Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Khi Kim Dung thay Lỗ Tấn

Nói Lỗ Tấn rời học đường, chỉ có nghĩa là hệ thông tiểu học và trung học Trung Quốc không còn muốn thấy có tên Lỗ Tấn, nhà văn tranh đấu cho dân nghèo đời thường, xuất hiện trong trí não trẻ em Trung Quốc.Cũng y hệt như hoàn cảnh hiện nay tại VN, chính phủ CSVN đẩy các nhà văn có suy nghĩ đôc lập ra khỏi Hội Nhà Văn...
Người được Bộ Giáo Dục TQ cho thay thế Lỗ Tấn trong sách giáó khoa là nhà văn Kim Dung, và tác phẩm thay cho Ả Q Chính Truyện trong học trình trẻ em TQ là cuốn truyện võ hiệp Tuyết Sơn Phi Hồ của Kim Dung.
Trong tuần này có một ngày là sinh nhật của nhà văn Lỗ Tấn. Ông sinh ngày 25 tháng 9, 1881 tại Triết Giang, Trung Quốc. Mất ngày 19 tháng 10, 1936 (nghĩa là thọ 55 tuổi). Theo thông tin trên Wikipedia, Lỗ Tấn được giới nghiên cứu văn chương coi là người đặt nền móng cho văn chương hiện đại Trung Quốc và là bậc thầy của thể loại truyện ngắn. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là AQ chính truyện.
Lỗ Tấn tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi tên là Chu Thụ Nhân bút danh Lỗ Tấn, sinh ngày 25 tháng 9 năm 1881 tại huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang trong một gia đình quan lại đã sa sút. Cha của ông là Chu Bá Nghi đỗ tú tài nhưng không được ra làm quan, bị bệnh mất sớm. Mẹ của ông là Lỗ Thụy. Bà đã sớm có ảnh hưởng đến khả năng văn chương của Lỗ Tấn qua việc bà kể cho ông nghe nhiều truyện cổ dân gian. Lỗ Tấn là bút danh ông lấy từ họ mẹ "Lỗ". Thuở nhỏ ông thường đi học muộn, ông đã tự tay cầm dao thích chữ Tấn (tấn hành-đi nhanh lên) trên mặt bàn học để nhắc nhở bản thân phải nhanh nhẹn khẩn trương. Chính vì vậy sau này khi viết văn ông đã lấy bút danh là Lỗ Tấn.
Năm 1899, ông đến Nam Kinh theo học ở Thủy sư học đường (trường đào tạo nhân viên hàng hải). Hai năm sau, ông thi vào trường Khoáng lộ học đường (đào tạo kỹ sư mỏ địa chất). Năm 1902, Lỗ Tấn du học Nhật Bản, tại đây ông tham gia Quang Phục hội, một tổ chức yêu nước của người Trung Quốc.
Sau hai năm học tiếng Nhật, năm 1904, ông chính thức vào học ngành y ở trường Đại học Tiên Đài. Năm 1906, ông thôi học và bắt đầu hoạt động văn nghệ bằng việc dịch và viết một số tiểu luận giới thiệu các tác phẩm văn học châu Âu như thơ Puskin, tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Jules Verne. Năm 1909, vì hoàn cảnh gia đình, Lỗ Tấn trở về Trung Quốc. Ông dạy ở trường trung học Thiệu Hưng và có làm hiệu trưởng trường sư phạm Thiệu Hưng một thời gian. Từ 1920 đến 1925, Lỗ Tấn làm việc tại các trường Đại học Bắc Kinh, Cao đẳng Sư phạm Bắc Kinh và Đại học nữ Sư phạm Bắc Kinh. Năm 1926, ông tới Hạ Môn (tỉnh Phúc Kiến) và làm việc tại trường Đại học Hạ Môn. Đầu năm 1927, Lỗ Tấn đến Quảng Châu, làm trưởng phòng giáo vụ kiêm chủ nhiệm khoa văn của trường Đại học Trung Sơn. Tháng 10 năm 1927, ông rời Quảng Châu tới Thượng Hải. Ông mất ngày 19 tháng 10 năm 1936.
