuộc tỉnh Bình Thuận. Ðường vào Dinh Thầy hiện có nhiều lối, tuỳ theo hướng khởi hành nhưng chung qui mọi người vẫn ghé thị trấn La Gi trước, trên đường về Dinh.



            La Gi nằm cách Vũng Tàu 90 km. Ði trên quốc lộ 1, tới ngả ba cây số 46 chạy qua các xã Tân Nghĩa, Tân Hà,Tân Xuân và Tân An trên quốc lộ 55. Sông Dinh chảy ngang qua thị trấn ra biển, có cầu Tân Lý bắc ngang sông. Ðường 709, qua các xã Tân Bình, Tân Thiện, cầu Ðá Dựng tới Dinh Thầy.



            Vào những ngày hội, Hàm Tân trở nên náo nhiệt lạ thường, kể cả thời gian trước ngày 30-4-1975, khu vực Tam Tân không mấy an ninh nhưng dân chúng từ khắp nơi, xa từ Quảng Trị, Thừa Thiên vào hoặc lục tỉnh, Sài Gòn, Chợ Lón và gần như Long Khánh, Tánh Linh, Phan Rang, Phan Thết.. ai nấy đến đây, cũng chỉ để hành hương, viếng mộ và xin xăm cầu phước. Hội Dinh Thầy thật ra không có cổ tục hay trò vui gì, nhưng khách trẩy hội tới đây, hầu hết đều với lòng chân thành, tôn kính một bậc hiền giả, cứu đời độ thế.. được tôn xưng là Thầy.



            Tóm lại dù ai có đi ngược về xuôi, nhưng đối với người Bình Thuận, cho dù có sống nơi nào chăng nửa, hằng năm ngoài các dịp hội Tết Nguyên Ðán, Lễ Phật Ðản, Vu Lan, Trung Thu, Giáng Sinh.. đồng bào trong cũng như ngoài nước, vẫn có thêm nhiều lễ hội khác như Cúng Ông Nam Hải, Quan Thánh Ðế Quân, Thầy Chúa, Thầy Thiếm, Ngày Thanh Minh tảo Mộ ông bà cha mẹ.. Tất cả những lệ cúng giổ này đều theo đúng truyền thống và nghi thức tế tự bao đời truyền lại. Ðây cũng là nét đặc trưng của người dân miền biển mặc.



            Trong không khí thiêng liêng ấm áp của Ngày Vu Lan năm nay nơi quê người, khiến cho cõi lòng khô cóng của người lính già thêm tê tái, khi hoài vọng về chốn quê xa, thương tiếc cha mẹ sớm qua đời, không biết bây giờ có còn được yên nghĩ giấc ngàn thu hay đã bị xiêu mồ lạc nấm, từ khi VC chiếm được Bình Thuận vào ngày 19-4-1975.







Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di

Tháng 8-2011

MƯỜNG GIANG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.