Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

Về Thăm Lại Hà Nội

Nguyễn thị Cỏ May

Paris vào tháng 8 vắng dân Paris vì phần lớn đi Hè ở vùng quê, vùng biển hay trên núi . Năm nay ngày lễ Assomption 15 tháng 8 lại nhằm ngày thứ hai làm cho cuối tuần thêm dài ra nên Paris và các thành phố lại càng thêm vắng hơn .

Năm rồi chúng tôi đi viếng Trung Tâm định cư những người Pháp Đông dương hồi hương sau Hiệp định đình chiến Genève 54 tại Thành phố Sainte Livrade sur Lot không nhằm ngày Lễ Hội hằng năm của Trung Tâm . Chúng tôi tới chỉ muốn viếng lại nơi mà trước đây, hơn hai mươi năm, chúng tôi đã có dịp tới thăm qua cho biết .

Cỏ May đã ghi lại cuộc thăm viếng thú vị ấy ở năm rồi qua một loạt 6 bài dưới tựa «Hà nội bên bờ sông Lot». Năm nay, Cỏ May trở lại Hà nội bên bờ sông Lot để gặp lại bà con ở đó, vừa theo dõi sự thay đổi nơi đây, vừa tham dự Lễ Hội truyền thống hằng năm tổ chức vào giửa tháng 8 .

Đường đi không khó …

Từ Paris xuống tới Sainte Livrade sur Lot phải mất lối 600 km lái xe . Vì Pháp đang ban hành chánh sách thắc lưng buộc bụng nên Cỏ May chọn quốc lộ và tỉnh lộ, đôi khi đi theo hương lộ để tránh trả tiển « mải lộ » vì tiền xa lộ rất đắc, hơn cả tiền nhiên liệu tuy xăng giá 1 euro 50 / lit .

Vì người ở Pháp sống bằng giá sanh hoạt quá mắt mỏ như thế mà có người nhìn nhận giá trị kinh tế của người Pháp cao hơn người Mỹ, người Úc tuy về mặt sản xuất có kém hơn .

Vì không dám đi xa lộ nên chúng tôi không đi thẳng tới Sainte Livrade sur Lot mà phải ghé qua nghỉ đêm ở nhà một người bạn ở Thành phố «Núi Người Hồi» . Như vậy chúng tôi chỉ còn cách mục tiêu non 300 km . Sáng hôm sau, người bạn ở «Núi Người Hồi» cùng đi với chúng tôi .

Anh biết rành đường đi ở địa phương vì trước năm 70, anh học ở vùng này và thường len lỏi tới Sainte Livrade để mua rau muống Hà nội và đôi khi, cả Cầy tơ Hải phòng nữa .

Lễ Hội truyền thống hằng năm diển ra vào giửa tháng 8 vì vào tháng Hè « dân làng » trong năm đi làm ăn xa, ngày Hè qui tụ về « cố hương » để đoàn tụ với gia đình, thăm hỏi họ hàng, người làng kẻ nước . Tục lệ này, nếu còn ở Việt nam, sẽ phải được tổ chức vào ngày Tết . Nhưng ở Pháp không thể tổ chức được vào ngày Tết vì thời tiết không thuận lợi và mọi người đang làm việc .

Lễ Hội ở Trung Tâm hồi cư người Pháp Đông dương năm nay cũng như các năm trước diển ra suốt 3 ngày, từ Thứ Bảy 13, Chủ Nhựt 14 và Thứ Hai 15 tháng 8 . Khai Hội hôm Thứ Bảy bàng Lễ tôn giáo : Lễ ở ngôi Quang Minh Tự và ở ngôi giáo đường Các Thánh Tử Đạo Việt nam . Chùa và Nhà thờ là 2 căn nhà ở đầu giải nhà trong Trung Tâm . Trước đây có một ngôi Đền Thánh như ngôi đình làng dành để thờ các Chư Thánh và tới kỳ cúng, các Cụ tổ chức hầu đồng giống như lúc còn ở Miền Bắc Việt nam. Từ vài năm nay, việc cúng lễ này tạm ngưng vì các Cụ hầu đồng lớn tuổi mà chưa có người thay thế. Nghe đâu, năm tới, chương trình xây cất xong những dãy nhà mới thay thế những dãy nhà củ có từ trước Thế Chiến, những nơi thờ tự sẽ được làm lớn rộng ra, người ta sẽ tổ chức lên đồng tại Đền Thánh như trước kia . Con gái của Bà cụ Cazes sẽ nối nghiệp Bà mà đảm trách việc hầu đồng . Hiện nay, Đền Thánh tạm đưa về tư thất của Bà Cụ thờ phượng . Tuy thờ ở tư thất, việc tổ chức thờ phượng rất chu đáo . Hằng năm vào tháng giêng, tháng 7 và tháng chạp, Bà Cụ Cazes đều có tổ chức lễ cúng và có lên đồng cho các cụ quen biết chừng hơn mươi người đến hầu đồng. Bà Cụ năm nay đã 89 tuổi nên không còn ngồi đồng được . Bà chỉ làm lễ khai Phủ, rước chư Thánh .

