“Thật sai lầm khi lúc nào ta cũng luôn nghĩ người khác hạnh phúc hơn ta.”
Yiddish
Rachel chuẩn bị bước sang tuổi 35. Những dịp sinh nhật ở tuổi này thường là lúc mỗi người tự nhìn lại mình. Vâng! Rachel nghĩ, ở độ tuổi này, cô đang có một công việc, một người chồng và một đứa con. Trong khi đó, cô bạn Lana của cô thì hoàn toàn khác. Cô ấy có một sự nghiệp tiến triển nhanh chóng và trở thành một người giàu có, nổi tiếng trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình.
Rachel đã tâm sự với tôi: “Khi nhìn thấy Lana như vậy, em có cảm giác như mình là một kẻ thất bại. Em sẽ chẳng bao giờ đạt được những thành công như cô ấy”. Sau đó ít lâu, vợ chồng Rachel mời tôi đến dự bữa tối cùng họ. Ở đấy, tôi gặp Lana. Chúng tôi có dịp ngồi trò chuyện về cuộc sống. Lana nói với tôi: “Chị biết không, nhiều lúc em rất buồn. Ước gì em được như Rachel, có một gia đình đầm ấm và một đứa con kháu khỉnh để em được chăm sóc…”.
Thế đấy! Chúng ta thường cứ mải nhìn vào người khác rồi nghĩ rằng họ hạnh phúc hơn mình rất nhiều, trong khi chúng ta đâu biết rằng, chính họ lại đang rất khao khát những gì mà chúng ta đang có, nhưng nào có được đâu! Thế thì, một thái độ sống đúng đắn nhất là hãy sáng suốt nhận ra mình đang hạnh phúc như thế nào, và hãy tận hưởng những gì mình đang có, hơn là so sánh một cách vô lý với người khác.
Đáng buồn là thói quen “đứng núi này trông núi nọ” khá phổ biến ở nhiều người. Nó khiến chúng ta chỉ nhìn thấy những bất lợi, khó khăn trong hoàn cảnh sống của mình rồi nghiêm trọng hóa chúng lên. Bên cạnh đó, chúng ta cũng hay để tâm đến cái vỏ thuận lợi bề ngoài của người khác rồi tô vẽ thêm, phóng đại thêm. Chúng ta đâu biết khi làm như vậy là đã tự phá hỏng rất nhiều niềm hạnh phúc của chính mình. Tôi đã nghiệm ra rằng, thật là vô ích khi cứ mất công so sánh một cách vô lý hoàn cảnh sống của ta với hoàn cảnh sống của người khác.
Rachel đã tâm sự với tôi: “Khi nhìn thấy Lana như vậy, em có cảm giác như mình là một kẻ thất bại. Em sẽ chẳng bao giờ đạt được những thành công như cô ấy”. Sau đó ít lâu, vợ chồng Rachel mời tôi đến dự bữa tối cùng họ. Ở đấy, tôi gặp Lana. Chúng tôi có dịp ngồi trò chuyện về cuộc sống. Lana nói với tôi: “Chị biết không, nhiều lúc em rất buồn. Ước gì em được như Rachel, có một gia đình đầm ấm và một đứa con kháu khỉnh để em được chăm sóc…”.
Thế đấy! Chúng ta thường cứ mải nhìn vào người khác rồi nghĩ rằng họ hạnh phúc hơn mình rất nhiều, trong khi chúng ta đâu biết rằng, chính họ lại đang rất khao khát những gì mà chúng ta đang có, nhưng nào có được đâu! Thế thì, một thái độ sống đúng đắn nhất là hãy sáng suốt nhận ra mình đang hạnh phúc như thế nào, và hãy tận hưởng những gì mình đang có, hơn là so sánh một cách vô lý với người khác.
Đáng buồn là thói quen “đứng núi này trông núi nọ” khá phổ biến ở nhiều người. Nó khiến chúng ta chỉ nhìn thấy những bất lợi, khó khăn trong hoàn cảnh sống của mình rồi nghiêm trọng hóa chúng lên. Bên cạnh đó, chúng ta cũng hay để tâm đến cái vỏ thuận lợi bề ngoài của người khác rồi tô vẽ thêm, phóng đại thêm. Chúng ta đâu biết khi làm như vậy là đã tự phá hỏng rất nhiều niềm hạnh phúc của chính mình. Tôi đã nghiệm ra rằng, thật là vô ích khi cứ mất công so sánh một cách vô lý hoàn cảnh sống của ta với hoàn cảnh sống của người khác.
Đứng núi này - Trông núi nọ
Có hai cách để tránh thói quen so sánh vô lý đó. Thứ nhất, phải thường xuyên tự hỏi: “Mình là ai?”. Một người bạn của tôi cứ hay so sánh mình với những nữ tỷ phú. Tôi đã nói cho cô ấy hiểu rằng, chỉ có khoảng 5% phụ nữ ở Mỹ mới có thể đứng trong những người giàu có đó mà thôi, còn lại hầu như phụ nữ trên khắp hành tinh này đều là những người có mức thu nhập và cuộc sống bình thường. Phải tự biết được giá trị của mình thì mới có thể tránh được sự so sánh với bản thân mình. Chính cách nhìn mới mẻ này đã giúp cô ấy tránh được những muộn phiền không đáng có và sống hạnh phúc hơn.