Lỗ Tấn rất ưa thích các tác phẩm của Nikolai Gogol. Năm 1918, truyện ngắn đầu tay của Lỗ Tấn là Nhật kí người điên lần đầu tiên được in trên tờ Thanh niên mới số tháng 5-1918, truyện được lấy tên dựa theo truyện ngắn Nhật ký của một người điên của Gogol. Từ 1918 đến 1927, Lỗ Tấn viết nhiều truyện ngắn và tạp văn. Về truyện ngắn có 2 tập: Gào thét (14 truyện) và Bàng hoàng (11 truyện). Về tạp văn có 7 tập. Giai đoạn từ 1928 đến khi mất, ông viết tập truyện ngắn Chuyện cũ viết lại (gồm 8 truyện) và 9 tập tạp văn. Ngoài ra, ông còn dịch nhiều tác phẩm văn học thế giới ra tiếng Trung. Trong số các tác phẩm truyện ngắn của ông, truyện ngắn "Thuốc" có nét đặc sắc và chiều sâu.
Lỗ Tấn nổi tiếng với câu thường đươc trích dẫn: “Mở lịch sử ra tra cứu… Chỉ thấy trên mỗi tờ giấy viết xiêu xiêu những chữ nhân, nghĩa, đạo đức … mà nhìn thấu đến giữa những dòng chữ thì ra cả cuốn đều chép rặt có ba chữ: "Ăn thịt người"….”
Nổi tiếng nhất của lỗ Tấn là AQ chính truyện -- truyện vừa duy nhất của Lỗ Tấn được đăng tải lần đầu trên "Thần báo phó san" ở Bắc Kinh trong khoảng thời gian từ 4 tháng 12, 1921 đến 12 tháng 2, 1922. Sau đó truyện được in trong tuyển tập truyện ngắn "Gào thét" (呐喊, Nahan) năm 1923 và là truyện dài nhất trong tuyển tập này. Tác phẩm này thường được coi là một kiệt tác của Văn học Trung Quốc hiện đại; nó cũng được coi là tác phẩm đầu tiên viết bằng bạch thoại văn sau phong trào Ngũ Tứ (1919) tại Trung Quốc.
Câu chuyện kể lại cuộc phiêu lưu của A Q, một anh chàng thuộc tầng lớp bần nông ít học và không có nghề nghiệp ổn định. A Q nổi tiếng vì phương pháp thắng lợi tinh thần. Ví dụ như mỗi khi anh bị đánh thì anh lại cứ nghĩ "chúng đang đánh bố của chúng". AQ có nhiều tình huống lý luận đến "điên khùng". A Q hay bắt nạt kẻ kém may mắn hơn mình nhưng lại sợ hãi trước những kẻ hơn mình về địa vị, quyền lực hoặc sức mạnh. Anh ta tự thuyết phục bản thân rằng mình có tinh thần cao cả so với những kẻ áp bức mình ngay trong khi anh ta phải chịu đựng sự bạo ngược và áp bức của chúng. Lỗ Tấn đã cho thấy những sai lầm cực đoan của A Q, đó cũng là biểu hiện của tính cách dân tộc Trung Hoa thời bấy giờ. Kết thúc tác phẩm, hình ảnh A Q bị đưa ra pháp trường vì một tội nhỏ cũng thật là sâu sắc và châm biếm. Than ôi, viết như thế, mới bị đẩy ra khỏi học trình...
Chính thức, kể từ năm 2009, nhiều trường trung học ở thủ đô Bắc Kinh thay "AQ chính truyện" của Lỗ Tấn bằng tiểu thuyết võ hiệp "Tuyết sơn phi hồ" của Kim Dung, nhiều người buồn phiền, nhiều người nổi giận. Lý do vì truyện kiếm hiệp Kim Dung chỉ là giải trí, thuần tưởng tượng...
Tại sao gạt bỏ sách Lỗ Tấn ra khỏi sách giáo khoa? Vì những gì Lỗ Tấn chỉ trích bây giờ trở thành đức tính của nhiều cán bộ. Chính phủ TQ chỉ muốn dân đọc sách để giải trí, chớ hề nghĩ tới chuyện đọc sách để cứu nước.


Trần Khải

Source Internet.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.