Từ năm 56 được Chánh phủ Pháp đưa cả gia đình qua định cư ở đây, Bà Cụ Cazes chưa trở về Hà nội . Bà có 17 người con . Người con gái lớn của Bà năm nay 67 tuổi và cậu con trai út được 42 tuổi . Con, cháu, chắc của Bà tất cả hơn một trăm người mà Bà không thể nhớ chính xác là bao nhiêu. Bà Cụ vẫn còn minh mẩn, nói chuyện mạch lạc. Theo Bà vì nhờ hầu đồng mà Chư Thánh phù hộ nên bà được sức khỏe sung mãn và tâm thần tỉnh táo .

Bà tiết lộ với chúng tôi một việc hệ trọng là Chánh quyền Sainte Livrade khi xây cất lại cư xá đã phá bỏ những dảy nhà củ, không đúng với nguyện vọng của các Cụ, lớp người lớn khi tới tái định cư ở đây . Họ muốn Chánh quyền chỉ chỉnh trang lại cho chắc chắn, đủ tiện nghi, mà không thay đổi kiến trúc, nên đêm Bà thấy các Cụ hiện về buồn phiền với Bà . Chuyện các cụ đêm hiện về buồn phiền xảy ra từ lúc công trường xây cất dựng lên cho tới ngày nay .

Lễ Hội làng

Ngày đầu là lễ nhà thờ, cơm trưa với các món ăn thuần túy việt nam . Có thêm gian hàng bán các món ăn việt nam cho khách tới trể hoặc không kịp đặt chổ trước . Tối đến, ca nhạc ở sân khấu ngoài trời và khiêu vũ . Hôm thứ hai, 10 giờ sáng làm lễ ở chùa . Sau lễ có phát quà cho mọi người có mặt tham dự lễ không khỏi làm nhớ lại lễ cúng Rằm tháng bảy ở Việt nam . Cúng xong, người ta phát quà bằng các thứ bánh : bánh cấp, bánh cúng, bánh bò, bánh qui, bánh chuối, trái cây,…cho phần đông là trẻ con, gọi là « xả giàn » hay « phá giàn » . Buổi chiều, Đại diện Ban Tổ chức hướng dẩn khách đi thăm viếng Trung tâm với lời giải thích rõ từng chi tiết .

Anh Robert, người trước kia ở đây, chỉ cho chúng tôi xem vài căn nhà trong những dảy nhà của Trung tâm, dân tại đây vẫn còn quen gọi « Căn » ( Camp = Trại ) có mái nhỏ che cửa ra vào và bải cỏ rào lại trong lúc những căn nhà khác không có những thứ này. Đó là nhà của nhơn viên quản lý Trại . Họ được nhiều quyền lợi mà những người hồi cư bình thường không thể có được . Hơn nữa những gia đình hồi cư hằng ngày cơm không đủ ăn vì trợ cấp quá thấp . Đàn bà và trẻ con phải hái đậu, lặc đậu để kiếm thêm chút tiền phụ thêm bửa ăn hằng ngày . Nước xài, vệ sinh, …chung cho cả dảy nhà đều ở bên ngoài . Sưởi không đủ ấm nên vào mùa lạnh, mọi người ở trong nhà đều phải mặc thêm áo lạnh như lúc đi ra ngoài .

Chiều đến, ca nhạc, vũ ngoài trời . Chúng tôi theo đoàn người vào viếng nhà thờ . Chúng tôi dừng lại trước tượng Đức Mẹ cùng với nhiều người, có cả người Pháp để xem ảnh đức Mẹ và cái khung ảnh có giềng màu cờ Việt nam . Anh Daniel, người hướng dẩn, chỉ cho mọi người biết đây là cờ Miền Nam Việt nam, khác với cờ đỏ sao vàng của Miền Bắc . Chúng tôi vội nói « đây là cờ Việt nam từ Bắc tới Nam có từ lúc cờ đỏ sao vàng còn ẩn núp trong rừng rậm ở Bắc việt và đã được hơn ba mươi quốc gia nhìn nhận ».