Nhiều người khuyên rằng, phải biết nhìn xuống những người kém may mắn hơn để thấy rằng mình vẫn còn may mắn và hạnh phúc! Lời khuyên đó thật sáng suốt, vì nó giúp ta biết nghĩ đến người khác, đồng cảm với những hoàn cảnh cùng khổ hơn là chỉ biết so sánh một cách vô lý để rồi chẳng bao giờ thỏa mãn được lòng tham của mình.
Có một ông A nọ nói với ông B rằng: “Tôi lấy làm mừng vì tôi không phải lo lắng quá nhiều về việc kiếm tiền như ông C, ông D,…”. Ông B nghe vậy liền bảo: “Tôi thì ước gì mình có thể kiếm được nhiều tiền như ông C ông D,…”. Bạn hãy thử đoán xem, người nào có cuộc sống hạnh phúc hơn? Rõ ràng ông A là người cảm thấy mãn nguyện trong cuộc sống hơn.
Cũng vì thói ghen tỵ mà một số người có thái độ ứng xử rất vô lý. Thấy có người mặc một cái áo đẹp giống như mình, họ tỏ vẻ khó chịu. Thấy người khác mua sắm được một vật dụng hay một tiện nghi mới nào, họ cũng săm soi để ý. Rõ ràng, đó là một thói quen ứng xử kỳ quặc! Bỏ tật ghen tỵ đi, chúng ta sẽ biết quan tâm đến những đau khổ của người khác, giúp đỡ họ, tự nguyện tìm cách giảm thiểu hố sâu ngăn cách giữa người với người trong cuộc sống. Và khi sống được như vậy, cuộc đời ta nhất định sẽ có những thay đổi đáng kể và cuộc sống của người khác cũng sẽ được thay đổi đáng kể.
Cách thứ hai để tránh thói quen so sánh với người khác, đó là: chúng ta hãy thành thật khi nói về cuộc sống của chính mình. Nhiều người mắc bệnh than thở mỗi khi có ai đó hỏi về cuộc sống của mình. Nào là “Dạo này tôi khó khăn quá!”, “Không biết rồi sẽ sống làm sao đây?”, “Kiếm tiền khó lắm!”, “Không biết bao giờ cuộc sống mới tạm ổn định”,… Những câu than thở như thế vô tình làm cho ta lúc nào cũng nghĩ hoàn cảnh của người khác luôn thuận lợi hơn mình, và mình thì bao giờ cũng kém may mắn và vất vả hơn người khác. Suy nghĩ đó thật tai hại cho ta trong cảm nhận hạnh phúc cuộc sống. Một số người khác, trái lại, lúc nào cũng tìm cách che đậy, hoặc khoác lác về những điều họ không hề có. Chẳng hạn, khi có ai hỏi về tình hình công việc, họ luôn nói: “Tuyệt vời! Mọi chuyện tốt lắm!”. Cách nói này dùng để tự động viên mình thì không sao, nhưng khi được sử dụng trong giao tiếp xã hội nhiều quá, lâu dần sẽ tạo thành thói quen, làm cho chúng ta chẳng bao giờ dám thú nhận là mình đang gặp khó khăn. Cho nên, khi phải đương đầu với khó khăn, chính thái độ thành thật, chia sẻ với những người mà mình tin tưởng, sẽ khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn. Đừng bao giờ quên rằng, cuộc sống luôn chứa đựng cả thuận lợi và khó khăn, cả hạnh phúc và buồn khổ. Do đó hãy đón nhận nó! Cuộc đời mỗi người như một dòng sông không ngừng chảy, không ngừng biến đổi theo hoàn cảnh và thời gian. Điều kiện thuận lợi không phải lúc nào cũng sẵn có, và hoàn cảnh bất lợi không phải là không thay đổi được. Chúng ta phải hiểu điều đó để có một thái độ sống thích hợp, đừng bao giờ so sánh hay ghen tỵ một cách vô lý với người khác.
Việc đọc tiểu thuyết tình cảm sướt mướt hay những tạp chí lá cải về thời trang, điện ảnh… cũng ảnh hưởng rất tai hại cho chúng ta trong việc tìm kiếm một cuộc sống hạnh phúc. Những mối tình lãng mạn đẹp như mơ, những câu chuyện đồn thổi về các ngôi sao ca nhạc, minh tinh màn bạc, những chuyện thêu dệt về cuộc sống đời tư của họ… làm cho nhiều bạn trẻ lầm tưởng rằng các “ngôi sao” ấy luôn là những người may mắn và hạnh phúc hơn mình. Một số người thường hay so sánh bản thân mình với sự giàu có, nổi tiếng của các “ngôi sao”, để rồi cảm thấy mình sao mà tầm thường, nhỏ bé, bất hạnh đến thế! Lại có những bạn trẻ cố tìm cách bắt chước kiểu tóc, kiểu ăn mặc, dáng đi đứng của “thần tượng” mà không biết rằng, rất nhiều “ngôi sao” cũng mong có được một cuộc sống giản dị, bình yên, cũng khao khát một tình yêu đích thực như bao người bình thường khác.
Tóm lại, thêm một bí quyết nữa để bạn sống hạnh phúc, đó là: Hãy biết quan tâm đến những người bất hạnh hơn mình, luôn ý thức được giá trị của bản thân cùng với những gì mình đang có, thưởng thức cuộc sống của mình và tuyệt đối không bao giờ so sánh một cách vô lý với người khác.
Lính Thuỷ sưu tầm.
Source Internet.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.