3 Ngày Tết hay đi coi hát cải lương ở đây! Nhưng Bạn có biết :
Rạp Hưng Đạo ngày xưa của ai không?
Năm 1940 tại góc đường Général Marchand và Gallieni (Nguyễn C...ư Trinh và Trần Hưng Đạo ngày nay) thường ngày vẫn có một cậu con trai khoảng 18 - 20 tuổi ngồi cặm cụi sửa vá xe đạp bên vệ đường. Thời đó người dân chính gốc thành phố còn thất nghiệp dài dài, nói chi đến những dân nhập cư từ tỉnh thành xa, do đó người ta xem việc một thanh niên sửa xe như vậy là chuyện bình thường.
Những người lui tới con đường đó, đặc biệt là những khách hàng từng đôi ba lần xe đến sửa xe ấy là một chàng trai hiền hậu, dễ thương, lại chăm chỉ, cẩn thận. Xe hư đâu sửa đó, đảm bảo chất lượng, tiền công vừa phải, đôi khi với những khách hàng già cậu ta còn tự nguyện sửa miễn phí “để làm quen”. Lâu dần, khách hàng càng lúc càng đông, thậm chí có người bị hư xe ở xa cũng ráng dẫn bộ tới, để cậu sửa. Chàng trai ấy tên là Niệm.
Một năm sau ngày ra nghề, người ta thấy chỗ bức tường phía sau lưng anh thợ sửa xe ngồi, có treo lủng lẳng vài chiếc vỏ, ruột xe đạp, cùng với một ít những phụ tùng khác. Anh giải thích “Để khi nào khách có cần thì mình thay cho tiện”. Thời đó không có chợ phụ tùng hoặc các loại phụ tùng xe được bày bán khắp nơi như ngày nay, cho nên việc phục vụ linh hoạt của cậu Niệm được bà con ủng hộ. Hai năm sau, khách hàng nhìn thấy có thêm một hai chiếc xe đạp lắp ráp hoàn chỉnh dựng ở đó. Cậu Niệm lại giới thiệu “Nhân tiện ráp sẵn, nếu bà con nào có cần thì mình nhường lại, giá phải chăng”. Tất nhiên, bởi sẵn có uy tín hàng của cậu ta ráp đến đâu bán được đến đó.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp, trong lúc Sài Gòn đang hoảng loạn vì những cuộc dội bom của phi cơ đồng minh xuống thành phố, dân chúng lo chạy tránh bom, thì góc đường đó, chàng trai sửa xe vẫn cứ bám trụ với “cơ ngơi của mình, gồm 4 chiếc xe đạp vừa mới ráp, cộng với một thùng phụ tùng mới. Với cậu giữa cái chết do bom đạm và chết đói, cậu ta sợ chết đói hơn, vả lại trong đầu cậu trai nghèo này, chừng như còn nuôi một hoài bão.
Chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thúc, cũng là lúc người ta ngạc nhiên khi thấy chàng trai đó đứng ra thuê hẳn một góc nhà (chỗ căn phố mà suốt mấy năm qua cậu ta vẫn ngồi phía trước hiên nhà để hành nghề) và khai trương bảng hiệu: “Nguyễn Thành Niệm, sửa xe và bán phụ tùng xe đạp”. Thì ra, do khéo dành dụm trong nhiều năm qua, đến lúc đó cậu ta đã có được số vốn nho nhỏ, đủ để “dựng tiệm”. Cậu tâm sự với những người quen biết “Cái nghèo nó làm cho mình phải bỏ dở chuyện học hành, mà không học thì khó bề lập thân. Bây giờ chỉ có một cách là phải chí thú làm ăn phải đi lên con đường thương mại....”. 5 năm sau, đầu thập niên 50, cả một dãy phố từ đầu đường Nguyễn Cư Trinh chạy dọc theo đường Trần Hưng Đạo, đến gần đường hẻm Nguyễn Văn Dụng, đã quy về một mối, do một người làm chủ: Nguyễn Thành Niệm.
Cậu ta trúng nghề phụ tùng xe đạp là chủ yếu, nhưng cũng phải kể đến yếu tố cần kiệm và óc nhạy bén với thị trường. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một chàng sửa xe đạp tầm thường, Nguyễn Thành Niệm tậu được đến gần 30 căn phố mặt tiền đường Gallieni (Trần Hưng Đaọ). Có người nói, sở dĩ Nguyễn Thành Niệm mua được nhiều nhà như thế là bởi vì thời đó mọi người vừa trải qua một giai đoạn khủng hoảng do cuộc chiến tranh, bị lung lạc tinh thần, muốn bán rẻ nhà cửa để hồi hương lập nghiệp, nên giá nhà rẻ, và Niệm đã chộp đúng thời cơ.
Con đường “lập thân” của Nguyễn Thành Niệm đã mở rộng. Anh ta chuyển sang kinh đoanh đa dạng hơn, gồm cả phụ tùng xe gắn máy, xe hơi, máy móc cơ giới nói chung. Và thế là một công ty nhập khẩu phụ tùng xe, máy được hình thành. Công ty Indo - Comptoir của Nguyễn Thành Niệm cuối thập niên 50 là một trong 10 công ty xuất nhập khẩu phụ tùng xe cơ giới lớn nhất Sài Gòn có chi nhánh ở khắp miền Nam, vươn tới Nam Vang, Vientian, Pakse (Lào). Nguyễn Thành Niệm trở thành một tỷ phú.