Qua ngày thứ ba, có nhiều cuộc chơi cộng đồng rất vui đầy hứng thú cho đông đảo khán giả như biểu diển võ thuật, bóng chuyền, múa lân, thi đánh quả cầu sắt (Pétanque) . Hôm nào cũng có hàng quán bán thức ăn thuần túy việt nam .

Trong ngày thứ ba, có thêm gian hàng bán sách của Bà Dominique Roland . Sách được tác giả ký cho người mua sách . Bà Dominique Roland đang giảng dạy tại Viện Quốc gia Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương mà giới sinh viên quen gọi Trường Langues O, tọa lạc tại đường Đại Học ( Rue Université ), Quận VI Paris .

Những người mang hai dòng máu

Bà Dominique Roland có mẹ là người việt nam quê ở Hà Tây . Cho tới nay đã ngoài năm mươi mà Bà luôn để tâm đi tìm mẹ, người thân bên mẹ . Cách nay vài năm, Bà đã về Hà Tây, tìm được vài người biết mẹ của Bà nhưng tông tích mẹ hiện còn sống hay đã mất . Và ở đâu ? Đó là những điều Bà đang ôm ắp mà chưa có ánh sáng . Trong sách kể chuyện Bà đi Việt nam, tự nhiên bà viết «Tôi về Hà nôi … » . Bà viết mà không hề để ý là Bà đã viết «Bà về», chớ không phải «Bà đi hay đến Hà nội». Vì tự nhiên Bà viết bằng con tim mang giòng máu Việt nam mà thường Bà không ý thức .

Cũng cùng hoàn cảnh người mang hai dòng máu, Ông Patrick, Bác sĩ Y khoa, còn trẻ, có đứa con trai nhỏ . Ông đặt tên cho con là « Tuấn » để nhắc nhở nó có nguồn gốc Việt nam . Cha của Ông cắt đứt mọi liên hệ huyết thống của Ông, đó là điều làm Ông buồn phiền không ít . Khi biết Patrick là Bác sĩ và đặt tên con với cái tên việt nam, Cỏ May tự lấy làm xấu hổ vì nhận người qua bề ngoài tuy vẫn biết «chiếc áo không làn nên thầy tu». Patrick mặc chiếc áo thung 3 lổ, quần thủy quân lục chiến và đầu cạo trọc, chừa lại cái bính dài buông ra sao ót . Chắc không riêng gì Cỏ May, thử hỏi có ai nghĩ đây là một vị Bác sĩ Y khoa hay không ?

Rồi khi thoạt trông thấy Bà Dominique Roland từ xa tới, Cỏ May không có thể nghĩ đây là một giảng sư Đại Học và tác giả vài quyển sách biên khảo khoa học . Bà mặc chiếc T-Shirt cũ mèm, trước ngực in bông hoa với màu sắc diêm dúa . Hai bàn tay của Bà không còn một ngón nào trống vì đầy nhửng chiếc nhẩn màu trắng như bạc, to cợm . Hai cổ tay của Bà đầy những dây xiềng, lòi tói . Khi Bà tới trước mặt, người bạn của Cỏ May nhận ra và nói chuyện . Thoáng nghe Bà nói chuyện, Cỏ May ngạc nhiên sao Bà này có thể có những lời nói có vẻ « có học » như vậy . Ngưòi bạn của Cỏ May bèn giới thiệu Bà Dominique để nhắc lại Bà quen biết Cù Huy Cận, Cù Huy Hà Vũ lúc ở Huế, biết Trân văn Khê lúc ở Hà nội . Huy Cận là bạn học với mẹ của Bà và là cùng học trò của Ông ngoại của Bà ở Quốc Học, ông Charles Harter .

