Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

Chân lý và Tâm linh


    Nội dung.
    1/. Chân lý [真理;  E: truth;  F: vérité].
    2/. Tâm linh [心靈;  E: spirit;  F: spiritualité].
    3./ Thượng Đế qua nhãn quan chân lý và tâm linh.
            3.1. Thượng Đế mạc khải [上帝;  E: subjective God;  F: Dieu subjectif].
            3.2. Thượng Đế tự nhiên [ ;  E: objective God;  F: Dieu objectif]:  
 o0o
            Hai từ chân lý và tâm linh là hai từ gốc Hán, có thể được phân tích như sau:
1./ Chân lý: 
        Chân lý [真理;  E: truth;  F: vérité], trong đó:
        - Chân [] :  thật, không giả dối, không thay đổi.
        - Lý     [] :  điều, lẽ giải thích nguyên nhân của sự hay vật.
        Theo đó, chân lý là lẽ thật, là sự thật thường có hai đặc tính sau:
        - Đúng đắn về bản chất, mang tính khách quan và tính hiện thực về các mối tương quan của thế giới, của xã hội và của con người.
        - Tri thức và thực tế về một sự kiện là phù hợp nhau, không chống trái nhau.
        Tuy nhiên trong phần lớn các tôn giáo, các tín điều chủ quan và siêu hình đều được xem là chân lý, mà người tín đồ phải có niềm tin và có nhiệm vụ phải tuân thủ.
2./- Tâm linh: 
        [心靈;  E: spirit;  F: spiritualité], trong đó:
        - Tâm []:  phần vô hình có thể hiểu như là tri giác – tâm thức.
        - Linh []:  kỳ diệu, cao cả nhất – linh thiêng.
      Hiện nay, từ tâm linh còn gọi là linh đạo, được dùng rộng rãi với ý nghĩa chưa được rõ ràng. Tuy nhiên qua thực tế, chúng ta có thể tạm phân ra làm 2 loại:
    - Loại 1:   Chỉ cho động lực vô hình có mối tương tác với con người.  Ví dụ:  Hiện tượng ngoại cảm tìm mộ, hiện tượng bùa ngãi, hiện tượng phép lạ, hiện tượng cảm xạ (E: dowsing;  F: radiesthésie), phong thủy học, nhân tướng học … là những hiện tượng tâm linh.
    - Loại 2:   Chỉ cho giá trị tinh thần cao nhất nơi đời sống văn hóa, xã hội hay tôn giáo.  Ví dụ: tâm linh dân tộc (hồn thiêng sông núi, tổ quốc), tâm linh tôn giáo (tùy tôn giáo) …
Tâm linh còn dùng như một tính từ, như ta thường thấy ở các tên gọi sau : văn hóa tâm linh, hành hương tâm linh, du lịch tâm linh …

3./- Thượng Đế qua nhãn quan chân lý và tâm linh.
        Đối với vấn đề Thượng Đế, chân lý và tâm linh có thể được xác định theo như phân tích như sau:
        3.1. Thượng Đế mạc khải [上帝;  E: subjective God;  F: Dieu subjectif]: 
       Thượng Đế mạc khải hay còn gọi là Thượng Đế chủ quan, chủ yếu thuộc về tâm linh loại 1, thường thấy trong các tôn giáo hữu thần. Thượng Đế mạc khải là vấn đề xưa nay hãy còn nhiều tranh cãi về mặt chân lý, bởi nó thiếu tính thuyết phục về mặt thực tế và suy lý (lý trí).  Chân lý về Thượng Đế mặc khải lại luôn được những người theo tôn giáo đặt trên nền tảng siêu thực tế và tình cảm bằng cái gọi là “Đức tin” và cho rằng lý trí chỉ là một loại “Dốt thông minh”. Những người theo tôn giáo hữu thần cho rằng lý trí chỉ nên dùng để luận biện cho tính siêu thực và đức tin này mà thôi.
        Nói một cách đơn giản, loại Thượng Đế chủ quan này là thứ chân lý tưởng tượng áp đặt lên con người bằng những tín điều mà người tín đồ buộc phải tin tưởng và có nhiệm vụ phải tuân thủ bằng những răn đe.
        Ngày nay có nhiều nghiên cứu cho rằng loại Thượng Đế chủ quan này chỉ là thứ sản phẩm tưởng tượng của con người, là một loại thần linh mà con người không thể nào “đồng hóa” hay “trở thành” như vị thần linh này được. Thế giới của thần linh được hàng thế hệ con người truyền lại cho nhau sự tôn thờ được cho là thật mầu nhiệm, mà nếu không ra sức nhồi sọ củng cố, thì xem như sụp đổ !
          3.2. Thượng Đế tự nhiên [ ;  E: objective God;  F: Dieu objectif]:  
        Thượng Đế tự nhiên hay còn gọi là Thượng Đế khách quan, chủ yếu thuộc về tâm linh loại 2,  thường thấy trong tôn giáo vô thần (= tôn giáo nhân bản) và giới khoa học ngày nay.  Thượng Đế tự nhiên là lẽ thật, là sự thật tự nhiên và khách quan, có tính thuyết phục về mặt thực tế và suy lý. 
        Nói một cách đơn giản, loại Thượng Đế khách quan này là thứ chân lý tự nhiên không áp đặt, và thường đặt nền tảng về bản chất của mọi sự vật trên 2 tính chất sau:
+ Mọi sự vật luôn biến đổi và bảo tồn, không tự sinh ra cũng như mất đi. 
+ Mọi sự vật không có tự ngã.
Vì thế, cách nói như  lẽ vô thường là thường hay lẽ tương đối là tuyệt đối … thường là biểu hiện  cho thứ chân lý này.
Minh Tâm
Source Internet.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.