Đố bạn biết, miếng da đằng sau cạp quần jeans có công dụng gì?...tại sao quần Jeans có màu xanh .
Thực ra thì miếng da nhỏ này lại ẩn chứa ý nghĩa khá sâu xa và mang trong mình sứ mệnh khá to lớn đấy.
Không có một item nào ẩn chứa nhiều bí mật như quần jeans. Trước là câu chuyện về chiếc túi mini phía trước và giờ là "giai thoại" về miếng da được gắn cẩn thận phía sau cạp quần. Mê đắm jeans bao lâu nay, bạn liệu có biết nó dùng để làm gì?
Những miếng vải da nhỏ thường thấy đằng sau cạp quần jeans.
Ngày xửa ngày xưa, khi quần jeans bắt đầu ra đời và dần trở nên phổ biến, người ta cũng đồng thời tạo ra một miếng vải da nhỏ nhắn, trên đó có in/thêu logo nhãn hàng và đắp ngay ngắn ở cạp quần sau. Và thay vì bị gọi là miếng da này hay mảnh da nọ, nó thậm chí còn được đặt tên: Jacron. Vậy Jacron có công dụng gì?
Sở dĩ, Jacrons ra đời là để thực hiện sứ mệnh cực kỳ to lớn: giúp nhận diện thương hiệu, nhất là khi thị trường quần jeans đang ngày một sôi động và cảnh trăm quần như một cứ đang tái diễn mỗi ngày. Levi's có lẽ là thương hiệu tiên phong cho việc điều chế ra Jacron.
Miếng vải này có tên Jarcon.
Ngoài mác quần bên trong thì từ năm 1873, "ông trùm quần jeans" đã bắt đầu có ý tưởng tạo ra những miếng da nhỏ in logo hãng để đắp phía bên ngoài, như một cách bảo vệ thương hiệu của mình và giúp khách hàng tránh mua phải quần fake kém chất lượng.
Miếng vải này có tác dụng giúp nhận diện thương hiệu.
Phát ngôn viên của Levi's cho biết việc tạo ra Jacron sẽ giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm chính hãng bằng cách nhận biết qua logo, biểu tượng hình con ngựa trứ danh hay các thông tin về size quần - điều mà những loại quần fake khó lòng nhái được. Nhờ phát súng tiên phong của Levi's, các thương hiệu khác cũng bắt đầu nghiên cứu và tạo ra Jacron cho riêng mình. Đầu năm 2018, American Eagle còn mở AE Studio ở thành phố New York, cho phép khách hàng của họ có thể đến và tạo ra Jacron cho riêng mình.
Giải thích về màu xanh của quần jeans
Trong cuốn sách mới nhất của mình mang tên “Những sự thực đáng ngạc nhiên về màu sắc”, tác giả Jude Stewart đã nêu ra những giai thoại thú vị về sắc màu xung quanh chúng ta. Trong loạt bài viết về bí ẩn “lừa” đôi mắt, bà đã chia sẻ những câu chuyện về màu sắc của quần Jeans.
Màu sắc luôn là một ẩn số của cuộc sống. Trong bộ phim hoạt hình nói về đời sống hàng ngày, các bảng màu liên tiếp xuất hiện, các nọ nối cái kia. Các đồ vật như bút chì, ô, quả anh đào, lá, khói hiện lên trên màn ảnh rực rỡ sắc màu. Màu sắc tạo ấn tượng rồi nó cũng đột nhiên trở nên vô hình.
Jude đã từng dùng lập luận của mình để biện giải cho nhiều câu hỏi liên quan tới màu sắc như: tại sao chuồng ngựa thường có màu đỏ, taxi ở New York lại sơn toàn bộ màu vàng. Hãy chờ xem cô ấy giải thích ra sao với câu hỏi “Tại sao quần Jeans màu xanh”.
Trước tiên, tại sao lại gọi là “Jeans”? Tên cặp – Jeans và Denim bắt nguồn từ tên của hai cảng biển ở châu Âu, nơi cung cấp hai loại vải tương tự vào thời Trung Cổ. Vải bông thô Gene là sợi tổng hợp được nhập khẩu từ Genoa. Còn vải denim (lúc đó có tên là Serge de Nîmes) có nguồn gốc từ Pháp. Cả hai loại vải này sau đó được dùng để sản xuất quần áo nam giới vì có độ bền và dai ngay cả sau nhiều lần giặt..
Tới thời kì sốt vàng thế kỉ 18, việc đào vàng là một công việc rất vất vả và chủ yếu làm ở trong rừng vì vậy quần áo của công nhân thường rất nhanh rách, cần đến những bộ trang phục có độ bền lớn. Vào năm 1873 doanh nhân Bavarian Levi Strauss đã hợp tác với thợ may Latvian Jacob Davis để sản xuất quần áo bằng vải thô màu chàm và có đinh tán. Đinh tán chính là đứa con tinh thần của Jacob tuy vậy ông đã không đủ tiềm lực để nhận bằng sáng chế một mình.
Sau khi quần jeans ra đời, khách hàng chủ yếu của họ là những công nhân đào vàng và nhanh chóng trở thành biểu tượng cho nhân vật của miền Tây nước Mỹ - thẳng thắn, mạnh mẽ, nổi loạn, và mang hơi hướng của kẻ nhiều tiền.
Vậy tại sao quần Jeans lại có màu xanh? Câu trả lời chính là thuốc nhuộm.
Không giống như hầu hết các loại thuốc nhuộm tự nhiên, khi bị nung nóng, ngấm trực tiếp vào các sợi vải, thuốc nhuộm chế biến từ cây chàm (có màu xanh dương) chỉ bám bên ngoài mặt vải, và cần chất xúc tác là một chất hóa học gọi là thuốc ăn màu. Sau mỗi lần giặt, một ít màu nhuộm phai đi, mang theo một ít sợi vải. Đó cũng chính là quá trình làm mềm vải thô và định hình màu sắc rất riêng của quần jeans.
Trong khi các thợ mỏ không quan tâm nhiều tới kiểu cách thì độ bền chắc, vừa vặn và thoải mái của quần jeans lại được họ đánh giá rất cao.
Lúc đầu cha đẻ của quần jeans – Strauss dùng cả loại bông màu nâu, vải và vải denim màu xanh nhưng sau đó vào năm 1911 ông chỉ sử dụng một loại vải chủ đạo đó là denim. Giống như nhà sử học Downey từng nói: "Khi một người đã mặc một chiếc quần denim, trải nghiệm độ bền của nó... và việc denim trở nên thoải mái hơn với mỗi lần giặt... anh ta không bao giờ muốn mặc vải bông một lần nữa, bởi vì với vải bông dày, anh ta luôn cảm thấy như đang mặc một chiếc lều".
Kể từ khi được sản xuất vào năm 1873, quần jeans đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu trong tủ quần áo của mỗi người, chúng "len lỏi" trên từng con phố trên khắp thế giới, và là trang phục chưa bao giờ lỗi thời.
Source: Internet.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.