Chúng tôi mở rộng câu chuyện với Bà Roland về tình hình Việt nam ngày nay để nghe nhận xét của Bà . Theo Bà thì những người lãnh đạo ngày nay đều dốt nát và du côn ( Bà dùng tiếng voyous ) . Trong lúc đó thanh niên học xong, có đứa có trình độ Tú Tài + 5 ( 5 năm Đại Học ) lại thất nghiệp hoặc phải chấp nhận làm những công việc dưới khả năng rất nhiều, với đồng lương chết đói . Đây là những trái bom nổ chậm ở Việt nam ngày nay . Nhận xét của Bà Roland lại trùng hợp với suy nghĩ của ký giả Mỹ Peter Coy . Trong một bài báo, Ký giả Peter Coy viết « Trong những cuộc cách mạng đang xẩy ra ở Trung Đông và Bắc Phi, lớp người trẻ đóng một vai trò chủ yếu. Tuổi trẻ có học, có lý tưởng, thất nghiệp và bất mãn là những động cơ thúc đẩy họ hành động. Khát vọng chung của lớp người trẻ là có việc làm và được tự do. Những hiện tượng tuổi trẻ biểu tình, phản đối Chánh phủ, không chỉ xẩy ra ở Tunisia, Ai Cập, Yemen, Syria, v.v. mà xảy ra ở khắp mọi nơi, kể cả ở những nước giầu có. Thí dụ theo số thống kê của OCDE, tỉ lệ thất nghiệp của người trẻ ở Mỹ là 17.6% vào năm 2009, ở Pháp là 22.8%, Thủy Điện 25%, và Tây Ban Nha 37.9%. Tại những quốc gia này, thanh niên cũng biểu tình đòi chính quyền giải quyết tình trạng thất nghiệp. Thông thường ôn hòa, nhưng đôi khi xẩy ra những cuộc xô xát dữ dội với cảnh sát.

Ở Việt Nam, tỉ lệ thất nghiệp tương đối thấp và ở vào mức 2.9% trong năm 2010. Nhưng tỉ lệ thất nghiệp của lớp người trẻ thông thường cao hơn gấp đôi tỉ lệ thất nghiệp cho cả nước, tức là vào khoảng 6%. Theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, ba nhóm tuổi 15-19, 20-24, và 25-29 là những nhóm có dân số cao nhất ở Việt Nam với tỉ lệ trên tổng số dân lần lượt là 10.2%, 9.2%, và 8.9%, tổng cộng của ba nhóm là 28.3%. Việt Nam cũng sẽ phải đối phó với những rối loạn xã hội bắt đầu từ lớp người trẻ, nếu tình trạng kinh tế suy thoái nghiêm trọng và nạn thất nghiệp tăng. Tình hình ở Bắc Phi và Trung Đông hiện nay là những bài học cho Việt Nam … » ( Nguyễn Quốc Khải dịch - phổ biến trên Internet ).

Năm tới, Trung Tâm Sainte Livrade sur Lot sẽ hoàn tât chương trình xây cất mới . Những người lớn tuổi ở trong «Căn» yêu cầu Chánh quyền cho giử lại 4 dảy nhà trong nguyên trạng nhưng được chỉnh trang để làm nơi kỷ niệm . 1600 người, năm 1956, từ bỏ nhà cửa, của cải lại Hà nội để «hồi hương» . Có người có đủ gia đình nhưng cũng có khá đông chỉ mẹ góa, con côi năm bảy đứa . Họ là người Việt nam có chồng người Pháp là lính hay viên chức chánh phủ Pháp . Có khi họ là những phụ nữ hai dòng máu « hồi hương » về quê Mẹ . Nhưng thân phận của họ đầy cay nghiệt . Chánh phủ Pháp đem họ hồi hương, nhưng tới đất Mẹ lại bỏ họ sống lây lất ở đó cho đến hết cuộc đời . Gốc gác Việt nam thì không biết nơi nào phía bên kia Đại dương . Nội không nhìn, ngoại thất lạc ! Từ năm 1956 cho tới nay, tất cả đều không lãnh được phụ cấp như những người Pháp hay á-rặp từ Algérie về Pháp sau năm 1962 . Hoàn cảnh giống nhau, nhưng sự đối xử của Chánh phủ Pháp đối với họ không giống nhau . Còn bạc đải nữa .

Với những người Việt nam ở đây, nơi này là quê hương của họ . Là Hà nội của họ . Nhiều Bà Cụ còn giử răng đen, còn vấn tóc, là để bảo vệ điều các Cụ mang theo được.

Cũng giống như người ở Miền nam, sau 30/04/75, chạy được ra hải ngoại, bỏ lại mọi thứ ở Việt nam, chỉ mang theo được cái Tự Do và Dân chủ .

Chúng tôi không nghe nói những người ở đây chạy theo chánh sách « hòa hợp » của Việt cộng như một số người ở Miền nam ngày nay . Và ở đây, cho tới nay, chưa có một tên VC lớn, VC con men tới hoạt động . Như ở Paris, như ở Úc, như ở Mỹ hay Canada .

Nguyễn thị Cỏ May

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.