Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Phát minh "đời đầu" của vũ khí

Hỏa thương, tàu ngầm hiệu "con rùa", xe tăng bọc giáp... được coi là cơ sở cho những mẫu vũ khí ngày nay.
Không phải ai cũng biết rằng, một số vũ khí mà chúng ta nhìn thấy ngày nay thực tế đã từng tồn tại từ trước đó rất lâu. Hãy cùng quay ngược thời gian và xem tiền thân của một số vũ khí "quái chiêu" thời xưa như thế nào…

1. Hỏa thương - "anh cả" của các loại súng

Các loại súng có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội loài người và đã tồn tại hàng trăm năm trong lịch sử. Tổ tiên sớm nhất của súng là hỏa thương. 

Chữ “thương” ban đầu là vũ khí chính của bộ binh, có cán dài như giáo, dùng để đâm hay đập. Sau đó, người ta đã bổ sung một ống lửa nhỏ gắn trên “thương”. Từ đó, một loại vũ khí mới ra đời và được gọi là: hỏa thương.

Phát minh "đời đầu" của vũ khí quái chiêu thời hiện đại 1
Minh họa đầu tiên của thương lửa và lựu đạn (phía trên bên phải) vào thế kỷ X.

Những bức tranh và sách cổ cho thấy, từ thế kỷ X, hỏa thương đã được sử dụng trong các trận chiến, sau đó hỏa thương "phổ biến" rộng rãi trong khoảng thời gian đời nhà Tống (960-1279).

Loại vũ khí này là một ống nhỏ có bầu đựng thuốc súng và nòng súng, khai hỏa bằng cách châm ngòi dẫn. Đuôi hỏa thương có lỗ tra cán có thể gắn lên các loại vũ khí như giáo, mác…

Phát minh "đời đầu" của vũ khí quái chiêu thời hiện đại 2
Một loại hỏa thương vào thế kỷ XIV.

Loại súng này rất yếu, thời gian chuẩn bị bắn lâu và chỉ có thể bắn trúng mục tiêu ở cự ly rất gần. Vì vậy, lúc này “súng” ít được dùng do hiệu quả thấp. Người ta vẫn chủ yếu dùng “thương” trong chiến đấu. Dần dần, lưỡi thương còn lại là lưỡi lê của súng trường. Trái lại, cái ống lửa lại phát triển thành vũ khí chính.

Vào thế kỷ XV, người ta đã tạo hệ thống kích nổ cho các loại súng gọi là chốt. Mở đầu cho sự phát triển của các loại súng cầm tay đầu tiên.

2. Xe tăng bọc giáp

Một trong những thiết kế xe tăng đầu tiên của nhân loại thuộc về Leonardo da Vinci (1452 - 1519). Đây cũng chính là một trong những phát minh vĩ đại nhất của ông.

Phát minh "đời đầu" của vũ khí quái chiêu thời hiện đại 3
Da Vinci đã đề xuất một ý tưởng về cỗ máy chiến tranh siêu hạng - cỗ xe tăng bọc thép với Ludovico Sforza - Công tước của Milan. Chiếc xe tăng bọc thép được chạy bởi sức của 8 người đàn ông. Cỗ máy có hình dạng thiết kế giống mai rùa, được trang bị 36 khẩu súng ở bên trong.

Phát minh "đời đầu" của vũ khí quái chiêu thời hiện đại 4

Nó vận hành bằng những chiếc bánh liên kết với nhau, để có thể cùng tiến hoặc cùng lùi. Những người bên trong được bảo vệ bởi lớp vỏ chắc chắn bên ngoài vì thế, họ có thể di chuyển bằng tốc độ đi bộ vào giữa trận chiến mà không bị bất kì thương tổn nào. Những chiếc súng có thể bắn ở mọi hướng sẽ gây ra thiệt hại tối đa cho quân địch.

Phát minh "đời đầu" của vũ khí quái chiêu thời hiện đại 5

Tuy nhiên, mẫu vẽ xe tăng bọc giáp trong quyển sổ tay của Da Vinci chứa một sai sót: trục di chuyển ở bánh trước bị ngược hướng với trục di chuyển ở bánh sau. 

Phát minh "đời đầu" của vũ khí quái chiêu thời hiện đại 6

Gần như chiếc xe tăng chỉ là bản thiết kế trên giấy, nó hoàn toàn không di chuyển được. Với trí thông minh của ông, việc mắc phải những lỗi này là điều không thể. 

Phát minh "đời đầu" của vũ khí quái chiêu thời hiện đại 7

Người ta đưa ra giả thuyết rằng, thực tế Da Vinci không muốn những cỗ máy chiến tranh này được tạo thành hoặc mẫu thiết kế đó rơi vào tay kẻ thù. Vì vậy, ông thiết kế chúng không thể di chuyển được để không ai có thể tạo ra chiếc xe tăng này ngoài chính ông.

3. Tàu ngầm hiệu “con rùa”

Sự quan tâm của con người đối với tàu ngầm ngày một lớn. Cho đến năm 1727, chỉ tính riêng ở Anh đã có khoảng 14 công trình sáng chế tàu ngầm được cấp bằng phát minh.

Phát minh "đời đầu" của vũ khí quái chiêu thời hiện đại 8
Tuy nhiên, chiếc tàu ngầm tham gia tác chiến dưới nước sớm nhất trên thế giới lại là một chiếc tàu ngầm siêu nhỏ có biệt hiệu "con rùa" (The Turtle) do David Bushnell (1740 - 1824) - một người Mỹ thiết kế ra vào năm 1776. Đây là chiếc tàu ngầm đã tham gia vào cuộc chiến giành độc lập của Mỹ.

Phát minh "đời đầu" của vũ khí quái chiêu thời hiện đại 9

Chiếc tàu ngầm có cái tên độc đáo này được chế tạo từ gỗ cây cao su, cao khoảng 2m, rộng gần 1m, hình dáng giống một quả trứng ngỗng to có đầu nhọn quay xuống dưới. 

Trên tàu có lắp đặt hai ống thông khí. Ống thông khí tiến hành trao đổi khí thông qua phao nổi, khi thân tàu nổi lên sẽ tự động mở ra, khi thân tàu chìm xuống lại tự động đóng lại.

Phát minh "đời đầu" của vũ khí quái chiêu thời hiện đại 10

Một lần, “con rùa” nhăm nhe đánh chìm tàu quân sự của Anh khi buộc một khối lượng thuốc súng vào đuôi tàu. Nhưng sự việc đã không diễn ra như người ta mong muốn, khối thuốc nổ đã không hoạt động.

Phát minh "đời đầu" của vũ khí quái chiêu thời hiện đại 11

Một thời gian ngắn sau, "con rùa" nhanh chóng bị bỏ rơi. Mặc dù không đạt được thành công như mong đợi nhưng mẫu thiết kế này đã đóng góp công lớn trong việc hình thành nên những mẫu thiết kế tàu ngầm hiện đại ngày nay.

Lính thủy, sưu tầm,
Nguồn: P.B - theo màn ảnh sân khấu.

* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Weirdworm, History of War, Wikipedia...
Source Internet.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.