Đầu thập niên 60, tại dãy phố góc đường Nguyễn Cư Trinh – Trần Hưng Đạo, cạnh trụ sở của công ty Nguyễn Thành Niệm, người ta thấy mọc lên một toà nhà đồ sộ với chữ hiệu trên mặt tiền rất nổi: Rạp hát Hưng Đạo. Thì ra, đúng nơi mấy chục năm trước Niệm ngồi sửa se đạp, giờ đã được dựng lên một rạp hát lớn nhất thành phố, lại do chính ông làm chủ. Có lần Nguyễn Thành Niệm đã nói với bạn bè “Cuộc đời cũng giống như một sân khấu, mình cố làm sao cho sân khấu lộng lẫy thì càng hay...”
Thượng Hồng
from Dân Sài Gòn xưa.
Một năm sau ngày ra nghề, người ta thấy chỗ bức tường phía sau lưng anh thợ sửa xe ngồi, có treo lủng lẳng vài chiếc vỏ, ruột xe đạp, cùng với một ít những phụ tùng khác. Anh giải thích “Để khi nào khách có cần thì mình thay cho tiện”. Thời đó không có chợ phụ tùng hoặc các loại phụ tùng xe được bày bán khắp nơi như ngày nay, cho nên việc phục vụ linh hoạt của cậu Niệm được bà con ủng hộ. Hai năm sau, khách hàng nhìn thấy có thêm một hai chiếc xe đạp lắp ráp hoàn chỉnh dựng ở đó. Cậu Niệm lại giới thiệu “Nhân tiện ráp sẵn, nếu bà con nào có cần thì mình nhường lại, giá phải chăng”. Tất nhiên, bởi sẵn có uy tín hàng của cậu ta ráp đến đâu bán được đến đó.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp, trong lúc Sài Gòn đang hoảng loạn vì những cuộc dội bom của phi cơ đồng minh xuống thành phố, dân chúng lo chạy tránh bom, thì góc đường đó, chàng trai sửa xe vẫn cứ bám trụ với “cơ ngơi của mình, gồm 4 chiếc xe đạp vừa mới ráp, cộng với một thùng phụ tùng mới. Với cậu giữa cái chết do bom đạm và chết đói, cậu ta sợ chết đói hơn, vả lại trong đầu cậu trai nghèo này, chừng như còn nuôi một hoài bão.
Chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thúc, cũng là lúc người ta ngạc nhiên khi thấy chàng trai đó đứng ra thuê hẳn một góc nhà (chỗ căn phố mà suốt mấy năm qua cậu ta vẫn ngồi phía trước hiên nhà để hành nghề) và khai trương bảng hiệu: “Nguyễn Thành Niệm, sửa xe và bán phụ tùng xe đạp”. Thì ra, do khéo dành dụm trong nhiều năm qua, đến lúc đó cậu ta đã có được số vốn nho nhỏ, đủ để “dựng tiệm”. Cậu tâm sự với những người quen biết “Cái nghèo nó làm cho mình phải bỏ dở chuyện học hành, mà không học thì khó bề lập thân. Bây giờ chỉ có một cách là phải chí thú làm ăn phải đi lên con đường thương mại....”. 5 năm sau, đầu thập niên 50, cả một dãy phố từ đầu đường Nguyễn Cư Trinh chạy dọc theo đường Trần Hưng Đạo, đến gần đường hẻm Nguyễn Văn Dụng, đã quy về một mối, do một người làm chủ: Nguyễn Thành Niệm.
Cậu ta trúng nghề phụ tùng xe đạp là chủ yếu, nhưng cũng phải kể đến yếu tố cần kiệm và óc nhạy bén với thị trường. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một chàng sửa xe đạp tầm thường, Nguyễn Thành Niệm tậu được đến gần 30 căn phố mặt tiền đường Gallieni (Trần Hưng Đaọ). Có người nói, sở dĩ Nguyễn Thành Niệm mua được nhiều nhà như thế là bởi vì thời đó mọi người vừa trải qua một giai đoạn khủng hoảng do cuộc chiến tranh, bị lung lạc tinh thần, muốn bán rẻ nhà cửa để hồi hương lập nghiệp, nên giá nhà rẻ, và Niệm đã chộp đúng thời cơ.
Con đường “lập thân” của Nguyễn Thành Niệm đã mở rộng. Anh ta chuyển sang kinh đoanh đa dạng hơn, gồm cả phụ tùng xe gắn máy, xe hơi, máy móc cơ giới nói chung. Và thế là một công ty nhập khẩu phụ tùng xe, máy được hình thành. Công ty Indo - Comptoir của Nguyễn Thành Niệm cuối thập niên 50 là một trong 10 công ty xuất nhập khẩu phụ tùng xe cơ giới lớn nhất Sài Gòn có chi nhánh ở khắp miền Nam, vươn tới Nam Vang, Vientian, Pakse (Lào). Nguyễn Thành Niệm trở thành một tỷ phú.
Đầu thập niên 60, tại dãy phố góc đường Nguyễn Cư Trinh – Trần Hưng Đạo, cạnh trụ sở của công ty Nguyễn Thành Niệm, người ta thấy mọc lên một toà nhà đồ sộ với chữ hiệu trên mặt tiền rất nổi: Rạp hát Hưng Đạo. Thì ra, đúng nơi mấy chục năm trước Niệm ngồi sửa se đạp, giờ đã được dựng lên một rạp hát lớn nhất thành phố, lại do chính ông làm chủ. Có lần Nguyễn Thành Niệm đã nói với bạn bè “Cuộc đời cũng giống như một sân khấu, mình cố làm sao cho sân khấu lộng lẫy thì càng hay...”
Thượng Hồng
from Dân Sài Gòn xưa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.